Phát triển bền vững các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh : thực trạng và giải pháp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây,kinh tế nước ta bước sang giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế,mọi lĩnh vực hoạt động đều phát triển mạnh mẽ và đóng góp tích cực vào tăng trưởng của nền kinh tế.Hòa chung vào dòng chảy đó là sự phát triển mạnh mẽ các làng nghề ở khu vực nông thôn,nơi có gần 80% dân số đang sinh sống. Hiện nay Việt Nam đang bước vào thời kì CNH-HĐH đất nước, thực trạng dư thừa lao động nông thôn và xu hướng chuyển dịch lao động ra thành thị gia tăng nhanh chóng gây sức ép về cơ sở hạ tầng và các vấn đề xã hội nghiêm trọng. Vì thế, phát triển ngành nghề nông thôn không chỉ ngày càng quan trọng đối với khu vực nông thôn mà còn ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển chung của toàn xã hội.Với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì việc phát triển các làng nghề nông thôn là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay, được phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế chủ yếu.Với mật độ dân số đứng thứ 3 cả nước và nghèo về tài nguyên khoáng sản như Bắc Ninh thì việc phát triển các làng nghề truyền thống càng là 1 nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh.Làng nghề là nơi lưu giữ các giá trị truyền thống của dân tộc ,các làng nghề thu hút 1 số lượng lớn lao động,đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất của tỉnh.Song thách thức đặt ra đối với sự phát triển bền vững các làng nghề cũng là vấn đề cấp thiết chi phối 1 bộ phận dân cư rất lớn trong tỉnh.Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng báo động,cần có quy hoạch tổng thể,đồng bộ cho các làng nghề.Năng suất lao động và chất lượng sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh.Với 1 tỉnh có số lượng làng nghề lớn và có vị trí chiến lược trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm cần được quy hoạch như Bắc Ninh thì việc phát triển các làng nghề trong tỉnh Bắc Ninh càng trở nên cấp thiết. Nhận thấy đề tài phù hợp với chuyên ngành kinh tế phát triển,vì vậy trong quá trình thực tập tại sở kế hoạch và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh em quyết định chọn đề tài: Phát triển bền vững các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh : thực trạng và giải pháp làm đề tài thực tập với hi vọng sẽ đưa ra được những hướng giải quyết cho sự phát triển bền vững các làng nghề trong địa bàn tỉnh. 2.Mục Tiêu nghiên cứu Nguyễn Văn Đăng Kinh tế phát triển 49A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2 Đưa ra những hướng giải quyết hợp lý và phù hợp với sự phát triển các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh,giúp các làng nghề phát triển theo hướng bền vững.từ đó góp phần tạo việc làm,nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -Đối tượng nghiên cứu : các vấn đề về kinh tế,xã hội và môi trường của các làng nghề -Phạm vi nghiên cứu : nghiên cứu thực trạng phát triển các làng nghê trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 4.Nội dung nghiên cứu -Đánh giá thực trạng phát triển các làng nghề tỉnh Bắc Ninh -Phân tích đánh giá các đánh giá tác động đến sự phát triển bền vững các làng nghề -xác định phương hướng phát triển của các làng nghề đảm bảo sự phát triển bền vững -Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững các làng nghề 5.Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp phân tích,tổng hợp -Thống kê kinh tế -Phương pháp phân tích định lượng,định tính tính 6.Kết Quả nghiên cứu dự kiến đạt được -Làm rõ cơ sở lý luận chung về làng nghề -Tìm thấy thực trạng các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh : các mặt được và hạn chế -Từ đó đưa ra được phương hướng và giai pháp cho sự phát triển bền vững các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA LÀNG NGHỀ Nguyễn Văn Đăng Kinh tế phát triển 49A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3 I.Khái niệm và đặc điểm của làng nghề 1.Khái niệm làng nghề và phân loại làng nghề 1.1.Phái niệm làng nghề Lâu nay khái niệm làng nghề thường được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Có nhà nghiên cứu cho rằng "Làng nghề là một thiết chế kinh tế- xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa" (Trần Minh Yến, 2004). Có nhà nghiêu cứu định nghĩa "Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền làm nghề thủ công. Ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời làm nghề nông. Nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng quê của mình" (Bùi Văn Vượng, 2002). Thế nhưng, trải qua nhiều bước phát triển, có thể thấy cho đến nay, làng nghề không còn bó hẹp trong khuôn khổ công nghệ thủ công, tuy thủ công vẫn là chính, mà một số công đoạn đã được cơ khí hóa hoặc bán cơ khí hóa và trong các làng nghề, không chỉ có các cơ sở sản xuất hàng thủ công, mà đã có những có sở dịch vụ và ngành nghề phục vụ cho sản xuất, như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phân phối hàng hóa, cung ứng đầu vào và đầu ra cho sản phẩm làng nghề. Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 quy định nội dung và các tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.Theo đó: - Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền. - Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. Nguyễn Văn Đăng Kinh tế phát triển 49A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4 - Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời. Cũng theo Thông tư nói trên, các tiêu chí dùng để công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống được quy định như sau: - Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau: (a) nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; (b) nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; (c) nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề. - Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau: (a) có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn; (b) hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; (c) chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Làng nghề truyền thống được công nhận phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại Thông tư này. Đối với những làng chưa đạt tiêu chí công nhận làng nghề (theo tiêu chí (a) và (b) trên đây) nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo quy định của Thông tư này thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống. 1.2.Phân loại làng nghề 1.2.1.Phân loại theo tính chất sản xuất -Làng nghề chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như gốm, sứ, dệt tơ tằm, trạm khắc… -Làng nghề chyên sản xuất các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời sống như rèn, mộc, đúc, hàn, gang… -Làng nghề chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng thông thường như dệt vải, dệt chiếu cói, làm nón… Nguyễn Văn Đăng Kinh tế phát triển 49A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5 -Làng nghề chuyên chế biến lương thực, thực phẩm như xay xát, làm bún bánh, chế biến hải sản… -Làng nghề chuyên làm các nghề như xây dựng, trồng hoa, cây cảnh… 1.2.2.Phân loại theo lịch sử phát triển Làng nghề truyền thống: là làng nghề đã được tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trogn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các thành viên luôn có ý thức tuân thủ những chế ước xã hội, dân tộc Làng nghề mới là làng nghề được hình thành do yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương, ảnh hưởng lan tỏa từ các làng nghề truyền thống. Một số làng nghề mới được hình thành do chủ trương của địa phương nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân, cho thợ đi học nghề ở nơi khác rồi về dạy cho người dân ở địa phương mình 2.Đặc điểm chung của làng nghề truyền thống 2.1.Làng nghề luôn gắn liền với làng quê và sản xuất nông nghiệp Xuất phát từ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người nông dân,các làng nghề xuất hiện trong các làng xã ở nông thôn với vai trò là các nghề phụ trong các gia đình nông thôn.Sau đó các nghề thủ công nghiệp được tách dần nhưng không rời khỏi nông thôn mà gắn liền với sản xuất nông nghiệp.Các làng nghề tồn tại song song cùng với hoạt động sản xuất nông nghiệp,nó đáp ứng các nhu cầu cơ bản và nhu cầu thiết yếu của người dân,tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp.Bên cạnh đó,hoạt động sản xuất nông nghiệp lại cung cấp nguồn nguyên liệu phục vụ cho các ngành nghề nông thôn.Vì vậy làng nghề là một yếu tố không thể tách rời với làng quê và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nguyễn Văn Đăng Kinh tế phát triển 49A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6 2.2.kỹ thuật sản xuất dựa trên bí quyết gia truyền,lạc hậu thô sơ Công cụ sản xuất trong làng nghề chủ yếu là công cụ thủ công,công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc.Lý do vốn ít,mặt bằng sản xuất chật hẹp,bên cạnh đó là thói quen sản xuất của người dân cũng như đặc điểm của sản phẩm.Nhiều loại sản phẩm có công nghệ-kỹ thuật phải hoàn toàn dựa vào bàn tay khéo léo của nghệ nhân.Hiện nay với sự phát triển của cơ khí hóa,điện khí hóa trong các hoạt động sản xuất,song cũng chỉ có một số không nhiều nghề có khả năng cơ giới hóa được một số công đoạn trong hoạt động sản xuất sản phẩm. 2.3.Sản phẩm mang tính chất đặc trưng,mang bản sắc dân tộc Các sản phẩm làng nghề truyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vì nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa, công sở Nhà nước.Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam có những nét riêng độc đáo tới mức tên của sản phẩm luôn gắn liền với với tên địa danh làm gia nó như lụa Hà Đông,đồ gỗ Đồng Kỵ… Các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Từ những con rồng chạm trổ ở các đình chùa, hoa văn trên các trống đồng và các hoạ tiết trên đồ gốm sứ đến những nét chấm phá trên các bức thêu .tất cả đều mang vóc dáng dân tộc, quê hương, chứa đựng ảnh hưởng về văn hoá tinh thần, quan niệm về nhân văn và tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc. 2.4 Lao động chủ yếu là lao động thủ công Đặc điểm nổi bật của các làng nghề truyền thống là sử dụng lao động thủ công là chính.Sản phẩm chủ yếu nhờ vào sự khéo léo,tinh xảo của đôi bàn tay cũng như đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo của người thợ.Trước kia do trình độ khoa học và công nghệ chưa được phát triển thì hầu hết các công đoạn đều là các quy trình thủ công,giản đơn.Ngày nay,cùng với sự phát triển của khoa học-công nghệ,việc ứng dụng khoa học,công nghệ vào một số công đoạn sản xuất đã giảm bớt được lượng lao động thủ công,đơn giản.Tuy nhiên,một số công đoạn trong quy trình sản xuất vẫn phải duy trì kỹ thuật thủ công tính xảo. Nguyễn Văn Đăng Kinh tế phát triển 49A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 7 2.5.Quy mô sản xuất nhỏ,thường gắn với sản xuất hộ gia đình Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề phần lớn là quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân 2.6 Nguyên liệu thường là tại chỗ Hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn có của nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phương. Cũng có thể có một số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài như một số loại chỉ thêu, thuốc nhuộm . song không nhiều. II,Vai trò của làng nghề đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 1.Đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa Là một bộ phận của nền kinh tế tỉnh,thu nhập của các làng nghề đóng góp vào GDP của cả nước nói chung cũng như của tỉnh nói riêng.Tuy quy mô nhỏ bé nhưng với số lượng lớn được phân bố khắp các vùng nông thôn nên mỗi năm các làng nghề đã tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn,đóng góp vào GDP của tỉnh cũng như của cả nước.Tỉnh Bắc Ninh, Các làng nghề đã tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ khắp thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu, tập trung vào các mặt hàng: đồ gỗ mỹ nghệ, gốm, tre trúc, tơ tằm, giấy, thép, đồng, nhôm… Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh năm 2009 đạt hơn 9.400 tỷ đồng, chiếm khoảng 48,9% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.Năm 2009,giá trị sản phẩm của các làng nghề trong tỉnh đạt 260 tỷ đồng,chiếm gần 3/4 tổng giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh.Riêng làng Đồng Kỵ đạt 30 tỷ đồng/năm,làng sắt Đa Hội đạt trên 36 tỷ đồng/năm. Hoạt động của các làng nghề đã tạo ra một khối lượng hàng hoá đa dạng và phong phú, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp cho nền kinh tế quốc dân nói chung và cho địa phương nói riêng, là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển hàng hoá ở nông thôn. Nguyễn Văn Đăng Kinh tế phát triển 49A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8 Bên cạnh đó,việc phát triển các làng nghề còn góp phần không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa,việc đó thể hiện ở việc thay đổi về chất trong kinh tế khu vực nông thôn: tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp,giảm tỷ trọng nông nghiệp,chuyển dịch cơ cấu lao động. Trong quá trình vận động và phát triển các làng nghề đã có vai trò tích cực trong việc tăng trưởng tỷ trọng của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và du lịch dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng của nông nghiệp.Sự phát triển lan toả của làng nghề đã mở rộng quy mô và địa bàn sản xuất, thu hút nhiều lao động đồng thời nó còn đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán sản xuất từ sản xuất nhỏ, độc canh, mang tính tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hoá, hoặc tiếp nhận công nghệ mới làng thuần nông. -Sự phát triển của các làng nghề trong những năm qua đã thực sự góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng cơ cấu ngành công nghiệp dịch vụ, giảm cơ cấu ngành nông lâm ngư nghiệp, góp phần bố trí lực lượng lao động hợp lý theo hướng "ly nông bất ly hương". Đặc biệt sự phát triển của những làng nghề mới đã phá thế thuần nông, tạo đà cho công nghiệp phát triển, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển kinh tế ở nông thôn. -Các làng nghề sẽ là cầu nối giữa công nghiệp lớn hiện đại với nông nghiệp phi tập trung, làm tiền đề xây dựng công nghiệp hiện đại ở nông thôn, là bước trung gian chuyển từ nông thôn thuần nông, nhỏ lẻ phân tán lên công nghiệp lớn. Làng nghề sẽ là điểm thực hiện tốt phân công lao động tại chỗ, là nơi tạo ra sự liên kết công nông nghiệp có hiệu quả. Tỉnh Bắc Ninh hiện nay,cơ cấu kinh tế nhiều làng nghề đạt 60-80% lao động cho công nghiệp và dịch vụ,20-40% lao động cho nông nghiệp. 2.Giải quyết việc làm Việc phát triển làng nghề góp phần rất lớn trong việc tạo việc làm cho người dân địa phương,trung bình 1 làng nghề thu hút tới 70% lao động trong vùng.Do đó phát triển làng nghề góp phần giải quyết bài toán thất nghiệp ở nông thôn,giảm bớt gánh nặng gia tăng dân số. Nguyễn Văn Đăng Kinh tế phát triển 49A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 9 -Phát triển làng nghề giải quyết được việc làm tại chỗ cho người lao động, thể hiện được chủ trương lớn của đảng và nhà nước ta là xoá đói giảm nghèo, tạo cơ hội làm giàu ngay tại địa phương. -Phát triển làng nghề sẽ thu hút được một lực lượng lớn lao động dôi dư và lao động thời vụ tại các địa phương, góp phần làm giảm bớt thời gian lao động nông nhàn không những ở gia đình mình làng xóm mình mà còn thu hút lao động ở các địa phương khác, do đó góp phần giải quyết lao động dư thừa trên diện rộng. -Làng nghề thủ công truyền thống ngoài việc tạo việc làm cho người tại chỗ, còn cung cấp việc làm cho một số người làm dịch vụ cung cấp nguyên liệu, dịch vụ hoàn chỉnh và dịch vụ tiêu thụ sản phẩm. Đối với tỉnh Bắc Ninh,dân số nông thôn chiếm tới 80% dân số toàn tỉnh,và lao động nông thôn chiếm 74%.Gánh nặng việc làm đang là thách thức lớn đối với sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.Việc phát triển các làng nghề sẽ tạo cơ hội việc làm cho một số lượng lớn lực lượng lao động tại nông thôn đặc biệt là thanh thiếu niên.Ngoài ra làng nghề còn tận dụng được triệt để lao động ở ngoài độ tuổi lao động như người già,trẻ em có thể tham gia vào các công việc nhẹ mà những ngành kinh tế khác không sử dụng lực lượng lao động này.Hơn nữa,việc phát triển các làng nghề tận dụng được lao động trong thời gian nông vụ nhàn rỗi. Như vậy,làng nghề thủ công truyền thống đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động một cách hiệu quả,làm giảm dòng di dân từ nông thôn ra thành thị. 3.Nâng cao thu nhập của người dân,góp phần xóa đói giảm nghèo Mục tiêu giảm khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị là một định hướng quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Theo Tổng cục Thống kê, với mức chuẩn được lựa chọn, dự kiến số hộ nghèo của cả nước tăng từ 2 triệu (10%) như hiện nay lên 3,3 triệu (15%) vào năm 2011. Trước đó, chuẩn nghèo áp dụng trong giai đoạn 2006-2010 là từ 200.000 và 260.000 đồng một người một tháng trở xuống tương ứng với khu vực nông thôn và thành thị. Với chuẩn này, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 20% của năm 2006 xuống còn 10,9% năm 2010 và khoảng 10% vào năm nay.Với mục tiêu xóa đói giảm Nguyễn Văn Đăng Kinh tế phát triển 49A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 10 nghèo,nâng cao thu nhập cho người dân,nhà nước ta chủ trương phát triển và khôi phục phát triển các làng nghề. Lao động trong làng nghề có thu nhập trung bình cao hơn khá nhiều so với lao động nông nghiệp thuần túy.Thực tế cho thấy,thu nhập của người dân ở các làng nghề thường phổ biến ở mức 1.000.000-2.500.000 đồng/tháng,cao hơn nhiều(khoảng 2 đến 4 lần) so với lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp thuần túy. Làng nghề phát triển đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhân dân,góp phần tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. 4.Bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống,bản sắc của địa phương. Giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống thể hiện qua sản phẩm, cơ cấu của làng, lối sống, phong tục tập quán của cộng đồng. Những sản phẩm thủ công truyền thống hầu hết là những sản phẩm hàng hóa mang tính nghệ thuật, nó là sản phẩm văn hóa vật thể vừa chứa đựng những giá trị văn hóa phi vật thể. Những sản phẩm thủ công thể hiện sự ứng xử của con người trước nguyên liệu, trước thiên nhiên. Từ nguyên liệu thô sơ, qua bàn tay tài hoa, tâm huyết của người thợ đã trở thành những sản phẩm xinh xắn, duyên dáng vì sản phẩm là nơi gửi gắm tâm hồn, tài năng, thể hiện khiếu thẩm mỹ lao động, sự thông minh sự sáng tạo, tinh thần lao động của người thợ – nghệ nhân. Mỗi làng nghề thực sự là một địa chỉ văn hóa, phản ánh nét văn hóa độc đáo của từng địa phương, từng vùng. Làng nghề truyền thống từ lâu đã trở thành một bộ phận hữu cơ không thể thiếu của văn hóa dân gian. Những giá trị văn hóa chứa đựng trong các làng nghề truyền thống đã tạo nên những nét riêng độc đáo đa dạng nhưng cũng mang bản sắc chung của văn hóa dân tộc Việt Nam. Làng nghề là cả một môi trường kinh tế, văn hoá xã hội. Làng nghề là nơi cộng đồng dân cư có lối sống văn hóa: sống yêu lao động; sống cần cù, giản dị, tiết kiệm; sống đùm bọc, giúp nhau cùng rèn luyện tay nghề. Làng nghề là nơi không có đất để văn hóa phẩm độc hại, các tệ nạn: ma túy, cờ bạc, rượu chè, đua xe… nẩy nở. Phải chăng chính vì lẽ đó mà nảy sinh nhận thức: làng nghề thủ công truyền thống chắc chắn sẽ đóng góp tích cực, thiết thực vào việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Nguyễn Văn Đăng Kinh tế phát triển 49A . thực tập tốt nghiệp 19 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH I.Tổng quan về làng nghề ở Bắc Ninh Làng nghề ở Bắc Ninh. nghiên cứu thực trạng phát triển các làng nghê trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 4.Nội dung nghiên cứu -Đánh giá thực trạng phát triển các làng nghề tỉnh Bắc Ninh -Phân