0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Giải pháp từ phía Nhà nước và chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 61 -62 )

- Phục hồi và phát triển làng nghề truyền thống, mở mang các làng nghề mới, phát triển mạnh mẽ các làng nghề đang hoạt động.

2.1. Giải pháp từ phía Nhà nước và chính quyền địa phương

Một trong những vấn đề nổi cộm trong xã hội nông thôn nước ta hiện nay là vấn đề về việc làm, thu nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tình trạng thiếu việc làm, dư thừa lao động khá phổ biến. Mức thu nhập của người nông dân còn rất thấp so với khu vực thành thị. Do đó, làng nghề sẽ giữ vai trò quan trọng trọng việc giải quyết bài toán về việc làm và thu nhập cho dân cư khu vực nông thôn. Ngoài ra, khi xã hội phát triển thì văn hóa và không gian của làng xã nông thôn cũng bị tác động mạnh mẽ bởi những nét hiện đại của thành thị. Đặc biệt, trong các làng nghề, hoạt động giao lưu buôn bán, thương mại hóa diến ra mạnh mẽ cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt làm mất đi nét truyền thống vốn có của nông thôn. Vì vậy, định hướng quy hoạch phát triển xã hội làng nghề phải hài hóa giữa sư đổi mới, tiến bộ và những nét văn hóa truyền thống của dân tộc

2.1.1. Tạo việc làm đầy đủ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động

Tại nhiều làng nghề,có đến hơn 70% dân số tham gia vào hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp. Do đó, các chính sách đối với người lao động chi phối đến một bộ phận lớn cộng đồng dân cư trong khu vực và có vai trò vô cùng quan trọng đến đời sống của họ. Các chính sách chủ yếu bao gồm các chính sách về tạo cơ hội việc làm, cải thiện môi trường làm việc, các chính sách bảo vệ quyền lợi người lao động và mức thu nhập phù hợp cho lao động.

2.1.2. Xây dựng đời sống xã hội làng nghề văn minh, lưu giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc

Xây dựng và áp dụng các mô hình làng văn hóa với những tiêu chí phát triển bền vững trên diện rộng toàn thành phố. Nâng cao chất lượng các dịch vụ giáo dục, y tế, giải trí, cơ sở hạ tầng nông đảm bảo tốt các nhu cầu thiết yếu và các nhu cầu chất lượng cao ngày càng đa dạng của cộng đồng. Thực hiện tốt quản lý Nhà nước về hành chính, pháp luật đảm bảo nguyên tắc công bằng và tối đa hoa phúc lợi xã hội cho dân cư. Tuyên truyền và giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh, tệ nạn xã hội; xây dựng lối sống văn minh, lành mạnh trong các làng nghề.

Khôi phục và bảo tồn các làng nghề truyền thống đang có nguy cơ bị mai một. Chú trọng công tác khen thưởng và công nhận nghệ nhân, công nhận làng nghề truyền thống cùng những chính sách ưu đãi đi kèm để khuyến khích bảo tốn và phát triển các nét văn hóa truyền thống làng nghề. Đứng trước xu thế đô thị hóa mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường. Cần phải có các chủ trương về tổ chức và khôi phục lại các lễ hội truyền thống lâu đời; tuyên truyền và giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề, của dân tộc.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 61 -62 )

×