Ở các địa phương có làng nghề phát triển luôn thể hiện sự sung túc, văn minh hơn hẳn so với những vùng chỉ sản xuất nông nghiệp thuần túy. Nhiều làng nghề, đời sống của người dân khá cao, khoảng cách thu nhập cũng như điều kiện sống so với thành thị không còn quá cao. Ngoài việc có thể xây dựng những ngôi nhà xây cầu kỳ, sang trọng thì việc mua sắm các thiết bị hiện đại trong gia đình như: xe máy, tivi, tủ lạnh, thậm chí cả ô tô cũng không còn là 1 thách thức quá lớn.Khi người dân có việc làm ổn định, thu nhập cao khiến sức mua tăng lên tạo thị trường tiêu thụ cho công nghiệp và dịch vụ phát triển. Ngoài các hoạt động dịch vụ sản xuất trực tiếp còn có các dịch vụ khác nữa, đó là dịch vụ tín dụng, ngân hàng. Khi thu nhập được tăng cao cũng đồng nghĩa với việc phát triển tốt hơn các vấn đề
về giáo dục, y tế. Việc giải quyết việc làm cho người dân còn hạn chế vấn đề di dân tự do lên thành phố, tránh được các tệ nạn xã hội tiêu cực. Do có nhu cầu cao về buôn bán, trao đôi, các làng nghề thường hình thành nên các phố, chợ. Từ đó phục vụ tốt hơn cho nhu cầu tiêu dùng của người dân trong vùng cũng như các vùng lân cận.Sự trao đổi thương mại còn là động lực để thúc đẩy sự giao thương các chủng loại hàng hóa đa dạng trong sinh hoạt cũng như sản xuất, giao thoa giữa các nền văn hóa tiến bộ. Nhờ đó, làng nghề sẽ có sự phát triển phong phú về vật chất cũng như tinh thần. Quá trình mở rộng, phát triển sản xuất cũng đòi hỏi việc hội nhập tri thức và áp dụng các thành tựu khoa học hiện đại, từ đó góp phần nâng cao trình độ dân trí dân cư. Ngoài ra, thu nhập ngân sách của địa phương từ các làng nghề sẽ tạo điều kiện triển khai và xây dựng các cơ sở, kết cấu hạ tầng như giao thông vận tải, trường học, bệnh viện… Như vậy với sự phát triển của các làng nghề, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn đã được thu hẹp một cách đáng kể.
2.3.Giữ gìn các sản phẩm truyền thống,bản sắc dân tộc
Nghề và làng nghề truyền thống là môi trường văn hóa - kinh tế - xã hội - công nghệ thu hút nhân tài vật lực, rèn luyện nhân cách đạo đức kích thích sản xuất và tiêu dùng, bảo tồn những tinh hoa bách nghệ. Chính vì vậy việc phát huy nghề và làng nghề truyền thống luôn là một chính sách ưu đãi lớn của Đảng và Nhà nước ta.
Mỗi một sản phẩm, một nghề, một làng nghề vừa có giá trị làm ra vật dụng vừa thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của mỗi dân tộc. Những sản phẩm đó được những bàn tay, khối óc người thợ gửi gắm vào đó những phong tục tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng. Chính vì vậy, sản phẩm của nghề và làng nghề truyền thống đồng thời là sản phẩm mang đậm dấu ấn văn hóa của mỗi vùng miền khác nhau.
Khôi phục, bảo tồn và phát huy, phát triển nghề và làng nghề truyền thống không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội mà còn góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần và mức hưởng thụ văn hóa cho cộng đồng dân cư, cho đồng bào các dân tộc.
Tuy nhiên, ngày nay trước sự phát triển, thay đổi không ngừng của đời sống kinh tế xã hội thì các giá trị quý báu đó đang dần bị thay đổi và biến mất. Có thể nói, làng nghề truyền thống là bộ phận xã hội ít chịu ảnh hưởng của đô thị hóa, là nơi còn lưu giữ khá phong phú các nét văn hóa truyền thống ẩn chứa trong sản phẩm, trong phương thức sản xuất và đời sống sinh hoạt cộng đồng dân cư. Yếu tố truyền thống trong các làng nghề rất cần được coi trọng gìn giữ và bảo tồn.
Trong công cuộc đổi mới đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, văn hóa được xác định: “là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội”. Hiện nay các làng nghề tỉnh Bắc Ninh đang đứng trước nhiều thách thức không nhỏ để lưu giữ được truyền thống làng nghề của mình. Trước thực trạng này, Bắc Ninh đã có chủ trương ưu tiên khôi phục, bảo tồn một số làng nghề lâu đời nhưng đang đứng trước nguy cơ thất truyền như đúc đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ, ... UBND tỉnh Bắc Ninh đã ra Quyết định về bảo tồn, phát triển làng nghề thủ công truyền thống. Theo đó, tỉnh sẽ chi trả 60% chi phí cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. Để quảng bá rộng rãi thương hiệu, các làng nghề được quảng cáo miễn phí trên website của Sở Công Thương và tại các trung tâm thương mại. Đồng thời, hỗ trợ các làng, các cơ sở kinh doanh phát triển website dựa trên website chính của tỉnh. Tỉnh hỗ trợ 100% chi phí đào tạo lao động tại các làng nghề. Nguồn vốn này được lấy từ ngân quỹ chi cho phát triển công nghiệp thành phố; đầu tư 100% chi phí cho việc đào tạo, nâng cao kỹ năng quản lý cho người đứng đầu cơ sở sản xuất…
Nói chung, bảo tồn các phong tục tập quán và bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề đang rất được đảng và Nhà nước coi trọng, cộng đồng nhân dân cũng ngày càng nhận thức được tầm quan trọng và giá trị sâu sắc của nó. Tuy nhiên, trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường không ít các giá trị văn hóa quý báu đó đang bị mai một, cần phải có những biện pháp định hướng, khuyến khích thiết thực, đúng đắn từ phía chính phủ và sự nỗ lực của cộng đồng dân cư để gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
3.Bền vững trên khía cạnh môi trường
3.1.Vấn đề ô nhiễm làng nghề
Bên cạnh những dấu hiệu đáng mừng về phát triển kinh tế các làng nghề truyền thống là nỗi lo lắng và day dứt không kém về nguy cơ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề. Nguy cơ này phát sinh chính từ đặc thù của các làng nghề như quy mô nhỏ manh mún, công nghệ thủ công lạc hậu không đồng bộ và cũng do sự thiếu hiểu biết của người dân trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của chính mình và mọi người xung quanh. Hơn nữa các làng nghề có mật độ dân cư đông đúc, vì vậy thiếu mặt bằng sản xuất, các xưởng sản xuất xen kẽ với khu dân cư. Tình trạng phổ biến tại hầu hết các làng nghề đó là nơi sản xuất trùng với nơi ở của dân cư nên quy mô sản xuất càng mở rộng thì diện tích đất ở càng hẹp và việc sử dụng thiết bị, hoá chất càng nhiều làm cho môi trường sống càng thêm ô nhiễm nặng nề. Ở mỗi một làng nghề đều có đặc thù riêng về sản xuất nên mức độ ô nhiễm môi trường hay loại ô nhiễm cũng khác nhau như ô nhiễm về nguồn nước; ô nhiễm không khí; ô nhiễm tiếng ồn… Nhưng dù bất kỳ loại ô nhiễm nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường sống của người dân trong vùng.
Từ năm 2005 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh đã thanh tra và kiểm tra về môi trường tại 442 cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo Thông tư số 07/2007/TT - BTNMT. Kết quả có 243 doanh nghiệp xếp loại cơ sở gây ô nhiễm môi trường chiếm 54,97% trên tổng số các cơ sở được kiểm tra, chủ yếu là các cơ sở sản xuất giấy tái chế của Phong Khê (thành phố Bắc Ninh) có 234 cơ sở, khu công nghiệp Tiên Sơn có 7 cơ sở huyện Lương Tài 1 cơ sở và huyện Tiên Du 1 cơ sở. 26 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chiếm 5,88%, trên tổng số cơ sở được kiểm tra.
Bảng 9:Thông tin về ô nhiễm môi trường từ quá trình sản xuất một số ngành nghề tỉnh Bắc Ninh
Nghề sản xuất Tác nhân gây ô nhiễm môi trường
-Tiếng ồn phát ra từ máy móc
-Nước thải chứa chất hóa học độc hại dùng để chuội và nhuộm
Gỗ -Bụi gỗ, mùn cưa
-Tiếng ồn
Sắt thép
- khí độc -Chất độc
-Xỉ kim loại, xỉ than
-Tiếng ồn máy móc, nhiệt độ cao của các nhà máy Chế biến thực phẩm - Hóa chất và xả ra chất thảị thực phẩm - Khí buị than -Khói đốt than Gốm sứ - Khí buị than -Khói đốt than
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm các làng nghề tỉnh Bắc Ninh :
-do công nghệ sản xuất lạc hậu, các cơ sở sản xuất kinh doanh ở các làng nghề còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, phát triển tự phát, không đủ vốn và không có công nghệ xử lý chất thải.
-do ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém
-do tỉnh chưa có quy hoạch đồng bộ giữa việc phát triển làng nghề và với việc bảo vệ môi trường sinh thái
-do sự quản lý yếu kém của các cơ quan chức năng tỉnh.
3.1.1.Môi trường nước
Theo các số liệu điều tra cho thấy, 100% số hộ gia đình được điều tra trong các làng nghề đều không có hệ thống xử lý nước thải, và 100% số làng nghề không có hệ thống xử lư chất thải tập trung, hầu hết nước thải được thải trực tiếp và các hệ thống ao hồ, sông trong các làng nghề gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Theo phân tích của sở tài nguyên và môi trường, nước ao hồ trong các vùng được kiểm tra có chỉ tiêu BOD, COD và colifom đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Trong đó, chỉ tiêu BOD vượt quá từ 5,7 đến 23,9 lần, chỉ tiêu COD vượt từ 11,3 đến 74 lần so với tiêu chuẩn TCVN-1995.
Tại các làng nghề sản xuất sắt thép Đa Hội nước thải chủ yếu từ công đoạn làm mát máy và làm mát sản phẩm kéo theo nhiều dầu mỡ và các chất hoá học trực tiếp đổ thải theo hệ thống thoát nước mà không hề qua một hệ thống xử lý chất thải nào. Nước làm mát máy và nguội sắt thép kéo theo nhiều vật chất lơ lửng và dầu mỡ. Quá trình mạ sử dụng nhiều hoá chất độc hại như CN, Crôm, Niken và nhiều kim loại khác…
Các làng nghề sản xuất gỗ cũng có nguy cơ ô nhiễm nước thải cao do quá trình rửa, nhuộm các sản phẩm đồ gỗ. Tại làng đồ gỗ Đồng Kỵ, hàm lượng các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ trong nước thải đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Còn ở các làng nghề dệt nhuộm như Tương Giang, Nước thải có chứa hoá chất tẩy rửa và hoá chất nhuộm cao.
3.1.2.Môi trường không khí
Tại các làng nghề gốm sứ, sắt thép, trong quá trình sản xuất có sử dụng lò nung với năng lượng chủ yếu là than đá, dầu, ga… Các bụi, khí điển hình thải ra là bụi hô hấp, bụi lắng đọng, CO, CO2, NO2, NO, NO, SO2… do cháy nhiên liệu, không khí, phụ gia, tạp chất trong quá trình đốt. Qua khảo sát cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm này trong khu vực dân cư xen kẽ với sản xuất đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 3-5 lần, còn trong xưởng sản xuất thì nồng độ các chất này còn cao hơn rất nhiều lần so với khu vực dân cư. Ngoài ra còn phải kể đến vấn đề ô nhiễm nhiệt do nhiệt lượng toả ra từ các lò đun, ủ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người lao động và cộng đồng dân cư, đặc biệt vào mùa hè.
Ô nhiễm bụi là hiện tượng phổ biến tại các làng nghề gỗ, dệt may… Tại các làng nghề gỗ Đồng Kỵ, Phù Khê, hàm lượng bụi gỗ rất lớn, hàm lượng VOC trong không khí cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 5-7 lần, ảnh hưởng nghiêm trọng tới người sản xuất. Trong các phân xưởng dệt ở làng nghề Tương Giang, hàm lượng bụi lông trong không khí rất cao. Tại các cơ sở mạ ở Đa Hội, môi trường không khí cũng có hàm lượng các hoá chất như CN, hơi kẽm vượt quá tiêu chuẩn cho phép do nước bốc hơi trong quá trình mạ.
Tại các làng nghề, các nguồn phát thải chất rắn thường rất đa dạng, gồm các loại: rác thải sinh hoạt, rác thải từ việc sản xuất nghề, rác thải nông nghiệp. Hiện nay, tất cả các làng nghề trên địa bàn tỉnh đều đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý các chất thải rắn. Hầu như các chất thải rắn chỉ được chôn lấp hoặc thiêu đốt tại chỗ gây ô nhiễm cho cảnh quan môi trường của làng và ảnh hưởng đến cuộc sống của dân cư cũng như hoạt động du lịch của tỉnh.
Bảng 10 : Thành phần chất thải rắn ở các làng nghề tỉnh Bắc Ninh
STT Thành phần chất thải Tỷ lệ (%)
1 Chất hữu cơ 73,26
2 Giấy carton, giẻ vụn 8,79
3 Thủy tinh, gốm sứ 1,21
4 Gỗ, xương 2,97
5 Kim loại 0,63
6 Cao su, nhựa 8,75
7 Xả bẩn 4,39
Nguồn : Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh Bảng số liệu cho thấy, chất thải rắn chủ yếu là chất hữu cơ, chiếm tới 73,26%, cao su nhựa chiếm 8,75%, giấy carton, giẻ vụn chiếm 8,79%...Do chất thải chủ yếu là chất hữu cơ nên việc xử lý chất thải là việc khá dễ dàng, tuy nhiên các địa phương đã thực không tốt việc xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
3.1.4.Tiếng Ồn
Những cơ sở sản xuất cơ khí, sắt thép như Đa Hội tạo ra tiếng ồn rất lớn, cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 4-7 lần, các làng dệt cũng tạo ra tiếng ồn khá lớn. Ngoài ra, hầu hết các khu vực đều có chỉ tiêu tiếng ồn nằm trong giới hạn cho phép.
3.2.Ngoại ứng tiêu cực của ô nhiễm làng nghề.
Hoạt động sản xuất tại các làng nghề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, môi trường làm việc và môi trường sống của người lao động. Tuy nhiên, đa số cả người lao động và người thuê lao động đều chỉ quan tâm đến việc tăng thu nhập và lợi ích về mặt kinh tế mà chưa hề nghĩ đến những lợi ích của công tác bảo vệ môi trường cũng như thực thi những quy định về an toàn lao động
Ô nhiễm môi trường tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng dân cư trong khu vực làng nghề : do đặc điểm khu sản xuất làng nghề nằm xen kẽ với khu dân cư nên không chỉ người trực tiếp sản xuất mà mọi tất cả khu dân cư và vùng phụ cận đều bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây hại từ các cơ sở sản xuất. Hiện nay, tỷ lệ người dân làng nghề mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với các làng thuần nông trong tỉnh, thường gặp ở các bệnh thần kinh như đau đầu, mất ngủ, suy nhược; tai mũi họng; mắt; da liễu; bệnh về đường tiêu hoá; bệnh nhiễm độc kim loại, và đặc biệt là bệnh ung thư. Tuổi thọ trung bình của người dân trong các làng nghề ngày càng giảm đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình của cả nước và cũng thấp hơn đến 5- 10 năm so với các làng không có nghề. Đáng lo ngại nhất là tỷ lệ người mắc bệnh ung thư, thần kinh lại rất phổ biến ở các làng tái chế kim loại. Theo Sở TN-MT tỉnh, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu tại các làng nghề này là do sự phát thải khí độc, nhiệt cao và bụi kim loại, từ các lò đúc ở các cơ sở sản xuất.
Thống kê của sở y tế tỉnh Bắc Ninh cho thấy: tại các làng sản xuất kim loại trong tỉnh tỷ lệ người mắc các bệnh liên quan đến thần kinh, hô hấp, ngoài da, điếc và ung thư chiếm tới 60, 70% dân số. Đối với các làng tái chế giấy, cho thấy 16% đến