- Phục hồi và phát triển làng nghề truyền thống, mở mang các làng nghề mới, phát triển mạnh mẽ các làng nghề đang hoạt động.
3.1. Giải pháp từ phía Nhà Nước và chính quyền địa phương
Giải quyết các vấn đề về mội trường là nhiệm vụ cấp bách nhằm đảm bảo đời sống, sức khỏe của cộng đồng, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Vấn đề này, nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi lẽ, đa phần các hộ gia đình, cơ sở sản xuất thường chỉ theo đuổi lợi ích cá nhân mà không quan tâm đến các ngoại ứng tiêu cực của môi trường. Ngoài vai trò hỗ trợ và đinh hướng thì nhà nước cần phải có các chính sách mang tính mệnh lệnh, bắt buộc cụ thể.
Có phương án tách khu sản xuất ra khỏi khu dân cư, quy hoạch xây dựng hợp lý các cụm làng nghề. Việc mở rộng quy mô sản xuất phải đi kèm với đánh giá tác động môi trường và có giải pháp ngăn ngừa ngay từ đầu.
Tại các làng nghề lâu đời, việc di dời và quy hoạch các cơ sở sản xuất trên diện rộng là mục tiêu lâu dài và rất khó thực hiện do hạn chế về vốn, liên quan đến các vấn đề văn hóa, xã hội.. Vì vậy cần phải đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng để góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, kịp thời khắc phục ngay tình trạng xả thải tràn lan.
Trong khi các làng nghề đang ngày càng phát triển, mở rộng quy mô sản xuất thì lượng chất thải xả ra môi trường cũng ngày càng tăng gây sức ép nghiêm trọng đối với môi trường. Nên ngoài việc áp dụng các công nghệ mới thân thiện với môi trường để han chế xả thải thì việc xử lý ô nhiếm môi trường cũng vô cùng quan trọng. Cần có các công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trườnghiệu quả, khắc phục và đẩy lùi tình trạng vùi chất thải rắn bằng công nghệ xử lý tiên tiến .
Bên cạnh các giải pháp định hướng, hỗ trợ trên thì chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng còn cần phải thực hiện tốt các biện pháp mang tính bắt buộc, cưỡng chế. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất. Có các quy định về chuẩn thải, phí thải, và xử phạt nghiêm khắc đối với các cơ sở vi phạm. Đây mới thực sự là một công cụ hiểu quả để cải thiện hành vi gây ô nhiễm của các làng nghề.
Tuy nhiên, nhận thức của người sản xuất mới chính là vấn đề căn bản của tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề. Cần phải có các biện pháp để tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục người dân có ý thức cộng động hơn, giúp họ tiếp cận được với các kĩ thuật xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Phổ biến đến các chủ sản xuất hệ thống quy định pháp luật của Nhà nước về các tiêu chuẩn xả thải và các hình thức xử phạt khi vi phạm.
3.2. Giải pháp từ phía làng nghề
Làng nghề là bộ phận dân cư chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên hầu hết các hộ chỉ quan tâm đến kết quả sản xuất mà không chú ý đến hành vi xả thải, cho dù hậu quả của hành vi đó là gây ô nhiễm chính cơ sở sản xuất, cộng đồng dân cư xung quanh.
Làng nghề cần nâng cao trách nhiệm chủ động khắc phục tình trang ô nhiễm bằng việc đổi mới công nghệ, áp dụng các phương thức sản xuất thân thiện với môi trường. Tích cực hạn chế tối đa việc xã thải bừa bãi, thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về phí thải, chuẩn thải, vệ sinh môi trường làng nghề.
Các cơ sở có thể tự liên kết để đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng môi trường, liên kết trong việc thu gom, xử lý rác thải.