I. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH GIAI ĐOẠN 2006-2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020.
3. Đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ quản lý và người lao động
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định trong nâng cao năng lực cạnh tranh cả ở tầm quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Đây là giải pháp vừa có tính cấp bách vừa lâu dài.
Trong đánh giá xếp hạng về năng lực cạnh tranh của WEF thì giáo dục đại học là yếu tố xếp hạng nhất so với các yếu tố khác. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được tập trung trước hết vào giáo dục đại học. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh chưa có trường đại học nào đào tạo các chuyên ngành phục vụ phát triển kinh tế. Thay vào đó tỉnh cần phải có chính sách khuyến khích và thu hút những người có trình độ đại học.
Bên cạnh đó việc phát triển các ngành nghề và đào tạo công nhânkỹ thuật , trung học chuyên nghiệp, tăng tỷ trong của bậc học này trong cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực. Việc đào tạo cán bộ phải được chú trọng cả về trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức, vì thế ngay trong khâu tuyển dụng cán bộ cần phải thực hiện chặt chẽ, minh bạch nhằm tuyển dụng được những cán bộ quản lý thực sự có tài. Trong quá trình làm việc cần thường xuyên khuyến khích các cán bộ nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn bằng việc tổ chức các cuộc thi nâng lương,nân bậc…
Tỉnh cũng cần chú trọng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề, đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài, giải quyết tình trạng thừc lao động phổ thông, thiếu lao động có trình độ. Mở rộng phạm vi đào tạo cho đội ngũ công nhân kỹ thuật tại các địa phương, các khu công nghiệp.
Trong công tác giáo dục cần xoá bỏ hiện tượng chạy theo thành tích, hiệu quả của công tác giáo dục phải được đo bằng năng lực trí tuệ, trình độ chuyên môn vững vàng, khả năng tư duy sang tạo chứ không phải bằng số lượng đào tạo