Kêt quả thu hút đầu tư nước ngoà

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ.THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG TẠI TỈNH BẮC NINH (Trang 30 - 34)

III. Đánh giá thành tựu đạt được của tỉnh và hạn chế

1.2 Kêt quả thu hút đầu tư nước ngoà

Trong thời kỳ 2001-2005, tỉnh Bắc Ninh đã thu hút đựơc 34 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực hoạt động, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 134.095.625 USD. Trong đó các khu công nghiệp tập trung thu hút được 26 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký là 114.808.125 USD, còn lại 8 dự án FDI được thực hiện ngoài khu công nghiệp, với tổng số vốn đăng ký là 19.287.500 USD. Trong 34 dự án thu hút đầu tư giai đoạn này có 8 doanh nghiệp liên doanh, 26 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Từ năm 2006 đến nay, thu hút 89 dự án và 7 chi nhánh - văn phòng đại diện, với tổng vốn đăng ký 1.566.944.992 USD. Trong đó có 66 lượt dự án điều chỉnh, bổ sung vốn đăng ký và ngành nghề, với tổng vốn điều chỉnh 422.037.700 USD. Riêng 4 tháng đầu năm 2008 đã thu hút 19 dự án cấp mới, với tổng vốn đăng ký đạt 1.055.980.000 USD ( dự án thành lập khu công nghiệp IGS của Tập đoàn tài chính IGS- Hàn Quốc, tổng vốn đăng ký 70.000.000 USD; Dự án của Công ty Electronics Samsung 670.000.000 USD và dự án điều chỉnh của Công ty Kim Xương Trí (Foxconn) 160.000.000 USD).

Luỹ kế FDI từ 1997-đến quý I năm 2008: Bắc Ninh có 131 dự án và 10 chi nhánh - văn phòng đại diện còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.091.000.000 USD. Trong đó có 88 lượt dự án điều chỉnh, với tổng vốn điều chỉnh 445.959.079 USD. Tổng vốn đăng ký FDI của Bắc Ninh đứng thứ 6 trong khu vực phía Bắc, sau Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Tây và Vĩnh Phúc. Chiếm 1,1% tổng vốn đầu tư đăng ký và 1,2% số dự án của cả nước.

Như vậy tình hình thu hút vốn đầu tư của Bắc Ninh cả trong và ngoài nước đều tăng qua các năm, đây là dấu hiệu đáng mừng đối với một tỉnh vừa tái lập. Kết quả đạt được qua các năm đó là:

+ kinh tế của tỉnh vượt khó khăn, kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2005 ước tính cao hơn 14,49% so với năm 2005. Trong đó khu vực nông, lâm và thuỷ sản tăng 4,24 %; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 19,54%. Như vậy bình quân mỗi năm tổng sản phẩm của tỉnh tăng 13,97 %.

+ Cơ cấu kinh tế tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm mạnh tỷ trọng của khu nông, lâm và thuỷ sản; khu vực dịch vụ có xu hướng tăng lên, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng mạnh.

- Thu hút đầu tư trong thời gian qua còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.

Tuy đạt được một số kết quả bước đầu nhưng khách quan có thể nhìn nhận rằng nguồn vốn đầu tưttnn vào Bắc Ninh chưa ổn định, chủ yếu là các dự án có quy mô nhỏ và vừa. Khu vực có vốn đầu tưttnn có tỷ lệ giá trị gia tăng và hiệu quả cao hơn các khu vực khác, nhưng tình hình đầu tư còn kém sôi động. Những năm gần đây tình hình có cải thiện nhưng so với các tỉnh lân cận thì luồng vốn và số dự án vào cón thấp hơn.

Tỉnh Số dự án Số vốn đầu tư(triệu USD)

Vĩnh phúc 42 411,9

Hải Dương 51 562

Bắc Ninh 14 158

Nguyên nhân chính là công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế chưa kích thích được nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp khi đến Bắc Ninh. Theo đánh giá chung từ phía các nhà đầu tư thì môi trường đầu tư ở Bắc Ninh từ cơ sở hạ tầng đến các yếu tố khách quan để các nhà đầu tư triển khai dự án của mình khá ổn nhưng hình ảnh Bắc Ninh vẫn mờ nhạt chưa có sức hấp dẫn cao đối với các nhà đầu tư do việc xây dựng hình ảnh chưa được chú trọng đúng mức. Công tác xú tiến đầu tư còn đơn giản , chưa mang tính hệ thống do chưa bố trí được nguồn ngân sách riêng cho hoạt động này. Bên cạnh đó là hạn chế về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ đảm nhận công tác

-Cơ cấu nghành kinh tế mặc dù có sự chuyển dịch nhanh nhưng theo hướng tưng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ nhưng chậm chuyển biến về chất, được biểu hiện tỏng cả 3 khu vực của nền kinh tế. Quá trình chuyển dịchcòn thụ động, chưa định hướng,kiến tạo được cơ cấu kinh tế năng động theo hướng mở

- Việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 chủ yếu dựa vào những đánh gía trên quan điểm về tiềm năng kinh tế,

chưa phải là quá trình phát huy từ lợi thế so sánh của tỉnh nên chưa xác định một cách có căn cứ khoa học các nhóm sản phẩm theo khả năng cạnh tranh, các sản phẩm trọng điểm mũi nhọn

- Mặc dù đã quan tâm đến công tác quy hoạch và ban hành các chính sách phát triển kinh tế xã hội nhưng nhìn chung đây là một vấn đề còn hạn chế trong phát huy lợi thế so sánh, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trong tương lai. Xây dựng quy hoạch còn bị chia cắt chưa đảm bảo cấu trúc trong tỉnh cũng như mối quan hệ giữa các tỉnh.

- Năng lực điều hành của chính quyền còn yếu, thủ tục phiền hà, năng lực hỗ trợ tài chính do thu ngân sách còn thấp.

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ.THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG TẠI TỈNH BẮC NINH (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w