Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ACB: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Agribank: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam BIDV: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa NHNo&PTNT VN: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. NHTM: Ngân hàng thương mại Sacombank: Ngân hàng thương mại Sài Gòn Thương Tín Vietcombank: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Vietinbank: Ngân hàng Công thương Việt Nam. SV: Chu Thị Minh Lớp: KTPT 47B 1 Chuyên đề tốt nghiệp MỞ ĐẦU Để thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Đến nay, các ngân hàng thương mại (NHTM) đã thực hiện được nhiều giải pháp để hoàn thành tốt đề án của Thủ tướng Chính phủ, các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình như: tăng vốn chủ sở hữu, cơ cấu lại nợ, đổi mới công tác quản trị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư công nghệ… Bên cạnh đó, với sự gia nhập ngày càng sâu rộng của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam, cũng như những cam kết về mở cửa khu vực ngân hàng trong tiến trình hội nhập làm cho cuộc cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT VN) cũng không nằm ngoài xu thế đó. Mặc dù, có những lợi thế cạnh tranh so với các NHTM khác thế nhưng NHNo&PTNT VN cũng còn tồn tại không ít những yếu kém, cũng như đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức phía trước. Để tận dụng những lợi thế của mình trên cơ sở xác định những điểm yếu, tận dụng cơ hội để vượt qua thử thách trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng - một trong những hoạt động chính của ngân hàng của Agribank. Tôi xin đề xuất đề tài :” Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” Về mục tiêu nghiên cứu đề tài, khẳng định vị thế của Agribank trên thị trường tài chính ngân hàng, cung cấp tín dụng trên thị trường nông nghiệp nông thôn, góp phần vào công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Phân tích đánh giá những điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và thách thức về SV: Chu Thị Minh Lớp: KTPT 47B 2 Chuyên đề tốt nghiệp hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT VN từ đó đánh giá năng lực cạnh tranh của Agribank trong giai đoạn hiện nay. Từ đó đề ra những hướng giải pháp thích hợp đối với Agribank trong nâng cao năng lực cạnh tranh hoạt động tín dụng hiện nay. Kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương I: Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh hoạt động tín dụng của Agribank. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hoạt động tín dụng của Agribank. SV: Chu Thị Minh Lớp: KTPT 47B 3 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK I - HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. Ngân hàng thương mại 1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng . NHTM được định nghĩa là ngân hàng thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục đích lợi nhuận, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của nhà nước. Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. Các chức năng chính của NHTM là: trung gian tài chính, tạo phương tiện thanh toán, trung gian thanh toán. 1.2. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại. 1.2.1. Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM, đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngân hàng. Mục tiêu của huy động vốn là tìm kiếm nguồn vốn ổn định với chi phí thấp nhất. 1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn SV: Chu Thị Minh Lớp: KTPT 47B 4 Chuyên đề tốt nghiệp Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, ngân hàng tiến hành các hoạt động tín dụng, cho thuê, cho đầu tư, cho chiết khấu thương mại, cho thuê tài chính ,… nhằm mục tiêu sinh lời. Trong các hoạt động thì hoạt động tín dụng chủ yếu tạo ra nguồn thu nhập chính cho ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động tiểm ẩn nhiều rủi ro nhất. 1.2.3. Các hoạt động khác. Ngoài các nhóm hoạt động cơ bản trên các NHTM còn thực hiện dịch vụ thanh toán và không ngừng khai thác các dịch vụ tài chính như bảo hiểm, tư vấn…Hiện nay, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ nhằm thu hút khách hàng và nâng cao uy tín là hoạt dộng đang được các ngân hàng quan tâm và chú trọng. 2. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 2.1. Khái niệm tín dụng Tín dụng ngân hàng là một quan hệ vay mượn bằng tiền tệ, hàng hoá và dịch vụ theo nguyên tắc hoàn trả giữa một bên là ngân hàng và một bên là các tổ chức, cá nhân. Quá trình hình thành quan hệ tín dụng chính là quá trình hoàn thành các quan hệ vay mượn lẫn nhau trong xã hội. Đó là quá trình chuyển dịch tạm thời quyền sử dụng vốn, quyền bình đẳng cả hai bên cùng có lợi. Bên cạnh đó với những hoạt động tín dụng ngân hàng phù hợp linh hoạt với tình trạng kinh tế của đất nước tác động trực tiếp và rất quan trọng với nền kinh tế, đẩy lùi cho vay nặng lãi. NHTM được cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tở có giá trị khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của ngân hàng Nhà nước. Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. SV: Chu Thị Minh Lớp: KTPT 47B 5 Chuyên đề tốt nghiệp 2.2. Quy trình cung cấp tín dụng của ngân hàng 2.2.1. Quy trình cung cấp tín dụng ngân hàng Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đó là quá trình gồm nhiều giai đoạn liên hoàn, theo một trật tự nhất định đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. Quy trình tín dụng thường được chia thành các bước sau: Bước 1: Lập hồ sơ xin cấp tín dụng Bước 2: Thẩm định (phân tích) tín dụng Bước 3: Ra quyết định tín dụng Bước 4: Giải ngân Bước 5: Giám sát Bước 6: Thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng Cách phân loại như trên tạo điều kiện cho việc xây dựng rõ ràng các thao tác nghiệp vụ ở mỗi giai đoạn và phân tích trách nhiệm cho các nhân viên thực hiện theo từng bước của quy trình tín dụng qua đó các bước có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Kết quả của bước này là điều kiện, cơ sở của bước tiếp theo… Bước 1 tạo nguồn thông tin khởi đầu cho giao dịch khách hàng với ngân hàng hình thành cơ sở pháp lý ban đầu cho quan hệ tín dụng sau này. Bước 2 đặc biệt quan trọng bởi vì một khách hàng trên khoản tín dụng đã định hình và định tính có thoả đáng hay không chủ yếu dựa vào giai đoạn này. Có thể thấy giai đoạn quyết định tín dụng có vị trí quan trong trong cả quy trình. Ra quyết định chính xác giúp cho ngân hàng tránh được những rủi ro ngoài ý SV: Chu Thị Minh Lớp: KTPT 47B 6 Chuyên đề tốt nghiệp muốn. Bước 4 chỉ thực hiện khi các thông tin thu thập được đúng sự thật khi đó ngân hàng cung cấp tín dụng cho khách hàng. Bước 5 sau khi cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng tiến hành giám sát khách hàng có sử dụng nguồn vốn có đúng mục đích hay không? đảm bảo sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Bước 6 hết thời hạn cho vay, ngân hàng tiến hành thu nợ bao gồm cả vốn lẫn lãi từ khách hàng và kết thúc quan hệ tín dụng với khách hàng. 2.2.2. Ý nghĩa của việc thiết lập quy trình tín dụng Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Về mặt hiệu quả, quy trình tín dụng hợp lý góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản trị, quy trình tín dụng có các tác dụng sau: - Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng. - Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính. - Quy trình tín dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng. 2.3. Vai trò hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên đi vay. Trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thành toán. Đối với khách hàng: Tín dụng phát ra phải được sử dụng đúng mục đích, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh, phục vụ cho đời sống của khách hàng với lãi suất hợp lý, hồ sơ thủ tục đơn giản theo đúng quy định của pháp luật. Mặt khác, khách hàng sử dụng vốn vay có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cả vốn và lãi cho ngân hàng đúng kỳ hạn theo đúng kỳ hạn thoả thuận SV: Chu Thị Minh Lớp: KTPT 47B 7 Chuyên đề tốt nghiệp trong hợp đồng tín dụng. Việc sử dụng vốn đó không những có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao cho khách hàng mà còn mang lại lợi ích về kinh tế cho đất nước góp phần làm tăng tổng doanh thu. Đối với ngân hàng: Phạm vi mức độ gới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân ngân hàng, vừa đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn thu được tiền vay, vừa đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng nhằm thực hiện các mục tiêu về kinh tế xã hội góp phần hỗ trợ thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển dựa trên nguyên tắc sử dụng vốn. Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: Tín dụng phục vụ mọi cá nhân, góp phần vào việc giải quyết khó khăn và khai thác khả năng tiềm tàng trong lĩnh vực kinh tế, thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển, tạo mối quan hệ tốt giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế. Như vậy, tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu có thể tính toán được như kết quả kinh doanh, nợ quá hạn…). Nhưng cũng vừa trừu tượng thể hiện qua các khái niệm thu hút khách hàng tác động đến nền kinh tế. Tình hình tín dụng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan (khái niệm, quản lý, trình độ cán bộ…) và các nhân tố khách quan (sự thay đổi bên ngoài của nền kinh tế). Sự thay đổi của giá cả thị trường cũng như môi trường pháp lý đều ảnh hưỏng đến hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng là chỉ tiêu kinh tế để tổng hợp phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng với sự thay đổi của môi trường bên ngoài. Điều này được xác định qua nhiều yếu tố: Thu hút khách hàng tốt, thủ tục đơn giản thuận tiện, mức độ an toàn vốn cao, chi phí về lãi suất, chi phi về nghiệp vụ. SV: Chu Thị Minh Lớp: KTPT 47B 8 Chuyên đề tốt nghiệp II. - NĂNG LỰC CẠNH TRANH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. Lý thuyết năng lực cạnh tranh 1.1. Khái niệm cạnh tranh. Trong thế kỷ XX, ngân hàng nhiều lý thuyết cạnh tranh hiện đại ra đời như lý thuyết của Micheal Porter, J.B.Barney… Trong đó phải kể đến lý thuyết “lợi thế cạnh tranh” của Micheal Porter, ông giải thích hiện tượng khi doanh nghiệp tham gia cạnh tranh thương mại quốc tế cần phải có “lợi thế cạnh tranh” và “lợi thế so sánh”. Ông phân tích lợi thế cạnh tranh tức là sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp, của quốc gia, còn lợi thế so sánh là điều kiện tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, môi trường tạo cho doanh nghiệp, quốc gia thuận lợi trong sản xuất cũng như trong thương mại. ông cho rằng lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau, lợi thế cạnh tranh phát triển phát triển dựa trên lợi thế so sánh, lợi thế so sánh phát huy nhờ lợi thế cạnh tranh. 1 Qua những quan điểm của các lý thuyết cạnh tranh trên cho thấy, cạnh tranh không phải là sự triệt tiêu lẫn nhau của các chủ thể tham gia, mà cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. cạnh tranh góp phấn cho sự tiến bộ của khoa học, cạnh tranh giúp cho các chủ thể tham gia biết quý trọng hơn những cơ hội và lợi thế mình có được. Thông qua cạnh tranh, các chủ thể tham gia xác định cho mình những điểm mạnh, điểm yếu, cùng những cơ hội và thách thức trước mắt vả trong tương lai, để từ đó có những hướng đi có lợi nhất cho mình khi tham gia vào quá trình cạnh tranh. Tuy nhiên không phải tất cả các hành vi cạnh tranh là lành mạnh, hoàn hảo và nó giúp cho các chủ thể tham gia đạt được tất cả những gì mong muốn. Trong thực tế, để có lợi thế trong kinh doanh các chủ thể tham gia đã sử dụng 1 Mecheal Porter, Chiến lược cạnh tranh, NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội SV: Chu Thị Minh Lớp: KTPT 47B 9 Chuyên đề tốt nghiệp những hành vi cạnh tranh không lành mạnh để làm tổn hại đến đối thủ tham gia cạnh tranh với mình. 1.2. Các loại hình cạnh tranh Có nhiều hình thức để phân loại hình cạnh tranh bao gồm: căn cứ vào chủ thể tham gia, phạm vi ngành kinh tế và tính chất của cạnh tranh. Căn cứ vào chủ thể tham gia: Cạnh tranh giữa người mua và người bán: do sự đối lập nhau của hai chủ thể tham gia giao dịch để xác định giá cả hàng hoá cần giao dịch, sự cạnh tranh này diễn ra theo quy luật mua rẻ, bán đắt và giá cả của hàng hóa được hình thành. Cạnh tranh giữa người mua với nhau: sự cạnh tranh này hình thành trên quan hệ cung - cầu. Tuy nhiên, sự cạnh tranh này chỉ xảy ra trong điều kiện cung của hàng hoá dịch vụ có chất lượng ít hơn nhu cầu của thị trường. Cạnh tranh giữa người bán với nhau: đây là hình thức tồn tại nhiều nhất trên thị trường với tính chất gay go và khốc liệt. Cạnh tranh có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp nhằm chiếm thị phần và thu hút khách hàng. Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế. Cạnh tranh trong nội bộ ngành: đây là hình thức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất tiêu thụ một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó, trong đó các đối thủ tìm cách thôn tính lẫn nhau, giành giật khách hàng về phía mình, chiếm lĩnh thị trường. Biện pháp cạnh tranh chủ yếu của hình thức này là cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí. Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành làm cho kỹ thuật phát triển , điều kiện sản xuất trong một ngành thay đổi, giáo trị hàng hoá được xác định lại, tỷ suất sinh lời giảm xuống và sẽ làm cho một số doanh nghiệp thành công và một số khác phá sản, hoặc sáp nhập. SV: Chu Thị Minh Lớp: KTPT 47B 10