1. Trang chủ
  2. » Tất cả

bao cao

69 113 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đào Thị Thanh Loan K54CNTYA PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai (sau chăn nuôi lợn) trong toàn ngành chăn nuôi Việt Nam. Trong những năm gần đây, công tác giống gia cầm đã có những thành tựu rực rỡ nhờ áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ và kỹ thuật hiện đại vào sản xuất. Kết quả là tốc độ thay đổi con giống trên thị trường thế giới cũng như Việt Nam ngày càng nhanh chóng. Các giống gà xuất hiện ngày càng cho năng suất cao, hầu hết các giống gà sau xuất hiện thường có năng suất cao hơn và tiêu tốn thức ăn ít hơn giống gà xuất hiện trước. Nhu cầu của con người về lương thực thực phẩm, trong đó có nhu cầu về thịt gà ngày càng cao. Yêu cầu đặt ra cho ngành chăn nuôi gia cầm là tạo ra các giống gà có năng suất cao, tỷ lệ thân thịt nhiều. Theo báo cáo tóm tắt chiến lược phát triển chăn nuôi gia cầm Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 của cục chăn nuôi, tốc độ tăng đàn gà giai đoạn 2007 – 2010 là 7,8%, sản lượng thịt 1188 tấn. Giai đoạn 2011 – 2015 tốc độ tăng đàn gà là 8,5% sản lượng thịt tăng 10,9%. Năm 2015 số lượng gà là 350 triệu con, sản lượng thịt là 1992 nghìn tấn. Theo kết quả điều tra chăn nuôi của Tổng cục Thống kê ngày 01/04/2012, tổng đàn gia cầm của cả nước có 310,7 triệu con, tăng 5,8%, sản lượng thịt gia cầm đạt 439,3 nghìn tấn, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2011. Để hoàn thành tốt chỉ tiêu đề ra, tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng đàn giống gia cầm, đồng thời đáp ứng nhu cầu sản xuất của ngành chăn nuôi. Nước ta đã nhập một số giống gà hướng thịt có năng suất cao như: AA; Ross 208, 308; Hybro; BE;…đặc biệt trong những giống gà hướng thịt có giống gà Lohmann Meat nguồn gốc từ Đức được nhập vào nước ta từ năm 1995 với đàn giống bố mẹ, để Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản 1 Đào Thị Thanh Loan K54CNTYA nâng cao chất lượng đàn giống Công ty CP Japfa comfeed Việt Nam đã nhập đàn gà giống ông bà về nuôi. Để khẳng định sự thích nghi của những dòng giống ông bà phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam tiến tới chủ động về con giống, khôi phục tăng cường quản lý chất lượng đàn giống. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá khả năng sản suất của gà Lohmann Meat trong điều kiện nuôi sàn tại trại gà ông bà Đạo Trù – Tam Đảo – Vĩnh Phúc” 1.2. MỤC ĐÍCH - Đánh giá được khả năng sinh trưởng và sinh sản của đàn gà Lohmann meat trong điều kiện nuôi dưỡng của công ty - Xác định hiệu quả sử dụng thức ăn của đàn gà Lohmann meat - Theo dõi sức sống và khả năng chống chịu bệnh tật của đàn gà Lohmann trong điều kiện thực tế của địa phương - Cung cấp bổ sung những số liệu thực tế góp phần đẩy mạnh hoạt động chăn nuôi 1.3. YÊU CẦU - Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăm sóc, thú y của công ty - Các số liệu thu được khách quan và chân thực. Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản 2 Đào Thị Thanh Loan K54CNTYA PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ CỦA SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIA CẦM Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do quá trình đồng hóa và dị hóa tạo nên, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, chiều rộng, khối lượng các bộ phận và toàn bộ cơ thể trên cơ sở tính di truyền từ đời trước. Sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp protein vì thế sự tăng trọng là chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng. Sự tăng trưởng thực chất do sự tăng lên về số lượng và kích thước của các tế bào mô cơ và dịch thể trong mô bào. Thông qua quá trình sinh trưởng và phát triển của gà được chia làm hai thời kỳ. - Thời kỳ gà con: các cơ quan nội tạng chưa hoàn chỉnh đặc biệt là bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện về chức năng nhưng quá trình sinh trưởng diễn ra rất nhanh. Dạ dày chưa tiêu hóa được thức ăn cứng, men tiêu hóa chưa đầy đủ, gà con dễ bị ảnh hưởng của thức ăn, nuôi dưỡng và nhạy cảm với sự thay đổi của điều kiện môi trường sống, và từ đó ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng. - Thời kỳ gà trưởng thành: các cơ quan trong cơ thể đã phát triển hoàn thiện, số lượng tế bào tăng chậm mà chủ yếu là quá trình phát dục. Giai đoạn này gà ít ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường, thân nhiệt đã ổn định, quá trình tích lũy chất dinh dưỡng một phần để duy trì sự sống, một phần để tích lũy mỡ. Trong chăn nuôi gà hướng trứng và gà giống hướng thịt cần chú ý khống chế khối lượng cơ thể tránh quá béo ảnh hưởng đến sức sản xuất sau này, đối với gà thịt cần xác định thời điểm giết mổ thích hợp khi tốc độ sinh trưởng giảm nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Sự sinh trưởng và phát triển của gia cầm chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau như: dòng, giống, tốc độ mọc lông, dinh dưỡng, môi trường sống,… Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản 3 Đào Thị Thanh Loan K54CNTYA 2.1.1. Ảnh hưởng của dòng, giống Những dòng, giống khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau, do có sự khác nhau về khả năng tiêu hóa, hấp thu cũng như mức độ trao đổi chất. Gà hướng thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà kiêm dụng và gà hướng trứng. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự (1994) sự khác nhau về khối lượng giữa các giống gia cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hướng trứng khoảng 500 – 700g (13 – 30%). Giữa các dòng khác nhau của cùng một giống khả năng sinh trưởng cũng khác nhau. Trần Long (1994) nghiên cứu tốc độ sinh trưởng trên 3 dòng thuần (dòng V1, V3, V5) của giống gà Hybro HV85 cho thấy tốc độ sinh trưởng 3 dòng hoàn toàn khác nhau ở 42 ngày tuổi, Con lai thương phẩm thịt của 3 dòng V1, V3, V5 gọi là V 135 đã cho năng suất thịt hơn hẳn gà thương phẩm thịt 791 của giống Plymut. Theo Godfrey E.F và Joap R.G (1952) sự di truyền các tính trạng về khối lượng cơ thể do 15 cặp gen tham gia trong đó ít nhất có một gen về sinh trưởng liên kết giới tính (nằm trên nhiễm sắc thể X), vì vậy có sự khai thác về khối lượng cơ thể giữa con trống và con mái trong cùng một giống, gà trống nặng hơn gà mái khoảng từ 24 – 32%. 2.1.2. Ảnh hưởng của tính biệt Tốc độ sinh trưởng do gen quy định, có ít nhất một gen liên kết với giới tính vì thế tốc độ sinh trưởng còn chịu ảnh hưởng của tính biệt. Gà trống có tốc dộ sinh trưởng nhanh hơn gà mái 24 – 32%, sự khác biệt do gen liên kết giới tính, những gen này ở gà trống (có 2 NST giới tính) hoạt động mạnh hơn gà mái (có 1 NST giới tính). 2.1.3. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng Quá trình sinh trưởng và phát triển của gia cầm, khi dòng, giống là nguyên nhân bên trong mang tính quyết định thì thức ăn là nguyên nhân bên ngoài quan Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản 4 Đào Thị Thanh Loan K54CNTYA trọng nhất để phát triển tiềm năng di truyền của giống. Để việc bổ sung thức ăn đạt hiệu quả cao cần cung cấp đủ số lượng thành phần dinh dưỡng và cần đặc biệt chú ý cân bằng tỷ lệ giữa năng lượng, protein, axitamin. Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1995) để phát huy khả năng sinh trưởng cần cung cấp thức ăn tối ưu với đầy đủ chất dinh dưỡng được cân bằng nghiêm ngặt giữa năng lượng, protein và các axitamin. Ngoài ra, trong thức ăn hỗn hợp cần được bổ sung hàng loạt các chế phẩm sinh học không mang theo ý nghĩa dinh dưỡng nhưng nó kích thích sinh trưởng làm tăng chất lượng thịt. 2.1.4. Ảnh hưởng của môi trường Các yếu tố như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, sự thông thoáng, mật độ chuồng nuôi,…không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến trao đổi chất và hiệu quả sử dụng thức ăn và từ đó ảnh hưởng tốc độ sinh trưởng. Khả năng điều tiết nhiệt của cơ thể gà con còn kém, nhất là trong 10 ngày tuổi đầu tiên. Trong 4 ngày đầu tiên, nhiệt độ môi trường là 1 – 10 0 C thì tỷ lệ gà con chết từ 40 – 50%. Sau 10 ngày tỷ lệ chết là 60%. Số còn lại khả năng sinh trưởng kém, còi cọc, ảnh hưởng xấu đến sức sản xuất sau này. Chiếu sáng cho gà hậu bị rất quan trọng, vì gà hậu bị (đặc biệt là gà mái) rất nhạy cảm với sự chiếu sáng. Nếu kéo dài thời gian chiếu sáng gà sẽ thành thục sớm hơn dự định, sẽ làm sức đẻ trứng giảm sút và tăng khả năng mắc bệnh. Trong các yếu tố tiểu khí hậu chuồng nuôi, nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất. Gà mái đẻ được nuôi trong khoảng nhiệt độ thích hợp sẽ tiêu tốn thức ăn ít nhất mà khả năng sản xuất lại có thể đạt cao nhất. Theo TS. Nguyễn Thị Mai và cộng sự (2009) thì nhiệt độ thích hợp cho gà sinh sản giống thịt giai đoạn đẻ trứng nhiệt độ thích hợp là 20 0 C. Nhiệt độ 0 – 5 0 C và 26 – 30 0 C là vùng nhiệt độ nguy hiểm. Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản 5 Đào Thị Thanh Loan K54CNTYA Điều chỉnh độ ẩm trong chuồng nuôi là một vấn đề hết sức quan trọng, nếu độ ẩm cao mà nhiệt độ cũng cao, gà rất dễ chết vì choáng nóng. Nếu nhiệt độ thấp, gà càng nhạy cảm với các yếu tố gây bệnh, đặc biệt là bệnh đường hô hấp. Nếu ẩm thấp, sự bốc hơi nước từ đường hô hấp tăng lên làm cơ thể dễ bị lạnh. Độ ẩm còn làm sinh nhiều bụi do đó làm hỏng lớp màng nhầy. Không khí khô làm da khô, gây bệnh ngứa là một trong những nguyên nhân làm mổ nhau và ăn lông. 2.2. SỨC SỐNG VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH Sức sống và khả năng kháng bệnh là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi, bị chi phối bởi các yếu tố di truyền và ngoại cảnh. Khả năng kháng bệnh là tính không thụ cảm với mầm bệnh của cơ thể sống như khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. Tính kháng bệnh là là tính trạng nhiều gen kiểm soát và chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường (Đặng Hữu Lãnh và cộng sự năm 1999). Nhiễm sắc thể giới tính Z (ở gà trống) mang gen đề kháng bệnh, nhưng nhiễm sắc thể W (ở gà mái) lại có gen cảm nhiễm với bệnh (Nguyễn Hoàng Ân và cộng sự, 1983). Johanson (1972) cho biết, sức sống được thể hiện ở thể chất và được xác định bởi tính di truyền, đó là khả năng cơ thể chống lại những ảnh hưởng bất lợi của môi trường cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh. Các giống vật nuôi nhiệt đới có khả năng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng cao hơn so với những vật nuôi ở xứ lạnh (Trần Đình Miên và cộng sự, 1994). Điều kiện sống cũng ảnh hưởng đến sức sống và khả năng kháng bệnh của vật nuôi. Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên (1998) cho biết, dù chăn nuôi theo phương thức nào thì đàn gia cầm nuôi tập trung đều có số lượng lớn các tác nhân truyền nhiễm bệnh là vi khuẩn, cho nên việc phòng dịch bệnh phải thường xuyên, biện pháp bảo đảm an toàn sinh học. Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản 6 Đào Thị Thanh Loan K54CNTYA Sức sống của gà được tính bằng tỷ lệ nuôi sống sau một thời gian, tính trạng này có hệ số di truyền thấp h 2 = 0,06 (Đặng Hữu Lãnh và cộng sự, 1999). Sức đề kháng của loài, giống, dòng, thậm chí giữa các cá thể khác nhau là khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình, (1998), Nguyễn Văn Thiện (1995) ở giai đoạn 1 – 16 tuần tuổi, tỷ lệ sống của gà Ri là 96,5 – 100%, gà ác là 88,28%. Gà trống có sức đề kháng tốt hơn gà mái do có sự tác động của hoormone. Như vậy, sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm phụ thuộc lớn vào yếu tố ngoại cảnh. Vì vậy, trong chăn nuôi để nâng cao tỷ lệ nuôi sống, giảm thiểu những tổn thất do bệnh tật gây lên, chúng ta cần phải tiến hành các biện pháp thú y, chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với từng đối tượng, độ tuổi của vật nuôi. 2.3. KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ SỰ HÌNH THÀNH TRỨNG CỦA GIA CẦM Gia cầm là loài đẻ trứng. Con mái thoái hóa buồng trứng bên phải, chỉ còn lại buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái tồn tại và phát triển. Buồng trứng gia cầm nằm ở phía trái của xoang bụng, kích thước và hình dạng của buồng trứng phụ thuộc vào tuổi và trạng thái sinh lý của gia cầm. Gà một ngày tuổi buồng trứng có dạng phiến mỏng, kích thước 1 – 2mm với khối lượng 0,03g. Thời kỳ gà đẻ, buồng trứng có hình chum nho, khối lượng 45 – 55g chứa nhiều tế bào trứng. Sự rụng trứng ở gia cầm xảy ra một lần trong ngày. Trứng bị giữ lại trong ống dẫn trứng làm ngừng trệ sự rụng trứng tiếp theo. Nếu lấy trứng ra khỏi tử cung thì cũng không làm tăng nhanh sự rụng trứng được. Tính chu kỳ của sự rụng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc, lứa tuổi và trạng thái sinh lý của gia cầm…việc nuôi dưỡng kém, không đủ ánh sáng và nhiệt độ không khí trong chuồng cào cũng làm chậm sự rụng trứng và đẻ trứng. Chức năng chủ yếu của buồng trứng là tạo trứng. Quá trình phát triển của tế bào trứng trải qua ba thời kỳ: tăng sinh, sinh trưởng và chín. Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản 7 Đào Thị Thanh Loan K54CNTYA - Thời kỳ tăng sinh Xảy ra trong quá trình phát triển phôi thai của buồng trứng và kết thúc khi gia cầm non nở ra, thời kỳ này số lượng tế bào trứng ổn định không tăng lên. Trước khi bắt đầu đẻ, buồng trứng có khoảng 3500 – 4000 tế bào trứng, mỗi tế bào trứng là một noãn hoàng. - Thời kỳ sinh trưởng Tê bào trứng tăng trưởng nhanh, đặc biệt là long đỏ. Trong 3 – 14 ngày đầu lòng đỏ chiếm 90 – 95% khối lượng tế bào trứng, thành phần chính gồm protit, photpholipit,mỡ trung hòa, các chất khoáng và vitamin. Lòng đỏ được tích lũy mạnh vào khoảng 9 đến 4 ngày trước khi trứng rụng. - Thời kỳ trứng chín Là thời kỳ cuối của sự hình thành tế bào trứng hay lòng đỏ. Sự rụng trứng được tính khi tế bào trứng rời khỏi buồng trứng rơi vào phễu. Sự rụng trứng chỉ xảy ra một lần trong ngày, nếu gà đẻ trứng vào cuối buổi chiều thì sự rụng trứng thực hiện vào sáng hôm sau. Trứng được giữ lại trong ống dẫn trứng làm chậm sự rụng trứng tiếp theo. Sự rụng trứng của gà thường xảy ra từ 2 – 14 giờ. Quá tình hình thành và rụng trứng là một quá trình sinh lý sinh hóa phức tạp dưới sự điều khiển của thần kinh thể dịch. Sau khi trứng rụng, tế bào trứng sẽ rơi vào ống dẫn trứng, tại đây sẽ xảy ra quá trình thụ tinh và hình thành tiếp các phần long trắng, long đỏ. Ống dẫn trứng là một ống dài, có nhiều khúc khác nhau: - Phễu (loa kèn): là phần xòe ra của ống dẫn trứng, dài 4 – 7 cm, đường kính 8 – 9 cm. Trong niêm mạc của phễu có tuyến hình ống tiết ra long trắng đặc và hình thành một phần lòng trắng loãng trong. Tế bào trứng dừng lại trong phễu khoảng 20 – 30 phút. - Phần tạo lòng trắng: là phần dài nhất của ống dẫn trứng, ở thời kỳ gà đẻ cao phần tạo lòng trắng dài 30 – 50 cm.Có số lượng lớn tuyến ống tiết lòng trắng đặc và Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản 8 Đào Thị Thanh Loan K54CNTYA loãng nhờ kích thích của estrogen và progesterone. Trứng lưu lại đây không quá 3 giờ. - Bộ phận tạo vỏ (eo): bộ phận tạo vỏ là phần hẹp nhất của ống dẫn trứng, có chiều dài 8cm, ở đoạn này hình thành một phần lòng trắng loãng và hai lớp màng vỏ. Trứng lưu lại đây khoảng 60 – 70 phút. - Tử cung (dạ con): tử cung có dạng túi dày, dài 10 – 12 cm, ở đây trứng được hình thành hoàn toàn, khối lượng trứng tăng gấp đôi. Niêm mạc tử cung phát triển nhiều nếp ngăn theo hướng ngang và xiên. Tuyến của vách tử cung tiết ra dịch lỏng thấm qua màng dưới vỏ vào long trắng và hình thành nên vỏ trứng. trứng dừng ở đây khoảng 16 – 20 giờ. - Âm đạo: là đoạn cuối của ống dẫn trứng, dài 7 – 12 cm, đây là ngõ để đẻ trứng ra ngoài. ở âm đạo có các tuyến dịch nhầy giúp cho quá trình đẻ trứng được dễ dàng, trứng lưu lại đây khoảng 4 – 5 phút. 2.4. SỨC ĐẺ TRỨNG CỦA GIA CẦM Sức đẻ trứng của gia cầm là số lượng trứng được đẻ ra trong một thời gian nhất định, có thể một tháng, một vụ, một năm hay một đời gà mái đẻ. Theo Brandsch và Bichel (1978), sức đẻ trứng được tính theo năm sinh học 365 ngày kể từ ngày đẻ quả trứng đầu tiên hoặc 500 ngày kể từ khi gà mới nở. Theo Nguyễn Thị Mai và cộng sự (2007) để đánh giá sức đẻ trứng của gia cầm trong từng giai đoạn, người ta dung một số chỉ tiêu quan trọng như: cường độ đẻ trứng, tỷ lệ đẻ trứng, chu kỳ đẻ trứng… - Cường độ đẻ trứng: là số trứng đẻ ra trong một thời gian xác định không kể đến chu kỳ hay nhịp đẻ. - Tỷ lệ đẻ trứng: là tỷ lệ phần trăm giữa số trứng đẻ ra của đàn gà tại một thời điểm nhất định và số gà có mặt tại thời điểm đó Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản 9 Đào Thị Thanh Loan K54CNTYA - Chu kỳ đẻ trứng: là số trứng đẻ ra lien tục trong vòng một số ngày. Chu kỳ đẻ trứng có thể dài hoặc ngắn. Thời gian kéo dài của chúng phụ thuộc vào thời gian hình thành một quả trứng. Thời gian hình thành trứng càng dài thì chu kỳ đẻ trứng càng ngắn và ngược lại. Chu kỳ được nhắc lại và chia thành hai loại chu kỳ: chu kỳ đều và chi kỳ không đều. - Chu kỳ đẻ trứng sinh học: là khoảng thời gian tính từ khi gia cầm bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên cho đến khi nghỉ đẻ thay lông. Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học có mối tương quan thuận với sản lượng trứng của gia cầm. - Sức bền đẻ trứng: được biểu thị bằng số trứng đẻ ra trong thời gian từ khi gia cầm bắt đầu đẻ tới khi nghỉ đẻ thay lông. Sức đẻ trứng là một tính trạng số lượng có lợi ích kinh tế quan trọng của gia cầm đối với con người. Có 5 yếu tố ảnh hưởng tới sức đẻ trứng của gia cầm trong một năm là: tuổi thành thục sinh dục, cường độ đẻ trứng, thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học, tính nghỉ đẻ và tính ấp bong. * Tuổi thành thục sinh dục Tuổi thành thục sinh dục của mỗi cá thể gà mái là khoảng thời gian từ khi gà nở cho đến khi đẻ quả trứng đầu tiên. Còn đối với quần thể, tuổi thành thục sinh dục là khoảng thời gian tính từ khi đàn gia cầm đó nở ra cho đến khi tỷ lệ đẻ toàn đàn đạt 5%. Theo Brandach và Biichel (1978), hệ số di truyền của tuổi đẻ trứng đầu tiên ở gà là h 2 = 0,14 – 0,15. Nhưng theo Đặng Hữu Lãnh và cộng sự (1999), tìm được hệ số di truyền của tính trạng này là 0,32. Tuổi thành thục sinh dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loài, giống, dòng, hướng sản xuất, mùa vụ nở, thời gian chiếu sáng, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc quản lý,… Tùy thời gian chiếu sáng dài hay ngắn ở giai đoạn hậu bị mà thời điểm thành thục có thể sớm hay muộn. Dùng ánh sáng nhân tạo bổ sung thì gà sẽ đẻ sớm. Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản 10 . Các giống gà xuất hiện ngày càng cho năng suất cao, hầu hết các giống gà sau xuất hiện thường có năng suất cao hơn và tiêu tốn thức ăn ít hơn giống gà xuất. đó có nhu cầu về thịt gà ngày càng cao. Yêu cầu đặt ra cho ngành chăn nuôi gia cầm là tạo ra các giống gà có năng suất cao, tỷ lệ thân thịt nhiều. Theo báo

Ngày đăng: 05/08/2013, 11:33

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1 Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gà con, gà dò, hậu bị sinh sản - bao cao
Bảng 3.1 Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gà con, gà dò, hậu bị sinh sản (Trang 25)
Bảng 3.2 Chương trình chiếu sáng - bao cao
Bảng 3.2 Chương trình chiếu sáng (Trang 25)
Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần - bao cao
Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần (Trang 25)
Bảng 3.1 Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gà con, gà dò, hậu bị sinh sản Giai đoạn Tuần tuổi Mật độ - bao cao
Bảng 3.1 Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gà con, gà dò, hậu bị sinh sản Giai đoạn Tuần tuổi Mật độ (Trang 25)
Bảng 3.4 Lịch trình sử dụng vacxin phòng bệnh cho gà - bao cao
Bảng 3.4 Lịch trình sử dụng vacxin phòng bệnh cho gà (Trang 26)
Hình ảnh gà mái ông bà Lohmann Meat (tuần tuổi 40) - bao cao
nh ảnh gà mái ông bà Lohmann Meat (tuần tuổi 40) (Trang 33)
Hình ảnh gà mái ông bà Lohmann Meat (tuần tuổi 40) - bao cao
nh ảnh gà mái ông bà Lohmann Meat (tuần tuổi 40) (Trang 33)
Bảng 4.1 Khối lượng cơ thể gà giống ông bà Lohmann meat giai đoạn hậu bị (g/con/tuần) - bao cao
Bảng 4.1 Khối lượng cơ thể gà giống ông bà Lohmann meat giai đoạn hậu bị (g/con/tuần) (Trang 36)
Bảng 4.1 Khối lượng cơ thể gà giống ông bà Lohmann meat giai đoạn hậu bị (g/con/tuần) - bao cao
Bảng 4.1 Khối lượng cơ thể gà giống ông bà Lohmann meat giai đoạn hậu bị (g/con/tuần) (Trang 36)
Từ bảng kết quả bảng 4.2 cho thấy độ đồng đều của đàn gà không tuân theo một quy luật nhất định nào.ở giai đoạn gà con độ đồng đều rất thấp, gà mái 53,1% gà trống 50,6% - bao cao
b ảng kết quả bảng 4.2 cho thấy độ đồng đều của đàn gà không tuân theo một quy luật nhất định nào.ở giai đoạn gà con độ đồng đều rất thấp, gà mái 53,1% gà trống 50,6% (Trang 40)
Bảng 4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ của đàn gà Lohmann meat ông bà giai đoạn từ 1-23 tuần tuổi - bao cao
Bảng 4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ của đàn gà Lohmann meat ông bà giai đoạn từ 1-23 tuần tuổi (Trang 41)
Bảng 4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ của đàn gà Lohmann meat ông bà giai đoạn từ 1-23 tuần tuổi - bao cao
Bảng 4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ của đàn gà Lohmann meat ông bà giai đoạn từ 1-23 tuần tuổi (Trang 41)
Từ kết quả bảng 4.3 và đồ thị chúng tôi nhận thấy: lượng thức ăn thu nhận hay tiêu tốn thức ăn cho một gà hậu bị tăng dần qua các tuần tuổi - bao cao
k ết quả bảng 4.3 và đồ thị chúng tôi nhận thấy: lượng thức ăn thu nhận hay tiêu tốn thức ăn cho một gà hậu bị tăng dần qua các tuần tuổi (Trang 42)
Đồ thị 2: Tương quan giữa lượng thức ăn thu nhận và tiêu chuẩn đối với gà mái - bao cao
th ị 2: Tương quan giữa lượng thức ăn thu nhận và tiêu chuẩn đối với gà mái (Trang 42)
Bảng 4.4 Tỷ lệ hao hụt của đàn gà giai đoạn hậu bị - bao cao
Bảng 4.4 Tỷ lệ hao hụt của đàn gà giai đoạn hậu bị (Trang 44)
Bảng 4.4 Tỷ lệ hao hụt của đàn gà giai đoạn hậu bị Tuần - bao cao
Bảng 4.4 Tỷ lệ hao hụt của đàn gà giai đoạn hậu bị Tuần (Trang 44)
Bảng 4.5 Tỷ lệ hao hụt của đàn gà mái giai đoạn sinh sản - bao cao
Bảng 4.5 Tỷ lệ hao hụt của đàn gà mái giai đoạn sinh sản (Trang 46)
Bảng 4.5 Tỷ lệ hao hụt của đàn gà mái giai đoạn sinh sản - bao cao
Bảng 4.5 Tỷ lệ hao hụt của đàn gà mái giai đoạn sinh sản (Trang 46)
Bảng 4.5 cho thấy khối lượng trứng tăng dần qua các tuần tuổi từ 48,02g – 58,54g. Khối lượng trứng có quan hệ chặt chẽ với khối lượng của gà mái, nếu gà không tăng khối lượng trứng cũng như sản lượng trứng sẽ tăng không đáng kể. - bao cao
Bảng 4.5 cho thấy khối lượng trứng tăng dần qua các tuần tuổi từ 48,02g – 58,54g. Khối lượng trứng có quan hệ chặt chẽ với khối lượng của gà mái, nếu gà không tăng khối lượng trứng cũng như sản lượng trứng sẽ tăng không đáng kể (Trang 48)
Bảng 4.5 cho thấy khối lượng trứng tăng dần qua các tuần tuổi từ 48,02g – 58,54g. Khối lượng trứng có quan hệ chặt chẽ với khối lượng của gà mái, nếu gà không tăng khối lượng trứng cũng như sản lượng trứng sẽ tăng không đáng kể. - bao cao
Bảng 4.5 cho thấy khối lượng trứng tăng dần qua các tuần tuổi từ 48,02g – 58,54g. Khối lượng trứng có quan hệ chặt chẽ với khối lượng của gà mái, nếu gà không tăng khối lượng trứng cũng như sản lượng trứng sẽ tăng không đáng kể (Trang 48)
Bảng 4.7 Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng Tuần  tuổiĐầu kỳ  (con)Sản lượngtrứng (quả/tuần ) - bao cao
Bảng 4.7 Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng Tuần tuổiĐầu kỳ (con)Sản lượngtrứng (quả/tuần ) (Trang 50)
Bảng 4.7 Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng Tuần - bao cao
Bảng 4.7 Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng Tuần (Trang 50)
Bảng 4.8 Tỷ lệ trứng giống và năng suất trứng giống - bao cao
Bảng 4.8 Tỷ lệ trứng giống và năng suất trứng giống (Trang 53)
Bảng 4.8  Tỷ lệ trứng giống và năng suất trứng giống - bao cao
Bảng 4.8 Tỷ lệ trứng giống và năng suất trứng giống (Trang 53)
Bảng 4.9 Kết quả ấp nở - bao cao
Bảng 4.9 Kết quả ấp nở (Trang 55)
Bảng 4.10 Hiệu quả sử dụng thức ăn qua các tuần đẻ - bao cao
Bảng 4.10 Hiệu quả sử dụng thức ăn qua các tuần đẻ (Trang 56)
Kết quả theo dõi hiệu quả sử dụng thức ă nở bảng 4.9 cho thấy, những tuần đầu do tỷ lệ đẻ của đàn gà còn thấp nên tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng còn rất cao, nhưng khi tỷ lệ đẻ tăng thì tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng lại giảm - bao cao
t quả theo dõi hiệu quả sử dụng thức ă nở bảng 4.9 cho thấy, những tuần đầu do tỷ lệ đẻ của đàn gà còn thấp nên tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng còn rất cao, nhưng khi tỷ lệ đẻ tăng thì tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng lại giảm (Trang 57)
Hình ảnh 2: Trứng giống - bao cao
nh ảnh 2: Trứng giống (Trang 63)
Hình ảnh 2: Trứng giống - bao cao
nh ảnh 2: Trứng giống (Trang 63)
Hình ảnh 3: Gà con mới nở - bao cao
nh ảnh 3: Gà con mới nở (Trang 64)
Hình ảnh 3: Gà con mới nở - bao cao
nh ảnh 3: Gà con mới nở (Trang 64)
w