HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA ĐÀN GÀ GIAI ĐOẠN HẬU BỊ

Một phần của tài liệu bao cao (Trang 40 - 43)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH

4.4 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA ĐÀN GÀ GIAI ĐOẠN HẬU BỊ

Trong chăn nuôi gia cầm ở nước ta, hiệu quả sử dụng thức ăn là tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm. Hiệu quả sử dụng thức ăn trong chăn nuôi gia cầm hậu bị chính là tiêu tốn thức ăn để sản xuất một gia cầm hậu bị, trong trường hợp này hiệu quả sử dụng thức ăn cũng chính là lượng thức ăn tiêu thụ cho một gia cầm hậu bị. Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn trong chăn nuôi gia cầm. Những yếu tố cơ bản như loài, giống, dòng, đặc điểm trao đổi chất của

mỗi cá thể; kỹ thuật nhân giống, tuổi của gia cầm, công nghệ chế biến thức ăn, tính chất của khẩu phần (sự đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng, hàm lượng xơ, mức năng lượng và protein...); kỹ thuật bảo quản thức ăn, tiểu khí hậu chuồng nuôi, qui trình chăn nuôi..đồng thời xác định hiệu quả sử dụng thức ăn là cơ sở để tính chi phí thức ăn, một chỉ tiêu quan trọng để xác định giá thành sản phẩm và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm.

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của gia cầm thì hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất ở giai đoạn gà con, sau đó giảm dần và có xu hướng tỷ lệ thuận với tốc độ sinh trưởng của gia cầm. Tuy nhiên, tăng trọng nhanh ở giai đoạn hậu bị không phải là mục tiêu cần đạt tới trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, nên bắt buộc phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ cho ăn hạn chế nhằm mục đích gà đạt khối lượng chuẩn, độ đồng đều và tỷ lệ nuôi sống cao.

Kết quả theo dõi hiệu quả sử dụng thức ăn của đàn gà hậu bị:

Bảng 4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ của đàn gà Lohmann meat ông bà giai đoạn từ 1-23 tuần tuổi

Tuần tuổi

Lượng thức ăn tiêu thụ (g/con/tuần)

Mái Trống Thực tế cộng dồn Tiêu chuẩn Thực tế cộng dồn Tiêu chuẩn 1 163.1 140 190.4 189 2 233.1 210 343 294 3 239.4 252 396.9 350 4 248.5 280 428.4 385 5 255.5 301 429.8 406 6 265.3 322 446.6 427 7 281.4 343 462.7 441 8 289.8 350 479.5 462 9 310.8 364 495.6 476

Tuần tuổi

Lượng thức ăn tiêu thụ (g/con/tuần)

Mái Trống Thực tế cộng dồn Tiêu chuẩn Thực tế cộng dồn Tiêu chuẩn 10 324.1 371 508.9 490 11 345.1 385 515.9 504 12 365.4 399 526.4 511 13 384.3 413 542.5 525 14 399.7 427 569.1 532 15 423.5 448 558.6 553 16 449.4 476 608.3 581 17 480.9 504 646.8 616 18 529.2 546 688.8 658 19 583.8 595 744.1 714 20 639.8 651 796.6 777 21 692.3 707 855.4 840 22 735.7 749 898.8 882 23 793.1 805 918.4 896 Tổng cộng 9433.2 10038 13051.5 12509

Đồ thị 2: Tương quan giữa lượng thức ăn thu nhận và tiêu chuẩn đối với gà mái

Từ kết quả bảng 4.3 và đồ thị chúng tôi nhận thấy: lượng thức ăn thu nhận hay tiêu tốn thức ăn cho một gà hậu bị tăng dần qua các tuần tuổi. Tiêu tốn thức ăn cho gà thấp nhất ở giai đoạn 1 tuần tuổi với lượng thức ăn 163,1 g/con/tuần. Tiêu tốn thức ăn cho một gà hậu bị tăng dần theo tuần tuổi và đạt cao nhất ở tuần 23. Cụ thể tuần 23 đạt 793,1 g/con/tuần. Tổng lượng tiêu tốn cho một gà mái đến hết tuần 23 là 9433,2 g/con/tuần. Từ kết quả này cho ta thấy tiêu tốn thức ăn cho một gà hậu bị thấp hơn so với tiêu chuẩn của công ty là 6,03%. Đối với gà trống tiêu thụ thức

ăn tuần đầu là 190 g/con/tuần, cao nhất ở tuần 23 là 918,4%. Tổng lượng tiêu tốn của gà trống giai đoạn hậu bị cao hơn so với tiêu chuẩn của công ty là 4,34 g/con/tuần.

Từ đồ thị 2 cho chúng ta thấy tuần tuổi 1 và 2 là hai tuần duy nhất lượng thức ăn cao hơn so với tiêu chuẩn của giống, do gà có tốc độ sinh trưởng nhanh, để hạn chế khối lượng cơ thể gà chúng tôi tiến hành hạn chế khẩu phần ăn, chính vì vậy lượng thức ăn thu nhận thực tế luôn thấp hơn so với tiêu chuẩn. Tuy nhiên, khi gà chuẩn bị lên đẻ lượng tiêu tốn thức ăn thực tế đã bám sát so với tiêu chuẩn,do chúng tôi đã thực hiện việc cho ăn hạn chế nghiêm ngặt, đồng thời vẫn đảm bảo khối lượng cơ thể gà trước khi vào đẻ. Tiêu tốn thức ăn có xu hướng tỷ lệ thuận với khối lượng cơ thể gà, điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia cầm nói chung. Vì nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm cũng như mọi loài động vật khác bào gồm hai phần là nhu cầu cho duy trì và nhu cầu để sản xuất. Gà có khối lượng cơ thể càng cao thì nhu cầu các chất dinh dưỡng cho duy trì cũng cao hơn, vì vậy gà cần được cung cấp nhiều thức ăn hơn.

Một phần của tài liệu bao cao (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w