1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại phường phạm ngũ lão, thành phố hải dương

75 320 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 227,02 KB
File đính kèm 0.rar (155 KB)

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, người cao tuổi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có xu hướng gia tăng nhanh. Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế ngày 212007, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đạt 71,3 tuổi, tăng 6 tuổi so với năm 1998. Vì vậy số lượng người cao tuổi tăng lên nhanh chóng, dự kiến số lượng người cao tuổi sẽ tăng từ 6,19 triệu năm 1999 lên 16,49 triệu năm 2029 ( theo báo cáo của UNFPA “Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam,2013). Theo dự báo của Tổng cục Thống kê năm 2010 (GSO, 2010) cho thấy tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên ở Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 10% tổng dân số vào năm 2017, tức là dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017. Tiếp đó, cũng theo dự báo này thì chỉ sau hai thập kỷ nữa dân số Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn “già” khi mà chỉ số già hóa tăng từ 35,5 năm 2009 lên hơn 100 vào năm 2032. Già hóa dân số sẽ có những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện chính sách, đảm bảo các nhu cầu trong cuộc sống, đặc biệt là nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Ở Việt Nam, việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi vừa mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội vừa mang tính nhân văn sâu sắc. Từ xưa nhân dân ta đã có những câu ca dao, tục ngữ như: “uống nước nhớ nguồn” hay “công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra...”. Người cao tuổi là tầng lớp đã có nhiều cống hiến cho xã hội vì vậy cần phải có những chính sách phù hợp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Nhà nước ta đã có những chính sách, sự quan tâm đến đời sống, sức khỏe của người cao tuổi. Đảng đã thông quan Pháp lệnh số 232000PLTTCP về công tác chăm sóc bảo vệ người cao tuổi. Việc chăm sóc người cao tuổi thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, truyền thống “Kính lão đắc thọ” của dân tộc, nó vừa mang ý nghĩa xã hội vừa mang ý nghĩa chính trị sâu sắc. Mặt khác, người cao tuổi là thế hệ đã trải nghiệm cuộc đời nên họ có nhiều kinh nghiệm quý báu, tầm hiểu biết sâu sắc, tìm hiểu đặc điểm tâm lý cũng như chăm sóc người cao tuổi, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe giúp chúng ta kế thừa trọn vẹn truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc. Vì vậy, việc chăm lo, phụng dưỡng người cao tuổi vừa thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc và góp phần đề cao chữ “Hiếu” trong cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng mang theo nhiều mặt trái tiêu cực, làm thay đổi mối quan hệ làng xóm, gia đình. Nhiều gia đình truyền thống bị vòng xoáy kinh tế thị trường cuốn đi. Với cơ chế hội nhập mới, thế hệ trẻ, con cháu trong gia đình hằng ngày phải cố gắng bươn trải, làm việc, chạy theo “đồng tiền” để có được cuộc sống tốt hơn. Chính việc đó lại khiến quên đi nhiệm vụ, trách nhiệm của mình là phái hiếu thuận, chăm lo cuộc sống của ông bà, cha mẹ. Họ sao nhãng tránh nhiệm đó để đến khi phát hiện ông bà, cha mẹ mình có bệnh thì việc điều trị đã trở nên khó khăn hơn. Tại phường Phạm Ngũ Lão, TP.Hải Dương cũng có nhiều các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi như hoạt động cấp phát thuốc miễn phí, thăm hỏi động viên… Tuy nhiên, dường như các hoạt động đó vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thăm khám bệnh của phần lớn người cao tuổi. Người cao tuổi vẫn chưa có cơ hội được tiếp xúc với các dịch vụ y tế tốt nhất hoặc khi thăm khám bệnh chưa đạt hiệu quả cao một phần do kiến thức chăm sóc sức khỏe còn hạn chế, một phần do đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn và thái độ nghề nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu khám sức khỏe. Các hoạt động thăm hỏi tinh thần còn mang nặng hình thức, các chính sách hỗ trợ cho các cụ già neo đơn còn hạn chế về kinh phí cũng như nguồn nhân lực, khó có thể đáp ứng một cách kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả nhu cầu của người cao tuổi. Bên cạnh đó, cũng chưa có nghiên cứu cụ thể nào trong việc thực thi các hoạt động chăm sóc người cao tuổi. Chính vì vậy, tôi muốn chọn đề tài “ Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại phường Phạm Ngũ Lão, Thành phố Hải Dương” để phần nào hiểu hơn về tình hình sức khỏe cũng như thực trạng hoạt động chăm sóc người cao tuổi tại phường Phạm Ngũ Lão, TP.Hải Dương, từ đó tìm ra biện pháp khắc phục, giúp nâng cao sức khỏe người cao tuổi tại Hải Dương nói riêng và cả nước nói chung.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Kết cấu khóa luận 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 6

1.1 KHÁI NIỆM NGƯỜI CAO TUỔI VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 6

1.1.1 Khái niệm người cao tuổi 6

1.1.2 Khái niệm về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi 7

1.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI 9

1.2.1 Đặc điểm sinh lý ở người cao tuổi 9

1.2.2 Đặc điểm tâm lý NCT 10

1.3 CÁC LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI CAO TUỔI 13

1.3.1 Hoạt động chăm sóc sức khỏe về mặt thể chất 13

1.3.2 Hoạt động chăm sóc sức khỏe về mặt tinh thần 13

1.4 THỰC TRẠNG NGƯỜI CAO TUỔI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 14

1.4.1 Về đời sống gia đình 15

1.4.2 Về đời sống vật chất, kinh tế 16

i

Trang 2

1.4.3 Về đời sống tâm lý, tinh thần 17

1.5 QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI CAO TUỔI 18

1.5.1 Nhóm chính sách về an sinh xã hội 18

1.5.1.1 Đối với Bảo hiểm xã hội (BHXH) 19

1.5.1.2 Đối với Bảo hiểm Y tế ( BHYT ) 19

1.5.1.3 Đối với Trợ cấp xã hội 20

1.5.2 Nhóm chính sách về dịch vụ chăm sóc người cao tuổi 20

1.5.3 Nhóm chính sách về thể chế 21

PHẦN II NỘI DUNG 22

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHƯỜNG PHẠM NGŨ LÃO, TP HẢI DƯƠNG 22

2.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỊA BÀN VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 22

2.1.1 Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu 22

2.1.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm kinh tế 22

2.1.1.2 Tình hình chính trị xã hội của địa bàn nghiên cứu 23

2.1.2 Tình hình chung về người cao tuổi trong địa bàn nghiên cứu 24

2.1.2.1 Đặc điểm nhân khẩu học 24

2.1.2.2 Tình hình sức khỏe người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu 27

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỂ CHẤT VÀ SỨC KHỎE TINH THẦN NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 30

2.2.1 Các hoạt động chăm sóc y tế 30

2.2.2 Hoạt động chăm sóc sức khỏe vật chất 35

2.2.3 Các hoạt động thể dục thể thao, câu lạc bộ 40

2.2.3.1 Các hoạt động thể dục thể thao 40

2.2.3.2 Hoạt động tham gia các Câu lạc bộ 43

2.2.4 Các hoạt động tặng quà, thăm hỏi động viên 46

2.2.5 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 48

ii

Trang 3

CHƯƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT 50

3.1 KHUYẾN NGHỊ 50

3.1.1 Đối với Nhà nước 50

3.1.2 Đối với địa phương 51

3.1.3 Với gia đình NCT 52

PHẦN III KẾT LUẬN 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

PHỤ LỤC 57

iii

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

iv

Trang 5

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1 : Người cao tuổi ở Việt Nam : Số lượng và tỷ lệ 15

Bảng 1.2: Tình trạng hôn nhân của người cao tuổi Việt Nam 16

Bảng 2.1 : Đời sống tinh thần của Người cao tuổi 25

Bảng 2.2 : Khả năng nhận thức của Người cao tuổi 27

Bảng 2.3 : Tình hình sức khỏe của Người cao tuổi 29

Biểu đồ 1.1 Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình người cao tuổi 17

Biểu đồ 2.1 : Tỷ lệ người cao tuổi chia theo nhóm tuổi tại phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương ( Đơn vị : % ) 24

Biểu đồ 2.2 Thu nhập của người cao tuổi chia theo nhóm tuổi 26

Biểu đồ 2.4 : Tình hình sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người cao tuổi 31

Biểu đồ 2.5 : Đánh giá về thái độ làm việc, phục vụ của đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế 33

Biểu đồ 2.6 Nhu cầu vật chất của người cao tuổi 36

Biểu đồ 2.7 Tình trạng hoạt động đáp ứng nhu cầu vật chất thiết yếu cho người cao tuổi 37

Biểu đồ 2.8 Số lượng người cao tuổi tham gia các hoạt động thể dục thể thao 40

Biểu đồ 2.9 Số lượng người cao tuổi tham gia các Hội, nhóm đoàn thể 44

Biểu đồ 2.10 Số lượng người cao tuổi tham gia các câu lạc bộ 45

v

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, người cao tuổi trên thế giới nói chung và Việt Nam nóiriêng đang có xu hướng gia tăng nhanh Theo kết quả điều tra của Bộ Y tếngày 2/1/2007, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đạt 71,3 tuổi, tăng

6 tuổi so với năm 1998 Vì vậy số lượng người cao tuổi tăng lên nhanhchóng, dự kiến số lượng người cao tuổi sẽ tăng từ 6,19 triệu năm 1999 lên16,49 triệu năm 2029 ( theo báo cáo của UNFPA “Già hóa dân số và ngườicao tuổi ở Việt Nam,2013) Theo dự báo của Tổng cục Thống kê năm 2010(GSO, 2010) cho thấy tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên ở Việt Nam sẽ chạmngưỡng 10% tổng dân số vào năm 2017, tức là dân số Việt Nam chính thứcbước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017 Tiếp đó, cũng theo dự báo nàythì chỉ sau hai thập kỷ nữa dân số Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn “già”khi mà chỉ số già hóa tăng từ 35,5 năm 2009 lên hơn 100 vào năm 2032.Già hóa dân số sẽ có những khó khăn, thách thức trong việc thực hiệnchính sách, đảm bảo các nhu cầu trong cuộc sống, đặc biệt là nhu cầu chămsóc sức khỏe

Ở Việt Nam, việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi vừa mang ýnghĩa kinh tế, chính trị, xã hội vừa mang tính nhân văn sâu sắc Từ xưanhân dân ta đã có những câu ca dao, tục ngữ như: “uống nước nhớ nguồn”hay “công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảyra ” Người cao tuổi là tầng lớp đã có nhiều cống hiến cho xã hội vì vậycần phải có những chính sách phù hợp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.Nhà nước ta đã có những chính sách, sự quan tâm đến đời sống, sức khỏecủa người cao tuổi Đảng đã thông quan Pháp lệnh số 23/2000/PL-TTCP vềcông tác chăm sóc bảo vệ người cao tuổi Việc chăm sóc người cao tuổi thểhiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, truyền thống “Kính lão đắc thọ” củadân tộc, nó vừa mang ý nghĩa xã hội vừa mang ý nghĩa chính trị sâu sắc.Mặt khác, người cao tuổi là thế hệ đã trải nghiệm cuộc đời nên họ có nhiềukinh nghiệm quý báu, tầm hiểu biết sâu sắc, tìm hiểu đặc điểm tâm lý cũngnhư chăm sóc người cao tuổi, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe giúp chúng ta

kế thừa trọn vẹn truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc Vìvậy, việc chăm lo, phụng dưỡng người cao tuổi vừa thể hiện tinh thần nhânvăn sâu sắc và góp phần đề cao chữ “Hiếu” trong cuộc sống ngày nay

Trang 7

Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng mang theo nhiều mặt trái tiêucực, làm thay đổi mối quan hệ làng xóm, gia đình Nhiều gia đình truyềnthống bị vòng xoáy kinh tế thị trường cuốn đi Với cơ chế hội nhập mới,thế hệ trẻ, con cháu trong gia đình hằng ngày phải cố gắng bươn trải, làmviệc, chạy theo “đồng tiền” để có được cuộc sống tốt hơn Chính việc đó lạikhiến quên đi nhiệm vụ, trách nhiệm của mình là phái hiếu thuận, chăm locuộc sống của ông bà, cha mẹ Họ sao nhãng tránh nhiệm đó để đến khiphát hiện ông bà, cha mẹ mình có bệnh thì việc điều trị đã trở nên khó khănhơn Tại phường Phạm Ngũ Lão, TP.Hải Dương cũng có nhiều các hoạtđộng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi như hoạt động cấp phát thuốcmiễn phí, thăm hỏi động viên… Tuy nhiên, dường như các hoạt động đóvẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thăm khám bệnh của phần lớnngười cao tuổi Người cao tuổi vẫn chưa có cơ hội được tiếp xúc với cácdịch vụ y tế tốt nhất hoặc khi thăm khám bệnh chưa đạt hiệu quả cao mộtphần do kiến thức chăm sóc sức khỏe còn hạn chế, một phần do đội ngũ ybác sĩ trình độ chuyên môn và thái độ nghề nghiệp chưa đáp ứng được nhucầu khám sức khỏe Các hoạt động thăm hỏi tinh thần còn mang nặng hìnhthức, các chính sách hỗ trợ cho các cụ già neo đơn còn hạn chế về kinh phícũng như nguồn nhân lực, khó có thể đáp ứng một cách kịp thời, nhanhchóng và hiệu quả nhu cầu của người cao tuổi.

Bên cạnh đó, cũng chưa có nghiên cứu cụ thể nào trong việc thực thicác hoạt động chăm sóc người cao tuổi

Chính vì vậy, tôi muốn chọn đề tài “ Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại phường Phạm Ngũ Lão, Thành phố Hải Dương” để

phần nào hiểu hơn về tình hình sức khỏe cũng như thực trạng hoạt độngchăm sóc người cao tuổi tại phường Phạm Ngũ Lão, TP.Hải Dương, từ đótìm ra biện pháp khắc phục, giúp nâng cao sức khỏe người cao tuổi tại HảiDương nói riêng và cả nước nói chung

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT tại phường PhạmNgũ Lão-TP.Hải Dương

3 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại phườngPhạm Ngũ Lão, TP Hải Dương

Trang 8

Tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổitại phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương

Tìm hiểu nhu cầu chăm sóc sức khỏe của NCT => từ đó đưa ranguyên nhân, giải pháp

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động chăm sóc sứckhỏe cho NCT

Phân tích thực trạng các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại địa bàn

Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện cũng như nâng caonhận thức của toàn bộ cán bộ, nhân dân địa phương

5 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại phường Phạm Ngũ Lão TP.HảiDương

Sự tham gia của chính quyền địa phương cùng toàn thể nhân dân trongviệc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn phường Phạm NgũLão

7 Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Thu thập tất cả những thông tin về các hoạt động, chính sách về ngườicao tuổi nói chung như luật người cao tuổi, văn bản hướng dẫn thi hànhluật người cao tuổi, các chương trình hoạt động… và các thông tin về các

Trang 9

hoạt động chăm sóc người cao tuổi tại địa bàn phường Phạm Ngũ Lão,TP.HD nói riêng Thông tin, số liệu về cơ cấu tuổi, cơ cấu giới tính, tìnhtrạng sức khỏe của người cao tuổi ở địa bàn nghiên cứu…để có tài liệu đầy

đủ phục vụ cho việc nghiên cứu triển khai đề tài

b Điều tra bảng hỏi

Bảng hỏi là hệ thống các câu hỏi được xếp đặt trên cơ sở các nguyêntắc tâm lý: tâm lý, logic và theo nội dung nhất định nhằm tạo điều kiện chongười được hỏi thể hiện được quan điểm của mình với những vấn đề thuộc

về đối tượng nghiên cứu và người nghiên cứu thu nhận được các thông tin

cụ thể đầu tiên đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu của đề tài và mục tiêunghiên cứu Nghiên cứu này tiến hành điều tra bảng hỏi với 85 người caotuổi, lấy mẫu ngẫu nhiên để đảm bảo tính khách quan, nhằm phát hiện hiệuquả cũng như những hạn chế của các hoạt động chăm sóc sức khỏe ngườicao tuổi tại phường Phạm Ngũ Lão, TP.Hải Dương

Phường Phạm Ngũ Lão là một phường trung tâm của Thành Phố, có

vị trí địa lý thuận lợi, nền kinh tế phát triển nhanh Bao quanh phường là 3trục đường chính trung tâm của thành phố, cuộc sống người dân trên địabàn phường ổn định và phát triển Vì vậy, khi nghiên cứu tại phường, tácgiả có thể có những cái nhìn khách quan và rõ nét nhất

Bảng hỏi dành cho NCT trong điều tra gồm 18 câu hỏi về các vấn đề,hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần, nhu cầu vànhưng đánh giá khách quan của NCT Sau khi phát phiếu hỏi để thu thậpthông tin, tác giả sử dụng phần mềm SPSS để xử lý và thống kê, mô tả lạinhững nội dung thông tin đó Từ những số liệu được xử lý, ta có cái nhìntổng quan hơn về các con số được xử lý, khái quát rõ hơn thực trạng tìnhhình cụ thể của việc chăm sóc người cao tuổi trên địa bàn nghiên cứu

Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu đối với :

Trang 10

10 người là người cao tuổi từ 60 đến 80 tuổi Nội dung phỏng vấn sâubao gồm các câu hỏi.

10 hộ gia đình có người thân là người cao tuổi Nội dung phỏng vấnsâu bao gồm các câu hỏi

d Phương pháp quan sát

Quan sát mọi sự vật, hiện tượng xung quanh, tâm tư tình cảm cũngnhư cái nhìn của mọi người về các mô hình, hoạt động chăm sóc người caotuổi tại phường Phạm Ngũ Lão Từ đó đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, đưa racác biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn đã quan sát được, giúp việcchăm sóc người cao tuổi trên địa bàn nghiên cứu đạt kết quả cao

8 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, kếtcấu khóa luận gồm có 3 chương :

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨCKHỎE NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHƯỜNG PHẠM NGŨ LÃO, TP HẢIDƯƠNG

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP – KHUYẾN NGHỊ

Trang 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 KHÁI NIỆM NGƯỜI CAO TUỔI VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

1.1.1 Khái niệm người cao tuổi

Có rất nhiều quan niệm về NCT, đa số các quan niệm đó đều dựa vàotuổi thọ trung bình của con người Theo quan niệm của Hội người cao tuổiViệt Nam thì “ người cao tuổi là những người từ đủ 50 tuổi trở lên” TheoLuật lao động Việt Nam : “Người cao tuổi là những người từ đủ 60 tuổi trởlên đối với nam và từ 55 tuổi trở lên đối với nữ.” Theo Luật người cao tuổiViệt Nam (chương I điều 2) có ghi rõ : “Người cao tuổi được quy địnhtrong luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”

Như vậy, NCT hay người già, người cao niên là những người lớn tuổi,thường có độ tuổi từ khoảng 60 tuổi trở lên, có kinh nghiệm sống phongphú, có những trải nghiệm thực tế, chiêm nghiệm, tích lũy những tinh hoaquý báu truyền lại cho thế hệ con cháu Pháp lệnh người cao tuổi Việt Nam(số 23/2000/PL-UBTVQH, ra ngày 28 tháng 4 năm 2000), nhận định :

“người cao tuổi có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhâncách và có vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội”

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về NCT Trước đây, người tathường dùng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi, hiện nay

“người cao tuổi” ngày càng được sử dụng nhiều hơn Hai thuật ngữ này tuykhông khác nhau về mặt khoa học song về tâm lý, “người cao tuổi” là thuậtngữ mang tính tích cực và thể hiện thái độ tôn trọng

Theo quan điểm Y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóagắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể

Theo WHO : Người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên

Một số nước phát triển như Đức, Hoa Kỳ… lại quy định NCT lànhững người từ 65 tuổi trở lên Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do

sự khác nhau về lứa tuổi có các biểu hiện về già của người dân ở các nước

đó khác nhau Những nước có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổithọ và sức khỏe của người dân cũng được nâng cao Do đó, các biểu hiệncủa tuổi già thường đến muộn hơn Vì vậy, quy định về tuổi của của cácnước đó cũng khác nhau

Trang 12

Theo quan điểm của Công tác xã hội : Với đặc thù là một nghề trợgiúp xã hội, công tác xã hội nhìn nhận về người cao tuổi như sau: Ngườicao tuổi với những thay đổi về tâm sinh lý, lao động-thu nhập, quan hệ xãhội sẽ gặp nhiều khó khăn, vấn đề trong cuộc sống Do đó, người cao tuổi

là một đối tượng yếu thế, đối tượng cần sự trợ giúp của công tác xã hội.Già sinh học là khi hoạt động sống của con người bị chính các quátrình diễn biến tự nhiên trong cơ thể con người Bởi vậy, tuổi già sinh học

có thể bắt đầu ở mỗi cá nhân, ở nhiều lứa tuổi khác nhau, phụ thuộc vàocấu tạo sinh học vốn có của mỗi nòi giống và tính di truyền cảu dòng họ,của dân tộc và phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội của mỗi vùng,mỗi quốc gia trong thời kỳ nhất định

Tuổi già pháp định là những người đạt đến một độ tuổi nào đó phảichấm dứt các hợp đồng lao động, được quyền nghỉ ngơi (theo luật lao độngthì là 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ) Tổ chức và cá nhân nào viphạm quyền này đối với người cao tuổi được coi là vi phạm pháp luật Tuổi già lao động là độ tuổi mà người lao động đã có những suy giảm

về thể chất và chức năng lao động Các phản xạ về nghề nghiệp đã kém đi Các khái niệm trên đây đều giúp xác định về độ tuổi của người caotuổi, bao gồm các mặt về sinh lý và về pháp luật, giúp đề tài khóa luận vềngười cao tuổi được hiểu toàn diện hơn, chặt chẽ hơn

1.1.2 Khái niệm về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Theo định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế Giới( World Health Organization): “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoảimái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không cóbệnh tật hay tàn phế” Vậy hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất là như thếnào? Thoải mái về mặt thể chất có nghĩa là hoạt động thể lực, hình dáng,

WHO-ăn, ngủ, tình dục,… tất cả các hoạt động sống trên đều ở trạng thái tốt nhấtphù hợp với từng lứa tuổi Sức khỏe thể chất : Được thể hiện một cách tổngquát là sự sảng khoái và thoải mái về thể chất Càng sảng khoái, thoải máicàng chứng tỏ bạn là người khỏe mạnh Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái

về thể chất là sức lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng chống được cácyếu tố gây bệnh, khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của môitrường

Chăm sóc sức khỏe là việc sử dụng các công cụ y tế, các phương

Trang 13

pháp, biện pháp đặc trị( có thể mang tính chuyên môn hoặc không) giúpcon người nâng cao được sức đề kháng, phòng chống bệnh tật, vui khỏe, cóthể kéo dài tuổi thọ, nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp cuộc sống ngày càngtốt hơn.

Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi là việc chăm sóc sức khỏe thiếtyếu dựa trên phương pháp và kỹ thuật thực hành, đưa đến tận cá nhân vàtừng gia đình người cao tuổi trong cộng đồng, được mọi người chấp thuậnthông qua sự tham gia đầy đủ của người cao tuổi nhằm đạt sức khỏe caonhất Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nhằm nâng cao sức khỏe, phòngbệnh, chữa bệnh hoặc phục hồi sức khỏe cả về thể chất và tinh thần

Khi nói đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nghĩa là đề cập đếnviệc chăm sóc sức khỏe ở nghĩa rộng hơn, cả về sức khỏe thể chất và sứckhỏe tinh thần, làm sao giúp người cao tuổi hoàn toàn thoải mái, vui khỏe,kéo dài tuổi thọ Chăm sóc sức khỏe thể chất bao gồm các hoạt động thămkhám sức khỏe về y tế, giúp người cao tuổi tiếp cận với khoa học kỹ thuậthiện đại, có khả năng chữa trị bệnh tật một cách khoa học; hoạt động tư vấnchăm sóc dinh dưỡng cho người cao tuổi để họ có chế độ ăn uống hợp lý,giữ gìn, phòng ngừa, giảm thiểu bệnh tật nếu có phương pháp, liều lượng

ăn uống hợp lý; hay các hoạt động thể dục thể thao như đánh cầu lông, thểdục dưỡng sinh, chạy bộ…tăng cường sức khỏe khiến người cao tuổi dẻodai hơn, hoạt bát hơn, trở lên yêu đời hơn Đối với chăm sóc sức khỏe tinhthần bao gồm các hoạt động như tăng cường mối quan hệ của người caotuổi với con cháu để tình cảm gia đình được gắn kết, nâng cao, giải tỏacăng thẳng trong gia đình; các hoạt động thăm hỏi động viên người cao tuổimỗi dịp đến lễ mừng thọ hay các hoạt động tư vấn trợ giúp người cao tuổigiải tỏa tinh thần, vượt qua khó khăn trong cuộc sống

Nói tóm lại chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phải được hiểu theonghĩa toàn diện nhất, bao quát nhất, cả chăm sóc sức khỏe về mặt thể chất

và chăm sóc sức khỏe về mặt tinh thần; giúp người cao tuổi phòng ngừa,nâng cao tình trạng sức khỏe, giảm thiểu tới mức tối đa những rủi ro sẽ gặpphải khi về già, cả về vật chất và tinh thần

Trong nghiên cứu này, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là việc: Tổchức các hoạt động chăm sóc như chăm sóc sức khỏe y tế của bệnh viện đakhoa Thành phố Hải Dương, chăm sóc việc “ăn, mặc, ở” của nhân dân

Trang 14

chính quyền địa phương, việc tổ chức các hoạt động thể dục thể thao tăngcường sức dẻo dai, sức chịu đựng, các hoạt động truyền thông, văn hóa vănnghệ nâng cao nhận thức về sức khỏe và các hoạt động thăm hỏi, động viêngiúp đỡ của chính quyền địa phương.

1.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI

1.2.1 Đặc điểm sinh lý ở người cao tuổi

Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật tất yếu của tạo hóa Mỗi tuổi mỗi già,tuổi già sức yếu là lẽ tự nhiên Lão hóa về chất là muôn vẻ Đối với một sốngười lão hóa đến sớm hơn, còn đối với người khác thì muộn hơn, song bấtluận thế nào lão hóa là một quá trình tất yếu, bình thường và không thể đảongược được, xảy ra trong toàn bộ cơ thể Ngay cả khi có các điều kiện sống

và môi trường thuận lợi, các hệ thống trong cơ thể cũng sẽ dần suy giảm,tuy rằng tốc độ lão hóa của chúng ta không giống nhau Quá trình lão hóađối với phần lớn các kết cấu cơ thể xảy ra ngay từ khi sự phát triển bắt đầuhoặc vào giữa thời kỳ phát triển Khi tuổi già các đáp ứng kém nhanh nhạy,khả năng tự điều chỉnh và thích nghi cũng giảm dần, tất nhiên sức khỏe vềthể chất và tình thần sẽ giảm sút Về thể xác trong giai đoạn này cơ thể bắtđầu có những thay đổi theo chiều hướng đi xuống

Tuổi già thường có các đặc điểm về sinh lý chung như sau:

Có sự thay đổi rõ rệt thể hiện như tóc bạc, da mồi, có thêm nhiều nếpnhăn Da trở lên khô và thô hơn Trên cơ thể, đầu và mặt xuất hiện mụncơm nhiều hơn Ở tuổi già có những nếp nhăn là do lớp mỡ ở dưới lớp damất đi cũng như o da không còn tính chất đàn hồi Các mạch máu mỏng vỡ

ra, tạo thành các chất xanh đen nhỏ dưới da Một số biến đổi mặt ngoài cơthể là kết quả của quá trình lão hóa diễn ra một cách bình thường, song cácbiểu hiện bên ngoài của tuổi tác cũng chịu tác động của các yếu tố ditruyền

Bộ răng yếu làm cho người cao tuổi ngại dùng các thức ăn cứng, khô,dai dù thức ăn này giàu vitamin, đạm và chất khoáng NCT thường chọncác thức ăn mềm Chức năng tiêu hóa suy giảm, làm cho sự cân bằng trong

mô và tế bào bị ảnh hưởng, dẫn đến NCT dễ mắc bệnh tiểu đường

Cảm giác-nghe nhìn, nếm và khướu giác cùng với tuổi tác ngày càngcao thường bắt đầu hoạt động kém hiệu quả Việc tiếp nhận thông tin cũngthay đổi do tuổi cao Cụ thể, NCT thường không để ý đến những kích thích

Trang 15

từ bên ngoài, họ gặp khó khăn trong việc định hướng đường đi cũng nhưtiếp cận một biển chỉ đường trong số loạt biển chỉ đường khác.

Tim là một cơ bắp có trình độ chuyên môn hóa cao cùng với tuổi táccũng phải chịu đựng những vấn đề tương tự như các cơ bắp khác của cơthể Tim phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của hệ tuần hoàn, mà có thể lànguyên nhân phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến lão hóa Phổi của ngườigià thường làm việc ít hiệu quả khi hít vào và lượng oxy giảm Khả năng

dự phòng của tim, phổi và các cơ quan khác cũng giảm sút

Do sự thay đổi của nội tiết tố, ham muốn tình dục ở người cao tuổicũng giảm đi rõ rệt Ở người già, xương và khớp không còn linh hoạt, mềmdẻo, các cơ đều yếu đi dẫn đến mọi cử động đều chậm chạp, vụng về.Người già hay bị mệt mỏi, mọi hành vi, cử chỉ yêu đương gặp khó khăn Sựphản ứng không còn nhanh như thời trẻ Động tác không linh hoạt nhưtrước nữa, đối với sự việc không nhạy cảm, phục hồi chậm khi mệt mỏi.Người già không quên di những hiểu biết và khả năng của họ nhưng lạichậm chạp trong việc vận dụng nó để giải quyết vấn đề Họ rất hayquên( nói đi nói lại một vấn đề- nói rồi nhưng lại quên tưởng mình chưanói, đọc sách thì đọc trước quên sau, nhiều khi tên của người quen cònkhông nhớ) Tuy nhiên sự chậm chap và hay quên của người già khácnhững bệnh lẫn hay còn gọi là Dementia hay Alzheimer Disease

Bên cạnh đó, người già thường nhiễm các bệnh như cảm cúm, bệnhđường hô hấp, phổi, xương, khớp, nhiễm trùng,… do cơ thể không cònkhỏe mạnh và khả năng miễn dịch không còn tốt như trước nữa Họ có thể

tử vong khi mắc các bệnh đơn giản, cơ bắp, sức mạnh và sự dẻo dai cùngvới tuổi tác cũng giảm đi Kết cấu và thành phần các mô thay đổi, hoạtđộng của cơ bắp thay đổi là do có sự thay đổi của kết cấu thành phần khungxương Xương yếu, xốp và giòn, dễ gãy, vỡ

1.2.2 Đặc điểm tâm lý NCT

Ở giai đoạn đầu 60 - 70 tuổi khả năng nghe nhìn của các cụ vẫn còntốt Nhưng từ 70 tuổi trở đi thì khả năng này suy giảm mạnh, các cụ nhìn sựvật, hiện tượng không rõ, nhiều cụ không nhìn thấy gì nghe âm thanhkhông rõ Do đó khi giao tiếp khả năng thu nhận thông tin có sự sai lệch

Độ nhạy cảm của các giác quan suy giảm mạnh (khứu giác , vị giác , mạcgiác) Ở đâu tuổi già, người cao tuổi vẫn còn sức làm việc, còn năng lực

Trang 16

sáng tạo thậm chí ở mức độ cao nhiều tích lũy kinh nghiệm, vốn sống Với

uy tín cao, đạo đức lối sống mẫu mực, cùng vốn tri thức, kinh nghiệmphong phú của mình, người cao tuổi có vai trò quan trọng trong gia đìnhngoài xã hội Thực sự là "cây cao bóng cả" cho lớp người đi sau Ý thứctrách nhiệm trước tập thể , trước gia đình và xã hội rất cao, vì vậy họ đóngvai trò là người thầy người hướng dẫn giáo dục đối với lớp trẻ họ truyềnđạt kinh nghiệm lao động sản xuất, với sống mà họ tích lũy được ở giaiđoạn trước đó trong con cháu dạy con cháu cách sống đúng với chuẩn mựcđạo đức Ở người cao tuổi tính ham hiểu biết vẫn còn, thể hiện ở chỗ họhứng thú theo dõi những tin tức thời sự, khoa học kỹ thuật những trào lưumới trong xã hội Hoạt động ngôn ngữ tích cực : hay nói hay bình luận,nhận xét Trí nhớ thay đổi rõ rệt: trí nhớ ngắn hạn giảm sút, trí nhớ dài hạnvẫn ở mức cao ( người cao tuổi hay lưu luyến quá khứ rất thích nhớ lại kểlại những câu chuyện đã qua) Tuy nhiên người cao tuổi hay quên, ngườicao tuổi có thể quên ngay điều vừa nhìn thấy nhưng những kỷ niệm cũ họ

có thể nhớ rất rõ Chính vì thế mà người cao tuổi hay nói đi nói lại Do vậy

họ sống nặng về nội tâm

Tư duy kém năng động, kém linh hoạt, hoạt động tư duy để ra quyếtđịnh của họ chậm hơn so với lớp trẻ, nhưng do có nhiều kinh nghiệm và sựtừng trải nên các quyết định của họ thường chín chắn hơn Mặt khác, sựtừng trải và tuổi đã cao do vậy người cao tuổi thường khó chấp nhận cáimới, không thích thay đổi thói quen cách tư duy cũ mà đôi khi lớp trẻ chorằng người cao tuổi bảo thủ, cứng nhắc trong cách giải quyết vấn đề

Người cao tuổi có sự hiểu biết lão luyện về cuộc đời, con người và xãhội

Người cao tuổi có phản ứng cảm xúc nhạy bén, vui buồn dễ dàng, dễhờn dỗi (sự trở về trẻ thơ) bởi người cao tuổi sống thiên về tình cảm hơn làvật chất nên họ dễ có cảm xúc lạ khi gặp tình huống lạ

Mặc cảm tuổi già, sức yếu, lực bất tòng tâm, các cụ có tâm lý bi quan,chán nản, hay giận dỗi, tự ái, cảm giác sống nhờ vả con cái, cảm giác làngười thừa không có ích trong gia đình Do đó dễ dẫn tới tình trạng xungđột tuổi già và lớp trẻ Khi tự ái người cao tuổi luôn giấu đi bệnh tật củamình, tự tìm cách chữa bệnh hoặc không quan tâm Đây chính là nguyênnhân dẫn đến lượng người cao tuổi bị bệnh nặng mới phát hiện ra, các biện

Trang 17

pháp chữa trị không còn đạt hiệu quả cao nữa.

Sự xao xuyến lo âu là tâm trạng thường xuyên của những người caotuổi Họ ý thức rằng cuộc đời đã xế chiều nên người già sợ ốm đau, tinhthần giảm sút, sợ không có người chăm sóc, không đủ kiên nhẫn chịu đựngnỗi đau, sợ báo hại con cháu, làm khổ người xung quanh, sợ chuỗi ngàycòn lại vô dụng, cô đơn Chính vì những trăn trở đó mà người cao tuổi giàutình cảm, sống thiên về tình cảm nhiều hơn, họ nặng tình cảm hàm ơnngười khác nếu được giúp đỡ dù là chuyện nhỏ Đây cũng chính là nguyênnhân người cao tuổi thường không nhận sự giúp đỡ, giấu nhẹm mọi chuyện

ổn đau, vướng mắc của mình, tìm cách tự giải quyết song không phải lúcnào cũng thành công có những trường hợp bố mẹ phải nhập viện con cháumới phát hiện rằng ra rằng họ có bệnh

Khi cao tuổi, con người thường gắn bó hơn với cuộc sống tâm linh,dòng họ gia đình và con cháu Nhiều người thường đi thăm viếng, lễ bái ởcác đền chùa,di tích, tham gia các lễ hội của làng xã Những hoạt động nàyvừa mang tính chất thư giãn, vừa mang tính giải trí cao, vừa thỏa mãn tâm

lý trở về cội nguồn của người cao tuổi các cụ thường quan tâm tới lịch sử,gia phả của dòng họ, của gia đình, bỏ nhiều công sức để tìm hiểu, hoànthiện những vấn đề mà trước đây do bận công việc chưa làm được Điềunày đem lại niềm vui, niềm tự hào cho họ Bên cạnh đó , tuổi càng cao các

cụ càng muốn gắn bó hơn với cuộc sống gia đình, với con cháu điều nàythể hiện rõ nét khi dù đã già nhưng công việc hàng ngày trong gia đìnhngười cao tuổi vẫn muốn tham gia với suy nghĩ giúp đỡ được phần nào hayphần nấy và tăng cường tình đoàn kết gắn bó trong gia đình Các cụ yêuthích các bữa ăn đầy đủ các thành viên của đại gia đình, con cháu đến hỏihan sức khỏe, nói chuyện với người cao tuổi làm họ giảm bớt sự tủi thânhàng ngày và cảm thấy tự hào với những thành tựu mà con cháu đạt được.Người cao tuổi phần lớn tuổi đã cao, họ luôn mong muốn được nghỉ ngơisống quây quần bên con cháu, bên người thân Nhu cầu về vật chất khôngphải là quan trọng nhất mà điều quan trọng nhất họ mong muốn là đượcsống dưới mái ấm gia đình, có quan cháu quan tâm, chăm sóc hỏi han

Trang 18

1.3 CÁC LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHONGƯỜI CAO TUỔI

1.3.1 Hoạt động chăm sóc sức khỏe về mặt thể chất

Hoạt động chăm sóc sức khỏe vật chất là hoạt động chăm sóc sứckhỏe cho người cao tuổi thông qua các hoạt động chăm sóc sức khỏe y tế,

cụ thể như thăm khám sức khỏe định kỳ; cấp phát thẻ bảo hiểm y tế; cấpphát thuốc miễn phí,…

Mục đích của hoạt động này là đảm bảo sức khỏe cho NCT một cáchtốt nhất bởi đối với NCT, giai đoạn “lão hóa” thật sự làm cho NCT bị suygiảm nhanh chóng về sức khỏe Họ cần có sự giúp đỡ của các cơ quan cóthẩm quyền trong việc thực thi các chủ trương, chính sách của Nhà nước.Bởi vậy, việc chăm sóc sức khỏe thể chất là hoạt động cần thực hiện đầutiên trong việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

Trong nghiên cứu này, ở hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất, tácgiả nghiên cứu chủ yếu về hoạt động y tế, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế, thểdục thể thao

1.3.2 Hoạt động chăm sóc sức khỏe về mặt tinh thần

Bên cạnh hoạt động chăm sóc sức khỏe về vật chất, hoạt động chămsóc sức khỏe về mặt tinh thần cũng cần được chú trọng song song Để cómột sức khỏe ổn định, NCT cần có được một tâm trạng ổn định nhất để duytrì tâm thế ổn định, không dễ bị xúc động, ảnh hưởng tâm lý Bên cạnh đó,chăm sóc sức khỏe tinh thần giúp NCT luôn có cái nhìn lạc quan về cuộcsống, giúp họ vơi bớt phần nào suy nghĩ tiêu cực mà ở độ tuổi này luônluôn xảy ra

Mặt khác, chăm sóc sức khỏe tinh thần của NCT còn thể hiện sự quantâm, chăm sóc rõ nhất của con cháu, người thân dành cho họ Mỗi ngày chỉcần bỏ ra một chút thời gian để tâm sự, trò chuyện, đi dạo hay cùng họ ăncơm gia đình thôi thì tâm trạng họ đã tốt hơn rất nhiều Họ cần điều đó hơn

là những thứ vật chất xung quanh

Ngoài việc chăm sóc từ gia đình, hoạt động CSSK cho NCT về mặttinh thần còn được thể hiện qua các hội, nhóm, câu lạc bộ tại địa phương.Đây cũng sẽ là sợi dây vô hình giúp NCT xích lại gần nhau Khi không cócon cháu bên cạnh, thì bạn bè cùng trang lứa sẽ là người đồng hành cùng

Trang 19

chia sẻ bởi họ hiểu rõ tâm tư, suy nghĩ của nhau Tham gia các hội, nhóm,câu lạc bộ tại địa phương, NCT sẽ có đời sống tinh thần thú vị và cảm thấy

họ không còn là người vô dụng Bên cạnh đó, sự quan tâm, chăm sóc, độngviên từ chính quyền địa phương nơi NCT sinh sống cũng đóng góp lớntrong việc tạo động lực cho NCT vươn lên trong cuộc sống

Nghiên cứu này cũng sẽ làm nổi bật các hoạt động chăm sóc đời sốngtinh thần cho NCT thông qua các hoạt động hội, nhóm, câu lạc bộ và hoạtđộng thăm nom của chính quyền địa phương với NCT

1.4 THỰC TRẠNG NGƯỜI CAO TUỔI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAYTrong ba thập kỷ qua, dân số Việt Nam đã có những biến động mạnh

mẽ về quy mô và cơ cấu tuổi Tỷ lệ NCT ở Việt Nam tăng lên nhanh chóngtrong thời gian này là do ba yếu tố quan trọng : tỷ suất sinh giảm, tỷ suất tửgiảm và tuổi thọ tăng lên Già hóa dân số sẽ là một thách thức lớn mà ViệtNam sẽ phải đối mặt trong thời gian tới Do những thành tựu đạt đượctrong lĩnh vực y tế và kế hoạch hóa gia đình, mức sinh của nước ta đã giảmmạnh từ trung bình 4,8 con(1979) xuống 2,33 con (1999) và 2,07 con(2007) và nâng tuổi thọ bình quân của Việt Nam từ 68,6 tuổi (1999) lên72,2 tuổi (2005), dự kiến sẽ là 75 tuổi vào năm 2020

Việt Nam đang bước vào giai đoạn “dân số già” từ năm 2017 NCTkhông ngừng tăng lên cả về số tương đối và tuyệt đối Tỷ lệ NCT trongtổng dân số đã tăng từ 6,9% (1979) lên 9,45% (2007), xấp xỉ ngưỡng dân

số già theo quy định của Thế giới Tỷ lệ này dự kiến là 11,24% vào năm

2020 và sẽ tăng lên tới 28,5% năm 2050 thuộc vào mức cao trong khốiASEAN sau Singapo (39,8%), Thái Lan (29,8%)

Nếu trong 10 năm (1979-1989), số NCT chỉ tăng lên 930 nghìn người

thì trong 10 năm sau, số NCT tăng thêm là 1,55 triệu người (Ủy ban dân

số, gia đình và trẻ em Dự báo dân số , gia đình và trẻ em Việt Nam đến

2025, Hà Nội, 6/2006).

Trang 20

Bảng 1.1 : Người cao tuổi ở Việt Nam : Số lượng và tỷ lệ

Năm Số dân

(triệu người)

Số người trên

60 tuổi (triệu người)

Tuổi trung vị của dân số Việt Nam cũng tăng nhanh từ 18,3 tuổi(1979) lên 20,2 tuổi (1989), 23,2 tuổi (1999) Đến năm 2005, tuổi trung vị

là 25,5 tuổi đánh dấu thời điểm Việt Nam chấm dứt giai đoạn “dân số trẻ”

Dự báo tuổi trung vị dân số Việt Nam sẽ đạt mức 32,3 tuổi năm 2020 và

42,4 tuổi năm 2050 ( Liên Hợp Quốc, Báo cáo triển vọng dân số thế giới phiên bản 2008).

Nhịp độ già hóa dân số ở nước ta trong thập niên 90 thế kỷ XX và 10năm đầu của thế kỷ XXI đã nhanh hơn nhiều so với năm 1980 ( từ 25% lên33% và 35%), cao hơn nhịp độ tăng dân số ( dân số tăng 20% và dân sốtăng 25% giai đoạn 1979-1989; còn trong giai đoạn 1989-1999 thì các tỷ lệtương ứng là 18% và 33%) Nếu nhìn toàn bộ thời kỳ từ 1979 đến 2007,dân số tăng lên 1,61 lần còn dân số cao tuổi tăng 2,17 lần Tốc độ già hóadân số nước ta khoảng 35 năm (tỷ lệ NCT từ 7% năm 1990 tăng lên 14%

năm 2025) ( Nguyễn Đình Cử, Tạp chí Cộng Sản số 24 (168) năm 2008.)

Trang 21

Nguồn : Thống kê dân số và gia đình

Tỷ lệ NCT sống cô đơn tăng từ 3,47% năm 2004 lên 6,14% năm 2013.Theo kết quả phân tích của Giang Thanh Long (nhà xuất bản thế giới,2011)cho thấy phần lớn NCT sống cô đơn là ở nông thôn (khoảng 80%) và làphụ nữ (cũng khoảng 80%) Tỷ lệ hộ gia đình chỉ có vợ chồng NCT cũngtăng hơn hai lần trong thập kỷ vừa qua, từ 9,84% vào năm 2006 lên 21,47%vào năm 2015 Tỷ lệ NCT sống trong hộ gia đình “khuyết thế hệ” khôngcao nhưng xu hướng tăng lên cũng rất rõ rệt, từ 0,68% năm 2006 lên 1,14%năm 2015 Phân tích số liệu điều tra mức sống giai đoạn 2006-2015 chothấy phần lớn hộ gia đình loại này ở khu vực nông thôn Đây có thể là hệquả từ quá trình di cư nông thôn – thành thị của nhóm dân số trong độ tuổilao động

Qua đây ta thấy, NCT thường sống cô đơn chiếm tỷ lệ cao (80%) vàNCT sống trong các gia đình “khuyết thế hệ” không chiếm tỷ lệ cao nhưngcũng đang có xu hướng tăng nhanh, do vậy họ càng có nhu cầu được chămsóc, yêu thương, được quan tâm, hỏi han động viên từ chính con cháu vàcộng đồng

1.4.2 Về đời sống vật chất, kinh tế

Xét về mặt vật chất, đời sống của NCT được cải thiện hơn khi tỷ lệ hộgia đình NCT (là những hộ gia đình có ít nhất một NCT) có nhà kiên cố vàbán kiên cố, có sử dụng các nguồn nước sạch, nguồn điện chiếu sáng…tăng lên theo thời gian Tuy nhiên, một tỷ lệ không nhỏ NCT sống ở nôngthôn và các khu vực có điều kiện phát triển kinh tế và xã hội thấp hơn vẫn

có điều kiện sống còn thấp, đặc biệt là mức độ tiếp cận với nguồn nướcsạch và vệ sinh hợp tiêu chuẩn Tỷ lệ NCT tham gia lao động nhìn chung

có xu hướng giảm Đặc biệt, xét theo độ tuổi, tỷ lệ tham gia hoạt động kinh

tế của người cao tuổi ngày càng giảm khi tuổi tăng lên Phần lớn NCT thamgia sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp (trên 60%), tiếp đó là tự làm việc kinhdoanh dịch vụ hộ gia đình Tỷ lệ NCT làm công ăn lương có tăng lên

Trang 22

nhưng ở mức thấp và điều này một phần là do số lao động làm công ăn

lương thường không tiếp tục làm việc khi đến tuổi hưu trí Tỷ lệ tham gia

hoạt động kinh tế của người cao tuổi ở nông thôn cao hơn nhiều so với

NCT ở thành thị và sự khác biệt về điều kiện kinh tế giải thích một nguyên

nhân này

Báo cáo khảo sát của VNCA (2007) cho thấy thu nhập bình quân đầu

người của NCT chỉ bằng 59% thu nhập bình quân đầu người của cả nước

Nhiều NCT cô đơn và tàn tật cũng có mức thu nhập từ trợ cấp xã hội chỉ

bằng 60-70% chuẩn nghèo NCT có xun hướng phụ thuộc kinh tế vào con

cái hoặc đối với những NCT cô đơn không nơi nương tựa, chủ yếu họ phải

dựa vào trợ cấp của Nhà nước, sự đùm bọc của hàng xóm láng giềng hoặc

sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương

Biểu đồ 1.1 Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình người cao tuổi

Từ làm Nông nghiệp và kinh doanh Nông nghiệp

Hưu trí Các khoản bảo hiểm xã hội khác Các khoản thu nhập khác

Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) 2008

1.4.3 Về đời sống tâm lý, tinh thần

Theo số liệu thống kê của VNCA, có 8,9% NCT đang sống cùng gia

đình cảm thấy không được thoải mái về tinh thần trong đó ở nông thôn là

9,49% và ở thành thị là 4,11% Tỷ lệ NCT không nhận được sự trợ giúp

thường xuyên của người khác trong đời sống hàng ngày là 7,66% trong đó

người cao tuổi không nhận được sự trợ giúp thường xuyên từ phía người

khác chiếm 14,15% và người cao tuổi ở nông thôn là 4,02%

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với quá trình mở rộng đô

Trang 23

thị hóa đang làm nới lỏng dần các mối quan hệ có tính truyền thống giữagia đình, họ hàng, làng xóm, cũng như bạn bè làm xuất hiện những mâuthuẫn mới trong đòi sống xã hội, tác động xấu đến đời sống tâm lý NCT Vìvậy, trong hệ thống chính sách an sinh xã hội cần đặc biệt chú ý đến việckhơi dậy các truyền thống : “kính già yêu trẻ”, “trẻ cậy cha già cậy con”,…1.5 QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TRONGVIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI CAO TUỔI

Chăm sóc đời sống NCT để đảm bảo về mặt vật chất và tinh thần luôn

là những định hướng chính sách mà Đảng và Chính phủ Việt Nam thựchiện trong mọi giai đoạn phát triển đất nước Về định hướng chính sáchchung cho NCT, Đảng và Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách và mụctiêu thực hiện Ví dụ , điều 14 của Hiến pháp năm 1946 khẳng định :

“Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì giúp đỡ”.Điều 32 trong Hiến pháp năm 1959 nêu rõ : “Giúp đỡ người già, người đauyếu, tàn tật Mở rộng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khỏe và cứu trợ xãhội” Tiếp đó, điều 64 trong Hiến pháp năm 1992 nhấn mạnh rằng “… concái có trách nhiệm kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ” và Điều 87 thểhiện “người già là một trong các nhóm dân số mà Chính phủ và xã hội cótrách nhiệm giúp đỡ” Ngày 27/9/1995, BCHTW Đảng Cộng sản Việt Namban hành Chỉ thị số 59-CT/TW, nhấn mạnh rằng “người cao tuổi có côngsinh thành, nôi dạy con cháu giữ gìn và phát triển giống nòi, giáo dục cácthế hệ thanh niên Việt Nam về nhân cách, phẩm chất và lòng yêu nước;một bộ phận đông đảo NCT Việt Nam đã có những đóng góp xứng đángvào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” nên việc chăm sóc đời sốngvật chất và tinh thần của NCT là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn

xã hội Nhà nước cần dành ngân sách để giải quyết các vấn đề xã hội, trong

đó có vấn đề chăm sóc NCT Những NCT có công, cô đơn, không nơinương tựa, tàn tật và bất hạnh, người già lang thang trên đường phố, ngõxóm là những đối tượng cần được tập trung hỗ trợ, ưu tiên

1.5.1 Nhóm chính sách về an sinh xã hội

Mục tiêu chính của chính sách, chương trình an sinh xã hội (ASXH) làgiảm thiểu rủi ro kinh tế và sức khỏe, đảm bảo mức sống và chống đóinghèo cho NCT Có ba trụ cột chính dành cho NCT là bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế và trợ cấp xã hội

1.5.1.1 Đối với Bảo hiểm xã hội (BHXH)

Ngay từ những năm 1960, chính phủ đã xây dựng hệ thống bảo hiểm

Trang 24

xã hội cho người lao động, đặc biệt là bảo hiểm hưu trí, để đảm bảo cuộcsống của họ khi về già yếu, hết tuổi lao động Sau hơn 40 năm, hệ thốnghưu trí đã có sự thay đổi đáng kể để phù hợp với sự biến đổi kinh tế, xã hội,đặc biệt là sự chuyển đổi cơ cấu từ cơ chế bao cấp của chính phủ sang cơchế đóng góp của người lao động Đã có nhiều văn bản pháp luật được banhành cho BHXH nhưng văn bản cao nhất là Luật Bảo hiểm Xã hội đã đượcQuốc hội thông qua ngày 26/9/2006 và chính thức có hiệu lực từ 1/1/2007.Sau khi có sự ra đời của Luật Bảo hiểm Xã hội, hàng loạt các văn bản kháccũng đã được ban hành để triển khai thực hiện Luật, nhằm đảm bảo hiệuquả thực thi các chế độ BHXH cho các đối tượng, trong đó có người caotuổi, như Nghị định 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật BHXH; Nghị định số184/2007/NĐ-CP ngày 17/12/2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh lươnghưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc,Nghị định số 83/2008-NĐ/CP ngày 31/7/2008 của Chính phủ về việc điềuchỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH đối với người lao động thựchiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định… Tất cảnhững chính sách đó nhằm khuyến khích sự tham gia của người lao độngvới hệ thoosnh BHXH và đả bảo đời sống cho các đối tượng thụ hưởng,trong đó có NCT.

1.5.1.2 Đối với Bảo hiểm Y tế ( BHYT )

Văn bản pháp lý đầu tiên quy định về BHYT của Việt Nam là Nghị

định 299/HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng(nay là Chính

phủ) ban hành kèm theo điều lệ BHYT và sau đó Nghị định này được thaybằng Nghị định 58/1998/NĐ-CP nhằm điều chỉnh một số quy định cho phùhợp với những thay đổi kinh tế - xã hội Trong quá trình đó, Chính phủcũng ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật cụ thể khác có liên quan đếnchăm sóc sức khỏe NCT thông qua BHYT như Nghị định số 95/CP ngày27/8/1994 với quy định người già cô đơn thuộc diện trợ cấp xã hội đượccấp miễn phí thẻ BHYT và không phải trả tiền khi khám chữa bệnh tại các

cơ sở công lập, hoặc chi trả một phần viện phí do cơ quan BHYT trả cho cơ

sở khám chữa bệnh; Pháp lệnh NCT ngày 28/4/2000 quy định rõ việc khámchữa bệnh miễn phí cho các đối tượng NCT cô đơn, không nơi nương tựa

và không có nguồn thu nhập; Nghị định 30/2002/NĐ-CP ngày 26/3/2002quy định NCT trên 100 tuổi được cấp thẻ BHYT mệnh giá 50.000 đồnghoặc được khám chữa bệnh miễn phí theo phương pháp thực thanh thựcchi; Quyết định 139/2002/TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ

Trang 25

về khám chữa bệnh cho người nghèo là đối tượng được hưởng trợ cấp xãhội theo Nghị định 07/2000/NĐ-CP, trong đó có NCT; Khoản 9, Điều 3của Nghị định 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 quy định rõ NCT cô đơnkhông nơi nương tựa, thuộc hộ nghèo là một trong 14 nhóm đối tượng thamgia BHYT bắt buộc … Luật BHYT – là văn bản pháp luật cao nhất vềBHYT – được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2008

có quy định một số điều liên quan đến các đối tượng ưu tiên BHYT, trong

đó có người cao tuổi

1.5.1.3 Đối với Trợ cấp xã hội

Thực tế cho thấy còn rất nhiều NCT không là đối tượng của hệ thốngBHXH đã nêu và họ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro về kinh tế, sứckhỏe… Vì thế, để đảm bảo cuộc sống cho NCT, hàng loạt chính sách trợcấp xã hội đã được xây dựng và thực hiện Cho đến nay, chính sách tậptrung nhiều về NCT là Nghị định 67/2007/NĐ-CP (NĐ 67 ) nagfy13/4/2007 và sau đó là Nghị định 13/2010/NĐ-CP (NĐ 13) ngày27/02/2010 sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Nghị định 67

1.5.2 Nhóm chính sách về dịch vụ chăm sóc người cao tuổi

Chăm sóc NCT, đặc biệt về sức khỏe thể chất và tinh thần, luôn làquan tâm hàng đầu của chính phủ nên nhiều chính sách, chương trình đãđược ban hành và thực hiện Hiện nay có hai hình thức dịch vụ chủ yếu làdịch vụ chăm sóc NCT tại trung tâm bảo trợ xã hội và dịch vụ chăm sóctheo thẻ BHYT miễn phí Để thúc đẩy các tổ chức tư nhân lập cở sở đểchăm sóc các đối tượng yếu thế, trong đó có NCT, Chính phủ đã ban hànhcác văn bản liên quan như Pháp lệnh về người tàn tật và Nghị định55/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999 quy định chi tiết thi hành một số điều củaPháp lệnh này cùng một số văn bản pháp luật khác như Thông tư 13/2000/TT_BLĐTBXH ngày 12/5/2000 và Thông tư 17/2002/TT_BLĐTBXHngày 1/4/2002 của Ban Tổ chức cán bộ chính phủ (Nay là Bộ Nội vụ) vềhướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đối với nhân viên được giao nhiệm vụthường xuyên, trực tiếp chăm sóc người tàn tật nặng, trong đó có NCT,trong các cơ sở nuôi dưỡng của Nhà nước; Nghị định số 25/2001/NĐ-CPcủa Chính phủ ban hành quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ

xã hội

Ngoài ra, nhiều chính sách khác cũng được ban hành nhằm khuyếnkhích sự tham gia của tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xãhội, tổ chức tôn giáo,…tham gia chăm sóc NCT, tàn tật tại các cơ sở nuôidưỡng của Nhà nước Chính sách và quy định trực tiếp về các dịch vụ chăm

Trang 26

sóc cho NCT được thể hiện qua Pháp lệnh Người cao tuổi (sau này là Luậtngười cao tuổi) cùng Nghị định 30/2002/NĐ-CP ngày 9/3/2000 về chínhsách cứu trợ xã hội cho các nhóm dễ tổn thương, trong đó có NCT Đặcbiệt, NĐ 67 (năm 2007) hay NĐ 13 (năm 2010) như đã nêu trên là văn bảnpháp luật thể hiện rõ quy định về chăm sóc NCT, đặc biệt là NCT tàn tật,sống cô đơn.

1.5.3 Nhóm chính sách về thể chế

Để thúc đẩy sự tham gia tích cực và đảm bảo quyền lợi của NCT vớicác hoạt động xã hội, Chính phủ đã ban hành một loạt quyết định và camkết thực hiện các chương trình hành động đối với NCT Ngày 24/9/1994,Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 523/TTg cho phép thành lập HộiNgười cao tuổi Việt Nam (VAE) Ngày 5/8/2004, Thủ tướng Chính phủ raquyết định số 141/2004/QĐ-TTg về việc thành lập Ủy ban Quốc gia vềNgười cao tuổi (VNCA) Đây là những bước thể chế hóa về mặt tổ chức xãhội nhằm hỗ trợ và phát huy dân số cao tuổi trong quá trình phát triển củađất nước Đặc biệt, cam kết sự quan tâm, Chăm sóc NCT của Chính phủvới cộng đồng quốc tế còn được thể hiện ở việc Việt Nam đã ký cam kếtthực hiện Kế hoạch hành động Quốc tế Madrid (MIPA) về Người cao tuổivào năm 2002 Bên cạnh hai tổ chức chính là VAE và VNCA, các tổ chứcchính trị, xã hội, nghề nghiệp khác và các ngành chuyên môn từ trung ươngđến địa phương cũng tham gia vào quá trình vận động và thực hiện cácchính sách, đảm bao quyền lợi cho Người cao tuổi như Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Nôngdân… và các ngành như lao động, thương binh và xã hội, y tế,… Chính sựtham gia của các tổ chức này đã tạo điều kiện cho NCT có cơ hội và độnglực tham gia chủ động hơn vào các hoạt động như chăm sóc sức khỏe hàngnăm cho NCT trên cả nước có sự trợ giúp về kinh phí và nhân lực từ những

tổ chức phi chính phủ ở nhiều nước khác nhau cùng các tổ chức, cá nhânhoạt động trong nước; các chương trình giao lưu văn nghệ, tuyên truyềnchăm sóc NCT, thực hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, nâng caokiến thức, kỹ năng ứng phó với các trường hợp xấu có thể xảy ra… Cáchoạt động đem lại nhiều kết quả mang tính tích cực, giúp NCT ở nước tađạt hiệu quả cao trong việc tự mình chăm sóc sức khỏe và có khả năng ứngphó với rủi ro

PHẦN II NỘI DUNG

Trang 27

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHƯỜNG PHẠM NGŨ LÃO, TP.

HẢI DƯƠNG

2.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỊA BÀN VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊNCỨU

2.1.1 Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu

2.1.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm kinh tế

Thành phố Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm tỉnh, phía bắc giáphuyện Nam Sách, phía đông giáp các huyện Kim Thành và Thanh Hà, phíatây giáp huyện Cẩm Giàng, phía nam giáp huyện Gia Lộc, phía đông namgiáp hai huyện Thanh Hà và Tứ Kỳ Thành phố Hải Dương nằm cách Thủ

đô Hà Nội 57 km về phía đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phíatây Diện tích thành phố là 7.138,60 ha, với dân số: 400.893 người (2015)Các sông lớn chảy qua thành phố có sông Thái Bình đi qua giữa thànhphố, ở phía nam có sông Sặt, chi lưu sông Thái Bình Sông Kinh Thầy ởphía đông phân định xã Ái Quốc (TP Hải Dương) và xã Lai Vu (KimThành) Ngoài ra, còn có các hồ điều hòa: Bạch Đằng và Bình Minh, lànhững hồ lớn của thành phố

Thành phố Hải Dương hiện có 21 đơn vị hành chính bao gồm 17phường: Ái Quốc, Bình Hàn, Cẩm Thượng, Hải Tân, Lê Thanh Nghị, NgọcChâu, Nguyễn Trãi, Nhị Châu, Phạm Ngũ Lão, Quang Trung, TânBình, Thạch Khôi, Thanh Bình, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Tứ Minh, ViệtHòa và 4 xã: An Châu, Nam Đồng, Tân Hưng, Thượng Đạt

Thành phố Hải Dương là trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch

vụ của tỉnh, đồng thời là một trong những trung tâm về công nghiệpcủa Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.Thành phố Hải Dương hiện là 1 đô thịtrong vùng Thủ đô Hà Nội Cùng với các thành phố Thái Nguyên, Việt Trì,thành phố Hải Dương sẽ được đầu tư để trở thành một trong 3 đô thị cấptrung tâm vùng (đô thị cấp 1) và là một trung tâm công nghiệp của toànvùng

Phạm Ngũ Lão là một phường thuộc thành phố Hải Dương, tỉnh HảiDương, Việt Nam Với diện tích 0.74 km², dân số năm 1999 là 10699người, mật độ dân số đạt 14458 người/km² Với vị trí đắc địa, nằm trongtrung tâm của thành phố, phường Phạm Ngũ Lão là nơi tập trung các cơquan hành chính Nhà nước và cũng là nơi có nền kinh tế khá sầm uất Cuộcsống của nhân dân trên địa bàn phường cũng được ổn định Kinh tế phường

Trang 28

phát triển cũng chính là cơ hội cho cư dân nơi đây, họ có cơ hội tìm kiếmviệc làm phù hợp với mình, tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống vậtchất Với nguồn tài chính ổn định và tương đối cao, họ có điều kiện nhiềuhơn chăm sóc ông bà, cha mẹ của mình, làm tròn đạo hiếu Nhiều gia đìnhsẵn sàng mua các dụng cụ y tế đắt tiền tại nhà, hướng dẫn cha mẹ mình sửdụng, mua nhiều đồ ăn ngon, bổ dưỡng hoặc chi các khoản tiền cho ông bà,cha mẹ mình được đi du lịch, giải trí, thư giãn hơn Tuy nhiên, kéo theo đócũng có nhiều hệ quả cần khắc phục Con cháu mải mê lao vào nền kinh tếthị trường để kiếm thêm thu nhập, họ không có thời gian hoặc trở nên vôtâm với ông bà, cha mẹ mình Họ không thể chăm sóc, có thời gian tròchuyện, tâm sự Vì vậy mà khoảng cách giữa các thế hệ ngày càng xa cách,đời sống vật chất có thể được đảm bảo nhưng đời sống tinh thần của các cụgặp nhiều khó khăn, họ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.

2.1.1.2 Tình hình chính trị xã hội của địa bàn nghiên cứu

Cùng với phường Trần Hưng Đạo, phường Phạm Ngũ Lão có vị tríquan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương.Đây cũng là nơi tập trung các cơ quan nghiệp vụ của thành ủy, đoàn thể,các sở, ban , ngành của Thành phố như trụ sở UBND, trụ sở Công anThành phố; các trường Đại học như Đại học Y tế Kỹ thuật Hải Dương; cáccông trình văn hóa như Cung thiếu nhi Thành phố,…

Lãnh đạo phường luôn có các chương trình đẩy mạnh văn hóa, thểthao và du lịch, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tùng bước xây dựngcon người phát triển toàn diện cả về sức khỏe, thể chất, đạo đức, trí tuệ,năng động sáng tạo và có ý thức cộng đồng, đặc biệt là chăm sóc, giúp đỡ,tạo điều kiện để NCT có thể cùng nhân dân tham gia các hoạt động Tiếptục phát động sâu rộng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa”; quan tâm chỉ đạo và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao theohướng coi trọng chất lượng, đa dạng các hình thức, giữ gìn và phát huy bảnsắc văn hóa dân tộc; tăng cường xã hội hóa, phấn đấu đến năm 2020 có100% số khu dân cư có nhà văn hóa; số người tham gia luyện tập thể dụcthể thao thường xuyên tăng hàng năm, phát triển sâu rộng phong trào thểdục, thể thao quần chúng, bao gồm cả các hoạt động TDTT cho NCT vớihình thức nhẹ nhàng như dưỡng sinh, cầu lông, bóng bàn… tăng cường sựdẻo dai, sức khỏe cho NCT

Bên cạnh đó, phường Phạm Ngũ Lão giải quyết tốt các vấn đề xã hội

và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo ansinh xã hội Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người có công với cách

Trang 29

mạng, thăm hỏi sức khỏe, động viên NCT, các hoạt động nhân đạo từ thiện,huy động các tổ chức, cá nhân và cả hệ thống chính trị trong việc chăm lođời sống của các đối tượng chính sách; đẩy mạnh công tác xóa đói giảmnghèo Đặc biệt, với NCT thuộc hộ nghèo, ngoài việc được hỗ trợ 150.000đồng/ tháng còn được chú ý xây dựng nhà tình nghĩa, phát thẻ BHYT miễnphí, được bà con nhân dân giúp đỡ, quyên góp ủng hộ nhiều đồ dùng vậtchất, có ý nghĩa thiết thực trong đời sống.

2.1.2 Tình hình chung về người cao tuổi trong địa bàn nghiên cứu

2.1.2.1 Đặc điểm nhân khẩu học

Hiện nay, phường Phạm Ngũ Lão – TP Hải Dương có khoảng 120người cao tuổi, chia theo từng độ tuổi nhất định, từ 60 tuổi đến 90 tuổi, cưtrú tại địa bàn phường, có thể sống cùng con cháu hoặc không Tuy nhiên,nghiên cứu này chỉ tiến hành điều tra chọn mẫu với 85 cụ trong tổng số 120

cụ Căn cứ vào điều tra thực tế tại địa bàn, NCT ở đây có cơ cấu như sau :

Biểu đồ 2.1 : Tỷ lệ người cao tuổi chia theo nhóm tuổi tại phường Phạm

Ngũ Lão, TP Hải Dương ( Đơn vị : % )

Nguồn : Số liệu khảo sát tháng 4 năm 2018 tại phường Phạm Ngũ Lão

Qua bảng trên ta thấy số cụ trong độ tuổi từ 70 đến 79 là cao nhất (46cụ) chiếm 54.1% Các cụ ở độ tuổi 60 đến 69 chỉ chiếm 29,4% (12 cụ), các

cụ từ 80 - 90 chiếm 16.5% (14 cụ) Như vậy, đa số NCT tại phường PhạmNgũ Lão đều có độ tuổi khá cao, chứng tỏ cuộc sống của NCT ở đây khá

ổn định, họ được chăm sóc đầy đủ cả về vật chất và tinh thần Tuy nhiên,

Trang 30

với số lượng NCT có tuổi thọ cao như vậy thì họ càng cần được quan tâm,chăm sóc kỹ lưỡng Vấn đề này đặt ra những thách thức lớn trong việcchăm sóc sức khỏe NCT tại phường Phạm Ngũ Lão sao cho ngày càng phảitốt hơn nữa để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của NCT.

Bảng số liệu trên cũng cho ta thấy đa số NCT tại phường Phạm NgũLão là các cụ bà Trong số 85 cụ được điều tra chọn mẫu có 36 cụ ôngchiếm 42.3% và 49 cụ bà chiếm 57.7% Như vậy, tương quan số lượnggiữa NCT là nam và NCT là nữ không đều nhau, các cụ bà sống thọ hơncác cụ ông do đàn ông thường hay hút thuốc, rượu bia, sử dụng các chấtkích thích, có hại cho cơ thể, nên thường có tuổi thọ thấp hơn so với phụ

nữ ( Báo cáo các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe Người cao tuổi, Võ NhưÝ)

Khi phát phiếu điều tra cho thấy còn nhiều vấn đề đang tồn tại, nhiềungười cao tuổi được sống cùng con cháu, được con cháu chăm sóc, giúp đỡnhưng vẫn có NCT neo đơn, sống một mình, thiếu thốn tình cảm gia đình.Điều đó được thể hiện cụ thể qua bảng sau :

Bảng 2.1 : Đời sống tinh thần của Người cao tuổi

con cháu

Tỷ lệ (%)

Không sống cùng con cháu

Tỷ lệ (%)

Nguồn : Số liệu khảo sát tháng 4 năm 2018 tại phường Phạm Ngũ Lão

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, đa số NCT ở phường Phạm NgũLão sống cùng với con cháu, chiếm 70.5% cao gấp 2.4 lần so với NCTkhông sống cùng con cháu (60:25) Trong số 60 NCT sống cùng con cháuđược hỏi về thái độ sống, tinh thần hiện tại, có đến 49 cụ trả lời họ rất lạcquan, vui vẻ, không có gì phiền muộn, chiếm 57.6%; 8 cụ cảm thấy bìnhthường, chiếm 9.4% và chỉ có 3 cụ cảm thấy bi quan, chán nản, chiếm3.5% Sở dĩ có cụ thấy bi quan, chán nản khi sống cùng con cháu là do concháu đi làm cả ngày, tối về lại lo chuyện con cái, nhà cửa nên ít có thờigian quan tâm đến các cụ Hoặc có cụ còn cho biết con cái họ không hiểu

và thông cảm cho người già, nghĩ họ lú lẫn, không làm được gì, bất đồng

về quan điểm sống nên dẫn đến tình trạng khoảng cách giữa các thế hệ giatăng, ít khi chia sẻ, gần gũi

Trang 31

Bên cạnh đó, trong số 25 cụ không sống cùng con cháu, khi được hỏi

về tinh thần hiện tại, có 7 cụ trả lời họ vẫn có tinh thần lạc quan, sảngkhoải, yêu đời chiếm 8.3%, 8 cụ trả lời họ cảm thấy bình thường chiếm9.4% và 10 cụ nói rằng họ cảm thấy bi quan, chán nản, chiếm 11.8% Sở dĩ

7 cụ không sống cùng con cháu vẫn cảm thấy yêu đời, lạc quan bởi họ nghĩrằng không phải ai cũng may mắn được ở cùng con cháu, mình sống chobản thân mình, phải tự mình nỗ lực phấn đấu Họ có thể tìm nguồn vui mới

ở bên ngoài như bạn bè, hàng xóm, tham gia các câu lạc bộ Họ còn nghĩsống xa con con cháu cũng có điểm tốt, họ thoải mái làm điều mình thích ,không vướng bận chuyện gia đình Hơn nữa, con cháu ở xa vẫn gọi điện vềđộng viên, hỏi thăm họ, chính vì vậy họ vẫn cảm thấy mọi chuyện tốt đẹp,không việc gì phải tủi thân hay chán nản 10 cụ không sống cùng con cháucảm thấy bi quan vì họ lý giải càng già, họ càng muốn gần gũi con cháu,biết được sự tiến bộ của con cháu mình Họ cảm thấy thiếu thốn tình cảm,

ít khi được con cháu động viên, cảm thấy ghen tị khi thấy gia đình khác có

đủ thành viên trong gia đình Tuy nhiên, không vì thế mà họ có hành độngtiêu cực, họ vẫn sống tích cực, tham gia các hoạt động, nhưng tinh thần vẫnkhông thực sự thoải mái, thấy thiếu thốn tình cảm

15

4

Có thu nhập Không có thu nhập

Nguồn : Số liệu khảo sát tháng 4 năm 2018 tại phường Phạm Ngũ Lão

Bên cạnh đó, người cao tuổi có thu nhập hàng tháng cũng cao hơnngười cao tuổi có thu nhập (61:26, cao gấp 2,3 lần), chủ yếu nguồn thu

Trang 32

nhập từ lương hưu và các hoạt động buôn bán tạp hóa nhỏ lệ, số còn lạikhông có thu nhập sống dựa vào con cháu hoặc trợ cấp của Nhà nước.Trong số có thu nhập, có 17 cụ ở độ tuổi từ 60 đến 69, 39 cụ có độ tuổi từ

70 đến 79 và chỉ có 5 cụ ở độ tuổi từ 80 đến 90 tuổi Trong nhóm không cóthu nhập có 7 cụ ở tuổi 60 đến 69, 15 cụ với độ tuổi 70 đến 79 và 4 cụ ởtuổi từ 80 đến 90

2.1.2.2 Tình hình sức khỏe người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu

Người cao tuổi tại phường Phạm Ngũ Lão, TP.Hải Dương hầu hết ở

độ tuổi trên 70 tuổi, số cụ dưới 70 tuổi khá ít Tuổi cao nên sức khỏe suygiảm Qua điều tra cho thấy, NCT có sức khỏe tốt là 17 cụ, chiếm 20% sứckhỏe khá là 17 cụ, chiếm 20%, sức khỏe trung bình là 31 cụ chiếm 36.5%

và sức khỏe yếu là 20 cụ chiếm 23.5% Như vậy số cụ có sức khỏe trungbình và yếu chiếm tỷ lệ cao Sức khỏe suy giảm nên khả năng nhận thứccủa các cụ cũng suy giảm Khả năng nhận thức của người

Bảng 2.2 : Khả năng nhận thức của Người cao tuổi

Khả

năng

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

Nguồn : Số liệu khảo sát tháng 4 năm 2018 tại phường Phạm Ngũ Lão

Qua bảng số liệu trên ta thấy khả năng nghe nhìn của các cụ chủ yếutập trung ở mức khá và trung bình Số cụ có khả năng nghe khá và trungbình là 17 cụ chiếm 56,7%, số người cao tuổi có khả năng nhìn khá vàtrung bình là 21 cụ chiếm 70% Điều này cho thấy các cụ vẫn còn khả năngnhận thức, nhìn nhận và đánh giá các vấn đề trong cuộc sống Qua điều tracho thấy có 25 cụ vẫn thích xem tivi chiếm 92.6% do tivi có cả hình ảnh và

âm thanh sống động, cập nhật tin tức mới, chứng tỏ khả năng nghe nhìn củacác cụ vẫn còn rất tốt, 17 cụ thích nghe đài chiếm 62.96% do mắt đã yếu,nếu xem tivi lâu rất dễ xảy ra tình trạng mỏi mắt, đau mắt, chảy nước mắt,

vì vậy họ chọn cách nghe đài, vẫn có thể cập nhật được thông tin nhanhchóng; 6 cụ thích đọc báo chiếm 7.4% do các cụ bị lãng tai, chỉ có thể đọc

Trang 33

báo để cập nhật thông tin Qua đây cho thấy sự ham hiểu biết, cập nhậttình hình xã hội của NCT vẫn cao, họ luôn quan tâm tới các vấn đề xã hội,thời sự nóng Nếu có dịp, họ thường xuyên xem tivi, nghe đài cùng nhau,trao đổi, tranh luận các vấn đề xã hội, đặc biệt là các vấn đề mang tínhchính trị, giáo dục để phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình mà mỗiNCT chọn cho mình một cách thức tiếp cận thông tin khác nhau, người mắtyếu chọn cách nghe đài, người tai yếu chọn cách đọc báo Và dù bằngcách nào đi chăng nữa họ vẫn biết cách thay đổi bản thân phù hợp với điềukiện thực tại, hòa nhập với xã hội đang đi lên, thay đổi không ngừng.

Trí nhớ dài hạn của các cụ rất tốt, qua bảng số liệu trên cho thấy có 16

cụ có trí nhớ dài hạn tốt chiếm 53.3%, các cụ thường nhớ rất rõ nhữngchuyện xảy ra trong quá khứ như thời gian tham gia kháng chiến bị địch bắt

tù đày, những kỷ niệm thời con trẻ, tham gia kháng chiến, kể về nhữngcông việc thời trẻ các cụ tham gia (dân công, hát chèo, lao động sảnxuất, ); những khó khăn vất vả các cụ đã từng trải qua Khi kể về nhữngchuyện như vậy, các cụ kể rất chi tiết, tỷ mỉ, say sưa Tuy nhiên trí nhớngắn hạn lại giảm sút mạnh Qua điều tra cho thấy trí nhớ ngắn hạn của các

cụ chỉ tập trung ở mức trung bình và yếu Có 13 cụ có trí nhớ ngắn hạntrung bình, chiếm 43.3% và 7 cụ có trí nhớ ngắn hạn yếu chiếm 23.3% Số

cụ có trí nhớ ngắn hạn tốt và khá rất ít, chỉ có 10 cụ chiếm 33.3% Trong số

85 cụ được điều tra, có 11 cụ bị lẫn, hay quên, vừa ăn trưa xong khi đượchỏi thì bảo tôi vẫn chưa được ăn gì, đồ dùng sinh hoạt để một nơi lại hay đitìm chỗ khác, và họ cũng biết rằng họ hay quên như vậy Tóm lại, NCT ởđịa bàn điều tra có trí nhớ ngắn hạn bị giảm sút, trí nhớ dài hạn vẫn còn tốt.Qua đây, cần có những biện pháp khắc phục, giúp đỡ các cụ cải thiện trínhớ ngắn hạn, giúp họ ổn định hơn trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày

Trang 34

Bảng 2.3 : Tình hình sức khỏe của Người cao tuổi

(người)

Tỷ lệ(%)

Nữ(người)

Tỷ lệ(%)Bệnh ốm đau thông thường

Nguồn : Số liệu khảo sát tháng 4 năm 2018 tại phường Phạm Ngũ Lão

Nhìn vào bảng trên ta thấy phần lớn người cao tuổi mắc các bệnh liênquan đến tuổi già như mất trí nhớ ngắn hạn, do tuổi già nên xương khớpnhức mỏi, thoái hóa, mắt mờ, phản ứng chậm,… Con số này chiếm tới71.8% trong đó tỷ lệ các cụ ông mắc chứng bệnh này chiếm 11.8%, các cụ

bà là 60% Cũng do tuổi cao sức yếu mà các cụ thường mắc các bệnh thôngthường như cảm cúm, sốt do thay đổi thời tiết, trúng gió hoặc các điều kiệnbên ngoài tác động Các bệnh này thường nhẹ, có thể tự chữa trị tại nhà,trong khoảng thời gian ngắn, nếu có biện pháp giữ gìn sức khỏe tốt thì cũng

ít xảy ra các trường hợp này Do vậy, người cao tuổi bị ốm đau thôngthường chỉ chiếm 19 người ( 5 nam và 14 nữ), chiếm 22.3%, trong đó namchiếm 5.8% và các cụ nữ chiếm 16.5% Bên cạnh đó, một số người cao tuổitại địa bàn còn mắc các bệnh nan y, nhưng con số này chiếm số lượng rấtnhỏ, chỉ có 5 người trong đó có 1 nam và 4 nữ, chiếm 5.9% Các bệnh nan

y thường gặp ở người già là ung thư vòm họng, ung thư tụy do các cụ ôngthường hút thuốc lá nhiều, chế độ ăn uống nhiều mỡ động vật, thịt muối –ướp, đồ rán, ăn ít hoa quả hoặc ung thư vú thường xảy ra ở phụ nữ ở độtuổi mãn kinh, béo phì, đái đường, huyết áp cao…

Nhìn chung người cao tuổi ở địa bàn phường Phạm Ngũ Lão dễ mắccác bệnh thường gặp của tuổi già, một số ít mắc phải bệnh nan y khó chữa.Điều này cho thấy nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của NCT

là rất cao Để đáp ứng được nhu cầu cần thiết đó, chính quyền địa phươngcần có những biện pháp chắc chắn, xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ y bác

sĩ để có thể làm tốt nhất công tác chăm sóc người cao tuổi

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE THỂ CHẤT

Trang 35

VÀ SỨC KHỎE TINH THẦN NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀNNGHIÊN CỨU

Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, giữ gìn và thúc đẩy tinhthần "uống nước nhớ nguồn" , "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của dân tộc, luônluôn coi trọng và biết ơn thế hệ đi trước, thực hiện các biện pháp chăm sóc,giúp đỡ người cao tuổi đặc biệt là chăm sóc sức khỏe Do đặc thù tuổi tác vàsức khỏe của người cao tuổi khi về già hệ miễn dịch kém, thường mắc cácbệnh hoặc do tâm lý nhạy cảm dễ chuyển từ trạng thái tích cực sang trạngthái tiêu cực nhanh chóng Chính vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe thể chất

và sức khỏe tinh thần luôn được chính quyền phường Phạm Ngũ Lão quantâm chú trọng mới đây Ủy ban nhân dân phường Phạm Ngũ Lão thực hiệnquyết định số 2/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương về kếhoạch thực hiện chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi trênđịa bàn thành phố giai đoạn 2014 - 2020 Nâng cao chất lượng chăm sócngười cao tuổi, phát huy vai trò của người cao tuổi trên mọi lĩnh vực hoạtđộng, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động chăm sóc và phát huy vai tròngười cao tuổi phù hợp với tiềm năng và trình độ phát triển kinh tế - xã hội.Các hoạt động CSSK thể chất và tinh thần bao gồm các hoạt động chămsóc cụ thể sau :

2.2.1 Các hoạt động chăm sóc y tế

Để thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, trên địabàn phường đã triển khai các hoạt động chăm sóc y tế sao cho cố gắng đápứng tốt nhất nhu cầu của người cao tuổi trên địa bàn cư trú như tổ chứckhám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí, xây dựng sửa sang bệnh viện,đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ trên địa bànphường Hiện nay rất gần với bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương chuyênkhám chữa bệnh cho người dân trên toàn tỉnh Đây cũng là bệnh viện lớnnhất của tỉnh Hải Dương với đầy đủ các trang thiết bị y tế hiện đại với độingũ y bác sĩ được đào tạo chuyên sâu và trình độ chuyên môn cao

Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương tiếp nhận tất cả các trường hợpkhám chữa bệnh đúng tuyến theo bảo hiểm y tế, giúp đỡ người dân, đặcbiệt là người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế được khám chữa bệnh cẩn thận,phát thuốc theo đúng bệnh và quy định của Bảo hiểm y tế, giúp các cụ phầnnào bớt đi được chi phí khi mắc phải bệnh bệnh viện phấn đấu đến năm

Trang 36

2020, cố gắng có quy mô từ 70 giường bệnh trở lên phải tổ chức bố tríbuồng khám bệnh riêng và giường bệnh điều trị nội trú cho người cao tuổi,bệnh viện phải phấn đấu có khoa lão dành riêng cho người cao tuổi đượcđiều trị một cách tốt nhất ở khoa đó

Tình hình sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh được thể hiệnqua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.4 : Tình hình sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người cao tuổi

Rất hay sử dụng Bình thường Ít khi sử dụng Không bao giờ sử dụng

Nguồn : Số liệu khảo sát tháng 4 năm 2018 tại phường Phạm Ngũ Lão

Qua biểu đồ trên ta thấy số người cao tuổi thường hay sử dụng thẻ bảohiểm y tế chiếm con số cao nhất là 40 người, chiếm 47,1%; tiếp đến là rấthay sử dụng thẻ bảo hiểm y tế là 20 người, chiếm 23,5% Người cao tuổithường xuyên sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của mình bởi họ hay mắc các bệnh

ốm đau thông thường, chỉ cần trái gió Trở trời họ dễ bị nhiễm lạnh, cảmcúm do sức đề kháng đã yếu dần, vì vậy họ thường xuyên sử dụng thẻ của

Trang 37

mình để đi khám bệnh Bên cạnh đó, đối với các bệnh thông thường, thẻbảo hiểm y tế tạo ra rất hữu hiệu khi người cao tuổi được hưởng, cấp thuốc

từ danh mục thẻ bảo hiểm, có thể chữa được các bệnh thông thường, Ngoài

ra còn giảm một phần chi phí đáng kể khi họ không phải mua những loạithuốc đó ở bên ngoài Bên cạnh đó có 10 người cao tuổi ít khi sử dụng thẻ,chiếm 11,8% và có đến 15 người không bao giờ sử dụng thẻ của mình khikhám chữa bệnh chiếm 17,6% Có nhiều lý do được đưa ra, nhiều ngườicảm thấy thủ tục rắc rối khi khám chữa bệnh, có người hay quên khi đếnbệnh viện rồi lại ngại không về nhà lấy, có người ngại không muốn xếphàng, nhưng lý do được đưa ra nhiều nhất là thái độ của các y tá, bác sĩ khi

họ đến khám bằng thẻ bảo hiểm y tế Bệnh viện vẫn còn những tiêu cực,vướng mắc khiến cho người khám bệnh không được thoải mái Người caotuổi khi thăm khám bệnh thường mang theo bảo hiểm y tế, một số cán bộ y

tế thường có những biểu hiện không hài lòng nếu họ khám theo Bảo hiểm y

tế Một số khác lại thường kê không hết đơn thuốc và người cao tuổi nhậnđược từ bảo hiểm, kê thêm thuốc ngoài để bán được thuốc, gây ra tìnhtrạng bức xúc từ người cao tuổi Một số cụ không còn muốn sử dụng bảohiểm y tế để khám bệnh do vừa lâu, lại không được tôn trọng nên họthường khám chữa bệnh theo cách bình thường, trả tiền dịch vụ.

Trong số 23,5% người rất hay sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khámchữa bệnh, có 5,9% cụ rất hài lòng, 15.3% cụ cảm thấy dịch vụ bìnhthường và 2,4% cụ cảm thấy không hài lòng Trong 47.1% cụ thường sửdụng bảo hiểm y tế, có 3,5% cụ bà ấy rất hài lòng, 37,6% cụ cảm thấy bìnhthường và 5,9% cụ cảm thấy không hài lòng Trong số 11,8% cụ ít sử dụngbảo hiểm y tế, không có cụ nào cảm thấy rất hài lòng với dịch vụ; 5,9% cụcảm thấy bình thường và 5,9% cụ cảm thấy không hài lòng Trong 17,6%

cụ không bao giờ sử dụng thẻ bảo hiểm, có 16% cụ cảm thấy rất hài lòng,5,9% cụ cảm thấy bình thường và 1,2% cụ cảm thấy không hài lòng Nhưvậy có tổng số 20% cụ cảm thấy rất hài lòng với dịch vụ khi sử dụng thẻbảo hiểm y tế; 64,7% cụ cảm thấy bình thường và 15,3% cụ cảm thấykhông hài lòng

Ngày đăng: 06/06/2018, 14:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w