1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm sóc tập trung trên địa bàn hà nội

13 383 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 417,64 KB

Nội dung

Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm sóc tập trung trên địa bàn Hà Nội nghiên cứu trường hợp tại Trung tâm bảo trợ xã hội 3 và Trung tâm chăm s

Trang 1

Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm sóc tập trung trên địa bàn Hà Nội ( nghiên cứu trường hợp tại Trung tâm bảo trợ xã hội 3 và Trung tâm chăm

sóc người cao tuổi Thiên Đức)

Trịnh Thị Nguyệt

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội; Mã số: 60 90 01 01

Nghd: PGS.TS Vũ Hào Quang

Năm bảo vệ: 2014

Keywords: Công tác xã hội; Người cao tuổi; Dịch vụ xã hội; Chăm sóc; Hỗ trợ

Content:

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Già hóa dân số đang là một xu thế mang tính toàn cầu do giảm tỷ lệ sinh, tăng tuổi thọ bình quân và trở thành một vấn đề xã hội có tác động rất lớn tới tiến trình phát triển chung của tất cả các nước trên nhiều mặt: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật Tháng 4/2002 Đại hội thế giới về người cao tuổi do Liên Hiệp quốc tổ chức tại Madrid đã thông qua Chương trình hành động Quốc tế về người cao tuổi (2002 - 2010) Đây là một định hướng quan trọng cho các hoạt động vì người cao tuổi trên toàn thế giới Chương trình hành động quốc tế về người cao tuổi (2002 - 2010) đã kêu gọi các quốc gia cần thay đổi thái độ, chính sách, tập quán và nhận thức về người cao tuổi trong thế kỷ 21 Từ đó, nhận thức đầy đủ về quyền tự do

cơ bản của người cao tuổi: gắn vấn đề người cao tuổi với các chương trình phát triển kinh tế –

Trang 2

xã hội và quyền con người.Trong Văn kiện Venna về già hóa dân số mà Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua hơn 26 năm trước đây (1982) chưa nhận thức được một thực tế rằng phần lớn người già sẽ sống ở các nước đang phát triển chứ không phải là ngược lại Tính toán thống kê cho thấy số người cao tuổi ở các nước đang phát triển sẽ tăng gấp đôi trong vòng 25 năm tới, đạt 850 triệu người vào năm 2025, chiếm 12% tổng dân số các nước này Vào năm

2050 tỷ lệ nói trên sẽ là 2% Khác với sự già hóa đã và đang diễn ra trong các nước phát triển, trong phần thế giới đang phát triển, dân số đang già hóa với một tốc độ chưa từng thấy và phần lớn vẫn còn sống trong nghèo khổ Việt Nam là một trong những nước như vậy.[8] Trong bối cảnh toàn cầu hóa dân số, người cao tuổi ở các nước đang phát triển phải đối mặt với những khó khăn để đảm bảo cuộc sống Các loại bệnh tật phổ biến, bệnh hiểm nghèo, bệnh mới và việc di dân cũng như xu hướng đô thị hóa đã tác động tiêu cực đến đời sống của người cao tuổi.Người cao tuổi cũng là một trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất,

do những thay đổi về tâm sinh lý, sức khỏe, vị thế trong xã hội và gia đình

Viê ̣t Nam - với 1 điểm xuất phát thấp la ̣i chi ̣u hâ ̣u quả nă ̣ng nề của chiến tranh với những vấn đề ảnh hưởng của kinh tế đã ta ̣o ra cho nước ta những vấn đề xã hô ̣i như đói nghèo , bất bình đẳng giới Ô nhiễm môi trường , tê ̣ na ̣n xã hô ̣i…các vấn đề đó đã và đang ta ̣o nên cho nước ta những cá nhân và nhóm yếu thế trong xã hô ̣i Do đó viê ̣c giúp đỡ các c á nhân nhóm yếu thế hòa nhâ ̣p cô ̣ng đồng và phát triển là nhiê ̣m vu ̣ mà đảng và nhà nước quan tâm

Thực hiê ̣n những chủ trương chính sách của đảng và nhà nước nhiều trung tâm cơ sở bảo trơ ̣, trợ giúp xã hô ̣i được hình thành ở các địa phương Với mu ̣c đích hoa ̣t đô ̣ng là tiếp nhâ ̣n , nuôi dưỡng, phục hồi cho cá nhân nhóm yếu thế không đủ điều kiện chăm sóc bản thân hay không sống cùng gia đình , không ai chăm sóc Tuy nhiên,nhu cầu của cá nhân nhóm yế u thế lớn trong khi sự hỗ trợ của các trung tâm và nguồn lực còn rất ha ̣n chế , đă ̣c biê ̣t là về nguồn kinh phí và chất lượng nguồn nhân lực nhân viên công tác xã hô ̣i ta ̣i các trung tâm đang còn

gă ̣p nhiều khó khăn Các đối tượ ng yếu thế hưởng chế đô ̣ chính sách đang trong tư thế thu ̣

đô ̣ng Bên ca ̣nh đó thì các trung tâm bảo trợ xã hô ̣i trong quá trình hoa ̣t đô ̣ng của mình cũng đã bô ̣c lô ̣ những ưu điểm , nhược điểm của mình, ảnh hưởng đến sự phát triển của các cá nhân nhóm yếu thế

Hiện nay mô hình chăm sóc người cao tuổi trong trung tâm bảo trợ xã hội và mô hình chăm sóc người cao tuổi tại trung tâm tư nhân ngày càng được quan tâm Đây cũng chính là ý

tưởng gợi nên trong tôi hướng nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu ho ạt động chăm sóc, hỗ trợ cho

Trang 3

người cao tuổi tại các trung tâm chăm sóc tập trung trên đi ̣a bàn Hà Nội.”(nghiên cứu trường

hợp tại Trung tâm bảo trợ xã hội III và Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức)

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, vai trò của người cao tuổi trong gia đình, cộng đồng được duy trì và phát huy bằng nhiều cách khác nhau.Ở một số nền văn hóa, người lớn tuổi thường là người nắm giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực hành chính và chính trị

Tuy nhiên hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội cũng xuất hiện hàng loạt các vấn đề

về người cao tuổi được xã hội quan tâm Trong đó cuộc sống của người cao tuổi tại các cơ sở chăm sóc người già, trung tâm chăm sóc tập trung là một vấn đề cần được quan tâm

Các công trình về người cao tuổi cho đến nay đã góp phần mang lại những hiểu biết sâu sắc về cuộc sống của người cao tuổi ở Việt Nam, chủ đề vai trò của người cao tuổi trong gia đình và cộng đồng, trong đời sống kinh tế,văn hóa, xã hội của nhóm dân số cao tuổi đã được

đề cập

Trong nghiên cứu “Một số vấn đề chăm sóc sức khỏe người già hiện nay” của tác giả

Dương Chí Thiện [8] đã đề cập tới các vai trò của gia đình, của các tổ chức xã hội và hệ thống

y tế đối với vấn đề chăm sóc người cao tuổi;

Vai trò của gia đình trong chăm sóc người cao tuổi:Gia đình có vai trò rất to lớn trong đảm bảo mọi mặt cho toàn bộ cuộc sống người cao tuổi Các quan hệ gia đình như quan hệ giữa cụ ông cụ bà, quan hệ giữa các cụ và con cháu có ảnh hưởng rất to lớn đến tình cảm, tâm trạng của người cao tuổi Tuy nhiên một vấn đề đang được đặt ra hiện nay là số lượng người cao tuổi phải sống cô đơn ngày càng gia tăng mặc dù con cái của họ đang sống (vì nhiều lý do không thể chăm sóc các cụ) hoặc họ không có con cái khi họ ốm đau già yếu

Vai trò của các tổ chức xã hội trong chăm sóc người cao tuổi: cùng với việc coi gia đình như một cơ sở quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội đối với người già thì các tổ chức xã hội, các nhóm xã hội đóng một vai trò không nhỏ trong việc chăm sóc người cao tuổi Các tổ chức, nhóm xã hội được thành lập thỏa mãn nhiều nhu cầu được đặt ra trong đời sống của người cao tuổi

Vai trò của hệ thống y tế đối với sức khỏe người cao tuổi: Với việc thực hiện chế độ bảo hiểm y tế cho người cao tuổi, tuy mới chỉ là bước đầu nhưng đó là bước tiến quan trọng và cơ bản của nước ta trên con đường thực hiện một hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phù hợp với quá trình phát triển của xã hội hiện nay.Việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

Trang 4

không chỉ thu hẹp trong phạm vi của vấn đề y tế mà hàm chứa trong nó cả vấn đề kinh tế xã hội rộng lớn, đặc biệt là vai trò của gia đình và các tổ chức xã hội trong công cuộc nâng cao chất lượng sống cho người cao tuổi trong xã hội hiện nay

Trong nghiên cứu “Hệ thống an sinh xã hội đối với người có tuổi” của Bùi Thế Cường đã

nêu vai trò quan trọng của hệ thống an sinh xã hội trong quá trình chăm sóc người cao tuổi ở nước ta: hệ thống an sinh xã hội mở rộng và phát triển theo tiến trình lịch sử, nó phụ thuộc vào tiến trình động thái các nhu cầu thiết yếu của con người và vào biến đổi của cơ cấu xã hội Ngày nay người ta thường kể ra một số lĩnh vực chủ chốt của hệ thống an sinh xã hội như: dân

số và gia đình, đào tạo nghề nghiệp và công ăn việc làm, trẻ em, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm, trợ giúp xã hội…Nhìn từ góc độ cơ cấu xã hội, an sinh xã hội của các nhóm xã hội theo hướng đảm bảo công bằng xã hội, đặc biệt chú trọng đến các nhóm yếu thế Trong đó, an sinh xã hội cho nhóm người cao tuổi là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

Chăm lo các điều kiện an sinh xã hội cho người cao tuổi, giúp họ đảm nhiệm các vai trò xã hội mới, đó là công việc có ý nghĩa to lớn đối với phát triển xã hội Vì rằng, không chỉ trong

xã hội truyền thống nơi mà người cao tuổi thực sự được tôn kính do họ nắm vững kho tri thức kinh nghiệm sản xuất, lưu giữ các giá trị truyền thống xã hội mà ngay cả trong xã hội hiện đại người cao tuổi cũng là một tài nguyên xã hội theo mọi nghĩa

Trong nghiên cứu “Người già cô đơn và những vấn đề đặt ra trong chính sách xã hội” của

Mạc Tuấn Linh [10]: Trong hệ thống an sinh xã hội của bất kỳ quốc gia nào, an sinh người cao tuổi giữ vị trí đặc biệt quan trọng Để xây dựng chính sách xã hội cho người cao tuổi cần hiểu biết về đặc tính về nhân khẩu, cơ cấu xã hội và vai trò của lớp người này trong cộng đồng

xã hội, đồng thời phải tìm hiểu tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của họ trong cuộc sống Trong bài nghiên cứu này đề cập đến một bộ phận trong lớp người cao tuổi, đó là người già cô đơn

Người già cô đơn khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt, nhưng đối với họ thiếu thốn hơn cả là đời sống tinh thần quá nghèo nàn Sự giúp đỡ của xã hội của cộng đồng về vật chất đang còn nhỏ nhưng cũng phần nào giúp người cao tuổi bớt khó khăn trong cuộc sống Trong bối cảnh hiện nay, khi các mối quan hệ các thiết chế gia đình, xã hội ngày càng lỏng lẻo và xuống cấp Con cái bỏ rơi xa lánh hoặc vì kế sinh nhai không có điều kiện chăm sóc người cao tuổi thì mối lo ngại của nguời cao tuổi ngày càng tăng, mức độ cô đơn cũng tăng lên theo đó Đời

Trang 5

sống vật chất tinh thần của người cao tuổi thiếu thốn làm cho vấn đề sức khỏe của người cao tuổi càng trở nên phức tạp

Trong đề tài nghiên cứu "Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi Việt Nam và đánh giá mô hình chăm sóc người cao tuổi đang áp dụng"của Đặng Vũ Cảnh Linh đã đưa ra

một số vấn đề cơ bản về người cao tuổi.[22]

Qua việc tổng thuật, phân tích, đánh giá các đặc trưng cơ bản về người cao tuổi ở Việt Nam, cùng với việc phân tích các số liệu thứ cấp qua các cuộc điều tra, khảo sát nghiên cứu chuyên sâu về người cao tuổi ở vùng đặc trưng, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt và đánh giá mô hình can thiệp “Khu chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi" đang áp dụng, chúng tôi thu được kết quả sau:

Già hoá dân số, một vấn đề toàn cầu đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm Xu hướng già hoá dân số mang tính tất yếu và không thể đảo ngược Tình trạng già hoá dân số đang diễn ra mạnh mẽ, kéo theo nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần phải giải quyết và Việt Nam không nằm ngoài tình trạng trên Nhằm chuẩn bị cho tình trạng trên những vấn đề như nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi hoặc xây dựng mô hình chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi cần được đặc biệt quan tâm

Điều kiện sống ngày một tăng góp phần tích cực vào việc nâng cao sức khoẻ của người cao tuổi Việc tạo cho người cao tuổi một không gian yên bình, trong lành, một cuộc sống vui

vẻ đầm ấm sẽ nâng cao sức khoẻ cho Người cao tuổi

Công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi đã được quan tâm Nhờ những thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới, sức khoẻ và đời sống của người cao tuổi tại các tỉnh đã được cải thiện rõ rệt

Công tác tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi tại cộng đồng còn

ít, tại nhiều địa bàn khảo sát tình trạng người cao tuổi hoạt động đơn lẻ, tự phát là phổ biến Việc tổ chức các câu lạc bộ Người cao tuổi, câu lạc bộ dưỡng sinh… sẽ đem lại cho Người cao tuổi sức khoẻ tốt hơn song hình thức này còn hạn chế và bị chi phối nhiều bởi kinh phí hoạt động hạn hẹp và đối tượng tổ chức

Điều kiện sống của người cao tuổi đang dần được cải thiện cùng với điều kiện sống của toàn xã hội Một số mô hình chăm sóc người cao tuổi hiện nay bước đầu đã giải quyết được những vấn đề của xã hội Các mô hình này ít nhiều đã giúp người cao tuổi có được cuộc sống thanh thản và nhận được sự quan tâm, chăm sóc chu đáo Trong bối cảnh Việt Nam cũng như

Trang 6

nhiều nước đã và đang tiến đến ngưỡng già hoá dân số thì các mô hình chăm sóc người cao tuổi cũng là vấn đề cần xem xét Nhà nước cũng nên ban hành những quy định chung và tạo điều kiện thuận lợi cho những mô hình này hoạt động

Ngày 22 - 11 - 2012, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 1781/QĐ -TTg Phê duyệt

“Chương trình Hành động quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020” (theo

đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Chương trình nêu rõ mục tiêu, chỉ tiêu, đối tượng, phạm vi, các hoạt động chủ yếu, giải pháp, kinh phí và cách tổ chức thực hiện, với các mục tiêu chính:

Phát huy vai trò của người cao tuổi; nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi phù hợp với tiềm năng và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Phát huy vai trò, kinh nghiệm, tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia có hiệu quả vào các hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục, kinh tế, chính trị phù hợp với nguyện vọng nhu cầu, khả năng, thực hiện đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của người cao tuổi;Tăng cường sức khỏe

về thể chất và tinh thần của người cao tuổi; Nâng cao chất lượng mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, khám, chữa bệnh và quản lí các bệnh mãn tính cho người cao tuổi; xây dựng môi trường thuận lợi để người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao du lịch, vui chơi, giải trí; Nâng cao chất lượng đời sống vật chất của người cao tuổi; hoàn thiện chính sách trợ giúp và bảo trợ xã hội hướng tới bảo đảm mức sống tối thiểu cho người cao tuổi; Phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ và cơ sở chăm sóc người cao tuổi, chú trọng người cao tuổi khuyết tật, người cao tuổi thuộc diện nghèo không có người phụng dưỡng, người cao tuổi dân tộc thiểu số

Trong bối cảnh an sinh xã hội nói chung và nghề công tác xã hội nói riêng đang được nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển, hệ thống cung cấp dịch vụ công tác xã hội dành được sự quan tâm lớn của các tổ chức trong và ngoài nước để phát triển được một mô hình phù hợp trong công tác trợ giúp các đối tượng yếu thế tại Việt Nam, do đó đã có rất nhiều nghiên cứu

về khảo sát tổ chức, hoạt động cũng như các ưu và nhược điểm của mô hình chăm sóc người cao tuổi tại các trung tâm chăm sóc tập trung

Trước hết phải kể đến các đề tài, các khảo sát phục vụ cho việc hoạch định chính sách của cục bảo trợ xã hội - cơ quan quản lý các cơ sở bảo trợ xã hội để phục vụ cho công tác chỉ đạo của mình Cục bảo trợ xã hội đã khảo sát hoạt động cụ thể tại các trung tâm bảo trợ xã hội một

Trang 7

cách khoa học cụ thể: “Kỷ yếu hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc ngành Lao động- thương binh và xã hội”, cẩm nang hướng dẫn hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội: là sản phẩm của các công trình nghiên cứu và khảo sát trên

Trong nghiên cứu “Các giải pháp hoàn thiện cơ cấu chính sách phát triển các cơ sở trợ giúp xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam giai đoạn đến 2010” của Cục bảo trợ

xã hội Đây là một đề tài lớn, khái quát toàn bộ hệ thống hoạt động và các chính sách của các

cơ ở trợ giúp xã hội trên cả nước của cục bảo trợ xã hội Nghiên cứu đã phân tích những kinh nghiệm quốc tế trong công tác bảo trợ qua đó dựa trên thực tiễn hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội tại Việt Nam hiện nay để đưa ra các kiến nghị các giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả trợ giúp đối tượng trong các cơ sở tập trung hiện nay

Ngoài ra còn rất nhiều các nghiên cứu, các bài báo viết về vấn đề người cao tuổi Việt Nam hiện nay Những nghiên cứu trên đã đưa ra những đánh giá khác nhau về hoạt động trợ giúp người cao tuổi Tuy nhiên, những nghiên cứu tìm hiểu tác động của những mô hình này tới hoạt động hỗ trợ chăm sóc dưới góc độ Công tác xã hội thì chưa có nghiên cứu nào đề cập và phân tích sâu vào vấn đề này

3 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

3.1 Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu ứng dụng các hệ thống lý thuyết cấu trúc chức năng và quản trị của Công tác xã hội trong hoạt động chăm sóc người cao tuổi

Kết quả nghiên cứu hình thành nên cách nhìn khoa học về hoạt động chăm sóc sức khỏe dành cho người cao tuổi và trên thực tế cái nhìn về chăm sóc người cao tuổi trong các trung tâm tập trung ngày càng được xã hội quan tâm

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo tốt để:

 Người cao tuổi nắm được , hiểu được các quyền lợi về chăm sóc sức khỏe để có thể tiếp câ ̣n các chính sách một cách chủ động hơn

 Các trung tâm chăm sóc người cao tuổi: thông qua nền tảng triết lý chăm sóc người cao tuổi

từ đó đưa ra phương pháp trị liệu chăm sóc người cao tuổi một cách khoa học

 Người làm chính sách: hiểu được vấn đề tồn tại của người cao tuổi từ đó đưa ra chính sách phù hợp với điều kiện thực tế, thực hiện chính sách một cách linh hoạt nhất

Trang 8

4 Câu ho ̉i nghiên cứu

 Nền tảng triết lý cho hoạt động chăm sóc, hỗ trợ ngườ i cao tuổi ta ̣i các trung tâm chăm sóc tập trung là gì?

 Những nội dung nào trong hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho ngườ i cao tuổi đư ợc các trung tâm chăm sóc tập trung quan tâm và triển khai ?

 Nhân viên Công tác xã hội đã làm những việc gì trong mô hình hoạt động của trung tâm?

 Cần phải làm gì để hoạt động chăm sóc, hỗ trợ ngườ i cao tuổi ta ̣i các trung tâm này đư ợc tốt hơn?

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, hoạt động chăm sóc, hỗ trợ

người cao tuổi Đề xuất nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc người cao tuổi ở các trung tâm trong thời gian tới

5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

 Làm rõ hệ thống cơ sở lý thuyết tiếp cận và thao tác hóa các khái niệm

 Tìm hiểu những nhân tố tác động đến hoạt động của trung tâm

 Tìm hiểu các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi ta ̣i các trung tâm

 Tìm hiểu các hoạt động của Nhân viên xã hội trong việc chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm sóc tập trung

 Nâng cao hoạt động chăm sóc hỗ trợ người cao tuổi trong các trung tâm chăm sóc tập trung trên địa bàn hiện nay

6 Giả thuyết nghiên cứu

 Hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho ngườ i cao tuổi tại các trung tâm chăm sóc tập trung dựa trên nền tảng triết lý lấy con người làm trung tâm, tất cả vì sự phục hồi và sự hoàn thiện của con người

 Hoạt động chăm sóc, hỗ trợ ngườ i cao tuổi mà các trung tâm chăm sóc t ập trung quan tâm

và triển khai chủ yếu là chăm sóc, trị liệu.Người cao tuổi khi sống trong các mô hình chăm sóc tập trung đều được nâng cao về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần

 Hoạt động trị liệu của Nhân viên công tác xã hội của trung tâm dựa trên chuẩn mực về vai trò của nhân viên công tác xã hội thế giới

 Trung tâm chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thực tế Cở sở vật chất của trung tâm đang còn nhiều khó khăn

Trang 9

7 Đối tươ ̣ng, khách thể nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi ta ̣i các trung tâm chăm sóc tập trung

 Khách thể nghiên cứu:

+ Lãnh đạo và nhân viên xã hội trong trong tâm Trung tâm chăm sóc ngườ i cao tuổi Thiên Đức và trung tâm bảo trợ xã hô ̣i III

+ Ngườ i cao tuổi trong các trung tâm chăm sóc tập trung

+ Cán bộ sở Lao động thương binh xã hội

8 Phương pha ́ p nghiên cứu

8.1 Phương pha ́ p thu thập và phân tích tài liê ̣u:

Phân tích số liê ̣u của sở lao đô ̣ng thương binh xã hô ̣i và số liê ̣u của tổng cu ̣c thống kê

 Pháp lệnh Người cao tuổi

 Báo cáo nghiên cứu tình hình thực hiện các chính sách trợ giúp người cao tuổi yếu thế

 Các công trình nghiên cứu, sách, báo, đánh giá, bài viết về Người cao tuổi

8.2 Phỏng vấn sâu:

 Dung lượng phỏng vấn sâu : Thực hiê ̣n 27 phỏng vấn sâu

 Đối tượng:Cán bộ quản lý, chăm sóc và người cao tuổi tại 2 trung tâm

 Cơ cấu phỏng vấn sâu:

 Cán bộ quản lý: 06pvs trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức -03, trung tâm bảo trợ xã hội III - 03

 Nhân viên chăm sóc: 08pvs - trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức - 04, trung tâm bảo trợ xã hội III- 04

 Người cao tuổi trong trung tâm: 10pvs - trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức

- 05, trung tâm bảo trợ xã hội III - 05

 Cán bộ phụ trách có thẩm quyền (sở lao động Thành phố Hà nội): 03 pvs

8.3 Phương pháp quan sát

 Quan sát thể trạng và các biểu hiện trong giao tiếp, ứng xử giữa người cao tuổi với nhau, giữa người cao tuổi với cán bộ, nhân viên và với khách đến trung tâm

 Quan sát các trang thiết bị, dụng cụ, chăm sóc sức khỏe, làm việc để biết cách thức tổ chức,

bố trí, sắp xếp của trung tâm và người cao tuổi

Trang 10

 Quan sát thái độ, hành vi của cán bộ, nhân viên đối với người cao tuổi trong các hoạt động hằng ngày

9 Phạm vi nghiên cứu

 Không gian: các trung tâm chăm sóc người cao tuổi tập trung trên địa bàn Hà Nội (nghiên cứu tại Trung tâm bảo trợ xã hô ̣i Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức và trung tâm bảo trợ xã hội III)

 Thời gian :03/2013 – 8/2013

10 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận - khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn chia làm 2 chương

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài: Chương này giới thiệu về các khái niệm chủ chốt, lý thuyết áp dụng, phương pháp nghiên cứu, địa bàn khảo sát của đề tài

Chương 2 Thực trạng hoạt động của các trung tâm chăm sóc người cao tuổi hiện nay(tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức và trung tâm bảo trợ xã hội III): Chương này nói về các hoạt động hỗ trợ người cao tuổi tại các trung tâm Những nhân tố tác động tới hiệu quả hoạt động của các trung tâm.Chương này đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm

và đề xuất những việc cần làm để nâng cao hiệu quả mô hình hoạt động hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm sóc tập trung

Ngày đăng: 12/09/2016, 16:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
19. Nguyễn Thị Lan - “Giới thiệu chiến lược đến năm 2015 của tổ chức hỗ trợ người cao tuổi quốc tế (HAI)” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu chiến lược đến năm 2015 của tổ chức hỗ trợ người cao tuổi quốc tế (HAI)
1. Báo cáo tình hình hoàn thiện các chính sách trợ giúp người cao tuổi yếu thế giai đoạn 2005-2010, Cục bảo trợ xã hội (tr. 98) Khác
2. Báo cáo tình hình hoàn thiện các chính sách trợ giúp người cao tuổi yếu thế. Giai đoạn 2005-2010, Cục bảo trợ xã hội (tr. 99) Khác
3. Báo cáo chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2005-2010 của trung ương hội người cao tuổi Việt Nam Khác
4. Báo cáo tổng hợp dự án quy hoạch tổng thể các cơ sở xã hội nuôi dưỡng người tàn tật, trẻ em mồ côi, người lang thang, Viện khoa học lao động các vấn đề xã hội, Hà Nội 1999, tr.12) Khác
5. Báo cáo kết quả khảo sát người cao tuổi 2008, bộ lao động thương binh và xã hội 6. Báo cáo kết quả vụ Bảo trợ xã hội, Bộ LĐTBXH 2005 Khác
7. Bộ Lao động - Xã hội, Quyết định phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010- 2020, TTCP ký ngày 25 tháng 3 năm 2010 Khác
8. Bùi Thế Cường (chủ biên), Người cao tuổi và An sinh xã hội, Viện Xã hội học Khác
9. Cẩm nang hỏi đáp chính sách đối với người cao tuổi (2011), Cục bảo trợ xã hội, NXB lao động xã hội Khác
10. Chuyên đề người cao tuổi, Cục bảo trợ xã hội (Tr.1) Khác
11. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên)(1997), Xã Hội Học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội Khác
12. Phạm Huy Dũng (2006), Lý thuyết thực hành công tác xã hội trực tiếp, NXB Đại học sư phạm, Đại học Thăng Long Khác
13. Giáo trình Quản trị ngành công tác xã hội (2010), Đại học Lao động xã hội Khác
14. Hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội, Cục bảo trợ xã hội – Bộ lao động thương binh và xã hội, NXB thông tin và truyền thông (tr.407) Khác
15. Nguyễn Thế Huệ (biên soạn) (2005), Hệ thống các văn bản chính sách của Đảng và Nhà Nước về người cao tuổi Việt Nam trong thời kì đổi mới tập II, NXB viện nghiên cứu hội Người cao tuổi Việt Nam Khác
16. Nguyễn Đình Hòa- Vũ Văn Miếu, 2007, Tiếp cận các hệ thống trong môi trường và phát triển, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Khác
18. Kỷ yếu hoạt động các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc ngành lao động thương binh và xã hội, Nguyễn Hữu Hải (chủ biên) (2002), NXB lao động xã hội Hà Nội Khác
20. Nguyễn Thị Thái Lan (2008), Giáo trình công tác xã hội nhóm, Nhà xuất bản lao động xã hội Khác
21. Nguyễn Ngọc Lâm (2009), Nền tảng triết lý của ngành Công tác xã hội chuyên nghiệp Khác
22. Đặng Vũ Cảnh Linh (2009), Người cao tuổi và các mô hình chăm sóc người cao tuổi tại Việt Nam, NXB Dân trí Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w