Một số nghiên cứu của nước ngoài Để đưa ra các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội cho người cao tuổi nói chung vàđáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi nói riêng trong bối cả
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BIỂU, BẢNG 5
MỞ ĐẦU 6
1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6
2 Tính cấp thiết của đề tài 10
3 Mục tiêu của đề tài 11
4 Phương pháp nghiên cứu 11
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
6 Nội dung nghiên cứu 12
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 13
1.1 Các khái niệm công cụ 13
1.1.1 Người cao tuổi 13
1.1.2 Sức khỏe 13
1.1.3 Chăm sóc sức khỏe 14
1.1.4 Nhân viên công tác xã hội 14
1.1.5 Vai trò của nhân viên công tác xã hội 15
1.2 Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 15
1.2.1 Thuyết nhu cầu 15
1.2.2 Thuyết hệ thống 16
1.3 Đặc điểm tâm sinh lý người cao tuổi 17
1.3.1 Đặc điểm sinh lý 17
1.3.2 Đặc điểm tâm lý 18
1.4 Các chính sách liên quan chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi 20
1.5 Tổng quan về xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 22
1.5.1 Về vị trí địa lý 22
1.5.2 Về tình hình kinh tế 22
1.5.3 Về văn hóa – xã hội 23
Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI CAO TUỔI Ở XÃ HƯNG HÒA, THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN 25
Trang 22.1 Chân dung người cao tuổi ở xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ
An 25
2.1.1 Độ tuổi và giới tính 25
2.1.2 Trình độ học vấn 26
2.1.3 Tình trạng sinh sống 27
2.1.4 Nghề nghiệp và thu nhập 28
2.1.5 Tình trạng sức khỏe 30
2.2 Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ở xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 32
2.3 Các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 35
2.3.1 Các hoạt động của trạm y tế 35
2.3.2 Các hoạt động của chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể 38
2.3.3 Các hoạt động của gia đình 40
2.4 Mức độ hài lòng của NCT về các hoạt động chăm sóc sức khỏe ở xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 43
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI CAO TUỔI Ở XÃ HƯNG HÒA, THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN 45
3.1 Các giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi 45
3.1.1 Tăng cường cung cấp thông tin và khám chữa bênh tại cộng đồng cho người cao tuổi 45
3.1.2 Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng và mở rộng dịch vụ chăm sóc tại nhà 45
3.1.3 Các giải pháp trợ giúp về đời sống vật chất 45
3.2 Vai trò của nhân viên công tác xã hội 46
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
Trang 4DANH MỤC BIỂU, BẢNG
Danh mục các biểu
Biểu đồ 2.1 Nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu……… ….35
Biểu đồ 2.2 Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu……….….……… 36
Biểu đồ 2.3 Tỉ lệ nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu……….………… 39
Biểu đồ 2.4 Thu nhập hiện nay của người cao tuổi……… …………41
Biểu đồ 2.5 Đánh giá tình trạng sức khỏe hiện nay của NCT……… …………43
Biểu đồ 2.6 Các tổ chức người cao tuổi tham gia……… ……… 47
Biểu đồ 2.7 Mức độ quan tâm của chính quyền, các tổ chức Hội, các đoàn thể địa phương……… 48
Biểu đồ 2.8 Các dịch vụ khám, chữa bệnh NCT thường sử dụng………… ……… 49
Biểu đồ 2.9 Mức độ hiểu biết về các kiến thức chăm sóc sức khỏe………… …… 52
Biểu đồ 2.10 Đánh giá mức độ hài lòng của NCT về chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế……….……… 53
Danh mục các bảng Bảng 2.1 Tương quan giới tính và nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu……….… 36
Bảng 2.2 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu……… … 37
Bảng 2.3 Tình trạng sinh sống của đối tượng nghiên cứu……… …… 38
Bảng 2.4 Nghề nghiệp trước đây và giới tính của người cao tuổi………… ……… 40
Bảng 2.5 Mức độ quan tâm sức khỏe NCT của các thành viên trong gia đình………45
Bảng 2.6 Người trợ giúp khi người cao tuổi đau ốm……….……… 46
Bảng 2.7 Mong muốn, nguyện vọng lớn nhất của người cao tuổi hiện nay……… 54
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1 Một số nghiên cứu của nước ngoài
Để đưa ra các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội cho người cao tuổi nói chung vàđáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi nói riêng trong bối cảnh giàhóa dân số đang ngày càng gia tăng hiện nay; đã có nhiều nghiên cứu liên quan đếnlĩnh vực này, cụ thể:
Nghiên cứu “Già hóa và chính sách y tế ở Hàn Quốc” của GS.TS SoonmanKwon (Hiệu trưởng trường Y tế công cộng, trường Đại học Quốc gia Seoul, HànQuốc) đã đưa ra những thách thức đối với vấn đề già hóa dân số ở Hàn Quốc như: giatăng nhu cầu về chăm sóc y tế và chăm sóc dài hạn, tài chính eo hẹp của người caotuổi Nghiên cứu cũng nêu ra một số vấn đề liên quan đến hệ thống y tế của Hàn Quốctrong việc chăm sóc y tế cho người dân nói chung và người cao tuổi nói riêng, trong đótài chính dành cho chăm sóc y tế dựa trên bảo hiểm y tế xã hội toàn dân được thựchiện từ năm 1989; việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chủ yếu dựa vào tư nhân, vớicon số bệnh viện tư nhân chiếm hơn 90%
Nghiên cứu “Thực trạng và thách thức của y tế, phúc lợi xã hội cho người caotuổi tại Nhật Bản” của tác giả Yutaka Kajiwara (Phó chủ tịch Hiệp hội bệnh viện, Phóchủ tịch Hiệp hội các nhà tư vấn quản lý dịch vụ y tế, Chủ tịch hội đồng Tập đoàn Ykhoa Kojinkai, Nhật Bản) cho thấy rằng: Nhật Bản đang phải đối diện với nhiều khókhăn thách thức với vấn đề già hóa dân số hiện nay; trong nghiên cứu tác giải đã sơlược về các chế độ chăm sóc y tế của Nhà nước đối với người cao tuổi, trong đó trên
75 tuổi tự chi trả 10% tổng chi phí khám chữa bệnh, từ 70 đến 74 tuổi tự chi trả 20%tổng chi phí khám chữa bệnh Đặc biệt, nghiên cứu cũng đưa ra những cải tổ chứcnăng y tế và chăm sóc (hình tượng trong tương lai) đó là: phân bổ lại vai trò của cácloại bệnh phòng, các bệnh viện sao cho phù hợp với nhu cầu của bệnh nhân; thúc đẩy
sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở chăm sóc y tế với nhau, giữa các cơ sở y tế với các
cơ sở chăm sóc sức khỏe; thông qua đó có thể gây dựng được một hệ thống dịch vụchăm sóc y tế, chăm sóc sức khỏe một cách hiệu quả và năng suất
Nghiên cứu “Tuổi già hóa năng động và mạnh khỏe ở Đài Loan: Phương pháptiếp cận theo hướng toàn diện và hệ thống” của TS Shu-Ti Chiou (Tổng Cục trưởng
Trang 6Cục Thúc đẩy Chăm sóc y tế, Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan) đã nêu ra những khókhăn mà Đài Loan đang phải đối mặt do già hóa dân số một cách nhanh chóng; để đốiphó với tình trạng già hóa dân số, hệ thống y tế Đài Loan đã thực hiện chính sách baophủ thanh toán toàn diện thông qua bảo hiểm y tế; thực hiện các chương trình thúc đẩysức khỏe cộng đồng cho người cao tuổi với các chủ đề ưu tiên như: hoạt động thể chất,phòng chống ngã, dinh dưỡng, sức khỏe răng miệng, thúc đẩy sức khỏe tâm thần, sựtham gia xã hội…; nâng cao chất lượng chăm sóc chữa bệnh mãn tính; thực hiện tổchức cải cách việc thực thi.
Còn trong nghiên cứu “Già hóa thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức”, với sự thamgia của hơn 20 cơ quan Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế chủ yếu hoạt độngtrong lĩnh vực già hóa dân số đã đưa ra những quan điểm liên quan đến chăm sóc y tếcho người cao tuổi trong đó có việc tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng của người caotuổi Quan điểm này nhấn mạnh: nhằm giúp người cao tuổi nhận thức quyền đượchưởng đời sống thể chất và tinh thần có chất lượng cao, người cao tuổi phải được tiếpcận đến thông tin và dịch vụ chăm sóc y tế, có khả năng chi trả và thân thiện đáp ứngnhu cầu của họ Các dịch vụ này bao gồm dịch vụ chăm sóc, phòng ngừa, điều trị vàlâu dài Định hướng chăm sóc cuộc sống toàn diện phải bao gồm các hoạt động cảithiện sức khỏe và phòng ngừa dịch bệnh, tập trung vào việc duy trì khả năng độc lập,phòng ngừa, trì hoãn bệnh tật và khuyết tật, cung cấp dịch vụ điều trị Cần có cácchính sách nhằm tăng cường lối sống khỏe mạnh với sự hỗ trợ của công nghệ, cácnghiên cứu y học và chăm sóc phục hồi chức năng Cần phải đào tạo cho những ngườichăm sóc và cán bộ chuyên môn y tế nhằm đảm bảo những cán bộ làm việc với ngườicao tuổi được tiếp cận thông tin và đào tạo cơ bản trong công tác chăm sóc người caotuổi…
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Những nghiên cứu trong nước về người cao tuổi nói chung và chăm sóc sức khỏecho NCT nói riêng ngày một nhiều, điều đó thể hiện sự quan tâm của xã hội đến nhómđối tượng khó khăn, yếu thế này đang ngày cảng tăng lên
Năm 1977, Chương trình nghiên cứu y học người cao tuổi do Phạm Khuê chỉ đạothực hiện đã tổ chức cuộc khảo sát lớn đầu tiên về sức khỏe người cao tuổi trên mộtmẫu gồm 13.399 người từ 60 tuổi trở lên ở phía Bắc Kết quả cuộc khảo sát đã cungcấp một bức tranh dịch tễ học về bệnh tật và sức khỏe của người cao tuổi miền Bắc
Trang 7Nghiên cứu thực nghiệm về người cao tuổi tại làng An Điền, xã Cộng Hòa,huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương giữa năm 1991 với nhiều phát hiện mới về ngườicao tuổi dùng làm chỉ dẫn cho những nghiên cứu tiếp theo Giữa năm 1993, một khảosát trong khuôn khổ dự án của ESCAP “Phát triển chính sách cấp địa phương để ngườicao tuổi tham gia vào quá trình phát triển” mở ra hướng nghiên cứu xã hội học thamgia.
Chương trình “Nghiên cứu tuổi già và người cao tuổi” (Aging and AdultsReseach, IOS – AAR) của Viện xã hội học được thực hiện những năm 1990, đã đưa ramột dự kiến khá tổng quát, muốn tìm hiểu vấn đề từ các góc độ nghiên cứu lịch sử vàthực nghiệm đối với hoàn cảnh sống cũng như thể chế an sinh xã hội của người caotuổi
Sau những nghiên cứu thăm dò ở Hải Dương và Hà Nội, năm 1993, một cuộckhảo sát đã được thực hiện tại Hải Dương nhằm thu thập dữ liệu về đời sống người caotuổi Năm 1993, 1994, AAR tiến hành hai cuộc điều tra định lượng ở Hà Nội nhằm tìmhiểu các vấn đề giúp đỡ gia đình người cao tuổi như: mạng lưới thân thuộc, được lắngnghe, giúp đỡ tài chính, khi đau ốm,…
Đề tài “Nghiên cứu chính sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch vụ chăm sócngười cao tuổi trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập”
do TS Đàm Hữu Đắc (2009) làm chủ nhiệm đã mô tả thực trạng xây dựng và thựchiện chính sách phúc lợi xã hội và dịch vụ xã hội chăm sóc người cao tuổi Đồng thời,nghiên cứu cũng nêu ra những quan điểm, mục tiêu, phương hướng và giải pháp hoànthiện hệ thống chính sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch vụ xã hội chăm sóc ngườicao tuổi, trong đó có dịch vụ y tế cho người cao tuổi
Con người khi về già sức khỏe ngày một giảm sút, quá trình già hóa gây rủi ro tửvong và hạn chế các chức năng trong cơ thể Điều tra gia đình Việt Nam 2006 cho thấy
có 50% người cao tuổi có sức khỏe bình thường trở lên Người cao tuổi ở thành thị cósức khỏe bình thường trở lên là 51,8% còn ở nông thôn là 48,2% Những nơi có mứcsống cao thì sức khỏe người cao tuổi tốt hơn
Các cuộc nghiên cứu, điều tra về người cao tuổi cũng đã phản ánh tình hình sứckhỏe người cao tuổi nói chung, hay sức khỏe của nam người cao tuổi so với nữ ngườicao tuổi VNAS thu thập số liệu từ tháng10 - 12/2011 tại 12 tỉnh, thành phố đại điệncho 6 vùng sinh thái của Việt Nam (bao gồm Thái Nguyên, Hưng Yên, Thanh Hóa,
Trang 8Hà Nội, Nam Định, Huế, Đắk Lắk, Đồng Nai, Sóc Trăng, Tiền Giang và TP Hồ ChíMinh) Hơn 4.000 người đại diện cho nhóm dân số cận cao tuổi và cao tuổi (từ 50 tuổitrở lên) đã được mời tham gia cuộc điều tra này
Nghiên cứu “Vấn đề sức khỏe và sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi ở nôngthôn Việt Nam” do Viện Chính sách Công và Quản lý hợp tác cùng TW Hội Ngườicao tuổi Việt Nam (2012) thực hiện đã đưa ra đánh giá tình hình sức khỏe và sử dụngdịch vụ y tế của người cao tuổi nông thôn Việt Nam để cung cấp bằng chứng khoa họccho các nhà hoạch định chính sách xây dựng chiến lược phù hợp nhằm nâng cao chấtlượng cuộc sống người cao tuổi
Đề tài “Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi Việt Nam và đánh giá
mô hình chăm sóc người cao tuổi đang áp dụng” do Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ
em triển khai từ năm 2005-2006 đã cho ra một số kết quả như: (1) Người cao tuổi sống
ở khu vực nông thôn có sức khoẻ tốt hơn Điều này cho thấy môi trường sống ở khuvực đô thị ồn ào, náo nhiệt, ô nhiễm có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người cao tuổi;(2) Sức khoẻ người cao tuổi tuy đã được nâng cao dần song tình trạng các cụ mắc phảicác chứng bệnh nguy hiểm vẫn còn khá phổ biến; (3) Chăm sóc sức khoẻ cho ngườicao tuổi là một việc làm cần thiết và thường xuyên Đây là nhóm đối tượng có nhu cầukhám và điều trị bệnh lớn cần có cơ chế, chính sách riêng dành cho nhóm đối tượngnày Hiện nay vấn đề này còn chưa được quan tâm đúng mức, tình trạng các cụ phải tự
bỏ tiền để được khám chữa bệnh là phổ biến Chế độ khám chữa bệnh theo bảo hiểm y
tế và thẻ khám chữa bệnh còn nhiều hạn chế Hiện vẫn còn nhiều nhóm đối tượngngười cao tuổi chưa tiếp cận đến được với thẻ bảo hiểm y tế Đồng thời chất lượngkhám chữa bệnh theo chế độ thẻ bảo hiểm chưa đảm bảo chất lượng
Nghiên cứu “Đánh giá tình hình chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi ở ViệtNam” do Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Oanh, Dương Huy Lương, Khương AnhTuấn, Nguyễn Thị Thắng và cộng sự thực hiện từ năm 2005 - 2006 tại 7 tỉnh trong cảnước với sự hỗ trợ về mặt tài chính của tổ chức SIDA-Thụy Điển, bao gồm: Sơn La,Hải Dương, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Bà Rịa-Vũng Tàu và Vĩnh Long đã đưa
ra một số kết quả như sau: Tỷ lệ ốm của nhóm người cao tuổi cao hơn các nhóm tuổikhác; trong các yếu tố có ảnh hưởng đến sức khoẻ người cao tuổi, tinh thần thoải mái,gia đình hòa thuận, kinh tế ổn định là những yếu tố có ảnh hưởng tích cực tới sức khỏengười cao tuổi ở vùng nông thôn; người cao tuổi tại các tỉnh nghiên cứu ít có kiến thức
Trang 9về phòng chống một số bệnh thường gặp; việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổihiện nay của ngành y tế mang tính thụ động Hoạt động tuyên truyền giáo dục sứckhoẻ phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi gần như chưa đượcthực hiện một cách có tổ chức, có kế hoạch dựa trên mô hình bệnh tật cụ thể ở địaphương.
Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các hoạt động chăm sóc sức khỏecho người cao tuổi nhưng chủ yếu nhằm thu thập dữ liệu, đánh giá về tình hình sứckhỏe, y tế, bệnh tật, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và dịch vụ xã hội cho người caotuổi; từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục những tồn tại có liên quan; và được nghiêncứu dưới các góc độ y học, xã hội học Với nghiên cứu sâu về các hoạt động chăm sócsức khỏe cho người cao tuổi, dưới góc độ công tác xã hội này, hy vọng sẽ góp thêmvăn liệu cho nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài này
2 Tính cấp thiết của đề tài
Già hóa dân số trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng được coi là mộtthành tựu lớn, chứng minh sự cải thiện đáng kể về y tế, dinh dưỡng và phát triển kinh
tế - xã hội Tuy nhiên, già hóa dân số cũng đã khiến cho hệ thống an sinh xã hội nóichung, hệ thống chăm sóc sức khỏe nói riêng chưa kịp hoàn thiện để đáp ứng nhu cầucủa người cao tuổi Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội của đấtnước, phần lớn người NCT có cuộc sống ổn định về vật chất, tinh thần Tuy nhiên,vẫn còn một bộ phận NCT đang phải lao động kiếm sống, sống cô đơn và đối mặt vớinhiều nguy cơ bất lợi cho sức khỏe Người cao tuổi Việt Nam hiện nay có tỷ lệ ốm đaucao, tình trạng khỏe mạnh thấp Trung bình mỗi người phải chịu 14 năm bệnh tật trongtổng số 73 năm trong cuộc sống
Người cao tuổi được xem như vốn quý của xã hội bởi những đóng góp của họ vềkinh nghiệm, kiến thức cho sự phát triển, đồng thời là động lực tinh thần cho các thế
hệ mai sau và là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình Với truyền thống, đạo lý “uốngnước nhớ nguồn”, “kính già, trọng lão” tốt đẹp của dân tộc ta Trên cơ sở đó, quan tâmđến việc chăm sóc sức khỏe cho NCT sẽ trở thành mô hình ứng xử của thế hệ sau đốivới thế hệ trước, tiếp tục di dưỡng và phát triển hệ giá trị văn hóa tốt đẹp của đất nước.Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước, chính quyền các địa phương nói chung và
xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An nói riêng đã có nhiều giải pháp thiết thực
để nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc sức khỏe dành cho NCT như: huy
Trang 10động các tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe; đầu tư cơ sởvật chất, trang thiết bị y tế; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế… Tuy nhiên, hiệnnay các hoạt động chăm sóc sức khỏe dành cho NCT vẫn còn nhiều hạn chế về chấtlượng, dẫn đến việc chăm sóc sức khỏe cho nhóm đối tượng khó khăn, yếu thế này vẫnchưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra Chính vì vây, việc đưa ra các giải pháp nâng caochất lượng các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT hiện nay là một yêu cầu bứcthiết cần đặt ra đối với địa phương.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn: “Các hoạt động chăm sóc
sức khỏe cho người cao tuổi ở xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” làm đề
tài nghiên cứu
3 Mục tiêu của đề tài
Tìm hiều về thực trạng các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT; từ đó, khaithác các hoạt động của công tác xã hội để nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sócsức khỏe cho NCT
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phân tích tài liệu
Thu thập, tìm hiểu và phân tích các tài liệu thứ cấp, bao gồm: bài giảng, giáotrình công tác xã hội và công tác xã hội với người cao tuổi; bài viết trên sách báo, tạpchí; báo cáo, luận văn, luận án; số liệu thống kê, kết quả điều tra khỏa sát về ngườicao tuổi và các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
4.2 Phỏng vấn bằng bảng hỏi
Trên cơ sở danh sách người cao tuổi hiện có ở địa phương, chúng tôi tiến hànhlựa chọn ngẫu nhiên, thuận tiện 150 mẫu để tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi Nộidung thông tin cần thu thập: nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi; thực trạngcác hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi; sự hài lòng của người cao tuổi
về các hoạt động chăm sóc sức khỏe hiện nay
4.3 Phỏng vấn sâu
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng, bao gồm: người cao tuổi, lãnhđạo chính quyền địa phương, cán bộ hội người cao tuổi, cán bộ trạm y tế, liên quanđến các nội dung: tình trạng sức khỏe của người cao tuổi, các hoạt động chăm sóc sứckhỏe cho người cao tuổi trên địa bàn, giải pháp của địa phương trong việc nâng caochất lượng hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
Trang 115 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT ở xã Hưng Hòa, thành phố Vinh,tỉnh Nghệ An
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: tháng 01/2017 đến tháng 12/2017
Phạm vi không gian: xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
6 Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT ở xã Hưng Hòa,thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
- Đánh giá sự hài lòng về các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT ở xã HưngHòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
- Đề xuất một số giải pháp trong CTXH nhằm nâng cao chất lượng các hoạt độngchăm sóc sức khỏe cho NCT ở xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Trang 12Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Các khái niệm công cụ
1.1.1 Người cao tuổi
Trước đây, người ta thường dùng thuật ngữ “Người già” để chỉ những người cótuổi, hiện nay “Người cao tuổi” ngày càng được sử dụng nhiều hơn Hai thuật ngữ nàytuy không khác nhau về mặt khoa học song về tâm lý, “Người cao tuổi” là thuật ngữmang tính tích cực và thể hiện thái độ tôn trọng
Có nhiều quan niệm khác nhau về NCT: Trong cuốn Từ điển Xã hội học củaG.Endrweit và G.Trommsdorff, NCT là những người trên 65 tuổi
Còn theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), NCT là những người từ 65 tuổi trở lên.Theo luật NCT, số: 39/2009/QH12, ngày 23/11/2009, NCT được quy định trong Luậtnày là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên
Như vậy, có nhiều quan điểm khác nhau về NCT được đưa ra nhưng trongnghiên cứu này, tôi sử dụng khái niệm NCT theo Luật NCT của Việt Nam; theo đó
NCT là những người từ 60 tuổi trở lên
1.1.2 Sức khỏe
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về sức khỏe Theo quan điểm của Tổ chức Y tếthế giới (WHO) – Tuyên ngôn Alma Ata, năm 1978: “Sức khỏe là trạng thái thoải máitoàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng tháikhông có bệnh hay thương tật”
Từ định nghĩa trên có thể thấy sức khỏe là tổng hợp về tình trạng của cơ thể conngười cả về thể chất lẫn tinh thần Sức khỏe không chỉ phản ánh tính chất cá nhân màcòn mang tính chất xã hội Do vậy sức khỏe cũng được xem là mục tiêu, động lực của
sự phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội
Sức khỏe thể chất là khả năng hoạt động cơ bắp, có sức nâng, kéo, đẩy làm các
công việc chân tay một cách thoải mái như mang vác, sử dụng công cụ, khả năng phảnứng của chân tay nhanh nhạy, có sự dẻo dai và khả năng chịu được những khắc nghiệtcủa môi trường
Sức khoẻ tinh thần là cảm thấy có đủ khả năng tự tin, có thể đối mặt với những
mức tình trạng căng thẳng ở bình thường, luôn giữ được các mối quan hệ một cáchthoải mái, có một cuộc sống độc lập, và dễ hồi phục sau những tình huống khó khăn
Trang 13Sức khỏe xã hội: Sự hoà nhập của cá nhân với cộng đồng được gọi là sức khoẻ xã
hội như câu nói của Mác: "Con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội” Sứckhoẻ xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữathành viên: gia đình, nhà trường, bạn bè, xóm làng, nơi công cộng, cơ quan Nó thểhiện ở sự được chấp nhận và tán thành của xã hội Càng hoà nhập với mọi người, đượcmọi người đồng cảm, yêu mến càng có sức khoẻ xã hội tốt và ngược lại
Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhânvới hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những người khác; là sự hòa nhập giữa cánhân, gia đình và xã hội
Ba yếu tố sức khoẻ thể chất, tinh thần và xã hội liên quan chặt chẽ với nhau Nó
là sự thăng bằng, hài hoà của tất cả những khả năng sinh học, tâm lý và xã hội của conngười
Ở NCT thể hiện rõ nhất là sự lão hóa, suy yếu các cấu trúc chức năng của cơ thể
Vì vậy, NCT cần được quan tâm tới CSSK, đặc biệt là sức khỏe thể chất
1.1.3 Chăm sóc sức khỏe
CSSK là một trong những quyền cơ bản của con nguời Quyền được CSSK nằmtrong quyền được có mức sống thích đáng nêu ở Điều 25 Tuyên ngôn Quốc tế NhânQuyền (UDHR), theo đó :“ Mọi người đều có quyền hưởng một mức sống thích đáng,
đủ để đảm bảo sức khỏe và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn,mặc, ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, cũng như có quyền bảo hiểmtrong trường hợp thất nghiệp, ốm đau, tàn phế, góa bụa, già nua hoặc thiếu phươngtiện sinh sống do những hoàn cảnh khách quan vượt qua khả năng đối phó của họ” CSSK là chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh, bệnh tật, thương tích, và cáckhiếm khuyết về thể chất và tinh thần trong con người
Theo Từ điển bách khoa Quốc gia “chăm sóc là hoạt động duy trì, điều chỉnh vàolúc cần thiết để phục hồi khả năng hoạt động bình thường của cơ thể, tạo được trạngthái thoải mái về thể chất, tinh thần cho mỗi người dân” Như vậy, CSSK bao gồm cảchăm sóc thể chất và tinh thần CSSK không chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế mà còn lànhiệm vụ của bản thân mỗi người, mỗi gia đình
1.1.4 Nhân viên công tác xã hội
Theo Hiệp hội các nhà CTXH chuyên nghiệp Quốc tế (IASW) thì: “Nhân viên
CTXH là người được đào tạo và trang bị các kiến thức, kỹ năng trong CTXH, họ có
Trang 14nhiệm vụ trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với môi trường, tạo ảnh hưởng tới CSXH, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn” [19, tr.141].
Như vậy, nhân viên CTXH phải là người phải được đào tạo và trang bị nhữngkiến thức và kỹ năng chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của công việc Ở Việt Nam, yêucầu về trình độ chuyên môn đối với nhân viên CTXH phải tốt nghiệp trung cấp thuộccác chuyên ngành CTXH, xã hội học, tâm lý học hoặc các chuyên ngành khoa học xãhội khác phù hợp với nhiệm vụ CTXH và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ CTXHtheo chương trình, nội dung do Bộ LĐ-TB&XH ban hành
1.1.5 Vai trò của nhân viên công tác xã hội
Theo Robertsons, vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền lợi và
nghĩa vụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất định Vai trò xã hội của một người
có nghĩa là người đó phải đảm nhận hay thể hiện đầy đủ các hành vi, nghĩa vụ, hệthống chuẩn mực trên cơ sở vị thế của người đó Đồng thời, họ cũng nhận được nhữngquyền lợi tương ứng với việc thực hiện vai trò của họ
Nhân viên CTXH, theo quan điểm của Feyerico (1973) đóng nhiều vai trò khácnhau tùy vào vị trí, công việc đang đảm nhận như: tuyên truyền, giáo dục; biện hộ; kếtnối; huy động, tìm kiếm nguồn lực; vận động xã hội; tạo ra sự thay đổi; tham vấn; tưvấn; chăm sóc, trợ giúp…
1.2 Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
1.2.1 Thuyết nhu cầu
Abraham Maslow (1908 – 1970), nhà tâm lý học người Mỹ đã xây dựng họcthuyết phát triển về nhu cầu con người vào những năm 50 của thế kỷ XX
Trong nhu cầu thứ bậc của Maslow, ông cho rằng mỗi nhu cầu của con người đềuphụ thuộc vào nhu cầu trước đó Nếu một nhu cầu không được đáp ứng, cánhân sẽ gặp cản trở trong việc theo đuổi những nhu cầu cao hơn Tầng thấp nhất là nhucầu về sinh lý, bao gồm các nhu cầu cơ bản như ăn, uống, nơi trú ngụ, tình dục, bàitiết, nghỉ ngơi, an toàn các nhu cầu làm cho con người thoải mái về cơ thể Đây lànhững nhu cầu cơ bản và mạnh nhất của con người Lên cao nữa là những nhu cầuđược tôn trọng, được khẳng định mình
Trang 15Ở NCT, tất cả những nhu cầu này cần được đáp ứng Do đặc điểm tâm sinh lý, cơthể con người thay đổi theo thời gian và yếu dần, NCT cơ thể không còn được như lúctrước, xương dễ giòn dễ gãy, các cơ quan trong cơ thể hoạt động yếu dần nhất là hệtiêu hóa và hệ hô hấp, vì vậy cần chú trọng đến khẩu phần ăn và chế độ luyện tập củaNCT để giúp họ phòng tránh bệnh tật Họ cũng có nhu cầu CSSK NCT cũng cần đượcđáp ứng nhu cầu giao lưu tình cảm, cá nhân không thể tồn tại khi họ thiếu các mốiquan hệ từ gia đình, bạn bè, cộng đồng NCT, nhất là những người sau khi về hưu,mối quan hệ xã hội của họ bị thu hẹp lại và nếu không được chuẩn bị trước tâm lý họ
sẽ cảm thấy sốc và trầm cảm Sau những năm cống hiến, làm việc và nuôi dạy concháu với những kinh nghiệm, NCT mong muốn mình được tôn trọng và họ cũngkhông ngừng hoàn thiện bản thân, tuy tuổi đã cao những vẫn cố gắng hoànthành những việc còn dang dở Đối với NCT, để đáp ứng được những nhu cầu, việclàm trên thì trước tiên phải đáp ứng về CSSK Có sức khỏe tốt, họ mới có thể làmnhững việc khác để tiến đến nhu cầu khác
Các quan điểm hệ thống trong CTXH có nguồn gốc từ lý thuyết hệ thống tổngquát của nhà sinh vật học Ludwig von Bertalanffy (General Systems Theory) là lýthuyết thuộc lĩnh vực điều khiển học (Cybernetics) cho phép phát hiện cấu trúc, cácthành phần của hệ thống và các nguyên tắc vận hành của hệ thống đó Lý thuyết hệthống tổng quát cũng cho phép nhiều khoa học cùng sáng tạo những đồ án liên ngành,
Trang 16- Từ góc độ quá trình hệ thống có: đầu vào: năng lượng được đưa vào hệ thống;vận chuyển: năng lượng được vận chuyển để sử dụng trong hệ thống; đầu ra: là hiệuquả đối với môi trường khi năng lượng được chuyển vào; phản hồi: thông tin và nănglượng chuyển đến hệ thống từ tác động của đầu ra vào môi trường; nội vận: là sự vậnđộng của hệ thống
- Từ góc độ trạng thái hệ thống có: trạng thái ổn định: là trạng thái hệ thống nhậnđầu vào và tiêu thụ nó; sự điều bình hay cân bằng: là khả năng duy trì bản chất cơ bản;biến hoá: là sự phát triển phức tạp có thêm nhiều bộ phận qua thời gian; siêu tổng: hệthống thiên về tính tổng thể hơn là tổng cộng; tác động qua lại: là khi một bộ phận của
hệ thống thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác và chúng cũng thay đổi
- Từ góc độ chuyển dịch hệ thống có 2 hướng: cùng đích: từ nhiều cách khácnhau có thể đi tới cùng một đích; đa đích: từ các điều kiện hoàn cảnh như nhau có thể
đi tới các đích khác nhau
- Từ góc độ bản chất hệ thống có: hệ thống không chính thức hay hệ thống tựnhiên: gia đình, bạn bè…; gệ thống chính thức: cộng đồng, nhóm, công đoàn… ; hệthống xã hội: bệnh viện, trường học…
Mỗi cá nhân đều có các hệ thống chính thức và phi chính thức liên quan mật thiếtđến nhau vì vậy để mô hình trợ giúp đạt hiệu quả tốt cần tìm hiểu các hệ thống liênquan đến đối tượng là người cao tuổi qua đó thúc đẩy các nguồn lực thông qua hệthống đó
1.3 Đặc điểm tâm sinh lý người cao tuổi
1.3.1 Đặc điểm sinh lý
- Quá trình lão hóa
Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể sống Lão hóa có thể đến sớm hay muộntùy thuộc vào cơ thể từng người Khi tuổi già các đáp ứng kém nhanh nhạy, khả năng
tự điều chỉnh và thích nghi cũng giảm dần, tất nhiên sức khỏe về thể chất và tinh thầngiảm sút Về thể xác trong giai đoạn này cơ thể bắt đầu có những thay đổi theo chiềuhướng đi xuống
Diện mạo thay đổi: Tóc bạc, da mồi, có thêm nhiều nếp nhăn Da trở nên khô vàthô hơn Trên cơ thể, đầu và mặt xuất hiện mụn cơm nhiều hơn Ở tuổi già có nhữngnếp nhăn là do lớp mỡ ở dưới lớp da mất đi cũng như do da không còn tính chất đànhồi Các mạch máu mỏng vỡ ra, tạo thành các chất xanh đen nhỏ dưới da
Trang 17Bộ răng yếu làm cho NCT ngại dùng các thức ăn cứng, khô, dai dù thức ăn nàygiàu vitamin, đạm và chất khoáng NCT thường chọn các thức ăn mềm.
Các cơ quan cảm giác: Cảm giác - nghe nhìn, nếm và khứu giác cùng với tuổi tácngày càng cao thường bắt đầu hoạt động kém hiệu quả
Các cơ quan nội tạng: Tim là một cơ bắp có trình độ chuyên môn hoá cao cùngvới tuổi tác cũng phải chịu những vấn đề tương tự như các cơ bắp khác của cơ thể.Tim phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của hệ tuần hoàn, mà có thể là nguyên nhânphát sinh nhiều vấn đề liên quan đến lão hoá Phổi của người già thường làm việc íthiệu quả khi hít vào và lượng ôxy giảm Khả năng dự phòng của tim, phổi và các cơquan khác cùng với cũng giảm sút Người già thích nghi với các điều kiện rét chậmhơn Người già dễ dàng bị cảm lạnh, nhiệt độ có thể hạ thấp sẽ rủi ro nghiêm trọng chosức khoẻ của họ Họ cũng phải chịu đựng những khó khăn tương tự khi trong trườnghợp cần thiết phải tiếp cận với nhiệt độ cao
Khả năng tình dục giảm: Do sự thay đổi của nội tiết tố, ham muốn tình dục ởNCT cũng giảm rõ rệt Ở người già xương và khớp không còn linh hoạt, mềm dẻo, các
cơ đều yếu đi dẫn đến mọi cử động đều chậm chạp, vụng về Người già hay bị mệtmỏi, mọi hành vi, cử chỉ yêu đương gặp khó khăn
- Các bệnh thường gặp ở NCT
NCT thường mắc các bệnh về: tim mạch và huyết áp: Cao huyết áp, nhồi máu cơtim, suy tim, loạn nhịp tim… ; xương khớp: Thoái hóa khớp, loãng xương, bệnhgút…; hô hấp: cảm sốt, viêm họng – mũi, cúm, viêm phế quản, viêm phổi, ung thưphổi… ; răng miệng: khô miệng, sâu răng, bệnh nha chu…; tiêu hóa và dinh dưỡng:rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng…; ngoài ra NCT còn hay mắc các bệnh về ung bướu,bệnh thần kinh và các bệnh về sức khỏe tâm thần
1.3.2 Đặc điểm tâm lý
Trạng thái tâm lý và sức khỏe của NCT không chỉ phụ thuộc vào nội lực của bảnthân mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội, đặc biệt là môi trường văn hóa - tìnhcảm và quan trọng nhất là môi trường gia đình Khi bước sang giai đoạn tuổi già,những thay đổi tâm lý của mỗi người mỗi khác, nhưng tựu trung những thay đổithường gặp là:
- Hướng về quá khứ
Để giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộcsống hiện tại, NCT thườngthích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xưa, tham gia hội ái hữu, hội cựu chiến binh Họ
Trang 18thích ôn lại chuyện cũ, viết hồi ký, tái hiện kinh nghiệm sống cũng như hướng về cộinguồn: Viếng mộ tổ tiên, sưu tầm cổ vật…
- Chuyển từ trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêu cực”
Khi về già NCT phải đối mặt với bước ngoặt lớn lao về lao động và nghề nghiệp
Đó là chuyển từ trạng thái lao động (bận rộn với công việc, bạn bè) sang trạng tháinghỉ ngơi, chuyển từ trạng thái tích cực khẩn trương sang trạng thái tiêu cực xả hơi
Do vậy NCT sẽ phải tìm cách thích nghi với cuộc sống mới Người ta dễ gặp phải “hộichứng về hưu”
- Những biểu hiện tâm lý của người cao tuổi
Sự cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn: Con cháu thường bậnrộn với cuộc sống Điều này làm cho NCT cảm thấy mình bị lãng quên, bị bỏ rơi Họrất muốn tuổi già của mình vui vẻ bên con cháu, muốn được người khác coi mìnhkhông là người vô dụng Họ rất muốn được nhiều người quan tâm, lo lắng cho mình vàngược lại Họ sợ sự cô đơn, sợ phải ở nhà một mình
Cảm nhận thấy bất lực và tủi thân: Đa số NCT nếu còn sức khỏe vẫn còn có thểgiúp con cháu một vài việc vặt trong nhà, tự đi lại phục vụ mình, hoặc có thể tham giađược các sinh hoạt giải trí, cộng đồng Nhưng cũng có một số NCT do tuổi tác đã cao,sức khỏe giảm sút nên sinh hoạt phần lớn phụ thuộc vào con cháu Do vậy dễ nảy sinhtâm trạng chản nản, buồn phiền, hay tự dằn vặt mình NCT mà tuổi càng cao thì sứckhỏe lại càng giảm sút, đi lại chậm chạp, không còn khả năng lao động, quan niệmsống khác với thế hệ sau nên chỉ một thái độ hay một câu nói thiếu tế nhị có thể làmcho họ tự ái, tủi thân cho rằng mình già rồi nên bị con cháu coi thường
Nói nhiều hoặc trầm cảm: Vì muốn truyền đạt kinh nghiệm sống cho con cháu,muốn con cháu sống theo khuôn phép đạo đức thế hệ mình nên họ hay bắt lỗi, nóinhiều và có khi còn làm cho người khác khó chịu Với một bộ phận NCT bảo thủ vàkhó thích ứng với sự thay đổi, cộng với sự giảm sút của sức khỏe, khả năng thực hiệncông việc hạn chế, nếu thời trẻ có những ước mơ không thực hiện được, hoặc khôngthỏa đáng, không hài lòng có thể xuất hiện triệu chứng của bệnh trầm cảm Họ trởthành những người trái tính, hay ghen tỵ, can thiệp sâu vào cuộc sống riêng tư của concháu vì họ cho rằng mình có quyền đó
Sợ phải đối mặt với cái chết: Sinh – tử là quy luật của tự nhiên, dù vậy NCT vẫn
sợ phải đối mặt với cái chết Cũng có những trường hợp các cụ bàn việc hậu sự cho
Trang 19mình, viết di chúc cho con cháu có những cụ không chấp nhận, lảng tránh điều đó và
sợ chết
1.4 Các chính sách liên quan chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
Phát huy truyền thống “kính lão, trọng thọ” từ trước đến nay Đảng và Nhà nước
ta đều có sự quan tâm sâu sắc đến NCT thông qua các chủ trương, chính sách cụ thể.Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi NCT là lực lượng quan trọng góp phầntăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Trong “Lời hiệu triệu đoàn kết tất cả các bậc phụ lão” (6-1941), Bác viết “Đối với giađình, đối với Tổ quốc, phụ lão đã có trọng trách là bậc tôn trưởng, đối với làng xóm,đối với bà con, phụ lão có sự tín nhiệm lớn lao Phụ lão hô, nhân dân hưởng ứng; phụlão làm, nhân dân làm theo Hô điều nên hô, làm việc nên làm Người có của xuất của,người có sức dốc sức, góp gió thành bão, tụ hơi thành mây Đồng bào cả nước đangngẩng cao đầu mà trông chờ các bậc phụ lão”
Ngày 26/8/1991 Đại Hội Đồng liên Hợp Quốc đã ra nghị quyết 45/106 lấy ngày
01 tháng 10 hàng năm là Ngày Quốc tế Người cao tuổi Chủ tịch Hội đồng Nhà nướcViệt Nam lúc đó đã ra lời kêu gọi cả nước hưởng ứng quyết định của Liên Hợp Quốc,đồng thời khẳng định "Chăm sóc sức khoẻ NCT là một chính sách rất quan trọng vànhất quán của Đảng và Nhà nước ta"
Trong các nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước như Hiếnpháp, Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Luật lao động, Pháp lệnh về người tàn tật côngtác chăm sóc sức khoẻ cho NCT đã được quy định và đề cập cụ thể Hiến pháp năm
1992 quy định rõ: "Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc cho ông bà, chamẹ người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xãhội giúp đỡ " Luật bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe quy định: "NCT được ưu tiên trongkhám chữa bệnh, được tạo điều kiện thuận lợi để đóng góp cho xã hội phù hợp với sứckhoẻ của mình"
Nhằm biểu dương, động viên lớp NCT, đánh giá công lao và sự nỗ lực của NCTtrong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, nêu gương sáng về tác phong, đạo đức,lối sống và chủ nghĩa anh hùng của lớp NCT, Đảng và Nhà nước ta luôn bổ sung vàhoàn thiện hệ thống chính sách chăm sóc NCT với chủ trương “việc chăm sóc đờisống vật chất và tinh thần cho NCT là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã
Trang 20hội” (Theo chỉ thị của Ban chấp hành Trung Ương Đảng số 59T/TW ngày 1995)
27-9-Theo điều 17 Luật người cao tuổi (2009), đối tượng được hưởng chính sách bảotrợ xã hội gồm: Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người phụng dưỡngnhưng người này đang được hưởng chế độ trợ cấp chế độ xã hội hàng tháng, và người
đủ 80 tuổi trở lên không thuộc trường hợp trên mà không có lương hưu, trợ cấp bảohiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng Quy định này đã giúp NCT cô đơn không nơinương tựa, NCT không có thu nhập đảm bảo có được cuộc sống tốt hơn Trong Nghịđịnh 06/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011, xác định mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mứctrợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng đối với người cao tuổi là 270.000 đồng, thay vì 120.000đồng như quy định cũ Thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với NCT, góp phần giúpcuộc sống NCT đảm bảo hơn Hiện tại, NCT ở địa bàn nghiên cứu đã được hưởngchính sách về trợ cấp xã hội
Không những thế, việc Đảng và Nhà nước quan tâm chăm sóc NCT còn thể hiện
rõ không chỉ qua Đề án 32 của Chính phủ về “Phát triển nghề công tác xã hội giaiđoạn 2010-2020”, trong đó đề cập đến vấn đề chăm sóc, hỗ trợ NCT với mô hình trungtâm công tác xã hội chăm sóc NCT theo mô hình xã hội hóa mà còn qua Quyết định
1781 của Thủ tướng chính phủ về “Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vềNCT Việt Nam giai đoạn 2012-2020” với mục tiêu là phát huy vai trò của NCT; nângcao chất lượng chăm sóc NCT; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động chăm sóc và pháthuy vai trò NCT phù hợp với tiềm năng và trình độ phát triển kinh tế- xã hội của đấtnước
Ngày 30/12/2016, Bộ Y tế đã phê duyệt đề án “Chăm sóc sức khỏe NCT giaiđoạn 2017-2025” Mục tiêu của đề án nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe NCTthích ứng giai đoạn già hóa dân số, góp phần thực hiện Chương trình Hành động quốcgia về NCT, Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản, Chiến lược quốc gia Bảo vệ,Chăm sóc và Nâng cao sức khỏe nhân dân Đề án được triển khai trên toàn quốc, tậptrung ở các tỉnh, thành phố có tỷ lệ NCT cao; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặcbiệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; NCT có hoàn cảnh kinh tế - xã hội khókhăn
Song song với các Đề án, Chương trình liên quan đến Chăm sóc sức khỏe choNCT còn có các Thông tư của Bộ Y Tế Năm 2004, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số
Trang 2102/ 2004/TT- BYT hướng dẫn thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổitrong đó quy định: Người cao tuổi được… chăm sóc sức khoẻ, được khám chữa bệnhkhi ốm đau, bệnh tật; được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được ưu tiên khám, chữa bệnhtại các cơ sở y tế; Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đảm bảo chế độ chăm sócsức khoẻ cho người cao tuổi tại địa phương… Thông tư số 35/2011/TT-BYT trongcông tác khám, chữa và phòng bệnh cho người cao tuổi; kiểm tra thường xuyên việcthực hiện ưu tiên khám, chữa bệnh cho người cao tuổi ở các bệnh viện; tiếp tục chỉđạo, hướng dẫn áp dụng các mô hình chăm sóc sức khỏe ban đầu có hiệu quả; triểnkhai và nhân rộng số tỉnh tham gia Đề án "Tư vấn và chăm sóc người cao tuổi dựa vàocộng đồng" Thông tư số 21/2011/TT-BTC Quy định quản lý và sử dụng kinh phíchăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú; chúc thọ, mừng thọ vàbiểu dương, khen thưởng người cao tuổi
Phát huy hệ thống ASXH cho NCT là một nhiệm vụ quan trọng, sau nhiều nămlao động và cống hiến, nuôi dạy giáo dục con cái người cao tuổi cần được đảm bảo vểnơi ăn chốn ở, chăm sóc khi ốm đau, được tôn trọng Cùng với sự phát triển của kinh
tế thị trường thì việc đảm bảo ASXH cho người cao tuổi ngày một quan trọng hơn
(Bùi Thế Cường, 1992, Người có tuổi và hệ thống An sinh xã hội)
1.5 Tổng quan về xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
1.5.1 Về vị trí địa lý
Xã Hưng Hòa là một xã thuần nông với tổng diện tích tự nhiên 1.454,1 ha, hiệnnay có 2.019 hộ, 7.603 khẩu, dân cư được bố trí thành 9 xóm Nằm ở phía đông thànhphố, cách trung tâm thành phố 7 km, cách Cửa Hội 5 km (theo đường chim bay) PhíaBắc giáp với phường Hưng Dũng (TP Vinh), Nam giáp sông Lam (bên tả ngạn sôngLam xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh), Đông giáp Nghi Thái (Nghi Lộc), Tâygiáp phường Bến Thủy (TP Vinh)
1.5.2 Về tình hình kinh tế
Thu nhập của nhân dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp gồm trồng trọt, chăn nuôi,nuôi trồng thủy sản, một phần từ tận dụng thời gian nhàn rỗi lao động nông thôn làmnghề chiếu cói truyền thống có từ lâu đời
Tổng giá trị sản xuất năm 2016 là 164,4 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người là
23 triệu đồng/năm Mục tiêu năm 2017 của xã là tổng giá trị sản xuất: 184,3 tỷ đồnggiá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng/người/năm Trong nông nghiệp,
Trang 22tổng diện tích trồng trọt là 767,52 ha, với các loại cây trồng chủ yếu là: lúa, lạc, ngô,khoai, cói, đay, rau đậu các loại
Về chăn nuôi, tổng đàn trâu, bò hiện có 1.121 con, đàn lợn có 890 con, đàn giacầm trên 70 nghìn con, số lượng năm sau đều nhiều hơn các năm trước Xã có 162 hanuôi trồng thủy sản
Tổng thu ngân sách ước thực hiện: 11,5 tỷ đồng, đạt 78% so với cùng kỳ 2015,đạt 93% so với kế hoạch Trong đó: Thu tại địa phương: 402 triệu đồng, Thu phí, lệphí xã hưởng 100% được 65 triệu đồng, thu thuế, phí xã hưởng 337 triệu đồng
Thu các loại quỹ, phí vệ sinh, thuế phi nông nghiệp 487 triệu đồng, đạt 90% kếhoạch
Tổng chi ngân sách ước 11 tỷ đồng, đạt 74% so với cùng kỳ 2015, đạt 89% sovới kế hoạch đề ra
1.5.3 Về văn hóa – xã hội
Nhân dân xã Hưng Hòa có trình độ dân trí tương đối cao, cần cù trong lao độngsản xuất, nhanh nhạy, sáng tạo trong tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật Đời sốngvăn hóa, vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện, kinh tế hộ gia đình ngày càngđược nâng cao Với những nỗ lực phấn đấu của cán bộ và nhân dân xã Hưng Hòa, năm
2015 xã đã được UBND tỉnh công nhận đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới Đó là thànhquả của sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ xã Hưng Hòa, sự vào cuộc của Mặt trận Tổquốc, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và đặc biệt là sức mạnh của toàn dân – đốitượng quyết định cho sự thành công của Chương trình
Hiện nay, toàn xã có 13 chi bộ, 393 đảng viên Đảng bộ xã Hưng Hòa nhiều nămliền là Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoànthể luôn được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có đoàn thể được đề nghị cấptỉnh, chính phủ khen thưởng như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh
Về giáo dục, xã làm tốt công tác phổ cập giáo dục ở các bậc học Trẻ em trong độtuổi đều được đến trường, học sinh khá giỏi các cấp và học sinh thi đậu vào các trườngĐại học, cao đẳng tỷ lệ ngày càng cao Trên địa bàn xã có Trường Mầm non, TrườngTiểu học, THCS và Trạm y tế
Các phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT của xã diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảoquần chúng nhân dân tham gia như Liên hoan tiếng hát Làng Sen gắn với Hội thi Nhànông đua tài, giải bóng chuyền, bóng đá của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội
Trang 23Phối hợp Hội Phụ nữ tổ chức thành công Đại hội đại biểu phụ nữ nhiệm kỳ 2016 –
2021 Các nội dung quy chế dân chủ cơ sở được đảm bảo thực hiện một cách đầy đủ,toàn diện và có hiệu quả Tỷ lệ gia đình văn hóa năm 2016 đạt 86%
Hiện tại xã có 1.306 NCT và có 1.086 NCT ở trong Hội NCT, trong đó có 145NCT trên 80 tuổi, là đảng viên, là thương binh, bộ đội, cán bộ về hưu và phần lớn lànông dân; có 124 NCT tham gia công tác Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thểchính trị xã hội, tổ dân cư, tổ hòa giải, Hội Khuyến học Xã có những câu lạc bộ nhưCLB Thơ, CLB Thể dục dưỡng sinh, CLB tâm năng dưỡng sinh, CLB bóng chuyềnhơi
Tóm lại, chương 1 đã hệ thống những cơ sở lý luận, những lý thuyết liên quanđến đề tài nghiên cứu, làm rõ những khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu,những đặc điểm tâm sinh lý, yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe NCT và chính sách, đặcđiểm của địa bàn nghiên cứu
Trang 24Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI CAO TUỔI Ở XÃ HƯNG HÒA, THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN
2.1 Chân dung người cao tuổi ở xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
2.1.1 Độ tuổi và giới tính
Tổng cộng có 150 phiếu điều tra được chia cho 4 xóm của xã Hưng Hòa là xómPhong Thuận 1, Phong Thuận 2, Khánh Hậu và Phong Đăng Kết quả điều tra cho thấynhóm tuổi từ 70 – 79 chiếm 42 % tổng số NCT trong mẫu nghiên cứu và chiếm tỷ lệcao nhất; nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao thứ hai là từ 60 – 69 tuổi với 38,6%; nhóm tuổi từ
Với việc phân chia nhóm tuổi trong bảng điều tra, có thể thấy với nhóm tuổi 60
-69 còn nhiều khả năng về sức khỏe, trí tuệ minh mẫn nên cần chú trọng nhiều hơn vềviệc phát huy vai trò của họ, với nhóm tuổi từ 70 - 79 chú trọng đồng thời cả việcchăm sóc lẫn phát huy những khả năng của họ và nhóm tuổi trên 80 vì độ tuổi này sứckhỏe kém hơn hai nhóm tuổi nêu trên vì vậy cần tập trung vào việc chăm sóc nhiềuhơn Từ số liệu điều tra có thể thấy tại xã Hưng Hòa số NCT chiếm đa số là từ 70 – 79nên ta cần kết hợp giữa việc chăm sóc sức khỏe, đời sống vật chất - tinh thần và pháthuy những vai trò, khả năng của họ đối với gia đình và cộng đồng xã hội
Về giới tính, có sự phân chia tương đối giữa NCT nam và nữ, cụ thể NCT là nữchiếm 52% và NCT là nam chiếm 48%, điều này cũng phù hợp với những kết quả điều
Trang 25tra trước đây về NCT và độ tuổi càng cao (trên 80 tuổi) thì số nữ có tuổi thọ cũng caohơn hẳn.
Bảng 2.1 Tương quan giới tính và nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu ượng nghiên cứu i t ng nghiên c u ứu
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ ( %)
Số lượng
Tỷ lệ ( %)
Tỷ lệ NCT trình độ Trung học cơ sở chiếm cao nhất 36,0%; NCT đã học hết bậctiểu học là 22,0%; bên cạnh đó tỷ lệ NCT chưa học hết tiểu học tương đối cao chiếm13,3%; tỷ lệ người mù chữ cũng chiếm 6,7%, trong khi các cấp bậc cao hơn có tỷ lệkhá khiêm tốn như trung học phổ thông (10,0%), Trung cấp đào tạo nghề (7,3%) hoặctrình độ Cao đẳng/Đại học (4,7%) Mặt bằng trình độ dân trí của NCT ở mức trungbình là do là Hưng Hòa là xã nghèo thuần nông nên tỷ lệ NCT được đào tạo ở trình độ
Trang 26cao hơn là rất ít thêm đó là giai đoạn trước đây đất nước ta trong thời kỳ chiến tranhnên việc được đi học đầy đủ là rất khó khăn
Với các kết quả thu được về trình độ học vấn của NCT ở trên ta cũng dễ có thểhiểu được lớp NCT càng cao sẽ tương ứng với hoàn cảnh lịch sử của đất nước và trong
số đó nhiều người không có điều kiện để học tập dẫn đến hạn chế về khả năng tiếpcận, sử dụng khoa học công nghệ hiện đại
2.1.3 Tình trạng sinh sống
Về hoàn cảnh sống hiện tại của NCT, số NCT đang sống chỉ hai vợ chồng chiếm
tỷ lệ cao nhất là 36,7%, số người cao tuổi chỉ sống một mình có tỷ lệ cao thứ hai là22,7% Mô hình gia đình truyền thống người cao tuổi sống cùng con và cháu chỉ chiếm15,3% Người cao tuổi sống cả hai vợ chồng cùng cháu là 10,7%; còn lại có 8% cả hai
vợ chồng sống cùng nhà với con; trường hợp không đáng kể chỉ người cao tuổi khuyếtvợ/chồng sống với con là 4%, sống với cháu là 2,7%
Bảng 2.3 Tình trạng sinh sống của đối tượng nghiên cứu ượng nghiên cứu i t ng nghiên c u ứu
sự quan tâm, gần gũi của gia đình, con cháu nhưng càng ngày họ càng phải sống xacách con cháu của mình Khi được hỏi vì sao không sống cùng con cháu đa số nhận
được câu trả lời: Con cái lấy vợ, lấy chồng rồi thì cho chúng nó miếng đất xây nhà rồi
Trang 27ăn riêng, ở riêng Có việc gì thì gọi nó giúp thôi chứ giờ chúng nó cũng không thích ở với người già đâu – (Nam, 73 tuổi, xóm Phong Phú) Ngoài ra hiện nay với điều kiện
kinh tế khó khăn nên phần đa con cái của NCT đều đi kiếm việc làm ở nơi khác tại cácthành phố hoặc khu công nghiệp và để con cái lại cho ông bà ở nhà chăm sóc, như vậy
có một tỷ lệ không nhỏ người cao tuổi phải gánh thêm trách nhiệm chăm sóc cho các
cháu của mình thay cho những người đứa con của họ Bây giờ ở nhà đa số chỉ có
người già và trẻ con, còn thanh niên thì đều đi kiếm việc làm ở nơi khác cả Lúc nào
có việc hay bão gió chúng nó mới về, xa con cái cũng buồn nhưng đành phải chịu chứ
ở nhà trồng ruộng không thì chẳng biết bao giờ mới khá lên được (Nữ, 64 tuổi, trình
độ Tiểu học, Xóm Phong Đăng)
Có thể thấy một điều rất rõ là mẫu gia đình với nhiều thế hệ đang được chuyểnđổi thành gia đình hai hoặc một thế hệ dù là với khu vực nông thôn như địa bàn xãHưng Hòa Điều này tạo nên khoảng cách giữa cha mẹ với con cái, giữa ông/bà và cáccháu, sự liên kết trong gia đình không còn bền chặt như trước cũng như người caotuổi sẽ ít được chăm sóc hơn bởi các thành viên gia đình mình
2.1.4 Nghề nghiệp và thu nhập
Nghề nghiệp trước đây của NCT được điều tra có tới 82,6% làm nông nghiệp,cònlại các ngành nghề như: Cán bộ nhà nước là 6,7%; bộ đội/công an là 4; công nhân có4,7% và giáo viên 2%
Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
(đơn vị %)
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Nông nghiệp
Cán bộ nhà nước
Bộ đội/Công an
Công nhân
Giáo viên
Tỷ lệ (%)
82,6
Vì là một xã thuần nông nên đại đa số người cao tuổi đều tham gia sản xuấtnông nghiệp đó là công việc chủ yếu để họ làm và nuôi sống bản thân và gia đình,