1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG NGƯỜI CAO TUỔI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CHO NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM.DOC

14 12,9K 59
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 90 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG NGƯỜI CAO TUỔI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CHO NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM

Trang 1

Lời nói đầu

Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nớc ta luôn coi con ngời là trung tâm của sự phát triển Đảng ta đã khẳng định: "Đi đôi với phát triển, tăng trởng kinh tế phải quan tâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội Kinh tế phát triển là cơ sở, nguồn lực đảm bảo cho các chơng trình xã hội, giáo dục, y tế, văn hoá phát triển Song phát triển xã hội với nền giáo dục, y tế, văn hoá phát triển sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững ".

Hiện nay, ngời cao tuổi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang có xu hớng tăng nhanh Đây là mối quan tâm chung của nhiều quốc gia Riêng ở nớc ta, bảo vệ và chăm sóc ngời cao tuổi không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội mà còn mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc thể hiện truyền trống "uống nớc nhớ nguồn", "thơng ngời nh thể thơng thân" của dân tộc ta Ngời cao tuổi là tầng lớp đã có nhiều cống hiến lớn lao trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nớc ta vì vậy cần phải có những chính sách phù hợp nhằm bảo vệ và chăm sóc ngời cao tuổi Ngời cao tuổi cần đợc tôn trọng, chăm sóc để tạo mọi điều kiện cho họ có điều kiện tiếp tục phát huy những kinh nghiệm sống mà họ tích luỹ đợc góp phần xây dựng xã hội mới Một trong những khó khăn mà ngời ngời cao tuổi gặp phải đó là sự giảm sút nghiêm trọng về sức khoẻ vì vậy trong chuyên đề này em

xin trình bày: "Thực trạng ngời cao tuổi và một số giải pháp chăm sócsức khoẻ cho ngời cao tuổi ở Việt Nam".

Do thời gian nghiêm cứu có hạn, chuyên đề còn nhiều hạn chế, rất mong đợc sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để chuyên đề có thể hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

I.Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề1.Cơ sở lý luận:

1.1 Khái niệm ngời cao tuổi và một số khái niệm có liên quan

a Có rất nhiều quan niệm về ngời cao tuổi nhng quan niệm đó thờngdựa vào mức tuổi thọ trung bình của con ngời ở vùng đó.

Tuổi thọ trung bình của ngời Việt Nam những năm 40 là 32 tuổi Vào những năm 60 tuổi thọ trung bình của ngời Việt Nam là 60 và hiện nay là 68.

Các quan niệm về ngời cao tuổi hầu hết đều dựa vào cơ sở này.

Theo quan niệm của hội ngời cao tuổi thì ngời cao tuổi là những ngời đủ 50 tuổi trở lên.

Theo luật lao động: Ngời cao tuổi là những ngời từ 60 tuổi trở lên (với nam), từ 55 tuổi trở lên (với nữ).

Theo pháp lệnh ngời cao tuổi Việt Nam: Những ngời cao tuổi 60 tuổi trở lên là ngời cao tuổi ( pháp lệnh ban hành năm 2000).

Để đánh giá đúng thực trạng ngời cao tuổi và có cách nhìn đúng đắn nhất trong nghiên cứu về ngời cao tuổi thì chúng ta phải thống nhất: thế nào là ngời cao tuổi? Xét ở góc độ tâm lý, luật pháp, tuổi thọ trung bình thì có thể thống nhất hiểu "ngời cao tuổi là ngời có tuổi đời từ 60 tuổi trở lên (không phân biệt nam hay nữ).

Tuy nhiên quan niệm này có thể thay đổi theo thời gian khi điều kiện về kinh tế và tuổi thọ trung bình thay đổi.

b Một số khái niệm có liên quan.

Tuổi già sinh học: Là độ tuổi mà đến khi đó con ngời đã xuất hiện những biểu hiện suy giảm các chức năng tâm sinh lý và các chức năng lao động, sinh hoạt trong cuộc sống.

Già sinh học là khi hoạt động sống của ngời bị chính các quá trình diễn biến tự nhiên trong cơ thể con ngời Bởi vậy tuổi già sinh học có thể bắt đầu ở mỗi cá nhân ở nhiều lứa tuổi khác nhau, phụ thuộc vào cấu tạo sinh học vốn có của mỗi giống nòi và tính di truyền của dòng họ của dân tộc và phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội của mỗi vùng, mỗi quốc gia trong thời kỳ nhất định.

Trang 3

Tuổi già pháp định: theo những quy định này những ngời đạt đến một độ tuổi nào đó phải chấm dứt các hợp đồng lao động, đợc quyền nghỉ ngơi Tổ chức và cá nhân nào vi phạm quyền này đối với ngời cao tuổi đợc coi là vi phạm pháp luật.

Tuổi già lao động: là độ tuổi mà ngời lao động đã có những suy giảm về thể chất và các chức năng lao động Các phản xạ về nghề nghiệp đã kém đi.

1.2 Các chỉ số về ngời già.

Tỷ lệ ngời già và dân số già: là số ngời tuổi từ 60 tuổi trở lên so với tổng dân số ở địa phơng nhất định vào thời điểm xác định đợc tính bằng phần trăm.

Tỷ lệ ngời già = x 100% + Tỷ lệ cụ ông = x 100%

Ví dụ: Theo số liệu điều tra tổng dân số năm 1989 trong tổng số hơn 64 triệu dân Việt Nam thì có 4,6 triệu ngời từ 60 tuổi trở lên và chiếm 7,2% Tỷ lệ phụ thuộc già: là tỷ số so sánh giữa ngời già với ngời đang có độ tuổi lao động tính theo phần trăm.

Tỷ lệ phụ thuộc già = * 100%

Tỷ lệ này thể hiện mối tơng quan giữa ngời già (không còn lao động) với ngời đang ở độ tuổi lao động.

Tỷ lệ này càng cao thì cho thấy xã hội càng có nhiều ngời già, không làm ra của cải vật chất.

Ví dụ: Năm 1995 tỷ lệ phụ thuộc già của Trung Quốc là 14,7% tức là cứ 7 ngời trong độ tuổi lao động thì có 1 ngời già.

+ Chỉ số già hoá: là tỷ lệ giữa số ngời già so với số trẻ em Chỉ số này nói lên mối tơng quan giữa hai thế hệ già và trẻ.

Chỉ số già hoá = x 100%

Nếu chỉ số này bằng 100 thì tỷ lệ ngời già và trẻ em bằng nhau.

Nếu chỉ số này bằng 50 tỷ lệ ngời già ít hơn trẻ em (bằng một nửa trẻ em).

Nếu chỉ số này > 100 thì tỷ lệ ngời già lớn hơn trẻ em.

Trang 4

+ Tốc độ già hoá: là số năm cần thiết để tỷ lệ ngời già ở một nớc tăng từ 7 - 14% (tức là chuyển từ dân số trẻ sang dân số già).

Khi tốc độ già hoá càng chậm thì các quốc gia càng có điều kiện hoàn thiện các chính sách bảo hiểm cho ngời cao tuổi.

Nếu tốc độ già hoá mà diễn ra nhanh thì các quốc gia sẽ không đáp ứng đợc nhu cầu của xã hội về phúc lợi xã hội và chăm sóc sức khoẻ.

Vì vậy dự báo chính sách hợp lý nhằm nâng cao chất lợng cuộc sống cho ngời cao tuổi.

+ Tuổi trung vị: là tuổi mà tại đó chia đều dân số thành hai phần bằng nhau Chỉ số này thờng đợc dùng cho những nghiêm cứu về ngời cao tuổi Chỉ số này lớn hơn 30 là dân số già, nếu nhỏ hơn 30 là dân số trẻ.

2.Cơ sở thực tiễn của vấn đề

2.1 Cơ sở thực tiễn

Già là quy luật tự nhiên không thể tránh đợc tất cả mọi ngời, nhng quá trình già rất khác nhau, có ngời già sớm, có ngời già muộn có ngời ốm yếu, có ngời khoẻ mạnh Chăm sóc sức khoẻ cho ngời cao tuổi không chỉ kéo dài tuổi thọ mà còn nâng cao chất lợng sống, giúp ngời cao tuổi tiếp tục sống khoẻ, sống vui và sống có ích cho xã hội Chăm sóc sức khoẻ ngời cao tuổi vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ "uống nớc nhớ nguồn", vừa là thể hiện sự văn minh tiến bộ của chế độ xã hội Nớc ta có khoảng 7 triệu ngời cao tuổi trong đó có nhiều ngời đã sống đến tuổi 100.

2.2 Chủ trơng, quan điểm của Đảng và Nhà nớc ta trong công tácchăm sóc ngời cao tuổi.

Phát huy truyền thống "kính lão, trọng thọ" từ trớc đến nay Đảng và Nhà nớc ta cũng đã quan tâm sâu sắc đến ngời cao tuổi, thông qua các chủ trơng, chính sách, làm việc cụ thể.

Bên cạnh đó, vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho ngời cao tuổi còn đợc đề cập trong luật bảo vệ sức khoẻ: "Ngời cao tuổi đợc u tiên khám chữa bệnh".

Nhằm biểu dơng, động viên lớp ngời cao tuổi đánh giá công lao và sự nỗ lực của ngời cao tuổi trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nêu g-ơng sáng về đạo đức, tác phong, lối sống và chủ nghĩa anh hùng của lớp ng-ời cao tuổi Đảng và Nhà nớc ta luôn bổ xung, hoàn thiện hệ thống chính sách chăm sóc ngời cao tuổi với chủ trơng "việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho ngời cao tuổi là trách nhiệm của Đảng, Nhà nớc và toàn xã

Trang 5

hội" (Theo Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ơng Đảng số 59T/TW ngày 27-9-1995).

Từ nhận thức đúng đắn trong công tác chăm sóc ngời cao tuổi, Đảng và Nhà nớc ta đã có những giải pháp, đúng đắn góp phần nâng cao đời sống của ngời cao tuổi.

II.Thực trạng ngời cao tuổi ở Việt Nam1.Thực trạng ngời cao tuổi

Theo số liệu thống kê năm 1999 nớc ta có khoảng 76.327.000 ngời trong đó có khoảng 6.1999 ngời cao tuổi chiếm 8,2% dân số Số ngời cao tuổi ở nớc ta đã tăng từ 7,2% dân số năm 1994 lên 8,2% dân số năm 1999 Điều này cho thấy cơ cấu dân số nớc ta đang có xu hớng già đi, và đây là một nỗi băn khoăn lớn của xã hội Có thể có cái nhìn tổng thể về ngời cao tuổi ở Việt Nam qua bảng số liệu sau:

Từ số liệu trên cho thấy, tuổi thọ trung bình của ngời cao tuổi ở nớc ta còn thấp Nếu độ tuổi từ 60 - 64 ở nớc ta có 1766 ngời chiếm 30% tổng số ngời cao tuổi thì số ngời cao tuổi ở độ tuổi từ 85 trở lên chỉ chiếm 0,05% Vì vậy cần phải có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao đời sống cung nh tuổi thọ của ngời cao tuổi.

2.Thực trạng đời sống của ngời cao tuổi.

Qua số liệu điều tra về điều kiện sống của ngời cao tuổi ở Việt Nam năm 1998 qua điều tra 2.450 ngời cao tuổi có thể thấy một số đặc điểm về đời sống ngời cao tuổi nh sau:

+ Về điều kiện nhà ở

Phần lớn ngời cao tuổi hiện còn đang sống trong những ngôi nhà tạm Điều kiện sử dụng điện sinh hoạt, nớc sạch và đặc biệt là các tài sản có giá trị sinh hoạt văn hoá, đi lại và đời sống hàng ngày khác còn nhiều hạn

Trang 6

chế: 30% ngời cao tuổi ở nông thôn không có nớc sạch và điện sinh hoạt, 56% không có phơng tiện dùng cho sinh hoạt, văn hoá tinh thần.

+ Về tình trạng hoạt động kinh tế, thu nhập

Phần lớn ngời cao tuổi ở nớc ta vẫn tham gia vào các hoạt động nhằm tìm kiếm nguồn thu nhập Tổng thu nhập từ các nguồn trong năm bình quân của ngời cao tuổi nhìn chung còn thấp chỉ khoảng 200.000 đồng/ng-ời/tháng Trong đó thu nhập của ngời cao tuổi ở thành thị bằng 1,9 lần thu nhập của ngời cao tuổi ở nông thôn Với mức thu nhậph trên ngời cao tuổi chỉ đủ để đảm bảo mức sinh hoạt tối thiếu của bản thân, không có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hoá tinh thần.

+ Về tình trạng sức khoẻ.

Ngời cao tuổi là những ngời thờng bị các bệnh phổ biến nh huyết áp các bệnh về thần kinh, hô hấp và các bện về tim mạch Có tới 42,75% ngời cao tuổi bị bệnh nghề nghiệp hoặc bệnh mãn tính Trong đó khu vực thành thị là 56,06%, khu vực nông thôn là 35,31%.

Điều này đòi hỏi phải có công tác chăm sóc sức khoẻ thờng xuyên cho ngời cao tuổi nói chung và ngời cao tuổi ở thành thị nói riêng Cần phải có chế độ chăm sóc, điều trị kịp thời bệnh tật cho ngời cao tuổi nhất là các bệnh nghề nghiệp và mãn tính.

+ Về sinh hoạt văn hoá của ngời cao tuổi.

Trong số ngời cao tuổi ở Việt Nam có 1 tỷ lệ khá lớn ngời cao tuổi, đặc biệt là ngời cao tuổi ở nông thôn không thờng xuyên đọc báo, nghe đài hoặc xem ti vi (trên 50%) Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do nghèo (trên 65%) do không có điện (trên 24%); do không mua đợc báo (trên 11%).

Ngời cao tuổi không thờng xuyên tham gia vào các hoạt động văn hoá do địa phơng, đoàn thể hoặc các tổ chức xã hội, tổ chức chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số ngời cao tuổi cả ở thành thị và nông thôn.

Do vậy để tạo điều kiện cho nâng cao đời sống vật chất cũng nh tinh thần cho ngời cao tuổi, ngoài các chính sách, giải pháp hỗ trợ về kinh tế, các cấp, các ngành, các tổ chức cần quan tâm hỗ trợ nhiều hơn đến các hoạt động văn hoá mang tính cộng đồng đối với ngời cao tuổi, đặc biệt là ngời cao tuổi ở những vùng nông thôn nghèo.

+ Về đời sống tâm lý của ngời cao tuổi

Trang 7

Có 8,91% ngời cao tuổi đang sống cùng với gia đình cảm thấy không đợc thoải mái về mặt tinh thần trong đó ở nông thôn là 9,49% và ở thành thị là 4,11%.

Tỷ lệ ngời cao tuổi không nhận đợc sự trợ giúp thờng xuyên của ngời khác trong đời sống hàng ngày là 7,66% trong đó ngời cao tuổi không nhận đợc sự giúp đỡ thờng xuyên từ phía ngời khác chiếm 14,15% và ngời cao tuổi ở nông thôn là 4,02%.

Sự phát triển của nền kinh tế thị trờng cùng với quá trình mở rộng đô thị hoá đang làm nới lỏng dần các mối quan hệ có tính truyền thống giữa gia đình, họ hàng, làng xóm, cũng nh bạn bè làm xuất hiện những mâu thuẫn mới trong đời sống xã hội tác động xấu đến đời sống tâm lý ngời cao tuổi Vì vậy, trong hệ thống chính sách an sinh xã hội cần đặc biệt l u ý đến việc khơi dậy các truyền thống: "kính già, trẻ", "trẻ cậy cha, già cậy con"

+ Về nguyện vọng của ngời cao tuổi

Phần lớn ngời cao tuổi đều có mong muốn đợc hỗ trợ khi ốm đau, bệnh tật, mong muốn đợc quan tâm nhiều hơn đến tinh thần (38,65%) đợc tạo điều kiện khám chữa bệnh thờng xuyên (30,71%) Ngoài ra ngời cao tuổi còn có một số nguyện vọng khác nh đợc quan tâm, đợc giao tiếp cởi mở

ở thành thị cũng nh nông thôn, ở miền núi cũng nh đồng bằng, ở đâu ngời cao tuổi cũng mong muốn đợc Nhà nớc, các tổ chức xã hội, và cộng đồng quan tâm, giúp đỡ để có thể có cuộc sống vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn, no đủ hơn.

Nhu cầu đợc tham gia vào các hoạt động xã hội ở địa phơng là một trong những nhu cầu xứng đáng của ngời cao tuổi Cần mở rộng các hoạt động xã hội kêu gọi sự tham gia của ngời cao tuổi để ngời ngời cao tuổi tránh đợc cảm giác hẫng hụt và mặc cảm cho rằng mình "vô tích sự", "ngời thừa" khi về nhà.

III Một số giải pháp chăm sóc sức khoẻ cho ngời caotuổi.

1.Tình trạng sức khoẻ và bệnh tật của ngời cao tuổi

Già là quy luật tự nhiên không thể tránh khỏi khi tuổi đã khá cao, ở mỗi ngời sự lão hoá của các bộ phận trong cơ thể có sự khác nhau cả về thời gian và tốc độ Già không phải là bệnh lý nhng là điều kiện cho bệnh tật

Trang 8

phát sinh, phát triển vì tuổi già khả năng tự điều chỉnh, thích nghi, khả năng hấp thu, khả năng dự trữ dinh dỡng kém, sự tự vệ với các vi khuẩn gây bệnh bị giảm sút Sức khoẻ ngời cao tuổi ở Việt Nam qua điều tra sơ bộ nh sau:

Tình trạng sức khoẻ của ngời cao tuổi những năm gần đây đã đợc cải thiện nhng còn ở mức thấp số ngời cao tuổi có sức khoẻ vào loại trung bình

Qua bảng số liệu trên cho thấy có sự tơng đồng trong phân loại sức khoẻ của ngời cao tuổi ở các vùng miền núi, miền biển và đồng bằng ở

những vùng này phần lớn các cụ có sức khoẻ trung bình, số các cụ có sức khoẻ kém cũng chiếm tỷ lệ khá cao và số các cụ có sức khoẻ tốt chỉ có rất ít Riêng thành thị do điều kiện kinh tế xã hội phát triển hơn vì vậy mà đời sống của ngời cao tuổi cũng cao hơn Chính lý do trên dẫn đến tỷ lệ ngời cao tuổi ở thành thị có sức khoẻ tốt nhiều hơn tỷ lệ ngời cao tuổi có sức khoẻ tốt ở các vùng khác Bên cạnh đó, thành thị là nơi có hệ thống chăm sóc y tế phát triển mạnh, đời sống văn hoá tinh thần phong phú vì vậy tỷ lệ các cụ có sức khoẻ yếu cũng thấp.

Từ thực trạng trên cần thiết phải đa ra đợc những giải pháp cụ thể, hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khoẻ ngời cao tuổi.

2.Những giải pháp chăm sóc sức khoẻ cho ngời cao tuổi

Vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho ngời cao tuổi ở nớc ta không chỉ bó hẹp trong phạm vu y tế, mà còn hao trùm cả các vấn đề xã hội khác Vấn đề chăm sóc sức khoẻ của ngời cao tuổi đợc thực hiện bao gồm cả vấn đề kinh tế xã hội, từ phòng bệnh đến chữa bệnh.

Trang 9

2.1 Nhóm giải pháp bảo vệ sức khoẻ ngời cao tuổi trên lĩnh vực sảnxuất.

Phần lớn ngời cao tuổi ở nớc ta vẫn đang tham gia vào các hoạt động kinh tế để tìm kiếm thu nhập vì vậy mà tình trạng sức khoẻ của họ bị giảm sút rất nhanh vì vậy cần phải tiến hành một số giải pháp sau để bảo vệ sức khoẻ của ngời cao tuổi.

- Xúc tiến các hình thức lao động phù hợp với nhu cầu, năng lực, tình trạng sức khoẻ hiện thời của ngời cao tuổi.

- Nghiêm cấm các hành bi phân biệt với những ngời lao động là ngời cao tuổi, các hành vi lạm dụng ngời cao tuổi đuổi việc ngời cao tuổi khi ng-ời cao tuổi gặp ốm đau

- Tạo ra nhiều hoạt động kinh tế đặc biệt là các hoạt động kinh tế phù hợp với khả năng, trình độ, tình hình sức khoẻ hiện tại của ngời cao tuổi.

- Loại trừ mọi sự ràng buộc đối với những lao động là ngời cao tuổi Khi họ không thể hoàn thành số thời gian lao động, sản phẩm phải sản xuất

- Khuyến khích các hình thức bảo hiểm mềm dẻo hơn các hình thức bảo hiểm bắt buộc để ngời cao tuổi có thể tự nguyện tham gia và đợc bảo vệ về quyền lợi.

- Tạo điều kiện về đất đai, t liệu sản xuất để ngời cao tuổi có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất và với kinh nghiệm sống của mình góp phần xây dựng kinh tế đất nớc.

- Hỗ trợ, mở rộng các chính sách phù hợp khuyến khích các cơ sở dạy nghề của ngời cao tuổi để ngời cao tuổi có cơ hội truyền đạt các kinh nghiệm sống của mình tới thế hệ trẻ.

2.2 Nhóm giải pháp chăm sóc sức khoẻ ngời cao tuổi trên lĩnh vựcđời sống vật chất chung.

- Đảm bảo mức sống tối thiểu cho ngời cao tuổi và gia đình họ để ng-ời cao tuổi có thể tiếp tục sống và sống có ích.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có những chơng trình hoạt động nhằm chăm sóc ngời cao tuổi đặc biệt là ngời cao tuổi cô đơn.

- Xây dựng và tạo sự thích nghi của hệ thống bảo hiểm với mọi thành phần của ngời cao tuổi nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa những ngời cao tuổi.

Trang 10

Tạo mối quan hệ tơng hỗ giữa các thế hệ, xoá bỏ mọi sự ngăn cách, hạn chế sự lệ thuộc của ngời cao tuổi vào thế hệ trẻ.

- Xây dựng các hình thức tổ chức nhằm khuyến khích ngời cao tuổi dành dụm, tiết kiệm tiền cho tuổi già.

2.3 Nhóm giải pháp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho ngời cao tuổi.

- Phát triển hệ thống dịch vụ về y tế, chăm sóc sức khoẻ và chữa trị một cách hiệu quả các bệnh lý của ngời cao tuổi.

- Khuyến khích các biện pháp chữa bệnh sớm và các biện pháp phòng ngừa để tránh bệnh tật khi về già và tránh già trớc tuổi.

- Khuyến khích sự kết hợp giữa các dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội - Xúc tiến các hoạt động hớng dẫn ngời cao tuổi tự chăm sóc bản thân ở những nơi cân thiết.

- Phát triển các tiềm năng và công nghệ cần thiết cho những ngời câng giáo dục, chăm sóc về sức khoẻ.

- Nghiên cứu các bệnh lý liên quan đến tuổi già và có các biện pháp phòng chống thích hợp.

- Phát triển mở rộng các dịch vụ y tế thuận lợi để ngời cao tuổi có điều kiện đợc chăm sóc sức khoẻ, chữa trị bệnh tật.

2.4 Nhóm giải pháp chăm sóc sức khoẻ trên lĩnh vực văn hoá, thểdục thể thao.

- Phát triển và tăng cờng vệc học tập của ngời cao tuổi, có những hình thức đào tạo cho ngời cao tuổi, xoá bỏ mọi hình thức phân biệt, tạo điều kiện để ngời cao tuổi tiếp cận với hệ thống giáo dục.

- Xúc tiến việc giáo dục những vấn đề liên quan đến tuổi già đặc biệt là quá trình lão hoá công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ.

- Tạo điều kiện thuận lợi để ngời cao tuổi tham gia vào các hoạt động văn hoá thể dục thể thao, tham gia vào các tổ chức xã hội và tham gia để đa ra đợc quyết định liên quan trực tiếp đến bản thân mình.

- Nghiên cứu, phát triển các loại hình thể dục thể thao phù hợp với thể lực, đặc điểm sức khoẻ của ngời cao tuổi.

Ngày đăng: 03/09/2012, 13:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w