1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tác phẩm của franz kafka

4 245 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 54,2 KB

Nội dung

Dựa vào thần thoại, Franz Kafka đã sáng tạo thêm ba truyền thuyết mới nhằm gửi gắm những quan niệm, suy tư của mình đối với con người, cuộc đời.. Cái gốc nền của chuỗi truyền thuyết vẫn

Trang 1

Tác phẩm của Franz Kafka

Nhà văn Franz Kafka năm 1906 - Hình: internet

Có thể khẳng định rằng trong lịch sử văn học thế giới, Franz Kafka là một trong những gương mặt nổi bật với một phong cách khác lạ cũng rất nổi bật Phần lớn các tác phẩm của ông đều được xuất bản sau khi ông qua đời Đó là những cuốn sách tuyệt hay và chứa những điều phi lí và nỗi lo âu đối với thế giới bên ngoài, đấng tối cao, khiến người đọc không thể nào không đắm chìm trong những suy tư

Trang 2

trăn trở Ngay cả với những truyện rất ngắn, ông cũng làm cho chúng ta trở trăn

bởi bao tư tưởng sắc sâu “Prometheus” là một câu chuyện như thế.

Xuất phát điểm của tác phẩm là mẫu truyện về vị thần Prometheus trong pho thần thoại Hy Lạp Dựa vào thần thoại, Franz Kafka đã sáng tạo thêm ba truyền thuyết mới nhằm gửi gắm những quan niệm, suy tư của mình đối với con người, cuộc đời

Cả câu chuyện là bốn truyền thuyết xoay quanh vị thần Prometheus và hình phạt nặng nề mà thần phải gánh chịu Tác giả đã vận dụng trí sáng tạo tinh diệu của mình để mang đến cho người đọc những bất ngờ, thú vị Mở đầu câu chuyện ông

đã khẳng định một cách hiển nhiên: “có bốn truyền thuyết về Prometheus” Cái

gốc nền của chuỗi truyền thuyết vẫn là những chi tiết trong thần thoại Hy Lạp:

“Theo truyền thuyết thứ nhất, ông bị xiềng vào một tảng đá ở vùng Caucasus vì tội

đã để lộ những bí mật của thần linh cho loài người, và các thần linh đã cử những con đại bàng đến ăn gan ông mà bộ gan ấy lúc nào cũng được phục nguyên như cũ.”

Từ hạt nhân ấy, Franz Kafka đã lái tưởng câu chuyện sang một chiều hướng khác:

“ Theo truyền thuyết thứ hai, khổ sở bởi những vết thương do chim mổ, Prometheus tự ấn mình ngày một sâu hơn vào tảng đá cho đến khi ông nhập vào làm một với nó" Đọc những câu chữ ấy, chúng ta hiểu rằng một vấn đề cần phải được nhìn nhận, đánh giá ở nhiều khía cạnh Một vị thần như Prometheus không phải lúc nào cũng hiện lên với hình tượng một người anh hùng ngoan cường, bất khuất trước cường quyền, bạo lực mà ở đây tác giả đã làm cho một vị thần mang tính cách rất người, rất thực Thần cũng có lúc bất lực trước khổ sở, đớn đau Chất huyền thoại của truyện ngắn này không còn thuộc phạm trù phi lí huyền bí mà nó

đã biến thành cái phi lí bi kịch Ở truyện Franz Kafka, cái phi lí trở thành một đối tượng nhận thức, nó không phải đơn thuần là một đối tượng xã hội mà nó có liên quan, thậm chí chi phối vận mệnh của con người, con người phải luôn đấu tranh để loại trừ nó

Quay lại với truyền thuyết thứ hai, chúng ta nhận thấy rằng thần Prometheus đã mang trong mình một bi kịch rất quen thuộc: sự đầu hàng số phận, sự trốn tránh thử thách, nguy nan Sống giữa cuộc đời, ai cũng phải trải qua những khó khăn, đau khổ, dù ít dù nhiều, điều quan trọng là ta phải biết đương đầu với nó, không vô hình, vô tri trước nó, cố trốn chạy nó Thế nên ý nghĩa của mẩu truyện không thể dừng lại ở hành động: “Prometheus tự ấn mình ngày một sâu hơn vào tảng đá cho đến khi ông nhập vào làm một với nó.”

Trang 3

Càng đọc truyện của Kafka chúng ta càng thêm thấm sâu hơn nhận định: “Không thể xếp Kafka vào một trào lưu văn học nào, văn phong của ông gần với chủ nghĩa biểu hiện nhưng theo quan niệm tư tưởng thì lại có người xếp vào trường phái hiện sinh chủ nghĩa” Mặc dù ông là một đại biểu của trào lưu huyền thoại Thật vậy, từ những yếu tố thần thoại, ngòi bút Kafka lại hướng đọc giả đến sự hiện hữu, sự tác động của hoàn cảnh đối với tình cảm, tính cách của con người, có lúc là do chính bản thân con người tự tạo ra cho mình, như “sự lãng quên” ở truyền thuyết thứ ba:

“Theo truyền thuyết thứ ba, sự phản bội của ông bị lãng quên suốt cả hàng ngàn năm, bị lãng quên bởi các thần linh, bởi những con đại bàng, bị lãng quên bởi chính bản thân ông.”

Thế đấy, sự phản bội bị lãng quên, tội ác bị lãng quên, ngay cả xúc cảm, ý thức của

vị thần cũng ngủ yên trong quên lãng Có lẽ ẩn ý của truyền thuyết này là hướng đến sự quên lãng trong cuộc sống thực tại, từ sự bất lực đến sự lãng quên Phải chăng tác giả đang ru ngủ những tâm hồn tuyệt vọng? Phải chăng trong cuộc sống, chúng ta cần có những phút quên? Lãng quên đấng tối cao (thần linh), lãng quên bạo lực dã man (những con đại bàng), lãng quên ngoại cảnh, lãng quên sự đớn đau của bản thân Thời gian “suốt cả hàng ngàn năm” trong thế giới huyền thoại là tương đối dài nhưng nó chưa là mãi mãi, miên viễn Vì thế khi quay về thực tại chúng ta cần ý thức rằng: lãng quên không có nghĩa là không bao giờ thức tỉnh, đó chỉ là một bước lùi để tiến đến một viễn cảnh tốt đẹp hơn Sự phản bội - sự bất hạnh không đáng có “bị” lãng quên để hạnh phúc, nhân ái, vị tha “được” thức giấc

Chúng ta như tìm thấy được những chân lý sống trong những móc xích của truyện ngắn nhưng mọi ngạc nhiên, mọi ý nghĩa đều dồn đổ trong truyền thuyết cuối:

“Theo truyền thuyết thứ tư, tất cả mọi người rồi cũng trở nên mệt mỏi bởi câu chuyện vô nghĩa đó Các thần linh mệt mỏi, những con đại bàng mệt mỏi, vết

Chỉ còn đó một khối đá không thể giải thích nổi Truyền thuyết đã cố giải thích cái không thể giải thích Bởi truyền thuyết bắt nguồn từ cơ sở của sự thật thế nên đến lượt mình, nó cũng phải kết thúc trong tình trạng không thể giải thích nổi vậy thôi

Dẫn dắt người đọc vào từng truyền thuyết nhưng cuối cùng Kafka lại khẳng định đấy là câu chuyện vô nghĩa Có sự mâu thuẫn nào chăng? Tất cả đều có nguyên do của nó Vâng, ông nhận ra rằng “tất cả mọi người rồi cũng trở nên mệt mỏi” Các thần linh, con đại bàng và cả vết thương đang lành đều mệt mỏi Trạng thái ấy đã gợi lên trong chúng ta những nghĩ suy Bản chất của sự vật luôn tồn tại một cách tự nhiên vốn có Ta có thể đào sâu khám phá nhưng muốn thay đổi, hoán chuyển nó thì có lẽ sẽ rơi vào tuyệt vọng, sẽ trở nên phi lý Chúng ta cố theo đuổi những cái

vô nghĩa trong cuộc sống Cố giải thích những điều không thể giải thích trong khi

Trang 4

còn rất nhiều điều quan trọng khác đang chờ ta giải quyết, ta cần thức tỉnh! Cũng qua truyền thuyết này, nhà văn muốn chúng ta nhận thức rõ: thế giới chung quanh

ta có rất nhiều điều bí ẩn, “không thể giải thích nổi”, nó bao la huyền bí đối với con người Ngay cả những gì ông viết ra, chúng cũng vô cùng huyền bí, ẩn giấu nhiều tầng nghĩa vi diệu, phải có một vốn sống, vốn hiểu biết và trình độ cảm thụ nhất định mới có thể thấu cảm hết những tinh hoa của câu chữ

Không phải kết thúc nào cũng rõ ràng, không phải truyền thuyết nào cũng đi đến tận cùng của sự việc bởi: “Truyền thuyết bắt nguồn từ cơ sở của sự thật thế nên đến lượt mình, nó cũng phải kết thúc trong tình trạng không thể giải thích nổi vậy thôi.” Tác giả không chỉ trình bày quan niệm của mình về truyền thuyết- một thể loại văn học mà những gì ông mang lại cho đọc giả còn cao hơn, sâu hơn thế nữa Chỉ qua một câu chuyện rất ngắn, Kafka đã gửi đến cho chúng ta những bài học cuộc đời bổ ích và thú vị

Xin mượn lời của các nhà nghiên cứu để xem như một lời kết và một sự tưởng nhớ

đến văn hào Franz Kafka: “Những gì ông để lại là một tài sản vô giá mà mãi đến

ngày nay, giới văn học nói riêng và loài người nói chung còn phải mang ơn ông rất nhiều”.

Ngày đăng: 31/05/2018, 08:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w