Tên đề tài: “Đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bia rượu nước gải khát Sài Gòn SABECO”.. Đánh giá hiệu lực thực hiện h
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 ÁP DỤNG TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SABECO)
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ THANH XUÂN Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI Niên khóa: 2008 – 2012
Tháng 6/2012
Trang 2PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
KHOA : MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
NGÀNH : QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
HỌ TÊN SV : NGUYỄN THỊ THANH XUÂN
MSSV : 08157275
NIÊN KHÓA : 2008 – 2012
1 Tên đề tài: “Đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bia rượu nước gải khát Sài Gòn
(SABECO)”
2 Nội dung thực tập:
Nghiên cứu và tìm hiểu nội dung các yêu cầu của HTQLMT theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004
Tổng quan về hoạt động sản xuất và hiện trạng môi trường của Công ty Cổ
phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (SABECO)
Nghiên cứu tìm hiểu phân tích, đánh giá tính hiệu quả của HTQLMT của Công
ty tại thời điểm hiện tại
Đề xuất một số giải pháp khả thi để cải tiến HTQLMT của Công ty theo tiêu
chuẩn ISO 14001:2004
3 Thời gian thực hiện khóa luận: Từ ngày 01/01/2012 đến 30/05/2012
4 Họ và tên GVHD: ThS Hoàng Thị Mỹ Hương
Nội dung và yêu cầu thực hiện được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày … tháng … năm 2012
Giảng viên hướng dẫn
ThS HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG
VÀ TÀI NGUYÊN
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Trang 3ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU
NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SABECO)
Tác giả
NGUYỄN THỊ THANH XUÂN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái
Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sỹ Hoàng Thị Mỹ Hương
Tháng 06 năm 2012
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận chắc chắn tôi gặp rất nhiều khó khăn và sự nỗ lực của bản thân Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của nhiều người mà tôi sẽ không bao giờ quên được
Trước hết tôi xin gửi lời biết ơn vô hạn đến mẹ và anh trai tôi: Cảm ơn mẹ đã luôn bên cạnh giúp đỡ và là chỗ dựa vững chắc cho con, cảm ơn anh về những lời động viên, an ủi
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô ThS Hoàng Thị Mỹ Hương: Cảm
ơn cô đã tận tình chỉ dạy, hỗ trợ em trong học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý Thầy Cô Khoa Môi trường và Tài nguyên – Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong bốn năm học vừa qua
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến anh Tình – phụ trách hướng dẫn tôi cùng các anh chị ở Công ty SABECO: Cảm ơn anh vì đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập tại Công ty
Cuối cùng tôi cảm ơn bạn bè đã đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Trang 5TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (SABECO)” được tiến hành tại Công ty Cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn Thời gian thực tập từ tháng ngày 01/01/2012 đến ngày 30/05/2012
Đề tài đã thực hiện các nội dung sau:
Tổng quan về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và tiêu chuẩn ISO 14001:2004 bao gồm: sự ra đời, cấu trúc, mô hình của tiêu chuẩn Lợi ích đạt được khi áp dụng tiêu chuẩn Tình hình áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 trên thế giới và Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn Các bước triển khai áp dụng ISO 14001:2004 tại doanh nghiệp
Tổng quan về Công ty Cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn bao gồm: Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Công ty, qui trình sản xuất, những vấn đề môi trường phát sinh và các biện pháp hiện tại Công ty đang áp dụng
Đánh giá hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường tại Công ty về: nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, sự cố môi trường
Đánh giá hiệu quả HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 của Công ty về: chính sách môi trường, kế hoạch, thực hiện và điều hành, kiểm tra, xem xét lãnh đạo, đưa ra các vấn đề còn hạn chế
Đề xuất các giải pháp cải tiến những điểm còn tồn đọng trong HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 của Công ty
Việc đánh giá và cải tiến HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 thật sự đem lại nhiều lợi ích cho Công ty về phương diện môi trường lẫn kinh tế Tôi hy vọng với các đề xuất trong đề tài sẽ giúp hệ thống quản lý môi trường của Công ty hiệu quả hơn
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC HÌNH x
DANH MỤC BẢNG x
Chương 1
MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1
3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2
5 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 2
Chương 1 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000 VÀ TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 3
1.1.1 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 3
1.1.1.1 Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 3
1.1.1.2 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 4
1.1.2 Giới thiệu về ISO 14001:2004 5
1.1.2.1 Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 5
1.1.2.2 Lợi ích đạt được 7
1.2 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001 TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 7
1.2.1 Trên thế giới 7
1.2.2 Tại Việt Nam 8
1.2.3 Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam 9
Trang 71.2.3.1 Thuận lợi 9
1.2.3.2 Khó khăn 10
1.2.4 Các bước triển khai áp dụng ISO 14001:2004 tại doanh nghiệp 12
1.2.4.1 Các điều kiện cần và đủ đối với doanh nghiệp 12
1.2.4.2 Các bước thực hiện 13
1.3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN 15
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển 15
1.3.2 Vị trí địa lý 15
1.3.3 Cơ cấu tổ chức 16
1.3.4 Cơ sở hạ tầng 18
1.3.5 Hiện trạng sản xuất kinh doanh 18
1.3.5.1 Sản phẩm – phân phối 18
1.3.5.2 Nhu cầu điện, nước, nguyên vật liệu, trang thiết bị, máy móc 18
1.3.5.3 Qui trình sản xuất 19
1.3.6 Hiện trạng môi trường 20
1.3.6.1 Môi trường nước 20
1.3.6.2 Môi trường không khí 21
1.3.6.3 Vi khí hậu 22
1.3.6.4 Chất thải rắn 23
1.3.6.5 Chất thải nguy hại 23
1.3.6.6 An toàn lao động – phòng cháy chữa cháy 24
1.3.6.7 Sự cố môi trường 24
1.3.7 Hiện trạng công tác quản lý môi trường tại Công ty 24
1.3.7.1 Đối với môi trường nước thải 24
1.3.7.2 Đối với môi trường không khí 26
1.3.7.3 Đối với môi trường vi khí hậu 27
1.3.7.4 Chất thải rắn – CTNH 27
Chương 2 28
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
Trang 82.1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG TẠI CÔNG TY 29
2.1.1 Phương pháp và cách thức thực hiện 29
2.1.2 Mục đích 31
2.1.3 Kết quả 32
2.2 ĐÁNH GIÁ HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 CỦA CÔNG TY 32
2.2.1 Phương pháp và cách thức thực hiện 32
2.2.2 Mục đích 33
2.2.3 Kết quả 33
2.3 CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 34
2.3.1 Phương pháp và cách thức thực hiện 34
2.3.2 Mục đích 34
2.3.3 Kết quả 34
Chương 3 36
KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 36
3.1 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 CỦA CÔNG TY SABECO 36
3.1.1 Lịch sử hình thành 36
3.1.2 Cơ cấu tổ chức 36
3.1.3 Phạm vi áp dụng 38
3.1.4 Các thủ tục quy trình và hướng dẫn công việc trong HTQLMT của Công ty 39
3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 40
3.2.1 Về chính sách môi trường (4.2) 40
3.2.2 Về lập kế hoạch (4.3) 41
3.2.2.1 Xác định khía cạnh tác động môi trường (4.3.1) 41
3.2.2.2 Xác định các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác (4.3.2) 43
3.2.2.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình (4.3.3) 43
3.2.3 Về thực hiện và điều hành (4.4) 45
Trang 93.2.3.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức (4.4.2) 46
3.2.3.3 Trao đổi thông tin (4.4.3) 47
3.2.3.4 Tài liệu (4.4.4) 48
3.2.3.5 Kiểm soát tài liệu (4.4.5) 48
3.2.3.6 Kiểm soát điều hành (4.4.6) 49
3.2.3.7 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình huống khẩn cấp (4.4.7) 50
3.2.4 Về kiểm tra (4.5) 51
3.2.4.1 Giám sát và đo lường (4.5.1) 51
3.2.4.2 Đánh giá sự tuân thủ (4.5.2) 52
3.2.4.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa (4.5.3) 52
3.2.4.4 Kiểm soát hồ sơ (4.5.4) 53
3.2.4.5 Đánh giá nội bộ (4.5.5) 54
3.2.5 Xem xét lãnh đạo (4.6) 55
3.2.6 Hiệu quả của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 của Công ty Cổ 55
phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn 55
3.2.6.1 Tính hiệu quả 55
3.2.6.2 Các vấn đề còn tồn tại 56
3.3 CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 57
3.3.1 Về chính sách môi trường (4.2) 57
3.3.2 Về lập kế hoạch (4.3) 57
3.3.2.1 Xác định khía cạnh tác động môi trường (4.3.1) 57
3.3.2.2 Xác định các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác (4.3.2) 58
3.3.2.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình (4.3.3) 58
3.3.3 Về thực hiện và điều hành (4.4) 59
3.3.3.1 Năng lực, đào tạo và nhận thức (4.4.2) 59
3.3.3.2 Trao đổi thông tin (4.4.3) 60
3.3.3.3 Tài liệu (4.4.4) 60
3.3.4 Về kiểm tra (4.5) 61
3.3.4.1 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa (4.5.2) 61
3.3.4.2 Đánh giá nội bộ (4.5.5) 62
Trang 10Chương 4 63
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 63
4.1 KẾT LUẬN 63
4.2 KIẾN NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 65
Trang 11ĐDLĐ : Đại diện lãnh đạo
HTQLMT : Hệ thống quản lý môi trường
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải
KCMT : Khía cạnh môi trường
KCMTĐK : Khía cạnh môi trường đáng kể
KPH : Không phù hợp
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QLMT : Quản lý môi trường
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TGĐ : Tổng giám đốc
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tóm tắt bộ tiêu chuẩn ISO 14000 4
Hình 1.2: Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 6
Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức nhân sự 17
Hình 1.4: Sơ đồ công nghệ sản xuất bia 19
Hình 1.5: Sơ đồ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt 24
Hình 1.6: Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa Nhà máy 25
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức hoạt động HTQLMT của Công ty 36
Hình 3.2: Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 của Công ty SABECO 38
DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000 4
Bảng 1.2: Mười quốc gia có số lượng ISO 14001 nhiều nhất thế giới 8
Bảng 1.3: Bảng phân bố công nhân viên của Công ty 16
Bảng 1.4: Bảng tóm tắt đặc trưng nước thải sản xuất Bia tại Nhà máy 20
Bảng 1.5: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải 21
Bảng 1.6: Danh mục các chất thải nguy hại Nhà máy Bia Nguyễn Chí Thanh 23
Bảng 1.7: Kết quả phân tích mẫu nước thải trước hệ thống xử lý 25
Bảng 1.8: Kết quả phân tích mẫu nước thải sau hệ thống xử lý 25
Bảng 1.9: Kết quả phân tích mẫu khí thải lò hơi 26
Bảng 1.10: Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh Nhà máy 26
Bảng 3.1: Thành viên ban ISO 37
Bảng 3.2: Danh mục các thủ tục quy trình và hướng dẫn công việc của Công ty 39
Bảng 3.3: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.2 40
Bảng 3.4: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.3.1 42
Trang 13Bảng 3.5: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.3.2 43
Bảng 3.6: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.3.3 44
Bảng 3.7: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.4.1 45
Bảng 3.8: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.4.2 46
Bảng 3.9: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.4.3 47
Bảng 3.10: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.4.4 48
Bảng 3.11: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.4.5 49
Bảng 3.12: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.4.6 49
Bảng 3.13: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.4.7 50
Bảng 3.14: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.5.1 51
Bảng 3.15: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.5.2 52
Bảng 3.16: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.5.3 52
Bảng 3.17: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.5.4 53
Bảng 3.18: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.5.5 54
Bảng 3.19: Mức độ phù hợp với điều khoản 4.6 55
Bảng 3.20: Sự khắc phục để phù hợp với điều khoản 4.2 57
Bảng 3.21: Sự khắc phục để phù hợp với điều khoản 4.3.1 57
Bảng 3.22: Sự khắc phục để phù hợp với điều khoản 4.3.2 58
Bảng 3.23: Sự khắc phục để phù hợp với điều khoản 4.3.3 58
Bảng 3.24: Sự khắc phục để phù hợp với điều khoản 4.4.2 59
Bảng 3.25: Sự khắc phục để phù hợp với điều khoản 4.4.3 60
Bảng 3.26: Sự khắc phục để phù hợp với điều khoản 4.4.4 60
Bảng 3.27: Sự khắc phục để phù hợp với điều khoản 4.5.2 61
Bảng 3.28: Sự khắc phục để phù hợp với điều khoản 4.5.5 62
Trang 14Chương
MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chúng ta đều biết mọi loại hình doanh nghiệp, tổ chức khi hoạt động đều gây nên những tác động môi trường với những mức độ ảnh hưởng khác nhau Vấn đề là các doanh nghiệp đó cần làm những gì để có thể quản lý, giảm thiểu tác động của mình lên môi trường Vì vậy mà quản lý môi trường trong doanh nghiệp không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền lợi, điều này xuất phát từ nhu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp và xu thế hội nhập quốc tế
Thế nhưng việc bảo vệ môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức do có nhiều lý do khác nhau Bên cạnh một số tổ chức/doanh nghiệp đã xây dựng và thực hiện rất tốt hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000, vẫn còn nhiều tổ chức/doanh nghiệp hoặc là không hoặc là đã thiết lập nhưng việc áp dụng vào thực tế chưa đem lại hiệu quả và còn nhiều hạn chế đôi khi chỉ là mang tính đối phó Nhận
thấy được điều đó tôi quyết định chọn đề tài “ Đánh giá và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (SABECO)”
2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Tiếp cận với một hệ thống quản lý môi trường
Đánh giá hiệu lực thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (SABECO)
Đưa ra các đề xuất mới để cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 hiện tại của Công ty Cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (SABECO) để từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường
Trang 153 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu:
Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) - Trụ sở chính tại số 06 Hai Bà Trưng - Quận 1 – TPHCM
Nhà máy Bia Sài Gòn – Nguyễn Chí Thanh trực thuộc Công ty SABECO – 187 Nguyễn Chí Thanh- Quận 5- TPHCM
Thời gian nghiên cứu: Từ 01/01/2012 đến 30/05/2012
Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ hoạt động sản xuất, dịch vụ, phòng ban và các vấn đề có liên quan đến môi trường
4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Việc đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/cor.1:2009 tại Công ty cổ phần SABECO một mặt giúp tiếp cận với một hệ thống quản lý môi trường, có được những kinh nghiệm thiết thực, một mặt phân tích những điểm thành công và hạn chế để đề xuất các phương pháp áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 trong quản lý môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất bia nói chung và SABECO nói riêng sao cho tiết kiệm thời gian, công sức và đạt được hiệu quả cao nhất
5 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài tập trung vào việc đánh giá và cải tiến HTQLMT mang tính cụ thể cho Nhà máy Bia – Nguyễn Chí Thanh trực thuộc Công ty SABECO khó áp dụng cho các Nhà máy khác
Trang 16Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000 VÀ TIÊU CHUẨN ISO
14001:2004
1.1.1 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000
1.1.1.1 Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Năm 1991, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) cùng với hội đồng quốc tế về
kỹ thuật thiết lập nên nhóm tư vấn chiến lược về môi trường (SAGE) với sự tham dự của 25 nước, ISO đã cam kết thiết lập tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế tại hội nghị thượng đỉnh Rio de taneiro năm 1992
Năm 1993, Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) bắt đầu xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống quản lý môi trường (ISO 14000) bao gồm các tiêu chuẩn về hệ thống và công cụ quản lý môi trường, phương pháp xác định tác nhân gây ô nhiễm, giá trị giới hạn đối với chất thải, tác động của công nghệ sản xuất đối với môi trường Tháng 9 năm 1996, ISO đã đưa ra bộ tiêu chuẩn ISO 14000 hoàn thiện và chính thức áp dụng cho đến nay Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ra đời nhằm mục đích khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức hành chính, công ty hay tư nhân áp dụng làm công cụ quản lý hữu hiệu để bảo vệ môi trường một cách liên tục và có tổ chức
Trang 171.1.1.2 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Bảng 1.1: Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000
BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000 ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA)
Cấp nhãn môi
trường (EL)
KCMT trong các tiêu chuẩn sản phẩm (EAPS)
ISO 14040 ISO 14041 ISO 14042 ISO 14043 ISO 14047 ISO 14048 ISO 14049
ISO 14020 ISO 14021 ISO 14022 ISO 14023 ISO 14024
ISO 14062 ISO GL64
KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG
HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (EPE)
DÁN NHÃN MÔI TRƯỜNG (EL)
CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC TIÊU CHUẨN VỀ
SẢN PHẨM
ĐÁNH GIÁ CHU TRÌNH SỐNG
CỦA SẢN PHẨM ISO 14000 - BỘ TIÊU CHUẨN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Hình 1.1: Tóm tắt bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Trang 181.1.2 Giới thiệu về ISO 14001:2004
1.1.2.1 Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
ISO 14001:2004 (Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng) là một phần của hệ thống quản lý bao gồm cơ cấu tổ chức, qui trình lập kế hoạch, trách nhiệm, các hoạt động, các thủ tục, quá trình và nguồn lực cho sự phát triển, thực hiện, xem xét, duy trì và hoàn thiện các chính sách môi trường
HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 cũng tuân theo mô hình “PDCA”( Plan – Lập kế hoạch, Do – Thực hiện, Check – Kiểm tra, Act – Hành động) nhằm tạo nên sự cải tiến liên tục
Áp dụng cách tiếp cận này, mô hình HTQLMT ISO 14001 được mở rộng thành
17 yếu tố được nhóm lại trong 5 cấu phần chính bao gồm: chính sách môi trường, lập
kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, hành động khắc phục và xem xét của lãnh đạo Các yếu
tố này tương tác với nhau tạo nên một khuôn khổ cho cách tiếp cận tổng hợp và có hệ thống trong việc quản lý môi trường Kết quả cuối cùng là sự cải tiến liên tục của toàn
bộ hệ thống
Trang 19Hình 1.2: Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
Bắt đầu
Chính sách môi trường
THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH
- Cơ cấu, trách nhiệm và quyền
hạn
- Năng lực, đào tạo và nhận thức
- Thông tin liên lạc
- Hệ thống tài liệu
- Kiểm soát tài liệu
- Kiểm soát điều hành
Cải tiến liên tục
Trang 201.1.2.2 Lợi ích đạt được
Đối với lĩnh vực môi trường:
Giúp cho tổ chức/doanh nghiệp quản lý môi trường một cách có hệ thống và kết hợp chặt chẽ với cải tiến liên tục
Chú trọng vào phòng ngừa hơn là khắc phục
Giảm thiểu các tác động môi trường do tổ chức/doanh nghiệp gây ra
Giảm thiểu các rủi ro, sự cố môi trường và hệ sinh thái
Tăng cường được sự phát triển và góp phần vào các giải pháp bảo vệ môi trường
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong tổ chức
Đảm bảo với khách hàng về các cam kết môi trường
Đối với cơ hội kinh doanh – lợi nhuận:
Thỏa mãn các tiêu chuẩn cơ bản của nhà đầu tư, khách hàng nâng cao cơ hội tiếp cận huy động vốn vào giao dịch
Gỡ bỏ hàng rào thương mại, mở rộng thị trường ra quốc tế
Cải thiện hình ảnh công ty, tăng uy tín và tăng thị phần
Cải tiến việc kiểm soát các chi phí
Tiết kiệm được vật tư và năng lượng
Đối với lĩnh vực pháp lý:
Tăng cường nhận thức về qui định pháp luật và quản lý môi trường
Quan hệ tốt với chính quyền và cộng đồng
Giảm bớt các thủ tục rườm rà và các rắc rối về pháp lý
Dễ dàng có được giấy phép và ủy quyền
Cải thiện được mối quan hệ giữa chính phủ và công nghiệp
1.2 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001 TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.2.1 Trên thế giới
Theo số liệu thống kê của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, tính đến cuối năm
2008 đã có 188815 chứng chỉ ISO 14001 được cấp ở 155 quốc gia Qua những thống
kê trên ta thấy được việc áp dụng tiêu chuẩn theo hệ thống quản lý môi trường đang ngày càng được doanh nghiệp quan tâm đáng kể
Trang 21Mười quốc gia có số lượng ISO 14001 nhiều nhất trên thế giới:
Bảng 1.2: Mười quốc gia có số lượng ISO 14001 nhiều nhất thế giới
(Nguồn: www.iso.org, ngày 12/5/2009)
1.2.2 Tại Việt Nam
Năm 1997, Việt Nam là thành viên thứ 65 của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
ISO Cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,
thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ
Năm 1997, tham gia tích cực các hoạt động quốc tế và khu vực có liên quan đến
việc áp dụng ISO 14000 (tham gia các hội thảo về HTQLMT, cấp nhãn môi trường
của ASEAN…) Ban hành 3 tiêu chuẩn đầu tiên trong hệ thống tiêu chuẩn về
HTQLMT trên cơ sở chấp thuận tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 (ISO 14010, ISO
14011, ISO 14012 và kiểm định đánh giá môi trường)
Năm 1998, chứng chỉ ISO 14001:1996 đã được cấp lần đầu tiên tại Việt Nam
Tính đến năm 2008 đã có 325 tổ chức, doanh nghiệp áp dụng và được cấp chứng
chỉ ISO 14001 và từ đó đến nay, số lượng tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và
đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên
Trang 221.2.3 Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam
1.2.3.1 Thuận lợi
Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn
Chúng ta đều biết tiêu chuẩn ISO 14001 không đưa ra những quy định hay tiêu chí cụ thể về môi trường mà chỉ đề ra các nguyên tắc trong công tác quản lý, và một trong những nguyên tắc quan trọng là doanh nghiệp/tổ chức phải “phù hợp với các yêu cầu pháp quy sở tại” Trong thời gian vừa qua, vấn đề bảo vệ môi trường đã từng bước được hoàn chỉnh và khẳng định là một vấn đề hệ trọng và ngày càng được quan tâm Tuy còn dừng ở mức độ này hay mức độ khác nhưng các văn bản quy phạm pháp luật
đó đã có tác dụng to lớn trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và trong quản lý nhà nước về môi trường
Sức ép từ các công ty đa quốc gia
Cùng với xu thế toàn cầu hóa là các yêu cầu ngày càng gia tăng về tay nghề công nhân, trình độ chuyên môn hóa, yêu cầu về chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội Đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các tổ chức/doanh nghiệp trong nước cần tự hoàn thiện mình để có thể hòa nhập được vào sân chơi chung
Sự quan tâm của cộng đồng
Sự quan tâm của nhà nước, cơ quan quản lý và cộng đồng đối với việc áp dụng ISO 14001 cũng ngày càng gia tăng Trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia định hướng năm 2020: “80% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001” Điều này đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và ISO 14001 nói riêng
Thời gian vừa qua, một loạt hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các tổ chức, doanh nghiệp cũng đã bị người dân, báo chí và các cơ quan chức năng phát hiện, thậm chí có doanh nghiệp đã phải tạm thời đóng cửa Điều này cũng đã thể hiện một mức độ quan tâm đặc biệt lớn từ phía cộng đồng
Trang 231.2.3.2 Khó khăn
Thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước
Mặc dù có sự quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường nhưng cho tới nay, Nhà nước, cơ quan quản lý chưa có chính sách gì cụ thể để hỗ trợ các tổ chức/doanh nghiệp trong việc áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 Việc áp dụng ISO
14001 cho tới nay vẫn chịu áp lực chính là từ phía khách hàng và các tổ chức/doanh nghiệp áp dụng ISO 14001 vẫn chưa được hưởng ưu đãi hay chính sách khuyến khích nào Tính hiệu quả trong công tác thực thi yêu cầu pháp luật trong bảo vệ môi trường còn chưa cao dẫn tới nản lòng và thiệt thòi cho những tổ chức quan tâm và đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường Như vậy nếu không thật sự cần thiết thì sẽ có những tổ chức sẽ không áp dụng ISO 14001 Việc áp dụng ISO 14001 mặc dù đem lại những lợi ích nhưng kéo theo nó là những khoản đầu tư nhất định Nếu đem bài toán phân tích chi phí lợi ích ra áp dụng ở đây và trong khi những khoản đầu tư đó không đem lại những hiệu quả rõ nét hơn những lợi ích về tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, thì rõ ràng những lợi ích đó chưa đủ để thuyết phục các tổ chức/doanh nghiệp áp dụng ISO 14001
Đưa chính sách môi trường trong chính sách phát triển chung của doanh nghiệp
Một trong các yêu cầu đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 14001 khi tổ chức xây dựng
hệ thống QLMT là thiết lập, xác định và chỉ ra định hướng trong công tác bảo vệ môi trường trong quá trình cung cấp dịch vụ và sản xuất kinh doanh (thuật ngữ tiêu chuẩn
là xác định Chính sách môi trường) Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu kém trong việc hoạch định đường hướng phát triển và tầm nhìn dài hạn Việc thiết lập chính sách bảo vệ môi trường còn mang tính hình thức, thậm chí nhiều cán bộ trong tổ chức cũng chưa biết, chưa hiểu chính sách môi trường của tổ chức mình Điều đó đã gây hạn chế trong việc phát huy sự tham gia của mọi người trong tổ chức đối với công tác bảo vệ môi trường
Trang 24 Kết hợp mục tiêu môi trường trong mục tiêu phát triển chung
Việc thiết lập mục tiêu môi trường và đề ra các biện pháp để đạt được mục tiêu
đó là yêu cầu rất quan trọng trong tiêu chuẩn ISO 14001 Tuy nhiên việc xác định mục tiêu một cách phù hợp và hiệu quả lại là vấn đề nhiều tổ chức còn vướng Một số vấn
đề trong việc thiết lập mục tiêu môi trường thường gặp phải như sau:
Mục tiêu môi trường đề ra không thực sự liên quan tới các vấn đề môi trường nghiêm trọng mà tổ chức đang gặp phải
Mục tiêu không rõ ràng, chung chung và từ đó khó xác định mức độ cải tiến cũng như khó xác định các công việc cần triển khai
Chưa kết hợp mục tiêu môi trường với các mục tiêu phát triển chung của tổ chức, bởi vậy việc hoạch định nguồn lực và triển khai thực hiện mục tiêu môi trường đôi khi còn tách rời với các hoạt động chung khác
Một số tổ chức sau một thời gian triển khai áp dụng ISO 14001 đã đạt được mục tiêu môi trường của mình đề ra, sau đó lại lúng túng không biết đưa ra mục tiêu gì sau khi đã đạt được mục tiêu cũ
Hiệu quả công tác đánh giá nội bộ chưa cao
Đánh giá nội bộ là một hoạt động bắt buộc và cần được triển khai định kỳ nhằm xác định hiệu quả cũng như tìm ra các cơ hội để cải tiến nâng cao hiệu quả của HTQLMT Như vậy chất lượng cuộc đánh giá là rất quan trọng Tuy nhiên việc triển khai đánh giá nội bộ cũng là một trong các điểm yếu đối với nhiều tổ chức Họ thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn đánh giá viên đủ năng lực, trình độ Quá trình đánh giá nhiều khi vẫn mang tính hình thức, bởi vậy các phát hiện đánh giá đôi khi chưa mang lại giá trị thực sự cho việc cải tiến môi trường cho tổ chức Điều này cũng một phần do sự quan tâm của lãnh đạo chưa thực sự đầy đủ và sâu sắc
Thiếu nguồn lực, cơ sở hạ tầng
Các nguồn lực thông tin, vốn, công nghệ, nguồn nhân lực có trình độ, cơ sở đào tạo các cố vấn có trình độ và các kiểm toán viên có thể là hàng rào cản trở việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 đối với các Công ty tại các nước đang phát triển
Trang 25 Các chi phí cho sự tuân thủ các tiêu chuẩn
Các chi phí liên quan tới việc thực hiện ISO 14001 sẽ là một hàng rào cản trở đối với các công ty tại các nước đang phát triển, đặc biệt là đối với các xí nghiệp công nghiệp quy mô vừa và nhỏ khi họ thực hiện một HTQLMT
1.2.4 Các bước triển khai áp dụng ISO 14001:2004 tại doanh nghiệp
1.2.4.1 Các điều kiện cần và đủ đối với doanh nghiệp
Ðịnh hướng và quyết tâm của lãnh đạo Nhà máy: đây là điều kiện tiên quyết đối với sự thành công của hệ thống Lãnh đạo phải:
Tìm hiểu và nắm vững nội dung cơ bản của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Xác định yêu cầu của tiêu chuẩn và mức độ đáp ứng của doanh nghiệp
Quyết tâm và chỉ đạo chặt chẽ quá trình triển khai áp dụng ISO 14000
Hoạch định chính sách, mục tiêu và cam kết về môi trường
Cung cấp đủ nguồn lực cần thiết để đào tạo và triển khai
Thành viên của Doanh nghiệp - Yếu tố quyết định:
Hiểu được ý nghĩa, mục đích của quản lý môi trường
Ý thức được trách nhiệm của mình trong công việc được giao
Chấp hành nghiêm chỉnh các qui định đối với công việc cụ thể
Trình độ công nghệ, trang thiết bị: như hệ thống xử lý nước thải, khí thải, thùng chứa rác thải, trang bị hệ thống PCCC, dụng cụ bảo hộ lao động…
Có khả năng kiểm soát các thông số ảnh hưởng đến môi trường
Ðáp ứng các qui định của nhà nước, của ngành
Chuyên gia tư vấn: Đây không phải là một điều kiện bắt buộc nhưng nó lại đóng một vai trò quan trọng đối với mức độ thành công trong việc xây dựng và áp dụng ISO 14001 Các chuyên gia phải:
Có khả năng và kinh nghiệm trong triển khai tư vấn áp dụng ISO 14000
Có công nghệ tư vấn bài bản, phù hợp, hiệu quả và có tính thuyết phục
Có lực lượng chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
Ngoài ra còn có khả năng đầu tư, diện tích mặt bằng, khả năng áp dụng, thay đổi công nghệ mới cũng là một điều kiện cần có vì nó liên quan đến việc đầu tư
Trang 26HTXLNT, khí thải, thùng chứa rác, hệ thống PCCC, dụng cụ bảo hộ lao động… Các chi phí cho việc đầu tư này rất lớn
1.2.4.2 Các bước thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch tiến hành dự án
Thành lập ban chỉ đạo dự án – bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về môi trường Trang
bị cho ban chỉ đạo này các kiến thức cơ bản về môi trường theo ISO 14000
Thực hiện đánh giá ban đầu về môi trường
Đặt ra những mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường
Bước 2: Xây dựng và lập văn bản HTQLMT
Trang bị kiến thức chi tiết về các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14000 cho các nhóm thực hiện dự án và đại diện lãnh đạo
Xây dựng chương trình quản lý môi trường
Lập kế hoạch cụ thể và phân công cán bộ chuyên trách từng phần công việc cụ thể cho việc xây dựng hệ thống
Tổ chức đào tạo về hệ thống tài liệu và kỹ năng viết văn bản
Xem xét và cung cấp đầu vào cho những quy trình bằng văn bản nhằm bao quát các khía cạnh môi trường, các ảnh hưởng và các nhân tố của HTQLMT
Xây dựng sổ tay quản lý môi trường
Bước 3: Thực hiện và theo dõi HTQLMT
Đảm bảo về nhận thức và thông tin liên lạc cho mọi thành viên trong tổ chức để thực hiện HTQLMT một cách có hiệu quả
Sử dụng các kỹ thuật Năng suất xanh như công cụ hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường
Trang 27 Theo dõi việc thực hiện và kiểm tra HTQLMT, thực hiện các hành động cần thiết nhằm đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn, các chương trình về môi trường, các qui trình và sổ tay quản lý môi trường
Bước 4: Đánh giá, xem xét và khắc phục
Trang bị kiến thức về đánh giá nội bộ HTQLMT cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của Công ty
Thiết lập hệ thống đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo Thực hiện chương trình đánh giá HTQLMT nội bộ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14000
Báo cáo kết quả của cuộc đánh giá trên lên lãnh đạo để xem xét, thực hiện và các hành động khắc phục
Bước 5: Hoàn chỉnh, đánh giá chính thức và chứng nhận hệ thống
Tổ chức tiến hành đánh giá trước chứng nhận để đảm bảo chất lượng của hệ thống
Lựa chọn cơ quan chứng nhận phù hợp và xin đăng ký chứng nhận và thi hành các biện pháp khắc phục đối với những điểm không phù hợp
Nhận chứng chỉ từ cơ quan chứng nhận
Bước 6: Duy trì chứng chỉ
Thực hiện đánh giá nội bộ
Thực hiện các hành động khắc phục
Thực hiện đánh giá giám sát
Tổ chức các kỳ họp xem xét của lãnh đạo
Không ngừng cải tiến
Trang 281.3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT
1 tháng 9 năm 2006
Năm 2007 Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO liên tục phát triển lớn mạnh với chủ đạo là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Bia Sài Gòn và đầu
tư mới trên nhiều lĩnh vực, sản phẩm khác
Hiện tại Công ty có hai Nhà máy bia trực thuộc: Sài Gòn – Nguyễn Chí Thanh
và Sài Gòn – Củ Chi Và có tổng cộng 28 thành viên phân phối trên khắp đất nước
Từ năm 2008 Công ty đã xây dựng và vận hành hệ thống An toàn – Chất lượng – Môi trường
Ngày 09 tháng 12 năm 2011 Nhà máy bia Sài Gòn – Củ Chi đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 14001:2004
Hiện nay Nhà máy Bia Sài Gòn – Nguyễn Chí Thanh đang áp dụng ISO 14001:2004
Tổng giám đốc Công ty : Ông Nguyễn Quang Minh
Điện thoại liên lạc: 84.8.38294083 Fax: 84.8.38296856
Web: http://www.sabeco.com.vn/
1.3.2 Vị trí địa lý
Địa chỉ: Trụ sở chính tại số 06 Hai Bà Trưng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Nhà máy Bia Sài Gòn – Nguyễn Chí Thanh – số 187 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Phía Đông: giáp bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và nhà dân
Phía Tây: giáp đường Nguyễn Kim
Trang 29 Phía Nam: giáp cư xá trường Cao đẳng Sư phạm và trường Hùng Vương
Phía Bắc: giáp đường Nguyễn Chí Thanh
1.3.3 Cơ cấu tổ chức
Số lượng công nhân viên : Hiện tại số lượng công nhân viên của Công ty là
1100 người
Bảng 1.3: Bảng phân bố công nhân viên của Công ty
3 Nhà máy Bia Sài Gòn – Nguyễn Chí Thanh 280
4 Công ty TNHHMTV cơ khí Sabeco 187
5 Công ty TNHHMTV thương mại Sabeco 200
(Nguồn: Phòng nhân sự Công ty SABECO, năm 2011)
Sơ đồ tổ chức nhân sự
Trang 30Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức nhân sự của Công ty
Tổng giám đốc
Đại hội đồng cổ đông
Khối Công ty mẹPhòng KTNB Văn phòng Hộ đồng quản trị
Kế toán
trưởng
GĐĐH nhân sự
GĐĐH tài chính
GĐĐH marketing
GĐĐH
kỹ thuật
VP
tổng
công ty
Ban marketing
Ban nhân
sự
Ban tài chính
Ban kế
toán thống kê
Ban kỹ thuật
Ban KSC
L
Ban mua hàng
Ban đầu
tư
Phòng CNTT-KSHT
Phòng P.chế-T.trà
NM Bia Sài Gòn- NCT
NM Bia Sài Gòn-
Củ Chi
Trung tâm CN-ĐV-TP SABECO
ĐT-NC-Hệ thống các công ty con
Khối công ty con
Các công ty con của thương mại
Trang 31 Chức năng, nhiệm vụ của từng chức vụ - phòng ban (Phụ lục 1)
1.3.4 Cơ sở hạ tầng
Diện tích Nhà máy: 15140 m2
Sơ đồ mặt bằng Nhà máy (Phụ lục 2)
Giao thông nội bộ: Chủ yếu là các xe nâng, xe hàng vận chuyển bia
Hệ thống cấp thoát nước: Nhà máy đã khai thác 6 giếng nước ngầm Nhưng hiện nay chỉ sử dụng 4 giếng (1 giếng đã lấp và 1 giếng nằm trong khu vực đất trả lại
cho trường Hùng Vương) Với 4 cống xả nước thải
Hệ thống xử lý nước thải, khí thải: Nâng cấp xong hệ thống xử lý nước thải từ 1200m3/ngày đêm lên 1600m3/ngày đêm Đã xây dựng hệ thống xử lý khí khói thải lò
từ Bắc vào Nam và ở một số nước ngoài
Từ đầu năm 2010 đến nay, Sabeco đã mạnh dạn đẩy mạnh xuất khẩu bia, phát triển thị trường ra nước ngoài như Nhật Bản, Úc, Đức, Hà Lan, Mỹ…
1.3.5.2 Nhu cầu điện, nước, nguyên vật liệu, trang thiết bị, máy móc
Điện: Hiện tại Nhà máy đang sử dụng điện từ lưới điện quốc gia, ngoài ra còn
có máy phát điện dự phòng khi cúp điện Lượng điện tiêu thụ: 1209751 kWh/tháng
Nước: Nhà máy sử dụng nước máy Thành phố và nước giếng
Nước máy Thành phố: 27407m3/tháng
Nước ngầm đã qua xử lý: 38372m3/tháng
(Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường Nhà máy Nguyễn Chí Thanh, quý 1 năm 2012)
Nguyên vật liệu:
Danh sách nguyên vật liệu và hóa chất sản xuất (Phụ lục 3)
Trang thiết bị, máy móc:
Danh sách trang thiết bị, máy móc chính (Phụ lục 4)
Trang 321.3.5.3 Qui trình sản xuất
Sơ đồ qui trình sản xuất
(Nguồn: Phòng kỹ thuật – Công ty SABECO, 2011)
Thuyết minh dây chuyền sản xuất (Phụ lục 5)
Hình 1.4: Sơ đồ công nghệ sản xuất Bia
Gạo Malt
Trang 331.3.6 Hiện trạng môi trường
1.3.6.1 Môi trường nước
Nước thải sinh hoạt
Phát sinh chủ yếu từ sinh hoạt của công nhân viên Vì thành phần và tính chất không có gì nguy hại nên nước thải sinh hoạt của Nhà máy được thải vào cống thoát nước chung của Thành phố
Nước thải sản xuất
Nước thải được tạo ra ở tất cả các giai đoạn của sản xuất bia tại Nhà máy bao gồm: Nước vệ sinh các thiết bị, nước thải từ công đoạn rửa chai, nước thải từ phòng thí nghiệm, nước thải vệ sinh nhà xưởng Do đặc tính sản xuất nên lượng nước thải thải ra lớn (trung bình 15111m3/ngày.đêm) (Nguồn: Kết quả giám sát môi trường Nhà máy
Nguyễn Chí Thanh, 2012) và chứa nhiều chất hữu cơ, BOD5, COD, pH, nhiệt độ, nitrat, photphat cao
Bảng 1.4: Tóm tắt đặc trưng nước thải sản xuất Bia tại Nhà máy Nguyễn Chí Thanh
TCVN 5945:2005
Tác động đến môi trường
Tổng P Mg/l 22 – 25 <=4 <=6 <=8 Kích thích thực vật phát
triển
NH4+ Mg/l 13 -15 <=5 <=10 <=15 Độc hại cho cá nhưng lại
thúc đẩy thực vật phát triển, phú dưỡng
(Nguồn: Ban kiểm soát Nhà máy bia Nguyễn Chí Thanh, 2011)
Trang 34Ghi chú:
A- Thải vào nguồn tiếp nhận dùng cho mục đích sinh hoạt
B- Nguồn tiếp nhận khác
C- Nguồn tiếp nhận được qui định
Bảng 1.5: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải Các chất ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày)
Nước mưa chảy tràn
Bao gồm toàn bộ lượng nước mưa từ trên mái đổ xuống, nước mưa rơi trên mặt
khuôn viên Nhà máy
Nhà máy có 4 cửa xả: cửa 1, 2 và 4 được dùng để xả nước mưa, cửa số 3 được
dùng để xả nước thải sau xử lý Lượng nước mưa theo hệ thống máng, ống nước chảy
ra ngoài vào hệ thống chung của Thành phố
1.3.6.2 Môi trường không khí
Bụi
Các nguồn phát sinh: Quá trình vận chuyển và tiếp nhận nguyên liệu tại các nhà
kho, nhập gạo, malt vào phểu chứa, nghiền gạo, malt, đổ bột trợ lọc vào thùng lọc
Dây chuyền sản xuất của Nhà máy hoàn toàn tự động nên ít gây ra bụi Khu vực nhà
kho lượng bụi không đáng kể
Khí thải
Khí thải phát sinh từ các nguồn sau:
Phát sinh do sử dụng nồi hơi, hơi và mùi hóa chất sử dụng, mùi sinh ra trong
quá trình nấu và của các chất thải hữu cơ như bã hèm, men… chưa được xử lý kịp
thời
Trang 35 Máy phát điện dự phòng, khí rò rỉ từ hệ thống máy nén khí, rò rỉ khí NH3 từ bộ phận nén lạnh, rò rỉ CO2 từ bộ phận nạp sản phẩm
Quá trình lên men yếm khí các vật liệu hữu cơ
Các phương tiện giao thông trong khu vực nhà máy, xe nâng, xe tải chở sản phẩm, nguyên liệu và các dịch vụ khác
Ngoài ra ô nhiễm không khí từ nhà máy chủ yếu bắt nguồn từ sự bốc hơi hóa học, chủ yếu là dung dịch NaOH được sử dụng trong quá trình rửa chai Các nguồn ô nhiễm không khí là khí thải từ nồi hơi đốt dầu của Nhà máy
Tiếng ồn, độ rung
Phát sinh từ quá trình vận hành các loại máy móc, thiết bị như: xay nghiền, hệ thống chiết – rót và máy phát điện dự phòng, các phương tiện vận chuyển, xe nâng, xe chở hàng, vận chuyển nguyên vật liệu từ ngoài vào và bên trong Nhà máy Tuy nhiên,
có thể nói cường độ ồn do các nguồn phát này là nhỏ và chỉ mang tính chất gián đoạn Nhìn chung, các nguồn gây ô nhiễm này có tính chất cục bộ nên hầu như chỉ ảnh hưởng tới người lao động trong Nhà máy, không ảnh hưởng nhiều đến không khí bên ngoài
1.3.6.3 Vi khí hậu
Nhiệt độ: Phát sinh chủ yếu từ các hoạt động của máy móc, thiết bị như máy
xay, nồi nấu, nồi đun sôi, lò hơi, máy phát điện Khí hậu khá nóng cùng với lượng nhiệt tỏa ra nên nhiệt độ trong Nhà máy là khá cao so với bên ngoài
Bức xạ
Các nguồn gây bức xạ: máy phân tích, hệ thống lò hơi, máy phát điện, bóng đèn huỳnh quang…Bức xạ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của công nhân viên nhưng qua kết quả đo đạt giám sát môi trường của Nhà máy cho thấy nguồn bức xạ không gây tác động lớn đến công nhân viên
Ánh sáng
Nhà máy sử dụng điện thuộc lưới điện quốc gia để thắp sáng cho toàn Nhà máy, ngoài ra còn có máy phát điện dự phòng khi cúp điện Các phân xưởng được xây dựng với kết cấu có nhiều cửa sổ, cao, thoáng cùng với hệ thống các bóng đèn chiếu sáng đảm bảo cường độ ánh sáng trong quá trình làm việc
Trang 361.3.6.4 Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt:
Phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân viên Lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng: 456.67kg/tháng Nhà máy áp dụng hệ thống sản xuất tự động nên sử dụng lao động không nhiều khoảng 280 người Lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra ít hơn nhiều so lượng chất thải của 280 người tính theo trung bình (mỗi người một ngày thải ra trung bình 0.4 kg/ngày), và ít hơn nhiều so với chất thải rắn sản xuất: 32750
kg/tháng) (Nguồn: Ban kiểm soát Nhà máy Nguyễn Chí Thanh, 2012)
(Nguồn: Ban kiểm soát Nhà máy Bia Nguyễn Chí Thanh, 2012)
Như vậy lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh tại Nhà máy là khá lớn
1.3.6.5 Chất thải nguy hại
Khối lượng CTNH của Nhà máy: 19722kg/năm Chủng loại và khối lượng phát sinh CTNH tại Nhà máy thể hiện ở bảng 1.6:
Bảng 1.6: Danh mục các chất thải nguy hại Nhà máy Bia Nguyễn Chí Thanh
Stt Tên chất thải Trạng
thái
ĐVT Số lượng TB
2 Hóa chất thải từ phòng thí nghiệm Lỏng Lit 60
4 Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải Lỏng Lit 200
Trang 375 Bao bì cứng bằng kim loại Rắn Kg 34
7 Giẻ lau, bao tay dính hóa chất, dầu nhớt
1.3.7 Hiện trạng công tác quản lý môi trường tại Công ty
1.3.7.1 Đối với môi trường nước thải
Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt được thu gom riêng với nước mưa và nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất
Hiện nay Nhà máy đã nâng cấp hệ thống xử lý nước thải lên công suất 1600m3/ngày.đêm (lượng nước thải max của Nhà máy: 15448m3/ngày.đêm) Nhân viên môi trường thực hiện việc lấy mẫu và kiểm tra hàng quý Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 40: 2011/BTNMT
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải (Phụ lục 6)
Hình 1.5: Sơ đồ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt
Nước thải
sinh hoạt
Hầm tự hoại
Vào hệ thống thoát nước sinh hoạt
Vào hệ thống thoát nước TP
Trang 38Bảng 1.7: Kết quả phân tích mẫu nước thải trước hệ thống xử lý
Stt Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp thử Kết quả
8 Coliforms MPN/100ml TCVN 6187- 2:1996 Không phát hiện
(Nguồn : Công ty CPDV KHCN Sắc Ký Hải Đăng, tháng 01 năm 2012)
Bảng 1.8: Kết quả phân tích mẫu nước thải sau hệ thống xử lý
Stt Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp thử Kết quả
8 Coliforms MPN/100ml TCVN 6187- 2:1996 Không phát hiện
(Nguồn : Công ty CPDV KHCN Sắc Ký Hải Đăng, tháng 01 năm 2012)
Trang 39Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị thực hiện công tác nạo vét lá cây trên
sàn mái và nạo vét cống rãnh, hố gas cho Nhà máy định kỳ 4 lần/năm
1.3.7.2 Đối với môi trường không khí
Khí thải
Dây chuyền sản xuất theo công nghệ khép kín, vận hành tự động, nồng độ bụi
phát tán vào môi trường ít
Nhà máy đã sử dụng cyclone thu bụi kết hợp với thiết bị hấp thu SO2 bằng dung
dịch NAOH Thường xuyên kiểm tra hệ thống ống dẫn khí để phát hiện và xử lý kịp
thời sự cố rò rỉ khí Hệ thống xử lý khói thải lò hơi và được lấy mẫu kiểm tra định kỳ
(Nguồn: Trung tâm bảo vệ Sức khỏe lao động và Môi trường Tp.Hồ Chí Minh, 2012)
Bảng 1.10: Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh Nhà máy
Stt Vị trí Bụi NO 2 SO 2 CO NH 3 H 2 S
01 Khu dân cư bên hông Nhà máy 90 72 135 4200 6.5 KPH
02 Khu dân cư sau lưng Nhà máy 50 49 37 2380 KPH KPH
03 Khu dân cư đường Bà Triệu – cổng
ra đường Nguyễn Kim
90 110 93 4125 KPH KPH
QCVN 05: 2009/BTNMT 300 200 350 30000
(Nguồn: Trung tâm bảo vệ Sức khỏe lao động và Môi trường Tp.Hồ Chí Minh, 2012)
Kết quả đo không khí xung quanh – trong khu vực HTXLNT (Phụ lục 7)
Kết quả đo không khí xung quanh – gần ống khói xử lý mùi hôi (Phụ lục 8)
Nhiệt: Nhà máy bố trí các quạt để hút hơi ẩm, nhiệt thừa và thông thoáng khu
vực sản xuất
Trang 40 Tiếng ồn: Tổ cơ điện của Nhà máy thực hiện kiểm tra máy móc thiết bị, tra dầu
nhớt bôi trơn vào thứ hai hàng tuần Trang bị các nút tai chống ồn, luân phiên thay đổi
ca cho công nhân
1.3.7.3 Đối với môi trường vi khí hậu
Nhìn chung môi trường vi khí hậu trong Nhà máy không có vấn đề gì đáng kể Nhà máy đã xây dựng hệ thống cách nhiệt, đảm bảo đủ ánh sáng, kiểm tra về bức xạ theo định lỳ để bảo vệ sức khỏe của công nhân viên
1.3.7.4 Chất thải rắn – CTNH
Chất thải rắn
Nhà máy đã thực hiện phân loại chất thải:
Với các loại chất thải trong quá trình sản xuất có thể tái chế được (như lon, giấy vụn, két nhựa, …) thì hợp đồng bán cho Công ty cổ phần Hưng Long
Rác sinh hoạt do Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Quận 5 TPHCM thu gom
Bùn từ HTXLNT do Công ty TNHH Khoa học Công nghệ Môi trường Quốc Việt thu gom
Bảng danh mục chất thải rắn không nguy hại và đơn vị thu gom (Phụ lục 9)
Tuy nhiên chất thải sản xuất chỉ được thu gom và tập trung lại ở ngoài trời gần cổng sau bảo vệ, không có khu chứa CTR riêng, bãi chứa chất thải rắn còn lộn xộn và bừa bãi, bột trợ lọc chưa được thu gom triệt để, rơi vãi trong khu vực lọc
Chất thải nguy hại
Nhà máy đã đăng ký chủ nguồn thải nguy hại với Sở Tài nguyên Môi trường Thành phố Chất thải nguy hại được phân loại với rác không nguy hại và phân loại các loại chất thải nguy hại với nhau Thùng rác màu xanh lá cây dùng cho rác thải nguy hại, thùng màu cam dành cho rác sinh hoạt