Đề tài đã thu được những kết quả : Nắm được hiện trạng môi trường và các vấn đề còn tồn đọng trong công ty: tiếng ồn trong khu vực sản xuất của công ty còn vượt mức tiêu chuẩn, độ ẩm
Trang 1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001: 2004/COR.1:2009 TẠI CÔNG TY TNHH GIẤY
GLATZ VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN HOÀI DIỆU Ngành : QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa : 2008-2012
- Thành Phố Hồ Chí Minh - Tháng 6 năm 2012
Trang 2QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001: 2004/COR.1:2009 TẠI CÔNG TY TNHH GIẤY GLATZ VIỆT NAM
Tác giả
NGUYỄN HOÀI DIỆU
Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư chuyên ngành Quản Lý Môi Trường
Giáo viên hướng dẫn:
Ks BÙI THỊ CẨM NHI
- Thành Phố Hồ Chí Minh- Tháng 6 / 2012
Trang 3TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN ************
*****
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Họ và tên SV: NGUYỄN HOÀI DIỆU Mã số SV: 08149018
1 Tên đề tài: Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty TNHH giấy Glatz Việt Nam
2 Nội dung KLTN: SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
Tổng quan các vấn đề môi trường của Công ty TNHH giấy Glatz Việt Nam
Tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 và tình hình áp dụng thực tế tại công ty TNHH giấy Glatz Việt Nam
Đánh giá hiệu lực thực hiện và đề xuất biện pháp cải tiến để hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường của công ty
3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 01/2012 và Kết thúc: tháng 05/2012
4 Họ và tên GVHD 1: Ks BÙI THỊ CẨM NHI
5 Họ và tên GVHD 2:
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ks BÙI THỊ CẨM NHI
Trang 4Trang i
giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô và bạn bè trong khoa Môi Trường và Tài Nguyên Tôi đã trưởng thành hơn, có những kiến thức bổ ích và kinh nghiệm thực tế về chuyên ngành Để hoàn thành tốt bài khóa luận này với lòng trân trọng tôi xin gửi lời cảm ơn đến: Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm và các Thầy Cô khoa Môi Trường và Tài Nguyên- những người đã tận tình truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi, làm hành trang giúp tôi vững bước vào đời
Ks Bùi Thị Cẩm Nhi- người đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Cảm ơn Gia đình nơi đã tạo điều kiện cho tôi học tập và luôn là chỗ dựa, nguồn động viên lớn giúp tôi vượt qua những khó khăn
Tập thể DH08QM - những người bạn đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình sống và học tập Chúc các bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công như mong muốn
Ban Lãnh Đạo Công ty TNHH giấy Glatz Việt Nam, đặc biệc anh Phùng Kim
Toàn, anh Phạm Ngọc Khải và cùng toàn thể anh chị em trong công ty đã hết lòng
quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi hướng dẫn, giúp đỡ tôi tiếp cận với số liệu và thực tế trong suốt thời gian thực tập tại công ty
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 6 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Hoài Diệu
Trang 5Trang ii
theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004/cor.1:2009 tại công ty TNHH Giấy Glatz Việt Nam” được tiến hành tại công ty TNHH Giấy Glatz Việt Nam, số 08- Đường Dân Chủ- KCN VSIP II- P Hòa Phú- TX Thủ Dầu Một- Tỉnh Bình Dương Thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2012
Công ty TNHH Giấy Glatz Việt Nam chuyên sản xuất các loại giấy quấn thuốc
lá, giấy đầu lọc với công nghệ hiện đại của Đức Ngày 28/4/2011 công ty đã được kiểm tra và công nhận đạt tiêu chuẩn hệ thống tích hợp ISO 14001: 2004 và ISO 9001:
2008 Do mới áp dụng nên còn nhiều khó khăn, sai sót và thực hiện không khớp với những thủ tục, hướng dẫn đã ban hành Vì vậy đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường của công ty là rất cần thiết
Đề tài đã thu được những kết quả :
Nắm được hiện trạng môi trường và các vấn đề còn tồn đọng trong công ty: tiếng
ồn trong khu vực sản xuất của công ty còn vượt mức tiêu chuẩn, độ ẩm và nhiệt độ vẫn còn cao, công tác PCCC vẫn chưa chặt chẽ
Đánh giá tình hình áp dụng ISO 14001: 2004: Tôi xem xét các khía cạnh và tác động môi trường của công ty, cách đánh giá các khía cạnh đáng kể từ đó đã đề xuất
và bổ sung thêm các khía cạnh: phóng xạ, sử dụng hóa chất còn thiếu, nhận diện thêm KCMT tại khu vực chứa chất thải nguy hại, bổ sung thêm phương pháp trọng
số trong việc đánh giá các KCMTĐK Liệt kê lại bảng KCMTĐK tại công ty
Tóm gọn lại CSMT để thuận lợi cho công tác đào tạo CB-CNV
Xem xét danh mục của yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác có liên quan từ đó cập nhật, bổ sung và thêm một số quy định pháp luật mới cho công ty Bổ sung thêm một số hồ sơ, những thiếu sót trong thủ tục, hướng dẫn của công ty
Các đề xuất cải tiến trong bài, tôi hi vọng sẽ giúp hệ thống quản lý môi trường của Công ty TNHH Giấy Glatz Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn
Trang 6Trang iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH viii
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Nội dung nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.5 Hạn chế của đề tài 2
1.6 Phương pháp nghiên cứu 3
1.6.1 Phương pháp tổng hợp tài liệu 3
1.6.2 Phương pháp khảo sát thực tế 3
1.6.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh 4
1.6.4 Phương pháp trọng số 4
1.6.5 Phương pháp thống kê và mô tả 4
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1 Giới thiệu hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO 14001:2004/ Cor.1 :2009 5
2.1.1 Khái niệm ISO 14000 5
2.1.2 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 5
2.1.3 Sơ lược hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 6
2.1.4 Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 7
2.2 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004/Cor 1:2009 trên thế giới và Việt Nam 8
2.2.1 Trên thế giới 8
2.2.2 Tình hình ISO 14001 sau 10 năm áp dụng tại Việt Nam 8
Chương 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY TNHH GIẤY GLATZ VIỆT NAM 10
3.1 Tổng quan về công ty TNHH giấy Glatz Việt Nam 10
3.1.1 Thông tin chung 10
3.1.2 Vị trí địa lý 10
3.1.3 Lĩnh vực, quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ 11
3.1.3.1 Sản phẩm 11
3.1.3.2 Quy mô sản xuất 11
3.1.3.3 Thị trường tiêu thụ 12
3.1.4 Cơ cấu nhân sự và sơ đồ tổ chức 12
3.1.5 Quy trình công nghệ sản xuất 12
3.1.6 Máy móc sử dụng trong công ty 12
3.1.7 Nguyên liệu, nhiên liệu và hóa chất sử dụng trong công ty 12
3.1.7.1 Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu 12
3.1.7.2 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu trong quý 13
3.1.7.3 Nhu cầu sử dụng nước 13
3.1.7.4 Nhu cầu sử dụng lao động 13
3.2 Hiện trạng môi trường và các biện pháp quản lý môi trường đang áp dụng tại công ty 13
Trang 7Trang iv
3.2.2 Môi trường nước 17
3.2.2.1 Nước thải sinh hoạt 17
3.2.2.2 Nước thải sản xuất 18
3.2.2.3 Nước mưa chảy tràn 21
3.2.3 Chất thải rắn 21
3.2.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt 21
3.2.3.2 Chất thải rắn sản xuất 21
3.2.3.3 Chất thải nguy hại 22
3.2.4 An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy 23
3.2.4.1 An toàn lao động 23
3.2.4.2 Phòng cháy chữa cháy 24
3.3 Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công ty TNHH giấy Glatz Việt Nam 25
3.3.1 Sự ra đời của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công ty TNHH Giấy Glatz Việt Nam 25
3.3.2 Tình hình áp dụng ISO 14001: 2004 tại công ty TNHH giấy Glatz Việt Nam 26
3.3.2.1 Thuận lợi khi áp dụng ISO 14001:2004 tại công ty 26
3.3.2.2 Khó khăn khi áp dụng ISO 14001:2004tại công ty 27
Chương 4 ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009 TẠI CÔNG TY TNHH GIẤY GLATZ VIỆT NAM 29
4.1 Phạm vi của hệ thống quản lý môi trường và ban ISO 29
4.1.1 Phạm vi của hệ thống quản lý môi trường tại công ty TNHH giấy Glatz Việt Nam 29
4.1.1.1 Tình hình áp dụng tại công ty 29
4.1.1.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện 29
4.1.1.3 Yêu cầu cải tiến- hướng khắc phục- phòng ngừa 29
4.2 Chính sách môi trường của công ty 30
4.2.1 Nội dung chính sách môi trường 30
4.2.1.1 Tình hình áp dụng tại công ty 30
4.2.1.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện 30
4.2.1.3 Yêu cầu cải tiến- hướng khắc phục- phòng ngừa 30
4.2.2 Phổ biến chính sách môi trường 31
4.2.2.1 Tình hình áp dụng tại công ty 31
4.2.2.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện 31
4.2.2.3 Yêu cầu cải tiến- hướng khắc phục- phòng ngừa 31
4.3 Lập kế hoạch 32
4.3.1 Nhận diện khía cạnh môi trường 32
4.3.1.1 Tình hình áp dụng tại công ty 32
4.3.1.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện 33
4.3.1.3 Yêu cầu cải tiến- hướng khắc phục- phòng ngừa 33
4.3.2 Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác 34
4.3.2.1 Tình hình áp dụng tại công ty 34
4.3.2.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện 35
4.3.2.3 Yêu cầu cải tiến- hướng khắc phục- phòng ngừa 35
4.3.3 Mục tiêu - chỉ tiêu và chương trình quản lý 35
Trang 8Trang v
4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn 36
4.4.1.1 Tình hình áp dụng tại công ty 36
4.4.1.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện 38
4.4.1.3 Yêu cầu cải tiến- hướng khắc phục- phòng ngừa 38
4.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức 38
4.4.2.1 Tình hình áp dụng tại công ty 38
4.4.2.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện 39
4.4.2.3 Yêu cầu cải tiến- hướng khắc phục- phòng ngừa 39
4.4.3 Trao đổi thông tin 39
4.4.3.1 Tình hình áp dụng tại công ty 39
4.4.3.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện 40
4.4.3.3 Yêu cầu cải tiến- hướng khắc phục- phòng ngừa 40
4.4.4 Hệ thống tài liệu 40
4.4.4.1 Tình hình áp dụng tại công ty 40
4.4.4.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện 40
4.4.4.3 Yêu cầu cải tiến- hướng khắc phục- phòng ngừa 40
4.4.5 Kiểm soát tài liệu 41
4.4.5.1 Tình hình áp dụng tại công ty 41
4.4.5.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện 42
4.4.5.3 Yêu cầu cải tiến- hướng khắc phục- phòng ngừa 42
4.4.6 Kiểm soát điều hành 43
4.4.6.1 Tình hình áp dụng tại công ty 43
4.4.6.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện 44
4.4.6.3 Yêu cầu cải tiến- hướng khắc phục- phòng ngừa 44
4.4.7 Chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp 45
4.4.7.1 Tình hình áp dụng tại công ty 45
4.4.7.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện 46
4.4.7.3 Yêu cầu cải tiến- hướng khắc phục- phòng ngừa 46
4.5 Kiểm tra 47
4.5.1 Giám sát và đo lường 47
4.5.1.1 Tình hình áp dụng tại công ty 47
4.5.1.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện 47
4.5.1.3 Yêu cầu cải tiến- hướng khắc phục- phòng ngừa 48
4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ 48
4.5.2.1 Tình hình áp dụng tại công ty 48
4.5.2.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện 49
4.5.2.3 Yêu cầu cải tiến- hướng khắc phục- phòng ngừa 49
4.5.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa 49
4.5.3.1 Tình hình áp dụng tại công ty 49
4.5.3.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện 50
4.5.3.3 Yêu cầu cải tiến- hướng khắc phục- phòng ngừa 50
4.5.4 Kiểm soát hồ sơ 50
4.5.4.1 Tình hình áp dụng tại công ty 50
4.5.4.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện 51
4.5.4.3 Yêu cầu cải tiến- hướng khắc phục- phòng ngừa 51
Trang 9Trang vi
4.6 Xem xét lãnh đạo 53
4.6.1 Tình hình áp dụng tại công ty 53
4.6.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện 54
4.6.3 Yêu cầu cải tiến- hướng khắc phục – phòng ngừa 54
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
5.1 Kết luận 55
5.2 Kiến nghị 56
Trang 10Trang vii
BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)
KCMTĐK : Khía cạnh môi trường đáng kể
KCN VSIP II : Khu công nghiệp Việt Nam- Singapore II
Trang 11Trang viii
Bảng 3.2: Quy mô diện tích 11
Bảng 3.3: Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, hóa chất 12
Bảng 3.4: Nhu cầu sử dụng nước trong công ty 13
Bảng 3.5: Kết quả giám sát bụi, không khí và vi khí hậu tại khu vực nhà máy 14 Bảng 3.6: Kết quả đo khí thải lò hơi 15
Bảng 3.7: Kết quả đo tiếng ồn tại khu vực sản xuất và bên ngoài nhà máy 16
Bảng 3.8: Kết quả phân tích chất lượng nước thải 18
Bảng 3.9: Khối lượng chất thải rắn sản xuất 22
Bảng 3.10: Khối lượng chất thải nguy hại 22
Bảng 4.1: Mục tiêu chỉ tiêu năm 2011 của công ty 35
DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 14000 5
Hình 2.2: Mô hình PDCA theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 7
Hình 2.3: Số lượng chứng chỉ ISO 14001 ở Việt Nam 9
Hình 3.1: Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt 18
Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất 20
Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức các phòng ban tham gia vào HTQLMT 37
Trang 12SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 1
Chương 1
MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Hội nhập kinh tế quốc tế và việc gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế của Việt Nam Các doanh nghiệp có nhiều hơn các cơ hội trong việc tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu kinh tế, tiếp cận với các công nghệ tiên tiến và thị trường được mở rộng Với các cơ hội thì doanh nghiệp đang đối mặt với những thách thức không nhỏ trước sự cạnh tranh về những yêu cầu của khách hàng, yêu cầu của việc bảo vệ môi trường Vì thế yêu cầu đặt
ra của các công ty là phát triển kinh tế phải song hành với bảo vệ môi trường
Chính vì thế trong những năm gần đây ở Việt Nam đã có rất nhiều công ty, tổ chức áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004/Cor.1:2009 Việc xây dựng hệ thống ISO 14001:2004/Cor.1:2009 mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp về mặt kinh tế, thị trường và việc quản lý các rủi ro trong kinh doanh Mặc dù họ đã thiết lập hoàn chỉnh hệ thống và đưa vào áp dụng nhưng trên thực tế chưa đem lại hiệu quả và còn nhiều hạn chế Vì vậy cần phải có những xem xét, đánh giá từ đó đề xuất những giải pháp cải tiến, khắc phục
Công ty TNHH giấy Glatz Việt Nam là công ty sản xuất giấy quấn thuốc lá đầu tiên tại Việt Nam Việc áp dụng và thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại công ty tương đối tốt tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề chưa thật sự đồng bộ và hợp lý Thấy được sự chênh lệch giữa việc thiết lập và thực thi
hệ thống tôi quyết định thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài “ Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004/ Cor 1:2009 tại Công ty TNHH giấy Glatz Việt Nam ” Kết quả nghiên cứu khóa luận
Trang 13SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 2
này tôi hi vọng sẽ góp phần nào vào công cuộc bảo vệ môi trường và cải tiến hệ thống quản lý môi trường của Công ty ngày một tốt hơn
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nắm được hiện trạng môi trường và tình hình áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 của Công ty TNHH giấy Glatz Việt Nam
Đánh giá hiệu lực thực hiện và đề xuất một số biện pháp cải tiến giúp hoàn thiện hơn hệ thống quản lý môi trường của Công ty
1.3 Nội dung nghiên cứu
Tổng quan về Công ty TNHH giấy Glatz Việt Nam và khảo sát hiện trạng môi trường tại Công ty
Tìm hiểu được hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 của Công ty TNHH giấy Glatz Việt Nam Mặt thuận lợi, khó khăn khi áp dụng
hệ thống tại Công ty
Khảo sát việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 vào thực tế ở Công ty và đánh giá hiệu lực thực hiện
Đề xuất các biện pháp cải tiến cho những vấn đề chưa phù hợp tại Công ty
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm : Công ty TNHH giấy Glatz Việt Nam
Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động, quá trình và dịch vụ của Công ty liên quan đến hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004
Thời gian nghiên cứu : từ tháng 01/2012 đến tháng 05/2012
Trang 14SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 3
Vì thời gian đi thực tập tại Công ty còn hạn chế nên có thể không phát hiện hết được các lỗi áp dụng
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp tổng hợp tài liệu
Phương pháp này dùng để tổng hợp tất cả các tài liệu từ Công ty, sách, báo, internet từ đó đánh giá hiện trạng môi trường, tìm hiểu HTQLMT của Công ty đang áp dụng
Thu thập các tài liệu sẵn có của Công ty: Các báo cáo giám sát chất lượng môi trường định kỳ của Công ty, đánh giá tác động môi trường ( ĐTM), tài liệu về tổng quan, quy trình công nghệ sản xuất, tài liệu về lượng tiêu thụ tài nguyên của công ty, các tài liệu về công nghệ xử lý chất thải, nước thải
Nghiên cứu tài liệu về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004/Cor.1:2009
Thu thập tài liệu về ISO của Công ty: Các thủ tục, hướng dẫn và quy định cụ thể của tiêu chuẩn 14001: 2004 đang áp dụng tại Công ty Sổ tay HTQLMT,tài liệu giới thiệu về Công ty, chính sách môi trường , mục tiêu môi trường, các khía cạnh môi trường, tuân thủ các yêu cầu pháp luật
1.6.2 Phương pháp khảo sát thực tế
Phương pháp này giúp quan sát rõ hơn về quy trình sản xuất, hiện trạng môi trường và những vấn đề môi trường còn tồn đọng trong Công ty Nhận thấy những điểm không phù hợp của HTQLMT từ đó đưa ra những hành động khắc phục, cải tiến thích hợp
Tham quan dây chuyền, quy trình sản xuất, tìm hiểu về công nghệ, máy móc thiết bị trong Công ty
Khảo sát các hoạt động, hiện trạng môi trường và công tác quản lý thực tế tại Công ty TNHH giấy Glatz Việt Nam
Quan sát tình hình thực hiện HTQLMT của Công ty so với những thủ tục, quy trình, hướng dẫn đã được ban hành
Tham khảo ý kiến cán bộ, công nhân viên làm việc trong Công ty
Trang 15SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 4
1.6.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh
Tất cả các số liệu, tài liệu được tổng hợp, phân tích, đánh giá và nhận xét
So sánh sự khác biệt giữa hệ thống tài liệu ISO của Công ty và tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009
Sự khác biệt giữa tài liệu, thủ tục của hệ thống quản lý môi trường và thực tế áp dụng của Công ty
Đánh giá chất lượng môi trường đất, nước, không khí trên cơ sở các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, quy chuẩn Việt Nam
Các yêu cầu pháp luật mà Công ty tuân thủ với các yêu cầu bắt buộc của nhà nước quy định
1.6.4 Phương pháp trọng số
Phương pháp này dùng để đánh giá khía cạnh môi trường đáng kể của Công ty dựa vào việc cho điểm từng khía cạnh cụ thể Trên cơ sở đó xây dựng được các mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình môi trường cho Công ty
Sử dụng 2 tiêu chí đánh giá: đánh giá theo trọng số và đánh giá theo yếu tố Trọng số với 3 tình trạng: bình thường, bất thường và khẩn cấp Cùng 5 yếu tố: yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác, mức độ rủi ro với con người và các bên hữu quan, tần suất tác động môi trường, mức độ tác động đến môi trường, khả năng kiểm soát
1.6.5 Phương pháp thống kê và mô tả
Dựa vào phương pháp này để thống kê và mô tả các thành phần của hệ thống quản lý môi trường, các khía cạnh môi trường, các loại máy móc, thiết bị sử dụng trong Công ty có tác động đến môi trường
Trang 16SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 5
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Giới thiệu hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO 14001:2004/ Cor.1 :2009
2.1.1 Khái niệm ISO 14000
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về HTQLMT do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Standard Organization) xây dựng và ban hành nhằm đưa ra các chuẩn mực
để xác định, kiểm soát và theo dõi những ảnh hưởng của tổ chức đến môi trường, đưa ra phương pháp quản lý và cải tiến HTQLMT cho bất kỳ tổ chức mong muốn áp dụng nó
2.1.2 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được chia thành 2 nhóm: Tiêu chuẩn đánh giá tổ chức
và tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Tiêu chuẩn đánh giá tổ chức Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm
Đánh giá thực hiện môi trường (EPE)
14062
14064
Hình 2.1: Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 14000
Trang 17SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 6
2.1.3 Sơ lược hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
ISO 14001 thuộc bộ ISO 14000 là chứng nhận đầu tiên trong hệ thống quản lý môi trường Ban hành lần thứ nhất vào năm 1996 bởi Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
Ngày 15/7/2009, tiêu chuẩn ISO 14001:2004 đã được điều chỉnh số hiệu thành ISO 14001:2004/Cor.1:2009
Ngày 29/12/2010 bộ khoa học công nghệ đã ra quyết định số BKHCN về việc hủy bỏ TCVN ISO 14001:2005 (tương đương ISO 14001:2004) và đồng thời ra quyết định 2944/QĐ-BKHCN ban hành tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:
2943/QĐ-2010 ( tương đương 14001:2004/Cor.1/2009)
TCVN ISO 14001:2010 (ISO 14001:2004/Cor.1:2009) không đưa ra bất cứ yêu cầu nào mới đối với tiêu chuẩn, có nghĩa là nội dung của tiêu chuẩn, từ Chương 1 đến Chương 4 của TCVN ISO 14001:2005 (ISO 14001:2004) và nội dung của phần hướng dẫn sử dụng theo Phụ lục A được giữ nguyên không thay đổi Chỉ có Phụ lục B (Annex B) và phần Mục lục các tài liệu tham khảo (Bibliography) đã được điều chỉnh lại để tương ứng và nhất quán với tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 (ISO 9001:2008)
Các thay đổi cụ thể ở TCVN ISO 14001:2010 (ISO 14001:2004/Cor.1:2009) như sau:
Bảng Mục lục : “Sự tương ứng giữa TCVN ISO 14001:2005 và TCVN ISO 9001:2000” được đổi thành “Sự tương ứng giữa TCVN ISO 14001:2010 và TCVN ISO 9001:2008”
Trong phần giới thiệu :“ TCVN ISO 9001:2000” được đổi thành “TCVN ISO 9001:2008”
Tiêu đề của Phụ lục B được đổi thành “ Sự tương ứng giữa TCVN ISO 14001:2010
và TCVN ISO 9001:2008 ”, và các Bảng B.1 và B.2 được thay thế hoàn toàn tương ứng với sự thay đổi về số hiệu tiêu chuẩn như nêu trong tiêu đề
Trong mục Tài liệu tham khảo: “TCVN ISO 9000:2000” được đổi thành
“TCVN ISO 9000:2007”; “TCVN ISO 9001:2000” được đổi thành “TCVN ISO 9001:2008” và “ ISO 19001:2002” được đổi thành “TCVN ISO 19011:2003”
Trang 18SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 7
Thực hiện
- Cơ cấu, trách nhiệm và quyền hạn
- Năng lực, đào tạo, nhận thức
- Thông tin liên lạc
- Hệ thống tài liệu
- Kiểm soát tài liệu
- Kiểm soát điều hành
- Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó tình huống khẩn cấp
Chính sách môi trường Bắt đầu
CẢI TIẾN LIÊN TỤC
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 là một tiêu chuẩn quốc tế về HTQLMT do tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ban hành, đưa ra các yêu cầu về quản lý môi trường cần đáp ứng của tổ chức Mục đích giúp các tổ chức sản xuất-dịch vụ bảo vệ môi trường, ngăn ngừa
ô nhiễm và cải tiến liên tục HTQLMT
2.1.4 Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
Hình 2.2 : Mô hình PDCA theo tiêu chuẩn ISO
14001: 2004
Trang 19SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 8
2.2 Tình hình áp dụng ISO 14001:2004/Cor 1:2009 trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Trên thế giới
Cuối tháng 12/2008 có ít nhất 188 815 chứng chỉ ISO 14001:2004 được cấp ở
155 quốc gia và nền kinh tế Như vậy, năm 2008 tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tăng lên
là 34 243 ở 155 quốc gia và nền kinh tế so với năm 2007 là 154 572 trong 148 quốc gia Sự tăng trưởng này là 34% chứng chỉ so với 29% trong năm 2007.( Theo khảo sát tình hình áp dụng ISO trên toàn thế giới năm 2008 http://www.vinacert.vn)
Tháng 12/2009, toàn thế giới có ít nhất 223 149 tổ chức, doanh nghiệp đã được cấp chứng chỉ ISO 14001.( Theo kết quả điều tra khảo sát của ISO )
Đến cuối năm 2010, ít nhất 250 972 chứng chỉ ISO 14001 đã được cấp ở 155 quốc gia và các nền kinh tế, tăng 27 823 chứng chỉ (+12%) so với năm 2009.( http://pnq.com.vn)
Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Ba Nha là ba quốc gia đứng đầu trong tổng số chứng chỉ đã được cấp, trong khi đó Trung Quốc, Hoa Kỳ và Tây Ba Nha là các quốc gia có số lượng chứng chỉ tăng hàng năm cao nhất
2.2.2 Tình hình ISO 14001 sau 10 năm áp dụng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001 được cấp lần đầu tiên vào năm 1998, 2 năm sau khi tiêu chuẩn ISO 14001:1996 ra đời Tính đến tháng 12/ 2008, có 325 đơn
vị được cấp chứng chỉ ISO 14001
Thời gian đầu, các Công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14000 hầu hết là các Công ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản Sau đó các tổ chức trong nước cũng đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, hầu hết các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty xi măng như Xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hoàng Mai…cũng đều đã, đang và trong quá trình xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14000 Gần đây, một loạt khách sạn thành viên thuộc Tập đoàn Saigon Tourist cũng đã được chứng nhận ISO 14000
Trang 20SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 9
(Nguồn: http://www.vinacert.vn)
Hình 2.3: Số lượng chứng chỉ ISO 14001 ở Việt Nam
Chứng chỉ tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 cũng đã được cấp cho khá nhiều tổ chức với các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khá đa dạng, trong đó các ngành nghề như chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản, rượu bia giải khát…), điện tử, hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), vật liệu xây dựng, du lịch - khách sạn đang chiếm tỷ lệ lớn Hiện nay số lượng tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 ngày càng tăng Cuối năm 2007 đã có khoảng 230 chứng nhận ISO 14001 được cấp cho các doanh nghiệp với nhiều loại hình sản xuất khác nhau
Trang 21SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 10
Chương 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY TNHH GIẤY GLATZ VIỆT NAM
3.1 Tổng quan về công ty TNHH giấy Glatz Việt Nam
3.1.1 Thông tin chung
Tên công ty bằng tiếng việt: CÔNG TY TNHH GIẤY GLATZ VIỆT NAM
Tên công ty bằng tiếng Anh : GLATZ FINERPAPER VIETNAM CO.,LTD
Tên viết tắt: GFV
Loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH một thành viên
Địa chỉ : Số 08 – Dân Chủ - KCN VSIP II – P Hòa Phú – TX Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: (84) 0650 3589 558 Fax: (84) 0650 3589 568
Các hướng tiếp giáp của công ty
Trang 22SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 11
Phía nam giáp với công ty AKATI WOOD – Việt Nam;
Phía đông giáp với đường số 6;
Phía tây giáp với đại lộ Dân Chủ;
Phía bắc giáp với đường Thống Nhất
3.1.3 Lĩnh vực, quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ
Nhà máy sản xuất và chế biến các sản phẩm liên quan đến ngành giấy bao gồm: giấy thuốc lá, giấy đầu lọc với công suất 12.000 tấn / năm Công suất đối với từng loại sản phẩm được trình bày trong bảng:
Bảng 3.1: Công suất của dự án
01 Giấy thuốc lá 9.000 tấn / năm
02 Giấy đầu lọc 3.000 tấn/ năm
(Nguồn : Báo cáo dự án đầu tư , 2008)
Bảng 3.2: Quy mô diện tích
(Nguồn : Báo cáo đánh giá tác động môi trường, 2009)
Trang 23SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 12
3.1.4 Cơ cấu nhân sự và sơ đồ tổ chức
Công ty có khoảng 191 người bao gồm: nhân viên văn phòng và sản xuất bộ phận sản xuất làm việc theo: 4 kíp với 3 ca chính chạy 24/24
Thời gian mỗi ca được phân bố như sau:
Ca 1: Từ 6 giờ sáng đến 2 giờ trưa
Ca 2: Từ 2 giờ trưa đến 10 giờ tối
Ca 3: Từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng
Cơ cấu nhân sự và sơ đồ tổ chức của công ty (Phụ lục 1A)
3.1.5 Quy trình công nghệ sản xuất
Quy trình công nghệ sản xuất và thuyết minh quy trình của công ty (Phụ lục 2A)
3.1.6 Máy móc sử dụng trong công ty
Các loại máy móc sử dụng trong công ty ( Phụ lục 3A)
3.1.7 Nguyên liệu, nhiên liệu và hóa chất sử dụng trong công ty
Bảng 3.3: Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, hóa chất
STT Tên nguyên liệu ĐVT/quý Số lượng Nguồn cung cấp
Trang 24SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 13
Công ty sử dụng điện từ nguồn điện lưới quốc gia tại KCN VSIP II Tổng lượng điện tiêu thụ của công ty trung bình là 1.104.409 Kwh/ tháng, khoảng 1.059,79 Kwh/ tấn giấy Công ty sử dụng gas để đốt lò hơi cung cấp nhiệt cho quá trình sấy giấy, trung bình sử dụng 278.586 m3 / tháng , khoảng 218 m3/ tấn giấy
Nguồn nước cung cấp cho công ty lấy từ nguồn nước thủy cục của KCN VSIP II Tổng lưu lượng sử dụng của công ty là 2.200 m3/ngày Trong đó :
Bảng 3.4: Nhu cầu sử dụng nước trong công ty
/ngày)
(Nguồn : Báo cáo giám sát chất lượng môi trường quý 3/năm 2011)
Tổng số nhân viên của công ty : 191 người
3.2 Hiện trạng môi trường và các biện pháp quản lý môi trường đang áp dụng tại công ty
3.2.1 Môi trường không khí
Đối với ngành sản xuất giấy thì nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu từ các nguồn sau :
Trang 25SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 14
Các loại nguyên liệu bột giấy có thành phần chủ yếu là cenlulo và chỉ phát tán cục bộ trong nhà máy nên nhìn chung sẽ ảnh hưởng không lớn đến môi trường xung quanh Tuy nhiên, bụi ở đây có kích thước và trọng lượng tương đối nhỏ do đó nếu không có biện pháp xử lý sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của công nhân trong nhà máy
Bảng 3.5: Kết quả giám sát bụi, không khí và vi khí hậu tại khu vực nhà máy
STT Chỉ tiêu/ đơn vị
Kết quả
QĐ 3733/2002/ QĐ-BYT
Đầu xưởng sản xuất
Cuối xưởng sản xuất
(Nguồn : Báo cáo giám sát chất lượng môi trường quý 3/năm 2011)
Ghi chú: QĐ 3733/2002/QĐ/BYT : Tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành kèm theo quyết định 3733/2002/QĐ-BYT
Nhận xét
Hầu hết các chỉ tiêu không khí trong môi trường lao động tại các vị trí giám sát đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết Định số 3733/2002/QĐ-BYT Tuy nhiên chỉ tiêu nhiệt độ vẫn cao hơn từ 0,8 đến 1,3 (0C), độ ẩm cao hơn 4,9
% so với tiêu chuẩn cho phép Vì vậy cần phải có biện pháp thích hợp để giảm thiểu hoặc khắc phục cho hợp lý
Giải pháp áp dụng trong công ty
Lượng bụi phát tán ra môi trường không khí tương đối ít nhưng để đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc công ty tiến hành vệ sinh nhà xưởng thường xuyên và trang bị bảo hộ lao động (khẩu trang hoạt tính) cho công nhân khi làm việc trong những khu vực này
Trang 26SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 15
Ngoài ra, có thể phun nước làm ẩm đường nội bộ, sân bãi vào những ngày khô nóng để tránh bụi bay từ mặt đường vào không khí
Bảng 3.6 :Kết quả đo khí thải lò hơi
khói lò hơi
QCVN 19:2009/BTNMT
(Nguồn : Báo cáo giám sát chất lượng môi trường quý 3/năm 2011)
Ghi chú : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT “Khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ”, cột B
Trang 27SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 16
Khí thải lò hơi được công ty cho phát tán ra môi trường qua ống khói cao 25m, đường kính 800 mm
Nguồn phát sinh
Trong quá trình hoạt động sản xuất, việc phát sinh tiếng ồn và độ rung là không thể tránh khỏi Tiếng ồn, rung phát sinh chủ yếu do hoạt động của máy móc thiết bị trong các phân xưởng, đặc biệc từ các máy khuấy trộn, thiết bị lọc, trục sàng, máy nghiền, máy cắt
Ngoài ra, tiếng ồn còn phát sinh do hoạt động của phương tiện vận chuyển, bốc
dỡ nguyên vật liệu, hàng hóa
Bảng 3.7: Kết quả đo tiếng ồn tại khu vực sản xuất và bên ngoài nhà máy
STT Vị trí
3733/2002/Q Đ-BYT Mức âm tương đương
dB (A)
QCVN 26:2010/BT NMT
Mức âm tối thiểu (L min )dB (A)
Mức âm tối đa (L max )dB (A)
Mức âm tương đương (LA eq )dB (A)
(Nguồn : Báo cáo giám sát chất lượng môi trường quý 3/năm 2011)
Ghi chú : QCVN 26:2010/BTNMT : Quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn
Nhận xét
Kết quả đo tiếng ồn tại khu vực sản xuất cho thấy: mức ồn tương đương trong khu vực sản xuất đều vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành kèm theo Quyết Định 3733/2002/QĐ-BYT với thời gian tiếp xúc cho phép 8 giờ là từ 2,8 đến 4,4 dB (A)
Trang 28SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 17
Nguyên nhân tiếng ồn vượt là do hầu hết máy móc của quá trình sản xuất giấy hoạt động cùng một lúc và liên tục vì vậy phát sinh tiếng ồn ở mức cao
Giải pháp áp dụng tại công ty
Hiện tại tiếng ồn của công ty vẫn còn vượt mức quy định và để giảm thiểu tiếng
ồn phát sinh công ty đã áp dụng một số giải pháp :
Khu vực văn phòng được cách ly xa khu vực sản xuất
Công nhân trực tiếp sản xuất được trang bị thiết bị chống ồn: nút chống ồn gồm
2 dạng: dạng cứng và dạng mềm
Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, độ mài mòn các chi tiết máy, luôn tra dầu mỡ bôi trơn các máy và thay thế các chi tiết bị mài mòn của các trang thiết bị máy móc
Sử dụng thiết bị đúng công suất, không để thiết bị vận hành quá tải
Lắp đặt đệm cao su và lò xo chống rung đối với các thiết bị công suất lớn Cố định các chân bằng bêtông đối với các thiết bị lớn để hạn chế phát sinh rung động
Dùng kính, rèm cửa cách âm
Thường xuyên kiểm tra mức độ cân bằng khi thiết bị hoạt động
3.2.2 Môi trường nước
Nước thải của công ty bao gồm nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và nước mưa chảy tràn
Nguồn phát sinh
Nước thải sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ quá trình sinh hoạt của toàn bộ công nhân viên của công ty Lưu lượng nước thải sinh hoạt vào khoảng 8 m3/ngày Các thông số ô nhiễm đặc trưng: COD, BOD5, SS, tổng Nito, tổng Phospho, Coliform, dầu
mỡ động thực vật…
Giải pháp áp dụng tại công ty
Trang 29SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 18
Nước thải sinh hoạt của công ty được thu gom và xử lý theo sơ đồ sau:
Hình 3.1: Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt
Thuyết minh quy trình
Nước thải sinh hoạt của công ty được thu gom và dẫn vào hệ thống bể tự hoại 3 ngăn Sau khi qua bể tự hoại các tác nhân ô nhiễm giảm 50% nhưng nồng độ các chất
ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại vẫn còn cao hơn Tiêu chuẩn cho phép nên sẽ được đấu nối vào cống thoát nước của khu công nghiệp và xử lý tiếp tại trạm xử lý nước thải tập trung của KCN VSIP II trước khi thải ra Suối Cát
Bể tự hoại là công trình đồng thời làm 2 chức năng: lắng và phân huỷ cặn lắng Cặn lắng giữ lại trong bể từ 6 - 8 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan
Nguồn phát sinh
Nước thải sản xuất của công ty phát sinh chủ yếu ở công đoạn khuấy trộn, lọc, thùng phun và phần lưới…Đặc trưng của nước thải này chứa nhiều chất rắn lơ lững (bột giấy)…Lưu lượng nước thải sản xuất phát sinh khoảng 1800 m3/ngày Các thông
số ô nhiễm đặc trưng như: SS, COD, BOD5, độ màu…
Bảng 3.8: Kết quả phân tích chất lượng nước thải
Nước thải sinh hoạt Bể tự hoại 3 ngăn
Cống thoát nước của
KCN
Trạm xử lý KCN VSIP II Suối Cát
Trang 30SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 19
Thông số giám sát Sau hệ thống xử
lý nước thải
Tại cống thoát chung
TIÊU CHUẨN VSIP
(Nguồn : Báo cáo giám sát chất lượng môi trường quý 3/năm 2011)
Ghi chú: Tiêu chuẩn VSIP: Tiêu chuẩn của khu công nghiệp Việt Nam-
Singapore I, II và II-A (Phụ lục 4A)
Nhận xét
Kết quả phân tích cho thấy: Tất cả các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước thải sau hệ thống XLNT và nước thải tại cống đấu nối với cống thoát chung của KCN đều đạt tiêu chuẩn VSIP
Giải pháp áp dụng tại công ty
Để đảm bảo chất lượng nước thải đạt tiêu chuẩn VSIP trước khi đấu nối vào trạm xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp VSIP II công ty đã đầu tư hệ thống
xử lý nước thải công suất thiết kế là 2.000 m3/ngày.Với việc sử dụng bể tuyển nổi đạt hiệu quả cao
Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất như sau:
Trang 31SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 20
Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải
Nước thải từ máy xeo giấy bao gồm: nước trắng, nước vệ sinh máy móc, nước làm mát, làm kín sẽ được thu về bể chứa Trong bể chứa có trang bị cánh khuấy nhằm tránh sự sa lắng cặn Từ bể chứa, nước thải được bơm lên bể tuyển nổi khí hòa tan (DAF) Trong quá trình nước thải bơm từ bể chứa sang bể tuyển nổi, nước thải sẽ được hoà trộn với Polymer nhằm tăng cường khả năng tuyến nổi của cặn (bột giấy) và hòa trộn với dòng khí bão hòa khí Trong bể tuyển nổi, nhờ quá trình giảm áp khí sẽ thoát
ra đi lên dưới dạng bột mịn Dưới tác động của bột mịn, các bông bùn sẽ được tách ra khỏi nước thải và được đưa về bể chứa bùn Nước thải sau tuyển nổi sẽ được điều chỉnh pH đạt tiêu chuẩn tiếp chuẩn tiếp nhận của KCN VSIP II và được đưa về trạm XLNT tập trung của KCN VSIP II
Bùn từ bể tuyến nổi được đưa qua bể nén bùn nhằm làm tăng nồng độ bùn trước khi được làm khô bằng máy ép bùn băng tải Bùn sau khi nén sẽ được đóng bao và chuyển cho đơn vị thu mua về làm nguyên liệu sản xuất giấy có chất lượng thấp hơn
Suối cát
Polyme + bọt khí
Đơn vị thu mua
Trang 32SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 21
Nước thải sinh ra từ quá trình tách nước và nén bùn sẽ được tuần hoàn về bể chứa và tiếp tục được xử lý theo quy trình
Nguồn phát sinh
Theo số liệu thống kê của tỉnh Bình Dương, lượng nước mưa lớn nhất trong khu vực là 177 mm/ngày Với tổng diện tích của khu vực dự án là 52.692,9 m2, tổng lưu lượng nước mưa chảy tràn lớn nhất trong khu vực là 9.333 m3
/ ngày
Giải pháp áp dụng tại công ty
Nước mưa được thu gom bằng hố ga, theo đường ống riêng đấu nối về cống thoát nước mưa của KCN VSIP II
Giải pháp áp dụng tại công ty
Thu gom chất thải rắn sinh hoạt vào các thùng chứa thích hợp đặt tại các khu vực trong nhà máy, văn phòng và nhà ăn
Chất thải rắn sinh hoạt được công ty thu gom và giao cho đội thu gom rác của ban quản lý KCN VSIP II vận chuyển đi xử lý hằng ngày
Nguồn phát sinh
Trang 33SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 22
Chất thải rắn sản xuất của công ty bao gồm: dây kẽm, pallet gỗ, giấy carton, bao bì nilon, bùn giấy thải…Chất thải rắn sản xuất chủ yếu phát sinh từ quá trình sản xuất giấy và tại máy ép bùn của hệ thống xử lý nước thải cục bộ Khối lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh trong quý khoảng 14,8 tấn/quý
Bảng 3.9: Khối lượng chất thải rắn sản xuất STT Tên chất thải DVT/ quý Số lượng
(Nguồn : Báo cáo giám sát chất lượng môi trường quý 3/năm 2011)
Giải pháp áp dụng tại công ty
Chất thải rắn sản xuất được công ty thu gom, phân loại và định kì giao cho công
ty TNHH Thương mại- Sản xuất NgọcTân Kiên vận chuyển đi xử lý
Tần suất thu gom: 1 tuần / lần (tương đương khoảng một tấn rác)
Nguồn phát sinh
Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất như : giẻ lau dính dầu nhớt, hóa chất thải, bóng đèn huỳnh quang thải…Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quý khoảng 1.000 kg/ quý
Bảng 3.10 :Khối lượng chất thải nguy hại STT Tên chất thải nguy hại DVT/ quý Số lượng
(Nguồn : Báo cáo giám sát chất lượng môi trường quý 3/năm 2011)
Giải pháp áp dụng tại công ty
Trang 34SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 23
Thu gom chất thải nguy hại vào các thùng chứa quy định có dán nhãn và đặt tại các nơi thích hợp trong nhà máy
Công ty đã đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại có mã số quản lý CTNH
7080 T do Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Bình Dương cấp ngày 31/12/2010
Công ty đã đăng ký các loại CTNH phát sinh trung bình trong 1 tháng ( Phụ lục 5A), đồng thời cũng đăng ký bổ sung thêm một số chất thải khác phát sinh trung bình trong 1 tháng ( Phụ lục 6A)
Chất thải nguy hại được Công ty phân loại, thu gom, lưu trữ trong kho riêng biệt chứa chất thải nguy hại và định kỳ giao cho công ty TNHH Thương mại- Sản xuất Ngọc Tân Kiên vận chuyển đi xử lý với đơn giá 20.000 đồng / kg
3.2.4 An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy
Công ty sử dụng công nghệ sản xuất hầu hết bằng các thiết bị máy móc nếu như công nhân không tuân thủ nghiêm ngặt những nội quy về an toàn lao động thì dễ xảy
ra các tai nạn
Tai nạn lao động có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:
Sự bất cẩn về điện: sử dụng thiết bị quá công suất, không chú ý trong việc sử dụng điện
Thao tác vận hành máy móc không đúng kỹ thuật
Không cẩn thận, tập trung làm rơi hàng hóa khi bốc dỡ
Chưa có chương trình tập huấn cụ thể về công tác an toàn lao động cho quản đốc các phân xưởng và công nhân
Sử dụng phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân chưa thật sự hiệu quả Xác suất xảy ra các sự cố này tùy thuộc vào việc chấp hành các nội quy và quy tắc an toàn lao động
Giải pháp áp dụng tại công ty
Trang 35SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 24
Để tránh tình trạng tai nạn lao động xảy ra, công ty đã thực hiện một số biện pháp sau đây:
Dán các bảng hướng dẫn sử dụng trên các thiết bị, máy móc
Treo biển báo thông tin tại những nơi sản xuất nguy hiểm
Các quản đốc phân xưởng và công nhân sẽ được tập huấn an toàn lao động
Các quản đốc phân xưởng hướng dẫn và giám sát chặt chẽ việc tuân thủ an toàn lao động của công nhân
Trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân: nút chống ồn, giày bảo hộ
Công ty tiến hành kiểm tra định kỳ tình trạng sức khỏe của công nhân theo quy định của nhà nước
Ngành sản xuất giấy là loại hình sản xuất có nguy cơ cháy nổ rất cao do đặc điểm của các loại nguyên liệu trong quá trình sản xuất Một số nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nổ tại công ty như:
Ý thức của công nhân về PCCC vẫn chưa cao Hút và vứt tàn thuốc vào các thùng rác gần khu vực chứa nguyên liệu hay khu vực chứa chất thải nguy hại nguy cơ cháy nổ rất cao
Sự cố về các thiết bị điện: dây trần, dây điện, động cơ, quạt…bị quá tải trong quá trình vận hành, phát sinh nhiệt và dẫn đến cháy
Lưu trữ và vận chuyển các loại dung môi, hóa chất độc hại, dễ cháy không đúng cách
Đội ngũ PCCC của công ty còn thưa thớt chỉ có một số ít những người có hiểu biết về việc sử dụng các thiết bị PCCC
Giải pháp áp dụng tại công ty
Thành lập đội PCCC cơ sở Đội PCCC cơ sở được đào tạo định kỳ 1 lần trong một năm bởi cơ quan có chức năng
Trang 36SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 25
Thường xuyên theo dõi và kiểm tra hệ thống PCCC : hệ thống báo cháy, chữa cháy, đèn khẩn cấp… trong công ty, trung bình một tháng chia làm 4 đợt kiểm tra để rà soát toàn bộ hệ thống PCCC trong công ty
Thực hiện đúng luật phòng cháy chữa cháy
Tổ chức diễn tập định kỳ công tác PCCC cho công nhân trong công ty Định kỳ
1 quý diễn tập một lần nếu có thời gian hoặc điều kiện thì có thể tổ chức diễn tập thêm
Tuân thủ các tiêu chuẩn về PCCC: TCVN 2622-1995: tiêu chuẩn PCCC cho nhà và công trình- yêu cầu thiết kế; TCVN 5738- 2001: hệ thống báo cháy tự động- yêu cầu kỹ thuật và các quy định về phòng cháy chữa cháy của công an tỉnh Bình Dương
Đưa ra nội quy PCCC cho công ty
3.3 Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công ty TNHH giấy Glatz Việt Nam
3.3.1 Sự ra đời của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
tại công ty TNHH Giấy Glatz Việt Nam
Là một công ty thuộc tập đoàn Julius Glatz của Đức và nằm trong khu Công nghiệp Việt Nam Singapore II Công ty TNHH giấy Glatz Việt Nam sớm nhận thấy tầm quan trọng của thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004
Công ty đã tìm hiểu, cử đại diện môi trường đi học, thuê chuyên gia về hướng dẫn Từ tháng 9/ 2010 công ty đã thu thập tài liệu về môi trường và chuẩn bị cho việc thiết lập hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 và đồng thời kết hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2008 Công tác thiết lập hệ thống được kéo dài trong thời gian 8 tháng
Ngày 28/4/2011 công ty được tổ chức TUV( tổ chức chứng nhận của Đức) kiểm tra và chứng nhận đạt tiêu chuẩn
Giấy chứng nhận có hiệu lực trong 3 năm : từ 28/4/2011 đến 27/4/2014
Trang 37SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 26
Hệ thống quản lý môi trường của Công ty thực hiện theo mô hình PDCA ( Do-Check-Action)
Plan-3.3.2 Tình hình áp dụng ISO 14001: 2004 tại công ty TNHH giấy Glatz Việt Nam
Năm 2011 công ty đã được cấp giấy chứng nhận về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 Mặc dù, mới thiết lập còn gặp nhiều khó khăn tuy nhiên công ty đã thực hiện, duy trì và vận hành hệ thống một cách tương đối tốt Công ty hướng dẫn tất cả các phòng ban tuân thủ và thực hiện theo đúng thủ tục đã ban hành
Chính sách môi trường, mục tiêu chỉ tiêu được phổ biến và dán tại các bảng tin của công ty
Luôn quan tâm đến các thông số môi trường : khí thải, nước thải, tiếng ồn…tại công ty, tuân thủ đúng các quy trình đã ban hành Hằng quý đều tiến hành đo đạc chất lượng môi trường, làm báo cáo giám sát môi trường
Giáo dục, đào tạo ý thức bảo vệ môi trường cho nhân viên trong công ty
Tổ chức đánh giá nội bộ theo đúng kế hoạch
Tuy nhiên thực tế áp dụng công ty còn gặp phải một số khó khăn vì vậy cần phải có sự cải tiến liên tục để đảm bảo hệ thống được vận hành một cách tốt nhất
Khi xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 công ty đã có những thuận lợi như :
Được sự quan tâm và ủng hộ từ phía lãnh đạo công ty
Trang 38SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 27
Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động môi trường,
Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường và cộng đồng xung quanh
Về mặt kinh tế
Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào,
Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng,
Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ,
Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý,
Tái sử dụng các nguồn lực - tài nguyên,
Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường,
Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường,
Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi trường làm việc an toàn,
Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp,
Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra
Về mặt quản lý rủi ro
Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra,
Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm,
Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường
Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận
Được sự đảm bảo của bên thứ ba,
Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá
Khi áp dụng HTQLMT công ty gặp phải những khó khăn như:
Nhà Nước chưa có chính sách cụ thể và nhất quán để hỗ trợ, ưu đãi công ty trong việc áp dụng HTQLMT
Trang 39SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 28
Tốn kém trong đầu tư cải thiện và duy trì cơ sở vật chất cho hệ thống và bồi dưỡng nguồn nhân lực về môi trường
Chính sách môi trường quá dài dòng không tập trung ở khía cạnh nào khó khăn trong công tác phổ biến CSMT, đồng thời CSMT không ăn nhập với chính sách phát triển dài hạn của công ty
Mục tiêu phát triển chung và mục tiêu môi trường không đồng nhất
Việc xác định mục tiêu một cách phù hợp và thật sự hiệu quả là vấn đề công ty còn vướng Một số vấn đề trong việc thiết lập mục tiêu môi trường như sau:
Mục tiêu môi trường đề ra không thực sự liên quan tới các vấn đề môi trường nghiêm trọng mà tổ chức đang gặp phải
Thực tế hoạt động của công ty luôn hướng tới lợi nhuận cao nhất và công ty thường đưa ra các mục tiêu liên quan tới tăng doanh thu, giảm sai lỗi, nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí… Bởi vậy mục tiêu môi trường nên được tích hợp chung với các mục tiêu đó để tận dụng tối đa nguồn lực cho việc triển khai thực hiện
Hiệu quả công tác đánh giá nội bộ chưa cao
Gặp khó khăn trong việc lựa chọn đánh giá viên đủ năng lực, trình độ Quá trình đánh giá nhiều khi vẫn mang tính hình thức, bởi vậy các phát hiện đánh giá đôi khi chưa mang lại giá trị thực sự cho việc cải tiến môi trường cho tổ chức
Trang 40SVTH : Nguyễn Hoài Diệu Trang 29
Chương 4 ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009 TẠI CÔNG TY TNHH GIẤY GLATZ
VIỆT NAM 4.1 Phạm vi của hệ thống quản lý môi trường và ban ISO
4.1.1 Phạm vi của hệ thống quản lý môi trường tại công ty TNHH giấy Glatz Việt
Nam
Đối tượng áp dụng: Hệ thống quản lý môi trường của công ty TNHH giấy Glatz Việt Nam áp dụng cho tất cả các hoạt động sản xuất, dịch vụ liên quan đến môi trường của tất cả các phòng ban trong công ty Tất cả các vấn đề môi trường phát sinh có thể gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
Trách nhiệm áp dụng: Toàn thể cán bộ công nhân viên các phòng ban, bộ phận của công ty TNHH giấy Glatz Việt Nam và những người đến làm việc trong khuôn viên của công ty TNHH giấy Glatz Việt Nam tại khu công nghiệp Việt Nam- Singapore II, Bình Dương
Phạm vi HTQLMT của công ty phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001 :2004/Cor.1:2009 Công ty tiếp tục thực hiện, duy trì đồng thời bổ sung thêm khi có sự thay đổi
Không thực hiện cải tiến