1. Mở đầu: 1.1 Lí do chọn đề tài: Hiện nay, dạy học theo hướng tích hợp liên môn là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành, phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Về bản chất, mỗi môn học là một lĩnh vực tri thức khoa học có tính liên ngành, bao gồm một hệ thống những kiến thức cơ bản và cần thiết được kết hợp lại trên cơ sở thành tựu của nhiều ngành khoa học và kỹ thuật hiện đại. Người ta gọi đây là một hệ thống tri thức khoa học tích hợp (kết hợp lại với nhau, hòa nhập, lồng ghép vào nhau). Tích hợp theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự liên kết các thành phần, các bộ phận khác nhau một cách hòa hợp, tương thích trong một tổng thể. Dạy học tích hợp liên môn được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về quá trình dạy học. Tích hợp liên môn trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học và thực hiện các mặt giáo dục một cách riêng rẽ. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội vốn không tồn tại một cách rời rạc, đơn lẻ, chúng là những thể tổng hợp, hoàn chỉnh và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tích hợp trong xây dựng nội dung môn học là sự kết hợp, tổ chức các nội dung từ các môn học, các lĩnh vực học tập khác nhau (theo cách hiểu truyền thống về các môn học từ vài trăm năm nay) thành những môn học mới hoặc lồng ghép các nội dung mới, cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học. Các ngành khoa học đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cho việc truyền thụ kiến thức của giáo viên và sự tiếp nhận kiến thức của học sinh một cách tự giác. Cũng chính do đặc điểm đó mà giáo dục môi trường được đưa vào nội dung giáo dục phổ thông chủ yếu bằng con đường tích hợp, tức là liên kết, lồng ghép với các môn học có sẵn trong chương trình giáo dục phổ thông một cách hợp lý, nhưng chủ yếu là môn sinh học. Cùng với sự phát triển khoa học kĩ thuật, tri thức giảng dạy trong nhà trường là những kiến thức cơ bản, hiện đại sát thực tế là cơ sở để tạo cho các thế hệ trẻ làm hành trang bước vào thế hệ mới. Việc giáo dục môi trường trong bài dạy Sinh học trang bị những hiểu biết rèn luyện kĩ năng và cung cấp cơ hội cho học sinh THCS phát triển khả năng tích hợp kiến thức vận dụng vào thực tế địa phương. Từ đó các em có thể tiến hành tích hợp giáo dục môi trường có hiệu quả trong môn Sinh học Trong thời gian giảng dạy tại trường THCS Nga An bản thân tôi luôn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, hình thành các phương pháp dạy học tích cực, tự giác học tập, chủ động khai thác kiến thức, chiếm lĩnh tri thức bài học. Bản thân tôi luôn lồng ghép tích hợp các kiến thức cơ bản bài học với việc giáo dục môi trường trong môn Sinh học. Tuy vậy trước yêu cầu mới của ngành giáo dục, với lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp đã thúc bách tôi trong việc làm thế nào để môi trường chúng ta luôn trong sạch, làm thế nào để thông qua môn Sinh học giúp học sinh nhận thức được giá trị của môi trường và có thái độ đúng đắn đối với môi trường. Đó là lí do tôi lựa chọn sáng kiến “Kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học môn Sinh học 9 nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS Nga An Nga Sơn” 1.2 Mục đích nghiên cứu: Giáo dục môi trường nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tránh những thảm hoạ môi trường, xoá nghèo đói, tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, nó bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng, có những động lực và cam kết hành động, dù với tư cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh. Giáo dục môi trường nhằm giúp các em: Một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của Trái Đất. Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp nền tảng của môi trường. Một nhân cách được khắc sâu bởi nền tảng đạo lí môi trường. Giáo dục môi trường mang lại cho các em cơ hội khám phá môi trường và những hiểu biết về các quyết định của con người liên quan đến môi trường. Giáo dục môi trường cũng tạo cơ hội để hình thành, sử dụng các kĩ năng liên quan đến cuộc sống hôm nay và ngày mai của các em. Tất cả điều này cho chúng ta niềm hy vọng trẻ em có nhiều ý tưởng sáng tạo và tham gia tích cực vào quá trình phấn đấu cho một thế giới phát triển lành mạnh nhằm xây dựng một môi trường tốt đẹp.
Trang 1MỤC LỤC
7 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3
10 2.1.3 Tại sao phải giáo dục bảo vệ môi trường thông qua việc
tích hợp liên môn trong dạy học sinh học?
4
11 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
4
13 2.2.2 Thực trạng môi trường ở xã Nga an, huyện Nga Sơn,
Thanh Hóa.
4
16 2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để
giải quyết vấn đề.
7
18 2.3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 7
21 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
13
22 2.4.1 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo
dục:
13
23 2.4.2 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường
14
Trang 21 Mở đầu:
1.1- Lí do chọn đề tài:
Hiện nay, dạy học theo hướng tích hợp liên môn là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành, phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
Về bản chất, mỗi môn học là một lĩnh vực tri thức khoa học có tính liên ngành, bao gồm một hệ thống những kiến thức cơ bản và cần thiết được kết hợp lại trên cơ sở thành tựu của nhiều ngành khoa học và kỹ thuật hiện đại Người ta gọi đây là một hệ thống tri thức khoa học tích hợp (kết hợp lại với nhau, hòa nhập, lồng ghép vào nhau)
Tích hợp theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự liên kết các thành phần, các bộ phận khác nhau một cách hòa hợp, tương thích trong một tổng thể Dạy học tích hợp liên môn được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực
về quá trình dạy học Tích hợp liên môn trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học và thực hiện các mặt giáo dục một cách riêng rẽ Các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội vốn không tồn tại một cách rời rạc, đơn lẻ, chúng là những thể tổng hợp, hoàn chỉnh và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Tích hợp trong xây dựng nội dung môn học là sự kết hợp, tổ chức các nội dung từ các môn học, các lĩnh vực học tập khác nhau (theo cách hiểu truyền thống về các môn học từ vài trăm năm nay) thành những môn học mới hoặc lồng ghép các nội dung mới, cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học Các ngành khoa học đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cho việc truyền thụ kiến thức của giáo viên và sự tiếp nhận kiến thức của học sinh một cách tự giác Cũng chính
do đặc điểm đó mà giáo dục môi trường được đưa vào nội dung giáo dục phổ thông chủ yếu bằng con đường tích hợp, tức là liên kết, lồng ghép với các môn học có sẵn trong chương trình giáo dục phổ thông một cách hợp lý, nhưng chủ yếu là môn sinh học
Cùng với sự phát triển khoa học kĩ thuật, tri thức giảng dạy trong nhà trường là những kiến thức cơ bản, hiện đại sát thực tế là cơ sở để tạo cho các thế hệ trẻ làm hành trang bước vào thế hệ mới Việc giáo dục môi trường trong bài dạy Sinh học trang bị những hiểu biết rèn luyện kĩ năng và cung cấp cơ hội cho học sinh THCS phát triển khả năng tích hợp kiến thức vận dụng vào thực tế địa phương Từ đó các em có thể tiến hành tích hợp giáo dục môi trường có hiệu quả trong môn Sinh học
Trong thời gian giảng dạy tại trường THCS Nga An bản thân tôi luôn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, hình thành các phương pháp dạy học tích cực, tự giác học tập, chủ động khai thác kiến thức, chiếm lĩnh tri thức bài học Bản thân tôi luôn lồng ghép tích hợp các kiến thức cơ bản bài học với việc giáo dục môi trường trong
Trang 3trách nhiệm nghề nghiệp đã thúc bách tôi trong việc làm thế nào để môi trường chúng ta luôn trong sạch, làm thế nào để thông qua môn Sinh học giúp học sinh nhận thức được giá trị của môi trường và có thái độ đúng đắn đối với môi trường
Đó là lí do tôi lựa chọn sáng kiến “Kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học môn Sinh học 9 nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS Nga An - Nga Sơn”
1.2- Mục đích nghiên cứu:
Giáo dục môi trường nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại
và tương lai Nó cũng bao hàm cả việc học cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tránh những thảm hoạ môi trường, xoá nghèo đói, tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên Hơn nữa, nó bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng, có những động lực và cam kết hành động,
dù với tư cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh
Giáo dục môi trường nhằm giúp các em:
- Một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của Trái Đất
- Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp nền tảng của môi trường
- Một nhân cách được khắc sâu bởi nền tảng đạo lí môi trường
- Giáo dục môi trường mang lại cho các em cơ hội khám phá môi trường
và những hiểu biết về các quyết định của con người liên quan đến môi trường Giáo dục môi trường cũng tạo cơ hội để hình thành, sử dụng các kĩ năng liên quan đến cuộc sống hôm nay và ngày mai của các em Tất cả điều này cho chúng ta niềm hy vọng trẻ em có nhiều ý tưởng sáng tạo và tham gia tích cực vào quá trình phấn đấu cho một thế giới phát triển lành mạnh nhằm xây dựng một môi trường tốt đẹp
1.3- Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 9 trường THCS Nga An – Nga Sơn – Thanh Hóa
- Giới hạn trong nội dung có thể vận dụng kiến thức liên môn về vấn đề bảo vệ môi trường trong chương trình sách giáo khoa
1.4- Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
Là phương pháp thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của
đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết, cần hướng vào thu thập và xử lý những thông tin sau:
+ Cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu của mình
+ Thành tựu lý thuyết đã đạt được liên quan trực tiếp đến chủ đề nghiên
Trang 4+ Các kết quả nghiên cứu cụ thể đã công bố trên ác ấn phẩm
+ Số liệu thống kê
+ Chủ trương, chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu
+ Nguồn tài liệu tham khảo
1.4.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
Là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng nhằm phát hiện những quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về mặt định tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi sử dụng một số cách điều tra, thu thập thông tin như:
+ Điều tra xã hội học: Điều tra quan điểm, thái độ của học sinh lớp 8 về
tư tưởng, nhận thức về vấn đề chủ quyền quốc gia …
+ Điều tra bằng trắc nghiệm: Là một công cụ đo lường đã được chuẩn
hóa, dùng để đo lường khách quan một hay nhiều khía cạnh của một nhân cách hòan chỉnh qua những câu trả lời trắc nghiệm
+ Điều tra bằng phiếu: Là phương pháp phỏng vấn gián tiếp thông qua
việc hỏi và trả lời trên giấy Cụ thể, ở đây tôi kết hợp với tổ chức đoàn - đội thi viết bài thuyết trình về chủ quyền biển đảo
1.4.3 Phương pháp thông kê và xử lí số liệu:
Bao gồm xác định vấn đề nghiên cứu; Thu thập số liệu; xử lý số liệu; phân tích số liệu và báo cáo kết quả
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1 Môi trường và ô nhiễm môi trường:
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên."
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi không mong muốn tính chất vật lí, hoá học, sinh học của không khí, đất, nước trong môi trường sống, gây tác động nguy hại tức thời hoặc tương lai đến sức khoẻ, đời sống con người, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, đến các tài sản văn hoá và làm tổn thất nguồn tài nguyên dự trữ của con người
2.1.2 Giáo dục môi trường là gì?
Có nhiều định nghĩa giáo dục môi trường, tuy nhiên trong khuôn khổ của việc giáo dục môi trường thông qua môn Sinh học ở nhà trường có thể hiểu:
"Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái".
Giáo dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề môi trường hiện tại và tương lai
Trang 52.1.3 Tại sao phải giáo dục bảo vệ môi trường thông qua việc tích hợp liên môn trong dạy học Sinh học?
Dạy học tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Sinh học nói riêng, đây được coi là một quan điểm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục Dạy học tích hợp giúp học sinh thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục tính tản mạn, rời rạc trong kiến thức
Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp không phải là mới, nhưng nếu biết vận dụng hợp lý thì sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, có tính hấp dẫn với học sinh Qua thực tế quá trình dạy học chúng tôi thấy rằng nếu vận dụng các kiến thức khác tích hợp vào trong bài dạy của mình là việc làm hết sức cần thiết Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất
Dạy học theo chủ đề tích hợp giúp giờ học trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính cực cực, chủ động sáng tạo của học sinh Dạy học tích hợp cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh, tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1 Thực trạng chung.
Trái Đất của chúng ta hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng Việc bảo
vệ môi trường đang là vấn đề nóng bỏng của mỗi quốc gia Theo đánh giá mới đây của Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe con người Còn theo kết quả nghiên cứu khác của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, với 59
điểm trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường, Việt Nam đứng
ở vị trí 85/163 các nước được xếp hạng Từ đó ta thấy, ở Việt Nam ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội đang là vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, khu du lịch, di tích, khu công nghiệp, các làng nghề và các địa phương
2.2.2 Thực trạng môi trường ở xã Nga An, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa.
Xã Nga An là một xã đang phát triển nằm trên địa bàn của huyện Nga Sơn, người dân chủ yếu làm nông nghiệp, nhiều hộ nông dân làm trang trại chăn nuôi Hiện nay, xã Nga An đã và đang chịu ảnh hưởng ô nhiễm môi trường do quá trình hiện đại hoá nông thôn, nhất là khói bụi do các công ty khai thác đá, nước thải của trang trại lợn và rác thải sinh hoạt của người dân gây ra
Trang 6Khói bụi làm ôi nhiễm môi trường do khai thác đá ở xã Nga An
Trang trại nuôi lợn xả nước thải làm ôi nhiễm môi trường trên địa bàn xã Nga An
Qua quá trình đi thực tế ở địa phương cùng các em học sinh tôi có kết luận chung là:
- Đại đa số gia đình các em học sinh đều không có sọt rác gia đình, tất cả rác sinh hoạt hằng ngày đều vứt bỏ lung tung như: bờ bụi, ao hồ, các bãi đất trống gần nhà… Làm cho môi trường bị ô nhiễm, gây ô nhiễm nguồn nước và từ
đó gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho người dân
- Trình độ dân trí của người dân chưa cao nên họ chưa hiểu hiểu hết được tác hại của ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ con người
Vì thế ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn thấp như: xả rác, bỏ rác bừa bãi, quy trình chăn nuôi chưa khoa học, người dân sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ ngày càng nhiều, vẫn đang tồn tại len lỏi trong nhân dân
Trang 7- Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh bị ảnh hưởng rất nhiều từ nếp sống gia đình Cha mẹ các em là tấm gương cho các em noi theo, nếu cha mẹ các em vứt rác bừa bãi thì làm sao các em có ý thức bảo vệ môi trường được và tất cả những gì các em được các thầy cô giáo tuyên truyền giáo dục đều không
có tác dụng Vì vậy cần phải có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất
2.2.3 Nguyên nhân:
- Từ những kiến thức trong các bài học có liên quan đến vấn đề giáo dục môi trường, các em chưa phát huy được tối đa để vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn Vì vậy hiện nay trong quá trình dạy học sinh học ở các trường THCS vấn đề rèn luyện kĩ năng, kiến thức và hình thành thái độ cho học sinh trong giáo dục bảo vệ môi trường ở các bài học hiệu quả chưa cao
- Trong nhà trường ý thức bảo vệ môi trường của học sinh chưa cao, các
em còn xả rác bừa bãi, bỏ rác chưa đúng nơi quy định, hiện tượng học sinh giờ
ra chơi ăn quà vặt còn nhiều gây ô nhiễm môi trường, chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm cũng như giáo viên bộ môn cần quan tâm giáo dục học sinh giữ gìn vệ sinh cảnh quan chung từ đó tạo một môi trương luôn xanh, sạch, đẹp
- Ý thức bảo vệ môi trường của người dân sống quanh khu vực trường chưa tốt, xả rác bừa bãi, ít quét dọn, đặc biệt những hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi Ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh
- Học sinh chưa nhận thức đúng về vai trò tác dụng của vấn đề môi trường
và tích hợp môi trường trong những môn học, chưa thấy được mối liên hệ giữa các môn học có liên quan đến vấn đề môi trường để từ đó các em liên hệ thực tế đạt hiệu quả giáo dục cao
- HS chưa quan tâm nhiều đến các nội dung mà giáo viên tích hợp trong giảng dạy, coi đó là phần liên hệ với thực tế chứ không phải là kiến thức cần thiết
- Giáo viên chưa xác định được những nội dung cần phải giảng dạy tích hợp
- Nội dung kiến thức bài học tương đối nhiều nên giáo viên chỉ chú trọng đến những kiến thức trọng tâm của bài học
- Các tài liệu liên quan đến các nội dung cần tích hợp chưa phong phú
Vì vậy, trong khi giảng dạy bộ môn sinh học phải biết tích hợp những kiến thức cần thiết trong các nội dung bài giảng Những kiến thức này bổ sung cho những kiến thức mà các em sẽ được học nên việc tiếp thu kiến thức sẽ đựơc sâu sắc hơn, khả năng vận dụng vào thực tế sẽ dễ dàng hơn
2.2.4 Kết quả của thực trạng:
Tôi đã sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan những hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường trong đầu năm học 2016 – 2017 đối với học sinh khối 9, kết quả thu được không như mong muốn:
Trang 8Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu – Kém
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1 Mục tiêu của giải pháp:
- Vận dụng kiến thức của các môn học như: Sinh học, địa lí, giáo dục
công dân, hóa học, công nghệ, mĩ thuật, toán, vật lí, để nâng cao nhận thức về vấn đề về ô nhiễm môi trường và biện pháp giải quyết
- Học sinh có hành động cụ thể bảo vệ môi trường
- Học sinh biết tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường và cộng đồng
2.3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong môn sinh học là rất quan trọng vì sinh học là môn học nghiên cứu cả kiến thức tự nhiên lẫn kinh tế-xã hội Nhờ tích hợp kiến thức của các môn học khác, của các vấn đề nóng trong xã hội
sẽ giúp các em hứng thú học tập hơn Trau dồi thêm kiến thức cho bản thân, làm quen với quá trình hoạt động nhóm, kết hợp được “học đi đôi với hành”
2.3.3 Các giải pháp:
Giải pháp 1: Xác định rõ những tiết (bài) cần lồng ghép giáo dục môi trường Giải pháp 2: Sưu tầm tư liệu có liên quan đến nội dung cần tích hợp liên môn Giải pháp 3: Linh hoạt hướng dẫn học sinh tích cực hoạt động có hiệu quả.
- Tích hợp liên môn giáo dục môi trường qua kiểm tra bài cũ
- Tích hợp liên môn giáo dục môi trường trong quá trình học bài mới
- Tích hợp liên môn giáo dục môi trường qua bài kiểm tra, bài tập
2.3.4 Thực hiện giải pháp:
2.3.4.1 Định hướng phương pháp giảng dạy bài học có liên quan tới môi trường.
Để giảng dạy kiến thức có liên quan đến môi trường, giáo viên cần tích hợp một cách có hệ thống các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường với kiến thức môn học thành nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên mối liên hệ lí luận và thực tiễn đựoc đề cập trong bài học Vì vậy kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường không phải muốn đưa vào lúc nào cũng được, mà phải căn cứ vào nội dung của bài học có liên quan với vẫn đề môi trường mới có thể tìm chỗ thích hợp để đưa vào Đối với môn Sinh học có thể áp dụng hai dạng khác nhau:
* Dạng lồng ghép
- Ở dạng này, các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường đã có trong chương trình SGK và trở thành một phần kiến thức môn học Trong SGK Sinh học 9 môi dung này có thể chiếm một vài chương
Ví dụ: Chương I: Sinh vật và môi trương; Chương II: Hệ sinh thái; Chương III: Con người, dân số và môi trường; Chương IV: Bảo vệ môi trường
Trang 9Chiếm một mục, một đoạn trong bài học (lồng ghép một phần) Trong SGK Sinh học 9: Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người Trong bài này ở mục III
có các biện pháp để hạn chế bệnh và tật di truyền ở người: “Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường Sử dụng đúng cách các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc chữa bệnh” Bài 30: Di truyền học với con người: trong bài này ở mục III
có nêu lên hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường
* Dạng liên hệ
- Ở dạng này các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường không được đưa vào chương trình và SGK nhưng dựa vào nội dung bài học, giáo viên có thể bổ sung kiếm thức giáo dục bảo vệ môi trường có liên quan với bài học qua giờ lên lớp
Trong SGK sinh 9 có nhiều bài có khả năng liện hệ kiến thức bảo vệ môi trường Tuy nhiên, giáo viên cần xác định các bài học có khả năng lồng ghép và lựa chọn các kiến thức và vị trí có thể đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào bài một cách hợp lí Muốn làm đựoc điều này đòi hỏi giáo viên phải luôn cập nhật các kiến thức về môi trường
Để giảng dạy kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường đối với môn Sinh học lớp 9 người giáo viên có thể vận dụng nhiều phương pháp khác nhau sao cho phù hợp mục tiêu bài học
- Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa
- Phương pháp thí nghiệm
- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục
- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
- Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm của học sinh
- Phương pháp hoạt động thực tiễn
- Phương pháp nêu gương
Trong đó dạy học hợp tác nhóm nhỏ có ưu thế rõ rệt vì khi đó học sinh được thảo luận tìm ra kiến thức một cách chủ động.Chúng ta có thể chia nhóm hoạt động, mỗi nhóm thực hiện một nội dung bài học bằng cách giao nhiệm vụ
Ví dụ: Bài 54 và 55: Ô nhiễm môi trường - Sinh học 9
Muốn thực hiện nội dung này ta giao nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm
- Nhóm nói về ô nhiễm khí hậu
- Nhóm nói về ô nhiễm nguồn nước
Trong đó: Mỗi nội dung phải nêu được:
- Nguyên nhân
- Biện pháp hạn chế
- Liên hệ bản thân
Sau đó nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung và cho điểm
Song để thực hiện được nội dung này yêu cầu người giáo viên phải có vốn kiến thức thực tế và biết cách tổ chức hoạt động và giao nhiệm vụ trước cho học sinh
2.3.4.2 Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường dưới các dạng trò chơi.
Trang 10Để thay đổi hình thức dạy - học cho học sinh đỡ nhàm chán (đặc biệt đối với phần sinh thái và môi trường sinh học 9) thì ta nên sử dụng phương pháp này:
Ví dụ: Bài 58: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên - Sinh học 9
Bài này gồm 3 nội dung: Sử dụng hợp lý tài nguyên đất
Sử dụng hợp lý tài nguyên nước
Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng
Giáo viên giao nhiệm vụ cho các tổ về chuẩn bị các tình huống (mỗi tổ 1 tình huống, 1 nội dung) sau đó các tổ đưa ra tình huống sử dụng một loại tài nguyên nào đó và yêu cầu tổ khác giải quyết tình huống đó - xem sử dụng như thế đã hợp lý chưa, giải thích
2.3.4.3 Các ví dụ cụ thể
* Xác định phương pháp giảng dạy bài học có liên quan tới môi trường.
Đối với học sinh THCS, cần giáo dục ý thức quan tâm đến môi trường, trang bị cho các em những hiểu biết và kĩ năng cần thiết để các em có khả năng
sử lý một số vấn đề môi trường cụ thể
Việc lựa chọn phương pháp để giáo dục bảo vệ môi trường một mặt phụ thuộc vào môn học, mặt khác phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của nhà trường
Ví dụ: Bài 54 - 55: Ô nhiễm môi trường - Sinh học 9
Để thực hiện nội dung bài học này thì giáo viên phải giao nhiệm vụ cho học sinh
kẻ bảng 55 (trang 168) vào vở bài tập
- Mỗi tổ chuẩn bị: Sưu tập tranh ảnh về ô nhiễm môi trường về các nội dung:
+ Ô nhiễm không khí + Ô nhiễm nguồn nước
+ Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất
+ Ô nhiễm do chất thải rắn
+ Ô nhiễm do chất phóng xạ
+ Ô nhiễm do các tác nhân sinh học
+ Ô nhiễm do hoạt động tự nhiên, thiên tai
+ Ô nhiễm tiếng ồn
Hoạt động 1: Ô nhiễm môi trường là gì ?
- Giáo viên yêu cầu các tổ báo cáo kết
quả của tổ theo phần chuẩn bị
- HS các tổ báo cáo
? Nhận xét hiện tượng gì trong các
tranh, ảnh?
- Học sinh tự khái quát thành khái
niệm
? Ô nhiễm môi trường là gì ?
? Nguyên nhân gây ô nhiễm ?
? Kể tên một số môi trường bị ô nhiễm
Kết luận
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới con người và các sinh vật khác