1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ GÂY HẠI, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA CHẾ PHẨM Metarhizium sp. ĐỐI VỚI SÂU XANH DA LÁNG (Spodoptera exigua Hb.) GÂY HẠI TRÊN HÀNH TẠI HUYỆN TÂN UYÊN BÌNH DƯƠNG VỤ ĐÔNG XUÂN 2011 2012.

73 239 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 761,76 KB

Nội dung

Đề tài nhằm tìm hiểu mức độ gây hại, đặc điểm hình thái và sinh học đồng thời xác định hiệu quả phòng trừ sâu xanh da láng Spodoptera exigua Huber gây hại trên hành của chế phẩm Metarhi

Trang 1

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ GÂY HẠI, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA CHẾ PHẨM Metarhizium sp ĐỐI VỚI SÂU XANH DA LÁNG (Spodoptera exigua Hb.) GÂY HẠI

TRÊN HÀNH TẠI HUYỆN TÂN UYÊN - BÌNH DƯƠNG

Trang 2

i

Hoàn thành luận văn này, tôi xin được trân trọng cảm ơn:

- Quý thầy cô Khoa Nông Học, trường đại học Nông Lâm TP.HCM đã tạo điều

kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này

- Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS TS Nguyễn Thị Chắt đã dìu dắt, truyền đạt kiến thức và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

- Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm khuyến nông tỉnh Bình Dương và 30 hộ trồng rau tại huyện Tân Uyên, Bình Dương đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành việc thu

thập số liệu trong luận văn

- Đồng thời, tôi xin cảm ơn tập thể các bạn sinh viên lớp Bảo vệ thực vật khóa 34

đã giúp đỡ, động viên tôi học tập trong suốt thời gian qua

- Cuối cùng, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cha mẹ và những người thân trong gia đình đã nuôi dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong học tập và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

TP.HCM, tháng 07 năm 2012

Nguyễn Hoàng Thắng

Trang 3

ii

Nguyễn Hoàng Thắng – Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012

“NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ GÂY HẠI, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ

HIỆU LỰC CỦA CHẾ PHẨM Metarhizium sp ĐỐI VỚI SÂU XANH DA LÁNG (Spodoptera exigua Hb.) GÂY HẠI TRÊN HÀNH TẠI HUYỆN TÂN UYÊN - BÌNH DƯƠNG VỤ ĐÔNG XUÂN 2011 - 2012.”

Giáo viên hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Thị Chắt

Đề tài nhằm tìm hiểu mức độ gây hại, đặc điểm hình thái và sinh học đồng thời xác

định hiệu quả phòng trừ sâu xanh da láng Spodoptera exigua Huber gây hại trên hành của

chế phẩm Metarhizium sp so với một số thuốc BVTV tại Tân Uyên, Bình Dương từ

tháng 2/2012 đến tháng 06/2012 Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức 3 lần lặp lại

Qua quá trình điều tra và phỏng vấn nông dân, chúng tôi ghi nhận được: Đa số nông dân ở đây đều có thâm niên trồng hành lâu năm (trung bình 8 năm), năng suất và lợi nhuận cao (trung bình 20 triệu/1000m2

/vụ) Tất cả nông dân đều sử dụng các loại phân vô cơ: Ure, DAP, NPK, không sử dụng phân hữu cơ Trong quá trình canh tác, nông dân đã nhận biết được nhiều loại sâu bệnh hại: Sâu xanh da láng, sâu ăn tạp, ruồi đục lá

Sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hb bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn 10 NST và đạt mật độ sâu cao nhất ở 20 NST, sau đó mật độ sâu giảm xuống

Trứng sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hb hình bán cầu, khi mới đẻ có màu vàng xanh sau đó chuyển màu xám dần, thời gian ủ trứng trung bình 2 ngày Sâu xanh da

láng Spodoptera exigua Hb có 5 tuổi kéo dài 10 – 16 ngày Nhộng màu nâu vàng, thời gian nhộng 6 – 8 ngày Thành trùng màu nâu đất, có thể sống từ 5 – 11 ngày Vòng đời

sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hb từ 21 – 26 ngày

Kết quả thí nghiệm ngoài đồng cho thấy thuốc Selecron 500EC có hiệu quả phòng

trừ sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hb là cao nhất

Trang 4

iii

Trang

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT ii

M ỤC LỤC iii

Danh sách các bảng, hình vi

Danh sách các chữ viết tắt viii

Chương 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích, yêu cầu 2

1.2.1 Mục đích 2

1.2.2 Yêu cầu 2

1.2.3 Giới hạn đề tài 2

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Khái quát về cây hành (Allium fistulosum sp.) 3

2.1.1 Nguồn gốc, phân bố và phân loại 3

2.1.2 Hình thái thực vật của hành hương 4

2.1.3 Giá trị và tình hình trồng hành hương ở Việt Nam và trên thế giới 4

2.2 Một số sâu hại và thiên địch chính trên cây hành 4

2.2.1 Đặc điểm hình thái, mức độ gây hại một số sâu hại chính trên hành 4

2.2.1.1 Ruồi đục lá Liryomyza sp 4

2.2.1.2 Sâu ăn tạp (Sâu khoang) Spodoptera litura Fab 5

2.2.2 Thiên địch trên hành 6

2.2.2.1 Bọ rùa Menochilus sexmaculatus F 6

2.2.2.2 Bọ đuôi kìm Euborellia stali 7

2.2.2.3 Nấm Metarhizium sp 7

Trang 5

iv

2.3 Một số nghiên cứu về sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hb 9

2.3.1 Nghiên cứu trong nước 9

2.3.2 Nghiên cứu ngoài nước 11

2.4 Đặc tính một số thuốc dùng trong thí nghiệm 12

2.4.1 Selecron 500 EC 12

2.4.2 Vibamec 1,8 EC 13

2.4.3 Ometar 1,2 x 109 bt/g 13

Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

3.1 Nội dung nghiên cứu 15

3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 15

3.2.1 Thời gian nghiên cứu 15

3.2.2 Địa điểm nghiên cứu 15

3.3 Đặc điểm khu vực thí nghiệm 15

3.3.1 Đặc điểm khí hậu thời tiết khu vực thí nghiệm 15

3.3.2 Đặc điểm đất đai, địa hình khu vực thí nghiệm 17

3.3.3 Đặc điểm nguồn nước tưới khu thí nghiệm 17

3.4 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 17

3.4.1 Vật liệu thí nghiệm 17

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu 18

3.4.2.1 Điều tra hiện trạng sản xuất hành tại huyện Tân Uyên – Bình Dương 18

3.4.2.2 Điều tra mức độ gây hại của sâu xanh da láng (Spodoptera exigua Hb.) tại Tân Uyên – Bình Dương 18

3.4.2.3 Khảo sát đặc điểm hình thái và sinh học của sâu xanh da láng (Spodoptera Exigua Hb.) 19

3.4.2.4 Khảo sát hiệu lực phòng trừ sâu xanh da láng của chế phẩm Metarhizium sp so với thuốc BVTV người dân thường dùng 20

3.5 Xử lý số liệu 22

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23

Trang 6

v

4.1 Hiện trạng sản xuất hành tại Tân Uyên – Bình Dương năm 2012 23

4.2 Mức độ gây hại của sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hb tại Tân Uyên – Bình Dương 29

4.2.1 Một số ghi nhận tổng quát về sâu hại và thiên địch trên hành tại Tân Uyên – Bình Dương năm 2012 29

4.2.2 Mức độ gây hại của sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hb tại Tân Uyên – Bình Dương 32

4.3 Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hb 33 4.4 Hiệu lực phòng trừ sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hb của một số loại thuốc BVTV 43

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46

5.1 Kết luận 46

5.2 Đề nghị 47

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 48

PHỤ LỤC 51

Trang 7

vi

Trang

Bảng 2.1 Phân loại cây hành 3

B ảng 4.1 Một số thông tin về sản xuất hành tại Tân Uyên – Bình Dương, năm 2012 24

Bảng 4.2 Hiện trạng canh tác hành tại huyện Tân Uyên – Bình Dương, năm 2012 26

Bảng 4.3 BVTV trên hành tại huyện Tân Uyên – Bình Dương, năm 2012 28

B ảng 4.4 Một số sâu hại vả thiên địch xuất hiện trên hành tại Tân Uyên – Bình Dương, Năm 2012 30

Bảng 4.5 Mức độ gây hại của sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hb tại Tân Uyên – Bình Dương trong vụ thứ nhất 32

Bảng 4.6 Mức độ gây hại của sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hb tại Tân Uyên – Bình Dương trong vụ thứ hai 32

Bảng 4.7 Kích thước các giai đoạn phát triển Spodoptera exigua Hb tại Tân Uyên – Bình Dương năm 2012 34

Bảng 4.8 Thời gian phát triển và kích thước vỏ đầu của ấu trùng sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hb trong phòng thí nghiệm ĐHNL TP.HCM, năm 2012 38

Bảng 4.9 Vòng đời sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hb được nuôi trong phòng thí nghiệm ĐHNL TP.HCM, năm 2012 40

Bảng 4.10 Một số đặc điểm sinh học khác của thành trùng sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hb trong phòng thí nghiệm ĐHNL TP.HCM, năm 2012 42

Bảng 4.11 Mật độ sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hb trước và sau khi xử lý thuốc trong thí nghiệm ngoài đồng ruộng tại Tân Uyên – Bình Dương, năm 2012 43

Bảng 4.12 Hiệu lực phòng trừ Spodoptera exigua Hb của một số loại thuốc BVTV trong thí nghiệm ngoài đồng ruộng được thực hiện tại Tân Uyên – Bình Dương, 05/2012 44

Đồ thị 3.1 Nhiệt độ, độ ẩm ở Bình Dương từ tháng 02 đến tháng 06/2012 16

Đồ thị 3.2 Tổng lượng mưa ở Bình Dương từ tháng 02 đến tháng 06/2012 16

Trang 8

vii

Hình 3.1 Sơ đồ điều tra mức độ gây hại 19

Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 21

Hình 4.1 Một số sâu hại và thiên địch trên hành 31

Hình 4.2 Sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hb 35

Hình 4.3 Vỏ đầu và các tuổi ấu trùng sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hb 39

Hình 4.4 Vòng đời sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hb 41

Trang 10

và tăng sức đề kháng cho cơ thể kéo dài tuổi thọ Chính vì thế, rau xanh trở thành sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ rộng lớn ở nội địa và xuất khẩu

Bình Dương là một trong những tỉnh có diện tích đất trồng rau lớn ở miền Nam nước ta với các loại rau ăn lá và ăn quả, trong đó có cây hành Với đặc tính dễ trồng, thời gian thu hoạch ngắn có thể trồng quanh năm, chứa một lượng vừa phải các chất protein, chất béo, chất xơ và một lượng đáng kể can xi, phốt pho và kali nên cây hành được nhiều nông dân chọn trồng Chính vì giá trị của nó, người trồng rau không ngừng cải tiến kỹ thuật canh tác, nâng cao đầu tư phân bón, thuốc BVTV nhằm nâng cao năng suất Việc sử dụng thuốc thường xuyên với cường độ thuốc cao đã gây hại nghiêm trọng trên nhiều mặt như: Làm giảm chất lượng sản phẩm, làm giảm quần thể thiên địch, ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng sức khỏe con người, tăng chi phí sản xuất, làm giảm hiệu quả kinh tế và thúc đẩy tính kháng thuốc của sâu hại có thể làm cho quần thể sâu hại bùng phát Đặc

biệt, trong số đó có sâu xanh da láng (Spodoptera exigua) xuất hiện và gây hại nghiêm

trọng cho người nông dân trồng hành Đây là một loài sâu đa thực, ngoài cây hành chúng còn gây hại khá nhiều loại cây trồng khác thuộc họ đậu đỗ, họ bầu bí, họ thập tự, họ cà, cây bông vải, cây bắp, cây nho Vì thế việc phòng trị chúng vốn đã khó (Vì loài này kháng thuốc rất nhanh) lại càng khó hơn

Trang 11

2

Nhằm giải quyết vấn đề này, được sự phân công của Khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm TP.HCM với sự hướng dẫn của PGS TS Nguyễn Thị Chắt chúng tôi thực

hiện đề tài “Nghiên cứu mức độ gây hại, đặc điểm sinh học và đánh giá hiệu lực của

chế phẩm Metarhizium sp đối với sâu xanh da láng (Spodoptera exigua Hb.) gây hại

trên hành tại huyện Tân Uyên – Bình Dương vụ đông xuân 2011 – 2012”

1.2 Mục đích, yêu cầu

1.2.1 Mục đích

Đề tài nhằm tìm hiểu mức độ gây hại, đặc điểm hình thái và sinh học của sâu xanh

da láng (Spodoptera exigua Hb.) gây hại trên hành, đồng thời xác định hiệu quả phòng trừ sâu xanh da láng (Spodoptera exigua Hb ) của chế phẩm Metarhizium sp so với một số

thuốc BVTV mà người dân thường dùng

1.2.2 Yêu cầu

Ghi nhận được mật độ sâu xanh da láng (Spodoptera exigua Hb.), đồng thời tìm

hiểu đặc điểm hình thái và sinh học, tiềm năng gây hại của chúng trên hành

1.2.3 Giới hạn đề tài

Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2012 đến tháng 06/2012 tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Chỉ thực hiện nghiên cứu sâu xanh da láng (Spodoptera exigua Hb.) trên giống

hành hương tại thị trấn Uyên Hưng – Tân Uyên – Bình Dương

Trang 12

3

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Khái quát về cây hành (Allium fistulosum sp.)

2.1.1 Nguồn gốc, phân bố và phân loại

Bảng 2.1: Phân loại cây hành

Phân loại khoa học

(không phân hạng) Angiospermae

Tên hai phần

Allium fistulosum Linnaeus

Nguồn: http://vi.wikipedia.org

Trang 13

4

2.1.2 Hình thái thực vật của hành hương

Cây thân thảo, sống hằng năm, cao khoảng 30 – 50 cm Thân hình nhỡ, rộng 0,7 - 1cm, đẻ nhiều nhánh Lá hình trụ rỗng, nhẵn, mọc thành túm từ thân hành, đầu thuôn nhọn, đường kính 4 – 8 mm Quả nang hình tròn, hạt hình ba cạnh, màu đen

2.1.3 Giá trị và tình hình trồng hành hương ở Việt Nam và trên thế giới

* Giá trị kinh tế

Cây hành cho năng suất cao, đạt khoảng 81 triệu đồng/ha Do đó, bà con nông dân

đã tích cực cho luân canh, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống vật chất rất nhiều

* Giá trị dinh dưỡng

Trong hành lá có chứa vitamin B, C, các chất vôi (calcium), chất sắt, và chất potassium (K) Hành hương còn chứa hàm lượng vừa phải các chất protein, chất béo, chất

xơ và một lượng đáng kể canxi, photpho, kali

* Tình hình trồng hành hương ở Việt Nam

Các địa phương ở miền Bắc, miền Trung trồng hành cũng không nhiều và cũng thường rải rác trên các bờ mương, đất chuyển đổi, đất vườn , miền Nam trồng hành khá

phổ biến với diện tích lớn nhất

* Tình hình trồng hành hương trên thế giới

Được trồng khá phổ biến ở các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Á và châu Mỹ

2.2 Một số sâu hại và thiên địch chính trên cây hành

Trong suốt thời gian sinh trưởng của cây hành có nhiều đối tượng sâu bệnh xuất hiện gây hại, điển hình có sâu xanh da láng, dòi đục lá, bệnh thối gốc Bên cạnh còn có một số thiên địch như bọ rùa, bọ đuôi kìm

2.2.1 Đặc điểm hình thái, mức độ gây hại một số sâu hại chính trên hành

2.2.1.1 Ruồi đục lá Liryomyza sp

Họ - Bộ: Agromyzidae - Diptera

Trang 14

5

Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), thành trùng là một loài ruồi nhỏ, màu đen, khi đậu cánh xếp trên lưng dài quá bụng Đỉnh đầu ruồi màu vàng, hai mắt kép lớn màu nâu Trên lưng mảnh thuẫn vàng Trưởng thành cái luôn lớn hơn trưởng thành đực Con cái có chiều dài khoảng 1,63 mm, con đực khoảng 1,4 mm

Trứng ruồi mới đẻ màu trắng hình oval dài, được đẻ trong mô lá, gần nở màu đục dần Kích thước trứng biến động 0,1 x 0,2 mm

Ấu trùng dạng dòi, hình trụ, mới nở màu trắng sữa, móc miệng màu đen Dựa vào kích thước móc miệng có thể phân biệt được tuổi của ruồi Ấu trùng có 3 tuổi, tuổi 3 có màu kem, đầu có 2 gai và đuôi có 2 gai lớn hơn

Nhộng ruồi dạng bọc, thường làm nhộng trên mặt lá, hoặc dưới đất Kích thước nhộng khoảng 0,7 x 1,7 mm

Thông thường ruồi vũ hóa vào buổi sáng, thời gian đẻ trứng thành trùng cần dinh dưỡng thêm khoảng 1 – 3 giờ Mới vũ hóa cơ thể có màu vàng nhạt

Khoảng sau 24 giờ thành trùng bắt cặp và giao phối Thời gian giao phối thường xảy ra vào sáng sớm hoặc chiều mát Thành trùng đực dinh dưỡng nhờ vết chích do con cái tạo ra Con cái thường đẻ trứng vào buổi sáng, sau khi đẻ chúng thường quay lại dùng miệng đậy biểu bì lại

Trứng hình bán cầu mặt ngoài trứng có nhiều đường gân nổi (36 – 39 đường) chạy

từ đỉnh xuống cắt những đường gân ngang tạo thành những ô nhỏ Trứng mới đẻ màu

Trang 15

Nhộng có màu nâu đậm hay hung nâu bóng, dài 18 – 20 mm, đốt cuối bụng nhỏ và

Trứng có màu vàng sáng, sắp nở có màu nâu xám đến xám đen Trứng được đẻ

thành từng cụm, dựng đứng, thường gần nơi có con mồi Bọ rùa non mới nở gắn với vỏ trứng, thường có màu sáng đục, sau đó có màu nâu tối Màu sắc cơ thể thay đổi theo tuổi của chúng Ở tuổi lớn, bọ rùa non có màu xám tối với các vệt loang lỗ xám màu Đầu màu vàng sáng, 2 mép bên đầu màu tối Rài mép trước của tấm lưng ngược trước sáng màu

Trang 16

7

Giữa mép bên mảnh lưng của các đốt ngực có gai thịt dài Chính giữa mảnh lưng đốt ngực

2 và 3 có đốm sáng màu với các gai thịt ngắn cũng sáng màu Riêng mặt lưng đốt bụng 1

và 4 có các gai thịt đều sáng màu

Nhộng trần, xác ấu trùng tuổi cuối làm thành đám nhăn nhúm ở đuôi nhộng Nhộng có màu nâu xám với các vân tối màu Các vân đen này thường xếp thành 2 hàng dọc ở giữa mặt lưng nhộng Mép sau mầm cánh có dải màu đen khá rộng Bọ rùa non có 4 tuổi Thời gian phát dục của cả pha bọ rùa non kéo dài 6,2 ngày

2.2.2.2 Bọ đuôi kìm Euborellia stali

Họ: Carcinophoridae – Bộ: Dermaptera

Đặc điểm của loài bọ đuôi kìm là có một đôi càng sau như cái kẹp, dùng để tự vệ

nhiều hơn là để bắt mồi Euborellia stali màu đen bóng, giữa các đốt bụng có khoang

trắng và điểm trắng đầu đỉnh râu Chúng thường sống trên ruộng khô và làm tổ dưới đất ở gốc cây lúa, cách tìm chúng tốt nhất là đào đất lên Con cái chăm sóc số trứng chúng đẻ, mỗi con đẻ 200 – 350 trứng Con trưởng thành sống từ 3 – 5 tháng và hoạt động chủ yếu vào ban đêm Loài bọ này chui vào các rãnh sâu đục thân đã đục và tìm sâu non Đôi khi chúng bò lên lá để tìm mồi Mỗi ngày chúng ăn từ 20 – 30 con mồi

2.2.2.3 Nấm Metarhizium sp

Không thể sinh trưởng tốt trên nền cơ chất không có kitin Sống được ở nhiệt độ thấp (8oC), biên độ độ ẩm rộng, ở nơi tích lũy nhiều CO2 và thiếu O2 chúng có thể sống sót tới 445 ngày Khi hoại sinh trong đất bào tử đính bị ức chế nảy mầm bởi khu hệ nấm

đất, trong đó có chủng Aeromonas (thí nghiệm in vitro) Ở dưới 10o

C và trên 35oC thì sự hình thành bào tử không thể xảy ra Nhiệt độ tốt nhất cho sự nẩy mầm bào tử là 25 – 30o

C

và chết ở 49o

C trong 10 phút Nhiệt độ tốt nhất cho sự sinh trưởng là 25o

C và pH 3,3 –

8,5 M.ansopliae có khả năng phân giải tinh bột, celluloza và kitin (lông và da côn trùng)

* Các nghiên cứu trong nước

Năm 1996, Phạm Thị Thùy đã thử nghiệm chế phẩm nấm xanh trên rầy nâu hại lúa

Nilaparvata lugens tuổi 2 – 3, sâu đo xanh hại đay Anomis flava tuổi 3 và châu chấu sống lưng vàng Pratanga succineta trưởng thành Khi thử nghiệm chế phẩm nấm xanh trong

Trang 17

8

phòng thí nghiệm , tỉ lệ rầy chết 65 – 80% sau 10 ngày phun ở nồng độ 6 x 108bào tử/ml, sâu chết 60 – 70% sau 7 ngày phun ở nồng độ 5x108 bào tử/ml, châu chấu chết 36,5 – 96,7% sau 10 ngày – 15 ngày phun ở nồng độ 5 x 109bào tử/ml Phạm Thị Thùy cũng đã thử nghiệm chế phẩm nấm xanh ngoài đồng ruộng cho kết quả như sau: Trên rầy, tỉ lệ rầy chết 50 – 60% sau 10 ngày phun ở nồng độ 5 x 1013 bào tử/ha; trên sâu, tỉ lệ sâu chết 73 – 79,5% sau 7 ngày đến 10 ngày sau phun; trên châu chấu, tỉ lệ châu chấu chết 78,1 – 79,2% sau 35 ngày phun

Năm 2000, lần đầu tiên tại Bến Tre, Phạm Thị Thùy đã sử dụng nấm M.anisopliae

để trừ bọ dừa, kết quả ban đầu cho thấy nấm M.anisopliae có hiệu quả đối với bọ dừa tại

Bến Tre trong phòng thí nghiệm, trong nhà lưới và ngoài đồng

Năm 2002, Nguyễn Thị Lộc dùng chế phẩm nấm M.anisopliae thử nghiệm trên rầy

nâu, bọ xít hôi, sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở lúa

* Các nghiên cứu trên thế giới

Năm 1968, Veen đã sưu tập tài liệu trên 200 loài côn trùng bị ký sinh bời

M.anisopliae , trong đó Metarhizium Species – Metarhizium anisopliae “nấm nho xạ

xanh” thường gây bệnh cho côn trùng hại cây trồng

Năm 1978 và 1981, Ferron thảo luận về sinh thái học và thực tế sử dụng của nấm

Metarhizium anisopliae Nấm này được sử dụng ở Brazil để phòng trừ spittlebugs của ve sầu vảy như Mahanarva postica (Wlk.) trên bọ cánh lớn

Năm 1986, qua một vài thử nghiệm trong việc sử dụng Metarhizium, Rombach đã đưa ra kết luận dịch bệnh của M.anisopliae và M.flavvoviride có thể được bắt đầu trong

việc bộc phát sâu đục thân bởi dấu hiệu ứng dụng bào tử

Qua thí nghiệm kiểm tra nấm M.anisopliae lặp lại trên Sogatodes oryzickola

(Muir), của Albonoz và Parada (1984), tỉ lệ chết 100% ở nồng độ 109 bào tử/ml và tỉ lệ chết chỉ đạt 50% ở nồng độ 107bào tử/ml

Năm 1987, Aguda đã tiến hành thử nghiệm với hệ sợi nấm M.anisopliae khô, kết

quả 3 tuần sau khi phun thuốc, tỉ lệ chết vượt quá 80%

Trang 18

9

Năm 1991, Milner đã nghiên cứu nấm M.anisopliae để phòng trừ bọ hung hại mía

đạt hiệu quả 68% tại Australia

2.3 Một số nghiên cứu về sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hb

* Đặc điểm hình thái và sinh học

Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), thành trùng là một loài ngài đêm màu nâu đất, có chiều dài cơ thể 10 – 14 mm, sải cánh 25 – 28 mm Cánh trước có màu nâu sáng, rìa mép cánh ngoài có đường vân đôi, trên giữa cánh có vân tròn màu nâu đậm, xung quanh viền đường màu sáng hơn, phía ngoài vân tròn là vân hình hạt đậu màu nâu đậm và viền đường màu sáng hơn Cánh sau màu trắng xám hơi có ánh hồng, rìa cánh dài, mép ngoài cánh nâu đen Trứng hình bán cầu, mặt trứng có 40 – 50 đường gân nổi kéo dài từ đỉnh trứng Trứng mới đẻ màu xám trắng, gần nở màu vàng nâu Trứng đẻ thành ổ, có lớp lông trắng vàng phủ

Ấu trùng có màu sắc thay đổi từ màu xanh đến màu nâu xám Trên lưng sâu bóng láng chỉ phủ lớp lông tơ kéo dài từ đốt đầu đến đốt cuối bụng Trên lưng sâu luôn có 5 đường sọc dọc thân, sọc giữa lưng kéo dài từ đầu đến cuối bụng có màu nâu đậm không liên tục, tiếp là 2 sọc phụ lưng nhỏ và mờ, 2 sọc bên rộng và sáng hơn Phía dưới đường bên là 2 đường bụng màu vàng sáng Gần lỗ thở của các đốt bụng có những đốm trắng nằm hai bên mỗi đốt Sâu đẫy sức có thể dài 25 – 27 mm

Nhộng màu vàng nâu dài 10 – 12 mm, cuối bụng có 2 gai nhỏ và 2 gai nhỏ hơn nằm phía lưng của đốt cuối bụng

Trang 19

10

Thành trùng hoạt động về đêm, sau khi vũ hóa 2 – 3 ngày thành trùng giao phối và

đẻ trứng Thành trùng thường đẻ trứng trên mặt lá thành từng nhóm nhỏ và phủ một lớp màng trong suốt Một con cái có thể đẻ từ 300 – 1700 trứng tùy theo chất lượng thức ăn

Giai đoạn ủ trứng kéo dài từ 3 – 5 ngày

Sự phát triển của sâu xanh da láng phụ thuộc nhiều vào điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, thức ăn và sự phát triển của thiên địch Theo kết quả theo dõi gần đây, sâu xanh da láng phát triển từ tháng 11 – 12 nhưng phát triển mạnh từ tháng 1 – 2 – 3

* Tập quán sinh sống và gây hại

Trưởng thành chủ yếu hoạt động vào ban đêm, trứng được đẻ thành ổ trên 1 lá Sâu non mới nở cho đến tuổi 2 đã có thể gây hại, chúng phát triển và tập trung thành từng đàn ăn phần thịt lá phía trên, chỉ để chừa lại phần gân lá Cho đến tuổi 3 – 5, bắt đầu phân tán, mức độ ăn mạnh hơn, chỉ chừa lại phần gân chính Sâu phá hoại mạnh vào lúc sáng sớm và chiều tối Tính chất nguy hại của sâu xanh da láng trên đồng ruộng khi có nguồn thức ăn dồi dào, sâu tập trung phá hoại phần non của cây như lá non, búp

* Biện pháp phòng trừ

Theo Lê Thị Sen, 1999 Có thể áp dụng biện pháp phòng trừ sâu xanh da láng như:

- Thường xuyên quan sát ruộng để phát hiện ổ trứng và kịp thời ngắt bỏ

- Phun thuốc khi sâu ở tuổi còn nhỏ (tuổi 1 – 2), sâu càng lớn càng khó diệt, thường xuyên thay đổi thuốc BVTV để tránh hiện tượng kháng thuốc

Theo Bùi Cách Tuyến, Phạm Văn Biên, Nguyễn Mạnh Chinh, 2009 ghi nhận để phòng trừ sâu xanh da láng hiệu quả ta phải dọn vệ sinh đồng ruộng trước khi trồng (tàn

Trang 20

11

dư thực vật và cỏ dại); Luân chuyển cơ cấu mùa vụ nhằm cắt vòng đời của sâu, trồng cây với mật độ vừa phải; Bón phân cân đối; Thăm ruộng thường xuyên, khi mật độ sâu cao ta

có thể dùng một số loại thuốc để khống chế quần thề sâu xanh da láng như: Brightin 1,8

EC, Amate 150 SC, Vibamec 1,8 EC, Rotenone hay Azadirachtin Ngoài ra có thể sử dụng các loại thuốc nhóm Pyrethroid, Abamectin và sử dụng thuốc luân phiên vì sâu có khả năng kháng thuốc BVTV cao

2.3.2 Nghiên cứu ngoài nước

* Phân bố và ký chủ

Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), sâu xanh da láng xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới từ các vùng Châu Á, Châu Phi, Trung Đông đến các nước Châu Âu, vùng ôn đới và cận nhiệt đới của Bắc Mỹ, Úc, Cuba, Colombia Theo ghi nhận của nhiều tác giả, sâu xanh da láng là loài sâu đa thực, chúng phá hại trên 128 loài cây trồng phân bố trong 40

họ Riêng ở Nhật chúng có mặt trên 64 loài cây trồng phân bố trong 25 họ chủ yếu là các

họ hành tỏi – Liliaceae, họ cải – Cruciferae, họ đậu – Leguminosae, họ cà – Solanaceae

Sâu xanh da láng là loài đa thực có phổ ký chủ rộng: Bông cải xanh, củ cải đường, bắp cải, cà rốt, ngô, bông, đậu xanh, rau diếp, hành tây, tiêu, khoai tây, đậu tương, khoai lang, cà chua và các loại hoa Loài này được tìm thấy đầu tiên ở Châu Âu và gây hại trên

củ cải đường tại Arizina, California, Colorado, Kansas, New Mexico, Oregon và Hawaii.(Ronald F.L Mau và ctv, 2007)

* Mức độ gây hại

Spodoptera exigua là sâu hại đứng hàng thứ 2 trên cây bông vải phá hoại chủ yếu gãy đọt cây tại Mỹ (Gould and Tabashnik, 1998) Năm 1998 nó đã phá hoại trên 50% diện tích trồng bông và cây củ cải đường tại Mỹ, gây thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 19,2 triệu USD (William, 1999)

Tại Nhật Bản, sâu xanh da láng phát hiện đầu tiên trên cây củ cải đường và hiện là dịch hại quan trọng trên cây hành tây (Horikiri 1986, Takai 1988a, 1988b)

Sâu xanh da láng Spodoptera exigua mới được phát hiện gần đây tại Malaysia

Trang 21

12

(Palasubramaniam et al., 2000) Nó phá hoại mạnh trên các loại cây trồng vùng cận nhiệt

đới và nhiệt đới Spodoptera exigua là sâu hại nghiêm trọng gây thiệt hại nặng về kinh tế

cho các loại cây trồng nông nghiệp trong 10 năm qua tại Malaysia và là đối tượng gây mất năng suất của một số cây như hành, cà tím, đậu, ớt, bầu bí và cây rau họ thập tự Các nhà côn trùng học ở Malaysia cho rằng loài sâu xanh da láng này di cư từ các nước lân cận là Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Myanmar Đây là vùng bị sâu xanh da láng phá

hoại nặng nhất (Ng et al., 1999)

* Biện pháp phòng trừ

Năm 2006, Rodrigo Lasa và ctv ghi nhận việc sử dụng SeMNPV (multiple nucleopolyhedrovirus) trên cây ớt ngọt tại Tây Ban Nha để khống chế mật độ của sâu xanh da láng

Theo Wakamura, S And M Takai, 1990 đã sử dụng synthetic sex pheromone và bẫy đèn để khống chế mật độ thành trùng của sâu xanh da láng trên ruộng củ cải đường và hành tỏi tại Nhật Bản

Theo Edward – Yun Cheng và Ching – Hua Kao, 1993 báo cáo rằng sử dụng thuốc gốc phethoate, mevinphos, methomyl, carbofuran, cartap có hiệu quả phòng trừ sâu xanh

da láng trên cây hành tại Đài Loan

2.4 Đặc tính một số thuốc dùng trong thí nghiệm

Nhóm độc II, LD50 qua miệng 358 mg/kg, LD50 qua da 277 mg/kg Độc với cá và ong Thời gian cách ly 14 ngày

Trang 22

2.4.2 Vibamec 1,8 EC

Nhóm sinh học

Hoạt chất: Abamectin

Tính chất: Thuốc được sản xuất từ dịch phân lập lên men nấm Streptomyces

avermitilis Nguyên chất dạng bột rắn, màu vàng nhạt, điểm nóng chảy 150 – 155o

C, tan ít trong nước (0,01 mg/l), tan nhiều trong dung môi hữu cơ

Nhóm độc II, LD50 qua miệng 300 mg/kg, LD50 qua da > 1800 mg/kg, dễ kích thích da và mắt, tương đối độc với cá, ít độc với ong TGCL: 14 ngày

Thuốc trừ sâu và nhện tiếp xúc, vị độc Phổ tác dụng tương đối hẹp

Sử dụng: Phòng trừ các loại sâu tơ, sâu xanh, dòi đục lá, rầy, rệp, bọ phấn và nhện hại cà chua, các loại rau, cam, quýt và cây ăn quả khác

Liều lượng sử dụng trừ sâu: 5 – 6 lít/bình 8 lít

Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác

2.4.3 Ometar 1,2 x 10 9 bt/g

Nhóm vi sinh

Sản phẩm của Bộ môn Sinh Thái Côn Trùng và Phòng Trừ Sinh Học, Viện lúa ĐBSCL

Hoạt chất: Metarhizium anisopliae Sorok

Tính chất: Là một loài nấm thuộc lớp nấm bất toàn (Deuteromycetes), có tính chất

diệt côn trùng Ở Việt Nam hiện đã thu thập và lưu giữ 10 chủng nấm Metarhizium, được

phân lập từ nhiều loài côn trùng khác nhau như sâu đo xanh, câu cấu hại cam, sâu róm thông, sâu khoang hại lạc, rầy nâu hại lúa, sâu đục thân ngô, bọ xít

Trang 23

14

Dùng môi trường dinh dưỡng để nuôi cấy nấm trong điều kiện nhiệt độ 25 – 35o

C

và ẩm độ 65 – 85% Thời gian để lượng bào tử đảm bảo diệt sâu hại khoảng 14 ngày

Phun lên đồng ruộng, bào tử nấm bám trên cơ thể sâu, gặp điều kiện thích hợp bào

tử phát triển thành sợi nấm phá hại cơ thể sâu, nấm diệt được nhiều loại sâu hại cây trồng

Nấm Metarhizium không độc hại cho người và môi trường Thuộc nhóm độc III

TGCL: 5 ngày

Sử dụng: Pha nước với nồng độ 200 g / 5 lít nước, phun đẫm lên cây

Khi phun nên pha thêm khoảng 3% dầu thực vật để tăng khả năng bám dính

Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chung với nhiều loại thuốc hóa học trừ sâu, không pha chung với các thuốc trừ bệnh

Trang 24

15

Chương 3

3.1 Nội dung nghiên cứu

Tìm hiểu hiện trạng sản xuất hành ở huyện Tân Uyên - Bình Dương nhằm làm cơ

sở thực tiễn cho nghiên cứu về sâu xanh da láng (Spodoptera exigua Hb.)

Điều tra mức độ gây hại và nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học chính của sâu

xanh da láng (Spodoptera exigua Hb.) trên hành tại huyện Tân Uyên - Bình Dương

Khảo nghiệm hiệu lực trừ sâu xanh da láng (Spodoptera exigua Hb.) của chế phẩm Metarhizium sp so với một số thuốc BVTV trong điều kiện ngoài đồng

3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.2.1 Thời gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 02/2012 đến tháng 06/2012

3.2.2 Địa điểm nghiên cứu

Các ruộng sản xuất hành nằm trên huyện Tân Uyên - Bình Dương

Phòng thí nghiệm bộ môn BVTV trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

3.3 Đặc điểm khu vực thí nghiệm

3.3.1 Đặc điểm khí hậu thời tiết khu vực thí nghiệm

Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ: Nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch

Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 27o

C - 28oC Vào mùa nắng, độ

ẩm trung bình hàng năm từ 76% - 80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2) Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000 mm

Trang 25

16

Đồ thị 3.1: Nhiệt độ, ẩm độ ở Bình Dương từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2012 (Nguồn:

Trung tâm khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ)

Đồ thị 3.2: Tổng lượng mưa ở Bình Dương từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2012 (Nguồn:

Trung tâm khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ)

Trang 26

13 Đất này có thể trồng rau màu, các loại cây ăn trái chịu được hạn như mít, điều

Địa hình

Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía Nam của dãy Trường Sơn, nối Nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10 m đến 15 m so với mặt biển Vị trí trung tâm của tỉnh ở vào tọa độ địa dư từ 10o

3.3.3 Đặc điểm nguồn nước tưới khu vực thí nghiệm

Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam Bộ, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 635 km, chảy qua địa phận Bình Dương ở Tân Uyên Sông Đồng Nai có giá trị lớn về cung cấp nước tưới cho nền nông nghiệp và giao thông vận tải đường thủy

3.4 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Vật liệu thí nghiệm

Giống: Hành hương

Ruộng trồng hành của các nông hộ huyện Tân Uyên - Bình Dương

Vật dụng điều tra: Sổ ghi chép, kính lúp, máy ảnh kỹ thuật số…

Vật dụng bắt và giữ mẫu: Hộp nhựa, túi nilon, giấy thấm giữ ẩm, cồn 700

Vật dụng nuôi sâu: Hộp nhựa, bông thấm, giấy hút ẩm, keo, băng keo, lưới vải trắng, lá hành

Dụng cụ quan sát trong phòng thí nghiệm: Kính lúp, kính hiển vi, kính soi nổi Phân bón và thuốc Bảo vệ thực vật: Thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh

Trang 27

18

Bình phun thuốc, dụng cụ làm vườn như: Cuốc, cào, xẻng, dao…

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu

3.4.2.1 Điều tra hiện trạng sản xuất hành tại huyện Tân Uyên – Bình Dương

Phương pháp điều tra: Thực hiện điều tra phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nông dân, để nông dân tự trả lời, tổng số phiếu: 30 (Tham khảo phụ lục)

Chỉ tiêu ghi nhận:

− Thông tin chung (diện tích, năng suất, lợi nhuận …)

− Hiện trạng canh tác (giống, thời vụ, biện pháp canh tác )

− Công tác BVTV trong sản xuất hành (các loại sâu bệnh chính và phòng trừ)

3.4.2.2 Điều tra mức độ gây hại của sâu xanh da láng (Spodoptera exigua Hb.) tại

Tân Uyên – Bình Dương

Phương pháp điều tra

Áp dụng phương pháp nghiên cứu Bảo Vệ Thực Vật tập 3: “ Phương pháp điều tra, đánh giá sâu, bệnh, cỏ dại, chuột hại trên cây trồng cạn” của Viện Bảo Vệ Thực Vật,

2000 Kết hợp với chọn 3 ruộng cố định, mỗi ruộng có diện tích tối thiểu 1000 m2

, điều tra 5 điểm zic zắc, tịnh tiến không lặp lại (Hình 3.1)

Diện tích điểm điều tra: 0,25 m2/điểm

Chúng tôi tiến hành điều tra trong 2 vụ trồng hành liên tiếp và mỗi vụ trồng hành điều tra 3 ruộng

Cách điều tra: Quan sát từ xa đến gần, quan sát tổng quát trước ghi nhận tất cả các loại sâu hại và thiên địch có hành, sau đó tiến hành quan sát cụ thể đếm trực tiếp mật độ sâu xanh da láng

Chỉ tiêu theo dõi

− Ghi nhận tổng quát thành phần sâu hại hành và thiên địch trên hành

− Mật độ sâu xanh da láng (con/m2

)

Lịch điều tra

Điều tra định kì 10 ngày một lần và điều tra ngày từ đầu vụ

Trang 28

19

Hình 3.1: Sơ đồ điều tra mức độ gây hại

3.4.2.3 Khảo sát đặc điểm hình thái và sinh học của sâu xanh da láng (Spodoptera

exigua Hb.)

* Tạo nguồn ban đầu

Mẫu ấu trùng thu được đem về nuôi cá thể (vì ấu trùng có thể ăn lẫn nhau) trong hộp nhựa trong có nắp đã được đục lỗ và dán lưới thông hơi Nuôi ấu trùng bằng lá hành cho đến khi ấu trùng làm nhộng Thu nhộng đặt vào 1 hộp và theo dõi cho đến khi vũ hóa

Thành trùng vũ hóa cùng ngày đưa chúng sang hộp mới nuôi bằng mật ong 10%

* Theo dõi thành trùng

Chọn 10 cặp thành trùng đực cái mới vũ hóa cùng ngày đặt vào 10 hộp có đường kính d = 9 cm, chiều cao h =11cm

Nuôi thành trùng bằng giấy tissue quét mật ong 10%

Chỉ tiêu theo dõi

- Thời gian trước khi đẻ trứng của thành trùng (thời gian dinh dưỡng thêm)

- Thời gian đẻ trứng của thành trùng

- Thời gian sau khi đẻ trứng của thảnh trùng (từ lúc không đẻ nữa đến lúc chết)

- Số lượng trứng đẻ/1 cặp

- Tuổi thọ thành trùng đực, cái

Lịch theo dõi: Theo dõi hằng ngày

Trang 29

20

* Theo dõi trứng

Thu số trứng mới đẻ cùng ngày để riêng đặt trong hộp nhựa có đường kính d = 9

cm, chiều cao h = 11 cm có lót giấy mềm Số lượng trứng theo dõi từ 80 – 100

Chỉ tiêu theo dõi:

- Màu sắc, kích thước trứng

- Tỉ lệ trứng nở

- Thời gian ủ trứng

Lịch theo dõi: Theo dõi hằng ngày

* Theo dõi ấu trùng

Thu 30 ấu trùng nở cùng ngày nuôi cá thể trong hộp nhựa có đường kính d = 5 cm,

h = 8 cm, nuôi ấu trùng bằng lá hành

Chỉ tiêu theo dõi:

- Màu sắc ấu trùng

- Số lần lột xác của ấu trùng, thời gian phát triển mỗi tuổi

- Thời gian ấu trùng phát triển

- Tỉ lệ ấu trùng hóa nhộng

Lịch theo dõi: Theo dõi hằng ngày

* Theo dõi nhộng

Thu 30 nhộng hình thành cùng ngày nuôi cá thể trong hộp nhựa có đường kính d =

11 cm, chiều cao h = 11 cm, và theo dõi sự phát triển nhộng

Chỉ tiêu theo dõi:

- Màu sắc, kích thước nhộng

- Thời gian phát triển của nhộng

- Tỉ lệ thành trùng vũ hóa

Lịch theo dõi: Theo dõi hằng ngày

3.4.2.4 Khảo sát hiệu lực phòng trừ sâu xanh da láng của chế phẩm Metarhizium sp

so với thuốc BVTV người dân thường dùng

* B ố trí thí nghiệm

Trang 30

Thí nghiệm ô nhỏ gồm 4 nghiệm thức, 3 lần lặp lại

Diện tích mỗi ô: 10 m2

Diện tích thí nghiệm: 200 m2

Thời điểm phun thuốc: 20 ngày sau trồng, mật độ sâu xanh da láng trung bình 13 con/m2

NT1

NT3 NT1

NT4

Trang 31

Ph ương pháp theo dõi

Lấy ¼ m2giữa lô, đếm mật độ sâu

Thời gian điều tra là 1 ngày trước khi phun và 1, 3, 5 ngày sau khi phun

Chỉ tiêu theo dõi: Số sâu sống trên điểm điều tra ở 1 ngày trước khi phun thuốc và

1, 3, 5 ngày sau phun thuốc

Hiệu lực thuốc được tính theo công thức Henderson Tilton:

Hiệu quả (%) = {1 – (Ta.Cb / Ca.Tb)} x 100

Ta: Số sâu sống trong lô thí nghiệm sau xử lý

Tb: Số sâu sống trong lô thí nghiệm trước xử lý

Ca: Số sâu sống trong lô đối chứng sau xử lý

Cb: Số sâu sống trong lô đối chứng trước xử lý

3.5 X ử lý số liệu

Số liệu được đổi sang arcsin(√x) trước khi xử lý thống kê ANOVA - 2 bằng phần

mềm Mstatc và phần mềm Excel

Trang 32

23

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Hiện trạng sản xuất hành tại Tân Uyện – Bình Dương năm 2012

Sau khi tiến hành điều tra và phỏng vấn 30 hộ nông dân trồng hành tại huyện Tân Uyên – Bình Dương, chúng tôi đã ghi nhận một số thông tin về sản xuất hành được trình bày trong bảng 4.1

Kinh nghiệm sản xuất là một trong những yếu tố góp phần quan trọng đến năng suất, lợi nhuận cho người dân Qua kết quả điều tra đã được trình bày ở bảng 4.1 cho thấy

sự khác biệt về thâm niên sản xuất hành ở các nông hộ Thời gian trung bình của các nông

hộ tham gia trồng cải ngọt là 8 năm, với mức thấp nhất là 2 năm và cao nhất là 27 năm Trong đó hộ tham gia trồng hành từ 2 – 5 năm có 43,33%, hộ có thời gian trồng từ 6 – 9 năm có 33,33% và hộ có thâm niên sản xuất hành từ 10 năm trở lên là 23,33% Điều này chứng tỏ nông dân ở đây có kinh nghiệm lâu năm và sản xuất hành là nguồn thu nhập chính của người dân vùng này Tuy nhiên với quá trình canh tác diễn ra trong thời gian dài tạo cơ hội cho các dịch hại bùng phát, gây khó khăn trong sản xuất của người dân

Diện tích trồng hành qua kết quả điều tra cho thấy qui mô sản xuất tương đối lớn với diện tích trung bình 2.090 m2/hộ trong đó thấp nhất là 1.000 m2 và cao nhất là 5.000

m2, đây là khoảng diện tích thích hợp để nông hộ đầu tư, thực hiện tốt việc quản lý, chăm sóc và tận dụng được nguồn lao động trong gia đình (Bảng 4.1)

Thời vụ trồng hành diễn ra quanh năm nhưng chủ yếu tập trung ở mùa nắng, do thời gian này thuận lợi cho hành phát triển tốt nhất so với mùa mưa, cây hành dễ bị nhiễm bệnh Từ tháng 2 – 3 có 26,67%; tháng 3 – 4 có 36,67%; tháng 4 – 5 có 23,33%; và từ tháng 5 – 6 có 13,33% số hộ nông dân trồng hành (Bảng 4.1)

Trang 34

Phương pháp làm đất, đất được đánh tơi, bón vôi hoặc xử lý với nấm trico., sau đó

lên líp, tủ rơm rạ để giữ ẩm và chống xói mòn, 100% các nông hộ ở đây đều lên líp trước khi trồng Trong quá trình canh tác, nông dân thường áp dụng biện pháp xen canh với cải thìa, luân canh với nhiều loại cây trồng khác như đậu bắp, mồng tơi, ớt, bầu bí, cà pháo, đậu đũa, rau muống Trong đó, 100% nông hộ áp dụng biện pháp xen canh và 76,67% luân canh với các loại cây trồng khác (bảng 4.2)

Tất cả nông hộ đều sử dụng giống hành hương vì đây là loại hành lá có giá trị kinh

tế cao và được thị trường ưa chuộng Lượng cây con trồng trên mỗi líp biến động từ 1,5 đến 2,5 kg/líp, trong đó cứ 1000 m2có khoảng 240 líp (bảng 4.2)

Qua kết quả điều tra tất cả hộ nông dân đều không sử dụng phân hữu cơ trong quá trình sản xuất hành Đối với phân Ure có 86,67%; phân DAP có 63,33%; phân NPK có 50% nông dân sử dụng Số lần bón thúc từ 4 – 7 lần, trong đó nhiểu nhất là 46,67% nông

hộ bón 4 lần/vụ, ít nhất là 6,67% nông hộ bón 7 lần/ vụ (bảng 4.2)

Người dân đã áp dụng cơ giới hóa vào trong sản xuất với tỉ lệ 100% nông hộ tưới nước bằng máy, và thường tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối Nguồn nước ở đây chủ yếu được dẫn từ sông lớn vào hệ thống kênh mương của địa phương (bảng 4.2)

Trang 36

27

Tuy nhiên, để đạt được năng suất cao cũng cần sử dụng các biện pháp BVTV để phòng trừ các loại dịch hại Kết quả điều tra về công tác BVTV của nông dân huyện Tân Uyên – Bình Dương năm 2012 được ghi nhận trong bảng 4.3

Việc nhận biết các loài sâu hại để phát hiện chúng kịp thời là việc quan trọng trong công tác BVTV Bảng 4.3 cho thấy nông dân đã nhận biết được một số loại sâu hại như sâu xanh da láng, sâu ăn tạp, ruồi đục lá Sâu xanh da láng và ruồi đục lá là hai loại sâu hại được tất cả nông dân nhận biết được, kế đến là sâu ăn tạp với 66,67% (bảng 4.3) Qua

đó có thể thấy nông dân đã nhận biết được đa số các loại sâu hại trên trên hành, từ đó có biện pháp BVTV tốt hơn khi sâu hại xuất hiện

Khi đánh giá mức độ gây hại của sâu hại thì 56,67% nông dân đánh giá là nặng, 36,67% nông dân đánh giá ở mức độ trung bình và 6,67% nông dân đánh giá ở mức độ nhẹ (bảng 4.3) Kết quả điều tra cho thấy mức độ gây hại (theo đánh giá của nông dân) là tương đối nặng, nếu không có các biện pháp phòng trị kịp thời thì dịch hại dễ bùng phát

Qua kết quả điều tra ghi nhận ở bảng 4.3 thì có 8 loại thuốc BVTV được sử dụng

để phòng trừ sâu hại trên hành Gồm Brightin 1,8 EC có 76,67%; Longhaba 1,5 EC có 70%; amate 150 EC có 66,67%; Ridomil 6,8 WG có 13,33%; Vibamec 1,8 EC có 10%; Takumi 20WG có 10%; Selecron 500 EC có 3,33% và bẫy côn trùng có 3,33% nông dân

sử dụng Trong quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy nông dân ở đây sử dụng chủ yếu thuốc trừ sâu gốc sinh học abamectin, ngoài ra còn biết kết hợp các loại thuốc có hoạt chất khác nhau và sử dụng luân phiên các loại thuốc để phòng trừ sâu hại Tuy nhiên vẫn còn nhiều nông dân sử dụng thuốc với liều lượng cao hơn khuyến cáo và số lần phun thuốc trên một vụ hành còn khá cao từ 4 – 7 lần/vụ Việc lạm dụng thuốc BVTV dẫn đến hiện tượng kháng thuốc của sâu hại dẫn đến hiệu quả phòng trừ thấp Trong đó, 46,67% nông dân phun thuốc 4 lần/vụ, 33,33% nông dân phun thuốc 5 lần/vụ, 13,33% nông dân phun thuốc 6 lần/vụ và 6,67% nông dân phun thuốc 7 lần/vụ; 60% nông dân phun thuốc với liều lượng cao hơn khuyến cáo và 40% nông dân phun thuốc theo khuyến cáo

Ngày đăng: 29/05/2018, 18:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh, 2005. Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
2. Nguyễn Thị Chắt, 2006. Côn trùng chuyên khoa . Đại Học Nông Lâm, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Côn trùng chuyên khoa
3. Lê Đình Đôn, Từ Thị Mỹ Thuận, Võ Thị Thu Oanh, 2008. Bài giảng bệnh cây chuyên khoa. Đại Học Nông Lâm, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng bệnh cây chuyên khoa
4. Lê Thị Sen, 1999. Giáo trình côn trùng chuyên khoa . Khoa Nông nghiệp, ĐH Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình côn trùng chuyên khoa
5. Ng uyễn Văn khắc, 2011. Nghiên cứu sâu đục nõn cải (Hellula undalis F.) và khảo sát hiệu lực phòng trừ chúng của một số loại thuốc BVTV trên cải ngọt tại Châu Thành – Tiền Giang. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư BVTV. Đại học Nông Lâm TP.HCM, Việt Nam.(Chưa xuất bản) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sâu đục nõn cải (Hellula undalis F.) và khảo sát hiệu lực phòng trừ chúng của một số loại thuốc BVTV trên cải ngọt tại Châu Thành – Tiền Giang
6. Ninh Thị Huyền Nga, 2005. Khảo sát độc tính của nấm Metarhizium anosopliae trên sùng trắng (Phyllophaga crinita). Luận văn tốt nghiệp kỹ sư CNSH. Đại học Nông Lâm TP.HCM, Việt Nam. (Chưa xuất bản) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát độc tính của nấm Metarhizium anosopliae trên sùng trắng (Phyllophaga crinita)
7. Võ Khánh Thanh, 2011. Nghiên cứu sâu hại, mức độ gây hại của sâu hại chính và hiệu quả phòng trừ chúng trên cây ớt cay (Capsicum annum) tại huyện Phú Giáo, tình Bình Dương. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp. Đại học Nông Lâm TP.HCM, Việt Nam. (Chưa xuất bản).8 . Viện BVTV, Bộ NN và PTNT, 2000. Phương pháp nghiên cứu BVTV tập 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sâu hại, mức độ gây hại của sâu hại chính và hiệu quả phòng trừ chúng trên cây ớt cay (Capsicum annum) tại huyện Phú Giáo, tình Bình Dương". Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp. Đại học Nông Lâm TP.HCM, Việt Nam. (Chưa xuất bản). 8. Viện BVTV, Bộ NN và PTNT, 2000

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN