Xin chân thành cảm ơn: - Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm tp HCM - Ban Chủ nhiệm Khoa Nông Học - Bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Quả - Bộ môn Công nghệ Sinh học, Viện Lúa Đồng bằng Sô
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TR ƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC VÀ NĂNG SUẤT CỦA
TẬP ĐOÀN DÒNG LÚA TRIỂN VỌNG TẠI
Trang 2KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC VÀ NĂNG SUẤT CỦA
TẬP ĐOÀN DÒNG LÚA TRIỂN VỌNG TẠI
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, anh chị em trong gia đình đã luôn bên con, động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để con học tập, trưởng thành và có được như ngày hôm nay
Xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm tp HCM
- Ban Chủ nhiệm Khoa Nông Học
- Bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Quả
- Bộ môn Công nghệ Sinh học, Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long
- Trại giống cây trồng huyện Kế Sách – Sóc Trăng
- Trại giống cây trồng huyện Long Phú – Sóc Trăng
- Tôi xin gởi lời cảm ơn đến quí thầy cô trong Khoa Nông Học đã tận tình chỉ dạy những kiến thức trong suốt thời gian theo học tại trường
- Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy T.S Hoàng Kim, thầy T.S Phạm Trung Nghĩa, anh Hoàng Long đã tận tình chỉ dạy và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận
- Cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ và ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua
Xin chân thành cảm ơn
Thủ Đức, tháng 7 năm 2012 Sinh viên
Hoàng Thị Hường
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát đặc điểm nông học và năng suất của tập đoàn dòng lúa triển vọng tại Kế Sách – Sóc Trăng” được tiến hành tại trại giống cây trồng huyện Kế Sách – Sóc Trăng, thời gian từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 06 năm 2012 Thí nghiệm được bố trí theo kiểu tập đoàn không lần lặp lại gồm 398 nghiệm thức trong đó có 377 dòng/giống của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc Tế (IRRI) và 21 dòng/giống ưu tú của Việt Nam gồm OM6976-41, OM4900, OM7347, OM5976, IR50404, AS996, OM5464, ST19, MTL480, M74-5, M44-5, M49-5, M80-3, M56-6, M82-1, M12-1, M11-2, M35-5, M82-2, M71-2, M56-2 Quy trình thực hiện thí nghiệm theo đúng quy định của IRRI và quy phạm tiêu chuẩn ngành Kết quả năng suất thực tế cuối cùng của thí nghiệm chọn lại 30 dòng/giống triển vọng (bao gồm giống đối chứng OM6976-41)
để báo cáo
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
1) Tập đoàn 398 dòng/giống lúa nghiên cứu (bao gồm 377 dòng/giống lúa nhập nội từ IRRI và 21 /giống lúa ưu tú tuyển chọn của Việt Nam) rất đa dạng về mặt di truyền, sinh trưởng và phát triển tốt, thời gian sinh trưởng từ ngắn đến trung bình, biến động từ 90 đến 104 ngày Trong 30 dòng/giống lúa triển vọng thì dòng HHZ5 – Sal12
- SAL1 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất 99 ngày; dòng HHZ5 - DT3 - DT3 có thời gian sinh trưởng dài nhất là 103 ngày Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm biến động từ 86,4 cm đến 107,3 cm Hầu hết tất cả các giống có khả năng đẻ nhánh khá, dạng hình đẹp, bộ lá thẳng đứng, ít đổ ngã Các dòng/giống lúa tham gia thí nghiệm hầu hết đều bị nhiễm bệnh đạo ôn lá mức độ nhẹ Một số giống lúa còn bị gây hại bởi sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu, tuy nhiên sự ảnh hưởng đến năng suất thực thu không đáng kể
2) Năng suất lý thuyết của 30 dòng/giống lúa triển vọng biến động từ 6,90 - 11,7 tấn/ha, trong đó ba dòng có năng suất lý thuyết cao nhất là HHZ5 - Sal1 - SAL2, HHZ12 - SAL11 - Y3, HHZ - DT7 - DT2 tương ứng là 11,71 tấn/ha, 11,01 tấn/ha, 10,98 tấn/ha Năng suất thực tế của 30 dòng/giống thí nghiệm biến động từ 6,36 – 9,65 tấn/ha Trong đó ba dòng HHZ12 - SAL11 - Y3, HHZ5 - Y7 - DT1, HHZ12 - Y7 -
Trang 5DT2 đạt năng suất thực tế cao nhất tương ứng là 9,65 tấn/ha, 8,96 tấn/ha, 8,57 tấn/ha
So với giống OM6976-41 đối chứng có năng suất lý thuyết và năng suất thực tế đạt tương ứng là 8,15 tấn/ha và 7,08 tấn/ha
3) Kết quả phân nhóm các đặc tính đã chọn ra được 12 dòng/giống lúa có nhiều tính trạng tốt như: số bông/m2
cao, NSTT cao, % lép thấp ,TL1000 hạt cao, bao gồm các mẫu giống NT1 ( HHZ12 - SAL1 - Y3), NT2 (HHZ5 - Y7 - DT1), NT3 (HHZ12 - Y7 - DT2), NT4 (HHZ5 - Sal12 - SAL1), NT5 (HHZ5 - DT20 - DT3), NT6 (HHZ5 - DT9 - Y1), NT26 (HHZ5 - Sal1 - SAL2) , NT29 (HHZ5 - DT7 - DT2), NT10 (HHZ5 - DT14 - DT2), NT9 (HHZ5- DT2 - DT1), NT23 (HHZ17 - DT1 - SAL1)
OM6976-41
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Mục lục v
Danh sách các chữ viết tắt viii
Danh sách các bảng ix
Danh sách các hình x
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu đề tài 2
1.3 Yêu cầu cần đạt 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
Chương 2 TỔNG QUAN 3
2.1 Nguồn gốc cây lúa 3
2.2 Giá trị kinh tế của lúa gạo 4
2.2.1 Giá trị dinh dưỡng 4
2.2.2 Giá trị sử dụng 4
2.2.3 Giá trị thương mại 5
2.3 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam 5
2.3.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới 5
2.3.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam 7
2.4 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và tỉnh Sóc Trăng 11
2.4.1 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long 11
2.4.2 Các giống lúa phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long 12
Cần định hướng quy hoạch tạo vùng sản xuất lúa hàng hóa, cân đối, hợp lý cho toàn vùng ĐBSCL để đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu và nhu cầu nội địa 2.4.3 Tình hình sản xuất lúa gạo ở tỉnh Sóc Trăng và huyện Kế Sách - Sóc Trăng 13
2.5 Giới thiệu về dự án Green Super Rice 15
Trang 7Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1 Vật liệu thí nghiệm 17
3.2 Phương pháp thí nghiệm 24
3.2.1 Điều kiện thí nghiệm 24
3.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 26
3.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 28
3.3.1 Các đặc trưng về hình thái 28
3.3.2 Các chỉ tiêu nông học, sinh lý 31
3.3.3 Khả năng chống chịu sâu bệnh 32
3.3.4 Các chỉ tiêu năng suất và yếu tố cấu thành năng suất 34
3.3.5 Các chỉ tiêu hình thái hạt gạo 34
3.4 Phương pháp xử lý số liệu 35
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36
4.1 Đặc trưng và hình thái của các dòng/giống lúa thí nghiệm 36
4.1.1 Thân lúa 36
4.1.2 Lá lúa 38
4.1.3 Bông lúa 38
4.2 Các chỉ tiêu nông học 40
4.2.1 Các thời kỳ sinh trưởng và phát dục 40
4.2.2 Động thái tăng trưởng chiều cao và tốc độ tăng trưởng chiều cao 42
4.2.3 Động thái đẻ nhánh và khả năng đẻ nhánh 46
4.2.4 Tính chống chịu sâu bệnh của các giống tham gia thí nghiệm 49
4.3 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 51
4.3.1 Số bông/m2 52
4.3.2 Số hạt chắc/bông 53
4.3.3 Tỷ lệ hạt lép 54
4.3.4 Trọng lượng 1000 hạt (P1000) 55
4.3.5 Năng suất lý thuyết (NSLT) 55
4.3.6 Năng suất thực tế (NSTT) 57
4.4 Hình dạng hạt gạo của các dòng/ giống lúa thí nghiệm 58
4.5 Một số dòng/giống lúa có nhiều đặc tính tốt 59
Trang 8Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 60
5.1 Kết luận 60
5.2 Đề nghị 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC 64
Phụ lục 1: Một số hình ảnh thí nghiệm 64
Phụ lục 2: Bảng năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của các dòng/giống lúa thí nghiệm 71
81
Phụ lục 4: Bảng phân nhóm một số tính trạng 87
Phụ lục 5: Bộ giống lúa triển vọng ở ĐBSCL 89
90
Trang 9DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FAO Tổ chức Lương thực và Nông Nghiệp Liên Hợp Quốc
(Food and Agriculture Organization)
IRRI Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (International Rice
Research Institute)
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo (% chất khô so với một số cây lấy hạt khác) 4
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, và sản lượng lúa trên thế giới qua các năm 6
Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam qua các năm 1955-2010 8
Bảng 2.4 Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2010 10
Bảng 2.5 Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam so với một số nước (giá FOB, USD/tấn) 11
Bảng 2.6 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở ĐBSCL trong những năm gần đây 12
Bảng 2.7 Diện tích lúa của các tỉnh ĐBSCL (1000ha) trong những năm gần đây 14
Bảng 2.8 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của huyện Kế Sách những năm gần đây 15
Bảng 3.1 Danh sách các dòng/giống lúa của IRRI 17
(trong đó có đối chứng OM 6976-41) 23
Bảng 3.3 Đặc điểm và tính chất lý hóa tính khu thí nghiệm 24
Bảng 3.4 Tình hình thời tiết, khí hậu nơi thí nghiệm 25
Bảng 3.5 Phân loại hình dạng hạt gạo trắng theo IRRI (1996) 34
Bảng 4.1: Một số đặc tính hình thái của 30 dòng/giống lúa triển vọng 37
Bảng 4.2: Thời gian sinh trưởng và phát dục của 30 dòng/ giống lúa triển vọng 40
Bảng 4.3: Động thái tăng trưởng chiều cao của 30 dòng/ giống lúa triển vọng 43
Bảng 4.4: Tốc độ tăng trưởng chiều cao của 30 dòng/ giống lúa triển vọng 45
Bảng 4.5: Động thái đẻ nhánh của 30 dòng/giống lúa triển vọng (nhánh/ bụi) 46
Bảng 4.6: Tốc độ đẻ nhánh của 30 dòng/giống lúa triển vọng (nhánh/bụi/14 ngày) 47
Bảng 4.7 Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ nhánh hữu hiệu của 30 dòng/giống lúa triển vọng 48 Bảng 4.8 Tính chống chịu sâu bệnh của 30 dòng/giống lúa triển vọng 50
Bảng 4.9 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 30 dòng/giống lúa 51
Bảng 4.10: Hình dạng hạt gạo của 30 dòng/ giống lúa triển vọng 58
Bảng 4.11 Một số đặc tính của 12 dòng/giống lúa tuyển chọn 59
Trang 11DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Thứ tự sản lượng lúa của một số nước sản xuất lúa lớn trên thế giới 7
Hình 2.2 Việt Nam và năm nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới 9
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 26
Hình 3.2 Ruộng lúa thí nghiệm 30 ngày sau cấy 27
Hình 4.1 Phân nhóm chiều dài bông 39
Hình 4.2 Phân nhóm thời gian sinh trưởng 42
Hình 4.3 Phân nhóm Số bông/m2 52
Hình 4.4 Phân nhóm hạt chắc trên bông 53
Hình 4.5 Phân nhóm % Hạt lép 54
Hình 4.6 Phân nhóm trọng lượng 1000 hạt 55
Hình 4.7 Phân nhóm Năng suất lý thuyết 56
Hình 4.8 Phân nhóm Năng suất thực tế 57
Hình P1 Ruộng lúa thí nghiệm sau khi cấy 64
Hình P2 Ruộng lúa thí nghiệm 14 ngày sau khi cấy 64
Hình P3 Ruộng lúa thí nghiệm 44 ngày sau khi cấy 65
Hình P4 Ruộng lúa thí nghiệm giai đoạn trổ 65
Hình P5 Dòng lúa HHZ12 - SAL11 - Y3 (NT1) 66
Hình P6 Dòng lúa HHZ5 - Y7 - DT1 (NT2) 66
Hình P7 Dòng lúa HHZ5 - Y7 - DT2 (NT3) 67
Hình P8 Dòng lúa HHZ5 - SAL12 - SAL1 (NT4) 67
Hình P9 Dòng lúa HHZ5 - DT20 - DT3 (NT5) 68
Hình P10 Dòng lúa HHZ5 - DT9 - Y1 (NT6) 68
Hình P11 Giống lúa đối chứng OM6976 - 41 (NT8) 69
Hình P12 Giống lúa đối chứng ST19 bị đạo ôn lá 69
Hình P13 Dòng lúa HHZ5 - Y9 - Y3 bị nhiễm đạo ôn lá cấp 3 ( NT15) 70
Hình P14 81
Hình P15 81
Trang 12Hình P16 5%(NSC) 82
Hình P17 85%(NSC) 82
Hình P18 85%(NSC) 83
Hình P19 i 83
Hình P20 84
Hình P21 Đ 84
Hình P22 T 85
Hình P23 /g 85
Hình P24 86
Trang 13đó cây lúa đã và đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học
Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa Từ bao đời nay cây lúa đã gắn liền với đời sống dân tộc, với lịch sử dựng nước và giữ nước Nông dân ta rất giàu kinh nghiệm và giỏi nghề trồng lúa Việt Nam cũng là một trong những trung tâm phát sinh cây lúa và nghề trồng lúa của loài người Sản xuất lúa gạo ở vị trí trung tâm của an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam với diện tích canh tác lúa gạo hàng năm khoảng 7,4 triệu ha chiếm hơn ½ tổng diện tích canh tác các loại cây trồng (Hoàng Kim 2011) Là nhân tố quan trọng ổn định tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội của đất nước Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa gạo chủ lực của
cả nước trong đó tỉnh Sóc Trăng đóng một vai trò khá quan trọng Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của sản xuất hiện nay là xác định giống lúa chất lượng tốt và năng suất cao,
có khả năng chống chịu tốt, và phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng Huang – Hua – Zhan là một giống lúa tốt của Trung Quốc, đã được dùng làm vật liệu lai tạo với 46 giống lúa khác nhau để được 46 thế hệ lai F1 và tiếp tục lai lại cho ra thế hệ hạt lai
Trang 14BC2F1 Đây là thành tựu suất sắc của dự án Green Super Rice trong vệc phối hợp đặc tính năng suất cao của giống Huang – Hua – Zhan với các đặc tính kháng hạn, kháng mặn của các giống khác để khảo nghiệm tại nhiều nước khác nhau trong đó có điểm nghiên cứu Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long Được sự phân công của Khoa Nông Học cùng với sự chấp nhận của Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, dưới sự hướng dẫn của thầy TS Hoàng Kim và TS Phạm Trung Nghĩa, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Khảo sát đặc điểm nông học và năng suất của tập đoàn dòng lúa triển vọng tại Kế Sách - Sóc Trăng”
1.2 Mục tiêu đề tài
Trồng, theo dõi dạng hình, năng suất thành phần năng suất, tính kháng sâu bệnh ngoài đồng tại Trại giống cây trồng Kế Sách, Sóc Trăng chọn lại 30 dòng/giống triển vọng
1.3 Yêu cầu cần đạt
Khảo sát tập đoàn dòng/giống lúa, bố trí thí nghiệm, theo dõi, đo đếm các chỉ tiêu theo đúng Quy phạm khảo nghiệm DUS (10TCN 554: 2002), VCU (10 TCN 558: 2002) và thang đánh giá chuẩn của IRRI
Xác định được các dòng/giống lúa có năng suất cao
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm 377 dòng lúa của Viện lúa Quốc Tế (IRRI) và 21 /giống lúa ở Việt Nam gồm: OM6976-41, OM4900, OM7347, OM5976, IR50404, AS996, OM5464, ST19, MTL480, M74-5, M44-5, M49-5, M80-3, M56-6, M82-1, M12-1, M11-2, M35-5, M82-2, M71-2, M56-2
Thời gian thực hiện: Từ 01/2012 đến 06/2012 Địa điểm khảo nghiệm tại trại giống cây trồng huyện Kế Sách, Sóc Trăng
Trang 15Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Nguồn gốc cây lúa
Cây lúa có nguồn gốc lịch sử lâu đời, trải dài từ phía Nam Trung Quốc đến Đông Bắc Ấn Độ Đa số các tài liệu nghiên cứu về lúa của thế giới đều thống nhất là nguồn gốc của cây lúa hiện nay là ở Đông Nam Á cơ sở của ý kiến này là:
- Diện tích trồng lúa của thế giới chủ yếu tập trung ở Đông Nam Á
- Khí hậu Đông Nam Á nóng ẩm, mưa nhiều, ánh sáng mạnh thích hợp cho cây lúa sinh trưởng, phát triển
- Có nhiều giống lúa dại là tổ tiên của giống lúa trồng hiện nay đang có mặt ở các nước Đông Nam Á
- Các tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ học đều có nói về nghề trồng lúa đã xuất hiện ở các nước Đông Nam Á như ở Trung Quốc, từ năm 1742 đã có nói rằng nghề trồng lúa đã có ở Trung Quốc từ 2800 năm trước công nguyên, ở Ấn Độ nghề trồng lúa có từ 1000 năm trước công nguyên và sau đó lan sang các nước
Ai Cập, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ
- Về phương diện thực vật học lúa trồng hiện nay là do lúa dại qua quá trình chọn lọc tự nhiên, chọn lọc nhân tạo hình thành Lúa dại hiện nay còn giữ một số đặc tính sinh trưởng tự nhiên trong các vùng đầm lầy, có thân mọc xòe, phân hóa phát dục hoa không hoàn toàn, kết hạt ít và dễ bị rụng hạt, hạt nhỏ, có râu, bông xòe
- Cây lúa được thuần hóa từ các loài hoang dại, bán hoang dại, dị hợp tử và đầy những biến dị Quá trình thuần hóa cũng là quá trình của sự lai tạp tự nhiên, đột biến gen do môi trường và sự chọn lọc của môi trường qua hàng ngàn năm Theo tài liệu của Trần Văn Đạt (2002) cho biết: Tổ tên lúa trồng ở Châu Á
Trang 16(Oryza sativa) đã xuất hiện thời kì đồ đá mới, cách đây từ 10-15 ngàn năm từ vùng chân núi phía nam dãy Hymalaya (Ấn Độ) và miền nam, Đông Nam Á
2.2 Giá trị kinh tế của lúa gạo
2.2.1 Giá trị dinh dưỡng
Gạo là thức ăn giàu chất dinh dưỡng chứa nhiều đường bột và protein Phân tích thành phần dinh dưỡng của gạo có: 62,4% tinh bột, 7,9 % protein (ở gạo nếp thường cao hơn gạo tẻ), lipit ở gạo xay là 2,2% nhưng ở gạo xát chỉ còn 0,2% Bột gạo
có nhiều vitamin B1 (0,45 mg/100 hạt), B2, B6 và PP (bảng 2.1)
Trong hạt gạo, hàm lượng dinh dưỡng tập trung ở các lớp ngoài và giảm dần vào trung tâm Phần bên trong nội nhũ chỉ chứa chủ yếu là chất đường bột Cám hay lớp vỏ ngoài của hạt gạo chiếm khoảng 10% trọng lượng khô là thành phần rất bổ dưỡng của lúa, chứa nhiều protein, chất béo, khoáng chất và vitamin, đặc biệt là các vitamin nhóm B
Bảng 2.1 Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo (% chất khô so với một số cây lấy hạt khác) Loại hạt Tinh bột Protein Lipit Xenluloza Tro Nước
cơ bản, giàu chất dinh dưỡng trong thức ăn gia súc, gia cầm
Trấu ngoài công dụng làm chất đốt, chất độn chuồng còn dùng làm ván ép, vật liệu cách nhiệt, cách âm, chế tạo carbon và silic
Trang 17Rơm rạ là thức ăn cho trâu bò, làm chất đốt, lợp nhà, làm giấy, sản xuất nấm rơm
2.2 3 Giá trị thương mại
Trên thị trường thế giới, thông thường giá gạo xuất khẩu cao hơn lúa mì từ 2 - 3 lần và hơn ngô từ 2 - 4 lần Thời điểm khủng hoảng lương thực trên thế giới những năm 1970 đã làm giá cả các loại ngũ cốc trên thị trường thế giới tăng vọt đột ngột: giá gạo từ 147 USD/tấn (1972) tăng lên 350 USD/tấn (1973), lúa mì từ 69 USD/tấn (1972) lên 137 USD/tấn (1973) và ngô từ 56 (1972) lên 98 USD/tấn (1973) Giá gạo đạt đỉnh cao vào năm 1974 là 542 USD/tấn, trong khi gạo thơm đặc sản Basmati (gạo số 1 thế giới) lên đến 820 USD/tấn Sau đó, giá gạo giảm dần và tăng lên trở lại trên 430 USD/tấn trong những năm 1980 - 1981 để rồi giảm xuống và có khuynh hướng ổn định ở khoảng 200 - 250 USD/tấn, tức vẫn gấp đôi giá lúa mì và gấp ba ngô Nhìn chung, từ năm 1975 - 1995 giá gạo biến động khá lớn và ở mức cao
Giá gạo thế giới trong những năm 90 biến động khá lớn, trong đó năm 1993 thấp nhất, sau đó tăng dần và tương đối ổn định từ năm 1997 - 1998 Giá gạo Việt Nam (5% tấm) bán trên thị trường thế giới ở mức trung bình từ 220 - 290 USD/tấn Từ năm 2000 trở đi, giá gạo thế giới tăng đều và ổn định ở mức 10% năm Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tháng 7/2011 với gạo 5% tấm là 470 USD/tấn (Hiệp hội Lương
thực Việt Nam, 2012)
2.3 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
2.3.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Diện tích trồng lúa trên thế giới đã tăng rõ rệt từ năm 1961 đến năm 1980 Năng suất không ngừng được cải thiện, đặt biệt từ sau cuộc cách mạng xanh của thế giới vào những năm 1965 - 1970, với sự ra đời của các giống lúa thấp cây, ngắn ngày, mà tiêu biểu là giống lúa IR5, IR8 Các giống lúa này có yêu cầu kỹ thuật cao hơn, tạo điều kiện cho các nước phát triển tăng nhanh sản lượng lúa bằng con đường tăng năng suất nhờ có điều kiện phát triển hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh và đầu tư phân bón, kỹ thuật cao
Đến những năm 1990 dẫn đầu năng suất lúa trên thế giới là các nước Triều Tiên, Úc, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha (IRRI, 1990) Trong khi các nước có diện tích lúa lớn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiếu điều kiện đầu tư, cải tạo môi trường canh
Trang 18tác và không thể đầu tư vào nông nghiệp cao, nên năng suất lúa vẫn còn thấp và tăng chậm Điều này làm năng suất lúa bình quân trên thế giới đến nay vẫn còn ở khoảng 4,0 - 4,3 tấn/ha, chỉ bằng phân nửa năng suất lúa ở các nước phát triển (bảng 2.2) Bảng 2.2Diện tích, năng suất, và sản lượng lúa trên thế giới qua các năm
Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng
2,03 2,38 2,51 2,74 3,25 3,53 3,66 3,89 3,94 3,85 3,98 4,06 4,12 4,12 4,23 4,36 4,32 4,37
254,08 316,38 357,00 396,87 467,95 518,21 547,43 598,40 597,32 568,30 585,73 610,84 629,30 641,08 656,50 689,14 685,24 672,02
( Nguồn: FAOSTAT, 2012)
Trang 19Hiện nay
Trong năm 2008
Trước năm 1975 diện tích trồng lúa cả nước dao động trong khoảng 4,42 - 4,92 triệu ha, năng suất có tăng nhưng rất chậm, chỉ khoảng 700kg/ha trong vòng 20 năm
Sản lượng lúa hai miền chỉ trên dưới 10 triệu tấn (bảng 2.3 )
Trang 20Bước sang 1980, năng suất lúa tăng dần do khắc phục được những nguyên nhân trên như: thay đổi cơ chế quản lý nông nghiệp bằng chủ trương khoán sản phẩm trong sản xuất, cải thiện hệ thống kênh mương…
Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam qua các năm 1955-2010
Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn)
1,44 1,99 1,94 2,15 2,16 2,11 2,78 3,21 3,69 4,24 4,29 4,59 4,64 4,86 4,89 4,89 4,99 5,22 5,23 5,32
6,36 9,17 9,37 10,17 10,54 11,68 15,87 19,14 24,96 32,53 32,11 34,45 34,57 36,15 35,79 35,85 35,94 38,72 38,89 39,98
( Nguồn : Tổng cục Thống kê VN, 2012)
Trang 21Từ năm 1997 đến nay, hằng năm nước ta xuất khẩu trung bình trên dưới 4 triệu tấn gạo, đem về một nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể.
2000 – 2010 ( 2.3)
Hiện nay V Nam đứng hàng thứ 6 về diện tích gieo trồng và đứng hàng thứ
5 về sản lượng lúa Hạt gạo V Nam chẳng những đảm bảo yêu cầu về an ninh lương thực trong nước mà còn góp phần quan trọng trong thị trường lúa gạo thế giới
2.2)
2.2 Việt Nam và năm nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (Hoàng Kim, 2010)
Trong những năm qua, gạo xuất khẩu V Nam tăng trưởng về số lượng và chất lượng cũng như mở rộng thị trường 2.2
Đến nay, ngoài các thị trường truyền thống của V Nam như là Iraq, Iran (Trung
Trang 22Đông), thị trường Châu Á (Indonesia, Philippines), V Nam đã mở rộng và phát triển
thêm một số thị trường tiềm năng ở các nước Châu Phi, Mỹ La tinh (bảng 2.4)
Bảng 2.4 Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2010
Trang 23quan hệ thị trường của gạo V Nam đã có thế cạnh tranh ngang hàng với gạo Thái
Lan trên thị trường thế giới (bảng 2.5 )
Bảng 2.5 Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam so với một số nước (giá FOB, USD/tấn)
Đầu 6/2011 đến cuối 7/2011 Thái 100B ( 100% gạo nguyên )
( Nguồn: Thị trường lúa gạo.com và gentraco.com.vn, 20 11)
Tổng sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng tăng lên rõ rệt kể từ lúc nước ta tham gia thị trường xuất khẩu gạo thế giới năm 1989
2.4 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và tỉnh Sóc Trăng 2.4.1 Tình hình s ản xuất lúa gạo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Đồng Bằng Sông Cửu Long, từ sau 1975 đến nay, việc sản xuất lúa đã vươn lên mạnh mẽ cùng với sự phát triển của hệ thống thủy lợi và thủy nông nội đồng, cùng những tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trên đồng ruộng, trở thành vùng trọng điểm sản xuất lúa của cả nước Từ vùng lúa nổi mênh mông An Giang, Đồng Tháp, vùng trũng phèn Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, với chỉ một vụ lúa mùa năng suất thấp và bấp bênh, nay đã chuyển dần thành vùng lúa 2 – 3 vụ ngắn ngày năng suất cao, ổn định, cộng với những hệ thống canh tác đa dạng, đã góp phần đáng kể vào sản lượng lương thực và lượng nông sản hàng hóa xuất khẩu hàng năm của cả nước
Trang 24Hiện nay, với tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2010 là 3,97 triệu ha, trong tổng số 7,51 triệu ha diện tích gieo trồng lúa của cả nước (chiếm 52,86%) Đồng Bằng Sông Cửu Long đã đóng góp hơn 21,56 triệu tấn lúa trong tổng sản lượng khoảng 39,98 triệu tấn lúa của cả nước, chiếm tỷ lệ 53,92% ( theo bảng 2.6) Hơn 80% sản
lượng gạo xuất khẩu hàng năm từ ĐBSCL ( trích dẫn Nguyễn Ngọc Đệ, 2008 )
Bảng 2.6 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở ĐBSCL trong những năm gần đây
2.4 2 Các giống lúa phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Theo TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL trong bài viết “Nghiên cứu và phát triển giống lúa mới triển vọng cho vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long” báo cáo ở Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp ngày 12 tháng 7 năm 2011 tại An Giang
đã xác định các giống lúa tốt của Viện Lúa có thể đưa vào cơ cấu giống ở ĐBSCL gồm:
- Các giống lúa mới, năng suất cao, chống chịu được rầy nâu, đạo ôn và bệnh vàng lùn: OM6976, OM8923, OM5451, OM5464, OM8108, OM6377, OM8928, OM6916, OM6014, OM7364, OM6990, OM8106, OM6014, OM5651, OM6379, OM6063 và OM4637
Trang 25- Các giống lúa vừa có năng suất cao vừa kháng sâu bệnh tốt, vừa có phẩm chất tốt: OM5472, OM6071, OM5981, OMCS2000 và OM4218
- Các giống đặc sản, thơm nhẹ, chống chịu được bệnh vàng lùn: OM4900, OM6162, OM7364, OM3536, Jasmine 85, OM7347 và OM6600
- Các giống lúa chịu phèn mặn: OM2488, OM2818, OM6379, OM6677, AS996, OM576, OM2517, OM5472, OM6561, OM2395, OM6976, OM5464, OM5166, OM5629 và OM6904
- Các giống lúa nên đưa vào cơ cấu giống ở ĐBSCL vụ Đông Xuân: AS996, OM2395, OMCS2000, OM4900, OM6162, OM5472, OM6976, OM8923, OM5451, OM5464, OM8108, OM6377, OM6677, OM8928, OM6916, OM6014, OM7364, OM6990, OM8106, OM6014, OM5651, OM6379, OM6063, OM4637, OM4218, OM7364, OM3536 và Jasmine 85
- Các giống lúa nên đưa vào cơ cấu giống vụ Hè Thu: AS996, OM2395, OMCS2000, OM5472, OM6976, OM5451, OM5464, OM8108, OM6377, OM8928, OM6916, OM6014, OM7364, OM6990, OM8106, OM6014, OM5651, OM6379, OM6063, OM4637, OM4218, OM7364 và OM3536
Cần định hướng quy hoạch tạo vùng sản xuất lúa hàng hóa, cân đối, hợp lý cho toàn vùng ĐBSCL để đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu và nhu cầu nội địa
2.4.3 Tình hình sản xuất lúa gạo ở tỉnh Sóc Trăng và huyện Kế Sách - Sóc Trăng 2.4.3.1 Tình hình sản xuất lúa gạo ở tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng là vùng đất trẻ, được hình thành qua nhiều năm lấn biển nên địa hình bao gồm phần đất bằng, xen kẽ là những vùng trũng và các giồng cát với cao trình phổ biến ở mức 0,5-1,0 m so với mặt biển, nghiêng từ tây bắc xuống đông nam và có hai tiểu vùng địa hình chính: vùng ven sông Hậu với độ cao 1,0-1,2 m, bao gồm vùng đất bằng và những giồng cát hình cánh cung tiếp nối nhau chạy sâu vào giữa tỉnh, vùng
trũng phía nam tỉnh với độ cao 0-0,5 m, thường bị ngập úng dài ngày trong mùa lũ
Tỉnh Sóc trăng là một trong những vùng sản suất lúa gạo chủ lực của ĐBSCL Nghành nghề sản suất của bà con ở đây chủ yếu là sản suất nông nghiệp trong đó sản phẩm chủ lực của tỉnh là lúa Năng suất và sản lượng lúa của tỉnh không ngừng được
Trang 26tăng lên trong những năm gần đây Diện tích lúa năm 2010 là 350 nghìn ha chiếm
8,81% so với diện tích lúa của toàn vùng (bảng 2.7)
B ảng 2.7 Diện tích lúa của các tỉnh ĐBSCL (1000ha) trong những năm gần đây
Kiên Giang 595,8 595,1 582,9 609,2 622,1 641,0
Hậu Giang 228,4 227,1 189,3 202,9 191,2 210,6 Sóc Trăng 321,6 324,4 325,4 322,3 334,6 350,0
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2012)
2.4.3.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở huyện Kế Sách - Sóc Trăng
Huyện Kế Sách nằm về hướng Bắc tỉnh Sóc Trăng Phía Đông giáp sông Hậu, phía Tây giáp Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang, phía Nam giáp huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng, phía Bắc giáp huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang Huyện Kế Sách gồm 12 xã và 1thị trấn với tổng diện tích 341,6 km2
Các sản phẩm nông nghiệp của huyện khá đa dạng trong đó lúa là sản phẩm chủ lực của huyện
Trong những năm gần đây năng suất và sản lượng lúa của huyện không ngừng được tăng lên Năm 2009 năng suất lúa của huyện đạt 5,56 tấn/ha thì đến năm 2011
năng suất lúa của huyện đã đạt tới 5,77 tấn/ha với sản lượng 221.810,34 tấn (Bảng 2.8) Việc tìm ra giống mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện
Trang 27sinh thái của vùng là một yếu tố rất quan trọng góp phần thúc đẩy đời sống của bà con nơi đây
Bảng 2.8 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của huyện Kế Sách những năm gần đây
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)
( Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Kế Sách, Sóc Trăng)
2.5 Giới thiệu về dự án Green Super Rice
Vấn đề chính trong sản xuất nông nghiệp bền vững là tạo ra ngày nhiều sản lượng trên cùng diện tích đất trong khi vẫn tiếp tục duy trì nguồn nước sạch, không tạo
ra khí thải nhà kính, không bị ngập lụt, trao đổi nước ngầm tốt và giữ được cảnh quan môi trường tốt Với quan điểm trên, dự án lúa xanh siêu cao sản (Green Super Rice -GSR) cho vùng nghèo tài nguyên ở châu Á và châu Phi Đây là dự án hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) và Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) được xem là cách sản xuất nông nghiệp bền vững tạo ra nhiều lương thực cho tăng trưởng dân số thế giới Dự án được tài trợ bởi nhà tỷ phú lừng danh của Microsoft là Quỹ Bill & Melinda Gates (Bill & Melinda Gates Foundation -BMGF)
Mục tiêu của dự án là tạo ra giống lúa cho năng suất cao bền vững trong điều kiện đầu tư thấp và điều kiện môi trường sản xuất không thuận lợi
Chủ nhiệm dự án là Zhikang Li, nhà di truyền phân tử của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI, từng là thành viên của Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc Dự án kế thừa ý tưởng của cuộc cách mạng xanh để tạo ra giống có năng suất cao hơn Các giống lúa cao sản hiện nay chỉ cho năng suất cao khi cung cấp đầy đủ nước, dinh dưỡng và phòng chống sâu bệnh triệt để Điển hình giống IR64 được IRRI phóng thích từ năm 1985, trở thành giống phổ biến nhất trên thế giới do có năng suất cao Nh ng giống này rất nhạy cảm đối với hạn hán Qua đó, dự án giống lúa xanh
Trang 28siêu cao sản sẽ lai tạo ra giống lúa chịu hạn nhưng vẫn kế thừa các ưu điểm của giống IR64 Sau 12 năm nỗ lực lai tạo, các nhà khoa học đã nhiều lần thực hiện lai hồi giao ở thế hệ thứ hai (backcrossed second-generation lines - BC2F2) đã tạo ra nhiều giống lúa phát triển tốt dưới điều kiện áp lực sâu bệnh cao và môi trường khắc nghiệt Họ đã xác định được nhiều gene chống chịu điều kiện khắc nghiệt của môi trường từ nhiều nguồn giống khác nhau, đặc biệt là tính chịu hạn từ các giống này được lai với những giống
đã phổ biến như IR64, Huang Hua Zhan, BR11 và BG3000 Trong năm 2009, lĩnh vực thử nghiệm được tiến hành ở Indonesia, Việt Nam, Lào, Campuchia, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, và Trung Quốc cho thấy một số giống trong dự án Green Super Rice mang lại nhiều hứa hẹn
Đề tài “Khảo sát đặc điểm nông học và năng suất của tập đoàn dòng lúa triển vọng tại Kế Sách – Sóc Trăng” thuộc dự án Green Super Rice đã hướng tới mục tiêu là tuyển chọn ra những dòng/giống lúa có năng suất cao phẩm chất tốt, chống chịu với điều kiện khắc nghiệt của môi trường Đây là một dự án triển vọng nhằm tìm ra được dòng/giống lúa tốt phục vụ cho nhu cầu sản xuất lúa gạo của tỉnh Sóc Trăng nói chung
và các tỉnh phía Nam nói riêng
Trang 29Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu thí nghiệm
Gồm 377 dòng lúa của Viện lúa Quốc Tế (IRRI) và 21
năng suất và phẩm chất tốt được tuyển chọn tại Việt Nam
Bảng 3.1 Danh sách các dòng/giống lúa của IRRI
KH Tên dòng/giống KH Tên dòng/giống KH Tên dòng/giống S1 HHZ S25 HHZ 5 - DT - 7-Y2 S49 HHZ 5- DT 3-DT 1 S2 HHZ 5 - Y1-Y1 S26 HHZ 5 - DT - 7-Y3 S50 HHZ 5- DT 3-DT 2 S3 HHZ 5 - Y1-Y2 S27 HHZ 5 - DT - 9-Y1 S51 HHZ 5- DT 3-DT 3 S4 HHZ 5 - Y1-Y3 S28 HHZ 5 - DT - 9-Y2 S52 HHZ 5- DT 7-DT 1 S5 HHZ 5 - Y2-Y1 S29 HHZ 5 - DT - 9-Y3 S53 HHZ 5- DT 7-DT 2 S6 HHZ 5 - Y2-Y2 S30 HHZ 5 - SAL 6-Y1 S54 HHZ 5- DT 7-DT 3 S7 HHZ 5 - Y2-Y3 S31 HHZ 5 - SAL 6-Y2 S55 HHZ 5- DT 8-DT 1 S8 HHZ 5 - Y3-Y1 S32 HHZ 5 - SAL 6-Y3 S56 HHZ 5- DT 8-DT 2 S9 HHZ 5 - Y3-Y2 S33 HHZ 5 - SAL 9-Y1 S57 HHZ 5- DT 8-DT 3 S10 HHZ 5 - Y3-Y3 S34 HHZ 5 - SAL 9-Y2 S58 HHZ 5- DT 10-DT 1 S11 HHZ 5 - Y4-Y1 S35 HHZ 5 - SAL 9-Y3 S59 HHZ 5- DT 10-DT 2 S12 HHZ 5 - Y4-Y2 S36 HHZ 5 - SAL 10-Y1 S60 HHZ 5- DT 10-DT 3 S13 HHZ 5 - Y4-Y3 S37 HHZ 5 - SAL 10-Y2 S61 HHZ 5- DT 14-DT 1 S14 HHZ 5 - Y7-Y1 S38 HHZ 5 - SAL 10-Y3 S62 HHZ 5- DT 14-DT 2 S15 HHZ 5 - Y7-Y2 S39 HHZ 5- Y4-DT 1 S63 HHZ 5- DT 14-DT 3 S16 HHZ 5 - Y7-Y3 S40 HHZ 5- Y4-DT 2 S64 HHZ
S17 HHZ 5 - Y8-Y1 S41 HHZ 5- Y4-DT 3 S65 HHZ 5- DT 17-DT 1 S18 HHZ 5 - Y8-Y2 S42 HHZ 5- Y7-DT 1 S66 HHZ 5- DT 17-DT 2 S19 HHZ 5 - Y8-Y3 S43 HHZ S67 HHZ 5- DT 17-DT 3 S20 HHZ 5 - Y9-Y1 S44 HHZ 5- Y7-DT 2 S68 HHZ 5- DT 19-DT 1 S21 HHZ 5 - Y9-Y2 S45 HHZ 5- Y7-DT 3 S69 HHZ 5- DT 19-DT 2 S22 HHZ S46 HHZ 5- DT 1-DT 1 S70 HHZ 5- DT 19-DT 3 S23 HHZ 5 - Y9-Y3 S47 HHZ 5- DT 1-DT 2 S71 HHZ 5- DT 20-DT 1 S24 HHZ 5 - DT 7-Y1 S48 HHZ 5- DT 1-DT 3 S72 HHZ 5- DT 20-DT 2
Trang 30KH Tên dòng/giống KH Tên dòng/giống
S73 HHZ 5- DT 20-DT 3 S105 HHZ 5 - Sal 14-SAL 1
S75 HHZ 5- SAL 2-DT 2 S107 HHZ 5 - Sal 14-SAL 2
S76 HHZ 5- SAL 2-DT 3 S108 HHZ 5 - Sal 2-SAL 1
S77 HHZ 5- SAL 3-DT 1 S109 HHZ 5 - Sal 2-SAL 2
S78 HHZ 5- SAL 3-DT 2 S110 HHZ 5 - Sal 5-SAL 1
S79 HHZ 5- SAL 3-DT 3 S111 HHZ 5 - Sal 5-SAL 2
S80 HHZ 5- SAL 5-DT 1 S112 HHZ 5 - Sal 6-SAL 1
S81 HHZ 5- SAL 5-DT 2 S113 HHZ 5 - Sal 6-SAL 2
S82 HHZ 5- SAL 5-DT 3 S114 HHZ5 -Sal 6-SAL3 (fr R3) S83 HHZ 5- SAL 8-DT 1 S115 HHZ5 -Sal 6-SAL4 (fr R3) S84 HHZ 5- SAL 8-DT 2 S116 HHZ 5 - Sal 7-SAL 1
S86 HHZ 5- SAL 8-DT 3 S118 HHZ5 –Sal 7-SAL3 (fr R3) S87 HHZ 5- SAL 10-DT 1 S119 HHZ5 –Sal 7-SAL4 (fr R3) S88 HHZ 5- SAL 10-DT 2 S120 HHZ 5 - Sal 8-SAL 1
S89 HHZ 5- SAL 10-DT 3 S121 HHZ 5 - Sal 8-SAL 2
S99 HHZ 5 - Sal 1-SAL1 S131 HHZ 12 - Y8-Y3
S100 HHZ 5 - Sal 1-SAL2 S132 HHZ 12 - Y9-Y1
S101 HHZ 5 - Sal 11-SAL1 S133 HHZ 12 - Y9-Y2
S102 HHZ 5 - Sal 11-SAL2 S134 HHZ 12 - Y9-Y3
S103 HHZ 5 – Sal 12-SAL1 S135 HHZ 12 - DT - 4 - Y1
S104 HHZ 5 – Sal 12-SAL2 S136 HHZ 12 - DT - 4 - Y2
Trang 31KH Tên dòng/giống KH Tên dòng/giống
S159 HHZ 12 - SAL 10-Y3 S191 HHZ 12- Y3-SAL 3
S160 HHZ 12 - SAL 11-Y1 S192 HHZ 12- Y6-SAL 1
S161 HHZ 12 - SAL 11-Y2 S193 HHZ 12- Y6-SAL 2
S162 HHZ 12 - SAL 11-Y3 S194 HHZ 12- Y6-SAL 3
Trang 32KH Tên dòng/giống KH Tên dòng/giống
S201 HHZ 12 - DT 9-SAL 1 S233 HHZ 17 - SAL 3-Y1 S202 HHZ 12 - DT 9-SAL 2 S234 HHZ 17 - SAL 3-Y2 S203 HHZ 12 - DT 9-SAL 3 S235 HHZ 17 - SAL 3-Y3 S204 HHZ 12 - DT 10-SAL 1 S236 HHZ 17 - SAL 8-Y1 S205 HHZ 12 - DT 10-SAL 2 S237 HHZ 17 - SAL 8-Y2 S206 HHZ 12 - DT 10-SAL 3 S238 HHZ 17 - SAL 8-Y3 S207 HHZ12-DT10-SAL4(fr.R3) S239 HHZ 17 - SAL11-Y1 S208 HHZ12-DT10-SAL5(fr.R3) S240 HHZ 17 - SAL11-Y2 S209 HHZ12-DT10-SAL6(fr.R3) S241 HHZ 17 - SAL11-Y3 S210 HHZ 12 – DT 11-SAL 1 S242 HHZ 17 - SAL14-Y1
S212 HHZ 12 - DT 11-SAL 2 S244 HHZ 17 - SAL14-Y3 S213 HHZ 12 - DT 11-SAL 3 S245 HHZ 17 - SAL 1-Y1 S214 HHZ 12 - DT 13-SAL 1 S246 HHZ 17 - SAL 1-Y2 S215 HHZ 12 - DT 13-SAL 2 S247 HHZ 17 - SAL 1-Y3 S216 HHZ 12 - DT 13-SAL 3 S248 HHZ 17 - SAL 2-Y1
Trang 33KH Tên dòng/giống KH Tên dòng/giống
S272 HHZ 17 - DT 1-SAL 1 S304 HHZ17-Sal11-SAL2 S273 HHZ 17 - DT 1-SAL 2 S305 HHZ17-Sal11-SAL3
S275 HHZ17-DT1-SAL3(fr.Rep3) S307 HHZ19- DT - 5-Y1
S276 HHZ17-DT1-SAL4(fr.Rep3) S308 HHZ19- DT - 5-Y2
S277 HHZ17- DT 10-SAL 1 S309 HHZ 19- DT - 5-Y3 S278 HHZ 17 - DT 10-SAL 2 S310 HHZ 19- DT - 7-Y1 S279 HHZ 17 - DT 2-SAL 1 S311 HHZ 19- DT - 7-Y2 S280 HHZ 17 - DT 2-SAL 2 S312 HHZ 19- DT - 7-Y3 S281 HHZ17-DT2-SAL3(fr.Rep3) S313 HHZ 19- DT - 12-Y1 S282 HHZ17-DT2-SAL4(fr.Rep3) S314 HHZ 19- DT - 12-Y2 S283 HHZ 17 - DT 3-SAL 1 S315 HHZ 19- DT - 12-Y3
S285 HHZ 17 - DT 4-SAL 1 S317 HHZ 19-SAL 7-Y1
S286 HHZ 17 - DT 4-SAL 2 S318 HHZ 19-SAL 7-Y2
S287 HHZ 17 - DT 4-SAL 3 S319 HHZ 19-SAL 7-Y3
S288 HHZ 17 - DT 4-SAL 4 S320 HHZ 19-SAL 8-Y1
S289 HHZ 17 - DT 5-SAL 1 S321 HHZ 19-SAL 8-Y2
S290 HHZ 17 - DT 5-SAL 2 S322 HHZ 19-SAL 8-Y3
S291 HHZ 17 - DT 6-SAL 1 S323 HHZ 19-SAL-13-Y1 S292 HHZ 17 - DT 6-SAL 2 S324 HHZ 19-SAL-13-Y2 S293 HHZ 17 - DT 6-SAL 3 S325 HHZ 19-SAL-13-Y3 S294 HHZ 17 - DT 6-SAL 4 S326 HHZ 19-SAL-14-Y1
S296 HHZ 17 - DT 8-SAL 1 S328 HHZ 19-SAL-14-Y3
Trang 34KH Tên dòng/giống KH Tên dòng/giống
S339 HHZ 19-Y 2-SAL1 S364 HHZ 19- DT13-SAL1
S340 HHZ 19-Y 2-SAL2 S365 HHZ 19- DT13-SAL2
S347 HHZ 19-DT 7-SAL1 S372 HHZ19 - SAL 14-SAL1
S348 HHZ 19-DT 7-SAL2 S373 HHZ19 - SAL 14-SAL2
S349 HHZ 19-DT 8-SAL1 S374 HHZ19 - SAL 14-SAL3
S350 HHZ 19-DT 8-SAL2 S375 HHZ19 - SAL 14-SAL4
S351 HHZ 19-DT 9-SAL1 S376 HHZ19 - SAL 15-SAL1
S352 HHZ 19-DT 9-SAL2 S377 HHZ19 - SAL 15-SAL2
Trang 35Bảng 3.2 Danh sách các /giống lúa của Việt Nam (trong đó có đối chứng
Trang 363.2 Phương pháp thí nghiệm
3.2.1 Điều kiện thí nghiệm
3.2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thời gian thực hiện thí nghiệm bắt đầu từ 19/1/2012 đến 10/6/2012
Địa điểm khảo nghiệm: tại trại giống huyện Kế Sách – Sóc Trăng
3.2.1.2 Đặc điểm và tính chất lý hóa tính khu đất thí nghiệm
Bảng 3.3 Đặc điểm và tính chất lý hóa tính khu thí nghiệm
(Nguồn:Trung tâm giống cây trồng tỉnh Sóc Trăng)
Nhận xét: Đất có thành phần cơ giới sét pha thịt, đất nhiễm mặn nhẹ, giàu mùn hữu cơ với 5,21%, N tổng số trung bình, P2O5 , Al trao đổi thấp, Mg rất cao Sự phân giải chất hữu cơ của đất chậm (C/N = 20)
Trang 373.2.1.3 Khí hậu thời tiết khu thí nghiệm
Số liệu khí tượng được thu thập từ tháng 01/2011 – 5/2011
Bảng 3.4 Tình hình thời tiết, khí hậu nơi thí nghiệm
Tháng
Nhiệt độ không khí
(0C)
Độ ẩm không khí (%)
Lượng mưa (mm/tháng)
Giờ nắng (giờ/tháng)
(Nguồn: Trung tâm Khí tượng tỉnh Sóc Trăng)
Theo Lê Minh Triết, 2006 Nhiệt độ thích hợp cho lúa phát triển từ 250
Qua bảng 3.4 ta có nhận xét:
Thời tiết không có biến động nhiều và khá phù hợp trong suốt thời gian làm thí nghiệm: Tháng 1 nhiệt độ trung bình 26,10
C, ẩm độ không khí 80 % thích hợp cho gieo lúa, lượng mưa tuy thấp nhưng ruộng chủ động được nước nên không ảnh hưởng việc gieo mạ Tháng 2 nhiệt độ trung bình là 26,70C và ẩm độ không khí là 79% thích hợp cho cây lúa bén rễ hồi xanh và đẻ nhánh Tháng 3, tháng 4 thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng, trổ, lúa vào chắc và chín có nhiệt độ 27,8 – 29oC và ẩm độ không khí 79 % thuận lợi cho lúa phát triển, tuy nhiên số giờ nắng quá nhiều và lượng mưa tương đối
thấp nên ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của lúa Tháng 5 là thời
kỳ lúa chín và thu hoạch tổng số giờ nắng tương đối thấp và lượng mưa lớn vì thế gây khó khăn cho việc thu hoạch
Trang 39- Khoảng cách giữa các ô: 0,3 m
- Khoảng cách giữa các băng: 0,5 m
Hình 3.2 : Ruộng lúa thí nghiệm 30 ngày sau cấy
- Bón phân: Theo mức khảo nghiệm giống là 100N + 40 P2O5 + 30K2O (kg/ha)
- Tưới nước: Từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh giữ mực nước trên ruộng 3 – 5 cm, các giai đoạn sau mực nước không quá 10 cm
- Cấy dặm: Sau cấy 2 – 4 ngày dặm lại
Trang 40- Làm cỏ, sục bùn: Làm một lần kết hợp bón thúc khi lúa bén rễ hồi xanh
- Phòng trừ sâu bệnh: Sử dụng thuốc BVTV không cho sâu bệnh hại phát sinh gây hại lúa
- Thu hoạch khi có khoảng 90% số hạt/bông chín vàng, gặt riêng từng ô, phơi khô đến độ ẩm 14% quạt sạch, cân để tính năng suất thực thu
3.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
3.3.1 Các đặc trưng về hình thái
Quan sát và đánh giá các chỉ tiêu theo thang điểm đánh giá của IRRI (Standard Evaluation Sytem For – Rice 1996) và tiểu chuẩn quy phạm khảo nghiệm giống lúa DUS (10TCN 554: 2002), VCU (10 TCN 558: 2002) để xây dựng phương pháp theo dõi cho các chỉ tiêu nông học, năng suất và tính chống chịu và phẩm chất hạt gạo Mỗi ô quan sát 5 điểm theo đường chéo góc, và thời gian quan sát 14 ngày/lần
Các chỉ tiêu theo dõi:
– 900giữa mặt đất và thân lúa
- Cấp 3 (ngã ít): Có 50% thân lúa nghiêng góc 30 0
– 500 giữa mặt đất và thân lúa