1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA 07 GIỐNG BẮP NẾP ĂN TƯƠI (Zea mays var. ceratina Kulesh) VÀO VỤ KHÔ NĂM 2009 TẠI XÃ GIA CANH, HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI

79 268 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Cây bắp vừa là cây lương thực vừa là cây thức ăn gia súc quan trọng thứ 3 trên thế giới, đồng thời đứng hàng đầu về tiềm năng năng suất so với các cây lấy hạt khác Trương Đích, 2002.. Cầ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT

LƯỢNG CỦA 07 GIỐNG BẮP NẾP ĂN TƯƠI (Zea mays var ceratina Kulesh) VÀO VỤ KHÔ NĂM 2009 TẠI XÃ GIA

CANH, HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ KIỀU OANH Ngành: NÔNG HỌC

Khóa: 2005 – 2009

Tháng 07/2009

Trang 2

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG

CỦA 07 GIỐNG BẮP NẾP ĂN TƯƠI (Zea mays var ceratina Kulesh)

VÀO VỤ KHÔ NĂM 2009 TẠI XÃ GIA CANH, HUYỆN ĐỊNH

QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI

Tác giả

TRẦN THỊ KIỀU OANH

(Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Nông học)

Giáo viên hướng dẫn:

ThS Nguyễn Châu Niên

Tháng 07/2009

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này trước tiên em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thạc

sỹ Nguyễn Châu Niên đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện để em thực hiện đề tài

Em rất biết ơn quý thầy cô khoa Nông Học nói riêng và quý thầy cô giảng dạy tại Trường Đại học Nông Lâm nói chung, những người đã giảng dạy và cung cấp những kiến thức chuyên môn giúp em thực hiện thành công đề tài

Con xin được gửi lời biết ơn sâu sắc công ơn sinh dưỡng của mẹ Con cũng chân thành cảm ơn mẹ và các em đã cùng con chăm sóc thí nghiệm

Con thành tâm cảm ơn người cha quá cố đã luôn dõi theo con trong suốt hành trình con sống và học tập

Lời cảm ơn xin được gửi đến các anh chị và các bạn sinh viên khoa Nông Học

đã động viên và hỗ trợ trong suốt thời gian thực hiện đề tài

TP Hồ Chí Minh, tháng 07/2009

Trần Thị Kiều Oanh

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Khảo sát đặc điểm nông học, năng suất và chất lượng của

07 giống bắp nếp (Zea mays var ceratina Kulesh) vào vụ khô năm 2009 tại xã Gia

Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai” Thời gian tiến hành từ ngày 02/02/2009 đến ngày 15/04/2009 tại Ấp I, xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên đơn yếu tố với 7 NT và 3 lần lặp lại, diện tích toàn khu TN là 650m2

Kết quả thu được:

- Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống tương đối ngắn và đồng đều nhau Chu kỳ sinh trưởng chỉ dao động từ 66 – 67,7 ngày

- Sức sinh trưởng và khả năng quang hợp của các giống khác biệt không có ý nghĩa trong thống kê Các giống bắp nếp thí nghiệm đều thuộc nhóm thấp cây

- Trong điều kiện thí nghiệm, xuất hiện các loại sâu bệnh hại: rệp cờ, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá nhỏ, hiện tượng chùn đọt Giống ĐT có tỉ lệ gây hại của rệp cờ thấp nhưng bị các loại sâu bệnh khác gây hại nặng nhất trong các giống, nghiêm trọng nhất là sâu đục thân có tỉ lệ gây hại đến 24,27% Giống ĐN bị chùn đọt

và rệp cờ gây hại ở mức cao nhưng ít bị sâu đục thân gây hại Giống LX ít bị các loại sâu bệnh gây hại nhất, các giống còn lại bị gây hại ở mức trung bình

- Sự khác biệt giữa các giống về năng suất lý thuyết không có ý nghĩa nhưng

về năng suất thực thu có sự khác biệt có ý nghĩa trong thống kê Trong đó, giống LX

có năng suất cao nhất (1,742 tấn/1000m2), khác biệt có ý nghĩa so với giống đối chứng (1,397 tấn/1000m2), tiếp đến là giống TG với 1,612 tấn/1000m2 và thấp nhất là giống ĐN với 1,282 tấn/1000m2

Phẩm chất của các giống được xếp theo thứ tự sau: LX > đối chứng > ĐT và TG

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ viii

Chương 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu – yêu cầu 2

1.2.1 Mục tiêu 2

1.2.2 Yêu cầu 2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Tổng quan về cây bắp 3

2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố của cây bắp 3

2.1.2 Vai trò của cây bắp trong nền kinh tế 4

2.1.3 Đặc điểm thực vật học của cây bắp 5

2.1.4 Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây bắp 8

2.1.5 Nhu cầu sinh thái của cây bắp 9

2.1.6 Nhu cầu về dinh dưỡng của cây bắp 10

2.1.7 Một số kỹ thuật canh tác cơ bản 10

2.2 Sản xuất bắp trong nước và trên thế giới 11

2.3 Sản xuất bắp ở vùng Đông Nam Bộ 12

2.4 Sản xuất bắp ở địa phương xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai 13

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 15

3.1 Điều kiện tự nhiên 15

3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 15

3.1.2 Diễn biến khí hậu, thời tiết trong thời gian tiến hành thí nghiệm 15

Trang 6

3.1.3 Điều kiện đất đai 16

3.2 Vật liệu thí nghiệm 16

3.3 Phương pháp nghiên cứu 16

3.3.1 Bố trí thí nghiệm 17

3.3.2 Quy trình kỹ thuật 18

3.3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 19

3.3.4.9 Các chỉ tiêu đánh giá sự khác biệt giữa các giống 23

3.4 Xử lý số liệu 23

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24

4.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển 24

4.2 Tỉ lệ mọc mầm 26

4.3 Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 26

4.4 Động thái và tốc độ ra lá 29

4.5 Diện tích lá và chỉ số diện tích lá 32

4.6 Thế năng quang hợp 34

4.7 Các chỉ tiêu liên quan đến khả năng chống đổ ngã 35

4.8 Tình hình sâu bệnh hại 37

4.9 Các đặc trưng về hình thái trái 40

4.10 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 42

4.11 Phẩm chất trái 44

4.12 Trạng thái của các giống 45

4.13 Sự khác biệt giữa các giống 46

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48

5.1 Kết luận 48

5.2 Đề nghị 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

PHỤ LỤC 52

Trang 7

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

CCC : Chiều cao cây

CCĐT : Chiều cao đóng trái

KLTB : Khối lượng trung bình

NSG : Ngày sau gieo

NSLT : Năng suất lý thuyết

NSTT : Năng suất thực thu

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Mức độ lan tỏa của bộ rễ bắp 6

Bảng 2.2 Thành phần hóa học của hạt bắp 7

Bảng 2.3 Nhu cầu ẩm độ đất của cây bắp 9

Bảng 2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng bắp ở Việt Nam từ 2003 – 2007 11

Bảng 2.5 Diện tích, năng suất, sản lượng bắp trên thế giới từ 2002 – 2007 12

Bảng 2.6 Diện tích, năng suất và sản lượng bắp tại Xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai từ năm 2005 – 2008 13

Bảng 3.1 Diễn biến khí hậu, thời tiết trong thời gian tiến hành thí nghiệm 15

Bảng 3.2 Ký hiệu giống, nguồn gốc và mã hoá các NT trong thí nghiệm 16

Bảng 4.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống bắp nếp thí nghiệm 24

Bảng 4.2 Tỉ lệ mọc mầm của các giống bắp nếp thí nghiệm 26

Bảng 4.3 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống bắp nếp (cm/cây) 27

Bảng 4.4 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống bắp nếp (cm/cây/ngày) 28

Bảng 4.5 Động thái ra lá của các giống bắp nếp thí nghiệm (lá/cây) 29

Bảng 4.6 Tốc độ ra lá của các giống bắp nếp thí nghiệm (lá/cây/ngày) 31

Bảng 4.7 Diện tích lá của các giống bắp qua các giai đoạn (dm2/cây) 32

Bảng 4.8 Chỉ số diện tích lá của các giống bắp nếp qua các giai đoạn (m2lá/m2đất) 33

Bảng 4.9 Thế năng quang hợp của các giống bắp nếp ở các thời kỳ (m2 lá) 34

Bảng 4.10 Các yếu tố liên quan đến khả năng chống đổ ngã của các giống bắp nếp 36

Bảng 4.11 Tính chống chịu một số sâu bệnh hại của các giống bắp nếp 39

Bảng 4.12 Đặc điểm trái của các giống bắp nếp 40

Bảng 4.13 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống bắp nếp 42

Bảng 4.14 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng các giống bắp nếp (điểm 1 - 5) 44

Bảng 4.15 Trạng thái của các giống 46

Trang 9

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 3.1 Toàn cảnh khu thí nghiệm 17

Hình 4.1 Trái của các giống bắp nếp tham gia thí nghiệm 41

Hình 4.2 Trái của các giống thời điểm thu hoạch 44

Biểu đồ 4.1: Sự khác biệt giữa các giống 47

Hình P1 Trái của giống ĐT so với đối chứng 52

Hình P2 Trái của giống ĐN so với đối chứng 52

Hình P3 Trái của giống AG so với đối chứng 52

Hình P4 Trái của giống LX so với đối chứng 52

Hình P5 Trái của giống SĐ so với đối chứng 52

Hình P6 Trái của giống TG so với đối chứng 52

Hình P7 Mặt cắt ngang của trái các NT thời điểm thu hoạch 53

Hình P8 Cây bắp bị chùn đọt nặng (25 NSG) 53

Hình P9 Sâu ăn lá gây hại ở ngọn bắp 53

Hình P10 Mốc đánh dấu đo chiều cao cây 53

Biểu đồ P1: Sự tăng trưởng chiều cao cây qua các thời kỳ 54

Biểu đồ P2: Sự tăng trưởng diện tích lá qua các thời kỳ 54

Biểu đồ P3: Thế năng quang hợp của các giống bắp nếp thí nghiệm 54

Biểu đồ P4: Năng suất của các giống bắp nếp thí nghiệm 54

Trang 10

Cây bắp vừa là cây lương thực vừa là cây thức ăn gia súc quan trọng thứ 3 trên thế giới, đồng thời đứng hàng đầu về tiềm năng năng suất so với các cây lấy hạt khác (Trương Đích, 2002) Bắp nếp là cây cho trái chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và có mùi vị thơm ngon tự nhiên rất đặc trưng, thích hợp để trồng làm hàng hóa: luộc bán

ăn tươi Mặt khác, kỹ thuật canh tác cây bắp đơn giản và nhu cầu thâm canh không cao Để tận dụng được ruộng lúa nước vào vụ khô hàng năm nhằm cải thiện đời sống nông dân thì việc đưa bắp nếp vào canh tác là hợp lý

Tuy nhiên, do điều kiện khô hạn, nhu cầu về nước tưới và công lao động cao Cần có bộ giống bắp có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, thời gian sinh trưởng ngắn và cho năng suất, chất lượng cao, thích nghi với điều kiện địa phương nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân Mỗi giống bắp đều có những yêu cầu nhất định về điều kiện sinh thái và kỹ thuật gieo trồng Có giống bắp dễ tính, khả năng thích ứng rộng, ngược lại có giống chỉ thích hợp trồng ở một vài vùng nào đó và khi đưa ra vùng khác thì sinh trưởng phát triển kém, bệnh hại nhiều và năng suất thấp

Đề tài nghiên cứu “Khảo sát đặc điểm nông học, năng suất và chất lượng của

07 giống bắp nếp (Zea mays var ceratina Kulesh) vào vụ khô năm 2009 tại xã Gia

Trang 11

Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai” được thực hiện nhằm giúp nông dân ở địa phương có sự lựa chọn đúng đắn trong việc sử dụng giống bắp nếp vào trong canh tác, tăng thu nhập nông hộ trong giai đoạn nông nhàn

1.2 Mục tiêu – yêu cầu

1.2.1 Mục tiêu

So sánh và đánh giá đặc điểm nông học của các giống bắp nếp nhằm tìm ra được giống tốt, thích nghi với điều kiện địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao để khuyến cáo cho nông dân đưa vào sản xuất

Trang 12

tự: hoa đực và hoa cái ở trên cùng một cây

Bắp nếp có tên khoa học là Zea mays var ceratina Kulesh Đây là một trong 9 loài phụ của loài Zea mays L

2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố của cây bắp

2.1.1.1 Nguồn gốc

Theo lịch sử tiến hóa, có nhiều giả thuyết về nguồn gốc di truyền của cây bắp

Nó là sản phẩm của quá trình trải qua nhiều lần thuần dưỡng và lai tạo từ nhiều loài bắp hoang dại Giả thuyết gần đây nhất cho rằng bắp ngày nay có nguồn gốc từ Teosinte nhưng nó được thuần hóa từ một loại bắp ở Nam Mỹ cách đây 4000 năm (Galinat, 1988, trích dẫn theo Trần Thị Dạ Thảo, 2003)

Từ trung tâm phát sinh ở miền Nam Mexico, cây bắp đi về phía nam và định vị

ở Peru thành lập trung tâm phát sinh thứ cấp Sau đó, bắp lan truyền xuống các nước phía Nam Châu Mỹ Đồng thời, từ Mexico cây bắp tiến lên phía Bắc, sang Hoa Kỳ và được thuần hóa, lan rộng khắp Hoa Kỳ

Ngày 5/12/1492, đoàn thám hiểm của Christopher Columbus phát hiện ra cây bắp tại nội địa của Cuba Họ đã đưa bắp về Châu Âu, trồng đầu tiên ở Tây Ban Nha năm 1493 Chẳng bao lâu, con người nhận thấy giá trị làm lương thực của cây bắp và lan rộng nó ra toàn thế giới

Bắp vào Việt Nam được giả thuyết từ Trung Quốc hoặc Ấn Độ vào khoảng

1682 – 1723

Một thời gian dài có giả thuyết cho rằng bắp nếp có nguồn gốc ở Đông Nam Á

mà Trung Quốc, Miến Điện và Philippin là quê hương đầu tiên của nó, nhưng sau đó

Trang 13

người ta thấy rằng bắp nếp là kết quả đột biến thông thường của các giống bắp răng ngựa biểu hiện gen WX với các điều kiện trồng trọt không bình thường, chúng có thể xuất hiện ở những vùng khác nhau của quả đất Bắp nếp có nhiều ở Mỹ, Argentina, Chile, Trung Quốc, Miến Điện và Ấn Độ (Trần Thị Dạ Thảo, 2003)

(trích dẫn bởi Đặng văn Quân, 2008)

2.1.2 Vai trò của cây bắp trong nền kinh tế

2.1.2.1 Bắp làm lương thực cho người

Bắp có giá trị về mặt lương thực do có hàm lượng dinh dưỡng cao so với các loại cây lương thực khác Theo Trần Thị Dạ Thảo (2003), do bắp cung cấp nhiều năng lượng và có hàm lượng protid và lipid hơn hẳn gạo và khoai lang nên toàn thế giới sử dụng 21% sản lượng bắp làm lương thực cho người

2.1.2.2 Bắp làm thức ăn gia súc, gia cầm

Trương Đích (2002) cho biết, hầu như không một loại khẩu phần của bất cứ loài gia súc và gia cầm nào lại không có các sản phẩm của bắp ở những dạng khác nhau như bắp hạt, bột bắp, bắp ủ tươi, khô dầu bắp Trong thức ăn hỗn hợp của hầu hết các nước trên thế giới có khoảng 70% chất tinh là bắp

2.1.2 3 Bắp làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh

Ngày nay, bắp còn là cây cung cấp thực phẩm được dùng để ăn tươi (luộc, nướng) hay đóng hộp xuất khẩu do có hàm lượng dinh dưỡng cao Ngoài ra, còn có thể sử dụng bắp non ở dạng bắp rau (bắp bao tử) làm rau cao cấp Nghề này đem lại hiệu quả cao ở Thái Lan, Đài Loan (Trần Thị Dạ Thảo, 2003)

Trang 14

Theo Phó Đức Thuần (2002) thì bắp có thể biến thành bài thuốc có tác dụng tốt cho sức khoẻ, chống suy dinh dưỡng và trị lạnh Theo Đông y, các bộ phận của bắp đều dùng làm thuốc với công dụng chính là lợi thuỷ, trừ thấp, góp phần trừ một số bệnh như: bướu cổ, sốt rét Theo Tây y, bắp chứa nhiều kali, có tác dụng bài tiết mật, giảm bililubin trong máu Nhiều tài liệu cho thấy bắp có lợi cho tiêu hoá, tim mạch, tiết niệu, sinh dục, chống oxi hoá, ung thư

2.1.2.4 Bắp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp

Ngoài là nguyên liệu chính cho các nhà máy thức ăn gia súc tổng hợp, bắp còn

là nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất rượu, cồn, tinh bột, glucoza, bánh kẹo, điều chế acid acetic Lõi bắp có thể chế ra các chất cách điện, các chất làm nguyên liệu chế nhựa hoá học Từ bẹ lá có thể dùng để đan thảm Hiện nay, trên thế giới đã có khoảng

670 mặt hàng của các ngành công nghiệp lương thực – thực phẩm, công nghiệp dược

và công nghiệp nhẹ chế biến từ bắp (Trần Thị Dạ Thảo, 2003)

2.1.2.5 Bắp là nguồn hàng hoá xuất nhập khẩu

Theo Ngô Hữu Tình và ctv (1997), bắp được xem là nguồn hàng hoá xuất nhập khẩu trên toàn thế giới với khoảng hơn 80 triệu tấn hàng năm (năm 2002) Các nước xuất khẩu chính là Mỹ, Pháp, Argentina, Brazin, các nước nhập khẩu chính là Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Mexico

2.1.2.6 Bắp là nguồn vật liệu cho nghiên cứu khoa học

Về mặt nghiên cứu, bắp là một trong những đối tượng nghiên cứu chính trong khoa học nông nghiệp thế giới Những thành tựu nghiên cứu về bắp vừa phong phú cả

về chiều sâu lẫn chiều rộng, vừa điển hình cho những nghiên cứu nông nghiệp nói chung (Trương Đích, 2002)

2.1.3 Đặc điểm thực vật học của cây bắp

2.1.3.1 Cơ quan sinh dưỡng

a) Bộ rễ

Bắp có bộ rễ chùm tiêu biểu của họ hòa thảo Một cây bắp khi đã phát triển hoàn chỉnh có bộ rễ gồm: rễ phụ, rễ đốt, rễ chân kiềng, rễ con mang lông hút để hút nước và dinh dưỡng trong suốt đời sống cây bắp Rễ chân kiềng mọc quanh các đốt của phần thân phía trên sát mặt đất, bám chặt vào đất giúp cây chống đổ ngã và tham

Trang 15

gia hút nước, dinh dưỡng Rễ bắp có tính hướng nước và chất dinh dưỡng, lan rộng trên 2m và sâu gần 2m để hút nước và thức ăn

Bảng 2.1 Mức độ lan tỏa của bộ rễ bắp

Thời kỳ Bán kính bề rộng (cm) Chiều sâu (cm)

Thân có nguồn gốc từ chồi mầm nằm trong phôi của hạt bắp Trục thân chồi sẽ

là thân chính, từ thân chính phát sinh ra thân phụ (nhánh), hầu như không có nhánh hữu ích Tùy theo giống và ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh mà thân có chiều cao khác nhau, có thể phân thành: nhóm thấp cây (< 170cm); nhóm TB (170 – 210cm); nhóm cao cây (> 210cm)

d) Lá

Lá bắp mọc đối xen kẽ nhau, mỗi cây có khoảng 6 – 22 lá tùy giống, là cơ quan quang hợp và vận chuyển thức ăn về bắp Diện tích lá tăng dần và lớn nhất vào giai đoạn trổ cờ - ngậm sữa Cấu trúc và đặc điểm lá tùy thuộc vào giống, số lá và độ lớn

lá ngoài yếu tố di truyền còn chịu ảnh hưởng bởi điều kiện sống Gồm các loại:

- Lá mầm (lá lòng máng) là lá đầu tiên khi cây bắp còn nhỏ, chưa phân biệt được phiến lá với bẹ lá

- Lá thân mọc từ phần thân có đóng bắp trở xuống và có chồi bên ở chân bẹ lá

Lá ngọn mọc ở thân phần trên bắp, không có mầm bên Bao gồm: bẹ lá bao phủ chặt quanh thân làm cho thân cứng và bảo vệ mầm hoa ở những đốt có mầm bắp; phiến lá rộng và dài, mép lượn sóng, gân lá chạy suốt chiều dài lá, chiều dài phiến lá tăng dần

từ lá gốc đến các lá ở khoảng 2/3 chiều cao cây sau đó giảm dần cho đến lá trên cùng; thìa lìa: bám khít vào thân làm cho nước từ phiến lá không chảy vào thân và làm cho phiến lá tỏa ra mở rộng góc giữa thân và sống lá

- Lá bi bao xung quanh bắp Bắp có cuống gồm nhiều đốt ngắn, mỗi đốt có một lá bi

Trang 16

e) Hạt

Hạt bắp thuộc loại quả dĩnh gồm 4 bộ phận chính:vỏ hạt là một màng nhẵn

bao bọc xung quanh hạt có màu trắng, tím hoặc vàng tùy thuộc vào giống (chiếm 6 –

9% hạt); lớp aloron nằm sau vỏ hạt bao bọc lấy nội nhũ và phôi (chiếm 6 – 8% hạt);

nội nhũ là bộ phận chính chứa đầy chất dinh dưỡng để nuôi phôi (chiếm 70 – 85%

hạt) Đặc điểm và màu sắc nội nhũ là căn cứ để phân loại bắp; phôi: bao gồm lá mầm,

trụ dưới lá mầm, rễ mầm và chồi mầm, chiếm gần 1/3 thể tích hạt, bao quanh phôi có

lớp tế bào xốp giúp cho vận chuyển nước vào phôi và ngược lại thuận lợi (8 – 15%

2.1.3.2 Cơ quan sinh sản

Bắp có hoa khác tính cùng gốc, nghĩa là cơ quan sinh sản đực (bông cờ) và cái

(mầm bắp) khác biệt nhưng cùng ở trên 1 cây, giao phấn chéo nhờ gió và côn trùng

Bông cờ chín sớm hơn hoa cái nhiều hay ít là do giống Hình dạng bông cờ và bắp của

các giống khác nhau cũng khác nhau

- Cờ: gồm 1 trục chính, trên trục thường có 1 – 20 nhánh, nhiều nhất là 80

Hoa ở đầu trục chính chín trước và nở đầu tiên, sau đó sự tung phấn bắt đầu từ trên

xuống và từ ngoài vào trong

- Bắp: Trục bắp đính hoa cái, hoa cái mọc thành từng đôi bông nhỏ Mỗi bông

nhỏ có 2 hoa nhưng hoa thứ hai bị thoái hóa nên chỉ còn 1 hạt Trên bầu hoa có núm

Trang 17

và vòi nhụy vươn dài ra thành râu bắp Trên vòi nhụy (râu) có nhiều lông tơ và tiết ra chất nhựa làm cho hạt phấn dính vào thì dễ nảy mầm Sau khi thụ tinh, râu chuyển thành màu sẫm rồi héo dần Trên một cây thì bắp trên phun râu trước bắp dưới, trong một bắp thì hoa ở gần cuống phun râu trước Trên thân bắp có nhiều mầm bắp nhưng thường chỉ có 1 – 2 bắp hữu hiệu

2.1.4 Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây bắp

2.1.4.2 Thời kỳ cây con (10 – 12 ngày sau mọc, có từ 1 – 5 lá)

Thời kỳ này cây bắp bắt đầu phát triển mạnh bộ rễ để hút nước và dinh dưỡng

từ đất Tuy nhiên cây còn nhỏ và rất yếu, không chống chịu được với những điều kiện ngoại cảnh bất thuận Cuối giai đoạn này nên bón thúc lần 1

2.1.4.3 Thời kỳ tăng trưởng chậm (13 – 19 ngày sau mọc, có từ 6 – 9 lá)

Thời kỳ này cây bắp phát triển chậm, chuẩn bị phân hoá đỉnh sinh trưởng tạo mầm hoa đực Cuối giai đoạn này cây cần nhiều dinh dưỡng để chuẩn bị bước vào giai đoạn tiếp theo

2.1.4.4 Thời kỳ tăng trưởng tích cực (từ 20 – 45 ngày sau khi mọc)

Thời kỳ này cây bắp phát triển cực nhanh, nên bón thúc lần 2 vào đầu giai đoạn này Đây là giai đoạn quyết định năng suất nên cuối giai đoạn này cần bón thúc lần 3

để chuẩn bị cho giai đoạn sau

2.1.4.5 Thời kỳ trổ cờ, tung phấn, phun râu (45 – 60 ngày sau mọc)

Thời kỳ này cần nhiều nước, nhiệt độ quá cao hay quá thấp có thể ảnh hưởng đến thụ phấn, thụ tinh, quyết định số hạt trên trái bắp

2.1.4.6 Thời kỳ chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn

Cây vẫn tiếp tục quang hợp, chuyển hoá dinh dưỡng từ đất để tích luỹ chất khô cho hạt Chỉ nên thu hoạch bắp khi hạt đã chín hoàn toàn, khi đó hạt đã khô cứng, chất

khô được tích lũy tối đa

Trang 18

2.1.5 Nhu cầu sinh thái của cây bắp

độ cao, đủ ẩm, bắp phun râu nhanh và tập trung

2.1.5.2 Ánh sáng

Theo Trương Đích (2002), bắp thuộc nhóm cây trồng quang hợp C4, không có

hô hấp ánh sáng, có điểm bù CO2 thấp nên cường độ quang hợp của bắp cao hơn lúa Hiệu suất sử dụng ánh sáng của bắp 5 – 6%, lúa 3 – 4%

2.1.5.3 Nước

Cây bắp cần độ ẩm nhưng rất sợ úng, nhất là giai đoạn cây con Cả chu kỳ cần khoảng 2000 – 3000m3 nước/ha (200 – 300mm nước mưa) Tùy từng thời kì sinh trưởng mà cây bắp có nhu cầu nước và độ ẩm đất khác nhau:

Bảng 2.3 Nhu cầu ẩm độ đất của cây bắp

(% độ ẩm tối đa đồng ruộng)

Lượng nước (m3 nước/ha/ngày)

Trang 19

2.1.6 Nhu cầu về dinh dưỡng của cây bắp

2.1.6.1 Nhu cầu đạm (N)

Đạm là nguyên tố cấu thành các bộ phận và tế bào của cây bắp, thiếu N bắp còi cọc và năng suất giảm nghiêm trọng, các lá già chuyển vàng rồi khô di, bắt đầu từ chóp lá và mép lá rồi lan ra trên sống lá Thừa N, bắp mọc vóng, xum xuê, kéo dài thời gian sinh trưởng và lốp đổ Sau khi nảy mầm, bắp hút N không nhiều nhưng rất quan trọng Nhu cầu N tăng dần từ giai đoạn cây con đến khi thụ tinh ngậm sữa, sau

đó vẫn cần N nhưng ở mức thấp hơn

2.1.6.2 Nhu cầu lân (P)

Lân là thành phần cấu tạo của tế bào, tham gia vào các yếu tố cơ bản điều khiển quá trình sống Thiếu P sẽ gây rối loạn sinh trưởng đối với cây bắp non, cản trở

sự hình thành sắc tố, lá già và thân già có màu đỏ, các lá khác màu xanh tối Thừa P gây rối loạn việc hút sắt và kẽm

P rất cần cho bắp giai đoạn 3 - 6 lá Trong các thời kì đầu bắp hút nhiều lân, đến khoảng 100 NSG cây ngừng hút P Cung cấp P cho bắp khi 4 - 6 lá, tung phấn phun râu và làm hạt đều tăng khả năng làm hạt

2.1.6.3 Nhu cầu Kali (K)

K điều khiển khả năng thẩm thấu của thành tế bào và chế độ nước, giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển vật chất về cây, tăng khả năng kháng bệnh, cứng cây Thiếu K đốt thân bắp ngắn, nhỏ, lá dài, mút lá và mép lá vàng úa Thừa K gây thiếu Ca và cản trở hấp thụ Bo, Zn, Mg và NH4+ Khi bắp tung phấn, lượng K tích lũy được ở bắp đã đạt mức tối đa (sớm hơn N và P), vì vậy cần bón K sớm cho bắp

2.1.6.5 Nhu cầu phân hữu cơ

Phân hữu cơ có tác dụng nhiều mặt, vừa cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng N,

P, K, Ca, Mg và các nguyên tố vi lượng khác, vừa tăng hàm lượng mùn làm xốp đất, tăng O2 và khả năng giữ ẩm của đất

2.1.7 Một số kỹ thuật canh tác cơ bản

2.1.7.1 Mật độ

Cần tuỳ vào đặc tính giống, điều kiện tự nhiên, điều kiện thâm canh mà lựa chọn mật độ cho phù hợp Đất xấu, thời gian chiếu sáng ít và nhiệt độ thấp cần gieo thưa Giống ngắn ngày, thấp cây cần gieo thưa hơn giống dài ngày, cao cây Giống lai

Trang 20

cần gieo đúng mật độ khuyến cáo để phát huy ưu thế lai Đối với những vùng, những

vụ thời tiết âm u thì nên giảm mật độ

2.1.7.2 Phân bón

Căn cứ để xác định số lượng và tỉ lệ bón các loại phân vô cơ và hữu cơ là độ

phì nhiêu của đất, nhu cầu dinh dưỡng của giống và trạng thái cây trên đồng ruộng,

thời tiết, khí hậu, mùa vụ, chế độ luân canh và mật độ trồng

Tỉ lệ NPK thích hợp đối với bắp là 2:1:2

2.1.7.3 Phòng trừ sâu bệnh

Trên cây bắp, thường các loại sâu bệnh như sau:

- Sâu đục thân và đục bắp: gieo đúng thời vụ, xử lý đất và đốt thân lá bắp vụ

trước, dọn sạch cỏ dại và rắc Furadan hoặc Basudin bột vào nõn

- Rệp hại bông cờ: sử dụng giống kháng, vệ sinh đồng ruộng, trồng đúng mật

độ và thời vụ, dùng Vofatox 50%, Bi58 50%, pha tỉ lệ 0,1 – 0,2%, phun đậm trực tiếp

vào nơi có rệp Khi đã tung hết phấn thì tút cờ và đốt để tránh gây hại nặng sau này

- Khô vằn: luân canh, bón cân đối và đúng cách NPK, vệ sinh đồng ruộng, đốt

sạch tàn dư vụ trước, tăng cường bón sớm K, khi mới xuất hiện thì bóc ngay những lá

già ở gốc và những lá bị bệnh để đốt, phun validacin

- Đốm lá và phấn đen: luân canh với các cây khác Vệ sinh đồng ruộng, bón

phân chuồng và cân đối NPK, xử lý hạt giống trước khi gieo bằng xerezan (2kg/tấn

hạt giống) hoặc TMTD (2 kg/tấn hạt giống)

2.2 Sản xuất bắp trong nước và trên thế giới

2.2.1 Sản xuất bắp trong nước

Bảng 2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng bắp ở Việt Nam từ 2003 – 2007

Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (1000 tấn)

Trang 21

Ngành sản xuất bắp ở nước ta có bước tiến nhảy vọt từ đầu năm 1990 đến nay, gắn liền với việc không ngừng mở rộng diện tích trồng giống lai, cải thiện các biện pháp canh tác theo đòi hỏi của giống mới Cả năng suất và diện tích trồng bắp nước ta

đều tăng liên tục từ năm 2003 đến năm 2007 (bảng 2.5)

2.2.2 Sản xuất bắp trên thế giới

Ngành sản xuất bắp trên thế giới phát triển liên tục từ đầu thế kỉ XX đến nay, đóng góp lớn vào cuộc cách mạng xanh của nhân loại, giúp đẩy lùi nghèo đói trên thế giới Giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2007, năng suất và sản lượng tăng nhanh hơn so với diện tích (bảng 2.4) Đây là xu hướng tích cực vì dân số thế giới tăng nhanh và diện tích đất canh tác bị thu hẹp Kết quả này có được, trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi các thuyết ưu thế lai trong chọn giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác

Bảng 2.5 Diện tích, năng suất, sản lượng bắp trên thế giới từ 2002 – 2007

Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn)

2.3 Sản xuất bắp ở vùng Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ là vùng sản xuất bắp chính ở các tỉnh phía Nam, chiếm 78,34% tổng diện tích và 75,18% sản lượng toàn vùng, nhưng do trồng chủ yếu trong điều kiện nước trời nên năng suất ở miền Đông Nam Bộ thấp hơn các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

2.3.1 Điều kiện đất đai

Đất trồng bắp chủ yếu là đất Bazan, đất xám và đất phù sa sông Đất Bazan có hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng cao, tơi xốp, ít chua, rất phù hợp và thuận lợi cho trồng bắp Đất xám có nguồn gốc từ đất phù sa cổ, thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, cần bón nhiều NPK hơn đất đỏ bazan

Trang 22

2.3.2 Đặc điểm khí hậu

Điều kiện khí hậu vùng Đông Nam Bộ thuận lợi cho trồng bắp: lượng mưa 1500 –

2000 mm/năm, nhiệt độ trung bình 23 - 24oC, ít khi xuống dưới 20oC, số giờ nắng nhiều

2.3.3 Mùa vụ

Theo Trương Đích (2002), vùng Đông nam Bộ có các vụ bắp chính: thường trồng 2 vụ bắp liên tiếp từ cuối tháng 4 đến tháng 11, trong đó vụ 1 đạt năng suất cao nhất, vụ thứ 2 từ giữa tháng 8 đến đầu tháng 12, trồng các giống bắp ngắn ngày Ngoài ra trên các chân đất đảm bảo nước tưới thì có thể trồng thêm một vụ bắp đông xuân từ tháng 12 – tháng 3 đạt năng suất khá cao

2.4 Sản xuất bắp ở địa phương xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là một trong những tỉnh đứng đầu về diện tích trồng bắp ở vùng Đông Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung Cho tới nay Đồng Nai có diện tích trồng bắp là 58,2 nghìn ha, với năng suất bình quân đạt 5,21 tấn/ha Điều kiện tự nhiên tỉnh Đồng Nai có nhiều lợi thế: đất đỏ bazan phù hợp trồng bắp, nông dân có tập quán sản xuất lâu đời, so với cây ngắn ngày khác thì cây bắp mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, sự tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật của nông dân ngày một cao hơn, có nhiều nhà máy thức ăn gia súc đặt trên địa bàn tỉnh nên khả năng chế biến

và tiêu thụ bắp ngày càng gia tăng

Khu vực xã Gia Canh có tổng diện tích gieo trồng là 1.145 ha, trong đó vụ mùa

và vụ hè thu sử dụng khoảng 300 ha để trồng bắp Vụ Đông Xuân thường trồng bắp trên nền đất 2 vụ lúa với diện tích nhỏ do điều kiện khô hạn Tuy nhiên, năng suất vụ đông xuân luôn cao hơn rất nhiều so với vụ mùa và vụ hè thu do được đầu tư thâm canh cao

Từ năm 2005 – 2008, diện tích trồng và năng suất bắp vụ đông xuân ở xã Gia Canh tăng liên tục Năm 2005 có diện tích trồng là 80 ha, đến năm 2008 diện tích trồng bắp đã tăng lên đến 150 ha Năng suất vụ đông xuân năm 2005 là 6 tấn/ha, năm

2007 tăng lên đến 8,19 tấn/ha Do đó, sản lượng bắp vụ đông xuân cũng tăng liên tục qua các năm (bảng 2.6)

Bảng 2.6 Diện tích, năng suất và sản lượng bắp tại Xã Gia Canh, huyện Định Quán,

tỉnh Đồng Nai từ năm 2005 – 2008

Trang 23

Năm Vụ Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)

Trang 24

Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

Thí nghiệm đã được tiến hành từ ngày 02/02/2009 đến ngày 15/04/2009 tại Ấp

I, xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai

3.1.2 Diễn biến khí hậu, thời tiết trong thời gian tiến hành thí nghiệm

Bảng 3.1 Diễn biến khí hậu, thời tiết trong thời gian tiến hành thí nghiệm

Lượng mưa Ẩm độ không

khí TB

Số giờ nắng Nhiệt độ

TB

Tốc độ gió Tháng

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Nai,2009)

Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn (bảng 3.1), diễn biến khí hậu thời tiết biến động không nhiều trong các tháng tiến hành thí nghiệm

Lượng mưa tăng dần từ tháng 1 (0,6mm) đến tháng 4 (173,5mm) Tuy nhiên, các tháng này thuộc vào mùa khô nên dù lượng mưa có tăng lên nhưng vẫn rất thấp Muốn cây bắp đủ ẩm cần phải tiến hành tưới nước thường xuyên

Ẩm độ không khí giữa các tháng biến động rất ít, ở mức 75 – 81% Giai đoạn bắp tung phấn, ẩm độ không khí là 77%, đây là độ ẩm thích hợp cho bắp tung phấn Trong thời gian tiến hành thí nghiệm, trời khô ráo nên hạn chế được một số loại sâu bệnh hại

Số giờ nắng trong thời gian làm thí nghiệm tương đối thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây bắp

Nhiệt độ không khí biến động rất ít từ 23,4 – 27,2oC và tăng dần từ tháng 1 đến tháng 4 Ở thời kỳ bắp tung phấn, nhiệt độ không khí là 27oC, cao hơn so với nhiệt độ

Trang 25

thích hợp cho bắp tung phấn (18 – 22oC), làm rút ngắn thời gian tung phấn Tuy

nhiên, sự chênh lệch không quá cao, ảnh hưởng không nhiều đến năng suất bắp

Trong thời gian tiến hành thí nghiệm, hướng gió chính là hướng Tây Bắc

(NW), chỉ có ở tháng 3, gió di chuyển theo hướng Đông Nam (SE) Tốc độ gió thấp

và tăng dần từ tháng 1 đến tháng 4 Tốc độ gió của tháng 3 là 6m/s, phù hợp cho bắp

tung phấn

3.1.3 Điều kiện đất đai

Thí nghiệm đã được tiến hành trên nền đất ruộng 2 vụ lúa nước với địa hình

tương đối bằng phẳng, đất thí nghiệm thuộc loại đất đỏ bạc màu

3.2 Vật liệu thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành với 7 giống bắp nếp đã thu thập được từ các cửa

hàng phân phối giống cây trồng tại địa phương Do các giống thí nghiệm không có tên

gọi cụ thể nên được đặt ký hiệu theo bảng 3.2 để thuận tiện cho việc theo dõi đề tài

Bảng 3.2 Ký hiệu giống, nguồn gốc và mã hoá các NT trong thí nghiệm

ĐT Giống bắp nù Đồng Tiến, Công ty giống cây trồng Tp HCM NT 1

ĐN Giống bắp nù, Công ty CP giống cây trồng Đồng Nai NT 2

AG Giống bắp nù, Công ty CP bảo vệ thực vật An Giang NT 3

LX Giống bắp nếp, Thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang NT 4

SĐ Giống bắp nếp, Thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp NT 5

ĐC Giống địa phương Xã Gia Canh, Định Quán, Đồng Nai NT 7 (ĐC)

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Tìm hiểu tài liệu về đặc điểm sinh trưởng phát triển, yêu cầu điều kiện ngoại

cảnh của cây bắp nếp, phương thức canh tác của nông dân địa phương và điều kiện

ngoại cảnh khu vực dự định tiến hành thí nghiệm

Tiến hành trồng thí nghiệm các giống bắp nếp, đồng thời theo dõi các chỉ tiêu

nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, hình thái, năng suất, phẩm chất và

tính chống chịu sâu bệnh, đồng thời đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và ổn định

của các giống

Trang 27

3.3.1.2 Quy mô thí nghiệm

Tổng số ô TN: 7 x 3 = 21 ô

Diện tích mỗi ô: 4m x 4,5m = 18 m2

Diện tích TN: 18 x 21 = 378 m2

Diện tích bảo vệ: 275 m2

Diện tích toàn khu TN: 650 m2

Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 25cm tương ứng với mật độ 57.143 cây/ha

Trước khi gieo một ngày, xả nước vào ruộng tưới mềm đất Sau đó tiến hành phân lô, gióng hàng

3.3.2.2 Bón phân

Bón theo công thức 125 N + 60 P2O5 + 90 K2O (kg/ha)

Liều lượng và chủng loại: Super Lân: 90kg/ha

DAP: 100 kg/ha Urê: 260 kg/ha Clorua - Kali: 150 kg/ha Cách bón:

- Bón lót: toàn bộ DAP và phân lân khi gieo hạt

- Thúc đợt 1: từ 10 – 15 NSG với 1/5 N + 1/5 KCl

- Thúc đợt 2: từ 30 – 35 NSG với 2/5 N + 2/5 KCl

- Thúc đợt 3: từ 40 – 45 NSG với 2/5 N + 2/5 KCl

Bón theo hốc, xa dần gốc theo thời điểm bón, dựa trên mức độ lan tỏa của bộ

rễ bắp Mỗi lần bón phân kết hợp với làm cỏ, xới xáo, vun gốc

Trang 28

3.3.2.3 Gieo hạt

Dùng gậy chọc lỗ tròn đường kính 3 cm, sâu 3 - 4 cm, gieo mỗi lỗ 2 hạt

Bỏ phân và phủ tro trấu lên trên lỗ để che phủ hạt và tạo độ thông thoáng giúp hạt nảy mầm dễ dàng

Mỗi ô TN gieo 5 hàng, hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 25cm

3.3.2.4 Chăm sóc

- Tỉa cây: tỉa bớt chừa mỗi hốc 1 cây trước khi bón thúc lần 1

- Dặm cây: được ươm trong bầu cùng ngày gieo, đem dặm ở những hốc bị chết hoặc không lên sau 10 – 12 ngày để đảm bảo mật độ

- Làm cỏ, xới xáo, vun gốc sau mỗi lần bón phân

- Theo dõi, tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho cây

3.3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu được đo đếm trên 5 cây theo đường chéo góc ở 3 hàng giữa mỗi ô thí nghiệm, 7 ngày lấy số liệu một lần Phương pháp đánh giá dựa theo Quy phạm khảo nghiệm giống bắp (DUS) của Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

3.3.4.1 Thời gian sinh trưởng và phát dục

- Thời gian sinh trưởng: tính từ khi gieo đến khi thu hoạch được 50% số cây

- Ngày mọc mầm: ghi nhận khi có trên 50% số cây có bao lá mầm lên khỏi mặt đất (mũi chông)

- Ngày trổ cờ: ghi nhận khi có trên 50% số cây có hoa nở được 1/3 trục chính

- Ngày phun râu: ghi nhận khi có trên 50% số cây có râu nhú dài 2 – 3 cm

- Ngày chín sữa: ghi nhận khi có trên 50% số cây có bắp chín sữa Khi đó lá mang bắp chỉ hơi ngả màu, nghiền ép hạt, nếu có xuất hiện sữa thì bắp đã vào thời kỳ chín sữa

Trang 29

- Ngày chín sáp: ghi nhận khi có trên 50% số cây có bắp chín sáp Khi chóp lá bắp bắt đầu trở nên vàng và khô, nội nhũ hạt có dạng sáp, có thể cắt dễ dàng bằng

dao

3.3.4.2 Các chỉ tiêu về sinh trưởng

* Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

- Chiều cao cây: đóng cọc làm mốc ở gốc cây, đo chiều cao cây từ mốc đánh dấu đến cuống lá trên cùng

Trong đó: LAI: chỉ số diện tích lá; S l : diện tích lá (dm 2 ); TSC: tổng số cây thí nghiệm, S d :Diện tích đất thí nghiệm (m 2 ); 100: giá trị chuyển đổi từ dm 2 sang m 2

* Thế năng quang hợp (m2 lá /cây): được tính theo công thức

i

n i

i

S TNQH =∑ + ×

2 / ) (

1

1

Trong đó: S i : diện tích lá trên một cây đo lần thứ i (dm 2 ); S i+1 : diện tích lá trên một cây đo lần thứ i+1 (dm 2 ); t i : thời gian giữa 2 lần đo i và i+1 (ngày)

Trang 30

3.3.4.3 Khả năng chống đổ ngã

- Đường kính gốc (cm): đo cách gốc 20cm, khi cây chín sáp

- Chiều cao đóng bắp (cm): đo từ mốc đánh dấu đến mắt đóng bắp trên cùng (bắp thứ nhất) vào giai đoạn chín sữa

- Tỉ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây: Chiều cao đóng bắp trung bình chia cho chiều cao cây trung bình của mỗi giống

- Tỉ lệ đổ ngã (%): đếm số cây bị đổ ngã trên tổng số cây 3 hàng giữa của mỗi

ô thí nghiệm, cây nghiêng >300 so với chiều thẳng đứng xem như bị đổ ngã

3.3.4.4 Tình hình sâu bệnh

- Đánh giá mức độ sâu, bệnh hại: đếm số cây bị hại trên 3 hàng giữa mỗi ô TN, tính tỉ lệ % gây hại theo công thức:

TLGH = (số cây bị hại / tổng số cây điều tra) ×100

- Chỉ số gây hại tính theo công thức:

∑(Số cây bị hại × cấp độ bị hại) × 100 CSGH (%) =

Số cây điều tra × cấp độ cao nhất Cấp độ gây hại được đánh giá được như sau:

+ Đối với bệnh cháy lá nhỏ (Helmin thosporium maydis): Dựa theo tỉ lệ diện

tích bị bệnh trên diện tích lá

Mức độ biểu hiện Cấp độ Không bị bệnh 0

Nhiễm nhẹ (11 – 25%) 2 Nhiễm vừa (26 – 50%) 3 Nhiễm nặng (51 – 75%) 4 Nhiễm rất nặng (> 75%) 5

Trang 31

+ Đối với rệp hại bông cờ (Rhopalosiphum maidis): đánh giá vào giai đoạn bắp

thụ phấn

Mức độ biểu hiện Cấp độ

Không có rệp 0 Rất nhẹ, có từ một – một quần tụ rệp trên lá, cờ 1

Nhẹ, xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá, cờ 2

Trung bình, số lượng rệp lớn, không thể nhận ra các quần tụ rệp 3

Nặng, số lượng rệp lớn, đông đặc, lá và cờ kín rệp 4

3.3.4.5 Đặc điểm hình thái trái

- Độ che phủ lá bi được đánh giá theo các cấp sau :

Rất kín: lá bi che kín đầu bắp và kéo dài khỏi bắp 1

Kín: lá bi che kín đầu bắp 2

Hơi hở: lá bi bao không chặt đầu bắp 3

Hở: lá bi không che kín bắp, để hở đầu bắp 4

Rất hở: bao bắp rất kém, đầu bắp hở rất nhiều 5

- Chiều dài trái và chiều dài kết hạt: đo từ đáy bắp đến mút lõi bắp và đến cuối

3.3.4.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

* Các yếu tố cấu thành năng suất

Số bắp hữu hiệu trên các cây theo dõi

- Số trái hữu hiệu /cây (trái) =

Số cây theo dõi

- Khối lượng TB trái: cân khối lượng bắp tươi có lá bi mỗi giống 10 trái

* Năng suất

NSLT (tấn/1000 m2) = số cây/1000 m2 × khối lượng bắp HH trung bình/cây

NSTT (tấn/1000 m2) = NS ô thí nghiệm × 1000 m2

Trong đó: NS ô thí nghiệm là khối lượng toàn bộ trái HH/diện tích đất trồng 3

hàng giữa mỗi ô thí nghiệm

Trang 32

3.3.4.9 Các chỉ tiêu đánh giá sự khác biệt giữa các giống

Ghi nhận các tính tính trạng đặc trưng của các giống bắp về hình thái thân, lá, bông cờ, bắp, hạt Sau đó mã hoá các tính trạng dựa theo “Quy phạm khảo nghiệm giống ngô” do Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển nông Thôn ban hành đồng thời tiến hành xử lý số liệu trên phần mềm NTSYS 2.1 để đánh giá mức độ khác biệt giữa các giống bắp nếp

3.4 Xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Microsoft of Excel, phương pháp ANOVA 2 của phần mềm thống kê MSTATC 1.2 và xử lý tương đồng theo số liệu định tính (Qualitative data) với hệ số (Coefficient) là SM, phân nhóm theo phương pháp SAHN và minh họa hình cây của phần mềm NTSYS 2.1

Trang 33

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển

Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống bắp là chỉ tiêu rất quan trọng đối với người nông dân Số liệu này được ghi trên bao bì của các loại giống thương mại, giúp nông dân dựa vào đó mà bố trí mùa vụ hợp lý nhằm tránh hạn hán, sâu bệnh

và trồng xen hợp lý Tuy nhiên, thời gian sinh trưởng và phát triển của cây bắp ngoài phụ thuộc vào yếu tố di truyền thì còn phụ thuộc rất nhiều và kỹ thuật chăm sóc, tập quán canh tác và điều kiện tự nhiên cụ thể ở từng địa phương

Bảng 4.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống bắp nếp thí nghiệm (ngày)

Thời gian từ gieo đến Giống

Mọc mầm Tung phấn Phun râu Chín sữa Chín sáp

TG chênh lệch tung phấn - phun râu

4.1.1 Thời gian từ gieo đến mọc mầm

Thời gian này được ghi nhận khi có trên 50% số cây có bao lá mầm lên khỏi mặt đất (mũi chông) Nó phụ thuộc vào đặc tính giống và ẩm độ của đất khi gieo

Các giống bắp được trồng trên ruộng lúa nước cuối mùa mưa, nền đất thấp nên vẫn đủ ẩm cho hạt giống nảy mầm Bảng 4.1 cho thấy các giống mọc mầm rất nhanh,

đa số mọc mầm ở 4 NSG, chỉ có giống AG mọc mầm trễ hơn (5 NSG)

Trang 34

4.1.2 Thời gian từ gieo đến tung phấn và phun râu

Cây bắp rất nhạy cảm với điều kiện ngoại cảnh ở giai đoạn từ khi bắt đầu hình thành loa kèn đến khi cây trổ cờ, tung phấn Ở điều kiện bất thuận, cây sẽ không trổ

cờ hoặc trổ cờ nhưng không thụ tinh được, làm giảm năng suất Do đó, cần nắm rõ thời gian tung phấn, phun râu của từng giống để bố trí mùa vụ hợp lý, tránh điều kiện thời tiết bất thuận và cung cấp nước, phân bón kịp thời, đầy đủ cho bắp phát triển Thời gian từ gieo đến tung phấn của các giống dao động rất ít từ 45 đến 46,7 ngày

Thời gian từ gieo đến phun râu của các giống cũng dao động rất ít, từ 45,7 – 47,3 ngày Thời gian bắp phun râu rất ngắn nhưng rất quan trọng trong việc thụ phấn, tạo hạt sau này Cần bố trí mùa vụ sao cho thời gian thụ phấn có ánh nắng dồi dào, ít mưa, đảm bảo năng suất và chất lượng bắp

Khoảng cách chênh lệch giữa thời gian tung phấn và phun râu phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính giống Khoảng cách này càng ngắn thì quá trình thụ phấn càng hiệu quả vì khi hạt phấn vừa chín thì cây cũng bắt đầu phun râu, lượng hạt phấn nhiều, khả năng thụ phấn sẽ cao và dễ dàng hơn Tuy nhiên, để quá trình này diễn ra thuận lợi thì cần có điều kiện ngoại cảnh phù hợp Đây là chỉ tiêu quan trọng đáng lưu ý khi lựa chọn giống bắp và bố trí mùa vụ hợp lý Bảng 4.1 cho thấy các giống tham gia thí nghiệm đều có khoảng cách chênh lệch giữa tung phấn và phun râu tương đối lý tưởng, chỉ ở khoảng 0,33 – 1,00 ngày, rất thuận lợi cho sự thụ phấn của bắp Hầu như không có sự khác biệt về chỉ tiêu này giữa các giống so với đối chứng

4.1.3 Thời gian từ gieo đến chín sữa

Giai đoạn bắp chín sữa, cây đã ngừng sinh trưởng và tập trung vào tích lũy chất khô cho hạt Thời kỳ này cần cung cấp nước đủ ẩm cho ruộng bắp đồng thời bố trí mùa vụ sao cho ruộng tránh bị ngập nước, đảm bảo năng suất và chất lượng hạt

Kết quả thí nghiệm cho thấy các giống bắp gần như chín đồng thời (dao động rất ít từ 60,7 – 61,3 ngày)

4.1.4 Thời gian từ gieo đến chín sáp

Đối với bắp nếp, thời gian từ gieo đến chín sáp cũng chính là chu kỳ sinh trưởng của cây vì khi trái bắp bắt đầu chín sáp là lúc có thể thu hoạch trái tươi

Trang 35

Theo số liệu ở bảng 4.1, thời gian từ gieo đến chín sáp của các giống dao động

từ 65,7 – 67,7 ngày Tất cả các giống đều có thời gian chín sáp muộn hơn giống đối chứng (65,7 ngày) Trong đó, giống ĐN chín muộn nhất (67,7 ngày)

Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các giống so với đối chứng (bảng 4.2) Giống

LX có tỉ lệ mọc mầm cao nhất (97,7%), khác biệt không có ý nghĩa so với các giống

SĐ (97,5%), giống AG (94,5%), giống TG (94,2%), giống đối chứng (92,4%) và khác biệt có ý nghĩa so với các giống ĐT (90,2%) và ĐN (87,5%) Giống ĐN có tỉ lệ mọc mầm thấp nhất Các giống tham gia thí nghiệm đều có tỉ lệ mọc mầm khác biệt không

có ý nghĩa so với giống đối chứng

4.3 Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

Ở cây bắp, sự tăng trưởng chiều cao sẽ khác nhau vào từng giai đoạn phát triển, đến sau khi bắp phun râu, cây sẽ đạt chiều cao tối đa Giới hạn chiều cao cây phụ thuộc vào yếu tố di truyền và điều kiện ngoại cảnh Mặc dù chiều cao cây không phải

là yếu tố quyết định năng suất bắp nhưng đây là yếu tố quan trọng giúp nông dân bố trí

Trang 36

mật độ hợp lý với sự cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng Đồng thời yếu tố này liên quan đến khả năng chống đổ ngã của cây

4.3.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây

Bảng 4.3 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống bắp nếp (cm/cây)

Theo bảng 4.3, chiều cao cây của các giống ở các giai đoạn khác biệt không có

ý nghĩa trong thống kê

Giai đoạn 14 NSG, cây được khoảng 4 – 5 lá Trước thời điểm này cây bắp chủ yếu sử dụng chất dinh dưỡng trong nội nhũ của hạt giống nên cây lớn rất chậm Sau khi hoàn thiện bộ rễ, cây bắp chuyển sang thời kỳ tự dưỡng, hút chất dinh dưỡng và nước trực tiếp từ đất, phát triển nhanh chiều cao Các giống tham gia thí nghiệm đều

có chiều cao cây cao hơn giống đối chứng (5,53 cm) Trong đó, cao nhất là giống ĐT (7,03 cm)

Giai đoạn 21 NSG, sau khi được bón thúc đợt một, bộ rễ đã phát triển đầy đủ, cây bắp trở nên xanh và cứng cáp hơn Các giống bắp thí nghiệm vẫn có chiều cao cây cao hơn giống đối chứng (15,86 cm), cao nhất là giống ĐN (18,38 cm), các giống còn lại dao động từ 15,99 – 17,85 cm

Ở các giai đoạn: 28, 35 và 42 NSG, các giống bắp đều phát triển rất nhanh và dần ổn định về chiều cao Nhìn trên tổng thể khu thí nghiệm, ở các giai đoạn này vẫn chưa thấy có sự phân hóa cao thấp giữa các giống Trong đó, giống ĐN có chiều cao

Trang 37

cây cao nhất Ở 42 NSG, giống ĐN cao 111,38 cm, thấp nhất là giống TG với 86,48

cm và giống đối chứng cao 98,15 cm

Giai đoạn 49 NSG, sự tăng trưởng của cây đã giảm dần, tuy nhiên, những lá

trên đỉnh nhỏ, dựng đứng và mọc rất nhanh, làm kéo dài đoạn thân gần đốt phân cờ

Do đó, số liệu về chiều cao tăng lên rất đáng kể so với giai đoạn 42 NSG Trong đó,

giống ĐN có chiều cao cây cao nhất (169,63 cm), thấp nhất là giống SĐ (153,58 cm),

giống đối chứng cao 155,53 cm Các giống còn lại dao động từ 153,98 – 165,40 cm

4.3.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây phản ánh khả năng tăng chiều cao của bắp

trong một ngày Từ chỉ tiêu này có thể xác định được sức sinh trưởng của cây qua

từng thời kỳ và dựa vào đó để tính toán công thức phân bón hợp lý, tiết kiệm và hiệu

Theo kết quả xử lý ở bảng 4.4, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giữa các giống

ở các thời kỳ đều khác biệt không có ý nghĩa trong thống kê Tốc độ tăng trưởng chiều

cao cây của các giống tăng dần qua các thời kỳ Giai đoạn từ 35 NSG trở về trước, bắp

tăng trưởng chiều cao với tốc độ chậm Từ 35 NSG cho đến thời kỳ bắp trổ cờ, các

giống đều tăng trưởng nhanh chiều cao

Trang 38

Giai đoạn 14 – 21 NSG, tốc độ tăng chiều cao dao động trong khoảng 1,33 cm/cây/ngày (giống AG) – 1,79 cm/cây/ngày (giống ĐN), giống đối chứng là 1,48 cm/cây/ngày Giai đoạn 21 – 28 NSG, tốc độ tăng trưởng gần như tăng gấp đôi so với giai đoạn trước Trong đó, giống ĐN tăng trưởng nhanh nhất (2,67 cm/cây/ngày), chậm nhất vẫn là giống AG (2,22 cm/cây/ngày), giống đối chứng là 2,36 cm/cây/ngày

Giai đoạn 28 – 35 NSG, tốc độ tăng trưởng của các giống chậm lại so với giai đoạn trước, chỉ dao động từ 1,53 – 2,50 cm/cây/ngày Nguyên nhân là trong giai đoạn này có mưa lớn liên tục, làm ruộng bắp bị ngập nước trong khoảng 3 ngày, dẫn đến tốc

độ tăng trưởng của bắp bị chậm lại Chỉ có tốc độ tăng trưởng của giống LX và giống

AG vẫn tăng lên, mặc dù khoảng tăng thêm không nhiều nhưng đủ để chứng tỏ sức chống chịu của 2 giống này đối với điều kiện bất thuận

Giai đoạn 35 – 42 NSG, tốc độ tăng trưởng của các giống đều tăng lên rất cao Trong đó, nhanh nhất vẫn là giống ĐN (8,2 cm/cây/ngày), thấp nhất là giống LX (5,79 cm/cây/ngày), giống đối chứng là 7,86 cm/cây/ngày Đây là thời kỳ cây bắp tăng trưởng mạnh nhất về thân và lá, cần cung cấp đủ dinh dưỡng để cây sinh trưởng tốt

Giai đoạn 42 – 49 NSG, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tăng cao hơn so với giai đoạn trước Tốc độ dao động từ 8,15 cm/cây/ngày (giống SĐ) – 9,78 cm/cây/ngày (giống TG), giống đối chứng là 8,20 cm/cây/ngày Tuy nhiên, thời kỳ này chiều cao cây tăng trưởng chủ yếu ở phần ngọn, gần đốt phân cờ, phần thân này kéo dài nhanh

để đưa bông cờ lên cao làm tăng nhanh chiều cao cây

4.4 Động thái và tốc độ ra lá

Lá là nơi diễn ra quá trình quang hợp, hô hấp và một số phản ứng trao đổi năng lượng, trao đổi chất của cây với môi trường bên ngoài Một giống có bộ lá phát triển tốt và tuổi thọ lá cao sẽ là tiền đề để tăng năng suất sau này

4.4.1 Động thái ra lá

Số lá trên cây là một yếu tố đáng lưu ý khi lựa chọn giống bắp Một giống bắp

có số lá ổn định, cách bố trí bộ lá trên cây hợp lý, bộ lá gọn, góc lá hẹp sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng giúp cho quá trình quang hợp tốt hơn

Số liệu ở bảng 4.5 cho thấy, số lá của các giống bắp tăng liên tục theo thời gian sinh trưởng Giai đoạn từ 42 NSG trở về trước, số lá trên cây của các giống khác biệt

Trang 39

không có ý nghĩa về mặt thống kê Trong đó, giống ĐT có số lá cao nhất ở các thời kỳ trước 35 NSG

Bảng 4.5 Động thái ra lá của các giống bắp nếp thí nghiệm (lá/cây)

Ghi chú: kí tự theo sau giá trị trung bình khác nhau trên cùng một cột thì có sự khác

biệt trong thống kê ( ** : α = 0,01; ns : sự khác biệt không có ý nghĩa)

Giai đoạn 49 NSG là lúc cây đã ổn định số lá, bắt đầu chuyển qua quá trình sinh trưởng sinh thực Theo kết quả xử lý thống kê ở bảng 4.5, ở mức CV = 2,81%, có

sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê về số lá của các giống Theo đó, giống SĐ có số

lá nhiều nhất (20,21 lá/cây), khác biệt không có ý nghĩa so với giống đối chứng (19,09 lá/cây) và các giống: TG (20,17 (lá/cây); ĐT (19,95 lá/cây); ĐN (19,45 (lá/cây), đồng thời khác biệt rất có ý nghĩa so với giống LX (18,51 lá/cây) và giống AG (17,78 lá/cây) Giống AG có số lá thấp nhất, khác biệt rất có ý nghĩa so với các giống khác, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa so với giống đối chứng và giống LX

4.4.2 Tốc độ ra lá

Tốc độ ra lá ngoài chịu ảnh hưởng của từng thời kỳ phát triển của cây bắp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và chế độ chăm sóc, nếu khô hạn hoặc ngập úng cây sẽ ra lá rất chậm, quá thừa hoặc thiếu dinh dưỡng cũng làm cho cây ra lá chậm

Ngày đăng: 18/09/2018, 19:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w