1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG: MỘT NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH CHO NĂNG SUẤT MÍA ĐƯỜNG TẠI TÂY NINH

71 334 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 800,75 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN ĐIỆN TOÁN TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG: MỘT NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH CHO NĂNG SUẤT MÍA ĐƯỜNG TẠI TÂY NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 62012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN ĐIỆN TOÁN TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG: MỘT NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH CHO NĂNG SUẤT MÍA ĐƯỜNG TẠI TÂY NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM Người hướng dẫn: T.s TRẦN ĐỘC LẬP Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 62012 Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến năng suất mía đường tại tỉnh Tây Ninh thông qua quan hệ lượng mưa và dung tích Hồ Dầu Tiếng ” do NGUYỄN ĐIỆN TOÁN, sinh viên khóa 34, ngành KINH TẾ NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ TS. TRẦN ĐỘC LẬP Người hướng dẫn, ________________________ Ngày tháng năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo (Chữ ký Họ tên) Ngày tháng năm Thư ký hội đồng chấm báo cáo (Chữ ký Họ tên) Ngày tháng năm LỜI CẢM TẠ Con xin gửi lời tri ân trân thành đến Ba Mẹ và gia đình đã động viên, khích lệ tôi trong suốt hành trình thực hiện khóa luận. Và đây là dịp quan trọng để em gửi những lời cám ơn sâu sắc nhất của mình đến trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã cung cấp kiến thức và thông tin để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Cách đặc biệt là Thầy TS.Trần Độc Lập đã giúp tôi nhiệt tình trong việc soạn thảo đề tài tốt nghiệp, hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành bài khóa luận này. Ban lãnh đạo công ty MTV Khai Thác Thủy Lợi Dầu Tiếng, Trung Tâm Khí Tượng Thủy Văn Tây Ninh, Công Ty Mía Đường BourBon Tây Ninh, Tổng Cục Thống Kê Tỉnh Tây Ninh. Tất cả những người bạn Thân yêu là người tôi muốn cám ơn trân thành vì đã đóng góp, động viêc, kích thích tôi hoàn thành khóa luận. NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN ĐIỆN TOÁN. Tháng 3 năm 2012. “Tác động của Biến Đổi Khí Hậu đến năng suất cây trồng: Một nghiên cứu điển hình cho năng suất Mía đường tại tỉnh Tây Ninh” NGUYỄN ĐIỆN TOÁN. March 2012. “Impact of climate change on crop yields: A case study for Sugarcane’s yeild at Tay Ninh province” Xuất phát từ tình hình diễn biến phức tạp của khí hậu hiện nay, đề tài tập trung nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến tình hình sản xuất mía đường tại tỉnh Tây Ninh. Để đạt được mục tiêu trên thì đề tài tập trung phân tích những nội dung sau: Phân tích sự thay đổi của nguồn nước tưới theo kịch bản BĐKH lên lượng mưa. Mô phỏng sự biến đổi năng suất mía dưới các tình huống khí hậu khác nhau được dự báo cho 100 năm tới, từng 10 năm một. Các phương pháp phân tích: Phân tích đặc điểm nguồn nước tưới tại tỉnh Tây Ninh, tập chung vào các mức nước của Hồ Dầu Tiếng và lượng mưa tương ứng với các mức nước đó. Năng suất mía đường tại các mức tưới tiêu sẽ được mô phỏng thông qua hàm sản xuất với một yếu tố đầu vào là nước (Water production function). Sự thay đổi năng suất của mía tại các tình huống khí hậu khác nhau có thể xem như là tác động của thay đổi khí hậu đến năng suất mía đường. Từ những dự báo khí hậu thay đổi trong tương lai ta sẽ đề ra được những hướng khắc phục như: Thay đổi diện tích trồng để đạt sản lưởng tối ưu Điều chỉnh hệ thống đê điều, hệ thống thủy lợi cho tưới cây mía, có thể chuyển đổi dẫn dòng từ cây trồng ít cần nước hơn sang cho mía, hoặc ngược lại để trán lãng phí Sử dụng nghiên cứu các giống khác phù hợp hơn trong tương lai v MỤC LỤC Trang MỤC LỤC v DANH MỤC CÁC BẢNG ix DANH MỤC PHỤ LỤC xii CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.2.3 Nội dung nghiên cứu 2 1.3 Phương pháp nghiên cứu 3 1.4 Phạm vi nghiên cứu 3 1.5 Cấu trúc đề tài 4 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 5 2.1 Tổng quan địa bàn tỉnh Tây Ninh. 5 2.1.1 Điều kiện tự nhiên. 5 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội. 7 2.2 Đặc điểm vùng nguyên liệu mía tỉnh Tây Ninh. 10 2.3 Lịch sử hình thành và phát triển hồ Dầu Tiếng. 13 2.3.1 Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý 13 2.3.2 Đặc điểm hệ thống hồ DT: Hệ thống kênh từ hồ DT: 14 2.3.3 Vai trò và nhiệm vụ 14 2.3.4 Quá trình phát triển Hồ Dầu Tiếng 15 CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 vi 3.1 Cơ sở lý luận 5 3.1.1 Đặc điểm của cây Mía 5 3.1.2 Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam (dự thảo) 21 3.1.3 Khái niệm về Mưa. 27 3.1.4 Lượng mưa và dự báo thời tiết 28 3.1.5 Hồ chứa 29 3.1.6 Những khái niệm cơ bản về mực nước 29 3.1.7 Dung tích nước 31 3.1.8 Năng suất 31 3.2 Phương pháp nghiên cứu 32 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu. 32 3.2.2 Phương pháp thống kê mô tả. 33 3.2.3 Phương pháp so sánh. 33 3.2.4 Phương pháp hồi quy tương quan. 33 3.2.5 Phương pháp mô phỏng. 34 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35 4.1 Mối quan hệ giữa lượng mưa và dung tích hồ DT. 35 4.1.1 Lượng mưa trung bình năm tại Tây Ninh từ 1985 35 4.1.2 Quan hệ lượng mưa và dung tích Hồ. 36 4.2 Kết quả điều tiết nước tại Hồ Dầu Tiếng cho cây Mía. 38 4.3 So sánh lượng mưa trung bình năm với khả năng đáp ứng tưới cho Mía ở Tây Ninh. 40 4.4 Dự báo lượng mưa và lưu lượng tưới cho Mía theo kịch bản BĐKH 40 4.4.1 Dự báo lượng mưa theo kịch bản 3 kịch bản. 40 4.4.2 Dự báo lưu lượng tưới cho Mía theo kịch bản BĐKH. 42 vii 4.5 Dự báo năng suất theo hàm sản xuất một yếu tố đầu vào là nước. 43 4.5.1 Năng suất Mía đường tại Tỉnh Tây Ninh 43 4.5.2 Kết quả dự báo. 44 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50 5.1 Kết quả. 50 5.2 Kiến nghị. 52 5.2.1 Đối với nhà hoạch định chính sách. 52 5.2.2 Đối với Công Ty khai thác thủy lợi Dầu Tiếng. 52 5.2.3 Đối với nhà nông. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHẦN PHỤ LỤC 56 viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT FAO Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (Food and Agricultural Organization) NNPTNT Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn DT Dầu Tiếng QTK Lưu lượng dòng chảy TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên SDI Chỉ số mật độ phù sa BĐKH Biến đổi khí hậu SCK So với cùng kì ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ix DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.2. Mức Thay Đổi (%) Lượng Mưa Năm So với Thời Kỳ 19801999 Theo Kịch Bản Phát Thải Trung Bình tại tỉnh Tây Ninh.(trích kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam) 27 Bảng 4.1. Lượng Mưa tại Lưu Vực Hồ DT từ Năm 19852011 35 Bảng 4.2: Lượng Mưa và Dung Tích Tương Ứng Trong 27 Năm tại Hồ Dầu Tiếng. 36 Bảng 4.3: Khả Năng Tưới Nước cho Cây Mía của Hồ Dầu Tiếng. 38 (Nguồn: Chi cục thủy lợi Tây Ninh) 39 Bảng 4.4: Mức % Dung Tích Hồ, Lượng Mưa Tương Ứng và Lưu Lượng Tưới cho Mía. 40 Bảng 4.5. Lượng Mưa tại Tây Ninh Giai Đoạn 19801999. 41 (Nguồn: Worldbank.org) 41 Bảng 4.6: Dự Báo Lượng Mưa theo Kịch Bản BĐKH. 42 Bảng 4.7: Dự Báo Lưu Lượng Tưới cho Mía theo kịch bản phát thải trung bình. 42 Bảng 4.8. Năng Suất Mía Đường tại Tỉnh Tây Ninh từ 1985 Đến Nay. 43 Bảng 4.9: Kết Quả Dự Báo Tưới cho Từng Giai Đoạn. 45 x Bảng 4.10: Kết quả dự báo năng suất giảm tại từng giai đoạn: 46 Bảng 4.11: Kết Quả Dự Báo Năng Suất. 46 xi DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Tây Ninh. 6 Hình 2.2. Hồ Dầu Tiếng 13 Hình 3.1: Mô Hình Copwat 8.0 (Fao, 1998) 21 Hình 3.3: Mức Thay Đổi Lượng Mưa Năm (%) vào Giữa (a) và Cuối Thế Kỷ 21 (b) Theo Kịch Bản Phát Thải Trung Bình 27 Hình 4.1: Biểu Đồ Tương Quan Giữa Lượng Mưa và Dung Tích Hồ Dầu Tiếng. 38 Hình 4.2: Biểu Đồ Dự Báo Lượng Mưa trong Tương Lai. 47 Hình 4.3: Biểu Đồ Dự Báo Thay Đổi Năng Suất. 48 xii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Thống Kê Khí Hậu tại tỉnh Tây Ninh. Phụ lục 2. Mối Quan Hệ Giữa Lượng Mưa và Dung Tích Hồ Dầu Tiếng. Phụ lục 3. Kết Quả Nhu Cầu Nước qua Phần Mềm Cropwat (Fao) CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Việt Nam là nước có nền nông nghiệp lâu đời, trong xu thế hiện nay, khi đất nước ta đang trong thời kì mở cửa hội nhập cùng với nền kinh tế thế giới qua sự kiện Việt Nam gia nhập WTO thì những chính sách ngày càng mở rộng đã đem đến cho nông dân cũng như nhiều doang nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức, trong đó có ngành mía đường Cây mía đã từ lâu trở thành một loài cây trồng quen thuộc với bà con nông dân. Cây mía là một loài cây trồng cho năng suất cao, niên vụ 20102011 đạt bình quân đến hơn 70 tấnha (Sơn Trần, 2012), ngoài ra cây mía còn có khả năng thích ứng cao với điều kiện ngoại cảnh tại Tây Ninh (nhiệt đới gió mùa nóng ẩm) và tại một số huyện ở Tây Ninh như Châu Thành, Tân Châu, Tân Biên. Sản xuất cây mía đã trở thành hoạt động tạo nguồn thu nhập chính và người nông dân ở đây cung cấp chủ yếu cho nhà máy đường Bourbon Tây Ninh. Để đạt hiệu quả kinh tế cao từ cây mía đường đòi hỏi phải hiểu biết chi tiết về đặc tính sinh thái của cây trồng này. Đối mặt với sự biến đổi liên tục của khí hậu trong những năm gần đây, chúng ta cần phải làm rõ hơn ảnh hưởng của yếu tố khí hậu, lượng nước tưới đến sự sinh trưởng và phát triển của cây mía đường. Đề tài này hướng vào nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất mía 2 đường, tập chung phân tích thay đổi lượng mưa đến lượng nước tưới_Kết quả nghiên cứu của luận văn này hy vọng có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách và các kĩ sư nông nghiệp trong việc đề suất các biện pháp kĩ thuật, chính sách thủy lợi phù hợp nhằm tăng năng suất cây mía. Để giải quyết vấn đề làm sao đo lường năng suất dựa vào lượng nước tưới cho cây mía trong điều kiện biến đổi khí hậu trong 10…100 năm tới, tôi quyết định chọn đề tài “Tác động của biến đổi khí hậu lên năng suất cây trồng: Một nghiên cứu điển hình cho năng suất Mía đường tại tỉnh Tây Ninh” Với những mong muốn phản ánh được thay đổi khí hậu và lượng nước tưới lên sản lượng mía đường trong những năm tới đây trong điều kiện dự báo khí tượng có sẵn, đồng thời đề ra những biện pháp thiếu hụt cũng như dư thừa lượng nước tưới cho mía. 1.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài tập trung vào đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến năng suất mía đường tại tỉnh Tây Ninh qua tác động của lượng mưa đến dung tích Hồ Dầu Tiếng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Xác định năng suất mía đường dưới kịch bản biến đổi khí hậu đối với lượng mưa. Dựa vào dự báo của chương trinh nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở VN mà tập trung là lượng mưa để xem xét ảnh hưởng của những tình huống khác nhau của khí hậu Tây Ninh trong 20, 40… 100 năm đến lưu lượng nước tưới cho cây Mía, ở các tình huống đó năng suất của mía sẽ thay đổi ra sao? Từ đó xem xét sự thay đổi của các yếu tố khác như: thu nhập, diện tích canh tác, thay đổi giống mới 1.2.3 Nội dung nghiên cứu 3 Xác định nhu cầu nước tưới cho cây Mía tại tỉnh Tây Ninh dưới các thông số điều kiện tự nhiên, khí hậu ở tỉnh Tây Ninh bằng phần mềm Cropwat 8.0 của Fao. Xác định mối quan hệ của lượng mưa đến dung tích Hồ Dầu Tiếng, từ đó đánh giá khả năng cung ứng nước cho nông nghiệp của Hồ. Xác định sự thay đổi về năng suất mía đường ở các tình huống khí hậu khác nhau và chế độ tưới nước khác nhau từ đó có thể đánh giá được ảnh hưởng của khí hậu lên năng suất mía đường tại Tây Ninh Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả nghề trồng mía, tránh thất thoát vô ích, điều chính lượng nước cho phù hợp 1.3 Phương pháp nghiên cứu Để xác định nhu cầu nước của cây mía ở các tình huống khí hậu khác nhau ở Tây Ninh, chúng tôi sử dụng phần mềm mô phỏng xác định nhu cầu nước và nhu cầu tưới tiêu cho cây trồng do FAO cung cấp, phần mềm có tên là Cropwat 8.0 (Swennenhuis, 2006) Năng suất mía tại các mức tưới tiêu sẽ được mô phỏng qua hàm sản xuất một yếu tố đầu vào là nước (Rao et al, 1988) năng suất mía sẽ được xác định tại các tình huống khí hậu khác nhau và các chế độ tưới nước khác nhau và đây coi là tác động của thay đổi khí hậu lên năng suất mía Dự báo năng suất mía thay đổi thông qua phương pháp mô phỏng kết hợp sử dụng số liệu trong quá khứ, cụ thể trong các giai đoạn nguồn nước tưới thay đổi với điều kiện khí hậu tương ứng thì năng suất thay đổi tương ứng ra sao? Và một số phương pháp khác như so sánh, thống kê mô tả. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Thời gian: từ năm 1985 đến năm 2011 Địa điểm: tỉnh Tây Ninh 4 1.5 Cấu trúc đề tài Cấu trúc đề tài gồm 5 chương Chương 1: Nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục đích, nội dung nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu Chương 2: Tổng quan Tổng quan địa bàn nghiên cứu: tỉnh Tây Ninh, Hồ Dầu Tiếng. Đặc điểm vùng nguyên liệu mía Tây Ninh. Chương 3: Cơ sở Lý Luận và Phương pháp nghiên cứu Đặc điểm kỹ thuật và nhu cầu nước tưới. Tác động của BĐKH lên năng suất cây trồng qua biến đổi lượng mưa. Khái niệm lượng mưa, hồ chứa, mực nước và dung tích Hồ chứa. Giải thích cách xác định nhu cầu nước của mía đường tại tỉnh Tây Ninh (phần mềm Cropwat). Giải thích cách xác định sản lượng mía ở các chế độ tưới nước khác nhau thông qua hàm sản xuất một yếu tố đầu vào là nước. Định nghĩa các phương pháp nghiên cứu: thống kê mô tả, so sánh, mô phỏng. Chương 4: Kết quả và thảo luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1 Tổng quan địa bàn tỉnh Tây Ninh. 2.1.1 Điều kiện tự nhiên. Tỉnh Tây Ninh thuộc miền Đông Nam Bộ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tọa độ từ 10057’08’’ đến 11046’36’’ vĩ độ Bắc, và 105048’43’’ đến 106022’48’’ kinh độ Đông. Phía Tây và Tây Bắc giáp với vương quốc Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, phía Nam giáp TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Là tỉnh chuyển tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung bộ xuống Đồng Bằng sông Cửu Long. Tây Ninh có diện tích tự nhiên là 4.035,45Km2, dân số trung bình : 1.066.402 (2009), mật độ dân số là: 264 ngườiKm2. Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa TP.Hồ Chí Minh và thủ đô Phnom Penh vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 6 Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Tây Ninh. Tây Ninh có 1 thị xã và 8 huyện bao gồm: Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hòa Thành, Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng. Thị xã Tây Ninh là trung tâm kinh tếchính trịvăn hóa của Tỉnh, cách TP.Hồ Chí Minh 99km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 22B và cách thủ đô Hà Nội 1809km theo quốc lộ 1A. Tây Ninh có núi bà Đen cao 986m, đây là ngọn núi cao nhất vùng Đông Nam Bộ. Tây Ninh có nhóm đất chính là đất xám chiếm 84,13% đất tự nhiên toàn tỉnh, địa hình bằng phẳng thuận tiện cho việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, phù hợp để trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Khí hậu Tây Ninh trương đối ôn hòa, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 cho đến tháng 11, mùa nắng (từ tháng 12 cho đến tháng 4 năm sau) tương phản rất rõ với mùa mưa có các đặc điểm: Chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định. Mặt khác tỉnh Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, ít bị ảnh hưởng của bão và những yếu tố bất lợi khác. Nhiệt độ trung bình là 27,40C, lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có 6h nắng. 7 Lượng mưa trung bình hằng năm từ 18002200 mm, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 80%, tốc độ gió là 1,7ms và thổi điều hòa trong năm. Tây Ninh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu là: Tây – Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc – Đông Bắc vào mùa khô. Về tài nguyên nước: nguồn nước mặt ở Tây Ninh chủ yếu dựa vào hệ thống kênh rạch trên địa bàn toàn tỉnh, với chiều dài hệ thống là 617km, trung bình 0,11kmkm2 và chủ yếu dựa vào 2 sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Tài nguyên nước tại tỉnh Tây Ninh rất phong phú chưa kể nguồn nước ngầm có thể khai thác vào mùa khô Về khoáng sản: chủ yếu ở Tây Ninh là thuộc nhóm khoáng sản phi kinh loại như: than bùn, đá vôi, đá cuội, sỏi, cát, sét và đá xây dựng. Tây Ninh là vùng đất có điều kiện khí hậu phù hợp phát triển cây công nghiệp ngắn ngày trong đó có cây Mía đường, các thông số khí hậu đã lưu tại Phụ lục 1 để phục vụ cho điều tra nhu cầu nước cây Mía qua phần mềm Cropwat 8.0. 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội. Xã hội: Hiện nay, trên đất Tây Ninh có 26 dân tộc anh em sinh sống. Mỗi dân tộc tuy có những phong tục, tập quán sinh hoạt khác nhau nhưng đều có truyền thống chung là sống đoàn kết với cộng đồng, lao động cần cù, chiến đấu chống địch họa, thiên tai dũng cảm, tất cả đã tạo nên cho Tây Ninh một nền văn hoá đa dạng, phong phú và đầy bản sắc. Về tôn giáo, ở Tây Ninh có đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Công giáo, đạo Tin Lành, đạo Hồi và một số tôn giáo khác... Về phương diện lịch sử, Tây Ninh là địa phương giàu truyền thống cách mạng yêu nước, là thủ đô của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, là nơi đứng chân của các lực lượng vũ trang miền. Ngoài các di tích Trung ương cục Miền Nam, ở Tây Ninh còn nhiều di tích lịch sử khác gắn liền với 8 cuộc kháng chiến giải phóng Miền Nam như di tích căn cứ Bời Lời, chiến khu Dương Minh Châu, địa đạo An Thới và nhiều di tích khác. Kinh tế: Tây Ninh là một trong những cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng giữa Việt Nam với các nước láng giềng Campuchia, Thái Lan…Tây Ninh cũng là tỉnh có vị trí quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Theo dự thảo báo cáo của Tỉnh uỷ, năm 2011, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, song kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh tiếp tục đạt được kết quả khá toàn diện. Đã có 2023 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt Nghị quyết đề ra. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 14% so với cùng kỳ năm 2010 (SCK). Giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu, thu hút đầu tư trong và ngoài nước tăng cao SCK. Cụ thể giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp ước đạt 6.124,6 tỷ đồng, tăng 5,5% SCK; giá trị sản xuất công nghiệp thủ công nghiệp ước đạt 9.921,3 tỷ đồng, tăng 22% SCK; giá trị các ngành dịch vụ ước thực hiện 10.815 tỷ đồng, tăng 14,1% SCK. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (nông lâm ngư nghiệp: 24,8%; công nghiệp, xây dựng: 31,4%; dịch vụ: 43,8%.) GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 1.990 USD. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 3.824,40 tỷ đồng, đạt 127,47% dự toán, tăng 20,63% SCK. Tổng chi ngân sách ước thực hiện 4.875,27 tỷ đồng, đạt 139,60% dự toán, bằng 38,55% SCK. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước tăng mạnh; đã cấp giấy phép đầu tư mới cho 34 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với vốn đăng ký 610,3 triệu USD. Hiện nay, toàn tỉnh có 204 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký 1.428,1 triệu USD; 289 dự án đầu tư trong nước, với vốn đăng ký 34.808 tỷ đồng. Phương hướng phát triển của Tây Ninh trong thời gian tới gắn liền với phương hướng phát triển kinh tế – xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, 9 một trong những vùng kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và giữ vai trò quyết định đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của cả nước. Các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới: Đẩy mạnh dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu vùng, cơ cấu ngành, lĩnh vực, tập trung khai thác lợi thế so sánh, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư (tăng cường huy động nguồn vốn trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài), khai thác các lợi thế, đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng. + Các huyện phía Nam tỉnh (Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu) theo hướng phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ trên cơ sở đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài và các dịch vụ dọc theo đường Xuyên Á. + Các huyện phía Bắc (Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Dương Minh Châu) tập trung chuyển đổi cây trồng vật nuôi, ổnn định vùng nguyên liệu cây công nghiệp cho các nhà máy chế biến và thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn trên cơ sở khai thác tốt lợi thế cửa khẩu. + Đối với thị xã Tây Ninh, Hòa Thành phát triển nhanh và nâng cao chất lượng các hoạt động thương mại du lịch ,dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, tập trung chỉnh trang, xây dựng khu đô thị văn minh, hiện đại. Tây Ninh thực hiện các chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư đúng với quy định của chính phủ, nhưng luôn luôn dành cho nhà đầu tư ở mức tốt nhất như: Mức ưu đãi cao nhất của khung và Mức nghĩa vụ thấp nhất. Ngoài ra, Tùy điều kiện cụ thể của mỗi dự án, tỉnh xem xét hỗ trợ hạ tầng ngoài hàng rào, tập trung hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện nhanh các thủ tục để giảm chi phí và thời gian ra nhập thị trường. 10 Tây Ninh đang phấn đấu đến năm 2020 trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển bền vững với khoảng 25 khu công nghiệp hoạt động (tổng điện tích khoảng 12.000 ha). Một số khu công nghiệp đang hoạt động tại tỉnh như: Vường công nghiệp Bourbon An Hòa (phát triển khu công nghiệp sinh thái, KCN Trảng Bàng, KCN Phước Đông… 2.2 Đặc điểm vùng nguyên liệu mía tỉnh Tây Ninh. Do hiệu quả kinh tế của cây mía so với một số cây trồng khác kém hơn, nên trong những năm gần đây, diện tích cây mía ở tỉnh Tây Ninh đã bị giảm sút nghiêm trọng. So với cây mía thì trồng cây sắn, cây cao su sẽ cho thu nhập cao hơn. Bình quân cây cao su cho lãi khoảng từ 60 đến 70 triệuhanăm; cây sắn cho lãi khoảng từ 30 đến 40 triệuhanăm. Cùng với đó, giá thuê đất để trồng mía tăng nhanh hơn tốc độ tăng giá mua mía, trồng mía tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn các loại cây trồng khác và đặc biệt là khâu thu hoạch mí còn rất khó khăn do chủ yếu vẫn là thủ công. Chính vì vậy mặc dù nhà nước và các doanh nghiệp đã áp dụng các chính sách đầu tư, hỗ trợ, thu mua ngày càng thoáng và tạo lợi nhuận cho người trồng mía nhằm khội phục vùng nguyên liệu mía, nhưng hiện nay, diện tích mía ở Tây Ninh chỉ còn chưa đến 20.000ha, không còn đủ nguyên liệu mía cung cấp cho các nhà máy. Việc mở rộng vùng nguyên liệu mía và vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Trước tình hình quỹ đất trồng mía trong tỉnh ngày càng co lại, các nhà máy có công suất lớn một mặt tiếp tục vận động nông dân trong tỉnh tiếp tục trồng mía, một mặt tìm hướng đầu tư vùng cận biên giới. Đến nay, nhiều nhà máy đang triển khai và đã có những tín hiệu khả quan. Tại hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 20102011 Tỉnh Tây Ninh, tổng diện tích mía đường trên toàn tỉnh là 23.271 ha, năng suất bình quân là 71,57 tấnha, sản lượng là 1.708.441 tấn. Theo kế hoạch dự tính sản xuất niên vụ 20112012, diện tích dự kiến là 28.000 ha, năng suất 73 tấnha. Sản lượng 2.044.000 tấn. 11 Theo quy hoạch vùng nguyên liệu mía được phê duyệt vào năm 2004, thì đến năm 2010 diện tích vùng nguyên liệu mía là 41.546 ha với năng suất bình quân dự kiến là 70 tấnha. Song song đó là các chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu, đầu tư phát triển giống mới, đầu tư vốn và hỗ trợ lãi suất cho nông dân trồng mía… Sau khi quy hoạch được phê duyệt, Nhà nước đã tăng cường vốn đầu tư phát triển hạ tầng vùng nguyên liệu mía. Cụ thể như Nhà nước đã đầu tư 164 tỷ đồng xây dựng hệ thống thuỷ lợi Tân Hưng lấy nước từ hồ Dầu Tiếng để tưới tiêu cho gần 10.000 ha vùng nguyên liệu mía Tân Biên. Sau đó, Nhà nước tiếp tục đầu tư thêm 80 tỷ đồng xây dựng hệ thống thuỷ lợi Tân Châu lấy nước từ hồ Tha La tưới cho vùng nguyên liệu mía trên địa bàn huyện Tân Châu. Ngoài ra, Nhà nước còn đầu tư xây dựng nhiều công trình trạm bơm khác và xây dựng nhiều tuyến đường giao thông để tạo điều kiện thuận tiện trong việc vận chuyển mía. Thống kê đến nay, Tây Ninh đã đầu tư khoảng hơn 2.000 tỷ đồng để tạo điều kiện thực hiện quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía. Ngoài ra, các nhà máy chế biến mía đường hằng năm cũng có đầu tư xây dựng hạ tầng trong vùng nguyên liệu mía, đồng thời có chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân trồng và chăm sóc mía. Tất cả sản lượng mía đều được các nhà máy thu mua chế biến. Thế nhưng, thực tế việc phát triển vùng nguyên liệu mía trong thời gian qua không ổn định được như dự kiến. Năm 2004, tổng diện tích mía toàn tỉnh thực hiện được gần 28.500 ha. Năm 2005 diện tích vùng nguyên liệu mía được nâng lên hơn 31.500 ha. Năm 2006 tiếp tục tăng lên gần 38.000 ha đạt được hơn 90% diện tích mía theo quy hoạch. Thế nhưng đó cũng là năm diện tích mía ở Tây Ninh đạt cao nhất, bởi vì những năm sau đó diện tích mía liên tục giảm sút. Năm 2007 diện tích mía từ gần 38.000 ha giảm xuống còn khoảng 33.000 ha. Năm 2008 diện tích mía “tuột dốc” thê thảm hơn từ 33.000 ha giảm xuống chỉ còn có hơn 18.800 hachỉ còn chưa đến phân nửa diện tích quy hoạch do lợi nhuận từ cây mía không 12 bằng các loại cây trồng khác. Qua nhiều nỗ lực tăng cường đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và các nhà máy chế biến, từ năm 2009 diện tích mía đã bắt đầu tăng trở lại. Tuy nhiên, năm 2010 mới thực sự là năm đánh dấu rõ nét cho sự trở lại của cây mía trên đất Tây Ninh đặc biệt là về năng suất. Về diện tích, năm 2010 vùng nguyên liệu mía đã được nâng lên khoảng 25.000 ha. Số diện tích mía tăng không nhiều so với các năm trước, nhưng tổng sản lượng lại tăng do năng suất mía tăng rất cao. Theo thống kê của ngành chức năng, năng suất mía từ trước đến năm 2009 chỉ đạt trên dưới 50 tấnha. Đến niên vụ 2010 2011, năng suất mía bắt đầu gia tăng khá mạnh đạt bình quân đến hơn 70 tấnha. Vụ chế biến này, các nhà máy thu mua vượt kế hoạch đến gần 30%. Công ty CP Bourbon Tây Ninh đầu vụ đề ra kế hoạch sản lượng mía thu mua chế biến là 650.000 tấn, nhưng thực tế đạt đến hơn 900.000 tấn. Nhà máy đường Biên Hoà Tây Ninh cũng vậy, đầu vụ nhà máy đề ra kế hoạch sản lượng mía chế biến là 340.000 tấn, nhưng sản lượng thu mua thực tế lên đến gần 400.000 tấn. Để tiếp tục tạo điều kiện cho lĩnh vực sản xuất và chế biến mía đường phát triển đạt hiệu quả cao nhất, Tây Ninh đã điều chỉnh quy hoạch phù hợp với tình hình sản xuất thực tế và có sự đầu tư hạ tầng vùng nguyên liệu tập trung hơn. Qua rà soát, ngành NNPTNT đề xuất điều chỉnh diện tích vùng nguyên liệu mía đưa vào quy hoạch giai đoạn 20102015 là 36.343 ha, tập trung ở 49 xã thuộc 5 huyện là Châu Thành, Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu và Bến Cầu. Diện tích quy hoạch vùng nguyên liệu mía giai đoạn này có giảm so với quy hoạch giai đoạn trước hơn 5.000 ha, nhưng tính khả thi khi thực hiện sẽ cao hơn. Đáng chú ý trong quy hoạch điều chỉnh có phân chia vùng nguyên liệu cụ thể cho các nhà máy chế biến mía đường trong tỉnh. Từ những tín hiệu lạc quan như vậy cho thấy cây mía Tây Ninh đang dần hồi phục để trở lại vị trí là cây thế mạnh và tỉnh Tây Ninh cũng đang dần trở lại vị trí là “thủ đô mía đường” của cả nước 13 2.3 Lịch sử hình thành và phát triển hồ Dầu Tiếng. Hồ Dầu Tiếng nằm chủ yếu trên địa phận huyện Dương Minh Châu và một phần nhỏ trên địa phận huyện Tân Châu, thuộc tỉnh Tây Ninh nằm cách thị xã Tây Ninh 25 km về hướng đông, với diện tích mặt nước là 270 km² và diện tích lưu vực là 2.700 km² đất bán ngập nước, dung tích chứa 1,58 tỷ m³ nước. Được khởi công xây dựng vào ngày 2941981 và hoàn thành vào ngày 1011985. Với một đập xả lũ ra đầu nguồn sông Sài Gòn ngoài ra còn có hai kênh Đông và kênh Tây đã tưới mát những cánh đồng mì, mía, lúa ở Tây Ninh mà còn ở Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh). Ngoài ra còn cung cấp nước cho nhà máy lọc nước ở Thủ Đức. Hình 2.2. Hồ Dầu Tiếng 2.3.1 Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý 14 Vị trí địa lý: Hồ chứa nước Dầu Tiếng (hồ DT) được xây dựng ở thượng lưu sông Sài Gòn, nằm trên địa phận tỉnh Tây Ninh và Bình Dương, trải dài từ 11012’ tới 12000’ vĩ độ Bắc và từ 160010’ đến 106030’ kinh độ Đông, cách TP HCM khoảng 100km theo đường liên tỉnh. Khí hậu: Hồ Dầu Tiếng nằm trong vùng khí hậu đặc trưng của miền Đông Nam Bộ đó là nhiệt đới gió mùa là vùng thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 26270C và ít thay đổi trong suốt cả năm. Vùng này có lượng mưa trong bình hàng năm cao, từ 18002400 mm. Lượng mưa tập trung vào mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11, 200300 mmtháng) gây ra xói mòn đất ở vùng đồi dốc và rửa trôi mạnh mẽ phẫu diện đất. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 12001400 mm. Do khí hậu khá thuận lợi, vùng Đông Nam Bộ sản xuất nhiều nông sản có giá trị cao như cao su, cà phê, tiêu, mía, bắp, cây ăn quả và rau màu. 2.3.2 Đặc điểm hệ thống hồ DT: Hệ thống kênh từ hồ DT: Kênh chính Đông: 46km, QTK: 64m3s Kênh chính Tây: 39km, QTK: 70m3s Kênh Tân Hưng: 29km, QTK: 12,8m3s Kênh cấp 1: tổng cộng có 81 kênh, dài 350km Mực nước dâng bình thường ở hồ DT ở cao trình +24,4m và mực nước chết ở cao trình +17,0m. Tổng lượng dòng chảy dao động từ 1.680 triệu m3 đến 470 triệu m3 tương ứng với mực nước ở cao trình +24,4m và +17m. Diện tích mặt hồ khoảng 264 km2 ứng với mực nước +24,4m và khoảng 120km2 ứng với mực nước +17,0m. Thời gian lưu nước là 350 ngày, dài 28 km, độ dốc đáy 0.25, chỉ số SDI là 0.48. 2.3.3 Vai trò và nhiệm vụ Vai trò: Nằm ở thượng lưu sông Sài Gòn, hồ chứa DT đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc dự trữ cung cấp nước ngọt, điều hoà môi trường thuỷ lực, điều tiết lũ ở hạ lưu, kiểm soát mặn ở hạ lưu, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch và bảo tồn sinh thái, liên quan đến đời sống hàng triệu dân các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và Thành phố Hồ Chí Minh. Chức năng, nhiệm vụ: Điều tiết nhiều năm với sông Sài Gòn, tưới hơn 80.000ha đất sản xuất nông nghiệp các huyện Tân Biên, Châu Thành, Bến Cầu, Dương Minh Châu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng, Thị Xã Tây Ninh. Cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt và công nghiệp trong vùng hằng năm khoảng 100 triệu m3. Tận dụng diện tích mặt nước và dung tích hồ chứa để nuôi cá. 15 2.3.4 Quá trình phát triển Hồ Dầu Tiếng Thành lập từ năm 1985 Hồ DT đã có hơn 25 năm phát triển, đã đạt được những thành tựu đáng nổi bật sau: Đáp ứng nhu cầu tưới với diện tích tưới là 74.750 ha và diện tích tiêu 42.775 ha. Tại Tây Ninh thì Hồ Dầu Tiếng phục vụ cho 52.830 ha đất nông nghiệp. Tiếp tục đầu tư kiên cố hóa hệ thống kênh tưới, tiêu hiện có và hiện đại hóa các công trình thủy lợi (VWRAP), gắn với đầu tư mới hệ thống khu tưới Tân Biên (Dự án Phước Hòa) Cung cấp nước công nghiệp cho nhà máy đường 8.000 tấnngày của Công ty Bourbon Tây Ninh. Ngoài ra còn các thành tích về việc khai thác nước sinh hoạt cho công suất là 18.000 m3ngày. CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Cơ sở lý luận 3.1.1 Đặc điểm của cây Mía a) Điều kiện sinh thái của cây Mía Mía là cây nhiệt đới ưa nhiệt độ cao, ánh sáng đầy đủ đủ, mưa nhiều. Trong những điều kiện khí hậu thích hợp, về phương diện tổng sinh khối tạo ra cũng như sản phẩm cuối cùng, mía là cây trồng có hiệu quả nhất. Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân thích hợp nhất cho sinh trưởng của cây mía là 25260C. Yêu cầu nhiệt đổi thay đổi theo từng thời kì sinh trưởng: Mía nẩy mầm rất chậm khi nhiệt độ dưới 200C tốt nhất là ở nhiệt độ từ 26 330C , trên 400C lúc đó cần hấp lom dày. Mía bắt đầu vươn cao khi nhiệt độ trung bình từ trên 200C, khối lượng thân tăng gấp 4 lần so với nhiệt độ 210C, nhiệt độ thích hợp nhất cho vươn cao là 280 350C Trong thời kì chín giữa nhiệt độ thấp và tỉ lệ đường có tương quan chặt chẽ. Giới hạn nhiệt độ thích hợp cho thời kì chín là 140250C Ánh sáng: Mía là cây trồng nhiệt đới, nhạy cảm với ánh sáng và đòi hỏi cao về ánh sáng. Số giờ nắng tối thiểu trong năm là 1.200 giờ, tốt nhất trên 2.000 giờ. 17 Lượng mưa: Mía là cây trồng cần nhiều nước, nhưng sợ úng nước. Mía yêu cầu lượng mưa tối thiểu trong năm là 1.500mm tức là số lượng mưa phải từ 2.000mm đến 2.500mm. Ở giai đoạn sinh trưởng mía yêu cầu 100170mmtháng; khi chín yêu cầu khô ráo. Mía thu hoạch sau thời gian khô ráo 2 tháng sẽ có tỷ lệ lượng đường cao. Gió: Mía sợ gió mạnh và khô. Gió bảo làm cây đổ dẫn đến giảm năng suất, phẩm chất cây mía và công thu hoạch cũng tăng lên. b) Đất đai Tiêu chuẩn đất trồng mía tốt như sau: Đất có nguồn ngốc núi lửa hoặc phù sa mới; Đất thịt, đất pha cát, kết cấu tơi xốp, giữ nước tốt; Tầng canh tác dày 0,70,8m; dày hơn cáng tốt; Thoát nước tốt (mức nước ngầm ở độ sâu từ 1,52m); Độ pH từ 68; Hàm lượng chất hữu cơ, dư lượng N và các nguyên tố khoáng dễ tan khá cao. Không nhiều muối độc, không thiếu vi lượng. Địa hình bằng phẳng, không có đá ngầm, đá lồi đầu, độ dốc tối đa 7% (cho thu hoạch bằng cơ giới) và 15% (cho thu hoạch bán cơ giới) c) Nhu cầu dinh dưỡng Một vụ mía có năng suất 100 tấnha lấy từ đất 200 kg N, 85 kg P2O5 và 420 kg K2O. Trung bình 1 tấn mía cần 1kgN; 0,50,7 kg P2O5; 1,52 kg K2O. Trong thời kì đầu mía hút phân chậm, nhưng khi thân, lá, rễ đã phát triển tốc độ hút tăng lên rất mạnh, đặc biệt là đối với K và N đạt đỉnh sau khi trồng 36 18 tháng, sau đó tốc độ hút chậm dần, nhưng gần tới thu hoạch cây vẫn hút dinh dưỡng. d) Giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây Mía Chu kì sinh trưởng của cây mía từ trồng bằng hom đến thu hoạch (mía tơ) hoặc từ để gốc đến thu hoạch (mía gốc) trung bình thường kéo dài khoảng 1 năm. Thời gian sinh trưởng của mía đông xuân khoảng 1012 tháng, mía thu 1416 tháng. Toàn bộ thời gian sinh trưởng của cây mía chia ra làm 5 giai đoạn. Thông thường người ta xếp chung đẻ nhánh vươn cao là 1 giai đoạn Giai đoạn nảy mầm: Giai đoạn nảy mầm được tính từ khi đặt hom trồng cho đến lúc mầm mía nảy thành cây con, mở đầu cho hoạt động sống của cây mía. Yêu cầu kĩ thuật đối với thời kì này là tỷ lệ nảy mầm cao, sức nảy mầm nhanh, đều. Độ ẩm thích hợp là 7080% độ ẩm tối đa đồng ruộng. Thời kì cây con: Bắt đầu từ khi cây có lá thật thứ nhất cho đến khi phần lớn số cây trong đồng có 5 lá thật. Thời kì này rễ cây phát triển mạnh, hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Độ ẩm thích hợp chỉ cần 60% độ ẩm tối đa đồng ruộng. Thời kì đẻ nhánh: Khi cây mía có từ 67 lá thật thì bắt đầu đẻ nhánh. Thời gian đẻ nhánh kéo dài từ 34 tháng. Độ ẩm thích hợp từ 7080%. Thời kì vươn cao (vươn lóng): Cuối giai đoạn đẻ nhánh, cây mía bước vào thời kì làm lóng, vươn cao. Đặc trưng của thời kì này là: Ngọn phát triển, số lá tăng thêm và đổi mới không ngừng. Rễ phát triển mạnh. Thân vươn cao nhanh, đường kính thân tăng mạnh. Chất khô tích lũy nhanh. Thời kì vươn cao của cây mía thay đổi từ 47 tháng . Thời kì vươn cao của cây mía là thời kì quyết định trọng lượng thân và năng suất mía. 19 Độ ẩm thích hợp từ 7075% độ ẩm tối đa đồng ruộng. Thời kì chín công nghiệp và trổ cờ: Chín công nghiệp là khi hàm lượng đường trong cây mía đạt mức thích hợp để thu hoạch ép đường. Độ ẩm thích hợp là 5060% Trổ cờ thường không trùng với thời kì chín công nghiệp và có ảnh hưởng không tốt đến nguyên liệu mía phục vụ cho nhà máy đường. Ở nước ta mía thường trổ cờ từ tháng 10 (miền Nam) và tháng 12 (miền Bắc). e) Nhu cầu nước của cây Mía Để tạo thành 1kg mía cần 86210 lít nước (trung bình 150 lít), như vậy để có được 1 tấn mía cần 150m3ha Nhu cầu nước của cây mía rất lớn tùy thuộc vào khí hậu, thay đổi từ 1.500 2.000mm nướcvụ. Hệ số sử dụng nước của cây mía tùy thuộc vào nhu cầu nước của cây mía và lượng bốc thoát hơi nước. Nhu cầu nước lớn nhất của cây mía là thời kì đẻ nhánh và vươn cao. Ở thời kì vươn cao nhu cầu nước vào khoảng 5060% tổng nhu cầu nước trong toàn bộ thời gian sinh trưởng. Giai đoạn nảy mầm và cây con nhu cầu nước khoảng 10 15%, giai đoạn chín là 30% tổng nhu cầu nước. f) Cung cấp nước và năng suất Mía Lượng nước tưới và số lần tưới thay đổi theo các thời kì sinh trưởng của cây mía. Ở thời kì nảy mầm và cây con, cây mía thích hợp với tưới nhẹ và tưới thường xuyên. Ở thời kì đẻ nhánh, số nhánh tỷ lệ với số lần tưới, quyết định số cây trên đơn vị diện tích. Thời kì này mía được tưới đầy đủ và kịp thời các nhánh mía sinh trưởng gần như đồng đều sẽ thuận lợi cho việc thu hoạch 20 Thời kì vươn cao và tích lũy đường trong thân cần tười lượng nước lớn nhưng khoảng cách dài. Trong giai đoạn chín, khoảng cách tưới lớn hoặc ngừng tưới khi thấy cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho cây chuyển sang giai đoạn chín và chuyển tất cả các dạng đường trong thân thành đường Saccazorơ. Trong thời kì vươn cao và bắt đầu thời kì tích lũy đường tưới liên tục sẽ kích thích mía ra hoa, ảnh hưởng xấu đến sự tích lũy đường trong thân và phẩm chất mía. Hạn ở thời kì nảy mầm và đẻ nhánh có ảnh hưởng xấu đến năng suất mía hơn hạn ở thời kì mía đã vươn cao. Hạn đã làm cho hom mía nảy mầm và đẻ nhánh kém, số cây trên đơn vị diện tích thấp. Hạn trong thời kì mía vươn cao đã làm cho các dóng ngắn, cây lùn. Thiếu nước nghiêm trọng ở thời kì vươn cao làm cho mía chóng chín, năng suất và phẩm chất thấp. Thời kì mía chín yêu cầu độ ẩm đất giảm, nhưng độ ẩm quá thấp sẽ làm cho hàm lượng đường mất đi nhiều hơn tích lũy. g) Tiêu thoát nước cho Mía Nếu mưa lớn, sau mưa có nước đọng trong rãnh phải tiêu ngay, không để nước đọng trong tãnh quá 3 ngày. Nhất là thời kỳ từ nảy mầm đến vươn cao không được để điểm sinh trưởng của mía ngập quá 24 giờ. Mía bị úng, bộ rễ úng không hút được nước và phân bón, làm cây sinh trưởng kém dẫn đến giảm năng suất, hơn nữa thân cũng mọc rễ ảnh hưởng xấu đến năng suất và phẩm chất. h) Kết luận Ta có thể tóm tắt đặc điểm và nhu cầu nước cây mía qua mô hình Cropwat của FAO ở hình 3.1: 21 Hình 3.1: Mô Hình Copwat 8.0 (Fao, 1998) Dựa vào mô hình trên ta nhận thấy mía được trồng trong suốt 1 năm chia làm 4 giai đoạn: giai đoạn bắt đầu vào khoảng tháng 5 trong vòng 30 ngày, giai đoạn phát triển trong vòng 60 ngày, giai đoạn giữa mùa là 180 ngày, giai đoạn cuối mùa là 95 ngày. Hệ số cây trồng Kc là 0.4 khi bắt đầu, 1.25 trong 3 giai đoạn tiếp theo kéo dài đến cuối mùa thu hoạch là 0.75. Chiều sâu rễ luôn là 1.5m. Ngoài ra còn hệ số ảnh hưởng của thiếu nước đối với năng suất của cây trồng lần lượt 4 giai đoạn là 0,5; 0,75; 1,2 và 0,1; sự sụt giảm năng suất theo dự báo như mô hình là 0.6 ở giai đoạn đầu và 2 giai đoạn cuối. 3.1.2 Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam (dự thảo) a) Giới thiệu về dự thảo Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ diễn ra ở quy mô toàn cầu, khu vực và ở Việt Nam do các hoạt động của con người làm gia tăng khí nhà kính trong khí quyển. Ở một góc độ nào đó, biến đổi khí hậu có thể đem lại một số cơ hội, tuy 22 nhiên ảnh hưởng tiêu cực là rất rõ ràng đối với kinh tế xã hội và tài nguyên môi trường. Để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, những hiểu biết về khí hậu trong tương lai thông qua các kịch bản biến đổi khí hậu là rất cần thiết. Trong năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. Các kịch bản được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các thông tin trong và ngoài nước về biến đổi khí hậu vào thời điểm đó. Các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã góp phần định hướng để các Bộ, ngành, địa phương đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, xây dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng phó. Theo lộ trình cập nhật đã được xác định trong Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường trân trọng giới thiệu kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, trong đó các yếu tố địa phương được đặc biệt quan tâm. Các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho thấy, ở Việt Nam vào cuối thế kỷ 21, tuy mức tăng nhiệt độ trung bình vào khoảng từ 2 đến 3oC nhưng nhiệt độ cao nhất có thể tăng thêm từ 4 đến 5oC so với trung bình thời kỳ 1980 1999. Ở nhiều nơi trên lãnh thổ, lượng mưa mùa khô có thể giảm đến 30% và lượng mưa mùa mưa có thể tăng thêm 10 20%, do đó tình trạng hạn hán cũng như mưa lớn gây lũ lụt, ngập úng xảy ra thường xuyên và khốc liệt hơn. Mực nước biển dâng so với thời kỳ 1980 1999 ở các khu vực ven biển Việt Nam có thể từ 64 cm đến 82 cm, trung bình khoảng 75 cm. Nếu mực nước biển dâng cao 1 m, khoảng 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và khoảng 3% diện tích thuộc các tỉnh ven biển còn lại có nguy cơ bị ngập, trong đó thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập trên 20% diện tích. b) Tác động của biến đổi khí hậu. 23 Ảnh hưởng đến tài nguyên đất: Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ Trái đất nóng lên nên các lớp băng tuyết sẽ bị tan nhanh trong những thập niên tới. Nước băng tan mang theo các lớp cặn lắng khiến các dòng chảy trở nên nông cạn hơn. Hiện tượng triều cường, mực nước biển dâng cao gây sạc lở bờ biển, bờ sông, ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước. Mực nước biển dâng lên có thể nhấn chìm nhiều vùng rộng lớn ở các khu vực thấp ở Việt Nam, Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc. Các dòng sông băng ở dãy Himalayas bị thu hẹp gây tình trạng khan hiếm nước ngọt thường xuyên hơn ở một số nước châu Á. Lượng mưa hàng năm biến động thất thường, tập trung nhiều vào mùa mưa. Trong mùa khô, lượng mưa tăng, giảm không rõ rệt, có xu hướng giảm nhiều hơn. Số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, mùa bão kết thúc muộn hơn và nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn. Sau bão thường là mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống. BĐKH toàn cầu gây rét đậm, rét hại trong nhiều ngày. Đất vốn đã bị thoái hoá do quá lạm dụng phân vô cơ, hiện tượng khô hạn, rửa trôi do mưa tăng sẽ dẫn tới tình trạng thoái hoá đất trầm trọng hơn. Nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nước ngọt, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số loài có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học. Nhiệt độ nóng lên làm quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, đất bị mất nước trở nên khô cằn, các quá trình chuyển hoá trong đất khó xảy ra. Mưa axit rửa trôi hoàn toàn chất dinh dưỡng và vi sinh vật tồn tại trong đất. Các hợp chất chứa nhôm trong đất sẽ phóng thích các ion nhôm và các ion này có thể hấp thụ bởi rễ cây và gây độc cho cây. 24 Tại một số nơi băng tan lại khiến đất trồi lên do mặt đất thoát khỏi sức nặng của hàng tỷ tấn băng đè lên. Mặt đất nâng lên nhanh đến nỗi nó không được bù kịp bằng mực nước biển tăng do Trái đất nóng lên. Nước biển rút xa làm tụt giảm mạch nước ngầm, làm khô các dòng chảy và vùng đầm lầy: đất trồi lên từ nước và chiếm chỗ những vùng ẩm ướt. Các hiện tượng cực đoan có xu hướng xảy ra nhiều và mạnh hơn như: ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, giông lốc sẽ nhiều hơn. Đặc biệt, xâm nhập mặn và hạn hán là vấn đề thời sự. Ảnh hưởng đến tài nguyên nước: Thế giới: Do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu nên các lớp băng tuyết sẽ bị tan nhanh trong những thập niên tới. Trong thế kỷ XX, mực nước biển tại châu á dâng lên trung bình 2,4 mmnăm, riêng thập niên vừa qua là 3,1 mmnăm, dự báo sẽ tiếp tục dâng cao hơn trong thế kỷ XXI khoảng 2,8mm 4,3 mmnăm. Mực nước biển dâng lên có thể nhấn chìm nhiều vùng rộng lớn, nơi ở của hàng triệu người sống ở các khu vực thấp ở Việt Nam, Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc,… làm khan hiếm nguồn nước ngọt ở một số nước châu Á do biến đổi khí hậu đã làm thu hẹp các dòng sông băng ở dãy Hymalayas. Việt Nam: Việt Nam là một trong 5 nước sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng. Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu biến đối khí hậu, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 30C và mực nước biển có thể dâng 1m. Theo đó, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập. Theo dự đoán của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), các tác động trên sẽ gây thiệt hại khoảng 17 tỉ đồng mỗi năm và khiến khoảng 17 triệu người không có nhà. Còn Văn phòng quản lý điều tra tài nguyên biển và môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) dự báo: mực nước biển ở Việt Nam sẽ dâng cao từ 3 15 cm vào năm 2010, dâng từ 15 90 cm vào năm 2070. Các vùng ảnh hưởng là Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông 25 Hồng là những vùng trũng nên bị ảnh hưởng nhiều nhất khi xảy ra ngập lụt, xâm nhập mặn và các hiện tượng thời tiết xấu. Trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh ĐBSCL bị ngập hầu như toàn bộ, và có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng như đợt xâm nhập mặn vào năm 2005. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ là vùng bị ảnh hưởng mạnh nhất, nước biển dâng cao hơn sẽ làm cho nhiều vùng đồng bằng nước ngọt hiện nay trở thành vùng nước lợ, hàng triệu người sẽ có nguy cơ bị mất chỗ ở, từ đó làm gia tăng sức ép lên sự phát triển của các vùng lân cận, làm thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy và gây áp lực đến 90% diện tích ngập nước. Vì theo dự báo, trong vài chục năm tới, ĐBSCL nước biển sẽ dâng cao làm ngập lụt phần lớn ĐBSCL vốn đã bị ngập lụt hàng năm, dẫn đến mất nhiều đất nông nghiệp. Sẽ có từ 15.000 – 20.000 km2 đất thấp ven biển bị ngập hoàn toàn. Ảnh hưởng đến không khí: Môi trường không khí được xem là môi trường trung gian tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các môi trường khác. Nó là nơi chứa các chất độc hại gây nên biến đổi khí hậu, và chính biến đổi khí hậu sẽ tác động ngược lại môi trường không khí, làm cho chất lượng không khí ngày càng xấu hơn: ô nhiễm không khí, tăng nhiệt độ không khí… Ảnh hưởng đến sinh quyển: Mất đa dạng sinh học đang diễn ra rất nhanh chưa từng có, Tình trạng nguy cấp của các loài không phân bố đều giữa các vùng trên thế giới. Các vùng rừng ẩm nhiết đới có số loài nguy cấp nhiều nhất, trong đó có nước ta, rồi đến các vùng rừng khô nhiệt đới, vùng đồng cỏ miền núi. Sự phân bố của các loài nguy cấp nước ngọt chưa được nghiên cứu kỹ, nhưng kết quả nghiên cứu ở một số vùng cho biết rằng các loài ở nước ngọt nhìn chung có nguy cơ bị tiêu diệt cao hơn rất nhiều so với các loài ở trên đất liền (Smith và Darwall 2006). Nghề khai thác thuỷ sản đã bị suy thoái nghiêm trọng, và đã có đến 75% ngư trường trên thế giới đã bị khai thác cạn kiệt hay khai thác quá mức. Ảnh hưởng đến trồng trọt: 26 Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) hiện nay nhiệt độ trái đất tăng bình quân hàng năm là 0,50C, mà theo các nhà khoa học cho biết nếu nhiệt độ tăng 10C thì sản lượng lương thực sẽ giảm đi tương đương 10%. FAO cũng cho rằng Việt Nam nói chung và Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long vựa lúa của cả nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu gây ra; trong đó Bạc Liêu là 1 trong 3 tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Trong thời gian không xa một diện tích đất nông nghiệp khá lớn sẽ bị nhấn chìm bởi nước biển dâng. Có lẽ biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến an ninh lương thực, do dân số tăng nhanh, trong khi một diện tích đất nông nghiệp sẽ bị giảm đi do: đô thị hóa, nhà ở nông thôn tăng, công nghiệp phát triển chiếm khá lớn đất và lớn nhất là một diện tích đất trồng lúa sẽ bị nhấn chìm do nước biển dâng cao. c) Kịch bản biến đổi khí hậu đối với lượng mưa (Trích Dự Thảo: Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam) Điều kiện kịch bản BĐKH có giới hạn, do đó đề tài thực hiện nghiên cứu theo kịch bản phát thải trung bình. Theo kịch bản phát thải trung bình, mức tăng phổ biến của lượng mưa trung bình hằng năm trên lãnh thổ Việt Nam từ 1 đến 4% (vào giữa thế kỷ) và từ 2 đến 7% (vào cuối thế kỷ). Tây Nguyên là khu vực có mức tăng thấp hơn so với các khu vực khác trên cả nước, với mức tăng khoảng dưới 1% vào giữa thế kỷ và từ dưới 1 đến gần 3% vào cuối thế kỷ 21 (hình 3.3) 27 Hình 3.3: Mức Thay Đổi Lượng Mưa Năm (%) vào Giữa (a) và Cuối Thế Kỷ 21 (b) Theo Kịch Bản Phát Thải Trung Bình Bảng 3.2. Mức Thay Đổi (%) Lượng Mưa Năm So với Thời Kỳ 19801999 Theo Kịch Bản Phát Thải Trung Bình tại tỉnh Tây Ninh.(trích kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam) Đơn vị: % Phát thải Các mốc thời gian của Thế Kỷ 21 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Trung bình 0,8 1,2 1,7 2,2 2,7 3,1 3,5 3,8 4,2 3.1.3 Khái niệm về Mưa. (a) (b) 28 “Những phần tử nước trong đám mây quá nhỏ đến nỗi nó cần hàng triệu phần tử để hình thành một giọt mưa. Chúng lớn hơn khi chúng ca chạm vào nhau hay khi có độ ẩm cao làm cô đặc. Cuối cùng chúng có đủ độ nặng để rơi xuống thành những giọt mưa” Th.s Trịnh Thanh Toản (2006). 3.1.4 Lượng mưa và dự báo thời tiết a) Khái niệm: Lượng mưa được đo bằng một máy đo mưa. Dụng cụ này là một hình trụ có nắp rời. Bên trong là một cái phễu dẫn tới một cái ống, miệng phễu gấp 10 lần đường kính của ống. Vì vậy nếu 1mm lượng mưa nó sẽ đo 10mm trên ống. dụng cụ này có thể đo được lượng mưa rất nhỏ. Máy đo sẽ được đặt ngoài trời. b) Dự báo thời tiết: Cách đây đã lâu, con người đã tìm kiếm những dấu hiệu trong thiên nhiên để giúp họ tiên đoán thời tiết. Âm thanh của loài ếch kêu lớn là dấu hiệu của mưa, những trái thông không hé mở là dấu hiệu của ẩm ướt, những trái thông hé mở có nghĩa là thời tiết có nắng. Vệ tinh và những máy vi tính hiện đại tinh vi đã hiện đại hóa việc dự báo thời tiết. Những vệ tinh ở những quỹ đạo bất động hoặc thay đổi cung cấp những bức tranh thời tiết rộng khắp thế giới. Hệ thống rada cung cấp chi tiết về độ bao phủ mây và lượng mưa. Những con tàu thời tiết, những đài thiên văn và thiết bị bong bóng thời tiết có vai trò qua trọng. Những thay đổi được thu thập và tổng kết bởi những máy vi tính dự báo thời tiết. c) Nhiệm vụ của khí tượng nông nghiệp: Nghiên cứu quy luật phát sinh các điều kiện khí tượng và khí hậu gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi, đất trồng, chế độ nước và sâu bệnh) theo vị trí địa lý và theo thời gian. Nghiên cứu và tìm ra các phương pháp đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố khí tượng và khí hậu đối với sự phát triển, trạng thái và sản lượng cây nông 29 nghiệp, đối với vật nuôi, đối với sự phân bố côn trùng và các loại bệnh có hại cho cây trồng; đồng thời xác định yêu cầu về khí tượng, thời tiết đối với chúng. Nghiên cứu và tìm ra các phương pháp dự báo khí tượng nông nghiệp, cung cấp các thông tin dự báo chi tiết cho mỗi vùng sản xuất nông nghiệp. Dự báo về khả năng áp dụng các biện pháp kĩ thuật nông nghiệp trong điều kiện thời tiết khác nhau. Nghiên cứu các biện pháp phòng chống hiện tượng thời tiết, khí hậu bất thường nhằm hạn chế mức thấp nhất tác hại của chúng đến sản lượng trồng trọt. 3.1.5 Hồ chứa Hồ chứa là công trình trữ nước nhân tạo được xây dựng trên các khe suối, trên sông bằng các đập chắn ngang sông. Chức năng chính của hồ chứa là làm ổn định dòng chảy bằng cách điều tiết khả năng cấp nước của dòng chảy tự nhiên hoặc thỏa mãn các yêu cầu về nước khác nhau của các hộ dùng nước. 3.1.6 Những khái niệm cơ bản về mực nước Định nghĩa: Mực nước (thường kí hiệu là H, đo bằng cm, m) là độ cao mặt thoáng của dòng nước so với một mặt chuẩn quy ước. Có 2 loại mặt nước: tuyệt đối và tương đối. Mực nước tuyệt đối là cao trình mặt thoáng của nước so với cao trình “0 chuẩn quốc gia” mực nước triều bình quân nhiều năm tại Hò

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN ĐIỆN TỐN TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG: MỘT NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH CHO NĂNG SUẤT MÍA ĐƯỜNG TẠI TÂY NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 6/2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN ĐIỆN TỐN TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG: MỘT NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH CHO NĂNG SUẤT MÍA ĐƯỜNG TẠI TÂY NINH KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM Người hướng dẫn: T.s TRẦN ĐỘC LẬP Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 6/2012 Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến suất mía đường tỉnh Tây Ninh thơng qua quan hệ lượng mưa dung tích Hồ Dầu Tiếng ” NGUYỄN ĐIỆN TỐN, sinh viên khóa 34, ngành KINH TẾ NƠNG LÂM, bảo vệ thành cơng trước hội đồng vào ngày _ TS TRẦN ĐỘC LẬP Người hướng dẫn, Ngày tháng năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo (Chữ ký (Chữ ký Họ tên) Họ tên) Ngày tháng năm Ngày tháng năm LỜI CẢM TẠ Con xin gửi lời tri ân trân thành đến Ba Mẹ gia đình động viên, khích lệ tơi suốt hành trình thực khóa luận Và dịp quan trọng để em gửi lời cám ơn sâu sắc đến trường Đại Học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh cung cấp kiến thức thơng tin để tơi hồn thành đề tài nghiên cứu Cách đặc biệt Thầy TS.Trần Độc Lập giúp tơi nhiệt tình việc soạn thảo đề tài tốt nghiệp, hướng dẫn tận tình để tơi hồn thành khóa luận Ban lãnh đạo cơng ty MTV Khai Thác Thủy Lợi Dầu Tiếng, Trung Tâm Khí Tượng Thủy Văn Tây Ninh, Cơng Ty Mía Đường BourBon Tây Ninh, Tổng Cục Thống Kê Tỉnh Tây Ninh Tất người bạn Thân yêu người muốn cám ơn trân thành đóng góp, động viêc, kích thích tơi hồn thành khóa luận NỘI DUNG TĨM TẮT NGUYỄN ĐIỆN TOÁN Tháng năm 2012 “Tác động Biến Đổi Khí Hậu đến suất trồng: Một nghiên cứu điển hình cho suất Mía đường tỉnh Tây Ninh” NGUYỄN ĐIỆN TOÁN March 2012 “Impact of climate change on crop yields: A case study for Sugarcane’s yeild at Tay Ninh province” Xuất phát từ tình hình diễn biến phức tạp khí hậu nay, đề tài tập trung nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến tình hình sản xuất mía đường tỉnh Tây Ninh Để đạt mục tiêu đề tài tập trung phân tích nội dung sau: - Phân tích thay đổi nguồn nước tưới theo kịch BĐKH lên lượng mưa - Mô biến đổi suất mía tình khí hậu khác dự báo cho 100 năm tới, 10 năm Các phương pháp phân tích: - Phân tích đặc điểm nguồn nước tưới tỉnh Tây Ninh, tập chung vào mức nước Hồ Dầu Tiếng lượng mưa tương ứng với mức nước - Năng suất mía đường mức tưới tiêu mô thông qua hàm sản xuất với yếu tố đầu vào nước (Water production function) Sự thay đổi suất mía tình khí hậu khác xem tác động thay đổi khí hậu đến suất mía đường Từ dự báo khí hậu thay đổi tương lai ta đề hướng khắc phục như: - Thay đổi diện tích trồng để đạt sản lưởng tối ưu - Điều chỉnh hệ thống đê điều, hệ thống thủy lợi cho tưới mía, chuyển đổi dẫn dòng từ trồng cần nước sang cho mía, ngược lại để trán lãng phí - Sử dụng nghiên cứu giống khác phù hợp tương lai MỤC LỤC Trang MỤC LỤC v  DANH MỤC CÁC BẢNG ix  DANH MỤC PHỤ LỤC xii  CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1  1.1  Đặt vấn đề 1  1.2  Mục tiêu nội dung nghiên cứu 2  1.2.1  Mục tiêu chung 2  1.2.2  Mục tiêu cụ thể 2  1.2.3  Nội dung nghiên cứu 2  1.3  Phương pháp nghiên cứu 3  1.4  Phạm vi nghiên cứu 3  1.5  Cấu trúc đề tài 4  CHƯƠNG TỔNG QUAN 2.1  5  Tổng quan địa bàn tỉnh Tây Ninh 5  2.1.1  Điều kiện tự nhiên 5  2.1.2  Điều kiện kinh tế - xã hội 7  2.2  Đặc điểm vùng nguyên liệu mía tỉnh Tây Ninh 10  2.3  Lịch sử hình thành phát triển hồ Dầu Tiếng 13  2.3.1  Điều kiện tự nhiên vị trí địa lý 13  2.3.2  Đặc điểm hệ thống hồ DT: Hệ thống kênh từ hồ DT: 14  2.3.3  Vai trò nhiệm vụ 14  2.3.4  Q trình phát triển Hồ Dầu Tiếng 15  CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5  v 3.1  Cơ sở lý luận 5  3.1.1  Đặc điểm Mía 5  3.1.2  Kịch biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam (dự thảo) 3.2  21  3.1.3  Khái niệm Mưa 27  3.1.4  Lượng mưa dự báo thời tiết 28  3.1.5  Hồ chứa 29  3.1.6  Những khái niệm mực nước 29  3.1.7  Dung tích nước 31  3.1.8  Năng suất 31  Phương pháp nghiên cứu 32  3.2.1  Phương pháp thu thập số liệu 32  3.2.2  Phương pháp thống kê mô tả 33  3.2.3  Phương pháp so sánh 33  3.2.4  Phương pháp hồi quy tương quan 33  3.2.5  Phương pháp mô 34  CHƯƠNG KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1  Mối quan hệ lượng mưa dung tích hồ DT 35  35  4.1.1  Lượng mưa trung bình năm Tây Ninh từ 1985 35  4.1.2  Quan hệ lượng mưa dung tích Hồ 36  4.2  Kết điều tiết nước Hồ Dầu Tiếng cho Mía 4.3  So sánh lượng mưa trung bình năm với khả đáp ứng tưới cho Mía Tây Ninh 4.4  38  40  Dự báo lượng mưa lưu lượng tưới cho Mía theo kịch BĐKH 40  4.4.1  Dự báo lượng mưa theo kịch kịch 40  4.4.2  Dự báo lưu lượng tưới cho Mía theo kịch BĐKH 42  vi 4.5  Dự báo suất theo hàm sản xuất yếu tố đầu vào nước 43  4.5.1  Năng suất Mía đường Tỉnh Tây Ninh 43  4.5.2  Kết dự báo 44  CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50  5.1  Kết 50  5.2  Kiến nghị 52  5.2.1  Đối với nhà hoạch định sách 52  5.2.2  Đối với Cơng Ty khai thác thủy lợi Dầu Tiếng 52  5.2.3  Đối với nhà nông 53  TÀI LIỆU THAM KHẢO 54  PHẦN PHỤ LỤC 56  vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT FAO Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (Food and Agricultural Organization) NN&PTNT Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn DT Dầu Tiếng QTK Lưu lượng dòng chảy TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn thành viên SDI Chỉ số mật độ phù sa BĐKH Biến đổi khí hậu SCK So với kì ĐBSCL Đồng sơng Cửu Long viii Kết nghiên cứu phục vụ cho việc đánh giá ảnh hưởng khí hậu lên suất Mía thơng qua lượng mưa hàm sản xuất nước (công thức(1))sẽ công cụ 4.5 Dự báo suất theo hàm sản xuất yếu tố đầu vào nước 4.5.1 Năng suất Mía đường Tỉnh Tây Ninh Số liệu thu thập chi cục thống kê tỉnh Tây Ninh từ năm nghiên cứu 1985 Đơn vị suất tấn/ha Được tính tốn để xác định khả tạo giá trị sản lượng mía đường đơn vị diện tích định Năng suất = ổ   ả   ượ ệ  í   ả   ấ Bảng 4.8 Năng Suất Mía Đường Tỉnh Tây Ninh từ 1985 Đến Nay Năm 1985 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Năng suất (tấn/ha) 43,19 41,00 40,00 46,18 46,90 49,40 45,00 45,00 37,92 43,00 42,82 43,75 46,61 53,87 45,48 45,43 49,94 52,83 54,82 56,36 43 63,16 60,28 61,75 61,20 60,75 64,76 71,00 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 (nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Tây Ninh 2010, 2005, 2001) Kết suất tăng dần qua năm thể tiến ngành sản xuất Mía đường Năng suất trung bình suốt 27 năm từ năm 1985 50,73 tấn/1hecta Hầu suất tăng mạnh vào giai đoạn gần đây, năm 2005, diện tích đất trồng mía giảm mạnh vào năm 2006, suất mía lại tiếp tục giảm sút, đến đầu 2010 2011 Dưới sách mở rộng vùng ngun liệu mía cơng ty chế biến đặc biệt giá đường giới năm 2010 2011 tăng mạnh thúc đẩy người nông dân gia tăng sản xuất, đầu tư mạnh vào nghề trồng mía dẫn đến suất Mía Tây Ninh nước tăng mạnh Số liệu phản ánh tình hình suất Mía đường toàn tỉnh Tây Ninh, tổng hợp từ vùng nguyên liệu Mía huyện Dương Minh Châu, Tân Biên, Châu Thành, Tân Châu, thực tế có nhiều nơi suất lên đến 70 tấn/1ha Tuy nhiên đề tài tập chung nghiên cứu ảnh hưởng BĐKH mà cụ thể lượng mưa lên suất Mía cách sử dụng phương pháp mô hàm sản xuất nước (xem mục 3.1.1) Do đó, mức sản lượng tối ưu theo công thức (1) sản lượng Max từ trước đến tỉnh Tây Ninh 71 tấn/ha 4.5.2 Kết dự báo Từ công thức (1) đề tài thiết lập thông số liêm quan sau: Yp =71 (tấn/ha) K1=0,5; K2=0,75; K3=1,2;K4=0,1 (Fao, 2001) 44 Wn số liệu lưu lượng tưới từ bảng 4.7, ta có bảng 4.9 thể lưu lượng tưới cho giai đoạn phát triển Mía cụ thể sau: Giai đoạn 1: 5% tổng nhu cầu; Giai đoạn 2: 10% tổng nhu cầu; Giai đoạn 3: 55% tổng nhu cầu; Giai đoạn 4: 30% tổng nhu cầu (xem mục 3.1.1.e) Từ dự báo lưu lượng tưới cho mía tương lai (bảng 4.7) cho kết dự báo (Wn) lưu lượng nước tưới cho giai đoạn bảng 4.9 Bảng 4.9: Kết Quả Dự Báo Tưới cho Từng Giai Đoạn Năm 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Lưu lượng tưới Mía(Triệu m3) 132,43 132,96 133,61 134,27 134,93 135,45 135,98 136,37 136,9 GĐ (5%) 6,6215 6,648 6,6805 6,7135 6,7465 6,7725 6,799 6,8185 6,845 GĐ 10% 13,243 13,296 13,361 13,427 13,493 13,545 13,598 13,637 13,69 GĐ 55% 72,8365 73,128 73,4855 73,8485 74,2115 74,4975 74,789 75,0035 75,295 GĐ 30% 39,729 39,888 40,083 40,281 40,479 40,635 40,794 40,911 41,07 W0 nhu cầu nước tính tốn phần mềm Cropwat với thông số kĩ thuật tỉnh Tây Ninh.(Phụ lục 3) Từng giai đoạn 0mm/giai đoạn; 3,2mm/giai đoạn; 392,2mm/giai đoạn 224,9mm/giai đoạn Quy đổi lưu lượng nhu cầu cho toàn tỉnh 20.000ha là: Giai đoạn Mm/giai đoạn Triệu m3 0 3,2 0,64 392,2 78,42 224,9 44,98 Lưu ý: Tại giai đoạn nhu cầu nước Mía ln nhỏ nhiều so với lưu lượng thực tế cung cấp cho Mía, lúc Chi cục thủy lợi có nhiệm vụ điều tiết lấy dư lượng sử dụng Do đó, tỷ số W/W0 ln Được xem không ảnh hưởng 45 Kết dự báo suất mốc năm tương lai theo kịch biến đổi khí hậu từ cơng thức (1) biểu diễn bảng 4.10 sau tính tốn Excel Bảng 4.10: Kết dự báo suất giảm giai đoạn: Năm 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Giai đoạn 0 0 0 0 Giai đoạn 0 0 0 0 Giai đoạn 7,12% 6,75% 6,29% 5,83% 5,37% 5,00% 4,63% 4,36% 3,98% Giai đoạn 11,67% 11,32% 10,89% 10,45% 10,01% 9,66% 9,31% 9,05% 8,69% Trong giai đoạn 1, nhu cầu nước tưới không đáng kể so với lưu lượng tưới vào ruộng Cụ thể giai đoạn tỷ số W/W0=1 Do suất bị ảnh hưởng Bảng 4.11: Kết Quả Dự Báo Năng Suất Năm Lượng mưa Năng suất dự báo (tấn/ha) 2020 1957,90 64,33 2030 1965,70 64,68 2040 1975,40 65,10 2050 1985,10 65,54 2060 1994,80 65,97 2070 2002,60 66,31 46 2080 2010,40 66,66 2090 2016,20 66,92 2100 2024,00 67,27 Kết cuối cho thấy, biến đổi khí hậu lượng mưa làm cho suất giảm đáng kể so với suất tiềm tương lai với điều kiện khác như: trình độ kỹ thuật, giống, phân bón… khơng thay đổi tương lai Hình 4.2 4.3 biểu đồ thể mức độ ảnh hưởng thay đổi lượng mưa lên suất Mía Hình 4.2: Biểu Đồ Dự Báo Lượng Mưa Tương Lai mưa 2040 2020 2000 1980 mưa 1960 1940 1920 nam 2020 2030 2040 2050 2060 47 2070 2080 2090 Hình 4.3: Biểu Đồ Dự Báo Thay Đổi Năng Suất suất 67.5 67 66.5 66 65.5 65 64.5 64 63.5 63 62.5 suất 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Lượng mưa tăng tương đối theo năm (dự thảo BĐKH), dẫn đến tỷ lệ W/W0 nhỏ dần Năng suất tiến suất tiềm năng, điều cho ta thấy nhu cầu nước tưới giai đoạn 3, Mía ngày hồn thiện 48 CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết BĐKH hệ tất yếu khai thác sử dụng mức thiên nhiên, loạt thiên tai xảy BĐKH mưa acid, hạn hán, nạn hồng thủy…Lưu ý Kịch biến đổi khí hậu khác với dự báo thời tiết dự báo khí hậu đưa quan điểm mối ràng buộc phát triển hành động Kịch BĐKH cho Việt Nam công bố thông tin quan trọng cần thiết cho Bộ Ngành, địa phương việc đánh giá tác động xây dựng kế hoạch ứng phó Đề tài đánh giá trước tình BĐKH địa phương Tây Ninh BĐKH lượng mưa làm tăng tương đối lưu lượng chứa Hồ Dầu Tiếng - Hồ Nhân Tạo lớn Việt Nam, phân tích suất Mía đường tỉnh Tây Ninh giai đoạn dài Kết dự báo suất đề tài đánh giá tầm quan trọng BĐKH nhu cầu nước trồng giai đoạn khác Cũng thực tế suất Mía đường tỉnh Tây Ninh cho thấy vùng đất màu mỡ, phì nhiêu, khí hậu ổn định thiên tai Tây Ninh địa phương phù hợp để trồng công nghiệp ngắn dài ngày: mía, cao su, mãng cầu, tiêu…nhất Mía, Vùng đất Tây Ninh nắng to, mưa nhiều quanh năm…dự báo cho thấy điều sở để nói lên “Tây Ninh dần thủ đo Mía đường nước” chưa kể việc thu hút đầu tư cho ngành cơng nghệ Mía đường, theo báo cáo tài Cơng Ty mía Đường sàn chứng khốn thì, q I năm 2012 lợi nhuận doanh nghiệp ngành Mía đường điều mà doanh nghiệp mong ước Việc đánh giá ảnh hưởng BĐKH đến suất Mía mang tính tương đối BĐKH thay đổi khó lường, khơng ngồi mục đích, nghiên cứu tài liệu tham khảo cho nhà hoạch định sách kĩ sư nơng nghiệp việc đề suất biện pháp kĩ thuật, sách thủy lợi phù hợp nhằm tăng suất mía Kế hoạch tiếp ứng nước từ Hồ chứa Phước Hòa Cơng Ty MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng làm cho dư luận nhìn nhận không vấn đề, nguyên nhân mùa khô năm 2010 làm thiếu hụt nước Hồ Dầu Tiếng Đó lý Q Cơng Ty cần bám xát ảnh hưởng lượng mưa dự báo khí tượng Hồ giai đoạn dài Đề tài nhìn nhận lưu lượng nước Hồ tăng tương đối giá trị trung bình khoảng thời gian 10 năm (như kịch BĐKH) khơng tránh khỏi sai sót, cần nghiên cứu để hoàn thiện Nghiên cứu làm bật lên mặt tích cực cần lưu ý: Năng suất bị ảnh hưởng nguồn nước tưới, nguồn nước lại có quan hệ mật thiết với lượng mưa khu vực, điều giúp nhà chức trách Ngành Mía đường tỉnh quan tâm việc tìm giải pháp cho tình trạng thiếu hoăc dư nước tưới cho trồng Lượng mưa tăng (theo kịch BĐKH) giúp ngành khai thác thủy lợi có nhiều phương án lựa chọn cho việc tưới tiêu nông nghiệp cung cấp nước 51 sinh hoạt, phía ngược lại dự báo dung tích Hồ tăng dễ làm tư tưởng ý lại, sử dụng phung phí tài nguyên nước 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Đối với nhà hoạch định sách - Chi cục thủy lợi Tây Ninh quan có thẩm quyền nhu cầu sử dụng nước tưới sinh hoạt Hồ Dầu Tiếng tỉnh Tây Ninh, việc nắm bắt tình hình hoạt động Hồ Dầu Tiếng ưu tiên cấp bách, hầu hết diện tích nơng nghiệp Tây Ninh lấy tưới từ Hồ Dầu Tiếng Kết nối trực tiếp với hệ thống kênh mương, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật đánh giá mức độ sử dụng nước cho nông nghiệp sinh hoạt - Chi cục Thủy Lợi cần tăng cường quan hệ, giám sát Công Ty khai thác thủy lợi liên quan để nâng cao tầm ảnh hưởng nhà nước lên việc khai thác sử dụng nguồn tài nguyên nước - Trung tâm khuyến nơng Hội nơng dân cần tham gia tìm hiểu BĐKH ảnh hưởng lên suất trồng Năng suất Mía theo đề tài dự báo tăng, nhiên lưu lượng nước tưới tương đối cần cập nhật liên tục thay đổi khí hậu để khắc phục kịp thời Nhiều cách áp dụng để khắc phục kể đến như: giám sát kênh mương tránh ngập úng, thay đổi giống trồng khác cần nhiều nước để tránh lãng phí, đưa hệ thống kênh dẫn đến nơi thiếu hụt nước như: Bến Cầu, Châu Thành số vùng bị ô nhiễm - Dự trữ nước vào đầu vụ Mía để phục vụ cho trồng khác lúa cao su 5.2.2 Đối với Công Ty khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Là đơn vị kinh doanh khai thác thủy lợi Hồ Dầu Tiếng nhà nước bàn giao, phải tăng cường mối quan hệ với quan nhà nước ban ngành 52 liên quan Cơ sở liệu tham khảo, nghiên cứu kỹ thuật số liệu tổng hợp cần phải có mối quan hệ chặt chẽ ngành,nhằm đánh giá xác mực nước, dung tích điều kiện liên quan đến lưu lượng khai thác sử dụng - Việc thu thập số liệu khó khăn đánh giá Cơng ty MTV Khai thác Thủy lợi Dầu Tiếng có thực trạng đáng buồn viên chức hoạt động công ty bỏ bê cơng việc, khơng hồn thành tốt nhiệm vụ, nhãng Ngun ý thức làm việc, trình độ yếu kém, khơng độc lập cơng việc Điều nhiều ảnh hưởng đến việc sử dụng nước khu vực điều tiết Thực tế thực tập Công Ty MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng giúp tơi có đánh giá nghiêm túc phong cách làm việc nhân viên, viên chức - Cần tìm đầu tư vào dự báo thủy văn, có tầm nhìn chiến lược để điều chỉnh lưu lượng tưới cho phù hợp với nhu cầu địa phương nhằm gia tăng suất 5.2.3 Đối với nhà nông - Tham gia lớp khuyến nông Sở NN&PTNT Tây Ninh để tìm kiếm giống Mía phù hợp cho suất cao - Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, sở cho suất cao dự báo Chọn vụ mùa gieo trồng thích hợp để tránh thiên tai, bão lũ - Liên hệ với quan quản lý kênh để nhanh chóng khắc phục thiên tai BĐKH Tìm hiểu mối quan hệ BĐKH lượng mưa đến suất trồng - Tham gia nhiệt tình vào sách thủy lợi Nhà nước đưa ý kiến thảo luận - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền áp dụng phương pháp tưới tiết kiệm 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT PGS.TS Đặng Đình Bạch TS Nguyễn Văn Hải, 2006, Mơi Trường Khí Quyển ,trang 67-97 Gs.Ts Bùi Hiếu-Ts.Lê Thị Nguyên, 2004 Tưới Tiêu Nước Cho Cây Mía, kĩ thuật tưới tiêu nước cho số công nghiệp Nhà xuất Nông Nghiệp, Hà nội,6 trang Ths Nguyễn Thị Vân Hà cộng sự, đề tài “Nghiên cứu đánh giá đề xuất biện pháp quản lý chất lượng nước phú dưỡng hồ Dầu Tiếng”, 2002 Nguyễn Thanh Sơn- Đặng Quý Phượng, 2003 Đo đạc chỉnh lý số liệu thủy văn Nhà xuất Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội Th.s Trịnh Thanh Toản Tạ Văn Hùng, 2006 Khám phá thiên nhiên đời sốngNhững điều bạn nên biết Thời Tiết Nhà xuất Thanh Niên, Tp Hồ Chí Minh Phạm Ngọc Tồn, Phạm Tất Đắc, 1978 Khí hậu Việt Nam Nhà xuất Khoa học Kỹ Thuật, Hà Nội Dự thảo: Kịch biến đổi khí hậu nước biển dâng cho Viêt Nam, Bộ Tài Nguyên Môi Trường Hà Nội, 2011 Niên Giám Thống Kê Tỉnh Tây Ninh, Nhà Xuất Bản Thống Kê, Hà Nội 2000,2001,2005, 2010 TIẾNG NƯỚC NGOÀI Nguyễn Thị Vân Hà, Nguyễn Võ Minh Hằng and Satoshi Takizawa, Impacts of Policy changes on fish cage culture and water quality in Dau Tieng 54 Reservoir, Vietnam, WSESA Transactions on Environment and Development, Issue 6, Vol 2, pp 800 –807, (2006) Rao, N.H., Sarma, P.B.S., Chander, S., 1988 A simple dated water-production function for use in irrigated agriculture Agricultural Water Management 13, 25-32 Debertin, D L 1986 Agricultural Production Economics, MacMillan Publishing Inc., New York Swennenhuis, J., 2006 Cropwat 8.0, in: Smith, M., Halsema, G.V., Maraux, F., Izzi, G., and, R.W., Muñoz, G (Eds.), 8.0 ed FAO, Rome INTERNET http://www.worldbank.org/ truy cập 1/5/2012 http://www.baotayninh.vn/newsdetails.aspx?id=1&newsid=33887, truy cập 02/03/2012 55 PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1: Thơng số khí hậu tỉnh Tây Ninh.(đã lưu ngày 29/4/2012) (Nguồn: tổng hợp từ sunmap.eu) 56 Phụ lục 2: Mối Quan Hệ Lượng Mưa Dung Tích Hồ Dầu Tiếng SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0,9633778 R Square 0,9280968 Adjusted R Square 0,9252207 Standard Error 60,199274 Observations 27 ANOVA Regression Residual Total Significance df SS MS F F 1169412 1169412 322,68966 8,374E-16 25 90598,815 3623,9526 26 1260010,8 Coefficients Intercept lượng mưa(mm) Standard Error t Stat Lower 95,0% Upper 95,0% Lower 95% 0,124929 -273,00735 35,320925 273,00735 35,320925 0,039629 17,963565 8,374E-16 0,6302601 0,7934948 0,6302601 0,7934948 -118,84321 74,853728 1,5876726 0,7118775 Upper 95% P-value 57 Phụ lục 3: Kết Quả Nhu Cầu Nước qua Phần Mềm Cropwat Jun Jun Jun Jul Jul Jul Aug Aug Aug Sep Sep Sep Oct Oct Oct Nov Nov Nov Dec Dec Dec Jan Jan Jan Feb Feb Feb Mar Mar Mar Apr Apr Apr May May May Jun 3 3 3 3 3 3 Init Init Init Deve Deve Deve Deve Deve Deve Mid Mid Mid Mid Mid Mid Mid Mid Mid Mid Mid Mid Mid Mid Mid Mid Mid Mid Late Late Late Late Late Late Late Late Late Late coeff 0.72 0.40 0.40 0.41 0.53 0.66 0.80 0.94 1.08 1.19 1.19 1.19 1.19 1.19 1.19 1.19 1.19 1.19 1.19 1.19 1.19 1.19 1.19 1.19 1.19 1.19 1.19 1.18 1.13 1.08 1.02 0.97 0.92 0.87 0.82 0.76 0.72 mm/day 2.64 1.37 1.50 1.73 2.37 2.95 3.48 4.01 4.41 4.66 4.47 4.28 4.08 3.89 3.96 4.02 4.09 4.06 4.04 4.01 4.11 4.20 4.30 4.52 4.74 4.97 5.07 5.11 4.99 4.86 4.72 4.58 4.16 3.76 3.39 3.01 2.64 mm/dec 10.6 13.7 15.0 17.3 23.7 32.4 34.8 40.1 48.5 46.6 44.7 42.8 40.8 38.9 43.5 40.2 40.9 40.6 40.4 40.1 45.2 42.0 43.0 49.7 47.4 49.7 40.6 51.1 49.9 53.5 47.2 45.8 41.6 37.6 33.9 33.1 15.9 mm/dec 18.0 47.6 45.1 41.1 38.7 40.2 41.9 42.8 45.3 49.0 51.8 50.0 49.4 48.9 41.4 32.7 25.7 20.6 14.9 9.2 7.1 4.5 1.6 2.3 2.7 2.7 6.0 10.6 14.0 12.9 8.4 6.4 17.5 32.2 42.9 43.9 27.0 mm/dec 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 3.2 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 2.1 7.6 15.2 20.1 25.5 30.9 38.1 37.5 41.4 47.4 44.7 47.0 34.6 40.6 36.0 40.6 38.8 39.4 24.1 5.4 0.0 0.0 0.0 1422.9 997.2 620.0

Ngày đăng: 08/03/2018, 10:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w