2.1.11 Các loại môi trường dinh dưỡng để nuôi cấy meo giống nấm trong phòng thí nghiệm ở các giai đoạn .... Nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn meo giống nấm cho thực tế sản xuất của tỉnh Gia Lai
Trang 1KHÓA LU ẬN TỐT NGHIỆP
Niên khóa : 2008-2012
Họ và tên sinh viên : AN THỊ THU HƯƠNG
Tháng 08/2012
Trang 2KHẢO SÁT BỐN MÔI TRƯỜNG CẤP 1, CẤP 2 NHÂN NUÔI
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, em đã nhận được sự hỗ trợ và động viên rất nhiều từ gia đình, giáo viên hướng dẫn và các bạn Nay những khó khăn đã qua, luận văn đã được hoàn thành Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Bố mẹ là những người đã nuôi dưỡng và dạy dỗ, giúp đỡ và động viên em trong những lúc em gặp khó khăn nhất trong cuộc sống
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức chuyên môn, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian được học tập dưới mái trường
Em xin chân thành biết ơn cô Phạm Thị Ngọc, người đã hướng dẫn em thực
hiện đề tài một cách tốt nhất Trong quá trình làm luận văn, cô đã tận tình giúp đỡ và định hướng cho em trong suốt thời gian vừa qua để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp
Cuối cùng cho em được gửi lời cảm ơn đến tất cả những người bạn của em,
những người đã giúp đỡ, tạo động lực về tinh thần cho em rất nhiều trong thời gian em
xa nhà để thực hiện đề tài này
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành tốt khóa luận trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắc em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự đóng góp chỉ bảo của quý thầy cô và bạn bè
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Chúc tất cả mọi người sức khỏe và thành đạt
Sinh viên thực hiện
An Thị Thu Hương
Trang 4TÓM TẮT
An Thị Thu Hương, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2012,
“ Khảo sát một số môi trường cấp 1, cấp 2 nhân nuôi meo nấm bào ngư Pleurotus Floria L ”
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Ngọc
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian 13/02/2012 đến 13/06/2012 tại
Phòng thí nghiệm sinh lí thực vật thuộc khoa Nông Học trường đại học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố,
gồm 4 nghiệm thức, 3 lần lặp lại
Thí nghi ệm 1: Thí nghiệm cấy chuyền trên môi trường thạch (meo cấp I)
NT1: Môi trường thạch – đường – khoai tây
NT2: Môi trường thạch – đường – khoai tây – carot
NT3: Môi trường thạch – đường – rơm rạ
NT4: Môi trường thạch – đường – giá đậu xanh
Thí nghiệm 2: Thí nghiệm cấy chuyền meo cấp I lên giá thể bịch meo (Meo cấp II)
NT1: Rơm rạ 90%, cám gạo 8%, đường kính 1%, CaCO3 1%
NT2: Bã mía: 75 %, cám gạo 24%, CaCO31 %, nước đủ ẩm
NT3: Thóc 95%, đường kính 1%, CaCO3 1%
NT4: Thân cây mì 90%, cám gạo 8%, đường kính 1%, CaCO3 1%
Kết quá ghiên cứu cho thây rằng:
- Thí nghiệm 1 cho ta thấy: Trên 4 môi trường môi cấy meo cấp 1 thì môi trường có hệ tơ phát triển nhanh nhất là môi trường rơm rạ (NT3) nhưng hệ tơ mỏng không ăn dày Còn đối với môi trường khoai tây (NT1) hệ tơ phát triển nhanh, tơ ăn dày nên thích hợp nhất trong 4 môi trường để sử dụng làm môi trường nuôi cấy meo
cấp 1
- Thí nghiệm 2 cho ta thấy: Trên 4 loại giá thể rơm rạ, bã mía, lúa, thân cây mì,
có bổ sung hàm lượng dinh dưỡng khác nhau cho thấy các chỉ tiêu phát triển tơ nấm
có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê Meo cấp 2 được làm trên giá thể thân cây mì, hệ tơ phát triển nhanh mạnh, dày, thời gian ủ tơ trong phòng thí nghiệm ngắn,
Trang 5có thể tiết kiệm được thời gian sản xuất, kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất của bà con nông dân
Trong các giá thể ở 4 nghiệm thức thì thân mì ở NT4 là triển vọng nhất về thời gian nuôi cấy, thời gian bảo quản và hiệu quả kinh tế Meo làm trên giá thể thân cây
mì cho hệ tơ phát triển nhanh mạnh, dày và đều, ít bị hư nhiễm Và đặc biệt là phát triển tốt trên môi trường cấp 3 (mùn cưa)
Cấy vô môi trường meo cấp 3 cho thấy: Các meo ở các nghiệm thức khi cấy vô cho ra năng suất khác nhau, tuy nhiên số lượng quá ít nên không tính được năng suất
và hiệu quả kinh tế của nấm trong thí nghiệm
Trang 6MỤC LỤC
TRANG TỰA i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH-BIỂU ĐỒ-ĐỒ THỊ x
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu đề tài 2
1.3 Yêu cầu 2
1.4 Phạm vi đề tài 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Giới thiệu 3
2.1.1 Khái quát về nấm 3
2.1.1.1 Đặc điểm chung của nấm bào ngư 3
2.1.1.2 Đặc trưng tế bào và chu trình sống 3
2.1.2 Giá trị dinh dưỡng của nấm bào ngư 4
2.1.3 Ảnh hưởng của các nguyên liệu đến chất lượng của meo giống 7
2.1.3.1 Đường Saccharose 7
2.1.3.2 Bột bắp 7
2.1.3.3 Cám gạo 7
2.1.4 Giá trị kinh tế của việc trồng nấm 7
2.1.5 Vai trò của meo giống nấm 8
2.1.6 Vì sao trồng nấm cần có meo giống 9
2.1.7 Đặc điểm dinh dưỡng của meo giống nấm 10
2.1.8 Đặc điểm sinh lý của meo giống nấm 10
2.1.9 Môi trường dinh dưỡng của meo giống nấm 10
2.1.10 Khử trùng các loại môi trường 11
Trang 72.1.11 Các loại môi trường dinh dưỡng để nuôi cấy meo giống nấm trong phòng thí
nghiệm ở các giai đoạn 12
2.1.12 Vô trùng phòng cấy, thao tác cấy và khử trùng dụng cụ cấy meo 13
2.2 Tình hình nghiên cứu nấm trên thế giới và Việt Nam 14
2.2.1 Tình hình nghiên cứu nấm trên thế giới 14
2.2.2 Tình hình nghiên cứu nấm trong nước 15
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 17
3.1.1 Thời gian 17
3.1.2 Địa điểm 17
3.2 Vật liệu thí nghiệm 17
3.2.1 Giống 17
3.2.2 Nguyên liệu trồng nấm 17
3.2.3 Các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm 17
3.3 Phương pháp thí nghiệm 18
3.3.1 Thí nghiệm trên môi trường cấp I và cấp II 18
3.4 Qui trình thực hiện 20
3.4.1 Cấy chuyền qua meo cấp 1 trên tổng số 24 chai thủy tinh 20
3.4.2 Cấy chuyền qua meo cấp 2 21
3.4.3 Cấy chuyền qua meo cấp 2 24
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi 23
3.5.1 Các chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm 1 24
3.5.2 Các chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm 2 25
3.6 Phương pháp xử lý số liệu 25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27
4.1 Kết quả thí nghiệm 1 27
4.1.1 Thời gian bắt đầu xuất hiện tơ 27
4.1.2 Thời gian tơ nấm lan kín hết mặt nghiêng của thạch 28
4.1.3 Động thái phát triển chiều dài sợi tơ (cm) 29
4.1.4 Tốc độ lan tơ trên thạch (cm/ngày) 30
4.1.5 Độ dày mỏng của hệ tơ nấm 31
Trang 84.2 Kết quả thí nghiệm 2 32
4.2.1 Thời gian xuất hiện tơ trên bịch meo 32
4.2.3 Động thái lan tơ trên bịch meo 33
4.2.4 Tốc độ lan tơ trên bịch meo 34
4.2.5 Độ dày mỏng và màu sắc của hệ tơ 35
4.2.6 Sự hư nhiễm của meo 36
4.2.7 Thời gian bảo quản meo 37
4.2.8 Hiệu quả kinh tế 38
4.2.9 Khả năng phát triển sau khi cấy chuyền qua meo cấp 3 39
4.2.10 Năng suất của các bịch phôi mùn cưa ( môi trường cấp 3) 40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42
5.1 Kết luận 42
5.2 Đề nghị 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
PHỤ LỤC 45
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Chỉ số các axit amin có trong 3 loại nấm : 1 Nấm bào ngư phượng vĩ
(Pleurotus sajoi – caju) ; 2 Nấm bào ngư hoàng bạch ( Pleurotus cornucopiae) ; 3
Nấm bào ngư tím (Pleurotus ostreatus) 5
Bảng 2.2 Một số vitamin chứa trong nấm bào ngư 6
Bảng 2.3 Một số nguyên tố vi lượng chứa trong nấm bào ngư 6
Bảng 2.4 Quy trình nhân giống nấm thường trải qua các giai đoạn sau: 9
Bảng 2.5 Đặc điểm sinh lý các loại nấm 10
Bảng 2.6 Quy trình chế biến môi trường hạt lúa: 13
Bảng 3.1 Sơ đồ tóm tắt quy trình nhân giống meo cấp 2 23
Bảng 4.1 Thời gian tơ nấm bắt đầu xuất hiện trên môi trường thạch (%/ngày) 27
Bảng 4.2 Tỉ lệ tơ nấm phát triển qua các ngày cấy meo giống (%/ngày) 28
Bảng 4.3 Động thái phát triển chiều dài sợi tơ trên môi trường thạch (cm) 29
Bảng 4.4 Tốc độ tăng trưởng chiều dài sợi tơ nấm trên môi trường (cm / ngày) 30
Bảng 4.5 Độ dày mỏng của hệ tơ trên môi trường thạch ở các nghiệm thức qua các ngày theo dõi 31
Bảng 4.6 Thời gian tơ nấm bắt đầu xuất hiện trên cổ bịch meo (%/ngày) 32
B ảng 4.7 Tỉ lệ tơ nấm phát triển qua các ngày cấy meo giống (%/ngày) 32
Bảng 4.8 Động thái phát triển chiều dài sợi tơ trên bịch meo (cm) 33
Bảng 4.9 Tốc độ tăng trưởng chiều dài sợi tơ nấm trên bịch meo (cm/ngày) 34
Bảng 4.10 Độ dày mỏng của hệ tơ nấm ở các nghiệm thức qua các ngày theo dõi 35
Bảng 4.11 Tỷ lệ hư nhiễm của bịch meo (%bịch/ngày) 36
Bảng 4.12 Thời gian bảo quản meo ở các nghiệm thức 37
Bảng 4.13 Hiệu quả kinh tế 38
Bảng 4.14 Thời gian tơ ăn đầy bịch meo cấp 3 39
Bảng 4.15 Tỉ lệ tơ nấm ăn trắng bịch phôi (môi trường cấp 3) (cm/ngày) 39
Bảng 4.16 Năng suất nấm ở các bịch phôi sau 3 đợt thu hái (g/bịch/ngày) 41
Trang 11DANH SÁCH CÁC HÌNH- BIỂU ĐỒ- ĐỒ THỊ
Hình 1: Toàn bộ khu thí nghiệm meo cấp 1 45
Hình 2.1: NT1 ở giai đoạn 10 NSC 45
Hình 2.2: NT2 giai đoạn 10 NCS 46
Hình 2.2: NT3 giai đoạn 10 NCS 46
Hình 2.3: NT4 giai đoạn 10 NSC 47
Hình 3: Các nghiệm thức ở giai đoạn 20 NSC 47
Hình 4: Cấy chuyền giữ mẫu ở meo cấp 1 48
Hình 5.1: Meo cấp 2 ở giai đoạn 1 NSC 48
Hình 5.2: Meo cấp 2 giai đoạn 1 NSC 49
Hình 6.1: Meo cấp 2, NT1 ở giai đoạn 20 NSC 49
Hình 6.2: Meo cấp 2, NT ở giai đoạn 20 NSC 50
Hình 6.3: Meo cấp 2, NT3 ở giai đoạn 20 NSC 50
Hình 6.4: Meo cấp 2, NT4 ở giai đoạn 20 NSC 51
Hình 7.1: Nấm mốc xuất hiện ở meo cấp 1 51
Hình 7.2: Nấm mốc xuất hiện ở meo cấp 2 52
Hình 7.3: Nấm mốc xuất hiện ở meo cấp 2 52
Hình 8: quả thể mọc ra từ cổ nút bịch meo cấp2 46
Hình 9.1 Hệ tơ phát triển trắng hết bịch phôi 53
Hình 9.2: Nấm phát triển mạnh trên bịch phôi được cấy từ meo cấp 2 54
Hình 9.3: Nấm thu hoạch được từ các bịch phôi 54
Biểu đồ 1: Động thái phát triển chiều dài sợi nấm trên môi trường thạch (cm) 55
Đồ thị 1: Tốc độ tăng trưởng chiều dài sợi nấm trên môi trường thạch (cm/ngày) 55
Biểu đồ 2: Động thái phát triển chiều dài sợi nấm trên bịch meo cấp 2 (cm) 56
Đồ thị 2: Tốc độ tăng trưởng chiều dài sợi nấm trên bịch meo (cm/ngày) 56
Biểu đồ 3: Động thái phát triển chiều dài sợi nấm trên bịch meo cấp 3 57
Trang 12tốt cho sức khỏe, giá trị năng lượng cao, giàu khoáng chất và các vitamin Ngoài ra, trong nấm còn chứa nhiều hoạt chất có tính sinh học, góp phần ngăn ngừa và điều trị
bệnh cho con người, vì hầu như các loài nấm ăn đều có tác dụng phòng ngừa chống u bướu Việt nam bắt đầu có những căn bệnh của xã hội công nghiệp như stress, béo phì, xơ mỡ động mạch, huyết áp, ung thư nếu mỗi tuần chúng ta đều ăn nấm ít nhất
một lần thì cơ thể sẽ chậm lão hóa hơn và ngăn ngừa được những bệnh nêu trên Từ
đó cho thấy, nấm còn là nguồn thực phẩm chức năng của thế kỷ 21.(Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp Giá trị dinh dưỡng từ nấm ăn)
Trồng nấm ăn ở nước ta mang lại hiệu quả kinh tế cao do tận dụng nguồn phế
liệu nông lâm có sẵn ở các địa phương Tuy nhiên hiện nay nghề trồng nấm ở nước ta còn nhiều khó khăn: Chưa tận dụng hết nguồn nguyên liệu trồng nấm, chưa có nguồn meo giống nấm có chất lượng cao, kỹ thật trồng nấm ngoài sản xuất còn nhiều sai sót,… Trong các yếu tố trên giống nấm có chất lượng cao, giữ vai trò quyết định đến năng suất nấm, có ý nghĩa rất quan trọng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất nấm ăn
Vì vậy để tạo ra một giống nấm tốt, thuần khiết không lẫn tạp thì yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là cần phải có meo giống tốt
Meo giống nấm tốt là meo giống mang những đặc tính cho năng suất cao ổn định, chịu đựng được điều kiện bất lợi của môi trường, nấm ra đều đặn, tai nấm lớn đạt yêu cầu của thị trường,…Do đó meo nấm gốc phải là giống thuần khiết, không lẫn tạp,
nếu lẫn tạp không những chúng sẽ cạnh tranh dinh dưỡng, lấn át tơ nấm trồng mà đôi
Trang 13khi còn tiết ra độc tố hoặc chất cản làm chết hoặc ức chế sự phát triển của tơ nấm trồng, gây thiệt hại đối với người trồng nấm về năng suất, phẩm chất
Nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn meo giống nấm cho thực tế sản xuất của tỉnh Gia Lai và tìm hiểu một số nguyên liệu sẵn có ở địa phương để bổ sung làm giá thể khi làm meo cấp 3.Từ đó tìm ra môi trường thích hợp nhất để nuôi cấy meo nấm bào ngư
Vì vậy, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của cô Phạm Thị Ngọc, tôithực hiện đề tài: “Khảo sát bốn môi trường cấp 1, cấp 2 nhân nuôi meo nấm bào ngư
(Pleurotus Florida L.) ”
1.2 Mục tiêu đề tài
- Khảo sát s ự sinh trưởng của nấm bào ngư trên một số môi trường nhân nuôi meo giống nấm nhằm rút ngắn thời gian nuôi cấy trong phòng thí nhiệm, tiết kiệm thời gian sản xuất
- Xác định môi trường thích hợp nhất để nhân nuôi meo nấm bào ngư để tạo
tiền đề cho việc nuôi trồng nấm đạt hiệu quả cao và chất lượng
1.3 Yêu cầu
- Khảo sát một số môi trường nhân nuôi meo nấm bào ngư : Rơm rạ, bã mía, lúa, cành cây cao su
- Thực hiện nghiêm ngặt quy trình làm meo giống bắt đầu lúc chuẩn bị nguyên
liệu đến xử lý nguyên liệu để hoàn tất môi trường (meo cấp 2)
- Tiến hành cấy chuyền, theo dõi sự thoái hóa của giống và khảo sát ảnh hưởng của một số nguyên liệu bổ sung (cám gạo, bột bắp, đường saccharose,…) trong giá thể khi nhân giống meo cấp 3
- Theo dõi sự phát triển (sự bung tơ, độ dày mỏng,…) của hệ tơ để so sánh các meo giống nấm trên các loại môi trường
- Trồng thử nghiệm trên giá thể mạt cưa để kiểm định chất lượng bịch phôi và năng suất nấm bào ngư
- Ghi chép số liệu đầy đủ và chính xác trong quá trình nghiên cứu
1.4 Phạm vi đề tài
Đề tài được thực hiện trên giống nấm bào ngư trắng (Pleurotus Florida L )
trong thời gian thực tập từ 13/2/2012 đến 13/6/2012
Trang 14Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Gi ới thiệu
2.1.1 Khái quát về nấm
2.1.1.1 Đặc điểm chung của nấm bào ngư
Nấm sò mà bà con phía Nam gọi là nấm bào ngư, cũng là loài nấm ăn, như nấm rơm, nấm mỡ, nấm đông cô… Tai nấm dạng phễu, phiến kéo dài xuống chân Cuống
nấm gần gốc có lớp lông mịn Tai nấm còn non có màu sắc tối, nhưng khi trưởng thành, màu trở nên sáng hơn
Tai nấm bào ngư phát triển qua nhiều giai đoạn, dựa theo hình dạng có tên
tương ứng: dạng san hô, dạng dùi trống, dạng phễu, dạng bán cầu lệch, dạng lá lục
bình (Nguyễn Lân Hùng – Lê Duy Thắng, 2011)
2.1.1.2 Đặc trưng tế bào và chu trình sống
H ệ sợi nấm
Hình ống, có vách ngăn, vách ngăn không hoàn chỉnh, có những lỗ nhỏ (tế bào
chất, thậm chí nhân có thể thông thương qua lại)
Có hai dạng sợi
- Sợi sơ cấp (haploid): Sinh ra từ bào tử, tế bào có một nhân, sinh sản đặc biệt
gọi là mấu liên kết
- Sợi thứ cấp (diploid): Phối hợp hai sợi sơ cấp, tế bào có 2 nhân, sợi nấm tăng trưởng bằng đầu ngọn
Qu ả thể nấm
Cơ quan sinh sản của nấm, có cấu trúc đặc biệt bằng hệ sợi nấm, thường gồm 3 thành phần chính: Mũ nấm, cuống nấm và các phiến nấm
-Mũ nấm (pileus): Che chở cho tai nấm, mặt trên có sắc tố (để cản ánh sáng mặt
trời), mặt dưới mang thụ tầng (hymenium) là cơ quan sinh bào tử
Trang 15- Phiến nấm (lamelle): Thường dạng lá hoặc lỗ cơ quan chính sinh bào tử Nơi hai nhân của sợi nấm hợp lại thành một và giảm phân, nên còn gọi là thụ tầng Thụ
tầng sinh ra bào tử nấm
Ở một vài nấm, thụ tầng có thêm màng che, khi trưởng thành sẽ rách ra thành vòng cổ ở cuống nấm
- Cuống nấm (stipes): Cơ quan đưa mũ nấm lên cao, để phát tán bào tử đi xa
Một vài loại nấm, cuống có thêm vòng cổ và bao gốc Cũng có nấm không có cuống (nấm mèo, nấm tuyết)
Chu trình s ống
- Khởi đầu bằng sự nảy mầm của bào tử nấm là ống mầm (germ tube)
- Ống mầm phát triển thành sợi sơ cấp (haploid) tạo thành sợi nấm (hyphae)
- Hai sợi sơ cấp phối hợp cho sợi thứ cấp (diloid)
- Các sợi thứ cấp hợp lại thành hệ sợi nấm là khuẩn ty thể (Mycelium)
- Hệ sợi phát triển thành mạng sợi nấm
- Khi gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ hạ xuống, ẩm độ tăng), mạng sợi kết thành hạch nấm (primordia)
- Nếu độ ẩm và nhiệt độ thích hợp, hạch nấm sẽ cho quả thể nấm
2.1.2 Giá tr ị dinh dưỡng của nấm bào ngư
Nấm bào ngư không những ăn ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao Trong
nấm bào ngư khô, lượng chứa protein là khoảng 20% Trong protein này có đầy đủ các axit amin với tất cả 8 axit amin không thay thế Tỷ lệ các axit amin này trong 3 loài nấm bào ngư thường gặp là như sau (g/100 protein thô) (Bảng 2.1)
Trang 16Bảng 2.1 Chỉ số các axit amin có trong 3 loại nấm : 1 nấm bào ngư phượng vĩ
(Pleurotus sajoi – caju) ; 2 N ấm bào ngư hoàng bạch ( Pleurotus cornucopiae) ; 3
Nấm bào ngư tím (Pleurotus ostreatus)
Axit amin
Loài nấm bào ngư
2,463 1,025 10,237 1,237 7,983 4,371 2,375 0,148
3,098 4,153 2,152 5,333 1,580 0,735 1,398 3,201
4,371 1,694 1,122 9,124 2,032 3,664 3,130 2,237 0,322
2,792 6,433 3,286 5,992 1.524 0,380 1,235 2,554
4,728 Chưa phân tích 4,203
7,775 4,294 5,975 5,165 2,720 0,270
Giá trị dinh dưỡng NI (nutritinonal index) theo Crisan và Sandr (1978) được tính theo công thức sau đây:
EAI Tỷ lệ protein (%)
NI =
100
Trang 17NI của nấm bào ngư phượng vĩ là 17,57; của nấm bào ngư hoàng bạch là 17,25; của nấm bào ngư tím là 12,96
Lượng chất béo của nấm bào ngư phượng vĩ là 1,6% so với trọng lượng khô (của nấm rươm là 3,0%, của nấm hương là 2,1% , của nấm mỡ là 3,1%, của ngân nhĩ
là 0,6%)
B ảng 2.2 Một số vitamin chứa trong nấm bào ngư
Nấm bào ngư
Vitamin (mg/100g nấm khô Vit C Vit.B1 Axit
nicotinic
Vit.B2 Axit
pantotenic
Axit Folic
60,0 72,9
6,66 7,88
21,1 29,4
1278
1412 Ngoài ra nấm bào ngư còn chứa một lượng đáng kể các nguyên tố vi lượng
Bảng 2.3 Một số nguyên tố vi lượng chứa trong nấm bào ngư
1,6 1,0 3,6
9,1 9,9 7,8
0,0013 0,0010 0,0014
Ngoài giá trị dinh dưỡng phong phú, nấm bào ngư còn có giá trị dược liệu Nhiều nghiên cứu cho biết nấm bào ngư cùng một số nấm ăn khác có tác dụng chống ung thư
Thử nghiệm về ung thư trên chuột bạch cho thấy dùng nước nóng chiết xuất
nấm bào ngư có thể làm tiêu hoàn toàn khôi u với tỷ lệ 50% chuột (dùng loài nấm sò Pleurotus ostreatus)
Nghiên cứu của S C Tam (1986) cho thấy nấm bào ngư phượng vĩ (P sajor – caju) có tác dụn làm hạ huyết áp
Theo nghiên cứu của nhà khoa học Trung Quốc – Phó Liên Giang (1985) thì
nếu nấm bào ngư với lượng 2,5g/kg sau 40 ngày lượng cholesterol trong máu đã giảm
từ 253,13mg xuống chỉ còn 193,12mg Nếu ăn nấm bào ngư với lượng cao hơn gấp đôi (5g/kg) thì sau 40 ngày lượng cholesterol trong máu giảm xuống chỉ còn 128,57mg
Trang 18Nhiều loại nấm bào ngư còn có tác dụng ức chế sựu phát triển của không ít loài
vi khuẩn như: Staphylococcus aureus, Mycobacterium phlei, Bacillus mycoides, Mycobacterium smegma, Photobacterium fischeri… Vòng ức chế vi khuẩn ở nấm bào ngư non cao hơn ở nấm bào ngư trưởng thành.( Nguyễn Lân Dũng, 2010)
2.1.3 Ảnh hưởng của các nguyên liệu đến chất lượng của meo giống
2.1.3.1 Đường Saccharose
Cung cấp năng lượng cho tơ nấm phát triển nhưng chỉ duy nhất có năng lượng thì không làm tăng hoạt lực của meo, tơ phát triển chậm và mỏng Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng của meo giống, thoái hóa sớm, năng suất thấp
2.1.3.2 Bột bắp
Trong hạt bắp có chứa các thành phần dinh dưỡng như: protein, vitamin A, vitamin nhóm B Đây là nguồn dinh dưỡng cơ bản khi sử dụng làm nguyên liệu bổ sung trong môi trường que khoai mì để nuôi cấy meo giống cấp 3, làm tăng hoạt lực
của meo, tơ nấm phát triển nhanh hệ tơ dày đều, rút ngắn thời gian nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, cho năng suất cao, tai nấm to
2.1.3.3 Cám gạo
Trong cám gạo chứa rất nhiều các vitamin như B1, B6, PP, chất béo khá cao (15 – 22%), đạm trên 12% Vì vậy là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho giá thể làm meo giống rất tốt, giúp hệ tơ phát triển tốt (Nguồn: khoa học đời sống Các vitamin từ cám
g ạo/dinh dưỡng)
2.1.4 Giá trị kinh tế của việc trồng nấm
Đối với kinh tế
Theo sổ tay trồng nấm ăn và nấm chữa bệnh (2004), nấm là một trong những
loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao do các yếu tố khách quan: Trồng nấm không cần nhiều diện tích, tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi, vốn đầu tư thấp, chu kỳ nuôi
trồng ngắn (nấm rơm: 20 – 25 ngày; nấm bào ngư, nấm mèo: 2 – 3 tháng), nguyên liệu
rẻ, dồi dào (nguyên liệu trồng nấm chủ yếu là phế liệu nông lâm nghiệp, có ở nhiều địa phương, sử dụng nó vừa giải quyết về mặt môi trường, đồng thời tạo nên sản phẩm
mới, phế phẩm sau khi trồng nấm có thể dùng cho chăn nuôi và trồng trọt)
Trang 19 Đối với xã hội
Giải quyết lao động: Tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi, tạo việc làm cho
những người thất nghiệp, đồng thời mang lại nguồn thu nhập đáng kể
Giải quyết nguồn thực phẩm: Ngoài việc trồng nấm để bán, xuất khẩu, đây còn
là nguồn thực phẩm phục vụ bữa ăn hàng ngày của người dân và là nguồn dược liệu để
trị bệnh góp phần bảo vệ nâng cao sức khỏe cho con người
2.1.5 Vai trò của meo giống nấm
Từ rất lâu người ta đã biết trồng nấm mà không cần đến meo giống, người dân
miền Nam đã biết chất rơm rạ xen với cây chuối và tưới nước cháo lấp lên để thu hái
nấm Trong thiên nhiên sau một vài trận mưa là nấm mọc lên khắp nơi cho dù không được ai cấy giống, Vậy nấm bởi đâu mà có?
Tất cả các trường hợp trên đều có sự hiện diện của nấm gốc ban đầu, đó là các bào tử nấm Các bào tử này bay lơ lửng trong không khí rơi vào các mô nấm, nấm nảy
mầm và phát triển thành hệ sợi và cuối cùng cho ra tai nấm
Trong thực tế, việc sản xuất giống nấm là một khâu đặc biệt quan trọng trong toàn bộ quá trình nuôi trồng, quyết định đến sản lượng và chất lượng nấm Phải làm sao để tạo ra meo giống tốt không những mọc nhanh và mạnh trên nguyên liệu nuôi
trồng, chống chịu được mầm bệnh mà còn cho năng suất cao, giá trị thương phẩm tốt, chậm thoái hóa,…
Quá trình làm meo giống nấm gồm 2 yếu tố: kỹ thuật và thiết bị, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm của người làm meo giống đóng vai trò quyết định Ngoài khả năng đánh giá tuyển chọn nấm để đưa vào sản xuất, người làm meo giống còn phải
kiểm định được chất lượng của giống trước khi đưa ra nuôi trồng Một sơ suất nhỏ của người làm meo giống sẽ gây tổn thất lớn cho người trồng nấm
Tóm lại quy trình làm meo giống tương đối đơn giản, nhưng đòi hỏi phải hết
sức kỹ lưỡng thận trọng, có thể xem đây là khâu quan trọng nhất của quy trình trồng nấm nên đặc biệt quan tâm đến trước khi đưa vào sản xuất (Lê Duy Thắng – Trần Văn Minh, 2000)
Trang 20Bảng 2.4 Quy trình nhân giống nấm thường trải qua các giai đoạn sau:
Quả thể Tơ nấm Bào tử
Phân lập Môi trường thạch
Cấy chuyền (meo cấp 1)
Cấy chuyền (meo cấp 2)
Cấy chuyền Môi trường lúa (meo cấp 3)
Cấy chuyền Môi trường que 2.1.6 Vì sao trồng nấm cần có meo giống Trong sản xuất, nếu chỉ dựa vào nguồn giống có trong không khí thì việc nuôi trồng sẽ rất bấp bênh, không hiệu quả Vì vậy, từ lâu người ta đã tìm cách để tạo nguồn giống chủ động, nhằm gieo vào các mô nấm, làm tăng sản lượng nấm và nhất là đảm bảo chắc chắn kết quả nuôi trồng Vào những năm 60, phương pháp cấy mô ra đời, người ta có thể tạo các giống nấm thuần khiết và chủ động gieo meo giống tốt nhất Nhờ có meo giống, người trồng thu được nấm với năng suất cao và phù hợp nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng (Lê Duy Thắng – Trần Văn Minh, 2000) Meo que Giống nấm Meo thạch Meo lúa Meo giá phôi
Trang 212.1.7 Đặc điểm dinh dưỡng của meo giống nấm
Tơ nấm là cơ quan thực hiện quá trình sinh trưởng của nấm, tơ nấm phát triển
cần các chất dinh dưỡng sau:
- Nguồn C (Carbohydrat): Tất cả các nấm dị dưỡng đối với C (sống hoàn toàn nhờ C từ ngoài) Nguồn C phải điều chế ở dạng đơn giản, dễ hấp thu, thông dụng nhất
2.1.8 Đặc điểm sinh lý của meo giống nấm
Meo giống nấm chịu ảnh hưởng của những tác động bên ngoài như:
- Độ pH: Tùy thuộc vào giống nấm mà độ pH thay đổi từ 4 - 9, tốt nhất là từ 6,5
- 7,5
- Ánh sáng: Tơ nấm phát triển không cần ánh sáng
- Ẩm độ: Tùy từng loại nấm chịu ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau, thích hợp nhất từ 250
2.1.9 Môi trường dinh dưỡng của meo giống nấm
Sử dụng môi trường dinh dưỡng để:
- Không làm biến đổi đặc tính của nấm mà còn giúp tơ nấm phát triển tốt hơn
- Bổ sung thêm cho đầy đủ chất dinh dưỡng: (C, N, Vitamin…)
Trang 22Để việc nuôi cấy meo nấm đạt hiệu quả cao ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc
xử lý nguyên liệu thì phải bố trí cấy meo trong điều kiện phòng cấy phải được vô trùng
thật kỹ
2.1.10 Kh ử trùng các loại môi trường
Khử trùng là hấp các loại môi trường bằng hơi nước ở áp suất cao hay áp suất thường để diệt các mầm bệnh trong môi trường để không cạnh tranh và lấn áp tơ nấm phát triển sau này
+ Áp suất cao: Nhiệt độ ở khoảng 1210
C
+ Áp suất thường: Nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 1000
C
- Khử trùng ở áp suất cao
+ Dùng (Autoclave) nồi hấp khử trùng cao áp, nâng cao áp suất và nhiệt độ
bằng cách lùa hết không khí ra chỉ có hơi nước được nén lại trong nồi áp suất nhờ quá trình nén hơi nước đã được đun sôi, nhiệt độ tăng lên dần
+ Nguyên tắc sử dụng nồi cao áp:
● Làm vệ sinh miệng nồi và nắp nồi
● Đổ nước vào nồi cho tới mực quy định
● Xếp môi trường vào nồi tránh bịt các lỗ thông hơi
● Đậy nắp nồi lại, vặn chặt từng đôi van đối diện nhau
+ Cách hấp: Đóng van 2 mở van 1 đun cho áp suất lên đến 1atm Đóng van 1
mở van 2 từ từ cho không khí lùa ra ngoài hết áp suất trở về 0 Đóng van 2 mở van 1 đun tiếp cho đến khi kim đồng hồ chỉ đến 1atm mới bắt đầu tính thời gian Tùy môi trường nên thời gian hấp sẽ khác nhau Khi đã đủ thời gian tắt nồi, đóng van 1, mở từ
từ van 2 cho hơi thoát hết ra ngoài, để nguội rồi lấy môi trường ra ngoài Tránh hấp thiếu hoặc quá thời gian vì thiếu thời gian thì các mầm bệnh trong môi trường chưa
diệt hết thì rất dễ bị nhiễm còn nếu quá thời gian sẽ làm biến đổi tính chất của môi trường
- Khử trùng ở áp suất thường
Trong trường hợp không có điều kiện vô trùng bằng nồi cao áp, có thể mua các
giống gốc ở các nơi cung cấp giống rồi nhân ra bằng cách sử dụng nồi hấp như nguyên tắc hấp bánh, thường dùng nhất là thùng phuy, tuy nhiên, nhiệt độ ở đây chỉ đạt đến
1000C nên không thể vô trùng một lần Vì vậy phải vô trùng bằng phương pháp lập lại
Trang 23nhiều lần lần 1 hấp 2 giờ ở 1000
C có thể làm chết các sợi nấm hoặc các bào tử đã nẩy mầm, những bào tử chưa nẩy mầm thì vẫn chưa chết Hấp xong đem môi trường để ở nơi nhiệt độ bình thường trong vòng 24 giờ Trong môi trường dinh dưỡng các bào tử còn sót lại tiếp tục nẩy mầm vì vậy phải đem hấp lại như trên, sau đó đem ra để ở nhiệt
độ bình thường trong 24 giờ nữa Nếu bào tử nào chưa chết thì đem hấp lần thứ 3
2.1.11 Các loại môi trường dinh dưỡng để nuôi cấy meo giống nấm trong phòng thí nghiệm ở các giai đoạn
- Muốn nuôi cấy hoặc nhân giống bất cứ loại nấm nào điều trước tiên cần có là môi trường dinh dưỡng Môi trường dinh dưỡng cũng thay đổi tùy theo từng giai đoạn
của quá trình nhân giống: Môi trường thạch (meo cấp 1) môi trường hạt (meo cấp 2) môi trường que (meo cấp 3)
+ Môi trường thạch: Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng dễ hấp thụ cho nấm, còn thuận tiện cho việc quan sát các mầm nhiễm tạp
• Pha chế và khử trùng môi trường thạch
Môi trường căn bản thường dùng nhất là P.D.A (Khoai tây, đường, thạch)
• Pha chế và khử trùng môi trường hạt:
Nguyên liệu: Có thể sử dụng các nguyên liệu như: lúa, gạo, đậu, bo bo,…phổ
biến nhất là dùng lúa
Trang 24Bảng 2.6 Quy trình chế biến môi trường hạt lúa:
Ngâm lúa (rửa sạch, loại bỏ hạt lép và ngâm 24 giờ)
Ủ lúa (rửa sạch và ủ 1 - 2 ngày)
Nấu lúa (1 – 2% saccharose, nứt vỏ và để ráo)
Vô chai (Hấp khử trùng 121oC trong 2 giờ)
Để hai ngày theo dõi
2.1.12 Vô trùng phòng c ấy, thao tác cấy và khử trùng dụng cụ cấy meo
Vô trùng phòng c ấy và phòng ủ meo
- Phòng cấy được xây dựng ở nơi sạch sẽ, cao thoáng, ít gió, phòng không quá
Trang 25 Vô trùng trong thao tác c ấy
- Trong quá trình cấy cần lưu ý những đặc điểm:
+ Sử dụng đèn cồn hoặc đèn ga (đèn bussen) để tạo vùng an toàn, nhất là trong điều kiện không có tủ cấy riêng biệt, mỗi đèn cồn có đường kính sát khuẩn 20cm tất cả thao tác cần phải thực hiện quanh ngọn đèn cồn và ngang tầm lửa, lửa đèn cồn phải cao từ 3- 4 cm
+ Ống nghiệm hoặc bịch giống chỉ mở quanh ngọn lửa đèn cồn, đặt nằm ngang, quay miệng về hướng ngọn lửa, trước khi mở và sau khi đóng nút bông lại nên hơ nhẹ
miệng ống hoặc bịch để diệt các mầm bệnh bay vào
+ Thao tác cấy nhanh, tránh tạo gió (không làm lay động ngọn đèn cồn) làm tạt mầm bệnh vào môi trường cấy, tránh làm dập nát mô thịt nấm như dùng dao cứa nhiều
ở một vị trí sẽ gây nhiễm khuẩn trên mô nấm, tránh ra vào để tạo gió vì sẽ dễ gây nhiễm Khi làm rơi dụng cụ cấy cần phải nhúng dụng cụ vào cồn hơ qua ngọn lửa đèn cồn, để nguội rồi mới cấy tiếp
2.2 Tình hình nghiên cứu nấm trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình nghiên cứu nấm trên thế giới
Đối với Âu châu, trồng nấm trở thành ngành công nghiệp, các khâu trong quá trình nuôi trồng đều được cơ khí hóa hoặc tự động hóa Người ta có thể tính toán gần như chính xác hiệu quả của ngành trồng nấm Các nước Mỹ, Đức, Đan Mạch, Bỉ và nhiều nước khác ở Châu Âu nhập khẩu nấm nhiều nhất (Việt Chương, 2001)
Ở Châu Á, Nhật là nước đi đầu trong việc đưa máy móc vào quy trình trồng
nấm, đưa sản lượng nấm có thể lên đến hàng chục ngàn tấn/năm, là nước có sản lượng
Trang 26nấm lớn nhất thế giới, chủ yếu là nấm đông cô, nấm kim châm, nấm trân châu và một
số loại nấm khác (Lê Duy Thắng, 2006)
Các nước Đông Nam Á, trồng nấm mang nặng tính thủ công, lệ thuộc vào thời
tiết nên tỉ lệ rủi ro khá cao
Nấm bào ngư được nuôi trồng rộng rãi trên thế giới: Hungary, Đức, Pháp, Ý, Hà Lan Ở Châu Á nấm bào ngư được trồng rộng rãi ở Trung Quốc với sản lượng rất cao (khoảng 12.000 tấn mỗi năm), được trồng ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ (Nguyễn Lân Dũng, 2002)
2.2.2 Tình hình nghiên c ứu nấm trong nước
Nước ta là một nước nhiệt đới và cận nhiệt đới nên có thể trồng hầu hết các loài nấm nhiệt đới như nấm rơm, nấm mèo, nấm tuyết, nấm bào ngư,…Trong đó nấm bào ngư là loài nấm thích hợp với điều kiện trồng ở các tỉnh phía nam, nơi có nguồn nguyên liệu dồi dào: cây lục bình, mạt cưa cao su,…Và một thời tiết lý tưởng tạo sự thuận lợi cho việc trồng nấm quanh năm Đây cũng chính là nguồn giống nấm để ta
lựa chọn những tai nấm tốt nhất đem vào phòng thí nghiệm phân lập nhằm tạo ra nguồn giống nấm gốc tốt nhất phục vụ cho sản xuất nấm đại trà
Ở các tỉnh phía Bắc có dãy Sapa, phía Nam có Lâm Đồng và Tây Nguyên, đây
là những nơi nhiệt độ thấp, phù hợp với các loài nấm ôn đới Nếu giải quyết được nguồn nguyên liệu thường xuyên thì đây là vùng sản xuất rất tốt cho các loại nấm như
nấm mỡ, nấm đông cô,…
Từ xa xưa nấm đã được truyền tụng như là một đặc sản quý, là món ăn cao cấp dành cho vua chúa Ngày nay giá trị của sản phẩm này càng tăng lên nhờ những chứng minh của khoa học về dinh dưỡng và khả năng trị bệnh của chúng Hiện nay, đã ghi
nhận được 2.000 loài nấm ăn, trong đó có 80 loài nấm ăn ngon và được nghiên cứunuôi trồng So với các loại nông sản khác, thì giá trị một số loài nấm thông dụng như:
nấm rơm, nấm mèo, nấm đông cô, nấm bào ngư,…đều không thua kém
Việt Nam là nước đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu nhưng hiện sản xuất
của nước ta còn nhỏ lẻ và phải bán qua tay người khác Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề trồng nấm, riêng lượng rơm rạ là 20 – 30 triệu tấn/năm để sản xuất ra 2 triệu tấn nấm tươi (Trần Nga, 2009)
Trang 27Dự kiến đến năm 2010 sản lượng nấm nước ta đạt trên 1 triệu tấn/năm, sử dụng khoảng 6 triệu tấn phế phụ phẩm trong nông nghiệp cho nuôi trồng nấm, chế biến được trên 50% tổng sản lượng nấm sản xuất ra dưới dạng nấm muối, nấm sấy, nấm
hộp, tổng giá trị sản phẩm đạt 7.000 tỉ đồng/năm (Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, 2004)
Theo Lê Duy Thắng (2004), có thể trồng nấm trên các giá thể khác nhau: rơm
rạ, mạt cưa, lục bình, bã mía,…và bổ sung các loại dinh dưỡng bột bắp, cám gạo tỉ lệ 5% so với nguyên liệu Việc nuôi trồng các giống nấm trở nên dễ dàng nhờ nguồn nguyên liệu dồi dào và dễ tìm, như trồng nấm bào ngư chẳng hạn Theo Lê Duy Thắng trong cuốn sách “Sổ tay hướng dẫn trồng nấm” nhà xuất bản nông nghiệp: Để trồng
nấm thì phải có meo giống Thế nhưng, làm cách nào để có meo giống gốc ban đầu?
có thể thực hiện bằng nhiều cách: Thu nhận và gây nẩy mầm bào tử nấm, tách sợi nấm
từ các cơ chất có nấm mọc, phân lập từ quả thể Phương pháp phổ biến hiện nay là phân lập từ quả thể Để có meo giống cấy qua bịch phôi thường phải trải qua 3 cấp meo, meo cấp 1 phân lập, meo cấp 2 cấy chuyền qua môi trường hạt lúa, meo cấp 3 cấy chuyền qua que khoai mì Quá trình nuôi cấy meo đi từ giai đoạn môi trường dinh dưỡng phức tạp đến đơn giản Đến giai đoạn meo cấp 3 môi trường nuôi cấy càng đơn
giản hơn, chỉ sử dụng cây khoai mì làm nguyên liệu chủ yếu Vì vậy, để giúp hệ tơ nấm phát triển mạnh hơn khỏe hơn phải bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng để nuôi cấy
Trang 28Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Th ời gian và địa điểm thí nghiệm
3.1.1 Thời gian
Ngày 13 tháng 02 năm 2012: Chuẩn bị môi trường cấp 1
Ngày 14 tháng 02 năm 2012: Phân lập meo cấp 1
Ngày 10 tháng 03 năm 2012: Ngâm, ủ nguyên liệu môi trường cấp 2
Ngày 20 tháng 03 năm 2012: Hấp khử trùng môi trường cấp 2
Ngày 22 tháng 03 năm 2012: Cấy meo cấp 2
Ngày 02 tháng 05 năm 2012: Hấp môi trường cấp 3
Ngày 03 tháng 05 năm 2012: Cấy meo cấp 3
3.1.2 Địa điểm
Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành tại Phòng thí nghiệm sinh lí thực vật thuộc
khoa Nông Học trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Trang 293.3 Phương pháp thí nghiệm
3.3.1 Thí nghiệm trên môi trường cấp I và cấp II
a Môi trường cấp I
Tiến hành bố trí thí nghiệm trên môi trường meo cấp 1
Thí nghiệm 1 yếu tố được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 NT và 3 lần
lập lại
NT1: Môi trường thạch – đường – khoai tây
- Khoai tây: 200 gram
- Đường kính: 20 gram
- Thạch Agar: 20 gram
- Nước cất: 1 lít
NT2: Môi trường thạch – đường – khoai tây – carot
- Khoai tây: 100 gram
- Carot: 100 gram
- Đường: 20 gram
- Thạch Agar: 20 gram
- Nước cất: 1 lít
NT3: Môi trường thạch – đường – rơm rạ
- Rơm rạ khô cắt nhỏ: 200 gram
- Đường kính: 20 gram
- (NH4)S04: 3 gram
- Thạch Agar: 20 gram
- Nước cất: 1 lít
NT4: Môi trường thạch – đường – giá đậu xanh
- Giá đậu xanh: 200 gram
- Đường kính: 20 gram
- Thạch Agar: 20 gram
- Nước cất: 1 lít
Trang 30- Quy mô thí nghiệm:
Thí nghiệm có 12 ô, mỗi ô thí nghiệm gồm 2 chai thủy tinh Tổng số chai thủy trong toàn khu thí nghiệm là 24
b Môi trường cấp II
Tiến hành bố trí thí nghiệm trên môi trường meo cấp 2
Thí nghiệm 1 yếu tố bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 NT và 3 lần lập
lại
NT1: Rơm rạ 90%, cám gạo 8%, đường kính 1%, CaCO3 1%
NT2: Bã mía: 75 %, cám gạo 24%, CaCO3 1 %, nước đủ ẩm
- Quy mô thí nghiệm:
Tổng số ô thí nghiệm: 16 ô, 3 bịch/ô
Tổng số bịch: 48 bịch
Trang 313.4 Qui trình th ực hiện
3.4.1 Cấy chuyền qua meo cấp 1 trên tổng số 24 chai thủy tinh
- Chuẩn bị phòng cấy: Phòng cấy được xây dựng ở nơi sạch sẽ, cao thoáng, ít gió, phòng không quá rộng để có thể dễ dàng xử lý, phòng có 2 ngăn (2 lớp cửa) và phòng cấy bên trong Xử lý phòng theo định kì 2 năm xông hơi lưu huỳnh hoặc Xông formol ít nhất 12 giờ trở lên
- Chuẩn bị phòng ủ meo: Phòng ử meo cũng đòi hỏi đủ điều kiện vệ sinh giống như phòng cấy, thông thoáng nhưng không có gió bụi lùa vào, nhiệt độ thích hợp cho
từng loại nấm Kho phải quét vôi 6 tháng 1 lần, phải có lưới chắn bụi, côn trùng, chuột…Phải xử lý cho kho ủ được thanh trùng, sạch sẽ tỉ lệ nhiễm bệnh thấp
- Chuẩn bị vật liệu: Chuẩn bị một số yêu cầu: Đèn cồn, bông gòn sạch, cồn 900
, ống nghiệm, đĩa petri, pince kẹp, pince cấy, môi trường, các dụng cụ để cấy, meo giống…đem vào phòng cấy Dùng bông gòn thấm cồn lau sạch bàn cấy, chai giống, môi trường các vật dụng liên quan đến việc cấy meo Các dụng cụ đem vào phòng đều
phải sát trùng hết
- Chuẩn bị môi trường cấy: Nấu môi trường PDA theo tỉ lệ các nghiệm thức đã
có sẵn ở thí nghiệm 1 Đun sôi khoảng 15- 20 phút, gạn lấy dịch trong sau đó đem hòa
với đường kính và Agar Chia vào các chai thủy tinh, mỗi chai có từ 5-10ml môi trường, sau đó đậy kín nắp chai bằng bông gòn không thấm nước, khử trùng ở 1210
C trong 20 - 30 phút Để nguội nồi đến 370
C lấy các chai để môi trường ra đặt nghiêng sao cho môi trường không chạm vào nút bông, khi môi trường trong chai đã đông hẳn thì cất vô nơi khô ráo, sạch sẽ để phân lập quả thể
- Phân lập từ quả thể (meo cấp 1):
+ Chọn giống: Chọn mô nấm khỏe mạnh để nuôi cấy Cây nấm khỏe Không quá già, không quá non Không quá ẩm (ít nhất 2-3 giờ sau khi tưới), thân cứng và không nhiễm các loại nấm khác
+ Khử trùng: Làm sạch phòng và tất cả các dụng cụ cần thiết, bên trong và ngoài tủ cấy bằng cồn Chuyển các chai môi trường PDA, dụng cụ cần thiết vào khoang, bật đèn tia cực tím, quạt thông gió của tủ cấy Sau 10-15 phút, tắt đèn UV để lại quạt thông gió trong suốt thời gian sử dụng
Trang 32+ Thao tác cấy: Rửa sạch 2 tay bằng cồn Giữ dao cắt bằng 2 ngón tay, nghiêng
450 trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi lưỡi dao hồng lên Trong khi chờ nguội, (15-20 giây – giữ cho dao không chạm vào bất kỳ bề mặt nào – có thể cắm ngược cán vào cốc
đã chuẩn bị trước)
Dùng tay xé cây nấm theo chiều dọc – không dùng dao
Dùng dao cắt 1 mấu nhỏ (2 mm x 2 mm) mô nấm – vị trí giữa mũ nấm và thân
nấm Lấy ở giữa, để chắc chắn mẫu sạch bệnh và không bị nhiễm các loại vi sinh vật khác
Hơ miệng chai quanh ngọn lửa đèn cồn Dùng tay khác mở nút bông trước đèn
cồn Đưa mẫu vừa cắt vào bề mặt môi trường PDA trong chai – không chạm mẫu vào thành chai
Hơ miệng chai 1 lần nữa rồi đậy lại nút bông – vẫn để gần ngọn lửa (chú ý: Đáy chai luôn để thấp hơn miệng chai và gần ngọn lửa trong suốt quá trình thao tác)
Sau khi cấy xong chuyển qua phòng ủ tơ để theo dõi Thời gian 15– 20 ngày tơ
nấm sẽ ăn trắng trai thủy tinh
3.4.2 Cấy chuyền qua meo cấp 2
- Chuẩn bị vật liệu:
Bịch nilon kích thước 12,5 cm x 12 cm (bịch ngắn), 12,5 cm x 18 cm (bịch dài), bông gòn không thấm nước, nút cổ, giấy, thun…
- Chuẩn bị nguyên liệu:
Rơm rạ, bã mía cắt nhỏ khoảng 3-5 cm, đem đi phơi khô
Thân mì ta chặt khoảng 12 cm, sau đó chẻ nhỏ đem phơi khô
Thóc được phơi khô từ 2-3 nắng
- Ủ nguyên liệu:
Cho nguyên liệu vào bể chứa, ngâm nước vôi với tỷ lệ 1%, ngâm trong 36 h Sau đó vớt ra phơi khô
- Phối trộn nguyên liệu và đóng bịch:
Khi nguyên liệu đã khô ta tiến hành trộn dinh dưỡng theo tỉ lệ Trộn đều và cho nước đủ ẩm Sau đó đem đi đóng bịch
Trang 33Riêng đối với thóc thì ta phải ngâm trong 4 giờ, đun sôi trong 20 phút, thêm đường kính, đun lại 5 phút, lọc qua vải màn, thêm CaCO3 rồi cho vô bịch đem đi hấp
Sau khi hấp xong vớt ra để trong vòng 24 giờ sau đó tiến hành cấy
- Phương pháp cấy meo:
Chuẩn bị: Phòng cấy, môi trường dinh dưỡng đã được khử trùng tuyệt đối an toàn, rửa tay sạch trước khi vào phòng cấy, mặc áo Blue, đeo khẩu trang để đảm bảo khâu vệ sinh và sức khỏe cho người cấy Dùng bông gòn thấm cồn lau bàn cấy, tủ cấy, chai meo và môi trường, lau chai meo giống, môi trường, lau các vật dụng liên quan đến việc cấy meo, lau tay để đảm bảo vệ sinh Sau đó thắp đèn cồn lên đặt chai thủy tinh có chứa meo giống nằm ngang đối diện với ngọn lửa đèn cồn khoảng cách khoảng
2 – 3 cm để đảm bảo khử trùng tốt
Thao tác cấy: Mở nút bông của chai thủy tinh có chứa meo, hơ miệng ống qua
ngọn lửa đèn cồn, dùng dao cấy nhúng vào ly thủy tinh có chứa sẵn cồn đem hơ qua lửa đèn cồn cho kỹ và đợi cho nguội mới cấy meo Dùng dao cấy cắt một mẩu khoảng
15 x 15 mm trên thạch gấp bỏ vào bịch Sau khi cấy hơ miệng bịch và bông gòn trên
ngọn lửa đèn cồn để khử trùng lại một lần nữa cho đảm bảo, sau khi cấy xong cột miệng bịch lại và ghi tên NT, ngày cấy để theo dõi Tiếp tục thao tác này cho những
bịch cấy chuyền kế tiếp
Lưu ý: Sau mỗi lần cấy phải khử trùng dao mổ qua ngọn lửa đèn cồn
Khi cấy meo xong, đặt meo vào phòng để ủ tơ (phòng ủ tơ phải sạch sẽ, thông thoáng, ủ tơ ở nhiệt độ phòng) Theo dõi quá trình phát triển của tơ nấm
Trang 34Bảng 3.1 Sơ đồ tóm tắt quy trình nhân giống meo cấp 2
Trộn dinh dưỡng nước đủ
ẩm và đóng bịch
Hấp khử trùng ở 120 0
C trong 20 – 30 phút
Để nguội 24 giờ
Cấy truyền
Trang 353.4.3 Cấy chuyền và kiểm tra kết quả qua bịch meo cấp 3
Mô tả cấy chuyền mỗi nghiệm thức qua 5 bịch meo cấp 3, theo dõi thu thập số
Đóng bịch đem hấp khử trùng, sau khi hấp xong vớt ra để trong vòng 24 giờ sau
đó tiến hành cấy
Tiếp tục thực hiện các bước như quy trình cấy meo cấp 2
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi
3.5.1 Các chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm 1
o Thời gian bắt đầu xuất hiện tơ (ngày) Tính từ ngày cấy meo đến lúc có tơ
o Thời gian tơ lan kín mặt nghiêng của thạch (ngày) Tính từ ngày có tơ đến ngày bề mặt thạch được phủ kín
o Tốc độ lan tơ trên ống thạch (cm) Đo từ điểm cấy meo bắt đầu xuất hiện tơ theo từng ngày
o Động thái lan tơ trên thạch (cm)… Đo chiều dài tơ bằng cách đo từ điểm cấy meo bắt đầu xuất hiện tơ đến hết chiều dài sợi tơ
o Tính độ dày mỏng của tơ dựa vào mức độ sau: Hệ tơ mỏng, hệ tơ dày, hệ tơ
rất dày
Trang 36Ghi chú:
+ Hệ tơ mỏng
++ Hệ tơ dày
+++ Hệ tơ rất dày
3.5.2 Các chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm 2
o Thời gian xuất hiện tơ trên bịch meo (ngày) Tính từ ngày cấy meo trên môi trường thạch sang môi trường cấp 2 đến ngày xuất hiện tơ
o Thời gian tơ nấm ăn kín bịch meo (ngày)…
o Tốc độ lan tơ trên bịch meo (cm) Đo từ điểm cấy meo bắt đầu xuất hiện tơ đến hết chiều dài sợi tơ theo từng ngày
o Động thái lan tơ trên bịch meo (cm) Đo chiều dài tơ bằng cách đo từ điểm
cấy meo bắt đầu xuất hiện tơ đến hết chiều dài sợi tơ
o Tính độ dày mỏng của tơ dựa vào mức độ sau: hệ tơ mỏng, hệ tơ dày, hệ tơ
o Màu sắc tơ: trắng , vàng, trắng đục, xanh
o Sự hư nhiễm của meo: tỉ lệ bịch hư/nghiệm thức ( %)
o Thời gian bảo quản meo: từ ngày cấy đến 60 ngày sau
o Hiệu quả kinh tế
o Khả năng phát triển sau khi cấy chuyền qua bịch meo cấp 3: tính bằng số ngày tơ ăn đầy bịch meo cấp 3
o Tỉ lệ tơ nấm ăn trắng bịch phôi (môi trường cấp 3): 2 ngày đo một lần (cm)
Trang 37KẾ HOẠCH LÀM ĐỀ TÀI
13/02/2012 Tìm nguyên liệu và phơi khô nguyên liệu
15-17/02/2012 Mua bạt, vôi, phụ gia và dụng cụ cần thiết cho thí nghiêm
18/02/2012 Chuẩn bị nguyên liệu nấu môi trường cấp1
19-20/02/2012 Khử trùng phòng cấy, phòng bố trí thí nghiệm
29/02/2012 Nấu môi trường cấp 1
02/03/2012 Cấy nấm vào môi trường cấp 1
03-23/03/2012 Bố trí thí nghiệm, theo dõi thu thập số liệu
24-03/04/2012 Ủ môi trường cấp 2
04-05/04/2012 Đóng bịch, hấp khử trùng môi trường cấp 2
06/04/2012 Chuẩn bị meo cấp 1
07/04/2012 Cấy meo cấp 1 vô môi trường meo cấp 2
08-28/04/2012 Bố trí thí nghiệm, theo dõi thu thập số liệu
29-05/05/2012 Ủ môi trường cấp 3
06/05/2012 Chuẩn bị meo cấy cấp 2
07-08/05/2012 Đóng bịch, hấp khử trùng môi trường cấp 3
09/05/2012 Cấy môi trường cấp 2 sang môi trường cấp 3
10-22/05/2012 Theo dõi và thu thập số liệu
23-19/06/2012 Viết báo cáo và sửa đề tài tốt nghiệp
20-21/06/2012 Nộp khóa luận tốt nghiệp
15/08/2012 Bảo vệ khóa luận tốt nghiệp
Trang 38Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả thí nghiệm 1
4.1.1 Thời gian bắt đầu xuất hiện tơ
Sự tăng trưởng của tơ nấm nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều yếu tố: Độ ẩm, nguyên liệu, nhiệt độ, thành phần dinh dưỡng
Bảng 4.1 Thời gian tơ nấm bắt đầu xuất hiện trên môi trường thạch (%/ngày)
Nghiệm thức Ngày sau cấy (%)
Qua bảng 4.1 cho ta thấy:
- Giai đoạn 2 NSC: NT có tổng số chai thủy tinh xuất hiện tơ nấm nhiều nhất là NT3 chiếm (83,3%), tiếp đến là NT4 chiếm (66,7%), NT2 chiếm (50%), và NT1 có tổng số chai thủy tinh xuất hiện tơ nấm ít nhất chiếm (16,7%)
- Giai đoạn 3 NSC: Hệ nấm bắt đầu phát triển nhanh hơn ở các NT Tổng số các chai trong thí nghiệm đều xuất hiện tơ nấm ở các NT2, NT3 và NT4 chiếm (100%),
và NT1 vẫn có tổng số chai thủy tinh xuất hiện tơ nấm ít nhất trong các NT chiếm (83,3%)
- Giai đoạn 4 NSC: Hầu hết 4 NT đều có thời gian xuất hiện tơ nấm ở 4 NSC
Trang 394.1.2 Thời gian tơ nấm lan kín hết mặt nghiêng của thạch
B ảng 4.2 Tỉ lệ tơ nấm phát triển qua các ngày cấy meo giống (%/ngày)
Nghiệm thức Ngày sau cấy (%)
Qua bảng 4.2 cho ta thấy :
- Ở giai đoạn 11 NSC: Tỉ lệ phát triển của tơ nấm ở NT2 có sự khác biệt rất có
ý nghĩa so với NT3, NT1 Và không có sự khác biệt so với NT4
Tơ nấm phát triển mạnh nhất ở NT3 là 61,9 %, NT1 là 59,7 %, NT4 là 49,4 %, NT2 là 45,8 %
- Giai đoạn 13 NSC: Sự phát triển của tơ nấm ở NT2 có sự khác biệt có ý nghĩa
so với NT3, NT1 Tỉ lệ phát triển tơ nấm đạt 60,8%
- Giai đoạn 15 NSC: Tơ nấm ở các nghiệm thức bắt đầu ăn kín bề mặt thạch, nên ở giai đoạn này sự phát triển tơ nấm không có ý nghĩa về mặt thống kê
- Giai đoạn 17 NSC: Tương tự giai đoạn 15 NSC, hệ tơ đã ăn kín mặt nghiêng của thạch nên ở giai đoạn này hệ tơ nấm bắt đầu phát triển dày hơn và già hơn nên sựu phát triển tơ nấm ở giai đoạn này không có ý nghĩa về mặt thống kê
Trang 404.1.3 Động thái phát triển chiều dài sợi tơ (cm)
Sự phát triển hệ tơ nấm trên môi trường thạch ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh như: Nhiệt độ, ẩm độ…
Bảng 4.3 Động thái phát triển chiều dài sợi tơ trên môi trường thạch (cm)
Kết quả bảng 4.3 cho ta thấy:
- Giai đoạn 5 NSC: Ở giai đoạn này giống vừa được cấy vào môi trường nên hệ
tơ phát triển yếu, động thái phát triển chiều dài sợi tơ nấm trong 4 nghiệm thức không
có ý nghĩa về mặt thống kê
- Giai đoạn 7 NSC: Động thái phát triển chiều dài sợi tơ nấm ở NT3 sự khác
biệt rất có ý nghĩa đối với NT2 và NT4, còn đối với NT1 có sự khác biệt không có ý nghĩa Tốc độ phát triển sợi tơ cao nhất (1,77 cm / ngày)
- Giai đoạn 9 NSC: Động thái phát triển chiều dài sợi tơ nấm của NT3 là cao
nhất (2,78 cm / ngày) có sự khác biệt rất có ý nghĩa với NT2 và NT4, nhưng sự khác
biệt không có ý nghĩa đối với NT1
- Giai đoạn 11 NSC: NT3 có động thái phát triển chiều dài sợi tơ vẫn chiếm ưu
thế, hệ tơ phát triển nhanh nhất (3,71 cm / ngày) có sự khác biệt không có ý nghĩa so
với NT1, NT4 Đối với NT2, động thái phát triển chiều dài của NT3 có sự khác biệt rất
có ý nghĩa