1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN TỊNH BIÊN – TỈNH AN GIANG

88 427 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 3,55 MB

Nội dung

Xác định các yếu tố hạn chế và yếu tố thích hợp làm cơ sở cho việc sử dụng đất bền vững, tạo kết quả đánh giá đất đai để xác định quy mô, diện tích của các mức độ thích hợp đất đai với c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

: LÊ THỊ VINH : 08146129 : DH08QL : 2008-2012 : QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI

TP Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

LÊ THỊ VINH

“ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN

TỊNH BIÊN – TỈNH AN GIANG”

Giáo viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Du

(Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh)

(Ký tên : ………)

Trang 3

để em hoàn thành đề tài này

- Các anh chị ở Trung Tâm Điều Tra Đánh Giá Tài Nguyên Đất Phía Nam đã trực tiếp cung cấp thông tin, tài liệu và hướng dẫn nhiệt tình để em hoàn thành đề tài này

- Xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các bạn lớp DH08QL, các anh chị khoa Quản

Lý Đất Đai & Bất Động Sản đã giúp đỡ, động viên, cỗ vũ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này

Xin chân thành cảm ơn!

Thủ Đức, ngày 10 tháng 07 năm 2012

Trang 4

TÓM TẮT

Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ VINH, niên khóa 2008-2012, khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

Đề tài: “Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

huyện Tịnh Biên – tỉnh An Giang”

Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Du, trường Đại Học Nông Lâm TP HCM

Với mục tiêu đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp huyện Tịnh Biên – tỉnh An Giang gồm những nội dung sau:

Xác định các tính chất đất đai cần thiết cho đánh giá thích nghi phục vụ sản xuất nông nghiệp gồm các yếu tố như loại đất, độ dốc, độ sâu ngập, thời gian ngập, khả năng tưới, TPCG, tầng dày, đê bao Xác định các yếu tố hạn chế và yếu tố thích hợp làm cơ sở cho việc sử dụng đất bền vững, tạo kết quả đánh giá đất đai để xác định quy mô, diện tích của các mức độ thích hợp đất đai với các loại hình sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp

để phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất và đề xuất hướng sử dụng đất phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất

Việc ứng dụng phần mềm MapInfo trong việc chồng xếp 8 bản đồ đơn tính, ta thu được 14 đơn vị bản đồ đất đai Trong đó, nhóm đất phèn có 5 đơn vị, đất than bùn phèn mặn có 2 đơn vị, nhóm đất xám 6 có đơn vị, đất xói mòn trơ sỏi đá có 1 đơn vị

Kết quả đánh giá đất đai có 5 LUT Các LUT không có diện tích thích nghi S1, các LUT có diện tích thích nghi S2 gồm hoa màu: 98,05 ha, cây ăn quả: 98,05ha, lúa 3 vụ: 5.588,15 ha, lúa 2 vụ: 16.583,41 ha, 1 vụ lúa + 2 màu: 98,05ha Các LUT này đều

là cây trồng chủ lực và mang lại hiệu quả kinh tế cao của vùng Vì vậy nên duy trì và phát triển ổn định các diện tích thích nghi của các LUT trên

Qua nghiên cứu đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất ta thấy có nhiều diện tích thích nghi S3 và N cụ thể: Các LUT có diện tích thích nghi S3 gồm hoa màu: 14.534,67 ha, cây ăn quả: 10.157,95 ha, lúa 3 vụ: 297,42

ha, lúa 2 vụ: 14.163,91 ha, 1 vụ lúa + 2 màu: 10.157,95 ha Các LUT có diện tích không thích nghi gồm: hoa màu: 20.795,46 ha, cây ăn quả 25.172,18 ha, lúa 3 vụ: 29.542,61 ha, lúa 2 vụ: 4.680,86 ha, 1 vụ lúa + 2 màu: 25.172,18 ha Do yếu tố hạn chế

là loại đất, không có đê bao, độ sâu ngập, thời gian ngập Nên những diện tích trồng những loại hình này sẽ cho năng suất thấp nhưng phí đầu tư cao Vì vậy đề nghị nên chuyển các loại hình này sang trồng rừng, tràm hoặc nuôi trồng thủy sản

Diện tích đất phèn của huyện cũng khá lớn Do đó địa phương cần có biện pháp hợp lý nhằm biến những vùng đất phèn, thành những vùng đất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao

Trang 5

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích

FAO (Food and Agriculture

Organization)

LUT (Land Use Type)

LUR (Land Use Requirement)

LUS (Land Use System)

LQ (Land Quatilities)

LC (Land Characteristics)

LMU (Land Mapping Units)

LUM (Land Use Mapping)

Hệ thống sử dụng đất Chất lượng đất đai Đặc tính đất đai Đơn vị bản đồ đất đai Bản đồ đơn vị đất đai Diện tích tự nhiên Diện tích đất đánh giá Tổng sản phẩm quốc nội Thành phần cơ giới Đơn vị đất đai Niên giám thống kê Hợp tác xã

Kinh tế - xã hội Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp Bảo hiểm y tế

Thể dục thể thao Trung học phổ thông Trung học cở sở Giáo viên Tốc độ tăng bình quân thời kỳ Tốc độ tăng bình quân

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i 

TÓM TẮT ii 

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT iii 

MỤC LỤC iv 

DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ vi 

PHẦN I MỞ ĐẦU 1  

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 2 

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 2 

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: 2 

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2 

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3  

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 3 

2.1.1 Đất đai và vai trò, ý nghĩa của đất đai 3 

2.1.2 Quan điểm đánh giá đất đai: 6 

2.1.3 Nguyên tắc – nội dung đánh giá đất đai 8 

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 12 

2.2.1 Công tác đánh giá đất đai trên thế giới: 12 

2.2.2 Đánh giá đất đai ở Việt Nam 12 

2.3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 

2.3.1 Nội dung nghiên cứu 13 

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu 13 

PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16  

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT 16 

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: 16 

3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 18 

3.1.3 Hiện trạng và biến động sử dụng đất 32 

3.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 41 

3.2 PHÂN LOẠI VÀ MÔ TẢ ĐẶC TÍNH ĐẤT ĐAI, ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI 42 

3.2.1 Phân loại đất 42 

3.2.2 Mô tả tính chất các đơn vị đất: 42 

Trang 7

3.2.3 Các yếu tố xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 44 

3.3 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LỰA CHỌN CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT 53 

3.3.1 Hệ thống sử dụng đất 53 

3.3.2 Lựa chọn các loại hình sử dụng đất trong nông nghiệp 54 

3.4 ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI: 59 

3.5 ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT: 65 

3.5.1 Định hướng phát triển nông nghiệp của huyện đến 2020: 65 

3.5.2 Đề xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Tịnh Biên: 65 

3.5.3 Đề xuất hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng: 65 

3.6 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CHO PHÁT TRIỂN NÔNG- LÂM NGHIỆP 66 

3.6.1 Tiết kiệm đất đai 66 

3.6.2 Ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất 66 

3.6.3 Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất 67 

3.6.4 Chính sách về huy động vốn 67 

3.6.5 Quản lý tốt tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường 68 

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69  

4.1 KẾT LUẬN: 69 

4.2 KIẾN NGHỊ: 69 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ

Trang

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1 : Các cấp và hạng của đất theo FAO 10 

Hình 2: Quy trình đánh giá đất theo FAO (1983) 11 

Hình 3: Quy trình đánh giá đất và nghiên cứu lãnh thổ 15 

Hình 4: Sơ đồ vị trí huyện Tịnh Biên Tỉnh An Giang 16 

DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 1: Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2006 - 2010 (%) 19 

Bảng 2: Cơ cấu giá trị gia tăng theo ngành và lĩnh vực (Theo giá hiện hành) 19 

Bảng 3: Lao động công nghiệp trên địa bàn huyện 22 

Bảng 4: Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn 23 

Bảng 5: Dân số huyện Tịnh Biên năm 2010 26 

Bảng 6: Một số chỉ tiêu chủ yếu về lao động - việc làm 27 

Bảng 7: Diện tích, cơ cấu đất đai theo loại hình sử dụng năm 2010 32 

Bảng 8: Diện tích, sản lượng thủy sản giai đoạn 2005 - 2010 34 

Bảng 9: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tịnh Biên năm 2010 35 

Bảng 10: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp của huyện Tịnh Biên năm 2010 37 

Bảng 11 : Biến động diện tích đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng 38 

Bảng 12: Quy mô và cơ cấu các loại đất huyện Tịnh Biên 42 

Bảng 13: Chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Tịnh Biên 48 

Bảng 14: Ðơn vị bản đồ đất đai huyện Tịnh Biên 49 

Bảng 15: Hệ thống sử dụng đất và loại hình sử dụng đất của huyện Tịnh Biên 53 

Bảng 16: Năng suất các loại cây trồng qua các năm của huyện Tịnh Biên 54 

Bảng 17:Yêu cầu sử dụng đai của một số loại hình sử dụng đất được lựa chọn 58 

Bảng 18: Kết quả đánh giá khả năng thích nghi đất đai của một số LUT: 59 

Bảng 19: Tổng hợp các kiểu thích nghi đất đai huyện Tịnh Biên 60 

Bảng 20: Kiểu sử dụng đất nông nghiệp theo từng đơn vị đất 62 

Bảng 21 :Diện tích cấp thích nghi của từng loại hình sử dụng đất 64 

Bảng 22: Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp 66 

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế huyện tịnh biên 20 

Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động theo 3 khu vực 27 

Biểu đồ 3: Cơ cấu các nhóm đất năm 2010 32 

Biểu đồ 4: Năng xuất lúa từ năm 2006 đến 2010 55 

Biểu đồ 5: Năng xuất cây hoa màu từ năm 2006 đến năm 2010 55 

Biểu đồ 6: Năng suất cây ăn trái từ năm 2006 đến năm 2010 56 

Trang 9

PHẦN I MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.Qua hàng triệu năm biến đổi với sự vận động không ngừng của tạo hoá.Sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái tự nhiên, xã hội con người vẫn tiếp tục sống, sinh hoạt, và làm việc trên bề mặt của lớp vỏ trái đất Đất là vật chất chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh trong đó có tác động của con người Nhưng độ phì nhiêu của đất phân bố không đồng đều, cũng như số lượng đất đai loại đất ít nhiều khác nhau Đất được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp tuỳ thuộc vào sự quản lý Nhà Nước và kế hoạch, biện pháp khai thác của người quản lý, sử dụng đất

Đất đai có độ màu mỡ tự nhiên, nếu chúng ta biết sử dụng và cải tạo hợp lý thì đất đai không bị thoái hoá mà ngược lại đất đai lại càng tốt hơn Đất đai là có hạn, con người không thể sản xuất được đất đai mà chỉ có thể chuyển mục đích sử dụng từ mục đích này sang mục đích khác

Kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho mối quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng trở nên căng thẳng Những sai lầm của con người trong quá trình sử dụng đất cùng với sự tác động của thiên nhiên đã và đang làm hủy hoại môi trường đất, một số công năng của đất đai bị suy yếu đi Ở Việt Nam, cho đến khi Luật Đất đai 1993 ra đời, nhà nước ta mới coi đất đai như là một hàng hóa đặc biệt Hiện nay nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng do đó đất đai ngày càng trở nên khan hiếm, đặc biệt là đất ở đô thị, khu dân cư nông thôn và đất sản xuất nông nghiệp

Đánh giá đất đai là bước quan trọng để quy hoạch sử dụng đất tốt Góp phần đảm bảo cho việc sử dụng đất hiệu quả và hợp lý, làm tăng giá trị kinh tế của đất, giảm giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh, và gớp phân phát triển một nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường

Tịnh Biên là huyện biên giới, dân tộc, miền núi của tỉnh An Giang, phần lớn diện tích của huyện được sử dụng vào mục đích nông nghiệp Do đó việc đánh giá đất đai, lựa chọn các hình thức sử dụng đất phù hợp nhất trên từng đơn vị đất nhầm nâng cao hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp, gia tăng cả về sản lượng và giá trị, tạo việc làm

và thu nhập cho người dân là vấn đề rất cần thiết

Thấy được tầm quan trọng của nhiệm vụ trên, được sự phân công của Khoa Quản

Lý Đất Đai và Thị Trường Bất Động Sản, sự đồng ý của thầy hướng dẫn, tôi thực hiện đề

tài: “Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp huyện

Tịnh Biên – tỉnh An Giang”

Trang 10

- Cung cấp các thông tin cơ bản và khả năng thích nghi đất đai cho loại hình sử

dụng đất trên địa bàn huyện nhằm giúp nhân dân, các nhà đầu tư, doanh nghiệp hiểu rõ tiềm năng đất đai để lựa chọn cơ hội đầu tư phát triển sản xuất

- Quá trình đánh giá tình hình sử dụng đất giúp nâng cao hiệu quả sử dụng, góp phần hoàn thiện công tác quản lý Nhà Nước về đất đai trên địa bàn

- Phát hiện tiềm năng đất đai chưa sử dụng

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Các yếu tố về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên liên quan đến tính chất của đất

và vấn đề sử dụng đất

- Các loại đất chính trên địa bàn huyện

- Các loại hình sử dụng đất (Land-use types), các hệ thống sử dụng đất (Land use Systems) trong nông nghiệp

- Các số liệu về khả năng sinh lợi của đất đối với từng LUT cụ thể

+ Số liệu diện tích, sản lượng thủy sản giai đoạn 2005 – 2010

+ Số liệu tốc độ tăng trưởng kinh tế 2006-2010

+ Số liệu hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, chưa sử dụng năm 2010

Trang 11

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1.1 Đất đai và vai trò, ý nghĩa của đất đai

2.1.1.1 Khái niệm về đất đai:

- Hiện nay trên thế giới để chỉ về đất người ta dùng hai thuật ngữ riêng biệt là đất( soil) và đất đai( land) Ở các nước tiên tiến thì hai khái niệm này được phân biệt

rõ ràng, còn ở Việt Nam thì hai thuật ngữ trên không được phân biệt rõ ràng và chỉ được gọi chung một cách không đầy đủ là đất Để hiểu sự khác nhau giữa đất và đất đai ta cần tìm hiểu hai khái niệm

- Đất (soil): Theo nghĩa Hán – Việt đất là thổ nhưỡng và được Docustraev

(1990), người đặt nền móng cho khoa học thổ nhưỡng định nghĩa: “ Đất là một thực thể tự nhiên có lịch sử riêng biệt và độc lập, có quy luật phát sinh và phát triển rõ ràng, được hình thành dưới tác động tương hổ của 5 yếu tố: đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật và tuổi địa phương” Sau này nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cần bổ sung một số yếu tố khác cho định nghĩa về đất, đặc biệt là con người Chính do tác động của con người, nhiều tính chất của đất thay đổi, tạo nên những đặc tính mới Như vậy đất có liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành và phát triển của vỏ phong hóa Có thể nói đất tồn tại trong tự nhiên một cách khách quan, độc lập với ý thức của con người và những thuộc tính của đất trong nghiên cứu và đánh giá đất đai chúng ta có thể đo lường hay ước lượng được, ( FAO, 1985)

- Đất đai (Land): Là một vùng đất mà đặc tính của nó bao gồm những đặc

trưng cả về tự nhiên và kinh tế-xã hội, quyết định đến khả năng và mức độ khai thác của vùng đất đó Đặc tính của đất đai gồm có khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, giới động thực vật và những tác động quá khứ cũng như hiện tại của con người

Theo hai nhà đánh giá đất đai Brinkman và Smith(1973) thì đất đai là “một vạt đất xác định về mặt địa lý, là một phần diện tích của bề mặt Trái đất với các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như là: Không khí, đất( soil), điều kiện địa chất, điều kiện thuỷ văn, thực động vật cư trú, những hoạt động trước đây và hiện nay của con người ở chừng mực mà thuộc tính này có ảnh hưởng, có ý nghĩa tới việc sử dụng vạt đất của con người hiện tại và tương lai”

Như vậy ta thấy đất chỉ là một phần, một bộ phận quan trọng của đất đai, muốn xác định giá trị hay đánh giá tiềm năng đất đai của một khu vực thì người ta phải có ít nhất ba nguồn tư liệu về khí hậu, thổ nhưõng, kinh tế - xã hội

Trong đề tài này chúng tôi đề cập đến thuật ngữ đất đai

Trang 12

2.1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của đất đai

Luật đất đai 1993 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng” Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập,bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay Thực vậy, trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai giữ vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng - là điều kiện đầu tiên, là cơ sở thiên nhiên của quá trình sản xuất, là nơi tìm được công cụ lao động, nguyên liệu lao dộng và nơi sinh tồn của xã hội loài người Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng như không thể có sự tồn tại của loài người Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của con người, điều kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên trái đất

Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội Đất đai

là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và các công trình thuỷ lợi khác Đất đai cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, xây dựng như gạch ngói, xi, măng, gốm sứ

Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định Là thước

đo sự giàu có của một quốc gia Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm

về tài chính, như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là một nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng

2.1.1.3 Các khái niệm liên quan đến đánh giá đất đai

- Khái niệm đánh giá: Đánh giá là thể hiện giá trị của tự nhiên đối với một yêu

cầu kinh tế cụ thể, là biểu hiện thái độ của chủ thể đối với khách thể về phương diện giá trị sử dụng, khả năng và kết quả sử dụng của khách thể.Trong đó chủ thể là yêu cầu kinh tế-xã hội, khách thể là tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên Nói cách khác đánh giá là xem xét mối quan hệ giữa đối tượng đánh giá là các đơn vị đất đai với chủ thể là yêu cầu kinh tế-xã hội ( cây trồng nông-lâm nghiệp) Khi đánh giá tốt hay xấu, thích hợp hay không thích hợp là kết quả sự so sánh tự nhiên đó đối với một yêu cầu cụ thể của con người Đặc điểm của tự nhiên là đơn vị, giá trị kinh tế của đặc điểm

đó là giá trị Một điều kiện của tự nhiên có thể không thích hợp với hoạt động này

nhưng lại có thể thích hợp với hoạt động khác ( Trần An Phong, 1995)

- Đánh giá đất đai (Land Evaluation – LE): Theo FAO (1976): “Đánh giá đất

đai là quá trình so sánh đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với tính chất của đất đai mà loại hình sử dụng đất yêu cầu cần phải có” Vùng đất nghiên cứu được chia thành các đơn vị bản đồ đất đai đó là những vạt đất được xác định trên

bản đồ với những thuộc tính riêng như độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới…

Trang 13

- Đơn vị đất đai (Land Units-LU): Đơn vị đất đai là một thuật ngữ dùng để chỉ

diện tích đất đai với những điều kiện môi trường đặc trưng riêng được phân biệt nhờ các đặc tính riêng: Đặc điểm đất đai, chất lượng đất đai Đơn vị đất đai được xem như

là một đơn vị tự nhiên cơ sở nghiên cứu đất đai, việc đánh giá đất đai được thực hiện

dễ dàng hơn nên các đơn vị đất đai được xác định trên bản đồ sử dụng các tư liệu có

một số lượng lớn về đặc tính của đất

Đơn vị đất đai hoặc đơn vị bản đồ đất đai (LMU) là những vùng có đặc tính và chất lượng đủ để tạo nên sự khác biệt với các đơn vị đất đai khác nhằm bảo đảm sự thích hợp với các loại đất sử dụng khác.Trong thực tế các đơn vị đất đai được xác định trên bản đồ chồng lên nhau thể hiện các mặt khác nhau

- Tính chất đất đai (Lan Characterristic-LC): Là thuộc tính của đất đai có

thể đo đếm và ước lượng được trong quá trình điều tra bao gồm cả sử dụng viễn thám,

điều tra thông thường cũng như bằng cách thống kê tài nguyên thiên nhiên

Ví dụ: lượng mưa hằng năm, độ sâu lớp đất, thành phần cơ giới của đất…

- Chất lượng đất đai (Land Quality-LQ): Là tính chất phức tạp của đất đai

thể hiện những mức độ thích hợp khác nhau cho nhiều LUT Nó phản ánh tương tác

của rất nhiều LC

Ví dụ: chế độ nhiệt, chế độ ẩm, khả năng thoát nước của đất

- Bản đồ đơn vị đất đai (Lan Unit Map-LUM): Là bản đồ thể hiện một tập hợp nhiều đơn vị đất đai của một lãnh thổ hay khu vực nhất định

LUM được xây dựng trên cơ sở chồng xếp các loại bản đồ đơn tính về các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến chất lượng đất đai.Các khoanh /vạt đất trên LUM sau khi chồng xếp là LMU

- Loại hình sử dụng đất đai (LUT): Loại hình sử dụng đất được mô tả hoặc xác

định ở mức độ chi tiết thực trạng sử dụng đất của một vùng với những phương thức

quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế -xã hội và kỹ thuật được xác định

- Loại hình sử dụng đất chính: Bao gồm hệ thống sử dụng đất chính được mô

tả tổng quát Loại hình sử dụng đất này thường đựoc dùng trong các nghiên cứu đánh

giá đất ở mức độ sơ bộ và chỉ dùng ở dạng định tính

- Hệ thống sử dụng đất đai (Land Use System-LUS): Là sự kết hợp của đơn

vị bản đồ đất đai và loại hình sử dụng đất (hiện tại hoặc tương lai)

- Yêu cầu sử dụng đất (Land Use Requirement-LUR): Là những đòi hỏi về

đặc điểm về tính chất đất đai đảm bảo cho LUT phát triển bền vững

- Hiện trạng sử dụng đất đai: Là kết quả của quá trình sử dụng đất trong quá khứ

và hiện tại làm tiền đề cho hướng phát triển trong tương lai Hiện trạng sử dụng đất đai phản ánh khả năng sử dụng đất đai, đồng thời cũng là một trong những tiền đề cho việc đề xuất

sử dụng đất đai phù hợp với thực tế

Trang 14

- Quy hoạch sử dụng đất đai: Là hệ thống các biện pháp của nhà nước (thể

hiện đựơc đồng thời ba tính chất kinh tế, kỹ thuật và pháp chế ) về tổ chức sử dụng đất đai phải hợp lý, đầy đủ và tiết kiệm nhất, thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoan định cho các mục đích và các ngành ) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất của

xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai môi trường

2.1.2 Quan điểm đánh giá đất đai:

Khoảng gần 4 thập niên trở lại đây, công tác đánh giá phân hạng đất đai đã trở thành phổ biến và đạt nhiều kết quả cả ở trên thế giới và ở nước ta

Các nhà khoa học thổ nhưỡng đã và đang đi sâu vào nghiên cứu các đặc tính liên quan đến đất đai như đặc tính cấu tạo, các quy luật hình thành đất, điều tra lập các bản

đồ thổ nhưỡng theo các tỷ lệ khác nhau và đã tổng hợp và đã xây dựng bản đồ đất đai trên thế giới tỷ lệ 1: 500.000 ( FAO – UNESCO – 1998), áp dụng những kết quả đạt được qua thực tế lao động sản xuất trên đồng ruộng, các nhà khoa học và người dân đã

đi sâu vào nghiên cứu và xem xét tới nhiều khía cạnh có liên quan trực tiếp từng vạt đất( Land)

Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (Lanscape Ecology) coi đất đai là vật mang (Carrier) của hệ sinh thái (Ecosystem) Trong đánh giá đất đai được định nghĩa

rõ hơn: “Một vạt đất xác định về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của Trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như là: không khí, đất, điều kiện địa chất, thuỷ văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và trước đây của con người, ở chừng mực mà thuộc tính này có ảnh hưởng, có ý nghĩa tới việc

sử dụng vạt đất đó của con người hiện tại và trong tương lai” (Christian và Stewart, 1968; Smith, 1973)

Như vậy, việc đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rộng bao gồm cả không gian và thời gian, tự nhiên, kinh tế-xã hội Trong đánh giá và phân hạng có nhiều đặc điểm nhưng đôi khi chỉ chọn ra những đặc điểm chính có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa đất đai của vùng nghiên cứu

2.1.2.1 Quan điểm tổng hợp:

Theo Docustraev: “Đất là thành phẩm của sự tác động đồng thời, tương hổ của

đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật, thủy văn…” Vì vậy khi nghiên cứu đánh giá đất đai phải xem xét tất cả các điều kiện hình thành Mặt khác càng phải thấy rằng, sự tác động của đất đai đối với cây trồng, vật nuôi là từ tổng thể nhiều đặc tính của đất như

độ dày, mùn, thành phần cơ giới… và cả mức độ thực thi biện pháp cải tạo đặc tính đất Vì thế khi đánh giá để đề xuất loại hình sử dụng đất cần phải xem xét đồng thời, tổng hợp nhiều chỉ tiêu

Tuy nhiên, đứng trên quan điểm này cũng cần thấy rõ rằng, các yếu tố cấu thành đất và mức độ phù hợp cho loại hình sử dụng có vai trò không giống nhau: có

Trang 15

những yếu tố có vai trò lớn và mang tính đại diện hoặc phản ánh gián tiếp các yếu tố khác nên khi nghiên cứu đánh giá không nhất thiết phải nghiên cứu đánh giá đầy đủ

mà có thể lựa chọn các yếu tố đại biểu để đánh giá

2.1.2.2 Quan điểm lãnh thổ:

Sự phân hóa theo không gian là đặc tính điển hình của lớp vỏ cảnh quan Trong cấu trúc cảnh quan, đất và sinh vật được các nhà khoa học coi là tấm gương phản chiếu của cảnh quan – phản ánh mối quan hệ cấu trúc bên trong Vì thế khi nghiên cứu đất cần phải phát hiện được sự sai biệt theo không gian Mặt khác, sự sai biệt đất sẽ kéo theo sự sai biệt về loại hình sử dụng hợp lý tương ứng Vì thế muốn đánh giá đất đai

phục vụ quy hoạch phát triển sản xuất cần phải đứng trên quan điểm lãnh thổ

2.1.2.3 Quan điểm hệ thống:

Đất là một yếu tố cấu thành hệ thống tự nhiên luôn tồn tại trong mối quan hệ hữu

cơ biện chứng với nhau tạo thành một hệ thống động lực hổ trợ điều chỉnh và cân bằng động Tiếp cận hệ thống theo quan điểm cấu trúc trong địa lý là nghiên cứu các cấu trúc và mối quan hệ Mặt khác địa hệ sinh thái nông-lâm nghiệp là một hệ thống với cấu trúc thẳng đứng: địa hình, khí hậu, tính chất đất, chế độ nước… và cấu trúc thẳng đứng bao gồm các hệ địa sinh thái nhỏ phân hóa theo không gian Việc nghiên cứu vấn

đề theo quan điểm hệ thống là đồng nghĩa với việc xác định các cấu trúc tồn tại tại khu vực nghiên cứu và các mối quan hệ thông qua các đường trao đổi vật chất và năng lượng

2.1.2.4 Quan điểm phát triển bền vững:

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai; có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển gồm: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người dân; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống.Việc quản lý, sử dụng đất phải vừa đảm bảo quỹ đất phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng vừa đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường, an ninh lương thực Chiến lược và quy hoạch sử dụng đất phải có tầm nhìn dài hạn; tránh chạy theo mục tiêu phát triển trước mắt nhưng khai thác cạn kiệt tài nguyên đất, để lại hậu quả xấu về kinh tế, xã hội và môi trường cho các thể hệ mai sau phải gánh chịu Chính sách, pháp luật đất đai phải góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo

dân chủ, bình đẳng và công bằng xã hội

2.1.2.5 Quan điểm lịch sử:

Các yếu tố hình thành đất không những phân hóa theo không gian mà còn vận động theo thời gian qua đó làm cho đất cũng không ngừng thay đổi Vì thế khi đánh

Trang 16

giá, nhất là định hướng quy hoạch sử dụng phải dựa vào sự vận động của đất để từ đó

định hướng mới có giá trị lâu dài

2.1.3 Nguyên tắc – nội dung đánh giá đất đai

2.1.3.1 Nguyên tắc đánh giá đất đai

Dựa vào sáu nguyên tắc cơ bản:

- Khả năng thích nghi đất đai được đánh giá và được phân loại cho các loại đất sử dụng dùng rất cụ thể Khả năng thích nghi đất đai được thể hiện theo hệ thống đánh giá: Bộ thích hợp, bộ không thích hợp, mỗi bộ được chia làm hai hoặc ba lớp theo thứ

tự (rất thích hợp, thích hợp, ít thích hợp, không thích hợp hiện tại, không thích hợp vĩnh viễn)

- Việc đánh giá đòi hỏi phải có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết trên các loại đất khác nhau

- Yêu cầu phải có sự phối hợp đa ngành, nghĩa là phải có sự phối hợp và tham gia đầy đủ của các nhà nông học, lâm nghiệp, kinh tế và xã hội

- Việc đánh giá đất đai phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và chính trị của lãnh thổ nghiên cứu

- Khả năng thích nghi dựa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững

- Đánh giá bao gồm so sánh từ hai loại sử dụng đất đai được chọn trở lên

2.1.3.2 Nội dung chính của đánh giá đất đai

- Lựa chọn các loại đất và xây dựng yêu cầu cần dùng đất của các loại đất lựa chọn

- Mô tả các đơn vị đất đai trong phạm vi các đặc điểm và chất lượng đất đai

- Đánh giá khả năng thích nghi của từng loại đất sử dụng đã chọn trên từng đơn vị đất đai

2.1.3.3 Các bước chính trong đánh giá đất đai

Theo tài liệu “Đánh giá đất đai vì sự nghiệp phát triển của FAO” (1986), đã chỉ dẫn tiến trình đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất được thực hiện qua 9 bước, các bước này không tách rời mà kết hợp hài hòa với nhau

Bước 1: Xác định mục tiêu

Đây là bước quan trọng trong quá trình đánh giá vì nó liên quan đến thời gian và kinh phí thực hiện Bước này bao gồm:

- Khảo sát sơ bộ để xác định các loại hình sử dụng đất

- Điều tra nhu cầu của người sử dụng đất

- Đề ra mục tiêu đánh giá và xếp hạng ưu tiên

Trang 17

Bước 2: Thu thập tài liệu

Bao gồm các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và môi trường Để hạn chế thời gian và kinh phí trong quá trình thu thập thường dùng các phương pháp sau:

- Tổng hợp và chọn lọc tối đa các tài liệu sẵn có

- Tập trung thu thập số liệu cần thiết trong đánh giá

Ngoài ra, tùy thuộc vào mức độ chi tiết mà có thể xác định loại sử dụng đất đến cấp sử dụng đất Tuy nhiên, việc xác định loại hình sử dụng đất cần phải căn cứ vào nhu cầu sinh lý và sinh thái của các loại cây trồng, tập quán canh tác của địa phương

và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của vùng nghiên cứu

Bước 4: Xác định đơn vị đất đai

Đơn vị đất đai là một khoanh đất cụ thể được xác định trên bản đồ Nó là kết quả của sự chồng ghép các bản đồ đơn tính như bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ độ dốc, bản đồ địa hình…Tùy thuộc vào phạm vi lãnh thổ nghiên cứu và mức độ chi tiết của công tác đánh giá mà chọn các yếu tố chủ đạo khi vạch ranh giới các đơn vị đất đai

Bước 5: Đánh giá các mức độ thích nghi

Mức độ thích hợp của đất đai là sự phù hợp của đơn vị đất đai nhất định với một loại hình sử dụng đất cụ thể và được xem xét cả trong hiện tại và tương lai

Trang 18

Theo FAO, 1976 thì đất đai được phân thành các cấp, hạng theo sơ đồ sau:

Hình 1 : Các cấp và hạng của đất theo FAO

Bước 6:Xác định môi trường và kinh tế - xã hội

Đánh giá đất đai không chỉ dừng lại ở việc xác định các đơn vị đất đai và đánh giá mức độ thích nghi sinh thái mà cần phải xác định hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của từng loại hình sử dụng đất

Đối với kinh tế - xã hội có các chỉ tiêu như: Giá trị kinh tế, yêu cầu vốn và kỹ thuật, tính khả thi của loại hình sử dụng đất

Đối với môi trường bao gồm khả năng bồi dưỡng tái tạo đất, khả năng điều tiết nước của cây trồng, khả năng chống xói mòn và khả năng thiết lập về mặt sinh thái

Bước 7: Xác định loại hình sử dụng đất thích hợp nhất

Đơn vị đất đai được đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi cho từng nhóm hoặc từng loại cây trồng cụ thể Yêu cầu sử dụng đất của từng loại hình đã được các nhà nghiên cứu thống kê và ghi chép thành sách để tra cứu như: sổ tay cây công nghiệp ngắn ngày, sổ tay cây công nghiệp dài ngày,…

Bước 8: Quy hoạch sử dụng đất

Công tác quy hoạch sử dụng đất là bao gồm toàn bộ các bước đánh giá Trong quá trình này thường tập trung đánh giá tiềm năng đất đai cho từng đơn vị đất đai riêng

lẻ và cho từng loại hình sử dụng đất khác nhau nhưng việc quy hoạch sử dụng đất lại được tiến hành trên quy mô tổng thể

Đất đai

Thích hợp (S)

Trang 19

Bước 9: Ứng dụng kết quả đánh giá

Mục đích cuối cùng của đánh giá và quy hoạch sử dụng đất là áp dụng các kết quả đó vào thực tiễn sản xuất nhằm đưa lại hiệu quả kinh tế cao Công tác này rất đa dạng, phức tạp và sẽ tạo nên một hệ thống sử dụng đất phù hợp với hệ thống cây trồng vật nuôi, có thể xen kẻ hay riêng lẻ

Hình 2: Quy trình đánh giá đất theo FAO (1983)

4 Đánh giá khả năng thích hợp

Trang 20

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.1 Công tác đánh giá đất đai trên thế giới:

Cho đến nay, công tác đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch sản xuất nông-lâm nghiệp đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới Nó trở thành một trong những chuyên ngành nghiên cứu quan trọng và đặc biệt gần gủi với những nhà quy hoạch, hoạch định chính sách đất đai cũng như người sử dụng

Ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu từ năm 1960 việc phân hạng và đánh giá đất đai đã được thực hiện bao gồm 3 bước:

- Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng

- Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai

- Đánh giá kinh tế đất đai

Bước sang những năm 1970 nhiều quốc gia đã cố gắng phát triển hệ thống đánh giá đất đai.Ở Mỹ việc đánh giá đất đai được thực hiện trong các chương trình của Bộ Nông nghiệp Mỹ Ở Châu Âu đã diễn ra nhiều cuộc thảo luận, kết quả thảo luận đầu tiên ra đời( FAO 1972) Sau đó được Briskiman và Smith soạn lại Năm 1975 cuộc thảo luận đi đến thống nhất hình thành nội dung phương pháp đầu tiên của FAO về đánh giá đất đai

Những năm sau đó công tác đánh giá đất đai được tiến hành bởi các chuyên gia của FAO – UNESCO như Dentyang Dentanthony và nhiều tác giả khác: Đánh giá thích nghi có tưới, phân loại khả năng thích nghi đất đai lâm nghiệp, đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ mưa…

2.2.2 Đánh giá đất đai ở Việt Nam

Công tác đánh giá đất đai được thực hiện từ những năm trước cách mạng tháng Tám do nhiều nhà khoa học Pháp nghiên cứu như: “ Đất Đông Dương” Công trình nghiên cứu đất đỏ ở miền Nam Việt Nam (để phát triển đồn điền cao su) Nhưng phát triển mạnh nhất là những năm sau giải phóng Có nhiều công trình nghiên cứu quan trọng như “ Bản đồ đất” đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc( 1984) Công trình của viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp của Tôn Thất Chiểu, Bùi Quốc Toản Chương trình quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Cửu Long, một nghiên cứu nhằm khai thác khả năng sử dụng đất đai toàn vùng đồng bằng của Van Men Sroost và Nguyễn Văn Nhân (1993) Chuyên đề nghiên cứu sử dụng đất phèn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long trong dự án VIE 87/031 đã sử dụng phương pháp đánh giá đất đai định lượng của FAO (1983)

Trong những năm gần đây công tác đánh giá đất đai đã và đang được nghiên cứu

và phát triển nhằm phục vụ cho việc quy hoạch và sử dụng đất Hiện nay mối quan hệ Việt Nam với tổ chức, các nhà khoa học quốc tế ngày càng tốt nên việc tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật trong đánh giá phân hạng đất của FAO ngày càng cao Nhờ vậy mà công tác đánh giá đất đai đã thu được một số kết quả đặc biệt, đã vận dụng thành công

Trang 21

các bước đi trong đánh giá đất Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã kịp thời tổng kết và vận dụng các kết quả này vào chương trình “Đánh giá và đề xuất sử dụng tài nguyên đất trên quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững thời kỳ 1996 – 2010”

Đây là cơ sở để vận dụng vào đánh giá đất đai huyện Tịnh Biên

2.3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, và tài nguyên thiên nhiên liên quan đến tính chất đất và vấn đề sử dụng đất

- Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội gây áp lực lên quá trình sử dụng đất đai

- Phân tích hiện trạng sử dụng đất và lựa chọn các loại hình sử dụng đất

- Xây dựng hệ thống khả năng thích nghi đất đai đối với từng đơn vị sử dụng đất Phân tích, đánh giá, so sánh hiệu quả sản xuất của nó đồng thời tiến hành xây dựng bản đồ đánh giá đất đai

- Xác định tiềm năng sử dụng đất và đề xuất cơ cấu sử dụng đất

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu: Tiến hành thu thập những tài liệu liên quan

đến vấn đề nghiên cứu Các tài liệu về tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội và các báo cáo khoa học về đặc điểm đất đai, thủy văn trong vùng nghiên cứu đựơc thu thập, kiểm tra và đánh giá

+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

+ Hiện trạng và biến động sử dụng đất

+ Bản đồ đất và bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Phương pháp thực địa: Nhằm thu thập thông tin điều tra làm cơ sở cho công

tác xử lý nội nghiệp

+ Khảo sát thực địa một số khu vực điển hình trên địa bàn huyện

+ Đánh giá sơ bộ các vấn đề về đất đai và loại hình sử dụng đất

+ Tìm hiểu tình hình sản xuất một số hộ nông dân trên địa bàn huyện

- Phương pháp so sánh: So sánh điều kiện thích nghi của các loại hình sử dụng

với điều kiện thực tế của huyện để tìm ra mức thích nghi

- Phương pháp phân tích thống kê: Dùng phần mềm EXCEL thống kê diện tích

đất theo các chỉ tiêu phân cấp như loại đất, độ dốc, tầng dày…

- Phương pháp chuyên gia: Thu thập thông tin về hiệu quả kinh tế của các loại

hình sử dụng thông qua phỏng vấn trực tiếp và gửi mẫu phiếu điều tra đến những người am hiểu

- Phương pháp kế thừa: Kế thừa có chọn lọc những bản đồ, tài liệu có liên quan

đến địa bàn nghiên cứu

Trang 22

Để thực hiện việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ đánh giá đất huyện Tịnh Biên, trong đề tài này chúng tôi sử dụng các bản đồ sau:

+ Bản đồ đất của Phân Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp năm 2003

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của huyện Tịnh Biên (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tịnh Biên)

+ Các bản đồ hành chính, giao thông, thủy văn

+ Các báo cáo, văn kiện Đại hội Đảng, biểu số liệu có liên quan

+ Mẫu đất, kết quả phân tích và bản tả các loại đất chính của huyện

- Phương pháp bản đồ: Phản ánh kết quả đánh giá đất

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu và thông tin thuộc tính bản đồ

+ Tổng hợp, chỉnh lý và xây dựng các bản đồ đơn tính ( loại đất, độ dốc, tầng dày, cơ giới…), bản đôg đơn vị đất đai, bản đồ thích nghi đất đai bằng phần mềm MAPINFO

- Phương pháp phân tích hệ thống

Từ quan niệm xác định đối tượng nghiên cứu là- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Các loại đất trên địa bàn và hiện trạng sử dụng đất của huyện

Chính tầm quan trọng của mỗi yếu tố tự nhiên trong hệ thống, các điều kiện sinh thái đã làm cho con người có biện pháp bảo vệ và khai thác hợp lý Áp dụng phương pháp này để nghiên cứu, đưa ra các giải pháp phục vụ cho việc định hướng phát triển

sản xuất nông-lâm nghiệp huyện Tịnh Biên

- Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO:

Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong quá trình nghiên cứu đề tài này Trên cơ sở quy trình đánh giá đất đai của FAO, tôi đã vận dụng linh hoạt vào nghiên cứu lãnh thổ nghiên cứu Như việc chọn chỉ tiêu, lựa chọn đơn vị cơ sở…

Nhận định tầm quan trọng của việc đánh giá phân hạng đất đai làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất, tổ chức Nông-lương của Liên Hợp Quốc với sự tham gia của các nhà khoa học đã tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước xây dựng nên bản đề cương đánh giá đất đai( FAO, 1976) Tài liệu được cả thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận làm phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai Tiếp

đó là hàng loạt tài liệu hướng dẫn đã được xuất bản như đánh giá đất nông nghiệp nhờ trời ( FAO, 1983), cho các vùng rừng (1984), cho các vùng nông nghiệp được tưới ( 1985) và hướng dẫn quy hoạch và sử dụng đất đai (1988) Tuỳ theo điều kiện từng nơi

mà vận dụng cho phù hợp đề cương đánh giá của FAO

Có thể khẳng định nội dung và phương pháp đánh giá đất đai của FAO là sự kết tinh nhiều thành quả và kinh nghiệm trên thế giới Việt Nam đã và sẽ vận dụng cho

Trang 23

phù hợp với từng điều kiện cụ thể và với từng tỷ lệ bản đồ để tiến tới hoàn thiện nội dung phương pháp và quy trình đánh giá phân hạng đất trong điều kiện Việt Nam Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã vận dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO trong điều kiện phù hợp với đặc thù của lãnh thổ nghiên cứu, thời gian, kinh phí thực hiện cũng như trình độ của bản thân, trong đề tài này tôi đánh giá đất theo quy trình gồm 7 bước như sau:

Hình 3: Quy trình đánh giá đất và nghiên cứu lãnh thổ

huyện Tịnh Biên

4 Đánh giá khả năng thích hợp

Trang 24

PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:

3.1.1.1 Vị trí địa lý:

Huyện Tịnh Biên có diện tích tự nhiên 35.489,09 ha chiếm 10,04 % so với diện tích tự nhiên toàn tỉnh Trong đó diện tích đất nông nghiệp của huyện là 29.996,91 ha, chiếm 84,53 % tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp có diện tích 4.890,99 ha, chiếm 13,78 % tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng có diện tích 601,19 ha chiếm 1.69% tổng diện tích tự nhiên

Huyện Tịnh Biên có tuyến Quốc lộ 91, Tỉnh lộ 948, Tỉnh lộ 55A chạy qua tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương trao đổi hàng hoá góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Địa giới hành chính của huyện Tịnh Biên được xác định như sau:

- Phía Bắc và Tây Bắc giáp Vương quốc Cam Pu Chia;

- Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tri Tôn;

- Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Châu Phú và thị xã Châu Đốc;

Hình 4: Sơ đồ vị trí huyện Tịnh Biên Tỉnh An Giang

Trang 25

Huyện Tịnh Biên được chia thành 14 đơn vị hành chính ( 3 thị trấn và 11 xã) bao gồm: thị trấn Nhà Bàng, thị trấn Tịnh Biên, thị trấn Chi Lăng, xã An Cư, xã An Hảo, xã An Nông, xã An Phú, xã Tân Lợi, xã Tân Lập, xã Thới Sơn, xã Núi Voi, xã Nhơn Hưng, xã Văn Giáo và xã Vĩnh Trung.

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo:

Có thể chia thành 3 vùng:

- Vùng đồi núi: Cao trình > + 30m có diên tích khoảng 6.330ha chiếm 17,81% diện tích của huyện Vùng này có tiềm năng khoáng sản, vật liệu xây dựng, phù hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng với nhiều đồi núi, danh thắng đẹp

- Vùng ven chân núi: Cao trình từ +5 đến + 30m, có diện tích 8.953 ha, chiếm khoảng 25,19% diện tích tự nhiên Vùng này có khả năng trồng cây ăn trái, trồng lúa đặc sản và phát triển trang trại chăn nuôi đàn gia súc

- Vùng đồng bằng: Vùng này có diện tích 20.260 ha chiếm tỷ lệ 57% diện tích Vùng này thuận lợi trồng lúa, nuôi trồng thủy sản và rừng ngập nước (trồng tràm)

3.1.1.3 Khí hậu

Huyện Tịnh Biên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang những đặc tính chung của khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long, nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ bình quân hàng năm 25oC -290C, nhiệt độ cao nhất từ 36oC - 38oC, nhiệt độ thấp nhất dưới 18oC

Khí hậu hàng năm chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với gió mùa Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau trùng với gió mùa Đông Bắc, lượng mưa trung bình hàng năm 1.500 mm

Khí hậu, thời tiết huyện Tịnh Biên có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, thích nghi đối với các loại cây trồng đặc biệt là cây lúa và cây màu, huyện ít chịu sự ảnh hưởng của gió bão nhưng chịu sự tác động mạnh của chế độ thủy văn gây nên hiện tượng ngập lụt…

3.1.1.4 Tài nguyên đất

Phân bố thổ nhưỡng trên địa bàn huyện chủ yếu là đất phèn hoạt động sâu và đất xám thích hợp phát triển sản xuất nông -lâm -thủy sản Đất xói mòn trơ sỏi đá thích hợp trồng rừng và khai thác vật liệu xây dựng Thành phần cơ giới từ sét đến thịt nặng, thịt nhẹ và cát Tình trạng sử dụng đất tại huyện Tịnh Biên chủ yếu là đất nông nghiệp (chiếm 84,53 %), đất thổ cư chiếm tỷ lệ thấp (chiếm khoảng 4,18%)

3.1.1.5 Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt trên địa bàn rất phong phú, Tịnh Biên có công trình kênh Vĩnh

Tế, kênh Trà Sư cùng với hệ thống kênh tưới đã cung cấp một lượng lớn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện Ngoài ra kênh Vĩnh Tế còn có giá trị lớn lao về mặt trị thủy, giao thông, thương mại, biên phòng

Trang 26

3.1.1.6 Tài nguyên rừng:

Rừng tự nhiên ở Tịnh Biên thuộc rừng nhiệt đới đa dạng sinh học các loài gen

và rừng ngập nước với nhiều loại cây quí hiếm, có giá trị rất lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái cải tạo khí hậu, điều tiết nguồn nước, nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi trong vùng Rừng không chỉ có giá trị lâm sản mà còn có giá trị du lịch

Song do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau đã làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp Từ việc đánh giá đầy đủ về lợi ích to lớn của rừng, chính quyền các cấp ở huyện Tịnh Biên đã có chủ trương khôi phục lại diện tích rừng thông qua các chương trình trồng rừng phủ xanh đồi trọc, hiện nay rừng tràm Trà Sư

và núi Cấm đã dần được khôi phục lại, động vật trên núi ngày càng phong phú về số lượng và chủng loại Hiện, diện tích rừng còn khoảng 5.639 ha, chiếm 15,88% diện tích tự nhiên của toàn huyện, 38,84% diện tích rừng của toàn tỉnh An Giang

3.1.1.7 Tài nguyên phát triển du lịch:

Tịnh Biên được xác định là trọng điểm về phát triển du lịch của tỉnh An Giang, Các điểm như núi Cấm, rừng tràm Trà Sư, núi Két, núi Trà Sư … Năm 2009 có khoảng 3 triệu lượt khách du lịch và dự báo năm 2010 đạt khoảng hơn 3 triệu lượt khách, huyện Tịnh Biên nằm trong tổng thể của tỉnh An Giang, là tỉnh đồng bằng đặc biệt có núi có sông với phong cảnh tự nhiên hấp dẫn và nhiều di tích lịch sử văn hóa, địa điểm du lịch phong phú đa dạng Hạ tầng kỹ thuật được đầu tư khá, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng, nhu cầu vui chơi giải trí phát sinh tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển Du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách quốc tế ngày càng đông

Tịnh Biên là huyện có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và du lịch mua sắm, được xác định là một trong 7 địa bàn du lịch trọng điểm của tỉnh An Giang với lợi thế đặc thù, tính đa dạng dân tộc,…Thế mạnh về du lịch của Tịnh Biên cũng đã được khẳng định với nhiều điểm thu hút khách đến tham quan du lịch như cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, khu

du lịch Núi Cấm, các công trình tôn giáo đặc trưng như chùa, miếu, tham gia các lễ hội của các dân tộc chung sống trên địa bàn

3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a) Tăng trưởng kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở địa phương năm 2010 đạt 13,05% (Nghị quyết 15%) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, cụ thể là khu vực I chiếm 40,70% (Nghị quyết 38,75%), khu vực II chiếm 16,19% (Nghị quyết 15,27%), khu vực III chiếm 43,11% (Nghị quyết 45,98%) Từ đó góp phần nâng GDP bình quân đầu người ước đạt 18.975.000đ/người/năm (tương đương 973 USD), tăng 30,86% so với năm 2009

Trang 27

 So sánh tốc độ tăng trưởng của huyện Tịnh Biên với tốc độ tăng trưởng

của tỉnh An Giang:

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của 3 khu vực đều đạt cao hơn so với tốc độ

tăng trưởng của tỉnh An Giang

Bảng 1: Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2006 - 2010 (%)

(Nguồn niên giám thống kê)

b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện từ 2001

đến nay, kế đến là ngành nông - lâm - ngư nghiệp và thấp nhất là ngành công nghiệp -

xây dựng Đến 2009, tỷ trọng nông - lâm- ngư nghiệp là 40,71% (năm 2000 là 48,52%,

năm 2005 là 38,70%), công nghiệp - xây là 14,82% và dịch vụ là 45,97% Như vậy,

kinh tế phi nông nghiệp, bao gồm công nghiệp và dịch vụ, đã chiếm đến 59,29% trong

cơ cấu kinh tế và năm 2010 đạt 62,91% Chia theo lĩnh vực dịch vụ - sản xuất vật chất,

đến năm 2010 dịch vụ chiếm 47,33% so với 52,67% của các ngành sản xuất vật chất

Bảng 2: Cơ cấu giá trị gia tăng theo ngành và lĩnh vực (Theo giá hiện hành)

Trang 28

Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế huyện tịnh biên

c) Thực trạng phát triển ngành

 Nông –Lâm nghiệp:

- Trồng trọt: Do xuống giống tập trung, đồng loạt, sử dụng các giống chất

lượng cao, kháng sâu bệnh nên đạt thắng lợi trọn vẹn cả về diện tích, sản lượng, cụ thể

là tổng diện tích sản xuất trên toàn huyện đạt 40.159 ha, đạt 99,70% so Nghị quyết HĐND huyện và so cùng kỳ tăng 8,03% (2.985ha), hệ số sử dụng đất là 1,82 lần (tăng 0,02 so Nghị quyết) Nguyên nhân tăng là do 2010 thực hiện sản xuất lúa vụ 03 là 2.740ha Trong đó: diện tích xuống giống lúa là 37.842 ha đạt 99,18% so kế hoạch, tăng 7,8% so cùng kỳ (2.737 ha); diện tích xuống giống hoa màu là 2.317 ha, tăng 9%

so kế hoạch và tăng 68,63% so cùng kỳ (943 ha) Năng xuất lúa bình quân đạt 5,28 tấn/ha, tổng sản lượng lúa cả năm đạt 199.900 tấn, tăng 5,09% (9.680 tấn) so cùng kỳ

- Triển khai thực hiện Đề án “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đến năm 2020

và triển khai thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới rộng rãi đến các xã, thị trấn Đặc biệt, tập trung triển khai thực hiện lập 02 quy hoạch sử dụng đất theo tiêu chí

1 của Quyết định 1958/QĐ-UBND của UBND tỉnh

- Thực hiện hỗ trợ đối với mô hình trình diễn đậu phộng và hỗ trợ mua sắm các trang thiết bị phục sản xuất cho các hộ dân thuộc Chương trình khuyến nông, lâm ngư, với tổng kinh phí 164 triệu đồng đạt 73% so kế hoạch; hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, máy móc, công cụ chế biến bảo quản sản phẩm sau thu hoạch thuộc chương trình 135, với tổng kinh phí trên 898 triệu đồng đạt 75% so kế hoạch

- Về công tác khuyến nông: Kết hợp với các công ty nông dược tổ chức 154 cuộc

hội thảo về các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, phổ biến lịch thời vụ, giống mới… cho khoảng 4.620 người tham gia trên địa bàn các xã, thị trấn Việc áp dụng khoa học kỹ thuật

và công nghệ trong sản xuất, có nhiều chuyển biến khá tốt thể hiện qua các chương trình

“3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm” với diện tích áp dụng là 27.406 ha đạt 72,42% so với

48.5198643.8700442.69993

40.47001 41.9596838.7000240.1578242.43751 42.9846040.7100438.75883

10.11008 10.9000311.0299211.1599911.35781

Trang 29

diện tích xuống giống và so cùng kỳ tăng 16,62% (3.907ha); xã hội hóa công tác chọn tạo giống và gieo sạ đúng lịch thời vụ, khuyến khích và ưu đãi ứng dụng cơ khí hoá nông nghiệp trong sản xuất

- Chăn nuôi: Tổng đàn bò là 21.190 con tăng so với cùng kỳ 6% (1.289 con), đàn

heo 7.740 con giảm so với cùng kỳ 4,4% (298 con), đàn gia cầm 163.443 con giảm so với cùng kỳ 8,6% (15.343 con)…nguyên nhân giảm do trong năm xuất hiện dịch bệnh trên gia súc và gia cầm nên một số hộ dân giảm quy mô và số lượng nuôi Hiện tiếp tục tăng cường theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; tổ chức tiêm phòng dịch cúm gia cầm được 662.418 con; tiêm vắcxin phòng ngừa bệnh tai xanh miễn phí được 5.000 con; thực hiện kiểm dịch động vật xuất ra ngoài huyện được 68.596 con trâu, bò Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện tiêm phòng dịch tả, bệnh lỡ mồm long móng, tụ huyết huyết trùng trên gia cầm và tiêu độc chuồng trại luôn được duy trì

- Lâm nghiệp: Công tác chăm sóc, phát triển và bảo vệ rừng tiếp tục được tăng

cường Mặc dù mùa khô năm nay nắng hạn gay gắt kéo dài nhưng chỉ xảy ra 06 vụ cháy, với diện tích 1,66 ha (02 vụ cháy tại núi Phú Cường với diện tích 1,35ha; 04 vụ cháy trong phạm vi đất quy hoạch lâm nghiệp với diện tích 0,31ha), nhờ phát hiện và dập tắt kịp thời nên không gây thiệt hại lớn đến rừng, chủ yếu là cháy lướt dưới tán rừng, cháy cây bụi, đất cỏ le Bên cạnh đó, một phần diện tích rừng trồng mới năm

2009 và cây trồng của người dân cũng bị chết nhiều nên đã tập trung thực hiện trồng dặm trong mùa mưa

Thực hiện công tác gieo ươm cây giống phục vụ trồng rừng, trồng bổ sung rừng, tra dặm chăm sóc rừng và trồng cây phân tán với số lượng 2.830.989 cây, đến nay đã hoàn thành công tác trồng rừng năm 2010 với tổng diện tích 301,19 ha đạt 104% so với kế hoạch

- Công tác phòng chống lụt bão: Lập kế hoạch bố trí lực lượng tìm kiếm cứu

nạn tại các điểm chốt để phục kịp thời khắc phục khi có tình huống xấu xảy ra Trước mùa nước nổi, huyện đã chỉ đạo các địa phương luôn tăng cường công tác theo dõi phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Đồng thời, thực hiện mua bảo hiểm tai nạn cho đội xung kích

 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:

Phân theo thành phần kinh tế: Kinh tế trong nước chiếm tuyệt đối GO của ngành CN-TTCN trên địa bàn, qua đó cho thấy khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp (CN) trên địa bàn huyện còn rất hạn chế

Năm 2010 trên địa bàn có 2.033 cơ sở sản xuất CN các loại, tập trung nhiều nhất ở xã Văn Giáo 444 cơ sở, kế đến là xã An phú 356 cơ sở còn lại phân bố rộng khắp trên các xã Tổng số lao động CN – TTCN trên địa bàn năm 2010 là 4.717 người Bình quân có 2,32 lao động trên một cơ sở sản xuất Lao động trong ngành CN tăng không đáng kể sau 4 năm, tăng khoảng 200 lao động/năm

Trang 30

Bảng 3: Lao động công nghiệp trên địa bàn huyện

Trang 31

Bảng 4: Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn

Trang 32

Đánh giá chung:

Ngành CN-TTCN phát triển chưa mạnh, quy mô còn nhỏ lẽ, trình độ tay nghề

kỹ thuật còn nhiều hạn chế, chưa có sản phẩm đặc thù tạo giá trị cao, các sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu dân sinh Chưa có các mặt hàng chủ lực có khả năng xuất khẩu ra nước ngoài Các mặt hàng xuất ra khỏi huyện vẫn mang tính truyền thống như đường thốt nốt, thuốc nam chiếm tỷ trọng không cao trong tổng giá trị (<5%)

Ngành CN-TTCN của huyện chủ yếu là TTCN, số cơ sở sản xuất nhiều trên 2.000 cơ sở, nhưng quy mô lại nhỏ bé, bình quân chỉ có 2,32 lao động trên một cơ sở Điều này cho thấy hiện tại chưa có sản xuất công nghiệp theo dây chuyền công nghệ, theo quy trình của cụm, khu công nghiệp, mặc dù các cụm công nghiệp đã hình thành,

vì vậy rất khó khăn trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động từ lĩnh vực Nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp

 Thương mại – dịch vụ

- Phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức Chương trình “đưa hàng Việt về nông thôn - biên giới” tại khu thương mại Tịnh Biên Trong đó, có 48 doanh nghiệp và trên 60 chủng loại hàng hóa với tổng giá trị mang đến phiên chợ là trên 05 tỷ đồng để phục vụ người tiêu dùng trong huyện và các huyện bạn thuộc Vương quốc Campuchia

- Phối hợp với UBND tỉnh tổ chức thành công Hội chợ Thương mại - Du lịch & Đầu tư ĐBSCL năm 2010 tại Khu Công nghiệp Xuân Tô, có 208 doanh nghiệp trong

và ngoài nước (tăng 08 doanh nghiệp so với cùng kỳ) với 610 gian hàng (tăng 110 gian hàng), trong đó có 521 gian chuẩn và 89 gian tự dựng Hội chợ thu hút khoảng 150.000 lượt người trong và ngoài nước đến mua sắm (tăng 18.000 lượt người), doanh

số bán hàng ước đạt 25 tỷ đồng (tăng 5 tỷ đồng)

- Các công trình thuộc khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (bờ bắc kênh Vĩnh Tế) đã được đầu tư hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2009, đồng thời Khu du lịch núi Cấm và các điểm văn hóa du lịch khác như Miễu Bà Bào Mướp - Nhà Bàng, Đình Thới Sơn, chùa Phật Thới Sơn, chùa Phước Điền, khu núi Trà Sư, núi Két… thực sự đã phát huy tác dụng thu hút khách tham quan ngày càng nhiều, càng khẳng định ưu thế nổi trội của huyện nhà, mở ra nhiều triển vọng phát triển khả quan

- Lượng khách đến tham quan, mua sắm ở các điểm du lịch trên địa bàn huyện ước khoảng 4.129.670 lượt, với doanh thu lũy kế 1.204,27 tỷ đồng Trong đó, lượng khách đến tham quan mua sắm trong khu thương mại Tịnh Biên là 1.568.633 lượt, với doanh số bán ra 1.089,97 tỷ đồng; lượng khách vào chợ Tịnh Biên tham quan mua sắm khoảng 717.198 lượt, với doanh số bán ra 114,3 tỷ đồng; lượng khách đến tham quan khu du lịch Núi Cấm là 1.015.213 lượt, rừng tràm Trà Sư là 6.735 lượt và các điểm du lịch khác là 821.891 lượt

- Hiện nay, Tịnh Biên có 11 chợ (chưa kể một số chợ tạm và chợ cóc), gồm các chợ: Tịnh Biên, Nhà Bàng, Tân Lợi, Núi Voi, Tân Lập, chợ Đường Sứ An Nông, Văn

Trang 33

Giáo, An Hảo, Vĩnh Trung, Chi Lăng, Ba Soài Trong đó có các chợ được xây mới là: Nhà Bàng, Văn Giáo, Núi Voi, khu bán hàng tươi sống chợ Tịnh Biên

- Hiện còn 3 xã chưa có chợ là xã Nhơn Hưng, xã An Phú, xã An Nông, trung bình có 101,5 hộ kinh doanh trong 1 chợ trên địa bàn huyện (toàn tỉnh An Giang là 87,7 hộ kinh doanh trong 1 chợ)

- Chợ trên địa bàn huyện chủ yếu tập trung ở ven lộ, ở khu tập trung đông dân

 Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu

Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên được 125,74 triệu USD (tính đến ngày 15/11/2010), so cùng kỳ tăng 119,4% (tương đương 2,19 lần) Trong đó:

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 101 triệu USD, so cùng kỳ tăng 195,38% (tương đương 2,95 lần), chủ yếu là các mặt hàng điện năng, nhựa, điện gia dụng, bột

mì, rượu ngoại, thẻ điện thoại, trụ điện bê tông, phân bón Nguyên nhân tăng là do phát sinh hoạt động xuất nhập khẩu vào khu thương mại, đặc biệt đối với mặt hàng thẻ cào điện thoại di động

- Giá trị kim ngạch nhập khẩu đạt 24,8 triệu USD, so cùng kỳ tăng 7,1% (tương đương 1,07 lần), chủ yếu là các mặt hàng phế liệu, rượu bia, hàng tiêu dùng, trái cây Thái Lan, gỗ Nguyên nhân tăng là do phát sinh hoạt động xuất nhập khẩu vào Khu Siêu thị miễn thuế

 Thu - chi ngân sách

- Tổng thu ngân sách đạt 243,234 tỷ đồng, đạt 155,1% chỉ tiêu phấn đấu của Tỉnh và đạt 153,1% chỉ tiêu của Huyện và tăng 10,8% so cùng kỳ Trong đó: thu từ kinh tế địa bàn 47,650 tỷ đồng đạt 121,8% so kế hoạch Tỉnh giao, 115,9% chỉ tiêu của huyện và tăng 21,2% so cùng kỳ; thu trợ cấp ngân sách cấp trên 159,85 tỷ đồng đạt 135,8% so dự toán của tỉnh và huyện, tăng 11,2% so cùng kỳ

- Tổng chi ngân sách thực hiện 212,73 tỷ đồng, đạt 135,6% chỉ tiêu của Tỉnh và 133,9% chỉ tiêu của Huyện (tăng 5% so cùng kỳ) Trong đó: chi đầu tư phát triển 42,131 tỷ đồng đạt 322,1% chỉ tiêu của tỉnh và 299,2% so chỉ tiêu của huyện; chi thường xuyên 135,22 tỷ đồng đạt 122,7% so chỉ tiêu của tỉnh và huyện; chi ngân sách

xã 35,1 tỷ đồng đạt 116,2% so chỉ tiêu của tỉnh và 112,5% so chỉ tiêu của huyện

3.1.2.2 Thực trạng phát triển xã hội

a) Dân số và lao động

 Dân số - dân tộc

Theo số liệu thống kê năm 2010, dân số toàn huyện là 121.145 người, mật độ

341 người/km2 chiếm 5,33% dân số toàn tỉnh (2.273.150 người) Trong đó dân cư nông thôn là 84.293 người chiếm 70,46%, dân số thành thị là 35.339 người chiếm 29,54% Năm 2010, nữ giới có 60.914 người, chiếm tỷ lệ 50,90% dân số

Trang 34

Bảng 5: Dân số huyện Tịnh Biên năm 2010

Hạng mục Diện tích tự

nhiên (km2)

Dân số trung bình (người)

Mật độ dân số (người/ km2)

Nguồn: NGTK huyện Tịnh Biên

Tịnh Biên là một huyện của tỉnh An Giang có tỷ lệ cộng đồng các dân tộc ít người cao Năm 2010, huyện có 29,07% thuộc nhóm dân tộc ít người, trong đó cộng đồng người Khmer chiếm 28,54% và người Hoa chiếm 0,53%

Tăng tự nhiên có xu hướng giảm nhanh và hiện nay (năm 2010) còn khoảng 1,24% Thực tế này cho thấy Huyện Tịnh Biên đã triển khai và phát huy khá tốt các chính sách liên quan đến kế hoạch hóa gia đình Tuy nhiên, tốc độ tăng cơ học là âm (vì tăng tự nhiên lớn hơn tăng chung do người dân có nhu cầu việc làm ra khỏi địa bàn cao hơn người đến làm việc tại địa phương)

 Lao động và giải quyết việc làm

Năm 2010, số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện là 75.940 người, chiếm 58,50% dân số, trong đó nữ chiếm 53,50% tổng số, tăng khoảng 4,9 ngàn người

so với năm 2005, bình quân mỗi năm tăng khoảng 1646 người Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế năm 2010 là 58.005 người, chiếm 81,00% tổng số người trong

độ tuổi lao động có khả năng lao động

Trang 35

Bảng 6: Một số chỉ tiêu chủ yếu về lao động - việc làm

TĐTBQTK

2005 -2010 (%)

Dân số trong tuổi lao động người 68.505 73.444 71.374 75.940 2,08

Lao động đang làm việc người 54.941 59.992 58.005 61.511 2,28

% so với dân số trong độ

Nguồn: NGTK huyện Tịnh Biên năm 2010 và tính toán

Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động theo 3 khu vực

Sự dịch chuyển về cơ cấu lao động giữa các thành phần kinh tế diễn ra với xu thế tăng tỷ lệ % trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, giảm tỷ lệ % lao động của khu vực

I Chủ yếu sự chuyển dịch cơ cấu lao động của hai nhóm khu vực giữa KVI và KVIII còn KVII tuy có sự chuyển dịch nhưng với biên độ rất thấp

 Chất lượng nguồn nhân lực

Về chất lượng lao động: Chất lượng lao động hiện nay trên địa bàn huyện là không cao hàng năm số lao động qua đào tạo chưa đạt 2000 người, ngoài số lao động tham gia trong các đơn vị quản lý nhà nước, số còn lại hầu hết chưa qua đào tạo do vậy rất khó khăn trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật

Trang 36

153 học sinh giỏi (tỷ lệ 7,99%), 431 học sinh khá (tỷ lệ 22,23%) Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh giảm (bao gồm bỏ học và chuyển trường) chưa được cải thiện ở một số bậc học,

cụ thể bậc tiểu học 1,95% (năm trước là 1,90%), bậc THCS 6,57% (năm trước là 6,32%), bậc THPT 9,54% (năm trước 9,17%) Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh có học lực yếu kém không theo kịp chương trình, bỏ học theo gia đình đi làm ăn xa, chuyển trường, nhà nghèo nghỉ học để phụ giúp gia đình,… Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT khóa ngày 02/6/2010 trên địa bàn huyện có 374/550 học sinh đậu tốt nghiệp, chiếm tỷ lệ 68% (tăng 0,72% so năm trước) Bên cạnh đó, huyện đã được công nhận 14/14 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng

độ tuổi và phổ cập THCS

- Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010 toàn huyện có 124 học sinh thi

đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng nguyện vọng 1, so cùng kỳ giảm 01 học sinh Đồng thời, đã xét tuyển cho 40 học sinh tham gia học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp theo chế độ cử tuyển năm 2010

- Công tác thực hiện đề án mức chất lượng tối thiểu các trường tiểu học trên địa bàn huyện luôn được quan tâm và thực hiện tốt, đến nay tất cả các trường đều đạt chuẩn mức chất lượng tối thiểu và có 3 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy và học ngày càng được mở rộng, đến nay

đã trang bị phòng máy cho 9/15 điểm trường THCS Ngoài ra, thực hiện tốt các phong trào hỗ trợ cho hoạt động giáo dục ở các bậc học như: tham dự giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, bậc mẫu giáo – mầm non đạt 4/6 GV, bậc tiểu học đạt 16/18 GV, bậc THCS đạt 9/13 GV; tổ chức thi HS giỏi văn hóa cấp huyện; tham dự hội thi “Sáng tác cho bé”,

“Cô và bé múa hát dân ca” đạt 02 giải nhì cấp tỉnh, thi viết sáng kiến kinh nghiệm…

- Năm học 2010 - 2011 toàn huyện đã huy động được 24.379 học sinh, đạt 101,58% so Nghị quyết hội đồng nhân dân huyện Trong đó học sinh đến lớp ở nhà trẻ

là 247 cháu, đạt 98,8%; mẫu giáo 4.377 cháu, đạt 109%; bậc tiểu học: 11.447 học sinh, đạt 102,4%; bậc THCS 6.353 học sinh, đạt 92,47%; bậc THPT 1.955 học sinh, đạt 87,28% Ngoài ra, công tác huy động học sinh bỏ học trở lại lớp được 171/560 học sinh, đạt 30,5% so với số học sinh bỏ học (trong đó bậc tiểu học 48/89 học sinh, bậc THCS 69/161 học sinh và bậc THPT 54/310 học sinh)

- Công tác khuyến học: tổ chức vận động các doanh nghiệp, đơn vị, các nhà hảo tâm trang thiết bị dạy học, sách giáo khoa phục vụ việc dạy và học, giúp đỡ các em học sinh khó khăn tiếp tục đến trường, cụ thể đã vận được 17.403 quyển tập; 1.255 bộ sách; 2.638 bộ (quần áo thể dục, quạt, máy tính….) với tổng kinh phí 192.365.000đ;

01 laptop và 26 bộ máy vi tính; 32 xe đạp hỗ trợ cho 32 em nhà xa trường có hoàn cảnh khó khăn, trang bị 01 hệ thống mạng nội bộ cho trường THCS Trần Quang Khải (xã An Nông) Tổ chức khen thưởng cho học sinh giỏi tiêu biểu đạt thành tích cao trong năm học 2009- 2010 với số tiền là 9,5 triệu đồng

Trang 37

c) Y tế

- Công tác khám chữa bệnh từng bước được cải thiện, công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được chú trọng, thực hiện tốt việc khám chữa bệnh cho người nghèo, khám bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, cụ thể đã khám cho 190.112 lượt bệnh, trong đó BHYT 35.169 lượt bệnh, trẻ em dưới 6 tuổi 19.770 lượt bệnh, mạng lưới y học cổ truyền tại các Trạm Y tế tiếp tục được củng cố phối hợp khám chữa bệnh đông – tây y Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo, tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được quan tâm thực hiện, nhất là trong dịp tết, lễ hội đông người, hội nghị, mítting Ngoài ra, ngành chức năng đã tổ chức mở 05 lớp tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho 212 chủ cơ sở, nhân viên bán hàng và nhân viên phục vụ; cấp 24 giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các

cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống

- Công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là phòng, chống sốt xuất huyết được tập trung triển khai ngay từ đầu năm thông qua các hình thức đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân, chủ động phòng chống sốt xuất huyết ngay từ mùa khô, tăng cường thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường diệt lăng quăng các xã trọng điểm có dịch, từ đó đã hạn chế số mắc, không để phát triển thành dịch lớn, tuy nhiên năm nay

số ca mắc sốt xuất huyết cao hơn cùng kỳ năm trước Tính từ đầu năm đến nay toàn huyện xảy ra 186 ca SXH (tăng 86 ca so năm trước), không có ca tử vong, các địa phương có tỷ lệ mắc cao là Tân Lợi, Núi Voi, Chi Lăng, Tịnh Biên, An Hảo, An Cư

- Công tác phòng chống HIV/AIDS tiếp tục được tăng cường, duy trì tốt các hoạt động quản lý, chăm sóc, tư vấn người nhiễm HIV, các hoạt động truyền thông Kết quả,

đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân được 1.353 cuộc Tiếp tục thực hiện tốt các dự án hợp tác phòng chống HIV/AIDS từ các nguồn tài trợ quốc tế Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, toàn huyện phát hiện mới 34 ca nhiễm HIV (tăng 05 ca so với cùng kỳ), nâng tổng số bệnh nhân nhiễm tính từ năm 1996 đến nay là 387 ca, hiện huyện đang quản

lý 95 ca (HIV 20 ca, AIDS 75)

- Một số chương trình mục tiêu y tế quốc gia thực hiện đạt yêu cầu kế hoạch đề ra,

cụ thể chương trình tiêm chủng mở rộng đã tiêm đủ loại vaccin cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 95,5% kế hoạch; tiêm ngừa cho phụ nữ có thai đạt 89%; tổ chức khám thai cho bà mẹ được 1.394 lần, trong đó có 262 phụ nữ thuộc 03 xã dự án Bạn Hữu trẻ em và cấp phát thuốc cho 67 phụ nữ có thai có triệu chứng thiếu máu, thiếu sắt Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ

em dưới 5 tuổi chiếm 21,70%, giảm 0,8% so với năm 2009 Thực hiện chiến dịch cho trẻ

từ 6 – 36 tháng tuổi uống Vitamin A đợt I/2010 là 6506/6621 trẻ, đạt 98,3%

d) Văn hóa thông tin và thể dục - thể thao

Các hoạt động thông tin, tuyên truyền ngày càng đi vào chiều sâu, phản ánh được tâm tư nguyện vọng của người dân, cũng như đưa các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, nhà nước đi vào cuộc sống Hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao và các lễ hội, các ngày lễ kỷ niệm ngày càng được tổ chức thiết thực, phong

Trang 38

phú, sinh động, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân

- Trong năm đã xây dựng mới 4 chương trình văn nghệ với 37 suất biểu diễn thu hút trên 15.000 lượt người đến xem Bên cạnh đó, tham dự hội diễn nghệ thuật quần chúng tỉnh An Giang lần thứ I/2010 tại huyện An Phú Kết quả đạt 02 giải C, 02 giải khuyến khích; tổ chức hội thi “Khúc hát ru – Dân ca 3 miền” huyện Tịnh Biên lần thứ II/2010, có 17 gia đình tham dự; tổ chức thành công lễ giỗ cụ Đoàn Minh Huyên tại xã Thới Sơn vào ngày 12/8 âm lịch, thu hút trên 35.000 lượt người trong và ngoài huyện tham gia; tổ chức mít tinh kỷ niệm 20 năm ngày truyền thống huyện Tịnh Biên anh Hùng (29/11) lần thứ VIII/2010

- Hoạt động thể dục thể thao có nhiều tiến bộ rõ nét, việc tập luyện thể dục thể thao phát triển điều khắp Tính đến nay đã có 8.018 hộ đạt chuẩn gia đình thể thao (chiếm 27,04% số hộ toàn huyện), tăng 4,67% so cùng kỳ; 32.873 người người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên (gần 27% dân số) Bên cạnh đó, trong năm huyện

đã tổ chức các hoạt động thể dục - thể thao quy tụ 519 vận động viên tham gia thi đấu, trong đó có 53 VĐV Khmer; cử 06 vận động viên tham dự hội thi bơi lặn cứu đuối tỉnh An Giang lần thứ VI/2010, kết quả đạt 03 HCĐ; tham dự Đại hội TDTT tỉnh An Giang lần thứ VI/2010, với 14 môn thi đấu, đạt 25 HCV, 22 HCB, 28 HCĐ xếp hạng 06/16 toàn đoàn

- Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được tiếp tục củng

cố và nâng chất Trong năm đã công nhận mới 1.403 giấy và rút 760 giấy công nhận gia đình văn hóa, nâng số hộ được công nhận đến nay là 25.278 hộ (85,24% số hộ toàn huyện), trong đó thực hiện công nhận mới 1.201 hộ gia đình văn hóa cấp huyện (lũy kế 14.065 hộ đạt gia đình văn hóa cấp huyện), chiếm 55,6% số hộ gia đình văn hóa; có 51/61 khóm, ấp văn hóa đạt 83,6% (trong đó có 30 khóm, ấp văn hóa đạt chuẩn 5 năm liền); 136 cơ quan, đơn vị trường học, trạm y tế đạt danh hiệu văn hóa; 09 cơ sở thờ tự văn hóa, trong đó có 05 chùa Khmer

Trang 39

Giao thông nông thôn:

Giao thông nông thôn được thông suốt đến trung tâm của 14/14 xã thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá, toàn huyện Tịnh Biên có 42 tuyến đường, với 234,24km Mật độ đường đạt 0,69km/km2 Trong toàn tỉnh An Giang, Tịnh Biên là huyện có số km đường được cấp phối nhiều nhất (72,2km) Tuy nhiên theo tiêu chí về nông thôn mới của Bộ Giao vận tải (1 xã đạt nông thôn mới phải đạt 50% đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của bộ GTVT) thì Tịnh Biên chưa có xã nào đạt

Từ năm 2005 đến nay huyện thường xuyên duy tu, phát hoang các tuyến đường giao thông nông thôn; chủ động bảo trì các hệ thống biển báo giao thông, cọc tiêu, bổ sung hoàn chỉnh hệ thống biển báo giao thông, cắm mốc lộ giới tuyến Hương lộ 11 An

Cư – Vĩnh Trung – Núi Voi và lộ Thới Hòa 2

Giao thông thủy:

Giao thông thủy trên địa bàn huyện chủ yếu là trên các trục kênh chính như kênh Vĩnh Tế Hiện nay con đường vận chuyển hàng hoá đến cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên chủ yếu thông qua kênh Vĩnh Tế Tuy nhiên, dưới lòng kênh Vĩnh Tế vẫn còn nhiều bãi đá ngầm nên tàu trên 250 tấn không vào được do vậy huyện Tịnh Biên đã đề xuất tỉnh An Giang hỗ trợ 2 tỷ đồng để tiến hành nạo vét lòng kênh Dự kiến, công trình sau khi hoàn tất có thể cho tàu trên 500 tấn ra vào

Tịnh Biên có một cảng tạm ngay chân cầu sắt Hữu Nghị với quy mô 2000m2, Việc phục vụ vận chuyển hàng hóa qua đường thủy cũng còn gặp nhiều khó khăn, bến tạm chưa an toàn, chưa tương xứng với tầm của tỉnh do đó việc quy hoạch, chọn địa điểm phù hợp hoặc cải tạo mở rộng, nâng cấp là cần thiết để đáp ứng nhu cầu vận tải của dịch vụ đường thủy ngày càng hiệu quả và hoàn thiện hơn

Bên cạnh việc nạo vét, thi công gia cố đê bao các công trình thủy lợi, huyện tiếp tục triển khai thực hiện đề án phát triển hệ thống trạm bơm điện Văn Giáo, Vĩnh Trung Tính đến nay trên địa bàn huyện có 13 trạm bơm điện với năng lực phục vụ diện tích cho lúa Đông Xuân và Hè Thu là 3.505 ha (tưới), 875 ha (tiêu)

Trang 40

- Tuyến ĐZ điện khu du lịch núi Cấm: tuyến trung thế 3 pha 7.600m, trung thế

1 pha dài 1.100m và 4 tuyến hạ thế độc lập dài 3.075,32m đã đưa vào sử dụng

- Đầu tư mới các tuyến hạ thế: ấp Pô Thi, Chơn Cô xã An Cư dài 1.820m; Sóc Hào Sến – chùa Cô Mười xã An Phú dài 2.207m; tuyến kênh 3/2 và đồi 3 núi Phú Cường xã

An Nông dài 3.360m; tuyến dân cư Tân Long, Tân Hòa xã Tân Lợi dài 4.040m; tuyến dân

cư dọc kênh Tây Trà Sư (Tân Lợi – An Hảo) dài 4.040m

- Phát triển mới thêm được 3.259 hộ điện kế, nâng tổng số hộ có điện kế lên 22.816 hộ, chiếm 75,87% số hộ toàn huyện (đạt 106,83% so Nghị quyết) Đồng thời,

đã phát triển mới 1.255 hộ thủy kế, nâng tổng số hộ có thủy kế 18.740 hộ, chiếm 62,32% số hộ toàn huyện (đạt 97,17% so Nghị quyết)

3.1.3 Hiện trạng và biến động sử dụng đất

3.1.3.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010:

Tịnh Biên có tổng diện tích đất tự nhiên là 35.489,09 ha, hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Tịnh Biên được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 7: Diện tích, cơ cấu đất đai theo loại hình sử dụng năm 2010

100,0084,5313,781,69

Nguồn: NGTK huyện Tịnh Biên năm 2010

Nhóm đất nông nghiệp, (84.53%)

Nhóm đất chưa sử dụng, (1.69%) Nhóm đất phi nông

nghiệp, (13.78 %)

Biểu đồ 3: Cơ cấu các nhóm đất năm 2010

Ngày đăng: 29/05/2018, 17:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3.Nguyễn Du. 2008. Bài giảng Đánh giá đất. Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Đánh giá đất
5. Trương Văn Phượng. Đề tài “ Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ định hướng quy hoạch phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ định hướng quy hoạch phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh
2. Hội khoa học đất Việt Nam. Đất Việt Nam. NXB Nông nghiệp Khác
4. Hội khoa học đất Việt Nam. NXB Nông nghiệp HN - 1999. Sổ tay phân loại đất và điều tra đánh giá đất Khác
6. Báo cáo quy hoạch tổng thể KTXH của huyện Tịnh Biên đến năm 2020 Khác
7. Báo cáo công tác kiểm kê và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của huyện Tịnh Biên Khác
8. Kế hoạch phát triển KTXH năm 2011của huyện Tịnh Biên Khác
9. NGTK huyện Tịnh Biên năm 2010. Nguồn số liệu Phòng Tài Nguyên Và Môi Trường Khác
10. FAO.1983.A Framework for Land Evaluation Khác
11. Phùng Bá Đồng. Đề tài “ Đánh giá đất đai huyện Châu Thành Tỉnh Tây Ninh Khác
12. Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp. NXB Khoa hoc và kỹ thuật - 2009 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w