Suy thận mạn giai đoạn cuối là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn tại Việt NamGhép thận một thành tựu y học, là biện pháp điều trị thay thế thận suy tốt nhất nhằm cứu sống những người bệnh mắc bệnh thận giai đoạn cuối bằng cách lấy thận của người hiến tặng để ghép cho người bệnh.Để có sự thành công trong ghép thận cần thực hiện tốt nhiều khâu: giai đoạn trước phẫu thuật, trong phẫu thuật và sau phẫu thuật. Điều trị ngay sau ghép là một trong những khâu quan trọng.
Trang 1QUY TRÌNH CHĂM SÓC SAU GHÉP THẬN GIAI ĐOẠN HẬU PHẪU
Nguyễn Mạnh Tưởng, Hà Phan Hải An, Trịnh Hồng Sơn
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thận mạn giai đoạn cuối là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn tại Việt Nam
Ghép thận một thành tựu y học, là biện pháp điều trị thay thế thận suy tốt nhất nhằm cứu sống những người bệnh mắc bệnh thận giai đoạn cuối bằng cách lấy thận của người hiến tặng để ghép cho người bệnh
Để có sự thành công trong ghép thận cần thực hiện tốt nhiều khâu: giai đoạn trước phẫu thuật, trong phẫu thuật và sau phẫu thuật Điều trị ngay sau ghép là một trong những khâu quan trọng
GIAI ĐOẠN TRƯỚC PHẪU THUẬT
1 Khám nội khoa và ngoại khoa tổng thể, loại trừ các chống chỉ định; lập kế hoạch chăm sóc và điều trị giai đoạn hậu phẫu
2 Đặt đường truyền tĩnh mạch
3 Lọc máu khi có chỉ định
4 Chuẩn bị bệnh nhân cho gây mê và phẫu thuật
5 Chuẩn bị phòng mổ, vật tư, thuốc
6 Chuẩn bị hồ sơ, bàn giao đầy đủ, chi tiết, chính xác
HỒI TỈNH
1 Bảo vệ đường vào mạch máu: Không đo huyết áp, tiêm truyền vào tay có đường vào để lọc máu
2 Quan sát và ghi nhận chính xác lượng máu mất trong mổ để bù khi cần, đảm bảo cân bằng dịch vào ra Theo dõi lượng nước tiểu trong mổ, tình trạng tăng hay tụt huyết áp trong mổ
3 Kiểm tra đường vào mạch máu
4 Duy trì đường truyền trung tâm hay đường truyền tĩnh mạch, theo dõi các dẫn lưu vết mổ
5 Giảm đau thỏa đáng Đánh giá mức độ đau theo bảng điểm
THEO DÕI VÀ BÁO CÁO THƯỜNG XUYÊN TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH
Điều dưỡng cần theo dõi và báo cáo thường xuyên tình trạng người bệnh cho bác sĩ:
1 Cảm giác khó chịu/đau đột ngột hoặc tăng lên tại vùng mổ
2 Thâm tím hoặc phù nề vùng mổ
3 Thấm máu băng vết thương
4 Nhiệt độ
5 Lượng dịch/máu qua dẫn lưu
6 Các dấu hiệu của suy hô hấp hoặc thay đổi tri giác
Trang 27 Nôn hoặc buồn nôn bất thường
8 Các thay đổi bất thường về chức năng sống: HA, Mạch, SPO2, nhịp thở
9 Tình trạng đau ngực mới xuất hiện
10 Tình trạng thiểu niệu hoặc vô niệu
11 Tắc sonde tiểu
CHĂM SÓC SAU MỔ
1 Truyền dịch: khối hồng cầu (tùy thuộc tình trạng mất máu, Hb) , NaCL, phụ thuộc lưu lượng nước tiểu
Duy trì áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP) 12-15
2 Kiểm tra thường xuyên sự lưu thông của đường truyền tĩnh mạch, sonde tiểu, sonde dẫn lưu
Kiểm tra và ghi nhận lưu lượng nước tiểu
Kiểm tra và ghi nhận dịch dẫn lưu
3 Siêu âm doppler thận ghép nếu thiểu niệu khi đưa về buồng bệnh
4 Xét nghiệm công thức máu máu sinh hóa máu cơ bản
Lưu ý glucose máu trong khi đang dùng methylprednisolone
5 Kiểm tra huyết áp, mạch, nhịp thở, tri giác
6 Giảm đau thỏa đáng: bằng PCA đánh giá bằng các thang điểm đau
7 Theo dõi đường vào tĩnh mạch
8 Đảm bảo thuốc ức chế miễn dịch được dùng sau ghép
- Methyl-Prednisolon/Prednisolon
- Tacrolimus 0.1 mg/kg/12h hoặc Cyclosporin 5mg/kg/12h
- Mycophenolate mofetil 1G/12h hoặc Mycophenolate sodium (Myfortic) 720mg/12h
9 Các thuốc khác:
- Thuốc dự phòng viêm dạ dày
- Lợi tiểu nếu có chỉ định (Phụ thuộc tình trạng dịch, lưu lượng nước tiểu và CVP)
- Thuốc hạ áp: ưu tiên chẹn kênh canxi
(Trì hoãn nếu huyết áp thấp)
ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ
Ngày 1-3 sau ghép
- Truyền dịch NaCL, phụ thuộc lưu lượng nước tiểu Duy trì CVP 12-15
- Xét nghiệm CTM máu, sinh hóa máu cơ bản 2 lần/ngày
- Thuốc ức chế miễn dịch:
Methylprednisolone 500mg IV
Tacrolimus 0.1 mg/kg/12h hoặc Cyclosporin 5mg/kg/12h
Mycophenolate mofetil 1g/12h hoặc Mycophenolate sodium (Myfortic) 720mg/12h
Trang 3Điều chỉnh liều theo C2 (nồng độ thuốc sau 2 giờ) với CsA hoặc Co (nồng độ thuốc trước giờ uống thuốc) với Tacro nếu có
Mục tiêu C2 với CsA 1500-1800ug/L hoặc Co với Tacro 12-15ug/L
- Diltiazem 180mg hàng ngày, thuốc dự phòng viêm dạ dày
- Statin nếu có chỉ định
Pravastatin 10mg hoặc atorvastatin 10mg
- Thuốc điều trị thiếu máu
- Dự phòng CMV
Tình trạng CMV
người cho
Tình trạng CMV người
nhận
Chiến lược dự phòng CMV
điều trị dự phòng
Liều dự phòng (theo mức lọc cầu thận)
Cr/CL (ml/min) Liều Valganciclovir
- Siêu âm Doppler thận ghép
- Theo dõi nhu động ruột
- Xem xét cho ăn nhẹ
Ngày 4 và 7 sau ghép
- Xét rút catether tĩnh mạch trung tâm
- Bỏ đường truyền tĩnh mạch nếu tình trạng dịch ổn định
- Xét rút sonde tiểu
- Theo dõi sát lưu lượng nước tiểu sau khi rút sonde
- Rút dẫn lưu nếu tình trạng cho phép
- Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa cơ bản nồng độ thuốc, điều chỉnh liều nếu cần
- Kháng sinh dự phòng: Bactrim 480 mg 01 viên/ ngày, Ciprofloxacin 500 mg
01 viên/ngày
- Thuốc ức chế miễn dịch: prednisolone 20-30mg; Cyclosporin/Tacrolimus; Mycophenolate mofetil/Mycophenolate sodium
Trang 4- Basiliximab 20mg liều 2 (nếu đã dùng liều 1) ngày 4
Trước khi ra viện
- Hướng dẫn sử dụng thuốc
- Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt
- Hướng dẫn các thủ tục hành chính
- Hẹn lịch khám ngoại trú
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Barone C, Martin-Watson A, Barone G, (2004)
The Postoperative Care of the
Adult Renal Transplant Medsurg Nursing Vol 13 (5) 296 – 303
2 Karen L et al (2004)
Current and future immunosuppressive strategies in renal
transplantation Pharmacotherapy 24(9) 1159-1176
3 Murphy F
The role of the nurse in pre-renal transplantation
British Journal of Nursing 2007, Vol16, No 10
4 Stuart J Knechtle • John D Pirsch
Early Course of the Patient with a Kidney Transplant Kidney Transplantation: Principles and practice Vol14, 210 - 219
5 Terrill, B (2002)
Renal nursing a guide to practice Radcliffe Medical Press, Oxon