1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chính sách xuất khẩu lao động

47 143 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 255,11 KB

Nội dung

1. Các khái niệm cơ bản về chính sách 1.1. Lao động và người lao động Khi đề cập đến vấn đề sức lao động, C. Mác có đưa ra quan điểm rằng: “Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người có khả năng được vận dụng, sử dụng trong quá trình sản xuất vật chất. Sức lao động và lao động là hai khái niệm khác nhau nhưng có liên quan với nhau. Lao động là quá trình con người sử dụng sức lao động trong quá trình sản xuất vật chất”. Nói một cách khác, lao động chính là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi các vật chất tự nhiên thành những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người. Theo khoản 1, Điều 3 Bộ Luật Lao động năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2016) thì “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo thỏa thuận với người sử dụng lao động được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động”. 1.2. Xuất khẩu và Xuất khẩu sức lao động Điều 28, mục 1, chương 2 Luật thương mại Việt Nam năm 2005 định nghĩa: “Xuất khẩu là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”. Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lai hiệu quả đột biến. Mở rộng xuất khẩu tạo điều kiện các đợn vị sản xuất trong nước hướng sản phẩm ra thị trường quốc tế từ đó tạo điều kiện nâng cao chất lượng hành hóa Việt Nam cũng như góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Lao động cũng là một loại hàng hóa đặc biệt. Như vậy, xuất khẩu sức lao động (thường gọi là xuất khẩu lao động) là một hoạt động kinh tế liên quan đến việc trao đổi, mua bán hay thuê mướn hàng hóa sức lao động giữa chính phủ một quốc gia hay tổ chức, cá nhân cung ứng sức lao động của nước đó với Chính phủ, tổ chức, cá nhân sử dụng sức lao động nước ngoài trên cơ sở Hiệp định hay hợp đồng cung ứng lao động. 1.3. Chính sách về xuất khẩu lao động của Việt Nam Chính sách liên quan đến vấn đề xuất khẩu lao động (XKLĐ) là tổng thể các quan điểm, nguyên tắc và biện pháp của nhà nước nhằm tổ chức khai thác, thu hút, sử dụng và quản lí nguồn nhân lực trong quá trình kí kết, thực hiện hợp đồng lao động ở nước ngoài cho tới khi hết hạn hợp đồng và trở về nước. Như vậy, chính sách trên bao hàm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, bao gồm hoạt động xây dựng và ban hành văn bản liên quan đến hoạt động quản lý hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, từ các đạo luật, nghị định, quyết định, chỉ thị, hiệp định, thông tư, văn bản thông báo và hướng dẫn, hợp đồng và ghi nhớ hợp đồng, thoả thuận,... mang tính bắt buộc thực hiện khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 2. Chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam 2.1. Đặt vấn đề Việt Nam bắt đầu bước vào thời kì “dân số vàng” từ năm 2007, trải qua 10 năm giai đoạn “dân số vàng”, đất nước ta vẫn chưa tận dụng được hiệu quả lợi thế mà thời kì này đem lại. Mới đây, vào đầu năm 2016, trong Báo cáo Phát triển con người khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Liên Hợp Quốc cảnh báo nước ta sắp qua thời kỳ dân số vàng, tiến tới già hóa dân số, khi đó nguồn lao động vủa nước ta sẽ không còn lợi thế dồi dào và trẻ như trước nữa. Bên cạnh đó tháng 12 năm 2015, Việt Nam đã tham gia Cộng động Kinh tế ASEAN, lao động thuộc 8 ngành nghề (nha khoa, điều dưỡng, kỹ thuật, xây dựng, kế toán, kiến trúc, khảo sát và du lịch) cho phép sẽ được tự do di chuyển trong ASEAN. Đó sẽ là những thách thức mà lao động Việt Nam phải đối mặt trong thời gian tới. Và Xuất khẩu lao động và chính sách xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp giải quyết việc làm được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Xuất khẩu lao động sẽ đem lại rẩt nhiều lợi ích cho Việt Nam. Thực hiện công tác xuất khẩu lao động vừa giúp gia tăng thu nhập cho người lao động; tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp trong nước vừa giúp nhà nước tiết kiệm được chi phí đầu tư cho giải quyết việc làm trong nước; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Bên cạnh đó xuất khẩu lao động còn giúp ổn định trật tự xã hội, giảm thiểu tệ nạn xã hội do lao động không có việc làm tạo ra. Chính sách xuất khẩu lao động sẽ là một công cụ hữu hiệu giúp nhà nước giải quyết được nhu cầu tìm việc làm của bộ phận lao động thất nghiệp trong nước, đồng thời, bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 2.2. Hoàn cảnh ra đời Nhận biết được vai trò quan trọng của công tác xuất khẩu lao động ngay từ năm 1980, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 362CP ngày 29111980 về việc hợp tác sử dụng lao động với các nước xã hội chủ nghĩa, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với hình thức chủ yếu là hợp tác sử dụng lao động thông qua các Hiệp định Chính phủ trực tiếp ký kết. Sau khi nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường năm 1991 dẫn đến những thay đổi về cơ chế hoạt động xuất khẩu lao động từ phía chính quyền. Ngày 09 tháng 11 năm 1991, Hội đồng bộ trưởng ban hành Nghị định số 370HĐBT về quy chế về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Cụ thể, các tổ chức doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động thông qua hợp đồng ký với nước ngoài. Cơ chế này đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam, mở rộng thị trường xuất khẩu. Khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới, thế kỷ XXI, để phù hợp hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới của đất nước. ngày 02 tháng 4 năm 2002 Quốc hội thông qua Luật số 352002QH10 về sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật lao động. Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994.Trong luật này đã bổ sung một số quy định, quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trang 1

KHOA CHÍNH SÁCH CÔNG - -

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Hà Nội, 08/ 05/ 2017

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Sinh viên thực hiện : Nguyễn Chiến Thắng

Trần văn Tiến Nguyễn Thu Vân Nguyễn Hoàng Xuân

Lớp : CSC5

Trang 3

Nhằm thực hiện việc phát triển thị trường lao động ngoài nước; nâng cao chấtlượng và khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường lao độngquốc tế; hỗ trợ rủi ro cho người lao động và doanh nghiệp trong hoạt động xuấtkhẩu lao động Ngày 08 tháng 09 năm 2004 , Thủ tướng Chính phủ đã thông quaquyết định số 163/2004/QĐ-TTg Về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗtrợ xuất khẩu lao động.

Sau khi đi vào hoạt động, Luật xuất khẩu lao động của nước ta còn bộc lộnhiều hạn chế nhất định Hiện nay, hành vi vi phạm của các doanh nghiệp vàngười lao động ngày càng tăng Ngày 22-8-2013 Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 95/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựclao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nướcngoài theo hợp đồng Theo văn bản này, đối với lĩnh vực đưa người lao động đilàm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có bảy nhóm hành vi vi phạm hành chính,trong đó sáu nhóm dẫn đầu là hành vi vi phạm của các doanh nghiệp, còn lạinhóm cuối cùng là hành vi của người lao động và các cá nhân khác

Việc xử lý vi phạm hành chính đã được quy định rất cụ thể, bao gồm hìnhthức xử phạt, thẩm quyền xử phạt đói với từng hành vi cụ thể Riêng hành vi viphạm của người lao động ở nước ngoài theo Điều 3 của Nghị định được thựchiện theo hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch số 32/2013 giữa Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội – Bộ Ngoại giao ngày 6-12-2013

đã khẳng định trong hội nghị về chấn chỉnh công tác xuất khẩu lao động vàchuyên gia (10/09/2001), rằng “XKLĐ và chuyên gia là một chiến lược quantrọng và lâu dài”

Trang 4

Mục tiêu mà Đảng và Nhà nước hướng tới khi xây dựng chính sách XKLĐ

đó chính là bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ởnước ngoài và các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làmviệc ở nước ngoài Bên cạnh đó, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động của ViệtNam, khuyến khích người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ đó từng bướcgia tăng thu nhập cho người lao động, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói,giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội Chính sách về XKLĐtạo ra một hệ thống pháp lí giúp Nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lí cácvấn đề liên quan đến XKLĐ đồng thời giải quyết tình trạng thừa cung lao độngtrong nước Mặt khác, chính sách này còn góp phần xây dựng nên một môitrường XKLĐ lành mạnh, trong sạch, hạn chế tối đa những hành động ảnhhưởng xấu đến người lao động (lừa đảo,…), tạo điều kiện cho các doanh nghiệp,

tổ chức XKLĐ được hoạt động một cách thuận lợi nhất

đi làm việc ở nước ngoài

2 Quốc hội, Ủy ban

Thường vụ Quốc hội, Ủy

ban Về các vấn đề xã hội

của Quốc hội

Xem xét, thảo luận và ban hành luật,pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội liênquan đến Người lao động Việt Nam đilàm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

3 Chính phủ Ban hành Nghị quyết, Nghị định theo

thẩm quyền và tổ chức thực hiện chínhsách, pháp luật, chương trình về xuấtkhẩu lao động

4 Bộ Lao động Thương

binh và xã hội

Ban hành cơ chế và chính sách đốivới người lao động xuất khẩu, quy định

Trang 5

rõ các thủ tục, giấy phép, hợp đồng đốivới của doanh nghiệp hoạt động dịch vụđưa người lao động đi làm việc ở nướcngoài, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nướcngoài có đưa người lao động đi làm việc

ở nước ngoài; Chủ trì phối hợp với BộTài chính quy định mức trần tiền dịch vụmôi giới; phối hợp với Ngân hàng Nhànước Việt Nam quy định cụ thể việcquản lý và sử dụng tiền ký quỹ củadoanh nghiệp cũng như người lao động.Tham gia ý kiến bằng văn bản vềnhững vấn đề liên quan đến xuất khẩulao động gửi ban soạn thảo các dự ánluật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết củaQuốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội vàcác văn bản quy phạm pháp luật khác

5 Cục Quản lý Lao động

ngoài nước (Bộ Lao động

Thương binh và xã hội)

Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ:

- Các dự án luật, pháp lệnh và các vănbản quy phạm pháp luật về người laođộng Việt Nam đi làm việc ở nước ngoàitheo hợp đồng

- Chiến lược, chương trình, kế hoạchdài hạn và hàng năm, dự án, đề án vềngười lao động Việt Nam đi làm việc ởnước ngoài theo hợp đồng; cơ chế, chínhsách đối với người lao động Việt Nam đilàm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

- Các văn bản thỏa thuận, nội dungđàm phán về người lao động Việt Nam đi

Trang 6

làm việc ở nước ngoài theo hợp đồnggiữa Việt Nam với các nước, vùng lãnhthổ và các tổ chức quốc tế.

- Tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn,định mức kinh tế- kỹ thuật đối với hoạtđộng tổ chức cung ứng dịch vụ côngtrong lĩnh vực được giao

6 Bộ Tài chính Cùng với Bộ Lao động Thương bình

và xã hội soạn thảo và ban hành quy định

và hướng dẫn về tiền môi giới và tiềndịch vụ trong hoạt động đưa lao độngViệt Nam đi làm việc ở nước ngoài theohợp đồng

7 Hội đồng Nhân dân các

tỉnh, thành phố, quận,

huyện

Ban hành các Nghị quyết về chínhsách xuất khẩu lao động cụ thể cho từngvùng, miền

Trang 7

luật và việc thực hiện nhiệm vụ của bộ,

cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ, địa phương liên quan đến xuất khẩulao động

2 Cục Quản lý Lao động

ngoài nước (Bộ Lao động

Thương binh và xã hội)

- Thông tin, phổ biến, giáo dục phápluật về người lao động Việt Nam đi làmviệc ở nước ngoài theo hợp đồng theophân công của Bộ

- Hướng dẫn và kiểm tra việc thựchiện quy định của Nhà nước, của Bộ vềngười lao động Việt Nam đi làm việc ởnước ngoài theo hợp đồng

- Nghiên cứu, định hướng và thựchiện các biện pháp ổn định và phát triểnthị trường lao động ngoài nước

- Thẩm định, trình Bộ cấp, đổi và thuhồi giấy phép hoạt động dịch vụ đưangười lao động Việt Nam đi làm việc ởnước ngoài của các doanh nghiệp hoạtđộng dịch vụ

- Hướng dẫn việc đăng ký hợp đồng,báo cáo đưa người lao động đi làm việc

ở nước ngoài theo quy định của phápluật; giám sát hoạt động đưa người laođộng Việt Nam đi làm việc ở nước ngoàitheo hợp đồng của các doanh nghiệp, tổchức và cá nhân

- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện

kế hoạch đào tạo lao động đi làm việc ởnước ngoài; hướng dẫn nội dung,

Trang 8

chương trình đào tạo nghề, ngoại ngữ;trình Bộ ban hành chương trình và giáotrình bồi dưỡng kiến thức cần thiết chongười lao động đi làm việc ở nước ngoài;quản lý hoạt động bồi dưỡng kiến thứccần thiết cho người lao động Việt Nam đilàm việc ở nước ngoài theo quy định củapháp luật.

- Chỉ đạo, tổ chức công tác quản lý,bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và xử lýnhững vấn đề liên quan đến người laođộng Việt Nam làm việc ở nước ngoàitheo hợp đồng

- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyênmôn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức,viên chức, người lao động làm việc tronglĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đilàm việc ở nước ngoài theo hợp đồngtheo phân công của Bộ

- Thu, quản lý và sử dụng các nguồnthu từ hoạt động đưa người lao động ViệtNam đi làm việc ở nước ngoài theo hợpđồng

- Thực hiện chức năng thanh trachuyên ngành về lĩnh vực người laođộng Việt Nam đi làm việc ở nước ngoàitheo hợp đồng

- Tuyên truyền, giới thiệu, quảng bánguồn lao động và khả năng cung ứnglao động của Việt Nam với thị trường lao

Trang 9

động ngoài nước Chủ trì tổng kết, đánhgiá, nhân rộng các mô hình tiên tiếntrong lĩnh vực người lao động Việt Nam

đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

- Xây dựng cơ sở dữ liệu, thống kêđối tượng quản lý theo phân công củaBộ

- Hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn,nghiệp vụ đối với các ban, đại diện của

Bộ làm việc tại các cơ quan đại diệnngoại giao, cơ quan của Việt Nam ởnước ngoài

- Quản lý các hội, hiệp hội và tổ chứcphi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vựcđược giao theo quy định của pháp luật

- Tham gia nghiên cứu, xây dựng chế

độ chính sách đối với cán bộ, công chứctrong lĩnh vực được phân công

- Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chứccán bộ xây dựng danh mục vị trí việclàm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệpviên chức chuyên ngành; hướng dẫn về

vị trí việc làm, số lượng người làm việc,

cơ cấu viên chức theo chức danh nghềnghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lậpthuộc lĩnh vực người lao động Việt Nam

đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồngtheo phân công của Bộ

- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnhvực người lao động Việt Nam đi làm

Trang 10

việc ở nước ngoài theo hợp đồng; nghiêncứu khoa học theo phân công của Bộ.

- Chủ trì, phối hợp Vụ Kế hoạch - Tàichính hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn,nghiệp vụ đối với Quỹ Hỗ trợ Việc làmngoài nước

- Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ vàđột xuất về hoạt động đưa người laođộng Việt Nam đi làm việc ở nước ngoàitheo hợp đồng

3 Bộ Tài chính Quy định về tiền môi giới và tiền dịch

vụ trong hoạt động đưa lao động ViệtNam đi làm việc ở nước ngoài theo hợpđồng

4 Bộ Y tế Bước đầu tiên mà người lao động

muốn tham gia chương trình xuất khẩulao động là phải khám sức khỏe đây làđiều bắt buộc mà tất cả các ứng cử viênđều phải thực hiện Việc khám sức khỏenhằm mục đích đánh giá sức khỏe củangười lao động có phù hợp với đơn hàngtránh những vấn đề phát sinh liên quantới sức khỏe sau này hay kiểm tra xemngười lao động có mắc phải các bệnhcấm không được tham gia chương trìnhxuất khẩu lao động do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đề ra

5 Bộ Giáo dục và Đào tạo Đảm bảo chất lượng nguồn lao động

tại các cơ sở Giáo dục và Đào tạo trêntoàn quốc Quản lý chặt chẽ việc đào tạo

và cấp các chứng chỉ liên quan đến xuất

Trang 11

khẩu lao động ra thị trường nước ngoài.

6 Bộ Thông tin và Truyền

Thông

Chỉ đạo các cơ quan báo chí, thôngtin đại chúng xây dựng chương trình, kếhoạch và dành thời lượng, chuyên mục,chuyên trang hợp lý để tuyên truyền vềxuất khẩu lao động và chủ trương, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

về chính sách dành cho Người lao độngViệt Nam đi làm việc ở nước ngoài theohợp đồng

7 Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phân tích, xây dựng chiến lược, tham

mưu về cơ chế, chính sách quản lý choxuất khẩu lao động tại Việt Nam

8 Bộ Công an Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các

biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành

vi lừa đảo, vi phạm và tội phạm liênquan đến xuất khẩu lao động trái phápluật

9 Bộ Tư pháp Phê duyệt đề án, xây dựng và thi hành

pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạmpháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật

về các chính sách xuất khẩu lao động.Chủ trì, hướng dẫn, giải quyết các vấn

đề về lý lịch, hộ chiếu, VISA cho ngườingười lao động Việt Nam đi làm việc ởnước ngoài theo hợp đồng

10 Ủy ban nhân dân các

cấp

Tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thihành Hiến pháp, luật, các văn bản quyphạm pháp luật của cơ quan nhà nướccấp trên và nghị quyết của Hội đồngnhân dân cùng cấp; tổ chức thực hiệncông tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật

Trang 12

ở địa phương, thực hiện quản lý nhànước về xuất khẩu lao động theo thẩmquyền; tổ chức thực hiện chính sách,pháp luật, kế hoạch, chương trình mụctiêu, chỉ tiêu về xuất khẩu lao động từngvùng; ban hành theo thẩm quyền các vănbản dưới luật bảo đảm thực hiện quyềnlợi cho người lao động xuất khẩu phùhợp với đặc điểm, điều kiện của địaphương.

11 Các tổ chức xã hội, tổ

chức kinh tế

Thực hiện chính sách, pháp luật, đápứng quyền của người lao động Việt Nam

đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.Vận động thành viên của tổ chức và xãhội hỗ trợ, tham gia xây dựng, thực hiệnchính sách, pháp luật, chương trình, kếhoạch, dịch vụ đáp ứng quyền lợi củangười lao, phòng ngừa hành vi vi phạmcác quy định về xuất khẩu lao động theopháp luật Việt Nam cũng như công ướcquốc tế (CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀBẢO VỆ QUYỀN CỦA TẤT CẢNHỮNG NGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ

VÀ CÁC THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH

HỌ, 1990)

12 Các đoàn thể nhân dân:

Tổng công đoàn Việt Nam,

Trung ương Đoàn thanh

Trang 13

tác phong khi làm việc ở nước anh em vàlàm tròn nhiệm vụ khi trở về xây dựng

Tổ Quốc

13 Chính phủ nước ngoài Có một số trợ giúp đối với người lao

động xuất khẩu Việt Nam

VD: Năm 2001, tại đảo Samoa, thuộcđịa của Hoa Kỳ, dưới sự kêu gọi của số

tổ chức cộng đồng người Việt hải ngoại,chính quyền Hoa Kỳ đã tiến hành điềutra một công ty Hàn Quốc[40] và tuyên

án chủ tịch công ty 40 năm tù về tộibuôn người

14 Các tổ chức phi chính

phủ

VD: Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ởchâu Á (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia - CAMSA) là mộtmạng lưới phối hợp hoạt động của các tổchức có cùng mục đích chống nạn buônngười ở châu Á và khắp nơi trên thế giới,cũng đã giúp nhiều công nhân Việt Namtại Mã Lai

15 Một số Ngân hàng hỗ

trợ vay vốn đi xuất khẩu

lao động: Ngân hàng chính

sách xã hội, Ngân hàng

nông nghiệp và phát triển

nông thôn AgriBank, Ngân

hàng VietinBank

Hỗ trợ vay vốn

16 Quỹ hỗ trợ việc làm

ngoài nước do Bộ Lao động

- Thương binh và Xã hội

quản lý

- Hỗ trợ mở rộng và phát triển thịtrường lao động ngoài nước

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng caochất lượng nguồn lao động:

Trang 14

- Hỗ trợ giải quyết rủi ro cho ngườilao động và doanh nghiệp:

- Chi cho công tác thông tin tuyêntruyền chủ trương, chính sách của đảng,pháp luật của Nhà nước về hoạt độngđưa người lao động Việt Nam đi làmviệc ở nước ngoài thông qua phương tiệnthông tin đại chúng nhằm nâng cao nhậnthức của xã hội, phổ biến những mô hìnhhiệu quả về đưa người lao động đi làmviệc ở nước ngoài

- Chi hoạt động của Hội đồng quản lý

và Ban Điều hành quỹ theo dự toán hàngnăm được Bộ Lao động - Thương binh

và Xã hội phê duyệt

17 Đại sứ quán, Công đoàn,

các cơ quan hữu quan

Có trách nhiệm trợ giúp người laođộng tại nước ngoài khi họ gặp khó khănhoặc khiếu nại tại các công ty chủ quản

mà không được giải quyết

- Chủ thế giám sát và đánh giá

STT Chủ thể Chủ trương, hoạt động liên quan

tới chính sách

pháp luật liên quan đến xuất khẩu laođộng Phê duyệt, đánh giá các dự án luật,văn bản dưới luật, dự thảo nghị quyếtliên quan đến xuất khẩu lao động

2 Đại biểu Quốc hội và

Hội đồng nhân dân các cấp

Giám sát việc thực hiện chính sách,pháp luật liên quan đến xuất khẩu laođộng ra nước ngoài Tiếp nhận, chuyển

Trang 15

và theo dõi, giám sát việc giải quyết kiếnnghị của cơ quan, tổ chức liên quan đếnxuất khẩu lao động.

cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưangười lao động đi làm việc ở nước ngoài

do mình quản lý

4 Cơ quan công quyền của

các Quốc gia có người lao

động Việt Nam đi làm việc

ở nước ngoài theo hợp

đồng

5 Tòa án nhân dân, Viện

kiểm sát nhân dân

Thực hiện việc xét xử, ra quyết định

tư pháp đối với các hành vi vi phạmpháp luật, đảm bảo quyền lợi của ngườilao động trước và sau khi sang làm việctại nước ngoài

6 Người dân Lấy ý kiến cộng đồng: Thu thập

thông tin, phổ biến thông tin, tư vấn,tham gia Qua đó, nhóm chịu ảnh hưởngtrực tiếp sẽ trở thành những đối tác hợptác trong việc thiết kế chính sách Sựtham gia, đánh giá của công chúng đốivới chính sách xuất khẩu lao động chính

là phản biện xã hội

7 Các tổ chức xã hội Tiếp nhận, thu thập thông tin từ thành

viên, báo chí và xã hội để phản ánh, kiếnnghị, tư vấn cho cơ quan, tổ chức, cơ sởgiáo dục người lao động, cá nhân về việc

Trang 16

2.5 Đối tượng chính sách:

- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài: là công dân Việt Nam cư trú tại ViệtNam, nằm trong độ tuổi lao động, thường là người lao động nghèo, cận nghèo,lao động là người dân tộc thiểu số mong muón gia tăng thu nhập thông qua xuấtkhẩu lao động Bên cạnh đó, chính sách còn khuyến khích lao động có tay nghề,trình độ kĩ thuật cao tham gia xuất khẩu lao động để nâng cao chất lượng laođộng

- Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoàitheo hợp đồng

- Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc người lao động đi làm việc ở nước

ngoài theo hợp đồng

2.6 Các chính sách của Nhà nước về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

- Tạo điều kiện thuận lợi để công dân Việt Nam có đủ điều kiện đi làm việc ở

nước ngoài (Nghị định số 61/1015, NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng): Người lao động được hưởng thêm các quyền lợi chính đáng

khác như được hỗ trợ chi phí về đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức;

hỗ trợ chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài như làm hộ chiếu, khámsức khỏe,…

Trang 17

- Bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài

và của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nướcngoài

- Hỗ trợ đầu tư mở thị trường lao động mới, thị trường có thu nhập cao, thịtrường tiếp nhận nhiều người lao động; hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, dạy nghề,ngoại ngữ cho người lao động: Mục tiêu của chính sách này là đào tạo nghề chongười lao động, bồi dưỡng kiến thức về trình độ ngoại ngữ cũng như kĩ nănglàm việc cho người lao động từ đó nâng cao chất lượng của lao động Việt Namtham gia xuất khẩu

- Có chính sách tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chính sách xã hội đi làm việc

ở nước ngoài (vay vốn không cần thế chấp hoặc là vay với lãi suất thấp)

- Khuyến khích đưa nhiều người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đilàm việc ở nước ngoài, đưa người lao động đi làm việc ở thị trường có thu nhậpcao; khuyến khích đưa người lao động đi làm việc tại công trình, dự án, cơ sởsản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trúng thầu, nhận thầu,đầu tư thành lập ở nước ngoài

2.7 Quy trình thực thi chính sách

2.7.1 Tuyên truyền chính sách.

Nội dung: Vận động và giúp cho người lao động hiểu rõ về tầm quan trọng cũngnhư lợi ích kinh tế cho gia đình và toàn xã hội khi tham gia đi ra nước ngoài đểlao động

Đối tượng: Cơ quan chính phủ và Cục Quản lý Lao động, doanh nghiệp tuyểndụng lao động, công ty xuất khẩu lao động, người lao động xuất khẩu

Luật 72/2006/QH11 về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theohợp đồng

Hình thức tuyên truyền: tư vấn, đối thoại cho người lao động tại địa phương.Thông qua báo đài phát thanh, truyền hình, internet, tờ rơi,… tuyên truyền vềchính sách xuất khẩu lao động đưa người lao động ra nước ngoài làm việc

Các cơ quan thực hiện: Bộ LĐ-TB&XH, Bộ tài chính, Bộ y tế, Bộ Giáo dục vàĐào tạo, Bộ Thông tin và Truyền Thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Quản lýLao động ngoài nước, Ủy ban nhân dân các cấp triển khai các hoạt động Việctuyên truyền chính sách xuất khẩu lao động được thực hiện rỗng rãi thông quacác website của Cục quản lý lao động nước ngoài, tổ chức các cuộc đối thoạichính sách trực tiếp, các buổi tọa đàm, chuyên mục…để giới thiệu, tuyên truyềncác nội dung chính sách cho người lao động

2.7.2 Lập kế hoạch.

Trang 18

Kế hoạch về tổ chức điều hành

Kế hoạch cung cấp các nguồn lực

Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện

Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách

Tại Nghị định số 61/1015, NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ quy định vềchính sách hỗ trợ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợpđồng về chi tiết thi hành luật đưa người lao động ra nước ngoài chỉ rõ bộ LĐ-TB&XH chủ trì phối hợp Bộ Ngoại giao, Cục quản lý lao động nước ngoài vàcác Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch phát triển và tổ chức thực hiện chínhsách Trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng Bộ ngành liên quan trong việc

tổ chức, điều hành, cung cấp các nguồn vật lực, thời gian thực hiện cũng nhưtrách nhiệm kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách

2.7.3 Phân bổ, phối hợp thực thi chính sách.

Nhiệm vụ chính của hoạt động này là chuẩn bị về mặt tổ chức cũng như điềukiện vật chất – kỹ thuật để đảm bảo thực hiện tốt chính sách Tại hoạt động này,các cơ quan nhà nước có liên quan sẽ được giao từng nhiệm vụ cụ thể đảm bảohoàn thành các công việc, ra các văn bản hướng dẫn và cuối cùng là tổ chức tậphuấn Bên cạnh đó, các nguồn lực, các nguồn tài chính sẽ được phân bố hợp lícho từng tổ chức thực thi

Với chính sách xuất khẩu lao động, thì Quốc hội thông qua chính sách, chỉ định

Bộ LĐ-TB&XH kết hợp với Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, BộCông an, Bộ Ngoại giao… xây dựng kế hoạch thực thi chính sách Sau khi lấp

kế hoạch triển khai, các bên liên quan sẽ được giao nhiệm vụ riêng Tại đây từng

cơ quan sẽ xây dựng những chương trình hành động cụ thể để đưa chính sáchvào thực tế Nhằm đưa chính sách gần với người dân hơn, các cơ quan này sẽ ranhững hướng dẫn và cụ thể hóa chính sách cho các cấp, các đơn vị và đối tượng

- Chuẩn bị cơ sở vật chất

Chính sách xuất khẩu lao động ngày được mở rộng và nhiều người biết đến.Việc thành lập các quỹ hỗ trợ người lao động ở nước ngoài theo Nghị định144/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ từ tháng 8-2007 mục đích nhằmphát triển và mở rộng thị trường lao động ngoài nước, nâng cao chất lượngnguồn lao động, hỗ trợ giải quyết rủi ro cho người lao động và doanh nghiệp.Điều đó cho thấy đầu tư hỗ trợ người lao động ở nước ngoài rất được chú trọng

- Chuẩn bị tổ chức, phân công, phối hợp thực thi chính sách

• Xây dựng bộ máy thực thi chính sách: Các cơ quan thực thi chính sách gồm

Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Bộ Tài

Trang 19

chính, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền Thông, Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân các cấp, các doanhngiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài….

Xây dựng chương trình hành động: Từng cơ quan của bộ máy thực thi chínhsách sẽ có một chương trình hành động riêng trên cơ sở đồng nhất từ trên xuốngdưới Từ Nghị định số 61/1015, NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ về hỗ trợchính sách xuất khẩu lao động; Nghị định 126/2007/NĐ-CP chi tiết Luật72/2006/QH11 về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợpđồng; Quyết định 19/2007/BLĐTBXH về tổ chức bộ máy hoạt động xuất khẩulao động; Quyết định 18/2007/QĐ-BLĐTBXH về chương trình bồi dưỡng kiếnthức đi xuất khẩu lao động Ví dụ: Chương trình hành động số 213/HDLT-SLĐTBXH-STC-NHCSXH-NHPETROLIMEX thực hiện chính sách hỗ trợngười lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2017 - 2020của tỉnh Đồng Tháp yêu cầu các sở và phòng ban liên quan hỗ trợ và thực hiệnchính sách Trong đó quy định rõ ràng thời gian triển khai, mục tiêu cụ thể, danhmục các việc phải làm

- Ra văn bản hướng dẫn: Chính phủ ban hành, sửa đổi luật và đưa ra các nghịđịnh mới đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn theo luật và nghị định.Thông tư số 9/2016TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15/5/2016 của Bộ LĐTB&XH

và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa người lao động

đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đông quy định tại Nghị định số

61/1015,NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ; TT 21/2007/TT-BLĐTBXH chi tiết luật72/2006/QH11 về người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợpđồng, NĐ 126/2007/NĐ-CP chi tiết Luật 72/2006/QH11 về người lao động ViệtNam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Thông tư liên tịch số11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC về quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ việc làmngoài nước; Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH về tiền môigiới và tiền dịch vụ trong hoạt động xuất khẩu lao động; Thông tư liên tịch số01/2010/TTLT-TATC-BLĐ-VKSTC về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnhXKLĐ

- Tổ chức tập huấn: Công tác tập huấn cho những người tham gia triển khaithực thi chính sách xuất khẩu lao động cho người lao động, các doanh nghiệp và

tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc Nội dung tâp huấn về côngtác tuyên truyền trang bị kiến thức; tập huấn triển khai thực hiện luật và nghịđịnh sửa đổi bổ sung, văn bản hướng dẫn…

2.7.4 Duy trì và điều hành chính sách.

Chính sách xuất khẩu lao động cho người lao động thường được duy trì và điềuchỉnh thường xuyên Đảng và Chính phủ luôn cố gắng tạo lập môi trường thuậntiện cho việc thực thi chính sách để chính sách có thể phát huy được tác dụng

Trang 20

trong môi trường thực tế Đồng thời điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp vớitừng địa phương, từng thời điểm, từng giai đoạn phù hợp với nguyên tắc và quyđịnh của luật.

2.7.5 Theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực thi chính sách.

Căn cứ vào quá trình triển khai thực thi chính sách xuất khẩu lao động chonhững người lao động ở các địa phương, các cơ quan thực thi thường xuyênđánh giá, đôn đốc việc thực thi chính sách ở từng địa phương để kịp thời nắmbắt việc thực thi chính sách

2.8 Công cụ, biện pháp, văn bản chính sách

2.8.1 Công cụ thực thi chính sách

Để cho việc triển khai thực thi chính sách xuất khẩu lao động theo quy định củaLuật 72/2006/QH11 về người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theohợp đồng ngày càng tốt, góp phần đảm bảo thực hiện mục tiêu của Nghị định số61/1015, NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợngười lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì các chủthể thực thi và các địa phương phải thực hiện được một số nội dung chủ yếu sau:

Hoạt động quản lý.

Thứ nhất, chủ động phối hợp với các ngành chức năng tham mưu cho Tỉnh ủy,

UBND tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch, lộ trình phát triển đối tượng chínhsách; các văn bản chỉ đạo việc triển khai thực hiện Luật XKLĐ đồng thời phân

rõ trách nhiệm cho từng ngành chức năng trong việc tổ chức triển kahi thực thichính sách trên địa bàn

Thứ hai, Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về xuất

khẩu lao động.Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về cung cầu và sự biếnđộng cung cầu lao động thế giới; quyết định chính sách, quy hoạch, kế hoạch vềnguồn nhân lực, dạy nghề, phát triển kỹ năng nghề, xây dựng khung trình độnghề quốc gia, phân bố và sử dụng lao động toàn xã hội Quy định danh mụcnhững nghề chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề hoặc có chứng chỉ

kỹ năng nghề quốc gia

Thứ ba, Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động, thống kê, thông

tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, thu nhập của người laođộng trong nước và ngoài nước

Thứ tư, Xây dựng các cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan hệ lao động hài

hòa, ổn định và tiến bộ

Thứ năm, Phát triển dịch vụ đưa người lao động ra nước ngoài làm việc, tổ chức

đào tạo lại đội ngũ lao động hiện có, phổ cập nghề nghiệp cho lao động xã hội,

Trang 21

trước hết là cho thanh niên, nhằm hình thành đội ngũ lao động có số lượng cơcấu và chất lượng phù hợp với cơ cấu của hệ thống kinh tế và yêu cầu của thịtrường lao động thế giới Phát huy vai trò của trung tâm xúc tiến việc làm trongviệc làm môi giới giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Thứ sáu, Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp

luật về việc đưa người lao động ra nước ngoài làm việc; giải quyết tranh chấplao động theo quy định của pháp luật

Công cụ quản lý

a Quy định hành chính

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi quốc tế

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thựchiện quản lý nhà nước về lao động ở nước ngoài

Phối hợp chặt chẽ với các Bộ Tài Chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch

và đầu tư,… cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cótrách nhiệm thực hiện và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộitrong quản lý nhà nước về lao động ở nước ngoài thông qua các công cụ nhưcông cụ kỹ thuật quản lý, công cụ giám sát

Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về lao động nước ngoàitrong phạm vi địa phương mình

Một số quy định hành chính cụ thể về Luật 72/2006/QH11 về người lao độngViệt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

- Nghị định số 61/1015, NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ quy định vềchính sách hỗ trợ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợpđồng

- Nghị định số126/2007/NĐ-CP chi tiết Luật 72/2006/QH11 về người laođộng Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

- Quyết định số 19/2007/BLĐTBXH về tổ chức bộ máy hoạt động xuất khẩulao động

- Quyết định số 18/2007/QĐ-BLĐTBXH về chương trình bồi dưỡng kiếnthức đi xuất khẩu lao động

- Quyết định số 61/2008/QĐ-BLĐTBXH về mức tiền môi giới mà người laođộng hoàn trả cho doanh nghiệp tại một số thị trường

- Quyết định số 630/QĐ-LĐTBXH về việc quy định tạm thời đơn giá đào tạonghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cho người lao động thuộc các huyện

Trang 22

nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo chính sách tại quyết định số TTG của Thủ tướng

71/2009/QĐ Nghi định số 95/2013/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực lao động,bảo hiểm, xuất khẩu lao động

Công cụ xã hội hóa

Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của ViệtNam, xét từ chuyển đổi vai trò chức năng của Nhà nước, đang diễn ra không chỉvới sự tách biệt dần giữa vai trò quản lý của Nhà nước với vai trò kinh tế củadoanh nghiệp mà còn thể hiện ở quá trình xã hội hóa Chức năng xã hội hóa làmột công cụ được Nhà nước chú trọng và sử dụng rộng rãi, sẽ cần sự tham giasâu rộng của xã hội nhất là trong việc thực hiện các chính sách đối với người laođộng nhập cư hay người lao động ở nước ngoài Hiện nay cùng với sự phát triểntoàn diện của thị trường thì thị trường đưa người lao động ra nước ngoài đang cósức hút vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp tư nhân Theo số liệu mới nhấtđược ghi nhận là có 207 công ty cổ phần và 55 công ty TNHH tham gia đào tạo

và đưa người lao động ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng Hơn nữa, để giảmthiểu tốt nhất việc đào tạo không hiệu quả và tình trạng xuất khẩu lao độngkhông qua sự quản lý của nhà nước thì hình thức hợp tác công tư PPP giữa nhànước và tư nhân đang bước đầu được thực hiện hiệu quả: Tư nhân trực tiếp mởlớp đào tạo, dạy nghề cho lao động có mong muốn đi lao động ở nước ngoài vớimôi trường, chất lượng đào tạp tốt nhất, sau đó nhà nước sẽ đưa những ngườilao động đã được đào tạo đi lao động ở nước ngoài với những chi phí thấp, hiệuquả cao Hiện nay hình thức này đang được thí điểm thực hiện tại các tỉnh Nam

Bộ với nhiều triển vọng tích cực và được giám sát rất chặt chẽ từ các bên Bộ,ban ngành liên quan

Công cụ thị trường

Công cụ thị trường được thực hiện rất hiệu quả trong chính sách xuất khẩu laođộng với tư nhân hóa, hợp đồng thuê ngoài là các công cụ tận dụng tối đa nguồnlực của khu vực tư nhân để họ thực hiện các chức năng, hoạt động mà trước đây

do Nhà nước kiểm soát và quản lý cần có các nguồn lực lớn trong việc thực thicác chính sách đối với người lao động ở nước ngoài Qua đó, nâng cao chấtlượng cung cấp các dịch vụ tìm việc làm cho những người lao động tham gia laođộng ở nước ngoài Ví dụ: Nhà nước sẽ hợp đồng với các doanh nghiệp để xâydựng các trung tâm đào tạo nghề, hướng dẫn đưa người lao động đi ra nướcngoài lao động nâng cao chất lượng sống, nâng cao tay nghề

a Hệ thống kế hoạch

Trang 23

Thứ nhất, “nâng cấp” và thống nhất cao về quan điểm, nhận thức chung của các

các nhà hoạch định chinh sách cũng như của bản thân người lao động là phảithực sự coi chính sách xuất khẩu lao động không chỉ là dạng chính sách an sinh

xã hội, mà cần là một bộ phận hợp thành, có vai trò quan trọng và ngày càngtích cực, năng động nhất trong tổng thể chính sách kinh tế vĩ mô

Thứ hai, có sự gắn kết chính sách xuất khẩu lao động với chính quá trình và kế

hoạch tổng thể về tái cấu trúc kinh tế theo hướng hiện đại và phát triển bềnvững

Thứ ba, quy định và thực thi linh hoạt các công cụ kinh tế phù hợp nhằm bảo vệ

quyền lợi người lao động, bảo đảm hiệu lực và hiệu quả chính sách xuất khẩulao động trên thực tế Để thực hiện mục tiêu của chính sách xuất khẩu lao độngcần có sự phối hợp đồng bộ các giải pháp, các cấp, ngành và địa phương có liênquan, trong đó có các công cụ chính sách kinh tế, như tài chính-tín dụng và đầu

tư, các ưu đãi và trợ cấp kinh tế khác được thiết kế phù hợp thực tế và minhbạch, tránh hình thức và gây khó hay lạm dụng trong thực hiện

Thứ tư, chính sách xuất khẩu lao động đáp ứng được yêu cầu phát triển bền

vững

b Huy động nguồn lực:

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷban nhân dân cấp tỉnh) xây dựng chương trình đưa người lao động đi làm việc ởnước ngoài ở địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định

Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và doanh nghiệpđưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình có trách nhiệm tham gia thực hiện chương trình việc làm

Ngoài ra, truyền thông – dư luận cũng công cụ hữu ích thực thi chính

2.8.2 Biện pháp thực thi chính sách

Biện pháp hành chính.

Trong quá trình thực thi chính sách đối với người lao động, các cơ quan quản lýchính sách sẽ tác động các cá nhân, tổ chức có liên quan đến chính sách củamình bằng cách quy định nghĩa vụ của họ qua mệnh lệnh dựa trên quyền lực củanhà nước Đồng thời có quyền kiểm tra việc thực hiện các mệnh lệnh đó và cóquyền áp dụng các hình thức kỷ luật theo Nghị định số 95/2013/NĐ-CP có hiệu

lệnh của mình không được chấp hành

Ngày đăng: 25/05/2018, 01:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w