1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chiến lược marketing thị trường dịch vụ chuyển phát VNPost

8 1,3K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 77,5 KB

Nội dung

Phân tích chiến lược Marketing thị trường dịch vụ chuyển phátVNPost Trong thời gian qua, thị trường bưu chính đã có sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp, tổ chức chuyển phát nhanh

Trang 1

Phân tích chiến lược Marketing thị trường dịch vụ chuyển phát

VNPost

Trong thời gian qua, thị trường bưu chính đã có sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp, tổ chức chuyển phát nhanh tài liệu, hàng hoá, các hãng tư nhân trong và ngoài nước

Các chủ thể tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ chuyển phát đang cùng hoạt động trong thị trường Việt Nam ngoài VNPost còn có các doanh nghiệp là Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post), Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài gòn (SPT), Công ty cổ phần Hợp Nhất Việt Nam (Hợp Nhất), Công

ty cổ phần chuyển phát nhanh hàng không Đông Nam Á (Asean)… và hơn 20 hãng chuyển phát nhanh quốc tế thuộc các tập đoàn đa quốc gia như DHL, FedEx, TNT, UPS…

Trong bài này sẽ phân tích và so sánh chiến lược marketing về dịch vụ

chuyển phát nhanh của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam với Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài gòn và Tập đoàn Hợp Nhất Việt Nam

I Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost).

1 Giới thiệu về Tổng công ty

Ngày 26/12, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN (VNPT) đã làm lễ ra mắt Tổng Cty Bưu chính VN sau một thời gian chuẩn bị và thực hiện chia tách bưu chính viễn thông trên địa bàn các tỉnh, TP Theo đó, từ ngày 1/1/2008, Tổng Cty Bưu chính Việt Nam sẽ chính thức đi vào hoạt động Các Bưu điện tỉnh, thành phố

sẽ hoạt động theo mô hình mới, tách thành 2 đơn vị: Bưu điện tỉnh, thành phố mới trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, có chức năng quản lý mạng lưới bưu chính và kinh doanh các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí và thực hiện nhiệm

vụ công ích

Trang 2

Chức năng, nhiệm vụ:

- Thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng Bưu chính công cộng theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để kinh doanh các dịch vụ trong và ngoài nước

- Cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích theo quy hoạch, kế hoạch phát triển bưu chính của nhà nước và những nhiệm vụ công ích khác theo yêu cầu của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Sử dụng mạng bưu chính công cộng để kinh doanh các dịch vụ bưu chính, tài chính, phát hành báo chí và các dịch vụ khác theo yêu cầu của pháp luật

- Tư vấn, nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực bưu chính

Sản phẩm và dịch vụ

- Bưu chính chuyển phát:

+ Dịch vụ chuyển phát nhanh EMS

+ Dịch vụ phát trong ngày PTN

+ Bưu phẩm, Bưu kiện

- Tài chính Bưu chính:

+ Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện

+ Dịch vụ Tài khoản Tiết kiệm Cá nhân

+ Dịch vụ chuyển tiền điện tử Quốc tế

+ Dịch vụ Bảo hiểm Nhân thọ

+ Các dịch vụ gia tăng giá trị

- Dịch vụ bán lẻ: Cung cấp các sản phẩm như: bán lẻ báo chí, tem thư, thẻ điện thoại, thiết bị đầu cuối…

Trang 3

- Dịch vụ hậu cần bưu chính:

+ Dịch vụ phát hàng thu tiền

+ Dịch vụ Datapost

+ Dịch vụ Bưu phẩm không địa chỉ

+ Dịch vụ Bưu chính ủy thác

- Dịch vụ phát hành báo chí trong nước

- Cước dịch vụ bưu chính

2 Chiến lược Marketing của Công ty

2.1 Chiến lược sản phẩm

Duy trì các sản phẩm dịch vụ hiện có: Chuyển phát nhanh, dịch vụ bưu kiện, dịch vụ ghi số, dịch vụ công ích (tem)

Phát triển thêm một số dịch vụ gia tăng bổ trợ như dịch vụ phát hẹn giờ, dịch

vụ phát trong ngày, dịch vụ phát hàng thu tiền

2.2 Chiến lược giá

Với quy mô rộng khắp cả nước, nhân sự đông, nhiều cấp quản lý trung gian nên chi phí cấu thành giá chiếm tỉ trọng cao Giá kém linh hoạt

2.3 Chiến lược phân phối

Mạng lưới Bưu cục và các điểm phục vụ của VNPT gồm:

- Bưu cục cấp 1

- Bưu cục cấp 2

- Bưu cục cấp 3

- Điểm Bưu điện - Văn hóa xã

Ngoài các kênh phân phối trực tiếp là hệ thống các bưu cục, công ty có chính sách mở rộng hệ thống đại lý, kiot và thùng thư

2.4 Chiến lược xúc tiến

- Quảng cáo trên truyền hình, báo chí

- Tận dụng mối quan hệ khách hàng của VNPT

Trang 4

- Tài trợ các chương trình, sự kiện

II Phân tích chiến lược marketing của 2 đối thủ cạnh

1 Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài gòn (SPT)

1.1 Giới thiệu về công ty

Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) thành lập theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 7093/ĐMDN ngày 8/12/1995 với số vốn điều lệ 50 tỷ đồng Công ty chính thức được UBND TP.Hồ Chí Minh cấp giấy phép thành lập số 2914/GP.UB ngày 27/12/1995 SPT gồm 6 thành viên sáng lập là các công ty có kinh nghiệm hoạt động kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau

Với tổng doanh thu bình quận khoảng 1000 tỉ /năm, SPT đã và đang đóng góp khá tốt cho ngân sách thành phố SPT đang từng bước mở rộng mạng lưới cung cấp các loại hình dịch vụ tại 64 tỉnh thành trong cả nước kể cả chuẩn bị đầu tư

ra nước ngoài

Với sự góp mặt của SPT, thị trường bưu chính - viễn thông Việt Nam đã trở nên đa dạng và phong phú hơn, tạo ra bước đột phá trong chủ trương xóa bỏ cơ chế độc quyền công ty, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, góp phần thúc đẩy Ngành và nền kinh tế cả nước nói chung Hiện SPT đã được cấp gần như đầy

đủ các giấy phép chủ chốt của Ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam

1.2 Chiến lược Marketing

1.2.1 Chiến lược về sản phẩm

Chuyển phát hàng hóa không hạn chế trọng lượng cũng như kích cỡ, nhận chuyển phát tận nơi, thu cước tận nhà

Tập trung vào phân khúc thị trường là các doanh nghiệp khu công nghiệp, khu dân cư mới, các văn phòng, cao ốc…

1.2.2 Chiến lược về giá

Chính sách giá cước linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng

Trang 5

1.2.3 Chiến lược về phân phối

Với mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc, đảm bảo các chỉ tiêu thời gian chuyển phát hàng hóa SPT từng bước đầu tư mở rộng mạng lưới phục vụ ra các tỉnh, thành trọng điểm trong cả nước, triển khai hệ thống kho vận liên hoàn và mở rộng liên kết với các nhà chuyển phát quốc tế

1.2.4 Chiến lược xúc tiến bán hàng

Tiếp thị trực tiếp đối với khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ

Tiếp thị qua các kênh truyền thông: Truyền hình, báo trí

2 Tập đoàn Hợp Nhất Việt Nam (HNC)

2.1 Giới thiệu về công ty

Tập đoàn Hợp Nhất Việt Nam (HNC) ra đời từ 2001, với mô hình Công ty tư nhân và chuyển sang hoạt động dưới hình thức Cổ phần, với sự góp vốn của các cổ đông

Từ khi ra đời, với hệ thống vận hành đơn giản và mạng lưới tập trung ở một

số khu vực trung tâm, đến nay, sau gần 10 thành lập và 5 năm phát triển, hệ thống HNC đã xây dựng mạng lưới phủ rộng khắp 63/63 tỉnh, thành phố trong nước, với hơn 150 trung tâm giao dịch, số lượng nhân sự đạt trên 1000 nhân viên, phát triển mạng lưới Quốc tế, với lợi thế là các đường bay chuyên tuyến đi các nước Châu Á với chất lượng cao, thời gian nhanh và chi phí cạnh tranh Đồng thời, HNC phát triển dịch vụ bán VPP trên mạng lưới chuyển phát

Từ 1/2010, tập đoàn Hợp Nhất Việt nam chính thức được thành lập, mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển theo hệ thống và chuyên nghiệp

2.2 Chiến lược Marketing

2.2.1 Chiến lược về sản phẩm

Tập trung vào phân khúc thị trường là các doanh nghiệp nhỏ, các tiểu thươngdoanh nghiệp khu công nghiệp, khu dân cư mới, các văn phòng, cao ốc…

2.2.2 Chiến lược về giá

Trang 6

Hiện nay Hợp Nhất có mức giá thấp hơn so với các doanh nghiệp khác Chính sách giá cước thấp, linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng

2.2.3 Chiến lược về phân phối

HNC có hệ thống các trung tâm giao dich: Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam, Miền Tây

HNC có hệ thống các văn phòng tại: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ

Hợp Nhất tận dụng các công ty vận tải hoặc các công ty xe khách liên tỉnh, thậm chí thành lập các tuyến chuyển chính như Hà Nội - TP.HCM, Hà Nội - Hải Phòng và một vài tuyến khác để tham gia dịch vụ chuyển phát

2.2.4 Chiến lược xúc tiến bán hàng

Hoạt động quảng cáo, khuyến mãi chưa bài bản, chủ yếu thực hiện tiếp thị trực tiếp đối với khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ

3 So sánh chiến lược Marketing của 3 công ty

1 Chiến lược về

sản phẩm

- Duy trì các sản phẩm dịch vụ hiện có

- Phát triển thêm một số dịch vụ gia tăng bổ trợ

- Không hạn chế trọng lượng cũng như kích cỡ, nhận chuyển phát tận nơi, thu cước tận nhà

- Tập trung vào phân khúc thị trường là các doanh nghiệp khu

Tập trung vào phân khúc thị trường là các doanh nghiệp nhỏ, các tiểu thươngdoanh

nghiệp khu công nghiệp, khu dân cư mới, các văn phòng, cao ốc…

Trang 7

công nghiệp, khu dân cư mới, các văn phòng, cao ốc…

2 Chiến lược về

giá

Chi phí cấu thành giá chiếm tỉ trọng cao Giá kém linh hoạt

Chính sách giá cước linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng

Giá cước thấp, linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng

3 Chiến lược về

phân phối

- Mạng lưới Bưu cục và các điểm phục vụ của VNPT gồm:

+ Bưu cục cấp 1 + Bưu cục cấp 2 + Bưu cục cấp 3 + Điểm Bưu điện -Văn hóa xã

- Ngoài các kênh phân phối trực tiếp

là hệ thống các bưu cục, công ty

có chính sách mở rộng hệ thống đại

lý, kiot và thùng thư

Có hệ thống kho vận liên hoàn và

mở rộng liên kết với các nhà chuyển phát quốc tế

- Có hệ thống các trung tâm giao dich: Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam, Miền Tây

- Có hệ thống các văn phòng tại: Hà Nội, Đà Nẵng, TP

Hồ Chí Minh, Cần Thơ

4 Chiến lược xúc

tiến bán hàng

- Quảng cáo trên truyền hình, báo chí

- Tận dụng mối

- Tiếp thị trực tiếp đối với khách hàng

sử dụng sản phẩm dịch vụ

Chưa bài bản, chủ yếu thực hiện tiếp thị trực tiếp đối với

Trang 8

quan hệ khách hàng của VNPT

- Tài trợ các chương trình, sự kiện

- Tiếp thị qua các kênh truyền thông:

Truyền hình, báo trí

khách hàng

III Kết luận

Qua sự phân tích về môi trường ngành cũng như chiến lược cạnh tranh của các đối thủ lớn nhất trong ngành ở trên, chúng ta thấy rằng để đảm bảo sự thành công trong dài hạn trong môi trường kinh doanh luôn biến đổi như hiện nay, các doanh nghiệp cần thiết phải tạo dựng được cho mình những năng lực cạnh tranh cốt lõi, những năng lực mà các đối thủ không có hoặc rất khó để có được, từ đó xây dựng được chiến lược kinh doanh dựa trên lợi thế từ năng lực cạnh tranh cốt lõi đem lại

Ngày đăng: 24/05/2018, 16:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w