50 Kết quả điều tra sinh trưởng về đường kính của rừng trồng Keo lai theo ba công thức mật độ được tổng hợp tại bảng 4.10, và hình 4.10, kết quả tính toán chi tiết theo phụ lục 2.. Tron
Trang 1HỒ THỊ HUỆ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA CÁC DÒNG
KEO LAI (Acacia auriculiformis x Acacia mangium ) TRỒNG TẠI
BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ XUÂN LỘC
LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP
Đồng Nai, 2016
Trang 2HỒ THỊ HUỆ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA CÁC DÒNG
KEO LAI (Acacia auriculiformis x Acacia mangium ) TRỒNG TẠI
BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ XUÂN LỘC
Trang 3Lâm nghiệp, đến nay khóa học đã kết thúc
Được sự cho phép của Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp, tôi
đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các dòng Keo lai (Acacia auriculiformis x Acacia mangium) trồng tại Ban quản lý rừng phòng
hộ Xuân Lộc” làm đề tài luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp của mình
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Trần Quang Bảo, sự quan tâm của cán bộ Ban Khoa học công nghệ, giáo viên, Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp; cán bộ công nhân viên Ban QLRPH Xuân Lộc, các bạn bè đồng nghiệp
Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Trần Quang Bảo, Ban giám hiệu nhà trường, cán bộ Ban Khoa học công nghệ, các thầy cô giáo là giảng viên trực tiếp truyền thụ kiến thức trong suốt khóa học tại Cơ sở 2- trường Đại học Lâm nghiệp, cán
bộ, nhân viên Ban QLRPH Xuân Lộc, các bạn bè đồng nghiệp
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi, không sao chép của ai Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Các tài liệu tham khảo có nguồn trích dẫn rõ ràng
Đồng Nai, ngày tháng năm 2016
Tác giả
Hồ Thị Huệ
Trang 4Danh mục các bảng Trang Bảng 3.1: Diện tích các loại đất của Ban QLRPH Xuân Lộc 29
Bảng 3.2: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của BQLRPH Xuân Lộc 32
Bảng 4.1 Tỷ lệ sống của 6 dòng Keo lai trồng tại Ban QLRPH Xuân Lộc
Bảng 4.2: Tỷ lệ cây hai thân của các dòng Keo lai tại tuổi 4 37
Bảng 4.3: Phẩm chất 6 dòng Keo lai tuổi 4 trồng tại BQLRPH Xuân Lộc 38
Bảng 4.4 Sinh trưởng về đường kính của 6 dòng Keo lai từ tuổi 1 đến tuổi 4 40
Bảng 4.5: Sinh trưởng về chiều cao của 6 dòng Keo lai từ tuổi 1 đến tuổi 4 42
Bảng 4.6 trữ lượng của rừng trồng Keo lai tuổi 4 tại Ban QLRPH XL 44
Bảng 4.7: Tỷ lệ sống của Keo lai trồng ở ba công thức mật độ 46
Bảng 4.8: Kết quả điều tra tỷ lệ cây đa thân ở ba công thức mật độ 48
Bảng 4.9: Kết quả đánh giá phẩm chất cây trồng ở ba công thức mật độ 48
Bảng 4.10: Sinh trưởng về đường kính của rừng trồng Keo lai theo ba
Bảng 4.11: Sinh trưởng về chiều cao của rừng trồng Keo lai theo ba công
Bảng 4.12 trữ lượng của rừng trồng Keo lai theo ba công thức mật độ
Bảng 4.13: Tổng hợp chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính và chiều cao
Bảng 4.14: Bảng dự đoán thể tích của Keo lai 6 tuổi 57
Bảng 4.15: Bảng dự đoán trữ lượng rừng trồng Keo lai tuổi 6 57
Bảng 4.16: Tổng hợp chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính và chiều cao
của rừng Keo lai 6 tuổi trồng theo ba công thức mật độ khác nhau tại Ban
QLRPH Xuân Lộc
57
Bảng 4.17: Bảng dự đoán thể tích Keo lai 6 tuổi 58
Bảng 4.18 Bảng Dự đoán trữ lƣợng rừng trồng Keo lai 6 tuổi 58
Bảng 4.19: Tổng hợp các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của rừng trồng
Bảng 4.20: Tổng hợp các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của rừng trồng keo
Trang 5Danh mục các hình Trang Hình 3.1 Bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp Ban QLRPH
Hình 4.1 Biểu đồ tỷ lệ sống của 6 dòng Keo lai trồng tại Ban
Hình 4.2: Biểu đồ tỷ lệ cây hai thân của 6 dòng Keo lai tuổi 4
trồng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc 37
Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ phẩm chất cây trồng 6 dòng Keo lai 38
Hình 4.4: Biểu đồ sinh trưởng về đường kính của các dòng Keo lai
Hình 4.8: Tỷ lệ cây hai thân ở các công thức mật độ tại tuổi 4 48
Hình 4.9:Biểu đồ tỷ lệ phẩm chất cây trồng ở ba công thức mật độ 49
Hình 4.10: Biểu đồ sinh trưởng về đường kính rừng trồng Keo lai
ở ba công thức mật độ từ tuổi 1 đến tuổi 4 50
Hình 4.11: Biểu đồ Sinh trưởng về chiều cao của rừng trồng Keo
lai theo ba công thức mật độ tại Ban QLRPH Xuân Lộc 52
Hình 4.12: Biểu đồ trữ lượng rừng trồng Keo lai theo ba công thức
Trang 6Sig Xác suất (mức ý nghĩa) của tiêu chuẩn kiểm tra
[1] Số hiệu tài liệu trích dẫn trong danh sách tài liệu tham khảo
M (m3/ha) Trữ lượng trên ha
Trang 7Lời cảm ơn i
Danh sách các bảng ii
Danh sách các hình iii
Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt iv
Đặt vấn đề 1
Chương 1 4
Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4
1.1 Thông tin chung về cây keo lai 4
1.2 Các dòng Keo lai trong nghiên cứu 5
1.3 Kết quả nghiên cứu liên quan đến khả năng sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo lai 6
1.3.1 Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống Keo lai ảnh hưởng đến năng suất rừng trồng 6
1.3.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới 6
1.3.1.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam 8
1.3.2 Những nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất rừng trồng 10
1.3.2.1 Những nghiên cứu trên thế giới 10
1.3.2.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam 11
1.3.3 Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất rừng trồng 13
1.3.3.1 Những nghiên cứu trên thế giới 13
1.3.3.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam 14
Chương 2 18
Mục tiêu, nội dung, giới hạn và phương pháp nghiên cứu 18
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 18
2.2 Nội dung nghiên cứu 18
2.3 Giới hạn nghiên cứu……… 18
2.4 Phương pháp nghiên cứu 19
2.4.1 Quan điểm và phương pháp luận 19
2.4.2 Phương pháp kế thừa tài liệu có liên quan 20
2.4.3 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 20
2.4.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 20
2.4.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 22
2.4.3.3 phương pháp xử lý số liệu……… 23
2.4.3.4 Dự đoán trữ lượng ở cuối chu k kinh doanh……….23
2.4.3.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai 24
Chương 3……… 26
Đặc điểm khu vực nghiên cứu 27
3.1 Vị trí địa lý – kinh tế 27
Trang 83.3.1 Về phân loại đất 29
3.3.2 Đặc điểm 31
3.4 Tài nguyên nước 31
3.5 Tài nguyên rừng 33
Chương 4 35
Kết quả nghiên cứu và thảo luận 35
4.1 Đặc điểm sinh trưởng của 6 dòng Keo lai 35
4.1.1 Tỷ lệ sống của các dòng Keo lai trồng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc 35
4.1.2 Tỷ lệ cây 2 thân và phẩm chất cây trồng các dòng Keo lai tại tuổi 4 37
4.1.3 Tình hình sinh trưởng của 6 dòng Keo lai trồng tại Ban QLRPHXL 40
4.1.3.1 Sinh trưởng về đường kính của 6 dòng Keo lai từ tuổi 1 đến tuổi 4 40 4.1.3.2 Sinh trưởng về chiều cao của 6 dòng Keo lai 43
4.1.3.3 Trữ lượng của rừng trồng các dòng Keo lai tuổi 4 tại Ban QLRPH Xuân Lộc 45
4.2 Đặc điểm sinh trưởng của rừng trồng Keo lai theo 3 công thức mật độ khác nhau 47
4.2.1 Tỷ lệ sống của rừng trồng keo lai ở ba công thức mật độ khác nhau 47
4.2.2 Tỷ lệ cây hai thân và phẩm chất cây trồng ở ba công thức mật độ 48
4.2.3 Tình hình sinh trưởng của rừng trồng Keo lai theo ba công thức mật độ khác nhau 50
4.2.3.1 Sinh trưởng về đường kính của rừng trồng Keo lai theo ba công thức mật độ 50
Kết quả điều tra sinh trưởng về đường kính của rừng trồng Keo lai theo ba công thức mật độ được tổng hợp tại bảng 4.10, và hình 4.10, kết quả tính toán chi tiết theo phụ lục 2 50
4.2.3.2 Sinh trưởng về chiều cao của rừng trồng Keo lai theo ba công thức mật độ khác nhau từ tuổi 1 đến tuổi 4 tại Ban QLRPH Xuân Lộc 52
4.2.3.3 Trữ lượng của rừng trồng Keo lai 4 tuổi ở ba công thức mật độ tại Ban QLRPH Xuân Lộc 54
4.3 Dự đoán trữ lượng rừng trồng Keo lai cuối chu k kinh doanh 56
4.3.1 Dự đoán trữ lượng rừng trồng các dòng Keo lai ở tuổi 6 56
4.3.2 Dự đoán trữ lượng rừng trồng Keo lai 6 tuổi trồng theo ba công thức mật độ khác nhau 58
4.3.3 Ước tính hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc 59
4.4 Đề xuất giải pháp nh m nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng trồng tại Ban QLRPH Xuân Lộc 61
4.4.1 Giải pháp kỹ thuật 61
4.4.2 Giải pháp về vốn đầu tư trong sản xuất kinh doanh rừng trồng 62
4.4.3 Giải pháp liên kết chuỗi trong sản xuất kinh doanh rừng trồng 62
Kết luận tồn tại và kiến nghị 64
1 Kết luận 64
Trang 9Phụ lục 1 71
Hình ảnh rừng trồng Keo lai tuổi 4 71
Phụ lục 2 81
Kết quả xử lý số liệu 81
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng Nai là tỉnh công nghiệp n m trong khu vực kinh tế trọng điểm các tỉnh phía nam, tuy nhiên công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm Nhận định được những hậu quả từ việc mất rừng, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên sớm nhất trong cả nước, năm 1997 Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định đóng cửa tất cả các loại rừng tự nhiên trong tỉnh (Quyết định số 631/QĐ.UBT ngày 24/02/1997), đồng thời là một trong ít địa phương còn giữ được diện tích rừng
tự nhiên 119.950 ha trong tổng số 177.940 ha đất có rừng Đây là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia và của địa phương, là tiềm năng và cơ hội để phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững trong tương lai
Để đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy, ván nhân tạo, gỗ xẻ công nghiệp và đóng đồ gia dụng khi rừng tự nhiên đang đóng cửa thì việc đầu tư phát triển rừng trồng sản xuất với những loài cây mọc nhanh là rất cần thiết
Trong số những loài cây mọc nhanh phục vụ trồng rừng sản xuất thì Keo lai là loài có nhiều triển vọng, với ưu thế là khả năng thích nghi cao, sinh trưởng nhanh và cải tạo đất tốt, đặc biệt trên đất trống, đồi núi trọc, đất thoái hóa, c n cỗi và nghèo dinh dưỡng nên Keo lai là một trong những loài đang được chọn làm cây trồng rừng chính ở Việt Nam với quy mô lớn (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003)[18] Đến nay các loài keo được đánh giá là nhóm loài có hiệu quả kinh tế cao, chu k kinh doanh ngắn, có thị trường rộng và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng, đặc biệt là đối với người dân các tỉnh miền núi
Để đạt được năng suất và chất lượng cao trong sản xuất kinh doanh rừng thì giống là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng rừng trồng ở mỗi quốc gia Vì giống là yếu tố sinh
Trang 12học có tính quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm, là tiền đề để phát huy các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến khác trong chu k sản xuất Sử dụng giống tốt là một biện pháp thâm canh mũi nhọn làm tăng sản lượng, chất lượng và hiệu quả của trồng rừng nhất là đối với trồng rừng sản xuất Trong những năm qua với sự đầu tư của Nhà nước và nỗ lực của các nhà nghiên cứu khoa học về giống cây lâm nghiệp, nhiều giống mới có năng suất và chất lượng cao đã được chọn tạo để thay thế cho các giống cũ có năng suất và chất lượng thấp
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận nhiều giống keo có năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, góp phần rất lớn trong việc nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng sản xuất ở nước ta Tuy nhiên mới chỉ có một số giống là được đưa vào trồng đại trà như các dòng Keo lai BV10, BV16, BV32, BV33 (Nguyễn Xuân Quát, 2013)[21], các dòng Keo lai AH1, AH7, các dòng Keo lá tràm AA1 và AA9 (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2010)[19] Năm 2005, Keo lai đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất Năng suất, chất lượng rừng trồng ngoài việc phụ thuộc vào chất lượng giống thì việc lựa chọn mật độ trồng thích hợp cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng rừng trồng
Ban QLRPH Xuân Lộc là một trong những đơn vị có diện tích rừng trồng sản xuất lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, với gần bốn ngàn hecta rừng trồng sản xuất thuần loài Keo lai và sáu ngàn hecta rừng trồng phòng hộ, trong đó có trồng xen cây Keo lai là cây phù trợ Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung và Ban QLRPH Xuân Lộc nói riêng chỉ sử dụng dòng
BV để trồng rừng sản xuất, trên thị trường xuất hiện nhiều dòng Keo lai khác nhau nhưng năng suất của các dòng đối với đơn vị sản xuất cụ thể như Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc thì chưa được khẳng định Mặt khác lựa
Trang 13chọn mật độ trồng nào thích hợp với điều kiện sản xuất của đơn vị thì cũng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để trả lời câu hỏi trên
Để có được những đánh giá b ng định lượng cụ thể và đồng thời là cơ
sở khoa học cho việc lựa chọn dòng Keo lai và mật độ trồng rừng thích hợp
để phát triển rừng trồng sản xuất trong thời gian tiếp theo, đề tài “Nghiên cứu
đặc điểm sinh trưởng của các dòng Keo lai (Acacia auriculiformis x Acacia
mangium ) trồng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc” sẽ được thực
hiện
Trang 14Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Thông tin chung về cây keo lai
Keo lai là giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm (Acacia mangium và Acacia auriculiformis) Keo lai tự nhiên được Messrs Herburn và
Shim phát hiện lần đầu vào năm 1972 thuộc bang Sabah, Malaysia Đến năm
1978 mới được Sedgley M.Harbard J et al (1992) [36] xác định là giống keo lai Nghiên cứu của Rufelds (1987) [34] thấy r ng tại miền Bắc Sabah keo lai
đã xuất hiện tại rừng Keo lá tràm với mật độ từ 3 – 4 cây/ha, còn Wong thấy
r ng keo lai có thể xuất hiện ở tỷ lệ 1/500 Keo lai tự nhiên cũng được phát hiện ở vùng Balamuk và Old Tonda của Papua New Guinea và sau đó cũng được phát hiện ở Thái Lan (Kijkar, 1992), tại trụ sở của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng ASEAN Canada ở Muak – Lek, Saraburi – Thái Lan Keo lai tự nhiên cũng được tìm thấy ở Đài Loan và Quảng Châu – Trung Quốc, tuy nhiên cả hai đều được phát hiện trên những diện tích được gây trồng rất ít
Ở Việt Nam, Keo lai được Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phát hiện lần đầu tiên tại Hà Tây (cũ) hiện nay là Hà Nội, tiếp sau là ở Đồng Nai Trung tâm đã có những nghiên cứu về giống đầu tiên, từ nghiên cứu của Lê Đình Khả và cộng sự (1993) [11], các giống lai này đã xuất hiện trong rừng trồng Keo tai tượng được lấy giống từ các khảo nghiệm Keo tai tượng trồng cạnh rừng trồng Keo lá tràm, vì
thế có thể biết bố là Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) và mẹ là Keo tai tượng (A mangium), ngoài ra giống lai này còn có một cách đặt tên khác là Acacia× manriculiformis…
Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của keo lai ở Việt Nam có nhiều tác giả đề cập đến, người tiên phong trong nghiên cứu là Lê Đình Khả và cộng sự (1997) [12], nghiên cứu về đặc điểm chính của cây keo lai đời thứ
Trang 15nhất (F1) và tính phân ly, thoái hóa của chúng trong đời thứ 2 (F2) đã đánh giá cây lai đời F1 có hình thái trung gian giữa bố, mẹ và có ưu điểm nổi bật là có
ưu thế lai hết sức rõ rệt về sinh trưởng
Nguyễn Trọng Bình (2003) [1] đã tiến hành lập biểu sinh trưởng và sản lượng tạm thời cho rừng Keo lai trồng thuần loài ở một số vùng trong cả nước Kết quả cho thấy, tại các cấp đất Keo lai đều có tăng trưởng bình quân đạt cực đại ở tuổi 7 và 8 so với bố mẹ
Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của Keo lai và tuổi thành thục công nghệ rừng trồng keo lai ở vùng Đông Nam Bộ của Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2005) [23] cho thấy sau 5 năm tuổi keo lai sinh trưởng nhanh, tăng trưởng bình quân về đường kính đạt từ 2,38 – 2,52cm/ năm và chiều cao đạt
từ 3,14 – 3,56m/ năm, năng suất bình quân đạt từ 27 – 36m3/ha/năm
1.2 Các dòng Keo lai trong nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là 6 dòng keo lai tự nhiên gồm: AH1, AH7, BV32, BV33, KL2, KL20 cụ thể:
Dòng AH1, AH7 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống tiến bộ kỹ thuật năm 2007 của nhóm tác giả Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Văn Chiến, Phạm Quang Thu Các dòng này có những đặc điểm ưu việt như chống chịu sâu bệnh tốt, không bị bệnh phấn hồng; sinh trưởng nhanh trên đất phù sa cổ ở Bầu Bàng (Bình Dương), năng suất đạt 30m3/ha/năm sau 52 tháng tuổi (đối với dòng AH1), năng suất đạt 34,9m3/ha/năm sau 52 tháng tuổi (đối với dòng AH7) Vùng áp dụng trồng là vùng Đông Nam Bộ
Dòng KL2 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống tiến bộ kỹ thuật năm 2004 của tác giả Hu nh Đức Nhân và cộng sự Dòng này có những đặc điểm ưu việt như chống chịu sâu bệnh tốt, chất lượng
gỗ tốt, ít cành nhánh, năng suất đạt 41 – 46m3/ha/năm Vùng áp dụng trồng là
Trang 16Đồng Nai và những nơi có điều kiện tương tự
Dòng KL20 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống tiến bộ kỹ thuật năm 2005 của tác giả Hu nh Đức Nhân và cộng sự Dòng này có những đặc điểm ưu việt như chống chịu sâu bệnh tốt, chất lượng
gỗ tốt, ít cành nhánh, năng suất đạt 26 – 31m3/ha/năm Vùng áp dụng trồng là Đồng Nam Bộ và những nơi có điều kiện tương tự
Dòng BV32 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống tiến bộ kỹ thuật năm 2000 của tác giả Lê Đình Khả và cộng sự Dòng này có những đặc điểm ưu việt như chống chịu sâu bệnh tốt, chất lượng gỗ tốt, ít cành nhánh, năng suất đạt 15 – 20m3/ha/năm ở lập địa xấu, 20– 25m3/ha/năm ở lập địa trung bình, 30– 35m3/ha/năm ở lập địa tốt, vùng áp dụng trồng là Ba Vì-Hà Nội, Yên Thành-Nghệ An và nơi có điều kiện tương
tự
Dòng BV33 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống tiến bộ kỹ thuật năm 2006 của tác giả Lê Đình Khả và cộng sự Dòng này có những đặc điểm ưu việt như chất lượng gỗ tốt, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao, ít cành nhánh, năng suất đạt 15 – 20m3/ha/năm ở lập địa xấu, 20– 25m3/ha/năm ở lập địa trung bình, 30– 35m3/ha/năm ở lập địa tốt, vùng áp dụng trồng là Ba Vì-Hà Nội, Yên Thành-Nghệ An và nơi có điều kiện tương tự (Tổng cục Lâm nghiệp, 2013)[27]
1.3 Kết quả nghiên cứu liên quan đến khả năng sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo lai
1.3.1 Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống Keo lai ảnh hưởng đến năng suất rừng trồng
1.3.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới
Chi Keo (Acacia) là chi thực vật quan trọng ở nhiều nước với tổng số khoảng 1.200 loài (Boland et al, 1984) [29] Theo các ghi chép của Trung tâm
Trang 17giống cây rừng Ôxtrâylia thì các loài Keo của Ôxtrâylia đã được trồng thử nghiệm trên 70 nước với diện tích khoảng 1.750.000 ha Nhiều loài đã đáp ứng được mục tiêu công nghiệp, xã hội và môi trường như Keo lá tràm, Keo
lá liềm và Keo tai tượng là nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp gỗ,
bột giấy; một số loài khác như Acacia colei, A tumida lại có tiềm năng cung
cấp gỗ củi, chống gió, hạt có thể làm thức ăn cho người (Cossalter, 1987) [36] Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu trồng khảo nghiệm nh m đánh giá năng suất và sự thích ứng của các giống Keo lai, Keo lá tràm trên các vùng sinh thái khác nhau Các nhà khoa học Úc đã tiến hành đánh giá tình hình bệnh hại của các giống/dòng Keo lai, Keo lá tràm và Keo tai tượng trên các vùng sinh thái ở bang Tasmania, Victoria và Queensland để chọn các giống/dòng vừa có sinh trưởng nhanh vừa có tính kháng bệnh (Mohammed, 2003; Glen 2001) Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng kháng bệnh của các dòng Keo trên các vùng sinh thái là khác nhau, Keo lai vừa có sinh trưởng
nhanh, vừa có tính kháng bệnh tốt Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) sinh
trưởng nhanh, có khả năng thích ứng với nhiều điều kiện sống khác nhau, đặc biệt ở những dạng lập địa bị thoái hóa hoặc đất trống đồi núi trọc Gỗ keo lá tràm có thớ mịn, vân và màu sắc đẹp, tỷ trọng tương đối cao (0,5 – 0,7 g/cm3) rất phù hợp để đóng đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ (Pinyopusarerk, 1990) [31] Đây là loài có nốt sần chứa Rhizobium và Bradyrhizobium có khả năng tổng hợp nitơ tự do trong khí quyển rất cao (Dart và cs, 1991) [30] Là loài cây sinh trưởng khá, có thể đạt chiều cao 15 – 18m, đường kính ngang ngực
15 – 20 cm ở tuổi 10 – 12 trên các điều kiện lập địa thích hợp Nghiên cứu khảo nghiệm loài Keo này ở một số nước cho thấy: trên đảo Sabah, Malaysia Keo lá tràm 4 tuổi đạt chiều cao 14,3m, đường kính 11cm; trên đảo Gia-va, Indonesia tăng trưởng bình quân năm của Keo lá tràm đạt 15 – 20m3/ha/năm, trên các loại đất xấu đạt 8 – 12 m3/ha/năm Năng suất rừng trồng giảm mạnh
Trang 18khi lượng mưa thấp và khô hạn kéo dài, trên đất nông vùng nửa khô hạn ở Tây Bengal, năng suất chỉ đạt 5m3/ha/năm ở tuổi 15 Điều đó chứng tỏ điều kiện lập địa có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất rừng Keo lá tràm Keo lai tự
nhiên giữa Acacia mangium và Acacia auriculiformis được phát hiện đầu tiên
vào năm 1970 ở Sabah, Malaysia (FAO, 1982) Những cây lai này ở UluKukut đã thấy có kích thước lớn hơn, dạng cành và thân tròn đều hơn các Keo tai tượng đứng gần đó, ngoài ra keo lai còn có dấu hiệu cho thấy tỷ trọng
gỗ và một số tính chất có hơn cây mẹ (Rufelds, 1987) [39] Từ năm 1992, ở Inđônêxia đã bắt đầu có thử nghiệm trồng Keo lai từ nuôi cấy mô phân sinh, cùng Keo tai tượng và Keo lá tràm (Umboh và cs, 1993) Ngoài ra, Keo lai tự nhiên còn tìm thấy trong gieo ươm Keo tai tượng (lấy giống từ Malaysia) của Trạm nghiêm cứu Jon-Pu của Viện nghiên cứu Đại học Lâm nghiệp Đài Loan năm 1998, ở khu trồng Keo tai tượng tại Quảng Châu (Trung Quốc) Năm
1988, Rufelds đã đưa ra phương pháp xác định cây con Keo lai tại vườn ươm
để các cán bộ kỹ thuật dễ dàng nhận biết và tách riêng chúng ra khỏi các lô hạt Keo tai tượng và Keo lá tràm Sau này, Edmun Gam và Sim Bun Liang (1991) đã đưa ra các bảng đơn giản để đánh giá Keo lai ở vườn ươm Có thể nói đây là loài sinh trưởng tốt hơn bố mẹ của chúng và đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu
1.3.1.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam
Giống là một trong những khâu quan trọng nhất của trồng rừng thâm canh Không có giống được cải thiện theo mục đích kinh tế thì không thể đưa năng suất rừng lên cao Trong thực tế đã cho thấy, cây rừng nói chung nếu chọn được giống tốt thì sản lượng gỗ có thể tăng từ 10-20%, có khi tăng tới 30% so với giống bình thường Đối với giống lai đã được chọn lọc của cácloài cây mọc nhanh có thể tăng từ 50-100% sản lượng gỗ so với giống bố mẹ Vì vậy, cải thiện giống cây rừng là nh m không ngừng nâng cao năng suất, chất
Trang 19lượng gỗ và các sản phẩm mong muốn khác Năm 1993, Bộ Lâm nghiệp (nay
là Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã có Quyết định ban hành "Qui phạm xây dựng rừng giống và vườn giống", "Qui phạm xây dựng rừng giống chuyển hóa", trong đó qui định rõ các tiêu chuẩn về chọn lọc xuất xứ giống và cây giống cũng như các phương thức khảo nghiệm giống và xây dựng rừng giống, vườn giống (Lê Đình Khả, 2003)[13]
Từ năm 1980 trở lại đây hoạt động cải thiện giống cây rừng mới được đẩy mạnh trong cả nước Các hoạt động trong thời gian đầu chủ yếu là khảo nghiệm loài và xuất xứ các loài cây trồng rừng chủ yếu ở một số vùng sinh thái chính trong nước như Bạch đàn, Keo, Phi lao…Vào đầu những năm
1990, việc phát hiện ra giống Keo lai tự nhiên giữa Keo lá tràm và Keo tai tượng đã thúc đẩy các hoạt động khảo nghiệm chọn lọc nhân tạo và nhân giống vô tính phát triển Trong những năm gần đây, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Trung tâm phát triển lâm nghiệp Phù Ninh thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam cùng một số cơ
sở nghiên cứu lâm nghiệp các tỉnh đã nghiên cứu thành công lai giống nhân tạo cho các loài Keo, Bạch đàn và Thông (Lê Đình Khả, 2003) [13] Trong khoảng hơn 10 năm gần đây, công tác nghiên cứu cải thiện giống đã đạt được những thành tựu đáng kể Từ khảo nghiệm hàng chục giống Keo lai đã có 4 dòng có năng suất cao và thích hợp với nhiều vùng sinh thái đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật và giống quốc gia
là BV10; BV16; BV32; BV33 (Lê Đình Khả, 1999) [15] Gần đây một số dòng khác cũng đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống tiến bộ
kỹ thuật là BV71; BV73; BV75; TB3; TB5; TB6; TB12; BT1; BT7; BT11; KL2; KL20; KLTA3 (Lê Đình Khả, 2006)[14] Lai giống nhân tạo giữa các cây trội đã được chọn lọc từ các xuất xứ có triển vọng nhất của Keo tai tượng
và Keo lá tràm cùng một số dòng Keo lai tự nhiên như BV10, BV16, BV32,
Trang 20BV33 đã được thực hiện trong các năm 1997-1999 tại Ba Vì (Hà Tây cũ), từ thụ phấn có kiểm soát đã thu được 10 tổ hợp lai đầu tiên Những tổ hợp lai này có sinh trưởng tương đối nhanh, có thân cây thẳng, cành nhánh nhỏ, ngọn phát triển tốt, đây chính là cơ sở khoa học làm tiền đề để phát triển gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong nước cũng như xuất khẩu trong những năm tới (Lê Đình Khả, 2006) [14] Theo kết quả nghiên cứu đề tài “Chọn giống kháng bệnh có năng suất cao cho bạch đàn và keo giai đoạn 1996-2000
và 2001-2005” của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, đề tài đã chọn được hai dòng keo lai tự nhiên ký hiệu AH7 và AH1, mẹ là keo lá tràm và bố
là keo tai tượng có dáng thân thẳng, chiều cao dưới cành lớn, kích thước lá nhỏ và thưa (giống keo lá tràm), dễ dàng tránh được sự xâm nhiễm của nấm Corticium salmonicolor, một loài nấm gây bệnh phấn hồng rất nguy hiểm cho keo tai tượng và keo lai Sinh trưởng của dòng keo lai AH7 và AH1 (52 tháng tuổi) tại khu khảo nghiệm Bầu Bàng tỉnh Bình Dương b ng hoặc vượt trội hơn một số dòng keo lai đã dược công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật hay giống quốc gia (các dòng BV và TB), đạt được 34,9m3/ha/năm và 30m3//ha/năm Khảo nghiệm trên lập địa đã trồng bạch đàn có tầng đất mỏng, nghèo chất dinh dưỡng tại Sông Mây, tỉnh Đồng Nai dòng AH7 và AH1 sinh trưởng chậm hơn nhưng vẫn vượt trội các dòng BV và các dòng TB, đạt 23m3//ha/năm (AH7) và 21,6m3//ha/năm (AH1) Hai dòng keo lai này đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật
1.3.2 Những nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất rừng trồng
1.3.2.1 Những nghiên cứu trên thế giới
Mật độ trồng rừng ban đầu cũng là một trong những biện pháp kỹ thuật lâm sinh quan trọng có ảnh hưởng đến năng suất rừng trồng Đối với mỗi dạng lập địa, mỗi loài cây trồng, mỗi mục đích kinh doanh rừng đều có cách
Trang 21sắp xếp, bố trí mật độ khác nhau Về vấn đề này đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu với nhiều loài cây khác nhau trên các dạng lập địa khác nhau, điển hình là các công trình nghiên cứu của Julian Evans (1992)[38] khi nghiên cứu
mật độ trồng rừng cho Bạch đàn E deglupta ở Papua New Guinea đã bố trí 4
công thức có mật độ trồng khác nhau (2.985 cây/ha; 1.680 cây/ha; 1.075 cây/ha; 750 cây/ha), số liệu thu được sau 5 năm trồng cho thấy đường kính bình quân của các công thức thí nghiệm tăng theo chiều giảm của mật độ, nhưng tổng tiết diện ngang (G) lại tăng theo chiều tăng của mật độ, điều này
có nghĩa là rừng trồng ở mật độ thấp tuy lượng tăng trưởng về đường kính cao hơn nhưng trữ lượng gỗ cây đứng vẫn nhỏ hơn những công thức trồng ở mật
độ cao Trong một nghiên cứu khác với thông P caribeae ở Quensland -
Australia, tác giả cũng đã thí nghiệm với 5 công thức mật độ khác nhau (2.200 cây/ha; 1.680 cây/ha; 1.330 cây/ha; 1.075 cây/ha và 750 cây/ha), sau hơn 9 năm trồng cũng thu đượckết quả tương tự, nhưng ở các công thức trồng mật độ thấp (750 cây/ha - 1.075 cây/ha) có đường kính tru ng bình đạt từ 20,1
- 20,9cm, số cây đạt đường kính D1.3) > 10cm chiếm từ 84% - 86%; Ở công thức mật độ cao đường kính chỉ đạt từ 16,6 - 17,8cm, số cây có đường kính (D1.3) > 10cm chỉ chiếm từ 71% - 76% Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy mật độ trồng ảnh hưởng khá rõ đến chất lượng sản phẩm và chu k kinh doanh, vì vậy cần phải căn cứ vào mục tiêu kinh doanh cụ thể để xác định mật
độ trồng cho thích hợp
1.3.2.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam
Mật độ trồng rừng là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất
và chất lượng của rừng trồng Nếu mật độ quá cao sẽ ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh trưởng của cây trồng, nếu mật độ quá thấp sẽ lãng phí đất và tốn công chăm sóc Để tận dụng tối đa không gian dinh dưỡng thì việc xác định mật độ trồng rừng ban đầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nh m làm giảm chi
Trang 22phí trồng rừng và nâng cao năng suất rừng trồng như mong muốn Mật độ trồng rừng của mỗi loài cây trên mỗi loại lập địa khác nhau với mục đích kinh doanh khác nhau là không giống nhau Để làm rõ vấn đề này, Phạm Thế Dũng
và các cộng sự (2004)[5] khi đánh giá năng suất rừng trồng Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ, đã khảo sát trên 4 mô hình có mật độ trồng ban đầu khác nhau (952 cây/ha, 1.111 cây/ha, 1.142 cây/ha và 1.666 cây/ha) Kết quả phân tích cho thấy, sau 3 năm trồng cho năng suất cao nhất ở rừng có mật độ 1.666 cây/ha (21m3/ha/năm); năng suất thấp nhất ở rừng có mật độ 952 cây/ha (9,7m3/ha/năm) Tác giả đã khuyến cáo r ng đối với Keo lai ở khu vực Đông Nam Bộ nên bố trí mật độ ban đầu trong khoảng 1.111cây/ha - 1.666cây/ha là thích hợp nhất Đối với rừng trồng làm nguyên liệu giấy nên thiết kế mật độ trồng ban đầu là 1.428 cây/ha; rừng trồng phục vụ cho mục đích lấy gỗ nhỡ và nhỏ nên trồng với mật độ 1.111 cây/ha Tại một nghiên cứu khác của Nguyễn Huy Sơn (2006)[24] về xác định mật độ trồng Keo lai thích hợp trên đất feralit phát triển trên phiến thạch sét ở Quảng Trị Các thí nghiệm được bố trí với 3 công thức mật độ khác nhau (1.330 cây/ha, 1.660 cây/ha, 2.500 cây/ha) Kết quả phân tích cho thấy sau 1 năm trồng tỷ lệ sống khá cao, đạt từ 98,15 - 100%, sau 2 năm tỷ lệ sống ở các công thức thí nghiệm có giảm nhưng vẫn đạt từ 91,67 - 93,52% Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh trưởng tốt nhất ở công thức mật độ 1.660cây/ha và kém nhất ở công thức mật độ 2.500 cây/ha Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Sơn và cs (2012) [15], mật
độ trồng rừng tối ưu và các phương thức bón phân (bón lót) tối ưu cho keo lai
có ảnh hưởng khác nhau trên từng vùng sinh thái Tại vùng Đông Nam Bộ, nhóm tác giả đã thử nghiệm 3 công thức mật độ đối với keo lai (1110 cây/ ha,
1660 cây/ha và 2220 cây/ha) kết hợp với 14 công thức bón phân (bón lót), kết quả cho thấy mật độ 1110 cây/ha và 1660 cây/ha là thích hợp nhất Quy trình
kỹ thuật trồng rừng thâm canh cung cấp nguyên liệu giấy ở các tỉnh miền núi
Trang 23phía Bắc đã qui định mật độ trồng cho một số loài Thông, Keo lá to và Bồ đề
là từ 1.200 - 1.500 cây/ha; Bạch đàn là 1.000 cây/ha; Qui trình trồng rừng
thâm canh Bạch đàn E.urophylla cũng qui định mật độ trồng từ 1.110 - 1.660
cây/ha; Mật độ trồng các loại Keo từ 1.110 - 1.660 cây/ha (Bộ Nông nghiệp
và PTNT, 2005)[2] Mặc dù các qui trình, qui phạm trên đã qui định các loại mật độ cụ thể cho một số loại rừng trồng thâm canh song đó cũng chỉ mang tính chất tạm thời, chưa ổn định và chi tiết cho từng vùng
1.3.3 Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất rừng trồng
1.3.3.1 Những nghiên cứu trên thế giới
Bón phân cho cây trồng là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh nh m nâng cao năng suất,chất lượng rừng trồng đã được nhiều nhà khoa
học trên thế giới quan tâm Điển hình là các nghiên cứu sau:
Nghiên cứu của Mello (1976) [33] ở Brarzil, tác giả cho thấy Bạch đàn
Uro (Eucalyptus) sinh trưởng khá tốt ở công thức không bón phân, nhưng nếu
bón phân NPK thì năng suất rừng trồng có thể tăng lên trên 50%
Trong một công trình nghiên cứu khác ở South Africa của Schonau
(1985) [35] về vấn đề bón phân cho Bạch đàn Uro Eucalyptus grandis đã cho
thấy công thức bón 150g NPK/ gốc với tỷ lệ N: P: K = 3: 2: 1có thể nâng chiều cao trung bình của rừng trồng lên gấp 2 lần sau năm thứ nhất
Tại Colombia, Bolstand và cộng sự (1988) [28] cũng đã tìm thấy một
vài loại phân có phản ứng tích cực đối với rừng trồng Thông P caribeae, đó
là Potassium, Phosphate, Boron và magnesium
Khi nghiên cứu bón phân cho rừng thông P caribeae ở Cu Ba, Herrero
và cộng sự (1988) [32] cũng cho thấy bón Photphat đã nâng sản lượng rừng từ
56 lên 69m3/ha sau 13 năm trồng
Yelu (2004) [37] thí nghiệm thực hiện trên các lập địa khác nhau ở thung lũng Gogol, tỉnh Madang, bón NPK (12:12:7) chỉ ra kết quả tốt nhất với
Trang 24lượng bón 300g/ cây, cây cho sinh trưởng H = 9,4m,DBH = 10,5cm so với không bón H = 6,5m và DBH = 7,1cm sau 2,5 năm
Từ những kết quả nghiên cứu trên, một lần nữa đã khẳng định bón phân cho rừng trồng mang lại những hiệu quả rõ rệt: nâng cao tỷ lệ sống, tăng sức
đề kháng của cây đối với các điều kiện bất lợi của môi trường, tăng sinh trưởng, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm rừng trồng
1.3.3.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam
Bón phân cho cây rừng là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh quan trọng nh m làm ổn định, tăng năng suất rừng trồng Trên thực tế cho thấy, bón phân nh m bổ sung dinh dưỡng cho đất và hỗ trợ cho cây trồng sinh trưởng nhanh chóng trong giai đoạn đầu, làm tăng sức
đề kháng của cây đối với các điều kiện bất lợi của môi trường Ở các nước có nền Lâm nghiệp phát triển cao đều áp dụng bón phân cho rừng trồng và đạt được chỉ số sử dụng phân bón cao, từ 40 - 50% đối với phân đạm và khoảng 30% đối với phân lân (Ngô Đình Quế, 2004) [20]
Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001) [25], đã nghiên cứu xây dựng mô hình
áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh vào trồng rừng công nghiệp tại các vùng Trung tâm, Đông Nam Bộ và Tây nguyên Kết quả thử nghiệm 14 công thức bón phân cho rừng trồng keo lai đã rút ra được một số công thức có hiệu quả cao nên áp dụng vào sản xuất như công thức: 150g NPK + 100g Vi sinh Các diện tích rừng trồng thực nghiệm với một số dòng keo lai với chu k kinh doanh 7 – 8 năm có thể đạt năng suất bình quân trên 15m3/ha/năm cho vùng Đông Nam Bộ và đạt 18 – 22m3/ha/năm cho vùng Tây nguyên và Trung tâm
Theo Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2005) [22], tại Thái Nguyên sinh trưởng tốt nhất của Keo lai ghi nhận được tại công thức bón phân hỗn hợp 100g NPK (10,0g N, 4,37g P và 2,49g K), 400g phân vi sinh và 50g vôi bột (27,03 Ca) Sau 3 năm thí nghiệm, đường kính ngang ngực bình quân đạt 9,4
Trang 25cm và chiều cao đạt 12,6 m, trong khi tại công thức không phân bón đường kính chỉ đạt 8,2 cm và chiều cao đạt 11,2 cm
Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự (2012) [17] tiến hành khảo nghiệm bổ sung kỹ thuật trồng rừng keo lai tại năm vùng sinh thái trọng điểm b ng các giống tiến bộ kỹ thuật : AH1, AH7, TB11,TB1, KL2, KL20 với hai công thức phân bón: (1) 200g NPK (5-10-3) + 200g phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh/ cây, (2) 200g NPK (5-10-3) + 14g chế phẩm vi sinh MF1 Sau ba năm nghiên cứu, nhóm tác giả đã chỉ ra r ng năng suất trung bình của các dòng keo lai ở các công thức MF1 vượt 11,9 – 42% so với bón phân hữu cơ sông Gianh tại Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, Cà Mau, Kiên Giang Nguyễn Huy Sơn, Hoàng Minh Tâm (2012) [15] nghiên cứu ở Quảng Trị cho thấy: bón NPK phối hợp với phân vi sinh Sông Gianh ở các liều lượng khác nhau khi trồng và bón thúc lặp lại vào năm thứ hai thì chưa phát hiện sự ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng 9,5 tuổi, ngoại trừ ở năm thứ hai có sự sai khác về đường kính Sự khác biệt giữa các nghiệm thức chủ yếu là do mật độ cây còn lại, sau 9,5 năm theo chiều hướng mật độ càng thưa, sinh trưởng cây đặc biệt là đường kính có xu thế lớn hơn mật độ dày
Phạm Thế Dũng, Ngô Văn Ngọc (2012) [3] nghiên cứu bón phân keo lai ở Bình Phước cho thấy: bón phân 3 lần, mỗi lần 100 g NPK cho trữ lượng rừng tăng 7,5% so với không bón hoặc bón 3 lần, mỗi lần 0,5 kg phân vi sinh Sông Gianh + NPK 100 g/ cây cho trữ lượng vượt so với không bón 3,6% Phạm Thế Dũng (2012) nghiên cứu cho thấy chưa phát hiện thấy ảnh hưởng của bón lót 50 kg P/ha và 50 kg P + phân vi lượng đến sinh trưởng của cây sau 18 tháng trồng trong thí nghiệm trồng rừng cung cấp gỗ xẻp của keo lai tại tỉnh Bình Phước Đối với Keo lá tràm, tác giả cũng kết luận r ng sinh trưởng tốt nhất được xác định tại công thức bón lót hỗn hợp 150 g phân NPK ( tương ứng 24 g N, 10,48 g P và 9,96 g K) và 300 g phân lân hữu cơ vi sinh
Trang 26Phạm Duy Long, Luyện Thị Minh Hiếu (2014)[26], nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của rừng trồng Keo lai tại Công ty Lâm nghiệp Tam Thanh-Phú Thọ cho thấy: tại tuổi 4, công thức bón 100g NPK + 400g vi sinh Sông Gianh và công thức bón 500g vi sinh Sông Gianh có năng suất cao nhất đều đạt trên 18,9m3/ha/năm
Tóm lại: Điểm qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho
thấy các loài Keo Acacia nói chung và loài Keo lai (A hybrid) nói riêng đã và
đang là những cây trồng rất được quan tâm hiện nay, điều đó thể hiện qua nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài nước từ công tác chọn giống cải thiện giống cho đến các biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng các loài cây này Tuy nhiên, trên cùng dạng lập địa nhưng loài cây khác nhau, kỹ thuật thâm canh khác nhau sẽ ảnh hưởng đến năng suất rừng trồng Một trong những hướng đi mang lại hiệu quả tốt nhất cho mục tiêu nâng cao năng suất rừng trồng của Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc là chọn giống
có năng suất cao và biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp với điều kiện lập địa
Mặc dù hiện nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về cây Keo lai, kết quả là trên thị trường đã xuất hiện nhiều dòng Keo lai có năng suất, chất lượng cao nhưng sự khác biệt về sinh trưởng của chúng đối với đơn vị sản xuất cụ thể như Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc thì chưa được khẳng định qua các công trình nghiên cứu Mặt khác lựa chọn mật độ trồng rừng nào thích hợp thì cũng chưa có nghiên cứu nào khẳng định Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của việc chọn giống và mật độ trồng rừng đến sinh trưởng của rừng trồng keo lai Đồng thời dựa trên đánh giá hiệu quả kinh tế để lựa chọn dòng Keo lai và mật
độ trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đáp ứng được mục tiêu sản xuất kinh doanh của đơn vị
Trang 27Kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của
các dòng Keo lai (Acacia auriculiformis x Acacia mangium ) trồng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc” sẽ góp phần giải quyết những vấn đề thực
tiễn nêu trên
Trang 28Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, GIỚI HẠN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu
(1) Đánh giá được sinh trưởng, trữ lượng và hiệu quả kinh tế của 6 dòng keo lai (AH1, AH7, BV32, BV33, KL2, KL20) trồng năm 2011 tại Ban QLRPH Xuân Lộc
(2) Phân tích được ảnh hưởng của 03 công thức mật độ đến sinh trưởng, của dòng keo lai BV32, BV33 trồng năm 2011 tại Ban QLRPH Xuân Lộc
(3) Xác định giải pháp nh m nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng keo lai ở khu vực nghiên cứu
2.2 Nội dung nghiên cứu
(1) Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của 6 dòng keo lai (AH1, AH7, BV32, BV33, KL2, KL20 ) trồng năm 2011 tại BQLR Phòng hộ Xuân Lộc
(2) Đánh giá ảnh hưởng của 3 công thức mật độ đến sinh trưởng của Keo lai dòng BV32, BV33
(3) Dự đoán trữ lượng và hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai các dòng khác nhau và công thức mật độ khác nhau ở cuối chu k kinh doanh
(4) Đề xuất giải pháp nh m nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng keo lai ở Xuân Lộc, Đồng Nai
2.3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số chỉ tiêu như sau: mật độ hiện còn, tỷ lệ cây hai thân và phẩm chất cây trồng, sinh trưởng về đường kính, sinh trưởng về chiều cao, trữ lượng rừng trồng, ước đoán trữ lượng và hiệu quả kinh tế ở cuối chu k kinh doanh
Trang 292.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Quan điểm và phương pháp luận
Trong trồng rừng, để có thể nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cần quán triệt quan điểm cây rừng và hoàn cảnh là một thể thống nhất, quan hệ mật thiết với nhau
Đặc điểm cơ bản của công tác trồng rừng là có mục tiêu kinh tế rõ ràng, rừng gây trồng nên nh m đáp ứng yêu cầu gì của thị trường, của nền kinh tế, đồng thời đối tượng của công tác trồng rừng lại là cây trồng, do đó chọn loài cây phù hợp mục đích kinh doanh, rừng trồng có giá trị kinh tế cao, song nếu không thích hợp điều kiện tự nhiên, cây trồng bị chết hoặc vẫn sống nhưng sinh trưởng kém, trong thời gian hàng chục có khi hàng trăm năm, không tận dụng hết được tiềm năng của điều kiện tự nhiên, gây lãng phí nhiều mặt và thực chất không đáp ứng được mục đích kinh doanh Ngược lại chọn loại cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên, cây sinh trưởng phát triển tốt, song không phù hợp với mục đích kinh doanh, hiệu quả kinh tế của rừng bị hạn chế, thậm chí đôi khi còn có hại Mặt khác biện pháp kỹ thuật chọn loại cây trồng còn giữ vai trò chi phối hoặc làm thay đổi các biện pháp kỹ thuật khác trong loại hình biện pháp kỹ thuật trồng rừng Do đó chọn loại cây trồng luôn được coi là biện pháp
kỹ thuật giữ vị trí then chốt trong loại hình biện pháp kỹ thuật trồng rừng
Theo cách tiếp cận hiện nay, để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng cần sử dụng hệ thống các biện pháp kỹ thuật thâm canh liên hoàn, đặc biệt áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng rừng Nghĩa là cần phải nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật từ khâu chọn loài, chọn giống, nhân giống, làm đất, bón phân, các biện pháp trong chăm sóc, quản lý bảo vệ tốt
Trong khuôn khổ đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của các dòng Keo lai và công thức mật độ trồng rừng Về điều kiện lập địa và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh là đồng nhất
Trang 30Quan điểm về hiệu quả kinh tế trong trồng rừng nguyên liệu b ng Keo lai là phải đáp ứng được hiệu quả kinh doanh cao nhất được đầu tư trên 01 ha rừng trồng Keo lai
2.4.2 Phương pháp kế thừa tài liệu có liên quan
- Các tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng, bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ đất có liên quan đến đề tài, được kế thừa từ phòng kỹ thuật của Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc
- Thu thập các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài Nguồn cung cấp tài liệu gồm Phòng Kỹ thuật của Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc,
Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai, Thư viện của trường và các website trên mạng Internet
- Đề tài này do đơn vị tự thực hiện để phục vụ thực tiễn sản xuất, tác giả là người tham gia thực hiện, theo dõi đề tài này
2.4.3 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Điều kiện thí nghiệm: Thí nghiệm bố trí ngoài thực địa, không bị che bóng xung quanh, địa hình có độ dốc khoảng 60, các điều kiện khác (ngoại trừ dòng Keo lai) trong khối là đồng nhất
Vị trí thí nghiệm: lô D2, tiểu khu 150B, Phân trường Lán Cát
Tên các nghiệm thức: dòng AH1; dòng AH7; dòng KL2; dòng KL20; dòng BV32; và dòng BV33
Trang 31Diện tích mỗi đơn vị (ô) thí nghiệm là 0,2 ha Ô thí nghiệm có dạng hình vuông chiều dài mỗi cạch 45m, các ô được đóng mốc, đánh dấu b ng quét sơn để phân biệt
Mật độ trồng thí nghiệm 2.220 cây/ha, hàng cách hàng 3m, cây cách cây 1,5m cho tất cả các ô thí nghiệm
Các chỉ tiêu theo dõi: đường kính tại vị trí chiều cao 1,3m thân cây (D1,3) và chiều cao vút ngọn (Hvn), phẩm chất cây
b Thí nghiệm 2: 3 công thức mật độ gồm: 1660 cây/ha; 2220 cây/ha;
3330 cây/ha Keo lai dòng BV32, BV33
Thí nghiệm được bố trí trồng 3 lô, mỗi lô có diện tích 5,00 ha tương ứng với 3 loại mật độ Trồng keo lai dòng BV32, BV33
Mật độ 1660 cây/ha : hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m
Mật độ 2220 cây/ha : hàng cách hàng 3m, cây cách cây 1,5m
Mật độ 3330 cây/ha : hàng cách hàng 3m, cây cách cây 1m
Điều kiện thí nghiệm: thí nghiệm bố trí ngoài thực địa, không bị che bóng xung quanh, địa hình có độ dốc khoảng 60, các điều kiện khác (ngoại trừ mật độ) trong khối là đồng nhất
Các chỉ tiêu theo dõi: đường kính tại vị trí chiều cao 1,3m thân cây (D1,3) và chiều cao vút ngọn (Hvn), phẩm chất cây
Vị trí thí nghiệm: lô D2, tiểu khu 150B, Phân trường Lán Cát
Thời gian thực hiện thí nghiệm từ tháng 7 năm 2011
Trang 322.4.3.2 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thu thập theo định k vào tháng 9 hàng năm
Thu thập số liệu trên tất cả các ô tiêu chuẩn
Đối với thí nghiệm 1: Ô tiểu chuẩn có diện tích 500 m2, mỗi ô thí nghiệm lập 1 ô tiêu chuẩn (tổng cộng 18 OTC)
Đối với thí nghiệm 2: Ô tiêu chuẩn có diện tích 500 m2, mỗi công thức mật độ lập 6 ô tiêu chuẩn ( tổng cộng 18 OTC)
Các chỉ tiêu đo đếm là đường kính thân cây tại vị trí chiều cao 1,3m (D1,3), chiều cao vút ngọn (Hvn), phẩm chất thân cây, cụ thể như sau:
- Đo đường kính (D1,3): sử dụng thước dây đo chu vi thân cây tại vị trí chiều cao 1,3m sau đó chia 3,1415 để được đường kính
- Đo chiều cao vút ngọn (Hvn):
Đối với cây có chiều cao dưới 8m, sử dụng sào có chia vạch đến 0,5 mét để đo chiều cao vút ngọn
Trang 33Đối với cây có chiều cao từ 8m trở lên, sử dụng thước Blumbleiss để
đo chiều cao vút ngọn
- Phẩm chất cây theo phân cấp Shadelin
+ Cây phẩm chất tốt (A): là những cây sinh trưởng nhanh, thân thẳng, tán lá cân đối, không gẫy ngọn, không cong queo, không sâu bệnh
+ Cây phẩm chất trung bình (B): là những cây sinh trưởng trung bình, đường kính và chiều cao thấp hơn cây loại A, tán lá đều, hình thái cân đối, không cụt ngọn, không cong queo, sâu bệnh
+ Cây phẩm chất xấu (C): là những cây sinh trưởng kém, tán lá bị lệch, cong queo, sâu bệnh
2.4.3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng các tiêu chuẩn thống kê thông qua việc ứng dụng phần mềm chuyên dụng như Microsoft Excel, SPSS để tính toán và xử lý số liệu đã điều tra thu thập
2.4.3.4 Dự đoán trữ lượng ở cuối chu kỳ kinh doanh của các dòng Keo lai, và keo lai trồng ở 3 công thức mật độ khác nhau
Để dự đoán trữ lượng rừng trồng ở cuối chu k kinh doanh, sử dụng các hàm mô tả quan hệ giữa sinh trưởng thể tích của cây theo tuổi Các hàm
được sử dụng là :
- Hàm Schumacher Y = b1*exp(-b2/A^b3)
- Hàm Gompertz :Y = b1*exp(-b2*exp(-b3*A)
Với Y là các thể tích (V) theo tuổi ; b1 ; b2 ; b3 là các tham số ; A là tuổi
- Sử dụng phần mềm SPSS để tìm các tham số b1 ; b2 ; b3 ; R2 cho các hàm Schumacher và Gompertz Sau đó so sánh hệ số R2
của hàm nào có trị
số lớn hơn thì sử dụng hàm đó để ước lượng thể tích cho cuối chu k kinh doanh Từ thể tích dự đoán cho cuối chu k và mật độ năm thứ 4 của rừng trồng thì sẽ dự đoán được trữ lượng cho cuối chu k
Trang 342.4.3.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai
Hiệu quả kinh tế được xác định thông qua phân tích về chi phí và thu nhập qua chiết khấu của từng mô hình cụ thể:
- Về chi phí: tính toán đầy đủ theo giá hiện hành về các nội dung công
việc từ khảo sát thiết kế - trồng – chăm sóc – bảo vệ và đến khi thu hoạch sản phẩm bao gồm tập hợp cả chi phí và lãi suất
- Về thu nhập: tính giá trị sản phẩm thu được đối với mỗi mô hình
trồng rừng keo lai
- Về giá cả: sản phẩm được tập hợp theo giá trị tại thời điểm nghiên
cứu, tuy nhiên có xét đến sự biến động của giá cả trong khoảng thời gian bố trí thí nghiệm đến hết thời điểm nghiên cứu của luận văn
- Khối lượng: sản phẩm sẽ được dự tính trên cơ sở khả năng sinh
trưởng cụ thể b ng phương pháp điều tra sinh trưởng (đã nêu phần trên) và dự đoán sản lượng
Dựa trên cơ sở số liệu về chi phí và thu nhập cho mỗi đối tượng nghiên cứu, sử dụng các chỉ tiêu sau để phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế là:
- Chỉ tiêu NPV
NPV là giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (Net present value) là tổng giá trị hiện tại của các khoản lợi nhuận đạt được trong cả chu k kinh doanh của 1 chương trình đầu tư nào đó (hay còn gọi là giá trị đã được chiết khấu của lợi nhuận) Công thức tính như sau:
r
C B NPV
Trong đó:
Bi: Thu nhập đạt được ở năm thứ i Ci: Chi phí của rừng trồng năm thứ i (Bi –Ci): lợi nhuận đạt được ở năm thứ i
Trang 35r: tỷ lệ lãi suất vốn đầu tư Nếu NPV>0: dự án có lãi Nếu NPV=0: dự án hoà vốn Nếu NPV<0: dự án lỗ vốn
C B NPV
i
IRR
C IRR
B
IRR là chỉ số cho biết khả năng sinh lời tối đa của một chương trình đầu tư Trong đó 1 phần lợi nhuận sẽ được trả cho ngân hàng, phần còn lại mới thuộc về người kinh doanh:
Nếu IRR >r: dự án có lãi
Nếu IRR =r: dự án hoà vốn
Trang 36i
i i
r C r B BCR
1
1
) 1 (
) 1 (
Nếu BCR >1: dự án có lãi Nếu BCR =1: dự án hoà vốn Nếu BCR <1: dự án lỗ vốn
Để tính BCR ta cần tính CPV và BPV CPV (Cost present value) là giá trị hiện tại của chi phí (đồng) được tính theo công thức sau: CPV =
- Xử lý số liệu trên máy tính các chỉ tiêu như: NPV, IRR, BCR, tính
b ng chương trình Microsoft office Excel trên máy vi tính
Trang 37Chương 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1 Vị trí địa lý – kinh tế
Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc n m trên địa bàn huyện Xuân Lộc, ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai, có vị trí địa lý như sau:
+ Kinh độ : Từ 107027’07’’ - 107033’54’’ độ Kinh Đông
+ Vĩ độ : Từ 10051’43’’ – 11000’49’’ độ Vĩ Bắc
Ranh giới quản lý của Ban QLRPH Xuân Lộc được xác định như sau :
- Phía Đông giáp xã Gia Huynh, huyện Tánh Linh, xã Tân Đức huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận;
- Phía Tây giáp xã Xuân Thành, Xuân Trường, Xuân Tâm, Xuân Hưng thuộc huyện Xuân Lộc;
- Phía Nam giáp Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc;
- Phía Bắc giáp xã Đông Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận;
Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc có diện tích n m trên ranh giới hành chính của 5 xã (gồm Xuân Trường, Xuân Thành, Xuân Hưng, Xuân Hòa
và Xuân Tâm) thuộc huyện Xuân Lộc, tổng diện tích tự nhiên của đơn vị là 10.393 ha, chiếm 24,2% diện tích tự nhiên của 5 xã, chiếm 14,3% diện tích tự nhiên huyện Xuân Lộc, diện tích đất lâm nghiệp trên các xã như sau: xã Xuân Thành (diện tích 3.528,61 ha chiếm 33,95% diện tích tự nhiên); xã Xuân Trường (diện tích 1.046,67 ha chiếm 10,07%); xã Xuân Tâm (diện tích 684,69 ha, chiếm 6,59%); xã Xuân Hưng (diện tích 1.380,08 ha, chiếm 13,28%) và xã Xuân Hòa (diện tích 3.753,73 ha, chiếm 36,12%)
Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc n m ở vị trí địa lý thuận lợi cách thành phố Biên Hoà khoảng 80 km theo quốc lộ 1A, cách thành phố Phan Thiết 100 km về phí Đông, có hệ thống giao thông thuận lợi (Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, ga Trảng Táo…) nên Ban quản lý rừng phòng hộ có điều
Trang 38kiện thuận lợi trong phát triển, tạo cho đơn vị nói riêng và huyện Xuân Lộc nói chung có lợi thế về phát triển kinh tế và mở rộng giao lưu với các tỉnh lân cận, nhưng đây cũng là áp lực lớn đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng
- Lượng mưa trung bình lớn (từ 1.956 – 2.139 mm/năm), mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào cuối tháng 11, mưa nhiều và mưa to vào thời k từ tháng 7 đến tháng 9, giữa mùa mưa thường có tiểu hạn kéo dài khoảng 10-15 ngày
Mùa khô thường bắt đầu từ đầu tháng 12 đến cuối tháng 4 năm sau, vào mùa này bức xạ nhiệt lớn và bốc thoát hơi nước mạnh, do bị mất cân đối nghiêm trọng trong cán cân ẩm vào mùa này nên khả năng gây cháy rừng rất cao và hạn chế đến sinh trưởng cây trồng rất lớn, cây trồng co nhu cầu nước rất lớn, nếu cung cấp đủ nước thì sản xuất thường cho hiệu quả cao và ổn định
- Chế độ gió: Có hai hướng gió chính là gió Tây Nam hoạt động thịnh hành vào mùa mưa từ tháng 5 – 11, gió Đông Bắc hoạt động thịnh hành vào mùa khô, từ tháng 12- 4
Nhìn chung, đặc điểm khí hậu chi phối mạnh mẽ đến sinh trưởng của cây cối và sản xuất nông lâm nghiệp trong vùng Khí hậu nhiệt đới gió mùa,
Trang 39nền nhiệt cao đều quanh năm với tổng tích ôn rất cao là điều kiện đảm bảo nhiệt lượng cao cho cây trồng phát triển Mùa mưa cây cối phát triển rất tốt và
là mùa sản xuất chính, ngược lại mùa khô kéo dài, đất đai khô c n, cây cối phát triển rất kém và nguy cơ cháy rừng rất cao
3.3 Tài nguyên đất đai
3.3.1 Về phân loại đất
Căn cứ vào bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh Đồng Nai và bản đồ đất huyện Xuân Lộc tỷ lệ 1/25.000, xác định trên địa bàn do đơn vị quản lý có 04 nhóm đất chính: đất xám vàng diện tích 3.920,4 ha chiếm tỷ lệ 37,8 % diện tích tự nhiên do đơn vị quản lý; đất tầng mỏng diện tích 114,22 ha chiếm 1,9%; đất nâu thẩm 288,5 ha chiếm 2,8 % và đất xám nâu có diện tích 6.066,6
ha chiếm 58,4% diện tích đất tự nhiên do đơn vị quản lý Xét đến phân vị cấp
3 (theo FAO) thì có 9 đơn vị
- Nhóm đất xám vàng:
Nhóm đất xám vàng (AC): Diện tích 3920,41 ha, chiếm 37,76% diện tích tự nhiên, phân bố trên địa hình b ng phẳng Đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp (nghèo mùn, đạm, lân tổng số), khả năng giữ nước kém Đất được hình thành trên 2 loại mẫu chất là granit và phù sa cổ, gồm 3 lọai đất là: (i) Đất xám cơ giới nhẹ (ACR.ve): diện tích 1842,93ha, chiếm 17,75% diện tích nhóm đất xám vàng (ii) Đất xám vàng kết von (Acf.ve): diện tích 1233,29ha, chiếm 11,88% diện tích nhóm đất xám vàng (iii) Đất xám vàng Gley (ACf.fh2): diện tích 884,20ha, chiếm 8,13% diện tích nhóm đất xám vàng
- Đất tầng mỏng:
Nhóm đất tầng mỏng chiếm 1,1% tổng diện tích do đơn vị quản lý, phân bố ở các xã Nhóm đất tầng mỏng chủ yếu được hình thành trên địa hình núi với mẫu chất là đá granit, số ít trên đá bazan Hầu hết diện tích có độ dốc
Trang 40lớn hơn 150, tầng dày dưới 30 cm Chất lượng đất xấu nhất, bị thoái hóa nghiêm trọng, cần được nhanh chóng phủ xanh thảm rừng
- Đất nâu thẫm:
Nhóm đất tầng mỏng có vai trò quan trọng trong phát triển trồng và bảo
vệ rừng Nhóm đất này có diện tích 288,52ha, chiếm 2,78% tổng diện tích tự nhiên Đất phát triển trên đá bazan, kết cấu đất tơi xốp, độ phì nhiêu khá cao (hàm lượng mùn, đạm, lân, kaly khá cao) Dựa vào mức độ và độ sâu xuất hiện tầng kết von, tầng đá nông đã phân nhóm đất này thành 2 nhóm đất chính Đất nâu (LVx.li1) diện tích 66,29 ha và đất nâu thẩm có tầng kết von (LVf.fh1) diện tích 222,23 ha
- Đất xám nâu:
Đất nâu thẫm đất nâu xám phân bố tập trung ở phía đông nam của ban quản lý rừng phòng hộ thuộc phạm vi 2 xã Xuân Hưng và Xuân Hòa với diện tích 6066,63 ha chiếm 58,37% diện tích tự nhiên Đất hình thành trên đá granit, chất lượng đất thấp (thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dưỡng chất)
Bảng 3.1: Diện tích các loại đất của Ban QLRPH Xuân Lộc
(ha)
Tỷ lệ (%)