1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn tại xã tạ xá, huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ

93 217 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 204,83 KB
File đính kèm công tác xã hội hỗ trợ việc làm.zip (190 KB)

Nội dung

Đây là luận văn tốt nghiệp ngành công tác xã hội năm 2017. Luận văn đạt thang điểm 9/10. Đây là bản đã chỉnh sửa theo những góp ý của giảng viên hướng dẫn và giảng viên chấm phản biện. Các bạn có thể tham khảo. Xin cảm ơn !

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

PHẦN NỘI DUNG CỤ THỂ 9

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho Thanh niên nông thôn 9

1.1 Một số khái niệm cơ bản 9

1.1.1 Khái niệm Công tác xã hội 9

1.1.2 Khái niệm việc làm 10

1.1.3 Khái niệm hỗ trợ việc làm 12

1.1.4 Khái niệm Thanh niên, Thanh niên nông thôn 12

1.2 Khái niệm chung về công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho Thanh niên nông thôn 17

1.2.1 Khái niệm công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn 17

1.2.2 Vai trò của công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn 19

1.2.3 Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn 22

1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn 23

1.3.1 Yếu tố chủ quan 23

1.3.2 Yếu tố khách quan 24

1.4 Luật pháp, Chính sách của Nhà nước và địa phương về hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn 26

1.4.1 Quan điểm của Đảng, Chính sách của Nhà nước hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn 26

1.4.2 Văn bản chỉ đạo của Tỉnh Phú thọ về hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn 27

Tiểu kết chương 1 28

Chương 2: Thực trạng công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên tại Xã Tạ xá, Huyện Cẩm khê, Tỉnh Phú thọ 30

2.1 Đặc điểm địa bàn và khách thể nghiên cứu 30

2.1.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 30

2.1.2 Đặc điểm khách thể nghiên cứu 32

2.2 Thực trạng hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn tại Xã Tạ xá, Huyện Cẩm khê, Tỉnh Phú thọ 36

Trang 2

2.2.1 Thực trạng việc làm của thanh niên nông thôn Xã Tạ xá, Huyện Cẩm

khê, Tỉnh Phú thọ 39

2.2.2 Kết quả hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn tại Xã Tạ xá, Huyện Cẩm khê, Tỉnh Phú thọ 40

2.2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn Xã Tạ xá, Huyện Cẩm khê, Tỉnh Phú thọ Chương 3: Kết luận, Giải pháp và Kiến nghị 64

3.1 Kết luận 64

3.2 Giải pháp và kiến nghị 66

3.2.1 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn tạ xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ 66

3.2.2 Một số khuyến nghị 67

Tiểu kết chương 3 69

PHỤ LỤC 70

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi;

Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và xuất phát từtình hình thực tế của địa bàn nghiên cứu

Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Dung

Trang 4

bước hoàn thiện được đề tài “Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho

thanh niên nông thôn Xã Tạ Xá, Huyện Cẩm Khê, Tỉnh Phú Thọ”

Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo trongTrường Đại học Lao động - Xã hội nói chung và các thầy cô giáo trongKhoa Công tác xã hội nói riêng đã trực tiếp truyền thụ kiến thức và giúp đỡtôi trong bốn năm học vừa qua

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cấp chính quyền, đoànthể, nhân dân và thanh niên xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê, Tỉnh Phú Thọ đãnhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, khảo sát, điều tra đểlàm khóa luận

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến bố mẹ và anhchị những người đã luôn theo sát, giúp đỡ, hỗ trợ tôi cả về vật chất lẫn tinhthần trong cuộc sống nhất là trong quá trình tôi làm nghiên cứu khóa luậnnày

-Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này, do những hạn chế vềkiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô để bài khóaluận được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày tháng năm

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

STT Chữ viết tắt Đọc là

6 LĐTB&XH Lao động Thương binh Và Xã hội

12 TT-BNNPTNT Thông tư- Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn

DANH MỤC BẢNG

Trang 6

Bảng 2.1: Đặc điểm thanh niên nông thôn xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê,tỉnh Phú Thọ

Bảng 2.2 : Loại hình việc làm hiện nay của thanh niên tại xã Tạ xá,huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ

Bảng 2.3: Thu nhập trung bình một tháng của thanh niên nông thôn tại

xã Tạ xá, huyện Cẩm khê,tỉnh Phú thọ

Bảng 2.4: Các hoạt động trong hỗ trợ việc làm được thanh niên nôngthôn tại xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ biết đến trong nămqua

Bảng 2.5: Đánh giá mức độ triển khai các hoạt động truyền thông nângcao nhận thức về vấn đề việc làm cho thanh niên nông thôn xã Tạ Xá,huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú thọ

Bảng 2.6: Mức độ tham gia các hoạt động truyền thông trong hình thứctruyền thông nâng cao nhận thức về vấn đề việc làm cho thanh niênnông thôn xã Tạ Xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ

Bảng 2.7: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt truyền thông về việclàm cho thanh niên nông thôn xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ.Bảng 2.8: Đánh giá mức độ triển khai các hoạt động hỗ trợ đào tạo nghềcho thanh niên nông thôn xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ

Bảng 2.9: Mức độ tham gia các hoạt động hỗ trợ học nghề cho thanhniên nông thôn xã Tạ Xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ

Bảng 2.10: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động hỗ trợ đào tạonghề cho thanh niên nông thôn tại xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phúthọ

Bảng 2.11: Đánh giá mức độ triển khai các hoạt động hỗ trợ vay vốncho thanh niên nông thôn xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ

Bảng 2.12: Nguồn hỗ trợ vay vốn (kinh phí) cho thanh niên nông thôntại xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ

Bảng 2.13: Mức độ tham gia các hoạt động trong hình thức hỗ trợ vayvốn cho thanh niên nông thôn xã Tạ Xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ Bảng 2.14: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động hỗ trợ vay vốncho thanh niên nông thôn tại xã tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ

Trang 7

Bảng 2.15: Đánh giá mức độ triển khai các hoạt động tư vấn, giới thiệuviệc làm cho thanh niên nông thôn xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọBảng 2.16: Mức độ tham gia vào các hoạt động tư vấn giới thiệu việc làmcủa thanh niên nông thôn xã Tạ xá

Bảng 2.17: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động tư vấn, giới thiệuviệc làm thanh niên nông thôn xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọBảng 2.18: Sự hiểu biết về hoạt động hỗ trợ việc làm của thanh niên nôngthôn xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ

Bảng 2.19: Mong muốn của thanh niên nông thôn xã Tạ xá, huyện CẩmKhê, tỉnh Phú thọ với hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm chothanh niên nông thôn

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang 8

Biểu đồ 2.1: Tình trạng việc làm của thanh niên nông thôn xã Tạ xá,huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ

Biểu đồ 2.2: Đánh giá hiệu quả của các hoạt động truyền thông về việclàm tại xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ (Đơn vị: %)

Biểu đồ 2.3: Đánh giá hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ đào tạo nghềcho thanh niên nông thôn xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ

Biểu đồ 2.4: Đánh giá hiệu quả từ việc được hỗ trợ vay cho thanh niênnông thôn tại xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ

Biểu đồ 2.5: Đánh giá hiệu quả của các hoạt động tư vấn, giới thiệu việclàm tại xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú Thọ

Biểu đồ 2.6: Nguyên nhân khiến cho thanh niên nông thôn xã Tạ xá, huyệnCẩm khê, tỉnh Phú thọ gặp khó khăn khi tiếp cận với hoạt động hỗ trợ việclàm

Biểu đồ 2.7: Mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố chủ quan đến việclàm của thanh niên nông thôn xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú ThọBiểu đồ 2.8: Mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố khách quan đến việclàm của thanh niên nông thôn xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 9

1 Lý do chọn đề tài

Thanh niên là một lực lượng lao động nòng cốt, tiên phong của mỗiquốc gia, bởi lẽ ở họ hội tụ rất nhiều những ưu điểm mà trước hết đó là vềsức khỏe, sự tiếp cận nhanh với tri thức, khoa học kỹ thuật tiến bộ Trongquá trình CNH-HĐH Đất nước hiện nay, thanh niên Việt Nam ngày càngthể hiện được vị trí , vai trò quan trọng của mình, có đóng góp to lớn vào sựphát triển của Đất nước

Tuy nhiên, hiện nay, cùng với tình trạng thất nghiệp thiếu việc làmchung của cả nước, một bộ phận lớn thanh niên nhất là với thanh niên nôngthôn đang gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề việc làm Điều này đã làmcho thanh niên không những không thể hiện được vai trò, vị trí quan trọngcủa mình mà còn làm gia tăng nhiều vấn đề kinh tế- xã hội tiêu cực khác.Theo đánh giá chung, vấn đề lao động và việc làm của thanh niênnông thôn vẫn trong tình trạng thiếu ổn định, thất nghiệp có chiều hướnggia tăng Theo khảo sát mới đây của Thành Đoàn Hà Nội về tình hình việclàm của thanh niên tại 30 xã, có đến 80% số thanh niên thiếu việc làm hoặc

có việc làm nhưng không ổn định Thiếu việc làm, không ít thanh niênnông thôn chơi bời, lêu lổng sa vào cờ bạc, rượu chè, nghiện hút và các tệnạn xã hội khác

Để giải quyết vấn đề này, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã

có nhiều chủ trương, chính sách trong lĩnh vực dạy nghề, giải quyết việc

làm cho thanh niên nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng Số liệu

thống kê của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh từ năm

2008 đến 2015, đã có gần 6,4 triệu lượt thanh niên được tư vấn, truyềnthông về nghề nghiệp, việc làm Với sự quan tâm đầu tư đúng mức đối vớicác hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp việc làm đối với thanh niên.Đoàn thanh niên các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với ngành lao động

tổ chức tốt các hoạt động truyền thông tuyên truyền về chính sách dạynghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động tới thanh niên và xã hộithông qua việc tổ chức nhiều nội dung, hoạt động cụ thể, như: Ngày hộiviệc làm, Ngày hội tư vấn vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội, các sàngiao dịch việc làm… Các tỉnh đoàn, thành đoàn, như: Vĩnh Phúc, PhúThọ ,Hải Dương, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Phú Yên, Cần Thơ, QuảngNam đã triển khai tốt việc phát triển và duy trì hoạt động của các điểm tưvấn và giới thiệu việc làm cho thanh niên tại các cơ sở Đoàn Mô hình câu

Trang 10

lạc bộ “Thanh niên giúp nhau lập nghiệp”, “Hợp tác xã thanh niên”, “Trangtrại trẻ”… đã được tổ chức Đoàn đẩy mạnh thực hiện tại các địa phương…

Để hoạt động hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn đạt được kếtquả tốt nhất, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để thanh niên phát huygiá trị bản thân, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội, thì điều cầnthiết là cần phải có sự tham gia, góp sức của rất nhiều các ban ngành, đoànthể và toàn xã hội trong đó có sự tham gia quan trọng của công tác xã hội,một ngành khoa học ứng dụng luôn hướng tới những con người yếu thế,gặp khó khăn trong cuộc sống, trong đó có nhóm thanh niên nông thôn gặpkhó khăn trong vấn đề việc làm

Xã Tạ xá, Huyện Cẩm khê, Tỉnh Phú Thọ là một xã trung du miềnnúi, điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, lao động chủ yếu làtrong lĩnh vực nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tỷ lệ lao động thấtnghiệp, thiếu việc làm còn cao, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triểnkinh tế- xã hội của địa phương Trong những năm qua, cùng với quá trìnhphát triển của cả tỉnh, Tạ xá đã có những bước chuyển mạnh mẽ về nhiềumặt, đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã đạt nhiều thành tựu quantrọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, chính trị ổn định Trong nhữngthành tựu đó có vấn đề việc làm cho nguời lao động nói chung, thanh niênnói riêng Để giải quyết vấn đề việc làm cho thanh niên, các cấp, các ngành

ở địa phương đã quan tâm chú trọng triển khai một số hoạt động công tác

xã hội quan trọng, nhằm hỗ trợ việc làm cho lao động tại xã nói chung vàlực lượng thanh niên nói riêng Tuy nhiên, hiệu quả của các hoạt động đó làchưa cao, lực lượng thanh niên thất nghiệp, thiếu việc việc làm tại xã còn ởmức khá cao; sự phối hợp tham gia của các ban ngành trong các hoạt độngnày còn hạn chế Vì thế cần có những khảo sát, đánh giá về các hoạt độngcông tác xã hội này để từ đó tìm ra được những định hướng thực hiện tốthơn trong thời gian tới

Xuất phát từ những lý do trên mà em đã chọn đề tài: “Công tác xã hội

trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn tại Xã Tạ xá, Huyện Cẩm khê, Tỉnh Phú thọ” làm đề tài khóa luận Khóa luận sẽ nghiên cứu lý luận

và thực trạng công tác hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn trên cơ sở

đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của côngtác hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn

Trang 11

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Việc làm là một trong những vấn đề có tính toàn cầu, là mối quan tâmlớn của nhiều quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng

Trên thế giới, các công trình nghiên cứu đã cung cấp cho người đọcnhững cái nhìn đa chiều về lao động việc làm nói chung Đáng chú ý có: ILO (Tổ chức lao động quốc tế) đã tiến hành nghiên cứu vấn đề ansinh xã hội của 10 nước công nghiệp Họ chỉ ra rằng, một bộ phận dân cưnhất là vùng nông thôn lâm vào tình trạng thất nghiệp nên bị ngừng hoặcgiảm đáng kể về thu nhập ILO cũng đưa ra những tiêu chuẩn của an sinh

xã hội trong đó có trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp tai nạn nghề nghiệp

Ở Trung Quốc, những nhà nghiên cứu như Hồ Hiếu Nghĩa, Lý BồiLâm, Lý Cường, Mã Nhung đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu đểthực hiện sự ổn định xã hội hài hòa Vấn đề việc làm và việc nông dânTrung Quốc phải đi làm thuê ở Trung Quốc đang nổi lên, có thể thấy đượctình cảnh này trong cuốn sách “Đảm bảo xã hội với người nông dân làmthuê ở thành phố” (NXB Quản trị kinh tế - 2004), “Việc làm và an sinh xãhội: Bài toán khó trong thế kỷ mới” (NXB Nhân dân Vân Nam - 2000).Trong cộng đồng châu Âu, người ta thường đề cập tới sự “tách biệt xãhội” Nhiều nhà nghiên cứu đã đi vào ba vấn đề cơ bản của “tách biệt xãhội”: kinh tế, chính trị, văn hóa Xét về kinh tế, người bị coi là “tách biệt xãhội” là những ai gặp khó khăn về việc làm, thu nhập, giảm sút, lâm vàocảnh nghèo túng Việc làm là một khía cạnh của sự tách biệt kinh tế, thiếuviệc làm sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của hộ gia đình, làm hạnchế khả năng tiếp cận hàng hóa và dịch vụ tối thiểu của từng gia đình

2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Ngày 9/3/2011, Nguyễn Thanh viết “Vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên hiện nay” trên báo “Nhân đạo và đời sống” đã đề cập đến tình hình lao động, nghề nghiệp của thanh niên giai đoạn 2000 – 2006 sau đó đã đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vến đề việc làm cho thanh niên Trong các giải pháp đã đưa ra, bài báo nhấn mạnh đến phát huy vai trò xung kích của tổ chức Đoàn Thanh niên trong giải quyết việc làm cho thanh niên

Ngày 17/08/2013, Lâm Vũ viết “Việc làm cho thanh niên nông thôn: Chính sách chưa vào cuộc sống” trên báo Hà Nội mới Bài báo

đã nói lên tình trạng việc làm cho thanh niên nông thôn chưa ổn định, thu

Trang 12

nhập thấp Theo đó, tác giả đã khẳng định thanh niên nông thôn hiện rất cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ để họ có thể phát huy khả năng và sức lực của mình

Báo Dân Việt số ra ngày 30/3/2014 đã đăng bài của Đăng Thúy, Minh Nguyệt “Cấp bách vấn đề việc làm cho thanh niên” Bài báo

đã đề cập đến Hội nghị Bộ trưởng ASEM về lao động và việc làm với chủ

đề “Việc làm - An sinh xã hội: Chìa khóa để phát triển bền vững và toàn diện” đã khai mạc tại Hà Nội với sự tham dự của gần 300 đại biểu trong và ngoài nước

Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề việc làm, hỗ trợ việclàm cho thanh niên Tuy nhiên lại chưa có các nghiên cứu về hoạt độngcông tác xã hội trong việc hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn Trongkhi đó, thanh niên nông thôn gặp khó khăn trong vấn đề việc làm cũngchính là một trong các đối tượng quan trọng của công tác xã hội Do vậy,

đề tài nghiên cứu này của sinh viên mang tính mới mẻ và đóng góp môtphần vào tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về các hoạt động công tác xã hộivới đối tượng thanh niên nông thôn về vấn đề việc làm

3 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến công tác xã hội trong hỗ trợviệc làm cho thanh niên nông thôn

Nghiên cứu thực trạng công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanhniên tại xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ

Đánh giá chung về mức độ tiếp cận với hoạt động công tác xã hộitrong hỗ trợ việc làm của thanh niên xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phúthọ

Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội trong

hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn tại xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnhPhú thọ

Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp, mô hình nhằm nâng cao chấtlượng của hoạt động công tác xã hội trong việc hỗ trợ việc làm cho thanhniên tại xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài nhằm nhiệm vụ nghiên cứu các hoạt động công tác xã hội trong

hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn đang được triển khai tại xã Tạ xá,huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ Đồng thời đánh giá được chất lượng cũng

Trang 13

giải pháp cho hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanhniên tại xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ

5 Đối tượng nghiên cứu

Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn

6 Khách thể nghiên cứu

- 50 thanh niên nông thôn trong độ tuổi từ 16-30 (không còn đi học)

- 5 thân nhân của thanh niên (cha/mẹ, ông/bà, cô/chú…)

- 5 đại diện chính quyền địa phương: cán bộ chính sách xã hội, cán bộđoàn Thanh niên, cán bộ Đảng ủy, UBND xã

7 Phạm vi nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu: Xã Tạ xá, Huyện Cẩm khê, Tỉnh Phú thọ

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 6 năm 2017Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động công tác xã hội trong hỗtrợ việc làm cho thanh niên tại Xã Tạ xá, Huyện Cẩm khê, Tỉnh Phú thọ

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp phân tích, nghiên cứu tài liệu

Là phương pháp thu thập thông tin từ các công trình nghiên cứu, cáctài liệu liên quan của các tác giả trong và ngoài nước Số liệu trong các báocáo của xã, huyện, các văn bản của Nhà nước có liên quan đến đề tài; cácloại sách báo, tạp chí liên quan, thông tin từ mạng internet Phương phápnày được thực hiện ngay sau khi xây dựng đề cương chi tiết cho đề tàinghiên cứu và được duy trì trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu nhằm

bổ sung và làm rõ các thông tin thu thập được

Trong đó, các tài liệu nghiên cứu được tiến hành như sau:

Tình hình kinh tế- văn hóa xã hội tại xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnhPhú Thọ

Các tài liệu liên quan đến lĩnh vực CTXH, lao động thanh niên, lĩnhvực hỗ trợ việc làm cho thanh niên nói chung và thanh niên nông thôn nóiriêng

Các văn bản quy phạm pháp luật về lao động việc làm cho đối tượngthanh niên, quyền và nghĩa vụ của thanh niên, giáo dục đào tạo nghề

Các báo cáo về tình hình thực hiện công tác hỗ trợ việc làm cho laođộng hằng năm trên địa bàn xã, huyện

8.1.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Trang 14

Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với 50 thanh niên (không còn đi học)tại xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ Với phương pháp này, nhằmmục đích tìm hiểu, thu thập thông tin chung về về thực trạng việc làm củathanh niên trong xã, thực trạng các hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợviệc làm cho thanh niên.

8.1.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại giữa nhà nghiên cứu và ngườicung cấp thông tin nhằm mục đích thu thập thông tin cho quá trình nghiêncứu

Phỏng vấn sâu với lãnh đạo xã, cán bộ chính sách xã hội, cán bộ ĐoànThanh Niên nhằm mục đích tìm hiểu thêm về những chính sách , nhữngbiện pháp, mô hình của Nhà nước và địa phương trong việc hỗ trợ việc làmcho thanh niên

Phỏng vấn sâu với thanh niên nhằm mục đích tìm hiểu sâu về nhữngmong muốn, nguyện vọng cũng như nhu cầu của họ về việc làm cũng như

hỗ trợ việc làm

Phỏng vấn sâu với thân nhân của thanh niên( bố/mẹ, ông/bà…) nhằm

có được thông tin đa chiều về vấn đề việc làm của thanh niên cũng như sựtham gia , đánh giá của người dân về hiệu quả các hoạt động công tác xãhội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn

8.1.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Vận dụng toán thống kê để xử lý số liệu kết quả thu được từ cácphương pháp trên để đưa ra kết quả xác thực

9 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụlục nội dung đề tài khóa luận gồm 03 chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm chothanh niên nông thôn

Trang 15

Chương 2: Thực trạng công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanhniên nông thôn tại Xã Tạ xá, Huyện Cẩm khê, Tỉnh Phú thọ

Chương 3: Kết luận, Kiến nghị và Giải pháp

Trang 16

PHẦN NỘI DUNG CỤ THỂ Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho

Thanh niên nông thôn 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm Công tác xã hội

Có nhiều khái niệm về CTXH được đưa ra ở các góc độ khác nhau:Theo từ điển nghành Công tác xã hội (1995) có ghi “Công tác xã hội là mộtkhoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người,tao ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho người dântrong xã hội”

Tại Đại hội Liên đoàn Công tác xã hội chuyên nghiệp quốc tế ởCanada năm 2004, Công tác xã hội được khẳng định là một hoạt độngchuyên nghiệp nhằm tạo ra sự thay đổi, phát triển của xã hội bằng sự thamgia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội (vấn đề nảy sinh trong mốiquan hệ xã hội) vào quá trình tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năngcủa cá nhân, gia đình và cộng đồng Công tác xã hội giúp cho con ngườiphát triển hài hòa và đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người dân

Theo Hiệp hội Quốc gia Nhân viên công tác xã hội (NVCTXH ) cótên viết tắt là NASW: Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡcác cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềmnăng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện

xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996: 5) CTXH tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhânđạo cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng nănglực và cải thiện cuộc sống (Zastrow, 1999: ) Với các mục tiêu của họ(Zastrow, 1996: 5)

Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghịQuốc tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúcđẩy sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ conngười, sự tăng quyền lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộcsống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu Vận dụng các lý thuyết vềhành vi con người và các hệ thống xã hội CTXH can thiệp ở những điểmtương tác giữa con người và môi trường của họ

Công tác xã hội ở Việt Nam được các tác giả xem xét từ các khía cạnhkhác nhau:

Trang 17

Tác giả Nguyễn Thị Oanh cho rằng: Công tác xã hội là hoạt động thựctiễn, mang tính tổng hợp dược thực hiện và chi phối bởi các nguyên tắc,phương pháp hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết vấn đề Côngtác xã hội theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ

xã hội

Công tác xã hội tại Việt Nam cũng được xem là sự vận dụng các lýthuyết về hành vi con người, về hệ thống xã hội nhằm khôi phục lại cácchức năng xã hội và thúc đẩy sự thay đổi vai trò của cá nhân, nhóm, cộngđồng người yếu thế hướng tới bình đẳng và tiến bộ xã hội

Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: Công tác xã hội nhằm gópphần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chếphát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xãhội, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân

và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến

Tóm lại, Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm cá nhân, gia đình, cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo

an sinh xã hội [3,tr 19].

1.1.2 Khái niệm việc làm

Việc làm là một trong những hoạt động không thể thiếu trong đời sốngcủa con người, đảm bảo cuộc sống của con người, bên cạnh đó giúp conngười phát triển toàn diện về mọi mặt

Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra rấtnhiều định nghĩa nhằm làm sáng tỏ: “việc làm là gì?” Và ở các quốc giakhác nhau do ảnh hưởng của nhiều yếu tố (như điều kiện kinh tế, chính trị,luật pháp…) người ta quan niệm về việc làm cũng khác nhau Chính vì thếkhông có một định nghĩa chung và khái quát nhất về việc làm

Ở Việt Nam, theo bộ luật Lao động, Điều 13: “Mọi hoạt động tạo rathu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” [12].Khái niệm này đã khắc phục được quan điểm cũ cho rằng, chỉ những việcviệc làm được nhận lương, những việc làm trong khu vực Nhà nước mớiđược coi là việc làm Lao động tạo ra nguồn thu nhập không chỉ trong khuvực kinh tế quốc doanh mà cả khu vực ngoài quốc doanh và trong gia đìnhcũng đều được coi là việc làm

Trang 18

Trên thực tế việc làm nêu trên được thể hiện dưới 3 hình thức:

+ Một là, làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vậtcho công việc đó

+ Hai là, làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại cóquyền sử dụng hoặc quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất

để tiến hành công việc đó

+ Ba là, làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không đượctrả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó Bao gồmsản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc 1thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý

Để làm rõ vấn đề nghiên cứu trong đề tài này đó là: Công tác xã hộitrong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn, tác giả xin được đề cập tớimột số khái niệm liên quan đến tình trạng việc làm của người lao động đólà: Việc làm đầy đủ (việc làm ổn định), thất nghiệp (không có việc làm), vàthiếu việc làm (việc làm lúc có lúc không)

Khái niệm việc làm đầy đủ (việc làm ổn định): Với cách hiểu chung

nhất là người có việc làm, là người đang có hoạt động nghề nghiệp, có thunhập từ hoạt động đó để nuôi sống bản thân và gia đình mà không bị phápluật ngăn cấm Tuy nhiên việc xác định số người có việc làm theo kháiniệm trên chưa phản ánh trung thực trình độ sử dụng lao động xã hội vìkhông đề cập đến chất lượng của công việc làm Trên thực tế nhiều ngườilao động đang có việc làm nhưng làm việc nửa ngày, việc làm có năng suấtthấp thu nhập cũng thấp Đây chính là sự không hợp lý trong khái niệmngười có việc làm và cần được bổ sung với ý nghĩa đầy đủ của nó đó làviệc làm đầy đủ (việc làm ổn định)

Việc làm đầy đủ căn cứ trên hai khía cạnh chủ yếu đó là: Mức độ sửdụng thời gian lao động, năng suất lao động và thu nhập Mọi việc làm đầy

đủ đòi hỏi người lao động phải sử dụng đầy đủ thời gian lao động theo luậtđịnh (Việt nam hiện nay qui định 8 giờ một ngày), mặt khác việc làm đóphải mang lại thu nhập không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu cho ngườilao động (Nước ta hiện nay qui định mức lương tối thiểu cho một người laođộng trong một tháng là 1.200.000 đồng/tháng) [6]

Vậy với những người làm việc đủ thời gian qui định và có thu nhậplớn hơn tiền lương tối thiểu hiện hành là những người có việc làm đầy đủ(việc làm ổn định)

Trang 19

Khái niệm thất nghiệp (không có việc làm): Người thất nghiệp là

người trong độ tuổi lao động nhưng không có việc làm, có khả năng laođộng, hay nói cách khác là sẵn sàng làm việc và đang đi tìm việc làm.[6]Một người lao động được coi là thất nghiệp nếu trong tuần lễ trướcđiều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm kiếm việc làm

Thất nghiệp được chia thành nhiều loại:

Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do di chuyển không ngừng của sức laođộng giữa các vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộcsống

Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu laođộng, việc làm Sự không ăn khớp giữa số lượng và chất lượng đào tạo và

cơ cấu về yêu cầu của việc làm, mất cân đối giữa cung và cầu lao động.Thất nghiệp chu kỳ: Phát sinh khi mức cầu chung về lao động thấp vàkhông ổn định Những giai đoạn mà cầu lao động thấp nhưng cung laođộng cao sẽ xảy ra thất nghiệp chu kỳ

Khái niệm thiếu việc làm: Thiếu việc làm là những việc làm không tạođiều kiện cho người lao động tiến hành nó sử dụng hết quĩ thời gian laođộng, mang lại thu nhập cho họ thấp dưới mức lương tối thiểu và ngườitiến hành việc làm không đầy đủ là người thiếu việc làm.[6]

Theo tổ chức lao động thế giới (Viết tắt là ILO) thì khái niệm thiếuviệc làm được biểu hiện dưới hai dạng sau:

Thiếu việc làm vô hình: Là những người có đủ việc làm làm đủ thời

gian, thậm chí còn quá thời gian qui định nhưng thu nhập thấp do tay nghề,

kỹ năng lao động thấp, điều kiện lao động xấu, tổ chức lao động kém, chonăng suất lao động thấp thường có mong muốn tìm công việc khác có mứcthu nhập cao hơn Thiếu việc làm vô hình là tình trạng xảy ra rất phổ biến ởcác vùng thông thôn Việt nam hiện nay

Thiếu việc làm hữu hình: Là hiện tượng người lao động làm việc với

thời gian ít hơn quỹ thời gian qui định, không đủ việc làm và đang có mongmuốn kiếm thêm việc làm và luôn sẵn sàng để làm việc

1.1.3 Khái niệm hỗ trợ việc làm

Trong cuộc sống của con người, ai cũng có những công việc, nhữngvấn đề mà không thể tự mình giải quyết và chúng ta phải cần tới một sự hỗtrợ, giúp đỡ từ bên ngoài

Trang 20

Trong từ điển Tiếng việt thì hỗ trợ có nghĩa là giúp đỡ lẫn nhau, giúp

Từ những khái niệm về việc làm và khái niệm hỗ trợ, theo tác giả, Hỗ

trợ việc làm có thể được hiểu là sự giúp đỡ, hỗ trợ từ bên ngoài về các thông tin, môi trường việc làm, nguồn lực vật chất cho các đối tượng có nhu cầu, giúp họ có được một việc làm ổn định, mang lại thu nhập cho bản thân và gia đình họ.

1.1.4 Khái niệm Thanh niên, Thanh niên nông thôn

1.1.4.1 Khái niệm Thanh niên

Thanh niên là một khái niệm có thể được hiểu và định nghĩa theonhiều cách Tùy thuộc vào nội dung tiếp cận, góc độ nhìn nhận hoặc cấp độđánh giá mà người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về thanh niên

Từ góc độ pháp luật: Theo điều 1, Luật Thanh niên năm 2005 thì

Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi.[12]

Từ góc độ xã hội học: Tiếp cận từ góc độ xã hội học - dân cư có thể

định nghĩa thanh niên là một bộ phận phức hợp của dân cư của một quốcgia - dân tộc bao gồm tất cả các cá thể ở trong độ tuổi từ 15 đến 29 Nhưvậy, bộ phận dân cư được gọi là “thanh niên” này chỉ phân biệt một cáchtương đối với các bộ phận dân cư khác của quốc gia - dân tộc ấy trên mộttiêu chí là giới hạn độ tuổi Tuy nhiên, ngoài tiêu chí độ tuổi, nhóm xã hội -dân cư “thanh niên” còn có thể được chia thành các tiểu nhóm khác nhau,như thanh niên thành thị, thanh niên nông thôn (nếu lấy địa bàn cư trú làmtiêu chí phân biệt), hay thanh niên công nhân, thanh niên nông dân hoặcthanh niên trí thức (nếu lấy nghề nghiệp làm tiêu chí phân biệt) v.v Ngoài

ra, các yếu tố khác như tộc người, tôn giáo, giới tính, giàu - nghèo v.v cũng có thể được coi là tiêu chí để phân biệt các tiểu nhóm trong nhóm lớn

“thanh niên”

Trang 21

Trong bài viết: Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong

bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế: một số vấn đề về khái niệm và cách tiếp cận của PGS.TS Phạm Hồng Tung trên Tạp chí Khoa học

ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn số 24 (2008) đã viết: Thanh niên

là một nhóm xã hội dân cư có tính phức hợp (hetrogenousness) rất cao,hàm chứa trong đó nhiều sự đa dạng (diversities) về độ tuổi, giới tính, nghềnghiệp, địa bàn cư trú, định hướng giá trị, lợi ích, tâm linh và các mô hìnhứng xử (modes of behaviors) và lựa chọn xã hội (social preferences) [7]

Từ góc độ tâm lý học: Về mặt sinh học, các nhà nghiên cứu coi thanh

niên là một giai đoạn xác định trong quá trình “tiến hóa” của cơ thể Cácnhà tâm lý học thường nhìn nhận thanh niên là một giai đoạn chuyển tiếp từtuổi thơ phụ thuộc sang hoạt động độc lập với tư cách là một công dân cótrách nhiệm Ở giai đoạn này sự phát triển về thể chất đạt đến đỉnh cao, tuynhiên các yếu tố tâm lý mới được định hình và ổn định một cách tương đối.[4,tr 45]

Dưới góc độ kinh tế học: Thanh niên được xem là một lực lượng lao

động xã hội, nguồn bổ sung cho đội ngũ lao động trên tất cả các lĩnh vực,thường được chia làm 2 nhóm:

Nhóm sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thôngkhông có điều kiện học lên, tham gia ngay vào thị trường lao động Đó làlao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề

Nhóm sau khi tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học, dạy nghề (đãqua đào tạo nghề) sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động

Để nhìn nhận đánh giá thanh niên một cách tương đối toàn diện, có

thể bao hàm được các nội dung, ý nghĩa nêu trên, phạm vi đề tài này thanh

niên được hiểu là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ 16-30, là nhóm dân

cư có tính phức hợp cao, có thể chia thành các tiểu nhóm nhỏ khác nhau với một số tiêu chí như: độ tuổi, giới tính, nơi cư trú, nghề nghiệp Họ là thế hệ có sức khỏe thể chất đạt đến đỉnh cao, năng động, nhiệt huyết, là một lực lượng lao động xã hội quan trọng của Đất nước.

1.1.4.2 Khái niệm thanh niên nông thôn

Theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ

không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã".[12]

Trang 22

Trong bài Quản lý nhà nước về nông thôn, tác giả Phan Kế Vân chorằng: nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư trong đó có nhiềunông dân Tập hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội

và môi trường trong một thể chế chính trị nhất địn và chịu ảnh hưởng củacác tổ chức khác; phân biệt với thành thị

Khái niệm “nông thôn” thường đồng nghĩa với làng ,xóm,thôn….Trong tâm thức người Việt đó là một môi trường kinh tế sản xuấtvới nghề trồng lúa nước cổ truyền với những hình ảnh “thương hiệu” nhưcây đa, bến nước, mái đình Tuy nhiên, dưới tác động của quá trình côngnghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, của phong trào xây dựng nông thôn mớithì nông thôn Việt nam đang có những sự chuyển biến, thay đổi mạnh mẽ,

bộ mặt nông thôn ngày càng phát triển bộ, đời sống vật chất cũng như tinhthần của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, cùngvới sự phát triển đó, quá trình đô thị hóa nông thôn cũng đã và đang làmgia tăng một số vấn đề xã hội nhức nhối cần giải quyết như: ô nhiễm môitrường; tệ nạn xã hội; thất nghiệp, thiếu việc làm…

Từ những khái niệm về Thanh niên và nông thôn ở trên, theo tác giả,

Thanh niên nông thôn là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi, là một bộ phận của cư dân nông thôn, có sự tham gia vào những hoạt động sản xuất, sinh hoạt trong nông thôn.

1.1.4.3 Đặc điểm của thanh niên nông thôn

Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số năm 1989, có tới trên 75%thanh niên sống tại nông thôn Đây là một tầng lớp xã hội hết sức quantrọng của cộng đồng xã hội nông thôn, bởi lẽ họ là những chủ nhân cơ bảnsáng tạo nên xã hội, mặt khác đây là lực lượng lao động nòng cốt của nôngthôn

Đặc điểm tâm- sinh lý: Thanh niên nông thôn là một bộ phận của

thanh niên nên họ cũng mang trong mình những đặc điểm tâm-sinh lýchung của lứa tuổi thanh niên Khi bước vào lứa tuổi thanh niên, họ đều cónhững sự thay đổi về tâm-sinh lý so với giai đoạn phát triển trước Đây làgiai đoạn mà con người đạt đến đỉnh cao về sức khỏe, sự hoàn thiện về thểchất [4,tr 48] Tuy nhiên, Với thanh niên nông thôn, do điều kiện sống khókhăn hơn thành phố ,mức thu nhập thấp, ít thông tin, trình độ học vấnkhông cao, không đồng đều, cơ sở hạ tầng kinh tế chậm phát triển dẫn đếnviệc thiếu hiểu biết về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe nên thể lực, tầm vóc

Trang 23

của thanh niên nông thôn thường thấp và nhỏ hơn so với thanh niên thànhphố.

Bước sang tuổi thanh niên, các chức năng tâm lý của con người cũng

có nhiều thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển trí tuệ, khả năng tưduy Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng hoạt động tư duy của thanhniên rất tích cực và có tính độc lập, tư duy lý luận phát triển mạnh Sự pháttriển mạnh của tư duy lý luận liên quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo [4,tr54] Nhờ khả năng khái quát tốt, thanh niên có thể dễ dàng tự mình pháthiện ra những cái mới Với họ điều quan trọng là cách thức giải quyết vấn

đề được đặt ra chứ không phải loại vấn đề nào được giải quyết

Biểu tượng cái tôi ở lứa tuổi thanh niên được hình thành rõ nét Chính

sự ý thức rõ ràng và đầy đủ hơn về cái tôi đã làm cho thanh niên có khảnăng lựa chọn con đường đi tương lai, đặt ra vấn đề tự khẳng định và tìmkiếm vị trí cho riêng mình trong cuộc sống

Những thay đổi trong vị thế xã hội, trình độ phát triển của tư duy lýluận và hơn nữa một khố lượng tri thức lớn mang tính phương pháp luận vềcác quy luật của tự nhiên, xã hội mà thanh niên tiếp thu được trong nhàtrường và cuộc sống xã hội đã giúp họ thấy được các mối liên hệ giữa cáctri thức khác nhau, giữa các thành phần của thế giới Nhờ đó thanh niên bắtđầu biết liên kết các tri thức riêng lẻ lại với nhau để tạo nên một biểu tượngchung về thế giới cho riêng mình

Để chuẩn bị bước vào đời, thanh niên thường trăn trở với các câu hỏi

về ý nghĩa và mục đích cuộc sống, về cách xây dựng một kế hoạch sống cóhiệu quả, về lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp và ý nghĩa…Để giải đápcác câu hỏi này, khả năng nhận thức, đánh giá, cũng như khả năng thực tiễncủa mỗi cá nhân rất khác nhau, thể hiện rõ khoảng cách giữa sự phát triển

tự phát và sự phát triển có hướng dẫn Ở nước ta hiện nay, khi mà các giátrị xã hội có nhiều biến chuyển, không ít thanh niên chưa xác định đượcđược giá trị, ý nghĩa cuộc sống, không có định hướng nghề nghiệp rõ nét.Hiện tượng này tồn tại không phải đơn thuần do trình độ phát triển tâm lý ởlứa tuổi thanh niên chưa chín muồi mà quan trọng hơn là do những khiếmkhuyết trong giáo dục ở nhà trường, gia đình và xã hội Thanh niên nôngthôn, với những hạn chế, khó khăn trong tiếp cận giáo dục, thông tin nênvấn đề định hướng nghề nghiệp, xác định mục tiêu, lên kế hoạch cho tươnglai của họ còn nhiều hạn chế Xã hội nông thôn còn tồn tại nhiều phong tục,tập quán lạc hậu, nhiều vùng kinh tế lại dựa quá nhiều vào điều kiện tự

Trang 24

nhiên Nên một bộ phận thanh niên nông thôn còn tồn tại cách suy nghĩ lạchậu, có tư tưởng ỉ lại, thụ động, không dám đột phá, không đầu tư thời giancho việc học văn hóa, học nghề, tin học, ngoại ngữ, không dám thoát ly giađình đi làm xa, thanh niên nông thôn thường xây dựng gia đình sớm, thờigian lao động ở nông thôn thường theo mùa vụ có nhiều thời gian rảnh rỗithường tụ tập chơi bời, la cà nhậu nhẹt, tính kỷ luật trong lao động khôngcao.

Đặc điểm về trình độ học vấn: Kết quả điều tra về lao động và việc

làm, cho thấy trình độ học vấn của thanh niên trong những năm gần đâytăng nhanh Số thanh niên nông thôn được theo học và tốt nghiệp trung họcphổ thông tăng mạnh Theo số liệu điều tra lao động việc làm năm 2006 cảnước có 5.307.034 thanh niên nông thôn đang theo học, chiếm 88,9% trongtổng số thanh niên không hoạt động kinh tế của thanh niên nông thôn (tỷ lệnày tương đương với thanh niên đô thị) Đặc biệt trình độ học vấn hết trunghọc phổ thông của số thanh niên nông thôn tăng từ 12% năm 2003 lên16,76% năm 2007 Tuy nhiên con số này cũng nói lên rằng trình độ họcvấn của đa số thanh niên nông thôn vẫn còn ở mức thấp

Đặc điểm về trình độ chuyên môn nghề nghiệp: Do quá trình CNH,

HĐH nông nghiệp và nông thôn, cơ cấu kinh tế ở các địa bàn nông thônchuyển dịch nhanh chóng theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dichvụ… điều đó vừa đòi hỏi, vừa tạo cơ sở thúc đẩy thanh niên nông thôn họctập văn hóa chuyên môn và nghiệp vụ Thanh niên tham gia nhiều hơn các

dự án đào tạo nghề, dạy nghề và các chương trình xuất khẩu lao động nhờvậy trình độ chuyên môn nghiệp vụ cùa thanh niên nông thôn nhanh chóngđược nâng lên Theo số liệu của cuộc điều tra lao động việc làm năm 2002

có tới 87,63% thanh niên nông thôn không có chuyên môn kỹ thuật, đếnnăm 2007 số thanh niên nông thôn không có chuyên môn kỹ thuật, nghiệp

vụ giảm xuống còn 73,8% Đặc biệt số thanh niên nông thôn có trình độtrung học chuyên nghiệp và cao đẳng, đại học trở lên tăng, từ 1,3% năm

2002 lên 2,5% năm 2007 Tuy trình độ chuyên môn nghề nghiệp của thanhniên nông thôn đang ngày càng được nâng cao nhưng nhìn chung vẫn ởmức độ thấp,

Đặc điểm về lao động việc làm: đa số thanh niên nông thôn hiện nay

vẫn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu Tuy nhiên, dochuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động trongnông nghiệp và tăng dần lao đông trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng,

Trang 25

thương mại và dịch vụ, nên những năm qua nghề nghiệp và việc làm củathanh niên nông thôn có xu hướng biến đổi

Nhìn chung, dưới góc độ là một lược lượng lao động của xã hội, lựclượng lao động thanh niên nông thôn ở nước ta với sức trẻ, sự năng động,sáng tạo và nhiệt huyết của mình đang đóng vai trò quan trọng trong côngcuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nhưng mặt khác, lao động củathanh niên ở nông thôn cũng đang đặt ra nhiều vấn đề khó khăn thách thức,

đó là quá trình di chuyển lao động tự do, tâm lý thanh niên không hammuốn nghề nông, thu nhập trong nông nghiệp thấp, trình độ chuyên môntay nghề thấp chủ yếu là lao động phổ thông, chất lượng nguồn lực laođộng còn thấp…

1.2 Khái niệm chung về công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho Thanh niên nông thôn

1.2.1 Khái niệm công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn

Từ những khái niệm về công tác xã hội, khái niệm hỗ trợ việc làm và

khái niệm thanh niên nông thôn, theo tác giả: Công tác xã hội trong hỗ trợ

việc làm cho thanh niên nông thôn được hiểu là một hoạt động chuyên nghiệp hướng tới nhóm đối tượng là thanh niên nông thôn nhằm nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cho họ có được việc làm hoặc tự tạo được việc làm ở hiện tại và tương lai, có được thu nhập ổn định cho bản thân và gia đình, góp phần tích cực vào sự phát triển, tiến bộ của xã hội, góp phần đảm bảo nền an sinh xã hội.

1.2.2 Vai trò của công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn

Hiện nay, tỷ lệ lao động thất nghiệp, thiếu việc làm ở Việt nam vẫn

còn ở mức khá cao Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2015, số lao

động thất nghiệp thanh niên hiện đã chiếm tới 51,3% tổng số lao động thấtnghiệp cả nước Trong đó, tỷ trọng của khu vực nông thôn là 53,7% Laođộng thanh niên thiếu việc làm hiện chiếm khoảng 23,3% tổng số lao độngthiếu việc làm cả nước Vì thế, vấn đề giải quyết việc làm cho người laođộng, đặc biệt là lao động thanh niên nông thôn là một việc làm hết sứcquan trọng và cần thiết [1]

Với vai trò là nhân tố thúc đẩy sự thay đổi, tiến bộ của xã hội, gópphần giải quyết các vấn đề xã hội Công tác xã hội, cụ thể là nhân viên

Trang 26

công tác xã hội đang có những đóng góp tích cực, giữ vị trí, vai trò quantrọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội trong đó có vấn đề thấtnghiệp, thiếu việc làm của thanh niên nông thôn.

Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nôngthôn của nhân viên công tác xã hội được thể hiện qua một số vai trò nổi bậtsau:

Thứ nhất là vai trò giáo dục: Nhân viên công tác xã hội (NVCTXH)

thông qua các hoạt động truyền thông nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức,thái độ của thanh niên nông thôn và gia đình họ về tầm quan trọng của việclàm, tầm quan trọng của trình độ, chuyên môn trong việc làm, thay đổinhững nhận thức, thái độ không tích cực của họ về việc làm và đào tạonghề để có được việc làm Với trình độ văn hóa còn hạn chế, cộng thêmnhững yếu tố hạn chế trong tiếp cận thông tin, một bộ phận lớn thanh niênnông thôn còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học nghề,nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn để có được việc làm ổn định, manglại thu nhập đảm bảo cuộc sống Vì thế, vai trò giáo dục của công tác xã hộitrong vấn đề này là rất quan trọng, là vai trò cốt yếu đảm bảo sự hiệu quảcủa các hoạt động hỗ trợ khác Bởi lẽ, thanh niên chỉ có nhu cầu được họcnghề, được vay vốn để học tập, nâng cao trình độ chuyên môn khi họ nhậnthức được tầm quan trọng của điều đó đến quá trình tìm kiếm việc làm, tựtạo việc làm của họ

Thứ hai, nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là nhà tham vấn: Với

vai trò tham vấn, NVCTXH sẽ là người cung cấp thông tin, chia sẻ kiếnthức về các vấn đề liên quan đến việc làm, thị trường việc làm ở hiện tại vàtương lai cho đối tượng là thanh niên nông thôn cũng như gia đình họ để họ

có được sự định hướng và lựa chọn việc làm phù hợp, đúng đắn Để thựchiện tốt vai trò này, NVCTXH cần nắm bắt đầy đủ, chính xác các thông tin

về thị trường lao động việc làm ở địa phương và trên cả nước cũng như thịtrường lao động nước ngoài để đảm bảo các thông tin luôn cập nhật, phục

vụ nhu cầu thông tin về học nghề, việc làm, xuất khẩu lao động của thanhniên

Vai trò tham vấn là một vai trò vô cùng quan trọng của công tác xãhội, có tác động lâu dài đến vấn đề việc làm của thanh niên, bởi lẽ nếuthông tin được cung cấp chính xác, thanh niên sẽ chọn lựa được ngànhnghề học phù hợp với bản thân, với nhu cầu của thị trường lao động, của xãhội, đảm bảo tỷ lệ kiếm được việc làm, tự tạo việc làm thành công của

Trang 27

người học nghề cao hơn, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp, thiêuviệc làm của lao động nông thôn nói chung và thanh niên nói riêng Ngượclại nếu thông tin được đưa ra trong quá trình tham vấn, giới thiệu nghềkhông chính xác, không cập nhật sẽ dễ dẫn tới tình trạng thất nghiệp, thiếuviệc làm của người học nghề ngay khi đã được đào tạo nghề Điều nàykhông những ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động mà còn làm gia tăngnhững hệ lụy xã hội khác như : Thất nghiệp, thiếu việc làm, mất cân đốitrong cơ cấu lao động xã hội…

Thứ ba, NVCTXH đóng vai trò là người kết nối: Để hỗ trợ việc làm

cho thanh niên nông thôn cần sự hỗ trợ từ nhiều tổ chức, ban ngành khácnhau Vì thế, nvctxh sẽ là người kết nối, hỗ trợ để thanh niên nông thôn cóthể tiếp cận được với các nguồn lực đó, giúp họ giải quyết khó khăn củamình trong vấn đề việc làm Vai trò kết nối của công tác xã hội trong việc

hỗ trợ việc làm cho thanh niên, không chỉ thể hiện ở việc kết nối họ với cácnguồn lực với các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo nghề, các ngân hàng chovay vốn…mà còn là việc kết nối các đơn vị, các nguồn lực đó với nhau, tạothành một hệ thống cung cấp dịch vụ, hỗ trợ toàn diện nhất về việc làm chothanh niên

Thứ tư, NVCTXH đóng vai trò là người tư vấn, hỗ trợ pháp lý: vấn đề

việc làm cho lao động nông thôn nói chung và thanh niên nông thôn nóiriêng đã và đang được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm Nhiều chínhsách, chương trình về hỗ trợ tạo việc làm cho lao động nông thôn đã được

đề ra Tuy nhiên, một số trường hợp người dân lại chưa được tiếp cận vớinhững chính sách này do thiếu thông tin hoặc gặp những khó khăn trongviệc làm thủ tục, hồ sơ pháp lý Vì thế, công tác xã hội trong hỗ trợ việclàm cho thanh niên nông thôn, sẽ đóng vai trò giúp đỡ để thanh niên nôngthôn có được sự hỗ trợ pháp lý cần thiết để có thể tiếp cận với các chínhsách, chương trình về việc làm của Nhà nước cũng như các tổ chức khác

Từ đó, thanh niên có được những nguồn lực, điều kiện cần thiết để giảiquyết khó khăn của mình về việc làm Không những vậy, với vai trò tư vấn,

hỗ trợ pháp lý này, các chính sách, chương trình hỗ trợ việc làm của Nhànước và các tổ chức, đơn vị khác sẽ đi vào cuộc sống 1 cách sâu rộng hơn,phát huy tối đa hiệu quả của các chính sách đó

Thứ năm, NVCTXH đóng vai trò là người huy động nguồn lực: Để hỗ

trợ đối tượng giải quyết vấn đề khó khăn của họ, NVCTXH cần huy độngnguồn lực từ nhiều nguồn khác nhau, những nguồn lực mà NVCTXH cầnhuy động trước tiên đó là nội lực của chính đối tượng, nhóm đối tượng và

Trang 28

cộng đồng đó Bên cạnh đó, NVCTXH cũng sẽ huy động những nguồn lựcbên ngoài cho quá trình hỗ trợ đối tượng, bao gồm cả nguồn lực vật chất vànguồn lực tinh thần.

Thứ sáu, NVCTXH đóng vai trò là người biện hộ chính sách: Trong

quá trình thực hiện các hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm chothanh niên nông thôn, NVCTXH sẽ có những đề xuất, kiến nghị và thammưu với các cơ quan chức năng có thẩm quyền về bổ sung, chỉnh sửa hayban hành các chính sách liên quan hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên nôngthôn Nhờ đó, các luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ tạoviệc làm cho lao động nông thôn nói chung và thanh niên nông thôn nóiriêng sẽ phát huy được tính hiệu quả cao nhất, góp phần giải quyết nạn thấtnghiệp, thiếu việc làm hiện nay

1.2.3 Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thông

Để thực hiện những vai trò của mình trong vấn đề hỗ trợ việc làmcho thanh niên nông thôn, công tác xã hội có những hoạt động quan trọngsau:

Hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về vấn đề việc làm: hoạt

động này nhằm nâng cao nhận thức của bộ phận thanh niên nông thôn cũngnhư người dân trong cộng đồng về tầm quan trọng của việc làm, của việchọc tập, nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, tay nghề, thay đổinhững nhận thức, thái độ, hành vi không tích cực của họ trong việc tiếp cậnvới việc làm Hoạt động truyền thông này được triển khai với nhiều hìnhthức phong phú như: phát thanh, tờ rơi, hội thảo…và được lồng ghép vàocác hoạt động của các hội đoàn khác nhau như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụnữ…Với hoạt động truyền thông hướng tới đối tượng thanh niên thì vai tròcủa Đoàn Thanh niên là vô cùng quan trọng, bởi lẽ, đây là tổ chức củathanh niên, là tổ chức gắn liền, sâu sát và có sự lôi cuốn, ảnh hưởng nhấtvới thanh niên

Hoạt động hỗ trợ học nghề: Để hỗ trợ thanh niên trong vấn đề học

nghề, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn công tác xã hội có nhữnghoạt hình thức hỗ trợ cụ thể như:

Tư vấn luật pháp, chính sách về đào tạo nghề: Hiện nay, Đảng và Nhànước ta đã và đang dành rất nhiều sự quan tâm cho đối tượng thanh niênnông thôn với nhiều chính sách về hỗ trợ đào tạo nghề Để những chínhsách này thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả trong việc nâng cao

Trang 29

trình độ văn hóa, chuyên môn của đội ngũ lao động nông thôn nói chung vàthanh niên nói riêng thì điều quan trọng là cần phổ biến các chính sách nàyđến với thanh niên, giúp họ nắm bắt được quyền lợi, lợi ích mà mình đượchưởng từ các chính sách đó.

Tham vấn, tư vấn chọn nghề, định hướng nghề nghiệp: Để công tác hỗtrợ đào tạo nghề đạt được hiệu quả thì một vấn đề quan trọng khác cầnđược quan tâm đó là làm sao để người lao động, để thanh niên có đượcnhững kiến thức, hiểu biết để chọn được ngành nghề học đúng đắn, phùhợp với bản thân, với nhu cầu của xã hội Đây chính là một khâu quantrọng đảm bảo cho thanh niên có được việc làm sau khi đào tạo nghề, tránhtình trạng đào tạo tràn lan, không bám sát mục tiêu nhu cầu của thị trườnglao động Để làm được được điều này, khi tham vấn, tư vấn chọ nghề chothanh niên, nhân viên xã hội cần có kiến thức, thông tin cập nhật, chính xác

về thị trường lao động tại địa phương, trong nước cũng như quốc tế để cóđược những tư vấn chính xác nhất cho thanh niên

Kết nối với các đơn vị đào tạo nghề: Hiện nay, có rất nhiều các đơn vị

có đào tạo nghề với các cấp bậc từ sơ cấp nghề đến cao đẳng nghề Tuynhiên, đa phần thanh niên nông thôn lại rất hạn chế trong việc tiếp cận vớicác thông tin đó Vì vậy, sau khi đã chọn được ngành nghề học tập phù hợpthì điều quan trọng là phải kết nối họ đến với các đơn vị đào tạo nghề đó,đảm bảo cho họ một môi trường học tập tin cậy, hiệu quả và phù hợp với

họ Một trong những hoạt động quan trọng của hình thức kết nối này đó làphối hợp với các đơn vị, trường dạy nghề có uy tín, chất lượng tổ chức cácbuổi giới thiệu, cung cấp thông tin về các ngành nghề đang được đào tạo tạitrường và xu hướng lựa chọn nghề để thanh niên có được cái nhìn toàn diện

về các ngành nghề và lựa chọn được nghề học cho phù hợp trong rất nhiềucác nghề đang được đào tạo tại các cơ sở

Hoạt động hỗ trợ vay vốn: Để hỗ trợ thanh niên nông thôn tiếp cận

được với nguồn vốn vay và sử dụng nguồn vốn vay đó hiệu quả, giải quyếtđược khó khăn của mình trong vấn đề việc làm, công tác xã hội có một sốhình thức hỗ trợ cụ thể đó là:

Tư vấn, cung cấp thông tin về chính sách vay vốn: Trước tiên,NVCTXH sẽ cung cấp thông tin về các chính sách vay vốn của Nhà nước

và địa phương cũng như một số tổ chức khác như: Ngân hàng chính sách

xã hội, các ngân hàng ngoài Nhà nước, nguồn quỹ của Đoàn Thanh niên,Hội Phụ nữ

Trang 30

Giới thiệu, kết nối thanh niên với các đơn vị, tổ chức cho vay vốn:Đây là hoạt động thể hiện rất rõ vai trò kết nối của công tác xã hội Nhânviên xã hội sẽ là cầu nối giữa thanh niên với các đơn vị cho vay vốn đồngthời cũng là người hướng dẫn họ làm các thủ tục hành chính cần thiết để cóthể tiếp cận với nguồn vốn đó.

Tham vấn sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả: Để giúp cho những đồngvốn vay phát huy được giá trị cao nhất trong việc giúp thanh niên giảiquyết vấn đề việc làm của mình, công tác xã hội tham vấn cho thanh niên

sử dụng nguồn vốn vay đó sao cho hiệu quả nhất, phù hợp với những nhucầu việc làm ở hiện tại và tương lai của họ như: học nghề, mở rộng và pháttriển sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lao động…Tránh tình trạng sử dụngnguồn vốn vay không đúng mục đích, không mang lại giá trị cho ngườiđược vay và làm cho họ không có khả năng hoàn trả vốn vay đó

Hoạt động hỗ trợ tìm kiếm việc làm: Công tác xã hội sẽ giữ vai trò là

kết nối giữa các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở tuyển dụng lao động vớinhững cá nhân có nhu cầu tìm việc làm Trong quá trình kết nối này,NVCTXH cũng sẽ tham vấn giúp cho đối tượng lựa chọn được công việcphù hợp nhất với trình độ cũng như mong muốn của bản thân Hiện nay,xuất khẩu lao động đi nước ngoài đang là một giải pháp quan trọng trongviệc giải quyết việc làm ở nông thôn và Nhà nước cũng đã có một số chínhsách quan trọng trong việc hỗ trợ chi phí cho người lao động đi nước ngoài

Vì thế, việc kết nối, giới thiệu thanh niên với các công ty tuyển dụng laođộng xuất khẩu đi nước ngoài cũng đang được rất chú trọng

1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội trong

hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn

1.3.1 Yếu tố chủ quan

Một số yếu tố liên quan đến bản thân thanh niên nông thôn:

Yếu tố sức khỏe: Sức khỏe của con người là tổng hòa của ba yếu tố:sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội Sức khỏe thể chất

là yếu tố quan trọng đầu tiên trong việc tìm kiếm việc làm, đồng thời mộttinh thần khỏe mạnh cũng là kiện để tạo nên sự say mê, niềm hứng khởi vớicông việc

Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật của thanh niên của thanh niên:

Số lượng thanh niên nông thôn chưa qua đào tạo nghề hiện nay là rất lớn,chủ yếu là lao động phổ thông Vì thế, họ rất khó để tìm được việc làm ổnđịnh do không thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng Cũng chính

Trang 31

vì trình độ văn hóa còn hạn chế nên kỹ năng tìm kiếm việc làm hay pháttriển kinh tế, tự tạo việc làm của thanh niên nông thôn cũng gặp rất nhiềukhó khăn.

Sự nỗ lực, ý chí của bản thân: Sự nỗ lực và cố gắng của mỗi cá nhân

là rất quan trọng, tuy nhiên một số thanh niên nông thôn hiện nay lại luôn

đổ lỗi cho số phận, không tìm cách vượt qua khó khăn, vẫn tồn tại cách suynghĩ lạc hậu, có tư tưởng ỉ lại, thụ động, không dám đột phá, không đầu tưthời gian cho việc học văn hóa, học nghề, tin học, ngoại ngữ, không dámthoát ly gia đình đi làm xa, thanh niên nông thôn thường xây dựng gia đìnhsớm, thời gian lao động ở nông thôn thường theo mùa vụ có nhiều thời gianrảnh rỗi thường tụ tập chơi bời, la cà nhậu nhẹt, tính kỷ luật trong lao độngkhông cao

Định hướng việc làm phù hợp: Định hướng về việc làm của thanhniên được thể hiện trong suy nghĩ, quan điểm, nhận thức của bản thânthanh niên trong việc chọn lựa ngành nghề học, chọn lựa công việc để làm,chọn lựa nơi làm việc Nếu thanh niên lựa chọn ngành nghề học tập, côngviệc phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân, phù hợp với yêu cầu, xuhướng của xã hội thì việc tìm kiếm việc làm sẽ đơn giản hơn, bản thân họ

sẽ có niềm hứng thú, say mê với công việc của mình Từ đó họ sẽ cốnghiến hết mình cho công việc, tạo ra đựơc nhiều nhất giá trị cho bản thân,gia đình và xã hội Ngược lại nếu thanh niên không có định hướng côngviệc phù hợp, rất dễ họ trở thành những người thất nghiệp ngay cả khi đãhọc nghề do không phù hợp với năng lực của bản thân, nhu cầu của xã hộihoặc sẽ không có được sự say mê, yêu thích với công việc của mình

1.3.2 Yếu tố khách quan

Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của địa phương: Ở các vùng nôngthôn hiện nay, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu và là nguồn thu nhậpchính của người dân Tuy nhiên, một số địa bàn do thời tiết không thuậnlợi, địa hình chia cắt, đất đai hạn hẹp, thoái hóa đã làm ảnh hưởng rất nhiềuđến công việc sản xuất nông nghiệp của người dân Cơ sở hạ tầng, giaothông đi lại là một yếu tố quan trong ảnh hưởng tới các hoạt động cung cấpkiến thức, thông tin liên quan tới việc làm cho thanh niên Tuy nhiên, ở một

số vùng nông thôn, điều kiện kinh tế-xã hội, giao thông đi lại còn rất khókhăn nên việc truyền tải, tiếp nhận các thông tin gặp rất nhiều khó khăn,hạn chế Khi kinh tế khó khăn, hệ thống các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, công

Trang 32

ty trên địa bàn không có hoặc rất ít sẽ dẫn tới cơ hội tìm được vệc làm củathanh niên bị hạn chế đi rất nhiều

Các chính sách việc làm của Nhà nước và địa phương: Hiện nayĐảng và Nhà nước đã có rất nhiều những chương trình, chính sách liênquan đến hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn: như chính sách đào tạonghề, chính sách hỗ trợ vay vốn, chương trình xuất khẩu lao động cho laođộng nông thôn… Nhờ tiếp cận những chính sách này, rất nhiều thanh niênnông thôn đã được đào tạo nghề, có được việc làm hoặc tự tạo việc làm nhờnguồn vốn được hỗ trợ Tuy nhiên, tình trạng đào tạo nghề không có địnhhướng, không quan tâm đến đầu ra cho học viên đã khiến một bộ phậnkhông nhỏ thanh niên nông thôn hiện nay không tìm được việc làm phùhợp sau khi học nghề Đây cũng là một câu hỏi lớn được đặt ra cho côngtác đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn trong thời gian tới

Sự quan tâm của của chính quyền địa phương đến việc làm của ngườidân cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc làm của họ Bởi lẽ, chính quyền cấpxã/phường chính là cấp gần dân nhất, thấu hiểu dân nhất Hơn nữa, đây còn

là cấp trực tiếp triển khai các chương trình, chính sách việc làm của Nhànước đến với người dân, đưa các chính sách đó đi vào cuộc sống của ngườidân Hỗ trợ họ tối đa trong vấn đề việc làm

Sự tham gia của các tổ chức xã hội trong hoạt động hỗ trợ tạo việclàm cho thanh niên nông thôn: Trong những năm gần đây, các đơn vị ĐoànThanh niên thường xuyên tổ chức các hội chợ giới thiệu việc làm hay ngàyhội việc làm đã tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên nói chung và thanhniên nông thôn nói riêng có cơ hội có được những công việc phù hợp Cùngvới đó, sự đầu tư, hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nướctrong việc triển khai các dự án hướng tới thanh niên nông thôn cũng giúpcho thanh niên nông thôn có được những cơ hội phát triển tốt hơn

Trình độ chuyên môn của cán bộ xã hội, cán bộ phụ trách công tác laođộng- việc làm tại các địa phương: Đây là một yếu tố vô cùng quan trọngảnh hưởng tới chất lượng của hoạt động truyền thông, cung cấp kiến thức,thông tin về việc làm, định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề cho thanhniên Thông tin được cung cấp kịp thời, chính xác sẽ giúp cho thanh niên

có được những lựa chọn phù hợp, đúng đắn cho công việc của mình, giúp

họ giải quyết những khó khăn trong vấn đề việc làm Ngược lại nếu thôngtin được cung cấp không chính xác, kịp thời sẽ dễ dẫn tới những lựa chọnkhông phù hợp, những cơ hội việc làm bị bỏ qua

Trang 33

Yếu tố gia đình: Một số yếu tố gia đình có ảnh hưởng đến việc làmcủa thanh niên như: Điều kiện kinh tế , trình độ văn hóa của bố mẹ, nghềnghiệp của bố mẹ, sự quan tâm của bố mẹ

- Điều kiện kinh tế gia đình: Với những hộ gia đình nghèo, hộ giađình có hoàn cảnh đặc biệt thì việc con cái họ được học hành, được đào tạonghề là rất khó khăn cảnh khó khăn.Với những thanh niên chưa lập giađình trong độ tuổi từ 16-18 là đối tượng đang còn phụ thuộc rất nhiều vàogia đình, cả về kinh tế lẫn sự bao bọc Vì thế những sự hỗ trợ từ phía giađình trong giai đoạn này là rất quan trọng với nhóm thanh niên này

- Trình độ văn hóa của bố mẹ: Nếu gia đình có nhận thức tốt về vấn

đề việc làm của con em mình trong tương lai thì các em sẽ dễ dàng đượctạo điều kiện để đi học nghề nếu không có khả năng học tiếp lên trung họcphổ thông Ngược lại, nếu gia đình chưa có nhận thức đầy đủ về vấn đềviệc làm, tầm quan trọng của trình độ chuyên môn đến việc làm tương laisau này thì rất dễ các em sẽ phải ở nhà phụ giúp công việc hoặc tới cácthành phố để tìm kiếm việc làm Với trình độ chuyên môn không có, các

em sẽ rất khó để tìm được việc làm hoặc nếu có thì đa phần sẽ phải làm cáccông việc nặng nhọc, thu nhập thấp, không ổn định Một khía cạnh quantrọng khác để nói lên sự ảnh hưởng của gia đình đối với việc làm của

- Nghề nghiệp của bố mẹ: Rất nhiều những bậc phụ huynh luônhướng, thậm chí là ép buộc con em mìn theo ngành nghề của bản thân vàkhông quan tâm rằng con mình có thích, có đam mê công việc đó haykhông Điều này đã vô tình tạo nên một lớp những thanh niên- nhữngngười lao động không tâm huyết, không say mê với nghề, bên cạnh đó vì

“bị ép” học nghề mà mình không thích, không phù hợp với năng lực nênkết quả đầu ra trình độ chuyên môn của những thanh niên này cũng sẽkhông cao và khi trình độ chuyên môn không đạt thì đó lại là nguyên nhân

để những thanh niên này rơi vào tình cảnh thất nghiệp dù đã qua đào tạonghề

1.4 Luật pháp, Chính sách của Nhà nước và địa phương về hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn

1.4.1 Quan điểm của Đảng và Chính sách của Nhà nước hỗ trợ việc làm cho Thanh niên nông thôn

Đảng và Nhà nước ta luôn coi con người là trung tâm, vừa là mụctiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững Chính vì vậy, vấn đề giảiquyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động thanh niên luôn làmột trong những định hướng cơ bản phát triển kinh tế - xã hội

Trang 34

Mục tiêu của chính sách lao động và giải quyết việc làm của Đảng ta

là hướng vào giải phóng sức sản xuất, giải phóng và phát huy mọi tiềmnăng sức lao động, khơi dậy tiềm năng của mọi người và toàn xã hội, coitrọng giá trị sức lao động, mở rộng cơ hội cho mọi người đều phát triển.Những quan điểm, tư tưởng của Đảng ta được thể hiện rất rõ trong các vănkiện Đại hội của Đảng Đặc biệt tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IXĐảng ta khẳng định: "Giải quyết việc làm là một trong những chính sách cơbản của quốc gia" [14, tr.201]

Ngày 25-7- 2008 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị

quyết số 25-NQ/TW về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với côngtác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH", trong đó Đảng ta chỉ rõ:

"Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập vàcải thiện đời sống cho thanh niên" [12]

Cùng với đó, Đảng và Nhà nước ta cũng đã banh hành nhiều Nghịquyết và chính sách tạo đà cho thanh niên khởi nghiệp và lập nghiệp bềnvững:

Chỉ thị 06/2005/TTg của Thủ tướng chính phủ về phát huy vai trò củathanh niên trong tham gia phát triển kinh tế-xã hội

Luật Thanh niên số 53/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 đã cómột chương về vấn đề việc làm cho thanh niên

Quyết định số 603/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triểndạy nghề thời kì 2011-2020 Với mục tiêu, đến 2020, dạy nghề đáp ứngđược nhu cầu thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng , cơ cấu nghề

và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ cácnước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới.[12]

Đề án 1956 về đạo tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày ngày 27 tháng 11 năm 2009 Trong quyết định này đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước talà: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhànước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao độngnông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho laođộng nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơhội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động vàtạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nôngthôn” [12] Đề án đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ đối với người học, đối

Trang 35

với giáo viên, giảng viên và đối với cơ sở đào tạo nghề cho lao động nôngthôn.

Quyết định số: 365/2004/QĐ-NHNN về việc cho vay vốn đối với laođộng đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là người lao động thuộc hộ nghèo

1.4.2 Văn bản chỉ đạo của Tỉnh Phú Thọ về hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn

Xã Tạ xá là một xã trung du miền núi của Tỉnh Phú thọ, điều kiệnkinh tế- xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế của người dân chủ yếu

là hoạt động nông nghiệp và thủ công nghiệp nhỏ như đan lát, làm nón…Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Nhà nước về công tác hỗ trợ việclàm cho thanh niên nông thôn, các cấp lãnh đạo Xã Tạ xá cũng luôn chútrọng triển khai có hiệu quả nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ cho thanh niêntrong xã được đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cũng như tiếp cận được cácnguồn vốn để tự tạo việc làm, phát triển kinh tế

Do điều kiện kinh tế-xã hội còn khó khăn nên số lượng thanh niên họcxong THPT không thể tiếp tục theo học Đại học là khá đông Vì thế, Banchấp hành Đoàn Thanh niên Xã Tạ xá, mỗi năm đều tổ chức một buổi hộithảo chia sẻ về định hướng học nghề, định hướng nghề nghiệp việc làmtương lai ho các em học sinh vừa tốt nghiệp THPT và không tiếp tục theohọc tại các trường Đại học, Cao Đẳng cũng như các đối tượng khác có nhucầu

Hoạt động tuyên dương, khen thưởng cho các thanh niên làm ăn kinh

tế giỏi: Mỗi năm, UBND xã kết hợp với Đoàn Thanh niên đều tổ chức xétduyệt và khen thưởng cho các đoàn viên, thanh niên làm ăn kinh tế giỏi.Hoạt động liên kết với các cơ sở, đơn vị đào tạo nghề: Nằm trongchuỗi các hoạt động về hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên, UBND xãthường xuyên liên kết với một số đơn vị đào tạo nghề trên địa bàn Tỉnh tổchức các buổi tư vấn nghề nghiệp cho thanh niên trong xã Đồng thờiUBND xã cũng có chính sách liên kết với một số công ty chuyên xuất khẩulao động để tạo điều kiện cho lao động trong xã nói chung và thanh niênnói riêng tiếp cận được với một cơ hội việc làm ở nước ngoài đảm bảo, antoàn

Tiểu kết chương 1

Như vậy, trong chương 1 nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác xã hộitrong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn, tác giả đã đưa ra được một

Trang 36

số khái niệm cơ bản như: Khái niệm công tác xã hội; khái niệm thanh niên,thanh niên nông thôn; khái niệm việc làm, khái niệm hỗ trợ việc làm Đây

là một số khái niêm quan trọng, là cơ sở để người nghiên cứu xây dựngkhái niệm công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn

là: “Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn là một

hoạt động chuyên nghiệp hướng tới nhóm đối tượng là thanh niên nông thôn nhằm nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cho họ có được việc làm hoặc tự tạo được việc làm ở hiện tại và tương lai, có được thu nhập ổn định cho bản thân và gia đình, góp phần tích cực vào sự phát triển, tiến bộ của xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.”

Từ khái niệm Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niênnông thôn, người nghiên cứu cũng đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về một sốnội dung liên quan như: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làmcho thanh niên nông thôn; vai trò của công tác xã hội trong hỗ trợ việc làmcho thanh niên nông thôn; các chính sách, luật pháp của Nhà nước và địaphương về hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn; các yếu tố ảnh hưởngđến việc làm cho thanh niên nông thôn Từ đó đi đến một số kết luận sau: Thanh niên nông thôn gặp khó khăn trong vấn đề việc làm chính làmột trong những đối tượng của công tác xã hội Để hỗ trợ họ giải quyếtnhững khó khăn đó, công tác xã hội có một số hoạt động tiêu biểu đó là:Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về vấn đề việc làm, hoạt động

hỗ trợ học nghề, hoạt động hỗ trợ vay vốn, hoạt động tư vấn giới thiệu việclàm

Công tác xã hội đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợviệc làm cho thanh niên nông thôn, một số vai trò nổi bật đó là: Vai trògiáo dục, vai trò tham vấn, vai trò kết nối, vai trò huy động nguồn lực, vaitrò biện hộ chính sách, vai trò tư vấn hỗ trợ pháp lý

Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn phụthuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Các nhóm yếu tố cơ bao gồm: Nhómyếu tố chủ quan (sức khỏe, trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật, sự nỗlực ý chí, định hướng việc làm phù hợp…), những yếu tố khách quan (điềukiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của địa phương; chính sách việc làm của Nhànước và địa phương; sự tham gia của các tổ chức xã hội; trình độ chuyênmôn của cán bộ xã hội; yếu tố gia đình…)

Trang 37

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến thế hệ thanh niên, thanh niênnông thôn và cũng đã có nhiều chính sách, chương trình để hỗ trợ thanhniên nông thôn trong vấn đề việc làm Tuy nhiên việc thực hiện các chươngtrình, chính sách đó còn chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa đạt được hiệuquả tối đa Vì thế, cần có sự theo dõi, đánh giá chính xác để có những bổsung, điều chỉnh cho phù hợp.

Việc đưa ra khái niệm, các hoạt động, vai trò của công tác xã hội trong

hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn cũng như những luật pháp, chínhsách của Nhà nước và địa phương về hỗ trợ việc làm cho thanh niên nôngthôn, các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của thanh niên nông thôn là cơ sởquan trọng để nghiên cứu, điều tra, đánh giá về thực trạng công tác Thựctrạng công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho Thanh niên nông thôn tại

Xã Tạ xá, Huyện Cẩm khê, Tỉnh Phú thọ trong chương tiếp theo

Trang 38

Chương 2: Thực trạng công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho thanh

niên tại Xã Tạ xá, Huyện Cẩm khê, Tỉnh Phú thọ

2.1 Đặc điểm địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.1.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Tạ Xá là một xã trung du miền núi nằm phía Tây – Nam của huyệnCẩm Khê, tỉnh Phú Thọ Xã Tạ Xá tiếp giáp với các xã:

+Phía đông giáp xã Chương Xá

+Phía Tây giáp Hương Lung

+Phía Nam giáp với xã Yên Tập

+Phía Bắc giáp xã xã Sơn Tình và xã Phú Khê

Điều kiện tự nhiên.

* Địa hình, đất đai:

Theo tài liệu thống kê năm 2016, tổng diện tích tự nhiên của xã Tạ xá

là 779.5 ha, trong đó đất nông nghiệp là 599.86 ha, đất phi nông nghiệp là131,86 ha

* Thời tiết, khí hậu:

Theo số liệu điều tra của trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Phú Thọ,

xã Tạ Xá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Bắc Bộ.Lượng mưa trung bình hàng năm đo được 1300mm, lượng mưa cao nhấtvào tháng 7, tháng 8 chiếm 70% lượng mưa cả năm

Nhiệt độ trong năm: nhiệt độ trung bình năm = 22 – 230 C, nhiệt độcao nhất trong năm: 390 C, nhiệt độ thấp nhất trong năm: 70 C; độ ẩm trungbình tháng cao nhất 81 %; trung bình thấp nhất là 52%

Là vùng ít bị ảnh hưởng của gió bão Tuy nhiên hàng năm vẫn bị ảnhhưởng của gió lốc, gió xoáy mưa to, lũ quét, sạt lở đất vào những tháng đầu vàcuối mùa hè

2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội

Điều kiện kinh tế

Tạ Xá là một xã thuần nông như nhiều xã khác ở huyện Cẩm Khê.Cây lương thực chủ yếu là cây lúa gạo Bên cạnh đó người dân xã còntrồng thêm rau và các loại cây gia vị khác như: bắp cải, su hào, hành tỏi Ngoài ra cây sắn được trồng khá phổ biến trên các nương sắn, triền đồi, hay

Trang 39

tại vườn nhà Ngoài làm nông nghiệp, trong xã còn có một số nghề truyềnthống thủ công như đan lát, làm mộc, làm nón…

Cơ cấu kinh tế bao gồm:

+ Nông ghiệp chiếm 56%

+ Chăn nuôi chiếm 20%

+ Thương mại dịch vụ chiếm 6%

+ Kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ 18%

Mức tăng trưởng kinh tế đạt 15,4% (năm 2015) [11]

Chính trị - văn hóa – xã hội

+ Dân số: Dân số toàn xã đến năm 2016 có 978 hộ với 3223 khẩu, với

100% là người kinh [11]

Tuy nhiên là một xã nông nghiệp, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiềukhó khăn nên trình độ văn hóa của người dân còn nhiều hạn chế, lao độngtrong xã chủ yếu là lao động phổ thông chưa được đào tạo nghề, trình độvăn hóa không đồng đều, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vàp sảnxuất hiệu quả chưa cao, số lao động trẻ có trình độ văn hóa trung học phổthông là 35%, đây là lực lượng có khả năng tiếp thu kiến thức khoa học kỹthuật áp dụng vào thực tế sản xuất

+ Tôn giáo: xã Tá Xá là xã công giáo toàn tòng, 100% người dân

trong xã theo đạo Công giáo

+ Phân khu hành chính: Toàn xã có 10 khu hành chính: khu 1, khu 2,

khu 3, khu 4, khu 5, khu 6, khu 7, khu 8, khu 9 và khu 10 Mặc dù khôngphải chính thức nhưng xã còn được chia thành 8 xóm sau: Tự Do, ĐoànKết, Phú Cường, Phú An, Dân Chủ, Giáp Xuân, Liên Minh, Đồng Huệ.[10]

+ Tình hình an ninh, trật tự: So với mặt bằng chung của huyện, tỷ lệ

người vi phạm pháp luật ở Tạ Xá đang thấp nhất, chưa phát hiện đượcngười nghiện ma tuý và không có vụ việc phức tạp xảy ra Bà con nhân dântrong xã luôn nêu cao tinh thần sống tốt đời, đẹp đạo, chấp hành nghiêmchỉnh luật pháp của Nhà nước, xây dựng mối quan hệ đoàn kết với các tôngiáo bạn xung quanh

2.1.2 Đặc điểm khách thể nghiên cứu

Tổng số thanh niên của xã Tạ xá có 978 người, chiếm 30,4 % dân số

và chiếm 50% lực lượng lao động xã hội trong toàn xã Trong đó có 520thanh niên trong độ tuổi từ 16-30 tuổi không đi học nữa Những thanh niênnày đa số chỉ học hết lớp 9, bỏ học ở nhà phụ giúp bố mẹ, cũng do vậy, đa

Trang 40

số họ không có việc làm hoặc thường xuyên thiếu việc làm và đây cũngchính là một trong những nguyên nhân của tình trạng nghèo trong xã.

Nghiên cứu mẫu 50 thanh niên(không còn đi học) trong tổng số 520người, người nghiên cứu thu được một số thông tin chung về độ tuổi, nghềnghiệp, thu nhập trung bình một tháng, trình độ văn hóa, trình độ chuyênmôn kỹ thuật, để có cái nhìn tổng thể, khách quan về đối tượng hơn vàthông qua đó có thể có căn cứ xác thực hơn phục vụ cho việc giải thích, luậngiải các vấn đề nghiên cứu

Bảng 2.1: Đặc điểm thanh niên nông thôn xã Tạ Xá, huyện Cẩm

Khê, tỉnh Phú Thọ (N=50) ST

Cao đẳng, đại học và trên

đại học

(Nguồn: Theo kết quả điều tra nghiên cứu của sinh viên)

Giới tính của thanh niên xã Tạ xá có sự chênh lệch đáng kể, với tỷ lệthanh niên nam là 58%( tương ứng với 29 người trong số 50 người đượchỏi) trong khi tỷ lệ thanh niên nữ là 42% (tương ứng 21 người)

Ngày đăng: 21/05/2018, 19:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị Loan, Lao động việc làm ở Việt Nam 2015: Nỗ lực nhưng chưa đạt kỳ vọng, ngày 28/12/2015, Báo điện tử kinh tế và dự báo ,http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/2-4925-lao-dong-viec-lam-o-viet-nam-2015--no-luc-nhung-chua-dat-ky-vong.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lao động việc làm ở Việt Nam 2015: Nỗ lực nhưng chưađạt kỳ vọng
2. Hoàng Văn Lộc, Dương Thị Ngọc Dương, Phạm Duy Yên, Nguyễn Vân (2005), Từ điển Anh- Việt, Nxb. Từ điển Bách Khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Anh- Việt
Tác giả: Hoàng Văn Lộc, Dương Thị Ngọc Dương, Phạm Duy Yên, Nguyễn Vân
Nhà XB: Nxb. Từ điển Bách Khoa
Năm: 2005
3. Bùi Thị Xuân Mai(2012), Giáo trình nhập môn công tác xã hội, Nxb. Lao động- Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nhập môn công tác xã hội
Tác giả: Bùi Thị Xuân Mai
Nhà XB: Nxb. Lao động- Xã hội
Năm: 2012
4. . Nguyễn Hồng Nga, 2011, giáo trình hành vi con người và môi trường xã hội, Nxb. Lao động- Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình hành vi con người và môi trường xã hội
Nhà XB: Nxb. Lao động- Xã hội
5. Minh Tâm, Thanh Nghị, Xuân Lâm(1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Thanh Hóa Luận án tiến sĩ , trường ĐHSP Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Minh Tâm, Thanh Nghị, Xuân Lâm
Nhà XB: Nxb. Thanh Hóa Luận án tiến sĩ
Năm: 1998
6. Nguyễn Mạnh Tiến, Các khái niệm cơ bản về lao động và việc làm, ngày 7- 8-2013, Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER),https://voer.edu.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các khái niệm cơ bản về lao động và việc làm
7. Phạm Hồng Tung (2008), Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế: một số vấn đề về khái niệm và cách tiếp cận, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Khoa học xã hội và nhân văn- Số 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế: một số vấn đề về khái niệm và cách tiếp cận
Tác giả: Phạm Hồng Tung
Năm: 2008
9. Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ ,http://www.phutho.gov.vn/ Link
10. Cổng thông tin điện tử huyện Cẩm Khê, http://camkhe.phutho.gov.vn/ Link
12. Trang Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật http://vbpl.vn/TW/Pages/Home.aspx Link
8. Lịch sử Đảng bộ xã Tạ Xá năm 1940-2015, Nhà xuất bản chính trị quốc gia- chịu trách niệm ban hành Đảng bộ xã Tạ Xá khóa III, nhiệm kỳ 2010-2015 Khác
11. Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2015 của xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w