1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng nghèo về vấn đề ô nhiễm môi trường tại xóm Trại, xã Nga My, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

24 297 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,07 MB
File đính kèm ctxh với người nghèo.zip (1 MB)

Nội dung

Môi trường là một nhân tố vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người và tất cả các sinh vật trên trái đất. Một môi trường trong lành, không ô nhiễm là một tiền đề quan trọng cho sự phát triển toàn diện của con người. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của xã hội hiện nay thì ô nhiễm môi trường đang trở thành một vấn đề nóng bỏng và nhức nhối trên toàn cầu chứ không riêng gì Việt Nam. Ô nhiễm môi trường đã, đang và sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cả về kinh tế, sức khỏe và mọi mặt của đời sống con người. Những người nghèo, những cộng đồng nghèo lại chính là những đối tượng chịu tác động nặng nề nhất từ tình trạng ô nhiễm môi trường này. Mặc dù, hiện nay chưa có thống kê cụ thể về % số người phải chịu cảnh nghèo đói vì ô nhiễm môi trường nhưng hầu hết mọi người đều biết, ô nhiễm môi trường là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo đói. Người nghèo thường bị rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói và thảm họa môi trường. Để giải quyết vấn đề nghèo nói chung và vấn đề ô nhiễm môi trường nguyên nhân của nghèo đói nói riêng là một công việc không hề dễ dàng mà rất cần sự chung tay, góp sức của nhiều ban ngành, đoàn thể khác nhau trong đó có ngành công tác xã hội, một ngành khoa học ứng dụng luôn hướng tới những nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội trong đó có nhóm người nghèo. Một trong những giải pháp quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, ngăn chặn nghèo đói cho các cộng đồng nghèo đó chính là công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân trong cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường . Bởi lẽ một trong những nguyên nhân hàng đầu của tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay chính là từ nhận thức chưa cao của người dân về bảo vệ môi trường. Từ những lý do trên mà em đã chọn đề tài: “Truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng nghèo về vấn đề ô nhiễm môi trường tại xóm Trại, xã Nga My, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài tiểu luận của mình.

Trang 1

Lý do chọn đề tài

Môi trường là một nhân tố vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người và tất

cả các sinh vật trên trái đất Một môi trường trong lành, không ô nhiễm là một tiền đề quan trọng cho sự phát triển toàn diện của con người Tuy nhiên trong quá trình phát triển của xã hội hiện nay thì ô nhiễm môi trường đang trở thành một vấn đề nóng bỏng

và nhức nhối trên toàn cầu chứ không riêng gì Việt Nam Ô nhiễm môi trường đã, đang và sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cả về kinh tế, sức khỏe và mọi mặt củađời sống con người Những người nghèo, những cộng đồng nghèo lại chính là những đối tượng chịu tác động nặng nề nhất từ tình trạng ô nhiễm môi trường này Mặc dù, hiện nay chưa có thống kê cụ thể về % số người phải chịu cảnh nghèo đói vì ô nhiễm môi trường nhưng hầu hết mọi người đều biết, ô nhiễm môi trường là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo đói Người nghèo thường bị rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói và thảm họa môi trường Để giải quyết vấn đề nghèo nói chung vàvấn đề ô nhiễm môi trường- nguyên nhân của nghèo đói nói riêng là một công việc không hề dễ dàng mà rất cần sự chung tay, góp sức của nhiều ban ngành, đoàn thể khác nhau trong đó có ngành công tác xã hội, một ngành khoa học ứng dụng luôn hướng tới những nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội trong đó có nhóm người nghèo.Một trong những giải pháp quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, ngăn chặn nghèo đói cho các cộng đồng nghèo đó chính là công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân trong cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường Bởi lẽ một trong những nguyên nhân hàng đầu của tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay chính là từ nhận thức chưa cao của người dân về bảo vệ môi trường

Từ những lý do trên mà em đã chọn đề tài: “Truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng nghèo về vấn đề ô nhiễm môi trường tại xóm Trại, xã Nga My, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài tiểu luận của mình

Em xin cảm ơn Cô giáo ( -) đã tận tình, giảng dạy giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu lận này Trong quá trình nghiên cứu và trình bày bài không thể tránh khỏi những nhầm lẫn, thiếu sót Em rất mong nhận được sự nhận xét, đánh giá của cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn cô giáo

Trang 2

Phần 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề ô nhiễm môi trường- nguyên nhân của nghèo đói

1.1 Một số khái niệm và những vấn đề liên quan tới công tác truyền

thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng nghèo về bảo vệ môi trường

1.1.1 Khái niệm nghèo Quan niệm về nghèo trên thế giới:

Theo Tổ chức Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không

có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trongcác điều kiện rủi ro, không tiếp cận được nước sạch và công trình vệ sinh”

Bên cạnh đó, Liên Hợp Quốc cũng chia nghèo đói thành: “nghèo tuyệt đối” và “nghèotương đối” Nghèo tuyệt đối là tình trạng của một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống như nhu cầu ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục Nghèo tương đối là tình trạng của bộ phận dân cư có mức sống dưới trung bình của cộng đồng nơi địa phương đang xét

Tại hội nghị bàn về xoá đói giảm nghèo do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc Thái Lan tháng 9- 1993 đã đưa ra khái niệm về nghèo đói như sau: Đói nghèo là tình trạng một

bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người

đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của các địa phương

Quan niệm về nghèo tại Việt Nam:

Qua nhiều cuộc khảo sát, nghiên cứu, khái niệm nghèo đói được công nhận phổ biến là:

Trang 3

Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thỏa mãn một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống không ngang bằng với mức sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện.

Hiện nay Việt Nam đang tiếp cận vấn đề nghèo theo hướng nghèo đa chiều: Tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 gồm tiêu chí về thu nhập, mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản

Tiêu chí về thu nhập, chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn là 700.000 đồng/người/tháng; khu vực thành thị 900.000 đồng/người/tháng Chuẩn cận nghèo khu vực nông thôn là 1.000.000 đồng/người/tháng; khu vực thành thị 1.300.000 đồng/người/tháng Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm 5 dịch vụ: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin Chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ

xã hội cơ bản gồm 10 chỉ số: Tiếp cận các dịch vụ y tế; BHYT; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin

Tựu chung lại ta có thể thấy: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không đủ khả năng tự đáp ứng các nhu cầu cơ bản của bản thân và gia đình cũng như không thể hoặc gặp khó khăn trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản

1.1.2 Khái niệm người nghèo, cộng đồng nghèo

Khái niệm người nghèo: Ở Việt Nam, theo Bộ Lao động thương binh và xã hội, từ

năm 1993, một người được coi là nghèo khi anh ta không có đủ tiền mua 20 kg gạo ở thành thị và 15kg gạo một tháng ở nông thôn Những con số này sau đó tăng lên thành

25 và 20kg vào năm 1995 và đến năm 1997 thì ngưỡng 15 kg được đưa ra cho miền núi Năm 2001, những con số này bắt đầu được tính bằng tiền với mức 150.000 cho thành thị và 100.000 cho nông thôn Cho tới nay, tiêu chí đánh giá về người nghèo đã

có những thay đổi phù hợp với sự phát triển của kinh tế và xã hội

Trang 4

Khái niệm cộng đồng nghèo: cộng đồng nghèo là tập hợp một bộ phận dân cư nghèo

cùng sinh sống trong một khu vực nhất định và tại khu vực đó người dân đang gặp những khó khăn để tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

1.1.3 Đặc điểm của người nghèo

Đặc điểm tâm lý:

Do hoàn cảnh nghèo khó, người nghèo thường có mặc cảm cho thân phận của mình Người nghèo thường rụt rè, tự ti, ít tiếp xúc, phạm vi giao tiếp hẹp Họ thường không mạnh dạn tham gia vào các hoạt động mang tính tập thể, hoạt độngcộng đồng Bị hạn chế bởi tính tự ti nên họ không dám vươn lên học hỏi những kiến thức mới, hiện đại, từ đó dẫn đến hạn chế về khả năng nhận thức và kỹ năng sản xuất kinh doanh Chính vì vậy, người nghèo thường tổ chức sản xuất theo thói quen, chưa biết mở mang ngành nghề và chưa có điều kiện tiếp xúc với thị trường Do đó sản xuất mang nặng tính tự cung, tự cấp

Bên cạnh đó, người nghèo thường có tâm lý chán nản, buông xuôi, phó mặc cam chịu số phận, thiếu nghị lực và sự cố gắng cần thiết để vươn lên làm chủ hoàn cảnh, làm chủ cuộc đời mình Họ có tâm lý bằng lòng với cuộc sống hiện tại, chấp nhận cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn

Một bộ phận người nghèo có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, của các cá nhân và tổ chức từ thiện, không có hoặc mất hẳn ý chí vươn lên

Tuy nhiên, người nghèo cũng có những tiềm năng nhất định chỉ có điều chính họ

có nhận ra điều đó hay không và cơ hội để thể hiện và phát triển nó như thế nào

mà thôi Chính sự mặc cảm, tự ti, người nghèo không nhận ra hết những giá trị vàtiềm năng sẵn có của mình và cũng chưa có môi trường thuận lợi để thể hiện và bồi dưỡng những tiềm năng đó Vì vậy, xã hội cần tạo môi trường thuận lợi cho

họ thể hiện tiềm năng của mình, nâng cao năng lực, xóa bỏ tâm lý mặc cảm tự ti

và nhân viên xã hội cần phát hiện cũng như khơi dậy những tiềm năng đó ở người nghèo, giúp họ thoát nghèo,vươn lên trong cuộc sống

Đặc điểm kinh tế:

Trang 5

Người và gia đình người nghèo có một đặc trưng cơ bản là kinh tế nghèo nàn, thiếu thốn mọi bề Có thể nói người nghèo không có tài sản nào đáng giá, càng không có “của ăn, của để” để phòng khi “sa cơ lỡ vận” hoặc khi “trái nắng trở trời”.

Nhà ở và các công trình phụ như nhà tắm, nhà vệ sinh thường rất tuềnh toàng, không đảm bảo vệ sinh Vì thế mà sức khỏe của họ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều Người nghèo thường sử dụng vốn vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu hoặc là những ngành nghề thủ công buôn bán nhỏ Do vậy mà nhu cầu vốn thường mang tính thời vụ

Do không có điều kiện về kinh tế nên người nghèo thường ở rải rác ở những vùng sâu, vùng xa Họ thường tập trung ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, vùng bãi ngang ven biển, vùng dân tộc thiểu số Đó là những nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt không thuận lợi cho việc làm ăn, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán còn quá lạc hậu Tất cả những cái

đó trở thành cái vòng trói vô hình, cột chặt cuộc sống và số phận của họ trong nghèo đói và khó khăn không thoát ra được

Đặc điểm về giáo dục:

Nhìn nhận một cách tổng thể thì trình độ học vấn của người nghèo rất thấp, số năm đi học bình quân trên đầu người không cao, họ thiếu kiến thức phổ thông, thiếu kỹ năng tư duy độc lập, sáng tạo

Mặt khác, do người nghèo thường sống ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, địa hình hiểm trở, thiên nhiên khắc nghiệt nên ở những nơi đó rất thiếu các điều kiện cần thiết cho học tập và giáo dục: trường lớp đơn sơ, trình độ giáo viên thấp, nội dung giáo dục nghèo nàn, các phương tiện hỗ trợ cho giáo dục và học tập rất thiếu thốn, đường đi lại khó khăn, vì thế mà người nghèo thường không mặn mà lắm với chuyện học hành

Những điều trên tạo ra cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói, cuộc sống vất vả mưu sinh, không có tiền đầu tư cho học tập, giao lưu…nên họ nghèo cả kiến thức,

Trang 6

nghèo cả vốn liếng xã hội vì vậy dần dần họ càng trở nên thiếu năng lực tháo gỡ

và thoát ra khỏi cuộc sống nghèo đói

Đặc điểm về y tế, sức khỏe:

Người nghèo gặp nhiều khó khăn trong chăm sóc y tế và bảo vệ sức khỏe Trạm

y tế, bệnh viện huyện, tỉnh xa xôi, chi phí tốn kém; điều kiện sinh hoạt thiếu thốn,không đảm bảo vệ sinh; tập tục sinh hoạt, chữa bệnh lạc hậu, mê tín dị đoan là những cản trở lớn đối với người nghèo trong chăm sóc y tế và bảo vệ sức khỏe Người nghèo thường ăn uống không đủ dinh dưỡng và đúng cách nên tình trạng suy dinh dưỡng còn cao, khả năng lây truyền bệnh tật lớn, khả năng miễn dịch, kháng bệnh còn thấp, sức khỏe nhanh chóng giảm sút

Bên cạnh đó, môi trường sống của người nghèo vốn trước đây rất trong lành thì nay do nhiều nguyên nhân khác nhau trong phát triển KTXH và do ý thức bảo vệ môi trường kém nên đã làm cho môi trường nơi họ sống nhiều nơi bị ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân và làm tăng nguy cơ phát sinh và lây lan các loại dịch bệnh Cũng chính vì môi trường ô nhiễm , ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra nhiều bệnh tật nên người nghèo vốn đã thiếu thốn về kinh tế, lại càng trở nên kiệt quệ hơn vì phải chạy chữa bệnh tật, làm cho tình trạng nghèo đói trở nên tồi tệ hơn

1.1.4 Khái nệm môi trường:Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời

sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).

1.1.5 Khái niệm ô nhiễm môi trường:Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường

tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất Vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe cũng như các mặt khác của đời sống con người và các sinh vật khác Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường

Trang 7

1.1.6 Khái niệm truyền thông: truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư

tưởng, tình cảm… chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức tiến tới thay đổi hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội

1.1.7 Mối liên hệ giữa ô nhiễm môi trường và tình trạng nghèo: trước hết , chúng ta

có thể khẳng định rằng môi trường có vai trò, tác động to lớn đến cuộc sống của con người và việc môi trường bị ô nhiễm đang có những ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức khỏe cũng như mọi mặt cuộc sống của chúng ta Khi môi trường nước , không khí, đất

bị ô nhiễm làm cho sức khỏe con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dễ mắc bệnh hơn

và sức khỏe cũng bị giảm sút hơn Không khí bị ô nhiễm làm cho con người dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, lao phổi hơn Nguồn nước bị ô nhiếm làm cho con người dễ mắc phải các bênh về đường tiêu hóa, bài tiết… Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, việc sống trong một môi trường bị ô nhiễm làm cho con người dễ mắc phải các bênh về ung thư hơn Và bệnh tật chính là một nguyên nhân quan trọng đẩy con người vào tình cảnh nghèo hoặc nghèo thì lại càng nghèo thêm.Vì

họ phải chi trả rất nhiều tiền cho việc chữa trị của mình, đồng thời bệnh tật cũng làm giảm hoặc mất đi khả năng lao động, tạo ra thu nhập của họ

Bên cạnh việc đẩy con người vào cảnh bệnh tật thì ô nhiễm môi trường còn gây tác động xấu đến con người qua một số các khiá cạnh khác như: ô nhiễm nguồn đất làm suy thoái đất đai- nguồn sinh sống của các cư dân nông nghiệp hay ô nhiễm môi trường gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan như: hạn hán, mưa lũ bất thường làm phá hủy mùa màng, ảnh hưởng đến sản xuất , phá hủy nhà cửa , các công trình xây dựng….và đó cũng chính là nguyên nhân đẩy con người vào cảnh nghèo đói

Từ những ý trên mà ta có thể khẳng định được rằng ô nhiễm môi trường chính là một nguyên nhân gián tiếp quan trọng dẫn tới hàng loạt các nguyên nhân trực tiếp đẩy conngười vào tình trạng nghèo Vì thế mà để giảm nghèo được bền vững, hiệu quả thì việc bảo vệ môi trường hay nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường

là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay khi mà môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiếm nghiêm trọng mà một trong những nguyên nhân quan trọng là do ý thức bảo vệ môi trường của người dân là không cao

Trang 8

1.1.8 Mối liên hệ giữa công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân

về bảo vệ môi trường và giảm nghèo: khi nhận thức của người dân về bảo vệ bảo vệ

môi trường được nâng cao thì đồng nghĩa với việc tình trạng ô nhiễm môi trường cũngđược cải thiện và giải quyết Từ đó những tác động , ảnh hưởng tiêu cực của ô nhiễm môi trường đến tình trạng nghèo của người dân cũng được ngăn chặn và giải quyết Chính vì thế mà việc nâng cao nhận thức của cộng đồng nghèo về bảo vệ môi trường cũng chính là phòng ngừa và giải quyết tình trạng đói nghèo

1.2 Tổng quan chung về vấn đề truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng nghèo về bảo vệ môi trường

1.2.1.Thực trạng nghèo do ô nhiễm môi trường

Theo một nghiên cứu quy mô lớn được được công bố trên tạp chí y tế The Lancet, trêntoàn thế giới, cứ 6 ca chết yểu thì có một ca là do tiếp xúc với chất độc hại Chi phí tàichính cho các vấn đề liên quan đến phúc lợi liên quan đến ô nhiễm môi trường cũng rất lớn, vào khoảng 4,6 nghìn tỷ USD/năm, tương ứng với 6,2% nền kinh tế toàn cầu.Cũng theo kết quả nghiên cứu, người dân ở châu Á và châu phi bị tác động nhiều nhất

từ ô nhiễm môi trường các nước nghèo cũng như những khu dân cư nghèo ở các nướcgiàu hơn là đối tượng chính bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường và người ta thì không nhân ra rằng là ô nhiễm gây thiệt hại cho kinh tế người bị ốm hay chết không thể đóng góp cho nền kinh tế được, cũng như tạo nguồn kinh tế cho chính bản thân và gia đình họ được

“Mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và nghèo đói rất rõ ràng”, Trianna, chuyên gia môi trường hàng đầu tại Ngân hàng thế giới, nói: “Kiểm soát ô nhiễm môi trường sẽ giúp chúng ta giải quyết nhiều vấn đề khác , từ biến đổi khí hậu đến suy dinh dưỡng Đó là những liên kết thiết yếu không thể bỏ qua”.(Theo Báo Tri thức trực tuyến-Zing.vn, ngày 20/10/2017)

ErnestoSanchez-Nghèo đói của Việt Nam có nhiều nguyên nhân, song cần nhấn mạnh, có một phần nguyên nhân quan trọng bởi sự cộng hưởng các nguy cơ rừng và tài nguyên cạn kiệt, ônhiễm đất, biển và các dòng sông, không khí, tình trạng khí hậu cực đoan gây khô hạn, nhiễm mặn và ngập lụt đang gia tăng Biến đổi khí hậu cực đoan gây bão lụt, phá

Trang 9

hủy nhà ở, đường sá, mất đất canh tác và thất bát mùa màng, trực tiếp làm giảm thu nhập của người dân.

Mặc dù hiện nay chưa có con số thống kê chính xác về % số người phải chịu cảnh nghèo đói vì ô nhiễm môi trường nhưng hầu hết mọi người đều biết, ô nhiễm môi trường là một trong các nguyên nhân gây ra nghèo đói ở Việt Nam tỷ lệ người nghèo

do môi trường tập trung chủ yếu ở vùng núi Vùng Đồng bằng sông hồng, Đồng bằng Sông cửu long và vùng ven biển tỷ lệ người nghèo môi trường không cao bằng miền núi, nhưng tổng số người nghèo môi trường lại cao vì 2 vùng này rất đông dân Người nghèo thường bị rơi vòng luẩn quẩn của nghèo đói và thảm họa môi trường họ chặt phá rừng bừa bãi , chăn thả gia súc, gia cầm gây ô nhiễm trên các kênh rạch, đổ các chất phế thải chưa qua xử lý ra đồng ruộng…

1.2.2 Quan điểm định hướng và các chương trình lớn

Chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo theo quyết định số 133/1998/QĐ - TTg bao gồm 9 dự án: đầu tư cơ sở hạ tầng và sắp xếp lại dân cư; định canh định cư, di dân và kinh tế mới; hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc khókhăn; hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo Bên cạnh đó chương trình 135

cũng được ra đời nhằm hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế xã hội, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng

Trong những năm qua Việt Nam đã đưa ra rất nhiều các giải pháp giảm nghèo phù hợp với từng vùng đặc thù thông qua các chính sách, chương trình, dựa án cụ thể qua các năm như: Chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế; chương trình mục tiêu quốc gia

về giáo dục; các chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh, bền vững cho 61 huyện nghèotrong cả nước…các chương trình , chính sách này có thể là tham gia trực tiếp vào công cuộc giảm nghèo hoặc là đóng vai trò bổ trợ , cùng tham gia vào công cuộc nàyCTMTQG GN giai đoạn 2006-2010 (theo Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ) Trong giai đoạn này, Bộ LĐ-TBXH tập trung xây dựng 3 loại mô hình là: Giảm nghèo ở các vùng đặc thù, giảm nghèo liên kết giữangười nghèo với doanh nghiệp, Giảm nghèo gắn với củng cố an ninh – quốc phòng Trong từng lĩnh vực giảm nghèo khác nhau thì cũng có các nhóm giải pháp và mô

Trang 10

hình giảm nghèo đặc thù riêng Với khía cạnh nghèo về thu nhập thì các mô hình giảmnghèo tập trung vào các tiểu dự án hỗ trợ sinh kế” hoặc “mô hình khuyến nông” kết hợp giữa tập huấn, hướng dẫn sản xuất với hỗ trợ vật tư, con giống, công cụ sản xuất cho hộ nghèo, nhóm hộ nghèo Trong khía cạnh nghèo về giáo dục thì các mô hình giảm nghèo tập trung vào các dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường học kết hợp với hỗ trợ đồ dùng, chi phí học tập cho học sinh nghèo và xây dựng các mô hình trường dân tộc nội trú hay bán trú dân nuôi….Với các khía cạnh của nghèo đói khác như nghèo về y tế, nghèo về tiếp cận thông tin cũng có các mô hình xóa nghèo phù hợp.

Mô hình xã hội hóa công tác giảm nghèo là một mô hình quan trọng và đóng góp tích cực vào việc huy động sự tham gia của các nguồn lực xã hội , các nguồn lực ngoài Nhà Nước tham gia vào công cuộc giảm nghèo , phát triển Đất Nước

Việt nam chúng ta được xem là một trong những quốc gia có tỷ lệ người nghèo giảm nhanh, đạt được những thành tựu lớn trong công tác giảm nghèo Theo Báo cáo của bộLao động- Thương binh và Xã hội cho hay, so với chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020, cả nước còn hơn 2,33 triệu hộ nghòe( chiếm tỷ lệ 9,88% so với tổng số hộ dân toàn quốc) và howm 1,23 triệu hộ cận nghèo( chiếm 5,22% so với tổng số dân) Tuy nhiên Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thừa nhận, đời sống của một bộ phận dân cư có thu nhập sát ngưỡng nghèo cũng rất bấp bênh, chỉ cần gặp thiên tai, dịch bệnh là có nguy cơ quay trở lại cảnh nghèo bất cứ lúc nào

Tại hội nghị giảm nghèo bền vững toàn quốc diễn ra tại Hà Nội vào ngày 15/10/2016 ,thủ tường Nguyễn Xuân Phúc đã lưu ý “ cần tính toán làm sao để môi trường sống củangười dân được an toàn, giảm bệnh tật nếu không chỉ một sự cố là người ta lại tái nghèo thôi” ( Theo bài” Giảm nghèo bền vững toàn quốc: không đẻ sự cố môi trường làm dân tái nghèo”, báo Thanh niên, ngày 16 tháng 10 năm 2016)

Cùng với đó, Tại Nghị quyết liên tịch giữa Hội Nông dân Việt Nam- bộ Tài nguyên vàMôi trường về việc phối hơp hành động bảo vệ môi trường và quản lý, sử dụng đất đai

đã đưa ra nội dung phối hợp : Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, truyền thông và nâng cao nhận thức nhằm trang bị các kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ về bảo

vệ môi trường Gắn liền công tác bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng đất đai với

Trang 11

chương trình xóa đói giảm nghèo, với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Phần II Công tác truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường tại xóm Trại, xã Nga My, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

2.1 Khái quát về xóm Trại

Nga My là một xã trung du miền núi nắm ở phía Tây Bắc của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Tổng diện tích tự nhiên là 913,5 hecta, có 2.435 hộ với 10.652 nhân khẩu, 98% là dân tộc kinh Nhân dân sống chủ yếu bằng nghề thuần nông cây lúa Do vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.Xóm Trại nằm ở vị trí gần trung tâm của xã Nga My, cách ủy ban xã 1,5km.Với dân số: 104 hộ với trên 400 nhân khẩu và diện tích khoảng 1km2 Nghề nghiệp chủ yếu của bà con là nông nghiệp trồng lúa và chăn nuôi lợn Bên cạnh đó xóm Trại còn là 1 trong những xóm của làng mộc mỹ nghệ An Châu

2.2 Thực trạng nghèo do ô nhiễm môi trường tại xóm Trại

Nhờ những kết quả của quá trình phát triển kinh tế tại địa phương mà số hộ nghèo của xóm đã được giảm đi đáng kể Đa số các hộ nghèo đều làm trong lĩnh vực nông

nghiệp, thu nhập chủ yếu là từ nguồn trông trọt và chăn nuôi Vì thế mà ô nhiễm môi trường có những tác động đáng kể đến đời sống cũng như thu nhập của các hộ gia đình này

Trong tổng số hộ dân cư năm 2015 là 104 hộ, số hộ nghèo năm 2016 là 10 hộ, chiếm 9,52%, số hộ cận nghèo là 5 hộ Đến năm 2017 số hộ nghèo đã giảm xuống còn 9 hộ, chiếm 8,65 %, số hộ cận nghèo còn 4 hộ Qua đây có thể thấy được những thành tựu trong giảm nghèo của xã Nga My nói chung và xóm Trại nói riêng đã đạt những thànhcông nhất định.Trong số 9 hộ nghèo của năm 2017 thì có đến 4 hộ là do nguyên nhân bệnh tật và đa số các hộ nghèo và cận nghèo đều hạn chế trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường sống như: không có nhà vệ sinh đảm bảo, chất thải chăn nuôi không có nơi

xử lý…

Trang 12

2.3 Thực trạng ô nhiễm môi trường tại Xóm Trại

Tình trạng ô nhiễm tập trung chủ yếu vào 2 khía cạnh đó là: ô nhiễm đồng ruộng do bao bì thuốc trừ sâu, ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi và rác thải sinh hoạt

-Bao bì thuốc bảo vệ thực vật vứt bừa

-Rác thải sinh hoạt vứt bừa

Ngày đăng: 21/05/2018, 20:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w