C.Mác đã viết: “Cố nhiên, về mặt hình thức, phương pháp trình bày này phải khác với phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu thì phải nắm lấy vật liệu với tất cả những chi tiết của nó, phải phân tích những chi tiết của nó, phải phân tích các hình thái phát triển khác nhau của nó và phải tìm ra được mối liên hệ bên trong của những hình thái đó, chỉ sau khi hoàn thành công việc đó rồi mới có thể mô tả sự vận động thực tế một cách thích đáng được” C.Mác và Ăng nghen toàn tập, tập 23, tr 34.
Trang 1TÁC PHẨM KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ TRONG THỜI ĐẠI
CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA
MỞ ĐẦU
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một vấn đề lý luận căn bản đã được C.Mác, Ph Ăng-ghen đề cập một cách sâu sắc trong các tác phẩm của mình Trong
tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gô-ta, C Mác khẳng định, giữa xã hội tư bản
chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xãhội này sang xã hội kia Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị.Như thế, thời kỳ quá độ thường được hiểu là thời kỳ chuyển biến từ trạng thái xãhội cũ sang trạng thái xã hội mới Ở đây là chuyển từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên
xã hội cộng sản chủ nghĩa
Trong các tác phẩm của mình, C Mác và Ph Ăng-ghen, khẳng định thời
kỳ quá độ là một tất yếu lịch sử cũng giống như các thời kỳ quá độ từ chế độcộng sản nguyên thủy lên chế độ chiếm hữu nô lệ, từ chế độ chiếm hữu nô lệ lênchế độ phong kiến và từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản chủ nghĩa đã từngdiễn ra Hơn thế, các ông cũng khẳng định, thời kỳ quá độ diễn ra một cách lâudài và độ dài ngắn của thời kỳ quá độ ở mỗi nước phụ thuộc vào xuất phát điểmcủa các dân tộc cụ thể khi bước vào thời kỳ quá độ, cũng như những nhân tố tácđộng khách quan của thời đại Theo các ông, thời kỳ quá độ bao giờ cũng diễn ravới nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó chủ nghĩa xã hội được xem là giai đoạnđầu của chủ nghĩa cộng sản
Sau này, trên cơ sở những dự báo của C Mác, Ph Ăng-ghen, và từ thựctiễn của nước Nga sau hai năm chính quyền Xô Viết được thành lập, V.I.Lênin đãtổng kết những kinh nghiệm của nhà nước Xô Viết đầu tiên trong công cuộc xâydựng chủ nghĩa xã hội, chủ yếu ở hai lĩnh vực kinh tế và chính trị trong thời đạichuyên chính vô sản và những vấn đề xung quanh thời kỳ quá độ, V.I.Lênin có ýđịnh viết cuốn sách nhỏ nhưng do điều kiện ông không thực hiện được nênV.I.Lênin đã viết dưới dạng bài báo về nội dung định viết để các Đảng viên thảo
Trang 2luận, bài báo có tiêu đề “Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản”
NỘI DUNG
I HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM
1 Hoàn cảnh ra đời và kết cấu của tác phẩm
Nhân dịp kỷ niệm 2 năm thành lập chính quyền Xô Viết (ngày 7-11-1917,ngày 7-11-1919), V.I.Lênin có ý định viết một cuốn sách nhỏ, tiếp tục những tưtưởng của tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết” đã
viết trước đây Trong cuốn sách nhỏ này, V.I.Lênin muốn tổng kết những kinh
nghiệm của Nhà nước Xô Viết đầu tiên trên thế giới trong công cuộc xây dựngchủ nghĩa xã hội, chủ yếu ở hai lĩnh vực kinh tế và chính trị trong thời đại chuyênchính vô sản và những vấn đề xung quanh thời kỳ quá độ Nhưng do nguy cơ xâmlược của các nước đế quốc và nội chiến cách mạng, nước Nga Xô Viết phải dốctoàn lực để chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ nhà nước non trẻ Vì vậy, ý địnhviết cuốn sách nhỏ của V.I.Lênin cũng không thực hiện được Do bận nhiều việc,V.I.Lênin chỉ viết bài báo trình bày những tư tưởng chủ yếu nhất của cuốn sáchchưa kịp viết có tính chất đặt vấn đề để đảng viên thảo luận Ngày 30 tháng 10
năm 1919, bài báo được viết xong và đăng ở Báo Sự thật số 250 ngày 7-11-1919 lấy tên là: Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản
Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh nước Nga sau hai năm ra đời và tồntại của chính quyền Xô Viết Đây là một trong những thời kỳ khó khăn vànghiêm trọng nhất đối với nhà nước Xô Viết non trẻ
Về quân sự, cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài để bảo vệ thànhquả cách mạng diễn ra quyết liệt Mùa hè 1919, Mỹ, Anh, Pháp và các nướcthuộc khối đồng minh đã mở cuộc tiến công quân sự chống nước Nga Xô Viết.Chúng âm mưu lôi kéo tất cả các nhà nước tư sản nhỏ lân cận vào một cuộcchiến nhằm xoá bỏ Nhà nước Xô Viết
2
Trang 3Trong nước, bọn Bạch vệ và các lực lượng phản động, tay sai của chế
độ Nga hoàng dựa vào sự ủng hộ của các thế lực đế quốc đã nổi dậy, âm mưulật đổ chính quyền Xô Viết, xoá bỏ thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa.Tiêu biểu là ở Miền Nam nước Nga có đội quân Nga hoàng do tên đầu sỏbạch vệ Đênikin chỉ huy Ở vùng Uran, Xibêri, Viễn Đông có sự nổi dậy củađội quân do Côntsắc đô đốc hạm đội Nga hoàng cầm đầu Ở mặt trận Tây -Bắc có các lực lượng quân đội Nga hoàng do tướng Bạch vệ Iuđêních tổngchỉ huy Các thế lực đế quốc cấu kết với bọn phản động trong nước tấn côngmãnh liệt vào lực lượng Hồng quân và các mục tiêu quan trọng của đất nước.Chúng đã chiếm được một phần lãnh thổ quan trọng, chia cắt đất nước, uyhiếp trực tiếp Matxcơva và Pêtơrôgrát Tình hình đó đe dọa trực tiếp đến sựtồn vong của nước Nga Xô Viết non trẻ Đảng Cộng sản đã phái ra mặt trậnnhững đội quân công nhân đông đảo gồm phần lớn là đảng viên cộng sản vàđoàn thanh niên cộng sản để củng cố quân đội, quyết tâm bảo vệ và giữ vữngchính quyền cách mạng Để phân hoá kẻ thù, giảm bớt sự nguy hiểm đối vớichính quyền Xô Viết, V.I.Lênin đã ký với Đức hiệp ước Brétlitôp nhằm tranhthủ những ngày hoà bình để xây dựng và củng cố chính quyền
Về kinh tế, các nước đế quốc ra sức cô lập, bao vây kinh tế, đẩy nước Nga
Xô Viết lâm vào cảnh thiếu lương thực, thiếu nhiên liệu, bị chia cắt, giao thôngrối loạn, dịch bệnh hoành hành khắp trong nước Bọn gian thương, địa chủ, phúnông lợi dụng hoàn cảnh khó khăn ra sức đầu cơ, nâng giá nhất là với lươngthực, làm cho đời sống nhân dân cực kỳ khó khăn và hỗn loạn
Về chính trị, các lực lượng chính trị phản cách mạng như bọn dân chủ lậphiến, bọn Mensêvích, bọn xã hội chủ nghĩa cách mạng, bọn dân tộc chủ nghĩa tưsản, và tất cả những kẻ chống chính quyền Xô viết ra sức xuyên tạc, nói xấu và đảphá chính quyền Xô viết Tình hình đó làm cho lòng tin của quần chúng với Đảng
bị giảm sút, tư tưởng của một bộ phận cán bộ đảng và chính quyền dao động
Trong hoàn cảnh lịch sử đó, V.I.Lênin viết tác phẩm trình bày những vấn đềchủ yếu nhất về lý luận và thực tiễn của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhằm
Trang 4nhiệm vụ đặt ra cho đất nước, hiểu được đường lối chính sách của Đảng Cộng sản
và chính quyền Xô Viết Trên cơ sở đó định hướng tư tưởng, củng cố lòng tin củaquần chúng đối với Đảng và chính quyền Xô Viết trong cuộc đấu tranh bảo vệthành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa Đồng thời, thông qua đó bảo vệ và pháttriển sáng tạo chủ nghĩa Mác về vấn đề đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ, về
lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực; phê phán các quan điểm của bọn cơhội, xét lại xuyên tạc chủ nghĩa Mác
Tác phẩm: "Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản" gồm
lời mở đầu và 5 phần
Lời mở đầu: V.I.Lênin giới thiệu đây là tư tưởng chính yếu nhất của một
cuốn sách đang sơ thảo, với một mục đích nho nhỏ: nêu vấn đề và đưa ra nhữngnét chính để các đồng chí cộng sản ở các nước thảo luận
Phần 1: Thời kỳ quá độ và bản chất của nó.
Phần 2: Kết cấu kinh tế - xã hội của thời kỳ quá độ và nhiệm vụ chủ yếucủa nhà nước chuyên chính vô sản
Phần 3: Tình hình sản xuất và phân phối lương thực: Những con số nóilên đặc điểm kinh tế - giai cấp chủ yếu của nước Nga trong thời kỳ quá độ
Phần 4: Đấu tranh xoá bỏ sự khác biệt giai cấp và chính sách của nhànước chuyên chính vô sản
Phần 5: Kết cấu giai cấp - xã hội và nhiệm vụ cơ bản của chuyên chính vôsản Sự khác nhau giữa dân chủ vô sản và tư sản Ý nghĩa lịch sử của chuyênchính vô sản
Nội dung tư tưởng cơ bản của tác phẩm: Trên cơ sở tổng kết thực tiễn hai nămđầu của chính quyền Xô Viết, những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của chuyên chính vôsản, qua đó làm rõ thực chất của thời kỳ quá độ, về cơ cấu kinh tế - giai cấp của thời kỳquá độ, về đấu tranh giai cấp và nhiệm vụ của nhà nước chuyên chính vô sản; đấu tranhchống lại những tư tưởng cơ hội, xét lại xuyên tạc lý luận Mácxít
2 Nội dung chính của tác phẩm
2.1 Tính tất yếu, đặc trưng cơ bản của thời kỳ quá độ
4
Trang 5C.Mác là người đầu tiên trình bày tư tưởng về thời kỳ quá độ trong tácphẩm Phê phán cương lĩnh Gôta C.Mác đã dự báo những nét cơ bản nhất củathời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản C.Mác cho rằng giữa xã hội tư bản chủnghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội
nọ sang xã hội kia Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị vànhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cáchmạng của giai cấp vô sản C Mác cũng chỉ rõ, hình thái kinh tế-xã hội CSCNphải trải qua hai giai đoạn: giai đoạn thấp (CNXH) và giai đoạn cao (chủ nghĩacộng sản) Giai đoạn đầu là TKQĐ lâu dài, ở đó vừa có kế thừa, phủ định biệnchứng CNTB, vừa xây dựng những yếu tố của CNXH, đến khi xã hội mới hoàntoàn vận động trên cơ sở nền tảng của nó, thì chuyển dần lên chủ nghĩa cộng sản
Kiểu quá độ của C.Mác là quá độ về chính trị Quá độ trực tiếp chỉ cầnthay đổi kiến trúc thượng tầng của giai cấp tư sản, quan hệ sản xuất tư bản chủnghĩa là có ngay những điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội
Kế thừa những tư tưởng của C.Mác, V.I.Lênin đã nghiên cứu toàn diệnthời kỳ quá độ với tính cách là một thời đại lịch sử mở đầu hình thái kinh tếcộng sản chủ nghĩa được thể hiện trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”.Còn trong tác phẩm này, V.I.Lênin tiếp tục nghiên cứu thời kỳ quá độ trên cơ sởtổng kết kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Xô viết
- Về tính tất yếu lịch sử của thời kỳ quá độ
Thời kỳ quá độ là một thời kỳ lịch sử chuyển biến từ hình thái kinh tế -xãhội cũ lên hình thái kinh tế-xã hội mới, tiến bộ
V.I.Lênin chỉ rõ: “Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ
nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản có một thời kỳ quá độ nhất định Thời kỳ đókhông thể không bao gồm những đặc điểm hoặc đặc trưng của cả hai kết cấukinh tế xã hội ấy”
Về thực tiễn: “Không riêng gì đối với một người mácxít, mà cả đối với bất
cứ một người trí thức nào đã hiểu theo cách này hay cách khác thuyết tiến hóa,thì tính tất yếu của cả một thời đại lịch sử mang những đặc điểm ấy của một thời
Trang 6kỳ quá độ, tự nó cũng đã là hiển nhiên rồi”1.
Như vậy, cả về lý luận và thực tiễn khẳng định thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội là tất yếu với mọi nước và là quy luật tiến hoá của lịch sử
- Đặc trưng cơ bản của thời kỳ quá độ
Thời kỳ quá độ là thời kỳ còn tồn tại 2 kết cấu kinh tế - xã hội: chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa tư bản Trước đây, trong tác phẩm: "Bệnh ấu trĩ tả
khuynh " V.I.Lênin cũng chỉ rõ “thời kỳ quá độ bao gồm cả những thành phần,
bộ phận, mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội” và vấn đề mấu chốtchính là ở chỗ đó để xem xét, phân tích kết cấu kinh tế giai cấp thời kỳ quá độ
Thời kỳ quá độ là thời kỳ của đấu tranh giai cấp “giữa chủ nghĩa tư bản
đang giãy chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh, hay nói một cách khác,giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn và chủ nghĩacộng sản đã phát sinh những vẫn còn rất non yếu” Đó là thời kỳ chuyển hoá về
so sánh lực lượng có lợi cho giai cấp vô sản, là thời kỳ cái mới là chủ nghĩa xãhội ra đời phát triển, nhưng còn non yếu Do đó, cần chống tư tưởng cơ hội, điềuhoà hai lực lượng, chống tư tưởng hoà bình, cải lương; khẳng định đấu tranh giaicấp là tất yếu và khẳng định vai trò lãnh đạo xã hội thuộc về giai cấp vô sản -giai cấp tiêu biểu cho chiều hướng tiến bộ của lịch sử V.I.Lênin cũng đã phêphán những người phái dân chủ tiểu tư sản, trong đó có những đại biểu củaQuốc tế II như: Mác Đônan, Giăng Lôngghe, Phriđrich Átlơ, Causky, v.v Họkhông thừa nhận thời kỳ quá độ và cho rằng, chủ nghĩa tư bản tự nhiên tiến lênchủ nghĩa cộng sản; phủ nhận tính tất yếu thời kỳ quá độ, qua đó phủ nhận đấutranh giai cấp Họ giả danh chủ nghĩa xã hội, nhưng chính họ là đại biểu củaphái dân chủ tư sản
Việc xác định đúng thời kỳ quá độ có ý nghĩa rất lớn đối với các ĐảngCộng sản trong việc đề ra đường lối chiến lược, sách lược trong thời kỳ quá độ;phân biệt được những người cộng sản chân chính với những người cải lương, cơhội, xét lại
2.2 Đặc điểm kinh tế chính trị của thời kỳ quá độ
1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến Bộ, M, 1979, tr 309,310.
6
Trang 7Đặc điểm phổ biến của các nước đi lên chủ nghĩa xã hội là tồn tại nhiềuthành phần, nhiều lực lượng và hình thức kinh tế V.I.Lênin cho rằng, “ở nướcNga, những lực lượng cơ bản, những hình thức cơ bản của nền kinh tế giống nhưbất cứ nước tư bản nào khác quá độ lên chủ nghĩa cộng sản Các hình thức cơ bảnlà: chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư sản, tiểu sản xuất hàng hóa Các lực lượng cơbản là: giai cấp tư sản, giai cấp tiểu tư sản (nhất là nông dân), giai cấp vô sản”.
Tính đặc thù nền kinh tế nước Nga ở thời kỳ quá độ “là một nước tiểu tưsản và rất lạc hậu, … tất nhiên phải có những đặc điểm khác với những nướctiên tiến” Đặc điểm khác đó chính là tồn tại trên phạm vi rộng lớn kinh tế tiểusản xuất hàng hoá và kinh tế nông dân gia trưởng Trong tác phẩm "bệnh ấu trĩ
tả khuynh và tính tiểu tư sản” V.I.Lênin chỉ ra ở nước Nga có 5 thành phần kinhtế: kinh tế xã hội chủ nghĩa, kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tưnhân, kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ, kinh tế nông dân gia trưởng
Các thành phần khác nhau của kết cấu kinh tế - xã hội đó đều xen kẽ
với nhau, đấu tranh với nhau phản ánh tính chất của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội V.I.Lênin cũng chỉ rõ, danh từ quá độ vận dụng vào kinh tế là trongchế độ hiện nay có những thành phần, bộ phận, những mảnh của cả chủ nghĩa tưbản lẫn chủ nghĩa xã hội Nhưng điểm then chốt của vấn đề lại chính ở chỗ phảisuy nghĩ xem các thành phần, kết cấu kinh tế-xã hội khác nhau hiện có ở Nga
Ở nước Nga tồn tại 5 thành phần vừa phản ánh đặc điểm chung của cácnước đi lên chủ nghĩa xã hội vừa mang tính đặc thù do tình trạng kinh tế lạc hậucủa một nước tiểu nông Tỷ trọng các thành phần kinh tế cũng do đặc thù mỗinước quy định Thực tiễn lịch sử các nước đi lên chủ nghĩa xã hội đã chứngminh điều đó
Từ kết cấu kinh tế đó, V.I.Lênin khẳng định đấu tranh giai cấp trên lĩnhvực kinh tế ở Nga là “cuộc đấu tranh của những bước đầu của lao động liên hiệptheo nguyên tắc cộng sản chủ nghĩa – trên phạm vi quốc gia rộng lớn - chống lạinền tiểu sản xuất hàng hóa và chủ nghĩa tư bản đang được duy trì và phục hồi
Trang 8trên cơ sở nền tiểu sản xuất”2 Lao động được tổ chức theo nguyên tắc cộng sản
chủ nghĩa được xác lập là do, một là quyền tư hữu tư liệu sản xuất đã bị thủ tiêu
thông qua tịch thu, quốc hữu hoá các cơ sở kinh tế, ruộng đất của tư bản và địa
chủ Hai là, chính quyền nhà nước vô sản đã tổ chức và xác lập được các xí
nghiệp quốc doanh, các nông trường quốc doanh, và các hình thức hợp tác xãtiểu nông; tổ chức phân phối được lao động cho các ngành kinh tế, cho các xínghiệp của nhà nước, phân phối được sản phẩm tiêu dùng cho người lao động
Tuy vậy, những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa cộng sản được xác lập mớichỉ là bước đầu, vì theo V.I.Lênin “tất cả những điều kiện ấy ở nước nga chỉ mớithực hiện được có một phần, chỉ mới ở giai đoạn đầu”
V.I.Lênin đặc biệt chú ý tính đặc thù của nước Nga là nền tiểu sản xuấthàng hoá, đây là một cơ sở vô cùng rộng lớn, rất sâu, rất chắc để chủ nghĩa tưbản duy trì, phục hồi và đấu tranh chống chủ nghĩa cộng sản Điều này đặt ranhiệm vụ mới cho Nhà nước chuyên chính vô sản trong việc tổ chức xây dựngnền kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa, đấu tranh chống tính tự phát tư bản chủnghĩa, nhất là chống buôn lậu và đầu cơ lúa mì
V.I.Lênin đã dẫn ra những số liệu thống kê thực tế mà Bộ Dân uỷ lươngthực đã báo cáo về việc thu mua và phân phối lúa mì cho người lao động Quađó khảng định: “Đứng về phương diện sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản đốivới chủ nghĩa tư bản mà nói thì những con số ấy biểu hiện rõ rệt là tình hình củachúng ta đang được cải thiện từ từ và liên tục… và có một điều không thể chốicãi được là, sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản đối với chủ nghĩa tư bản là điềuđược bảo đảm”3
2.3 Chủ nghĩa xã hội là sự xóa bỏ giai cấp
Đây là vấn đề V.I.Lênin đặc biệt chú ý V.I.Lênin phân tích kết cấu giai cấptrong thời kỳ quá độ, nhận thức được tính tất yếu đấu tranh giai cấp trong thời kỳquá độ, điều kiện mới của cuộc đấu tranh giai cấp Đánh giá đúng so sánh lựclượng, từ đó có chính sách phù hợp để cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội
Trong thời kỳ quá độ sự tồn tại các giai cấp là tất yếu do nền kinh tế nhiều
2 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến Bộ, M, 1979, tr 311.
3 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến Bộ, M, 1979, tr 313.
8
Trang 9thành phần quy định Các giai cấp, các lực lượng xã hội căn bản đại biểu cho nềnkinh tế nhiều thành phần đó là: giai cấp tư sản, giai cấp tiểu tư sản (chủ yếu là nôngdân), giai cấp vô sản Các giai cấp sẽ tồn tại suốt trong thời kỳ quá độ, do đó cần phảicủng cố và tăng cường chuyên chính vô sản để tiến tới xoá bỏ giai cấp
V.I.Lênin chỉ rõ, chủ nghĩa xã hội là sự xóa bỏ giai cấp và đưa ra các điềukiện để xóa bỏ giai cấp
Muốn xóa bỏ giai cấp, trước hết cần phải đánh đổ bọn địa chủ và tư bản.Ở nước Nga nhiệm vụ này đã thực hiện và hoàn thành từ cách mạng tháng Mườinăm 1917 như, tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân, quốc hữu hóa,tịch thu tài sản, nhà máy của tư bản thành lập các xí nghiệp quốc doanh do côngnhân quản lý , nhưng nhiệm vụ này chỉ mới hoàn thành một phần và khôngphải là phần khó khăn nhất Muốn xóa bỏ giai cấp, hai là, cần phải xóa bỏ sựkhác biệt giữa công nhân và nông dân, làm cho tất cả mọi người đều trở thànhngười lao động Nhiệm vụ này không thể làm một lần là xong ngay được, đó lànhiệm vụ khó khăn và lâu dài
V.I.Lênin nêu ra các giải pháp để thực hiện điều kiện thứ hai:
Một là, cải tạo toàn bộ nền kinh tế xã hội, chuyển nền kinh tế hàng hóa
nhỏ, cá nhân, riêng lẻ sang nền kinh tế tập thể lớn Bước quá độ này tất nhiên làrất dài
Hai là, tuyệt đối không được dùng biện pháp luật pháp hay hành chính
hấp tấp và không thận trọng, nếu không chỉ làm cho bước quá độ đó kéo dàithêm, và chỉ thêm khó khăn cho nó mà thôi
Ba là, giúp đỡ làm cho nông dân có khả năng, trên những quy mô to lớn,
cải tiến được toàn bộ kỹ thuật canh tác và cải tạo được triệt để nền kỹ thuật ấy
Bốn là, về mặt chính sách với nông dân, giai cấp vô sản phân biệt được
tính hai mặt của người nông dân: “Người nông dân lao động với người nông dân
tư hữu - giữa người nông dân lao động với người nông dân con buôn - giữangười nông dân cần lao với người nông dân đầu cơ Tất cả thực chất của chủnghĩa xã hội nằm trong sự phân định ranh giới đó”4 Trên cơ sở đó phát huy mặt
Trang 10tốt, mặt tích cực của người nông dân hạn chế mặt tiêu cực của họ, thực hiện tốtliên minh giai cấp giữa công nhân và nông dân lao động
Theo V.I.Lênin, chủ nghĩa xã hội là sự xóa bỏ giai cấp, nhưng không thểnào ngay một lúc mà xóa bỏ được giai cấp Và các giai cấp vẫn tồn tại và sẽ tồntại trong suốt thời đại chuyên chính vô sản Nhưng chuyên chính sẽ trở nên vôích, khi các giai cấp không còn nữa Các giai cấp sẽ không biến mất đi, nếukhông có chuyên chính vô sản
Quan điểm này của V.I.Lênin chống lại những đại biểu của Quốc tế II mơ
hồ về lập trường giai cấp, muốn nhanh chóng xóa bỏ giai cấp trước chủ nghĩa xãhội Thực chất đó là âm mưu muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vìgiai cấp vô sản không còn, tất yếu Đảng Cộng sản cũng không có lý do để tồn tại
2.4 Chuyên chính vô sản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa xã hội là sự xóa bỏ giai cấp, chuyên chính vô sản là công cụ để
thực hiện công cuộc xóa bỏ ấy Trong thời kỳ quá độ, chuyên chính vô sản là tất yếu vì: “Trong thời đại chuyên chính vô sản, các giai cấp vẫn tồn tại, nhưng bộ
mặt của mỗi một giai cấp đều có thay đổi; quan hệ qua lại giữa các giai cấp cũngbiến đổi”5
V.I.Lênin tập trung phân tích địa vị các giai cấp trong thời kỳ quá độ:
- Giai cấp vô sản dưới chủ nghĩa tư bản bị áp bức, bị tước đoạt tư liệu sảnxuất, là giai cấp trực tiếp và hoàn toàn đối lập giai cấp tư sản, giai cấp duy nhấtcó khả năng làm cách mạng đến cùng Sau khi lật đổ giai cấp tư sản giành chínhquyền, giai cấp vô sản trở thành giai cấp thống trị nắm chính quyền nhà nước,lãnh đạo các giai cấp trung gian, trấn áp sự phản kháng của các giai cấp bóc lột,thực hiện những nhiệm vụ của đấu tranh giai cấp
- Các giai cấp bóc lột (địa chủ và tư bản) bị đánh bại nhưng chưa bị tiêudiệt hẳn, không thể mất đi ngay lập tức sau khi mất quyền lực chính trị và mấtquyền sở hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu Chúng còn lực lượng, nhưng sức mạnhcủa chúng không chỉ ở số lượng mà sức mạnh đó lớn hơn nhiều so với số lượngcủa nó trong dân cư Chúng còn cơ sở quốc tế (Chủ nghĩa tư bản quốc tế và giai
5 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến Bộ, M, 1979, tr 318
10
Trang 11cấp tư sản quốc tế), còn một phần tư liệu sản xuất, còn tiền, tài sản Chúng có liênhệ xã hội rất rộng rãi là cơ sở nền sản xuất nhỏ và các giai cấp khác Đặc biệtchúng có ưu thế rất lớn về "nghệ thuật " quản lý nhà nước, quân đội, kinh tế Sựphản kháng của chúng sẽ tăng lên gấp trăm, gấp nghìn lần.
Do đó, cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sảntrở nên vô cùng ác liệt, Theo V.I.Lênin, nói đến cách mạng phải hiểu điều đó,nếu không hiểu chỉ là ảo tưởng, cải lương
- Giai cấp nông dân và các giai cấp tiểu tư sản nói chung họ giữ một vị tríđứng giữa, trung gian
V.I.Lênin phân tích tính chất hai mặt của nông dân:
Một mặt, họ là số quần chúng lao động khá đông đảo Đối với nước Nga
thì "vô cùng đông đảo", họ đoàn kết vì lợi ích chung của người lao động là giảithoát khỏi chế độ bóc lột Lần đầu tiên họ được tự do, bình đẳng thật sự
Mặt khác, họ là những người tư hữu nhỏ Họ có tư tưởng, thói quen của
người sản xuất hàng hoá nhỏ, tính bảo thủ và sức ỳ Trong thời kỳ đấu tranh giaicấp ác liệt, họ có thể dao động ngả nghiêng, đổi chiều chuyển hướng, hoặclưỡng lự Trong điều kiện nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ, họ có thể trở thànhngười đầu cơ, buôn lậu, kẻ thù của giai cấp công nhân Họ thể hiện vừa là ngườilao động (đồng minh của giai cấp vô sản) có thể là người bóc lột (kẻ thù của giai
cấp vô sản) “Chuyên chính vô sản là tiếp tục đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ, với trình độ cao hơn, chi phối hết thảy mọi hình thức”6
Cuộc đấu tranh giai cấp chưa chấm dứt dưới thời chuyên chính vô sản mà
nó diễn ra trong điều kiện mới Điều kiện mới đó là, giai cấp vô sản đã giành
được chính quyền, lãnh đạo xã hội Giai cấp bóc lột (Tư bản và địa chủ) đã bịtiêu diệt nhưng bị tiêu diệt hẳn, vẫn còn những cơ sở kinh tế, vẫn còn mối liênhệ quốc tế và xã hội rộng lớn, nên sự phản kháng của chúng càng tăng lên Giaicấp nông dân, các tầng lớp lao động được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, tự do
và bình đẳng, “lần đầu tiên, dười thời chuyên chính vô sản, người nông dânđược làm việc cho mình và ăn uống đầy đủ hơn người thành thị Lần đầu tiên