luận văn, khóa luận, chuyên đề, tiểu luận, marketing, hành vi, khách hàng, dịch vụ, quản trị, cảm nhận, hài lòng, sự hài lòng
Trang 1Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Cơ sở hình thành:
Trong xu thế nền kinh tế phát triển không ngừng như hiện nay, thì các nhu cầu vềphương tiện kỹ thuật, công nghệ, thông tin, khoa học,…là không thể thiếu Trong số cácnhu cầu ấy, nhu cầu về phương tiện lưu thông, phương tiện đi lại là rất cần thiết Một sốphương tiện lưu thông như: xe đạp, xe gắn máy, ôtô, xe bus…giúp ích rất nhiều cho conngười trong việc tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí,… Trong số các phương tiện ấy xegắn máy là một ví dụ điển hình Nó không chỉ là phương tiện phục vụ cho người đi lại giảmcông sức, tiết kiệm thời gian, mà còn thể hiện phong cách, cá tính của người sử dụng.Trong thời gian gần đây, thị trường xe gắn máy trong cả nước nói chung và Thànhphố Long Xuyên nói riêng đang thực sự “nóng” lên Thị trường xe gắn máy ở Thành phốLong Xuyên ngày một biến động không ngừng, vì nhu cầu sử dụng xe gắn máy ngày càngtăng, sản phẩm xe gắn máy ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng được nhiều nhu cầu củakhách hàng Từ đó, các hãng xe đang có mặt trên thị trường hiện nay như: Honda, Yamaha,Suzuki, SYM,…không ngừng tìm những chiến lược tốt nhất để phát triển quy mô và mởrộng thị trường Để làm được điều đó các nhà sản xuất kinh doanh xe gắn máy luôn muốntìm hiểu nhu cầu sử dụng xe gắn máy của khách hàng nhằm đưa ra dòng sản phẩm phù hợpvới nhu cầu của mọi khách hàng Trong số những khách hàng đó có học sinh phổ thông,các bạn học sinh rất cần một phương tiện đi lại giúp việc đi học được dễ dàng, việc đi chơicùng gia đình, bè bạn được thuận tiện, ngoài ra còn thể hiện được cá tính, phong cách củacác bạn ấy
Vì vậy, mà số lượng xe gắn máy bán ra ngày càng tăng ở lứa tuổi học đường trongnhững năm vừa qua Tuy hiện nay có một số học sinh chưa đủ tuổi sử dụng xe gắn máynhưng sẽ đủ điều kiện sau 1- 2 năm nữa và nhất là nhu cầu sử dụng sẽ tăng lên khi các em
ra trường Do đó, học sinh phổ thông sẽ là đối tượng khách hàng tiềm năng lớn mà các nhàsản xuất kinh doanh xe gắn máy nên hướng đến để ngày càng phát triển mạnh ở thị trườngThành phố Long Xuyên Chính vì thế, mà các nhà sản xuất kinh doanh cần phải có nhữngthông tin hữu ích về nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh ở các trường trung học phổthông (THPT) trên địa bàn Thành phố Long Xuyên Trường THPT Long Xuyên là trườngnằm trong khu vực trung tâm thành phố có hệ thống giao thông thuận tiện, các em học sinhcủa trường có điều kiện sử dụng phương tiện đi lại nhiều hơn, mong muốn mua xe và khả
năng chi trả cũng cao hơn Đó là lý do tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá nhu cầu sử
dụng xe gắn máy của học sinh Trường Trung học phổ thông Long Xuyên” làm chuyên
đề năm 3 của mình
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là:
- Mô tả nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinhTrường THPT Long Xuyên
MSSV: DQT0733731
Trang 2Đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên
- Đo lường mức độ sẵn sàng mua xe gắn máy của học sinh Trường THPT LongXuyên
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu này được thực hiện tại Trường Trung học phổ thông Long Xuyên, đốitượng nghiên cứu là học sinh của trường năm học 2009 – 2010
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1 Nghiên cứu sơ bộ:
Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành với nghiên cứu định tính Nghiên cứu này đượcthực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu với 5 học sinh (n=5) để khai thác, tìm hiểuthông tin các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu Từ các thông tin ý kiến nhận được
sẽ xây dựng một bản câu hỏi chính thức để đi vào nghiên cứu định lượng
1.4.2 Nghiên cứu chính thức:
Nghiên cứu chính thức là giai đoạn nghiên cứu định lượng Việc thu thập dữ liệuđược tiến hành bằng cách điều tra trực tiếp bằng bản câu hỏi Giai đoạn đầu sẽ tiến hànhđiều tra trực tiếp bằng bản câu hỏi thử 10 học sinh (n=10) để xác lập tính logic của bản câuhỏi để loại bớt những biến không liên quan nhằm xây dựng một bản câu hỏi chính thứchoàn chỉnh Giai đoạn tiếp theo sẽ triển khai rộng rãi bằng cách điều tra trực tiếp 100 họcsinh (n=100) bằng bản câu hỏi đã xây dựng hoàn chỉnh để thu thập được thông tin dữ liệu
từ đáp viên, xử lý thông tin dữ liệu có được, hoàn thành bài báo cáo nghiên cứu
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu:
Kết quả của nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin hữu ích về nhu cầu sử dụng xe gắnmáy của học sinh Trường THPT Long Xuyên đối với các công ty, các cửa hàng bán lẻ trênđịa bàn Thành phố Long Xuyên Từ đó, các nhà sản xuất kinh doanh xe gắn máy sẽ xâydựng được kế hoạch Marketing, chiến lược kinh doanh phù hợp như nên sản xuất sản phẩm
có mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng gì, chất lượng ra sao,…nhằm thỏa mãn tốt nhất những nhucầu của khách hàng
1.6 Cấu trúc của bài báo cáo nghiên cứu:
Chương 1: Giới Thiệu: Tổng quan về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm
vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu
Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết và Mô Hình Nghiên Cứu: Trình bày lý thuyết nhu cầu và
nhận thức nhu cầu Trên cơ sở lý thuyết đã nêu xây dựng nên mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương Pháp Nghiên Cứu: Chủ yếu trình bày phương pháp nghiên cứu của
đề tài, nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức, phương pháp chọn mẫu, thu thập dữ liệu,
xử lý dữ liệu,…
Chương 4: Kết Quả Nghiên Cứu: Trình bày các kết quả có được sau quá trình sàn lọc,
thống kê, xử lý số liệu như: mô tả, đo lường mong muốn sử dụng xe gắn máy và các yếu tốảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh
Chương 5: Kết Luận và Kiến Nghị: Trình bày kết quả nghiên cứu, hạn chế trong nghiên
cứu và đề xuất liến nghị
Trang 3Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Giới thiệu:
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2 này sẽ giới thiệucác khái niệm, định nghĩa về nhu cầu Cuối cùng là xây dựng một mô hình nghiên cứu vềđánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh phổ thông dựa trên các lý thuyết đã nêu
2.2 Các khái niệm:
2.2.1 Nhu cầu và nhận thức nhu cầu:
Nhu cầu: là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được Nhu cầu
này không phải do xã hội hay người làm Marketing tạo ra, chúng tồn tại nhu một bộ phậncấu thành của con người.1
Nhận thức nhu cầu: là sự khác nhau về nhận thức giữa tình huống lý tưởng và thực
tế của một người nằm thúc đẩy việc ra quyết định Nhận thức về vấn đề có thể được kíchthích bởi nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng hoặc bởi những nỗ lực tiếp thị.2
Nhận thức vấn đề xảy ra khi con người trải qua sự mất cân đối giữa trạng thái hiện tại
và trạng thái mong muốn (trạng thái lý tưởng) Điều này là do mối quan hệ giữa nhu cầu và
cơ hội Khi sự khác nhau giữa trạng thái lý tưởng và thực tế đủ lớn, sẽ gây ra một cảm giáctâm lý (và đôi khi là vật lý) bực bội khó chịu (muốn) thúc đẩy con người hành động
Nhu cầu: là sự đòi hỏi của con người, mong muốn đạt được và là một trạng thái căng
thẳng trong khi động cơ là lực thúc đẩy ta giảm bớt trạng thái này
Nhu cầu là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần
để tồn tại và phát triển Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâmsinh lý, mỗi người có nhu cầu khác nhau
Hình thức biểu hiện nhất định được cụ thể hóa thành đối tượng của một nhu cầu nhấtđịnh Đối tượng của nhu cầu chính là cái nhu cầu hướng đến và có thể làm thỏa mãn nhucầu đó Một đối tượng có thể làm thỏa mãn một số nhu cầu, một nhu cầu có thể được thỏamãn bởi một số đối tượng, trong đó mức độ thỏa mãn có khác nhau
2.2.2 Mong muốn:
Mong muốn là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thỏa mãn những nhu cầu sâu
xa Mong muốn của con người không ngừng phát triển và được định hình bởi các điều kiệnkinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…Mong muốn đa dạng hơn nhu cầu rất nhiều, một nhucầu có thể có nhiều mong muốn Các doanh nghiệp thông qua hoạt động Marketing có thểđáp ứng các mong muốn của khách hàng để thực hiện mục tiêu của mình.3
2.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng sản phẩm: 4
1 Kotler, Philip 1999 Marketing căn bản Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.
2 Kotler, Philip 2002 Quản trị Marketing NXB: Giao thông vận tải.
3 Kotler, Philip 1999 Tài liệu đã dẫn.
MSSV: DQT0733733
Trang 4Đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên
2.2.3.1 Yếu tố ảnh hưởng bên trong:
Nhận thức nhu cầu: là sự khác nhau về nhận thức giữa tình huống lý tưởng và thực
tế của một người nằm thúc đẩy việc ra quyết định Nhận thức về vấn đề có thể được kíchthích bởi nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng hoặc bởi những nỗ lực tiếp thị
Cảm nhận về sản phẩm: cảm nhận của người tiêu dùng về đặc điểm, công dụng,
chất lượng, ưu và nhược điểm của một sản phẩm
Cá tính: là nói lên hành động kiên định của một người hoặc sự phản ứng đối với
những tình huống diển ra có tính lặp lại, các nhà nghiên cứu cho rằng đây là những nétchính dẫn đến sự ưu thích nhãn hiệu và loại sản phẩm
Giới tính: sự khác biệt về giới tính của con người ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu sử
dụng sản phẩm của họ
2.2.3.2 Yếu tố ảnh hưởng bên ngoài:
Động cơ thúc đẩy: là sức mạnh gây ra hành vi nhằm thỏa mãn nhu cầu Các nhà tâm
lý cho rằng nhu cầu là có phân cấp, một khi nhu cầu sinh lý được thỏa mãn thì người ta sẽtìm để thỏa mãn nhu cầu cao hơn như đã biết qua tháp nhu cầu của Maslow
Thu nhập của gia đình: là thu nhập của một số người trong gia đình và số tiền đó họ
có sẵn sàng chi tiêu để sở hữu được sản phẩm mong muốn
Bạn bè: nhu cầu sử dụng phát sinh một phần cũng bị ảnh hưởng bởi bạn bè vì thấy
bạn sử dụng
2.3 Mô hình nghiên cứu:
Nhu cầu sử dụng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng bị chi phối bởi
nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài Trong đề tài nghiên cứu “Đánh giá nhu cầu sử
dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên” áp dụng các lý thuyết đã
trình bày ở trên, ta xây dựng được mô hình nghiên cứu cho đề tài như sau:
4 Nguyễn Quỳnh Chi 2001 Quản trị Marketing trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ - thu thập thông tin về
khách hàng Viện Đại học mở OLA (Canada) biên soạn.
MSSV: DQT0733734
Yếu tố bên trong:
Nhận thức nhu cầu
Cảm nhận về sản phẩm
Cá tính
Giới tính
Yếu tố bên ngoài:
Thu nhập của gia đình
Nhu cầu sử dụng
xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên
Sản phẩm gia tăng:
Bảo hành
Sản phẩm cụ thể:
Nhãn hiệuChất lượngGiá cả
- Kiểu dáng
Sản phẩm cốt lõi:
Công dụng
Kỹ thuậtTâm lý
Trang 5Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu
Mong muốn sử dụng là nhu cầu có dạng đặc thù, tương ứng với trình độ nhân cách,văn hóa của từng người Nhu cầu sử dụng được mô tả như các đối tượng dùng để thỏa mãnnhững đòi hỏi của con người phù hợp với điều kiện sống
Mô hình nghiên cứu cho thấy, nhu cầu của con người bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tốtác động từ các yếu tố tác động từ bên ngoài và cả bên trong của con người
Yếu tố tác động bên trong: Nhận thức nhu cầu: hiểu biết về công dụng và các đặctrưng liên quan đến chất lượng, mẫu mã,…của xe gắn máy Cảm nhận về sản phẩm: nhữngcảm nhận của học sinh phổ thông về công dụng, chất lượng,…của xe gắn máy Cá tính: ảnhhưởng đến sự chọn lựa sử dụng xe gắn máy Giới tính: sự khác biệt về giới tính ảnh hưởngkhá nhiều đến nhu cầu sử dụng của học sinh
Yếu tố tác động bên ngoài: Thu nhập của gia đình: thu nhập gia đình cũng ảnh hưởngmột phần tới nhu cầu sử dụng của học sinh, gia đình có sẵn sàng chi tiền để con mình sởhữu được một chiếc xe gắn máy như mong ước Bạn bè: những tác động đến từ bạn bè, nhucầu phát sinh khi thấy bạn mình có Động cơ thúc đẩy: một số ảnh hưởng, sức mạnh gây ranhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh
Ngoài ra, nhu cầu sử dụng sản phẩm còn bị ảnh hưởng bởi các thành phần của sảnphẩm đó bao gồm ba cấp độ: Sản phẩm cốt lõi: công dụng của xe gắn máy, tâm lý của họcsinh về sản phẩm xe gắn máy, yếu tố kỹ thuật sản xuất xe gắn máy Sản phẩm cụ thể: nhãnhiệu xe gắn máy, chất lượng như thế nào, giá cả ra sao, kiểu dáng có phù hợp với học sinh.Sản phẩm gia tăng: xe gắn máy được bảo hành, sửa chữa trong thời gian bao lâu, phụ tùng
có dễ mua, dễ thay thế, nhân viên có hướng dẫn tận tình về cách thức sử dụng, việc giaohàng như thế nào, thanh toán ra sao
MSSV: DQT0733735
Trang 6Đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên
Vì vậy, nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh sẽ bị tác động bởi nhiều yếu tố, mỗiyếu tố có mức tác động khác nhau tùy vào từng đối tượng học sinh
2.4 Tóm tắt chương:
Trong toàn bộ chương 2, chúng ta đã sơ lược qua các lý thuyết có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu Từ đó, chúng ta đã xây dựng được một mô hình nghiên cứu “Đánh giá nhu
cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên”.
Đánh giá nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng là việc nghiên cứu sự mong muốn cóđược những thứ cụ thể để thỏa mãn những nhu cầu của họ, những nhu cầu có dạng đặc thù,tương ứng với từng người tiêu dùng cụ thể Ngoài ra chúng ta cũng cần nghiên cứu nhữngyếu tố ảnh hưởng, tác động đến nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh phổ thông
Trang 7Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu:
Chương 2 đã trình bày sơ lược các cơ sở lý thuyết và đã xây dựng nên một mô hìnhnghiên cứu thích hợp Chương này sẽ trình bày toàn bộ phương pháp nghiên cứu về đánhgiá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên gồm có 3 phầnchính: Thiết kế nghiên cứu, mô tả nghiên cứu sơ bộ và cuối cùng là nghiên cứu chính thức
3.2 Thiết kế nghiên cứu:
3.2.1 Tiến độ các bước nghiên cứu: Bao gồm 2 bước
Bảng 3.1: Tiến độ các bước nghiên cứu
1 Sơ bộ Định tính Phỏng vấn chuyên sâun=5 2 tuần
2 Chính thức Định lượng Điều tra bản câu hỏin=100 3 tuần
Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành với nghiên cứu định tính Nghiên cứu này
được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu với 5 học sinh (n=5) để khai thác, tìmhiểu thông tin các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu Từ các thông tin ý kiến nhậnđược sẽ xây dựng một bản câu hỏi chính thức để đi vào nghiên cứu định lượng
Bước 2: Nghiên cứu chính thức là giai đoạn nghiên cứu định lượng Việc thu thập dữ
liệu được tiến hành bằng cách điều tra trực tiếp bằng bản câu hỏi Giai đoạn đầu sẽ tiếnhành điều tra trực tiếp bằng bản câu hỏi thử 10 học sinh (n=10) để xác lập tính logic củabản câu hỏi để loại bớt những biến không liên quan nhằm xây dựng một bản câu hỏi chínhthức hoàn chỉnh Giai đoạn tiếp theo sẽ triển khai rộng rãi bằng cách điều tra trực tiếp 100học sinh (n=100) bằng bản câu hỏi đã xây dựng hoàn chỉnh để thu thập được thông tin dữliệu từ đáp viên, xử lý thông tin dữ liệu có được, hoàn thành bài báo cáo nghiên cứu
3.2.2 Quy trình nghiên cứu:
Toàn bộ quy trình nghiên cứu được mô tả qua hình dưới đây:
MSSV: DQT0733737
Xác định vấn đề nghiên cứu
Đề cương phỏng vấn chuyên sâu n=5
Cơ sở lý thuyết và
mô hình nghiên cứu
Bản câu hỏi điều tra chính thức n=100
Báo cáo kết quả nghiên cứu
Xử lý dữ liệu thu được
Hiệu chỉnh bản câu hỏi điều tra thử
Trang 8Đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
3.3 Tổng thể và mẫu:
Báo cáo kết quả nghiên cứu
Trang 9Kích thước mẫu cho trường hợp nghiên cứu có nhiều biến đã từng được nhiều nhànghiên cứu đề xuất các bảng tra chọn mẫu hay các qui tắc chọn cỡ mẫu như: Kierce vàMorgan (1970), Roscoe (1975), Bollen…Áp dụng qui tắc đề nghị của Roscoe (1975) mẫuđược chia theo nhóm giới tính thể hiện sự khác biệt giữa nam và nữ, có hai nhóm mỗi nhómtối thiểu là 30 học sinh Vì vậy, cỡ mẫu tối thiểu dự kiến có kích thước 60 học sinh (n=60).Chính vì thế, cỡ mẫu 100 học sinh (n=100) được chọn đã được phân chia nhóm theo giớitính thể hiện sự khác biệt giữa nam và nữ là phù hợp, đáng tin cậy và có thể phản ánh chínhxác các tham số của tổng thể.
Sử dụng phương pháp chọn mẫu hạn mức phân chia tổng thể thành hai nhóm tổng thểcon có sự khác biệt về giới tính là nam và nữ, gửi bản hỏi cho học sinh vào giờ ra chơi, ởngay trong Trường THPT Long Xuyên giúp học sinh thoải mái, trả lời khách quan các vấn
đề liên quan trong bản câu hỏi, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí
3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu:
Sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp bằng bản câu hỏi để điều tra trực tiếp đápviên, bản câu hỏi được gửi cho học sinh trong giờ ra chơi ngay trong Trường THPT LongXuyên và thu lại vào cuối giờ học Đây là phương pháp thu thập dữ liệu tối ưu có độ tin cậycao giúp tác giả biết chính xác các biến cần mô tả, đo lường
3.5 Biến, thang đo và phương pháp phân tích dữ liệu:
Theo mô hình nghiên cứu chúng ta có thể xây dựng được thang đo và phương phápphân tích dữ liệu cho biến nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT LongXuyên như sau:
Bảng 3.2: Bảng thống kê biến, thang đo và phương pháp phân tích dữ liệu
MSSV: DQT0733739
Trang 10Đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên
Biến
nghiên
cứu
Thành phần Phần tử biểu hiện Kiểu thang đo
Phương pháp phân tích dữ liệu
1.1 Tiết kiệm thời gian
Likert
Thống kê
mô tả
1.2 Phục vụ đi lại1.3 Tạo nên sự tự tin1.4 Tốc độ
Định danh mức độ1.5 Độ bền
2 Nhu cầuđối với sảnphẩm cụ thể
2.1 Mẫu mã
Danh nghĩa Đếm tầnsuất
2.2 Kiểu dáng2.3 Màu sắc2.4 Trang trí2.5 Nhãn hiệu2.6 Giá2.7 Chất lượng Định danh mức độ Thống kêmô tả
3 Nhu cầuđối với sảnphẩm giatăng
3.1 Bảo hành
Danh nghĩa Đếm tầnsuất
3.2 Phụ tùng3.3 Hướng dẫn sử dụng3.4 Giao hàng
mô tả1.2 Có nhu cầu sử dụng Danh nghĩa Đếm tầnsuất
2 Yếu tốbên ngoài
2.1 Bạn bè sử dụng Likert Thống kêmô tả2.2 Thu nhập của gia đình Danh nghĩa Đếm tầnsuất
3.6 Tóm tắt chương:
Trong toàn bộ chương 3, chúng ta đã lần lượt phân tích mô tả về nhu cầu sử dụng xegắn máy Từ đây cho chúng ta có được cái nhìn tổng thể về nhu cầu sử dụng xe gắn máycủa học sinh, cụ thể: sử dụng xe gắn máy với mục đích chính là phương tiện để đi học hoặc
đi chơi, sử dụng do sở thích và sử dụng để đi chơi nên họ cho rằng xe gắn máy chỉ làphương tiện phục vụ cho việc đi lại Mối quan tâm lớn nhất của người sử dụng đối với xegắn máy là chất lượng, độ bền, bảo hành
Phương pháp nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước định tính với kỹ thuật thảo luậntay đôi với cỡ mẫu là 5 học sinh (n=5), bước 2 là nghiên cứu định lượng với một bản câuhỏi chính thức với cỡ mẫu được chọn là 100 học sinh (n=100)
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Giới thiệu:
Trang 11Chương 3 giới thiệu một số phương pháp tiến hành nghiên cứu, từ thiết kế nghiêncứu, nghiên cứu sơ bộ đến nghiên cứu chính thức Chương này sẽ trình bày cụ thể các kếtquả nghiên cứu thu được sau quá trình sàng lọc, thống kê và sử lý số liệu.
4.2 Mô tả đặc điểm mẫu:
Số bản hỏi gửi để thu thập thông tin là 100 Sau khi loại bỏ 5 bản hỏi không hợp lệ.Chúng ta còn lại 95 bản hỏi để nghiên cứu về nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinhTrường THPT Long Xuyên Trong đó có 50 học sinh Nữ và 45 học sinh Nam Như vậy, cóthể xem số học sinh Nữ và học Nam là tương đối đồng đều, chênh lệch không nhiều phùhợp với mục tiêu nghiên cứu sự khác biệt giữa Nam và Nữ về nhu cầu sử dụng xe gắn máy
4.3 Mô tả nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên: 4.3.1 Lý do thúc đẩy học sinh sử dụng xe gắn máy:
Theo thống kê có đến 95% học sinh Trường THPT Long Xuyên có mong muốn sửdụng xe gắn máy với nhiều lý do thúc đẩy như: xe gắn máy giúp tiết kiệm thời gian, xe gắnmáy là phương tiện phục vụ đi lại, khẳng định phong cách, cá tính, tạo nên sự tự tin chongười sử dụng, thấy bạn bè sử dụng Vậy lý do thúc đẩy nào ảnh hưởng nhiều đến mongmuốn sử dụng xe gắn máy của các bạn, và có sự khác biệt gì giữa học sinh Nam và Nữ, vấn
đề này sẽ được làm rõ thông qua hình dưới đây:
Nói chung là phản đối
đồng ý
Hoàn toàn đồng ý
Hình 4.1: Lý do thúc đẩy học sinh Nam sử dụng xe gắn máy
Dựa vào hình cho thấy 2 lý do chủ yếu để thúc đẩy học sinh Nam có mong muốn sửdụng xe gắn máy là tiết kiệm thời gian và phục vụ đi lại Ngoài ra, lý do thấy bạn bè sửdụng không thúc đẩy nhiều đến mong muốn sử dụng xe gắn máy của học sinh Nam Cácbạn Nam là như thế, vậy so với các bạn Nam, các bạn Nữ có khác biệt gì hay không điềunày sẽ sáng tỏ thông qua hình sau đây:
MSSV: DQT07337311
Trang 12Đánh giá nhu cầu sử dụng xe gắn máy của học sinh Trường THPT Long Xuyên
Nói chung là phản đối
đồng ý
Hoàn toàn đồng ý
Hình 4.2: Lý do thúc đẩy học sinh Nữ sử dụng xe gắn máy
Dựa vào hình cho thấy lý do thúc đẩy các bạn học sinh Nữ sử dụng xe gắn máy cũngkhông khác gì nhiều so với các bạn Nam đều chịu sự thúc đẩy nhiều của 2 lý do là phục vụ
đi lại và tiết kiệm thời gian
Qua đó, nhìn chung các bạn học sinh chú trọng nhiều đến thời gian vì việc tiết kiệmthời gian giúp ích rất nhiều cho việc học tập của các bạn Xe gắn máy được nhắc đến đầutiên là phương tiện phục vụ đi lại sẽ giúp các bạn tiết kiệm được thời gian như mong muốn,giảm chi phí đi lại,…
4.3.2 Mẫu mã xe gắn máy ưa thích:
Mỗi bạn học sinh có một cá tính, sở thích riêng, những sự khác biệt về cá tính, sở thích này
có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mẫu mã xe gắn máy của các bạn hay không? Câu hỏi này
sẽ được làm rõ thông qua hình sau:
20
2
12
6 15
Hình 4.3: Mẫu mã xe gắn máy học sinh ưa thích
Trang 13Dựa vào hình cho thấy đa số học sinh Trường THPT Long Xuyên thích xe gắn máy
có mẫu mã gọn nhẹ Nói như thế không phải các mẫu mã xe gắn máy khác không đượcquan tâm Tỷ lệ học sinh thích mẫu mã đa dạng, sáng tạo, đơn giản và khác cũng khôngnhỏ Tỷ lệ lựa chọn mẫu mã xe gắn máy đơn giản, gọn nhẹ, đa dạng sáng tạo của học sinh
Nữ chiếm cao hơn Nam Đặc biệt, ở phần mẫu mã khác tỷ lệ lựa chọn của học sinh Nam lạicao hơn học sinh Nữ, thể hiện cá tính khác biệt của các bạn Nam mong muốn mẫu xe gắnmáy thích hợp với mình đó là sự tự thể hiện Đây là những điều mà các nhà sản xuất kinhdoanh, các đại lý bán lẻ xe gắn máy nên quan tâm để đề ra chiến lược sản xuất kinh doanhphù hợp với mong muốn của các bạn nhất là thể hiện được “cái tôi” của tuổi trẻ
4.3.3 Kiểu dáng loại xe gắn máy ưa thích:
Hình 4.4: Loại xe gắn máy ưa thích của học sinh Nam và học sinh Nữ
Dựa vào hình cho thấy đa phần học sinh thích sử dụng xe gắn máy theo kiểu tay ga,bởi lẽ kiểu xe tay ga đang rất thịnh hành trong thời gian gần đây, thích hợp thể hiện cá tínhnăng động của giới trẻ và có nhiều chủng loại để lựa chọn Không có sự khác biệt gì nhiều
về việc lựa chọn loại xe gắn máy giữa học sinh Nam và học sinh Nữ
4.3.4 Màu sắc xe gắn máy mong muốn:
Việc lựa chọn kiểu dáng loại xe đa phần là tay ga Vậy các bạn học sinh mong muốn
sở hữu chiếc xe với màu sắc gì? Câu hỏi này sẽ được làm rõ thông qua hình bên dưới đây: