Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh (Trang 59)

3.2.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng mặt hàng cà phê xuất khẩu

Quy hoạch diện tích đất trồng và tái canh cà phê

Mặc dù các Bộ ngành và Hiệp hội đã thống nhất kiến nghị nên ổn định diện tích trồng cà phê khoảng 500.000 ha như một chiến lược phát triển bền vững cho ngành cà phê, nhưng con số thống kê trên thực tế đã vượt xa mức diện tích nêu trên từ năm 2008, và không ngừng tăng lên đến năm 2011. Nguyên nhân chính là các hộ nông dân tự ý mở rộng diện tích đất trồng khi giá cà phê tăng cao. Tuy nhiên, phần lớn diện tích trồng mới lại được trồng ở những nơi khó khăn về nguồn nước tưới, đất không đủ tiêu chuẩn, đất dốc, thậm chí được trồng ở những vùng đất khô cằn, sỏi đá, không thích hợp để trồng cà phê, và thường dẫn đến năng suất thấp, nhiều sâu bệnh, chất lượng cà phê kém. Hơn nữa, tình trạng chặt bỏ các cây che bóng mát quanh khu vực trồng cà phê nhằm tận dụng diện tích gieo trồng thực chất lại ảnh hưởng đến điều kiện sinh trưởng của cây cà phê do đặc tính loại cây này cần nhiều cây che bóng để tiếp thụ ánh nắng gián tiếp. Vì vậy, việc đổi mới quy hoạch diện

tích cà phê là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao sản lượng, đảm bảo sự đồng bộ về chất lượng cà phê và đảm bảo các điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc canh tác cà phê, đồng thời tận dụng được điều kiện tự nhiên thuận lợi vốn có của Việt Nam. Nội dung giải pháp như sau:

Thứ nhất, Nhà nước và Chính quyền địa phương triển khai rà soát diện tích trồng cà phê của Việt nam, đặc biệt chú trọng đến diện tích trồng mới. Đối với các khu vực có điều kiện tự nhiên, khí hậu và thổ nhưỡng không phù hợp thì triển khai tuyên truyền, vận động và thuyết phục nông dân chuyển canh sang các loại cây trồng khác phù hợp và có năng suất cao hơn.

Thứ hai, các Bộ ngành cần điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch diện tích đất trồng, chỉ tiến hành quy hoạch phát triển đối với các vùng thâm canh trọng điểm và cho phép trồng tái canh đối với các diện tích cà phê già cỗi, bị sâu bệnh năng suất thấp hoặc cải tạo, trồng thay thế các vườn cà phê giống cũ, không mở thêm diện tích trồng cà phê.

Thứ ba, Nhà nước giám sát chặt chẽ hơn nữa và xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp mở rộng diện tích đất trồng một cách tự phát, không theo quy hoạch, đồng thời tiến hành thống kê diện tích đất trồng cà phê hàng năm và điều chỉnh linh hoạt các biện pháp quy hoạch.

Thứ tư, nông dân cần phối hợp tốt với chính quyền đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng trên diện tích cà phê sẵn có, và tiến hành tái canh đối với các diện tích cây trồng có năng suất thấp thay nhằm phát triển cây cà phê bền vững, lâu dài, tránh tình trạng ồ ạt mua rẫy, khai hoang đất mới hoặc thậm chí phá rừng để trồng cà phê, và đua nhau chặt bỏ cây cà phê khi giá xuống.

Ngoài ra, Nhà nước nên đặc biệt chú trọng đến việc quy hoạch đất tại các tỉnh miền Bắc để nâng cao sản lượng cà phê Arabica, khi Việt Nam đang trên đà chuyển dịch cơ cấu sang mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao này.

Liên kết hộ nông dân

Bên cạnh việc quy hoạch đất trồng hợp lý để đảm bảo sự đồng bộ và nâng cao chất lượng của cà phê Việt nam, việc liên kết các hộ trồng cà phê cũng là một điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam, đồng thời tận dụng được nguồn nhân lực dồi dào. Mặc dù diện tích trồng cà phê của Việt nam vượt trên 500.000 ha, nhưng trên thực tế, đa phần các hộ canh tác theo quy mô nhỏ lẻ, dưới 2 ha. Điều này làm giảm khả năng áp dụng các kỹ thuật mới trong canh tác và việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc canh tác vốn do thiếu hụt nhân

công có trình độ chuyên môn và nguồn vốn bị hạn chế. Do đó, chất lượng cà phê thường không ổn định, năng suất cây trồng chưa đạt như mong muốn, hơn nữa, việc thu mua và cung ứng cà phê cũng không đạt hiệu quả cao. Việc liên kết các hộ nông dân trồng cà phê cần được thực hiện như sau:

Thứ nhất, liên kết các hộ nông dân ở từng vùng phân chia theo khu vực địa lý để đảm bảo sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, có thể thành lập hợp tác xã cà phê để tiện việc áp dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác và chế biến tập trung. Các hợp tác xã cà phê phải thực hiện cơ chế chuyên môn hóa và thắt chặt quản lý để đảm bảo sự liên kết này được thực hiện đúng phương hướng, công bằng và có lợi cho các bên.

Thứ hai, đào tạo đội ngũ lao động có kiến thức về kỹ thuật canh tác cây cà phê và có chuyên môn trên các khâu sản xuất, chế biến và lưu trữ để tham gia trực tiếp vào quá trình canh tác và vận hành các loại thiết bị hiện đại, đồng thời có thể tổ chức các lớp học dể giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất.

Thứ ba, các hộ liên kết về nông dân về nguồn tài chính để xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư vào công nghệ, mua các giống cây và phân bón chất lượng cao, đồng thời đầu tư vào công tác nghiên cứu các giống cây trồng có khả năng kháng sâu bệnh cao.

Thứ tư, Nhà nước có chính sách khuyến khích đối với các hộ liên kết bằng việc khen thưởng, hỗ trợ về nguồn vốn, có thể xây dựng đội ngũ tư vấn trực tiếp hướng dẫn các hộ trong canh tác, đồng thời có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào vùng sản xuất. Hơn nữa, có thể xây dựng các mô hình mẫu để nông dân có định hướng thực hiện.

Ngoài ra, các hộ doanh nghiệp liên kết với nhau sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tranh thủ những hỗ trợ từ Nhà nước và các cơ quan khuyến nông về tài chính, công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng cà phê và bảo đảm giá cà phê do lượng cung ứng ổn định và tập trung.

Để giải pháp này thành công, các nông dân cần nhận thức được lợi ích có được từ việc liên kết các hộ riêng lẻ là mang tính lâu dài và tự nguyện thay đổi phương pháp canh tác và chế biến truyền thống, sẵn sàng tiếp nhận kỹ thuật canh tác và công nghệ mới vào các khâu sản xuất, đồng thời tích cực phối hợp với Nhà

nước và các bên liên quan để thực hiện. Hơn nữa, giải pháp này đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn và cần sự kiên trì trong thời gian dài. Trong đó, vai trò của cơ quan Nhà nước cần được thể hiện rõ trong việc định hướng và tiến hành quy hoạch các khu vực liên kết có tương quan về mặt địa lý và điều kiện canh tác, nâng cao nhận thức của nông dân, có cơ chế quản lý và khuyến khích nông dân tham gia, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ và đầu tư của doanh nghiệp.

Áp dụng tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê TCVN 4193: 2005

Trong giai đoạn 2006 – 2011, xuất khẩu cà phê của Việt Nam nói chung và xuất khẩu cà phê sang thị trường Anh nói riêng còn gặp nhiều trở ngại về chất lượng, mà một trong những giải pháp đang được áp dụng hiện nay là áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 được xây dựng khá phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO 10470 và các tiêu chuẩn trên sàn giao dịch LIFFE để tạo điều kiện cải thiện chất lượng, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Theo lộ trình thực hiện áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 đối với cà phê nhân xuất khẩu, hiện ngành cà phê Việt Nam bước vào giai đoạn 3, theo đó, các doanh nghiệp tiếp tục áp dụng toàn diện các nội dung của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cà phê nhân xuất khẩu và thực hiện kiểm tra toàn diện các chỉ tiêu chất lượng theo TCVN 4193:2005 đối với tất cả các lô hàng cà phê nhân xuất khẩu trước khi thông quan. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có một bộ phận nhỏ doanh nghiệp đang áp dụng tiêu chuẩn này cho xuất khẩu, trong khi hầu hết hợp đồng xuất khẩu cà phê của Việt Nam dựa trên 3 tiêu chí: độ ẩm, tỷ lệ hạt đen, hạt vỡ theo TCVN 4193: 1993. Vì vậy, lượng cà phê bị loại thải tại thị trường tiêu thụ và cảng đến chiếm khối lượng đáng kể, làm giảm giá trị xuất khẩu. Nguồn gốc của vấn đề là việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn này đòi hỏi đầu tư lớn về mặt tài chính, mà chỉ mang lại kết quả trong dài hạn, trong khi các doanh nghiệp chú trọng nhiều đến lợi nhuận trước mắt mà giải pháp mang lại. Hơn nữa, việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người sản xuất vẫn còn bị xem nhẹ. Vì vậy, việc áp dụng TCVN 4193:2005 cần có các bước đi hợp lý, với nội dung như sau:

Thứ nhất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tuyên truyền để giúp

doanh nghiệp và nông dân hiểu rõ việc áp dụng quy chuẩn mang tính quốc tế này sẽ giúp cải thiện chất lượng cà phê, nhờ đó gia tăng giá trị xuất khẩu, uy tín và năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trong dài hạn. Theo đó, Bộ nên tổ chức các buổi

họp báo để công bố thông tin chính thức liên quan đến lộ trình áp dụng TCVN 4193:2005, kết hợp với các phương tiện truyền thông báo đài. Bên cạnh đó, VICOFA cần tổ chức các buổi họp thành viên để thông tin các điểm mới về việc áp dụng hệ thống quy chuẩn này, song song với việc gửi các thông báo chính thức, tài liệu liên quan cho doanh nghiệp. Đồng thời, Bộ cần xác định rõ cột mốc mà việc áp dụng TCVN 4193:2005 là điều kiện bắt buộc xuất khẩu là trước năm 2016.

Thứ hai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch và tiến độ áp dụng mới cho TCVN 4193:2005, trong đó chú trọng đến việc công tác marketing cho sản phẩm chất lượng cao của Việt nam và tổ chức tiêu thụ những sản phẩm cà phê không đạt chuẩn bị loại thải trong thời gian đầu nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp và hộ nông dân, đồng thời xây dựng các chính sách hỗ trợ về tài chính cho các chủ thể này. Lộ trình thực hiện được đề xuất như sau:

- Quý III và IV/2012: xây dựng kế hoạch áp dụng TCVN 4193;2005 và chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và nông dân cả nước, đồng thời liên kết các cơ quan Nhà nước, Bộ ngành và Hiệp hội để thực hiện kế hoạch hành động.

- Quý I/2013: công bố lộ trình áp dụng TCVN từ năm 2013 và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân trong việc áp dụng quy chuẩn này.

- Quý II và III/2013: tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể doanh nghiệp và nông dân về nội dung và kế hoạch thực hiện.

- Quý IV/2013: tổ chức các buổi giới thiệu và tập huấn về việc áp dụng TCVN 4193:2005

- Quý I năm 2014 đến Quý II năm 2015: triển khai áp dụng TCVN rộng rãi tại Việt Nam.

- Quý III và IV/2015: tiếp thu phản hồi về việc áp dụng TCVN 4193:2005 và tiến hành các điều chỉnh nếu có.

- Năm 2016: đưa TCVN 4193:2005 vào điều kiện ràng buộc xuất khẩu.

Thứ ba, doanh nghiệp chủ động tìm hiểu và áp dụng TCVN 4193:2005, đồng thời phổ biến và thỏa thuận với nông dân về các chỉ tiêu cụ thể được áp dụng mới. Hơn nữa, doanh nghiệp nên có kế hoạch hỗ trợ nông dân về phương diện nghiên cứu khoa học để tạo điều kiện cho nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thứ tư, doanh nghiệp giám sát việc áp dụng TCVN này tại chính tổ chức của mình và rà soát tình hình thực hiện của các nhà cung cấp để theo đúng lộ trình thực hiện của Bộ và đảm bảo nguồn cung phù hợp với tiêu chuẩn mới. Ngoài ra, doanh nghiệp cần chủ động báo cáo tình hình thực hiện với cơ quan ban ngành và có

những phản hồi kịp thời đối với những trở ngại trong quá trình áp dụng để có hướng giải quyết phù hợp và đúng thời điểm.

Thứ năm, các hộ canh tác tích cực tham gia liên kết với doanh nghiệp để nắm bắt được yêu cầu về nguồn cung cà phê phù hợp với tiêu chuẩn mới, theo đó đầu tư vào kỹ thuật canh tác, và khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, việc áp dụng tiêu chuẩn mới cho cà phê xuất khẩu này cũng đồng nghĩa với việc nông dân và doanh nghiệp phải thay đổi tập quán kinh doanh của mình, điều mà khó có thể thực hiện trong thời gian ngắn. Vì vậy, tùy theo kế hoạch và chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp, khả năng tài chính, nguồn nhân lực và khả năng thuyết phục, liên kết với các hộ nông dân, doanh nghiệp nên xây dựng lộ trình áp dụng linh hoạt cho riêng mình. Lộ trình áp dụng này phải rõ ràng, cụ thể, khả thi và phù hợp với lộ trình mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra. Thêm vào đó, vai trò của các cơ quan Nhà nước là vô cùng quan trọng để giúp các chủ thể nhận thức về tầm quan trọng và lợi ích của giải pháp này.

3.2.2.2. Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn

Phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao không chỉ là yếu tố quan trọng đóng góp cho sự thành công của ngành cà phê nói riêng mà còn là vấn đề của xã hội Việt Nam nói chung. Ở đây, việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực không đơn thuần là lực lượng lao động làm việc tại các vùng nguyên liệu, trực tiếp tham gia vào sản xuất, mà còn là đội ngũ những người tham gia kinh doanh am hiểu thị trường, được đào tạo bài bản về chuyên môn xuất nhập khẩu. Với nguồn nhân lực có năng lực cao này, Việt nam sẽ dễ dàng thâm nhập thị trường Anh, và từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ phá bỏ các rào cản văn hóa và các rào cản kinh doanh khác. Để đạt được điều này, các biện pháp cần được áp dụng như sau:

Thứ nhất, lập kế hoạch xây dựng nguồn nhân lực trong dài hạn, kết hợp linh

hoạt với các hình thức đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn, liên kết với các trường đại học, cao đẳng, chính quy hoặc không chính quy để đảm bảo chất lượng sinh viên đầu ra có trình độ chuyên môn vững vàng, đồng thời chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ nhân viên thành thạo ngoại ngữ, hiểu rõ về cơ chế pháp lý và hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như quốc tế để dễ dàng tiếp cận thị trường, và có lợi thế trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng.

Thứ hai, chú trọng công tác tuyển dụng nguồn nhân lực có kinh nghiệm kinh doanh và am hiểu thị trường Anh, đồng thời đưa ra chính sách lương bổng cạnh tranh và phúc lợi phù hợp để giữ chân đội ngũ nhân viên trong dài hạn. Thêm vào đó, cần xây dựng chính sách đào tạo chuyên sâu cho lực lượng nhân viên sẵn có, và chủ động tận dụng nguồn nhân lực nội bộ để đào tạo thế hệ lao động tiếp theo, nhờ vậy, tổ chức có thể đảm bảo đội ngũ lao động đáp ứng kế hoạch kinh doanh trong dài hạn.

Thứ ba, tạo điều kiện cho nhân viên được tiếp xúc với môi trường kinh doanh

tại Anh thông qua việc tổ chức cho nhân viên tham gia các khóa học ngắn hạn với các chuyên gia tại thị trường Anh, hoặc tham gia các buổi giới thiệu sản phầm, hội

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w