Cơ sở, quan điểm và mục tiêu đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh (Trang 50)

3.1.1. Cơ sở của việc đề xuất giải pháp

3.1.1.1. Một số dự báo về thị trường cà phê thế giới giai đoạn 2012 – 2016 Bảng 3.1. Dự báo sản lượng cà phê của một số nước xuất khẩu chính trên thế

giới niên vụ 2011/2012

(Đơn vị: nghìn bao, %)

Quốc gia Niên vụ 2010/2011(nghìn bao) Niên vụ 2011/2012(nghìn bao) Mức độ tăng trưởng (%) Brazil 48.095 43.484 -9,59 Việt Nam 19.467 18.500 -4,97 Indonesia 9.129 8.750 -4,15 Colombia 8.523 8.500 -0,27 Ethiopia 7.500 8.300 10,67 Ấn Độ 5.033 5.370 6,70 Mexico 4.850 4.500 -7,22 Honduras 4.326 4.300 -0,60 Peru 3.976 5.000 25,75 Guatemal a 3.950 3.450 -12,66 Uganda 3.290 3.200 -2,74

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ số liệu về sản lượng cà phê của các quốc gia xuất khẩu của Tổ chức Cà phê Thế giới, Vinanet, 2012)

Theo số liệu dự báo từ FAO, đến năm 2015 và 2030, sản lượng cà phê thế giới sẽ tăng khoảng 1,2% hằng năm, và lượng tiêu thụ cà phê sẽ tăng 1,1kg/người/năm tương ứng (FAO – Economic and Social Development Department, 2003). Tuy nhiên, theo dự báo của ICO gần đây, do ảnh hưởng về thời tiết, sản lượng cà phê của một số quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê có xu hướng sụt giảm. Theo đó, sản lượng cà phê của thế giới niên vụ 2011/2012 (từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 9 năm 2012) được dự báo chỉ đạt 130,9 triệu bao, tương đương 785.400 tấn, giảm 2,5% so với năm trước. Do vậy, nguồn cung cà phê trên thế giới năm 2012 sẽ không dư thừa.

Sự sụt giảm về nguồn cung cà phê trên thế giới chủ yếu đến từ các quốc gia xuất khẩu cà phê chính như Brazil (giảm 9,59%), Việt Nam (giảm 4,97%),

Indonesia (giảm 4,15%), và Colombia (giảm 0,27%). Hơn nữa, việc giảm xuất khẩu cà phê Robusta trong năm tới của hai quốc gia đứng thứ 1 và thứ 3 thế giới về mặt hàng này là Việt Nam và Indonesia có thể đặt thế giới vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung cà phê Robusta. Theo số liệu thống kê tháng 1 năm 2012, kim ngạch xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam giảm 16,7% so với cùng kỳ năm trước, và Indonesia là 60% (Phương Thảo, 2012). Tuy nhiên, theo ước tính, sản lượng cà phê tại Brazil có khả năng phục hồi và tăng đến 53,9 triệu bao trong niên vụ 2012/2013. Đặc biệt, Brazil được dự đoán sẽ có sản lượng cà phê Robusta tăng kỷ lục vượt 3 triệu bao so với niên vụ trước lên 16,5 triệu bao trong niên vụ này (Bộ Công thương, 2012).

Xét theo hướng tích cực, trong niên vụ 2011/2012, một số quốc gia nằm trong nhóm nước có sản lượng cà phê đứng đầu thế giới vẫn có mức tăng trưởng khá tốt như Ethiopia (tăng 10,67%), Ấn Độ (tăng 6,7%), hay Peru (tăng 25,75%). Trong phân tích dài hạn, khi các quốc gia vượt qua sự ảnh hưởng xấu của thời tiết trong thời gian gần đây, với năng lực sản xuất vốn có, các chương trình tái canh cây trồng, và xu hướng đầu tư tích cực cho ngành hàng này của nhiều quốc gia trên thế giới, nguồn cung cà phê có thể hồi phục và tiếp tục tăng trưởng đến năm 2016.

3.1.1.2. Phương hướng, mục tiêu và kế hoạch phát triển ngành cà phê của Việt Nam

Nhằm định hướng cho ngành cà phê Việt Nam phát triển theo hướng bền vững, ngày 26 tháng 8 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có quyết định số 2635/QĐ-BNN-CB phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến 2015 và định hướng 2020” do Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối chủ trì soạn thảo. Đề án này đã nêu rõ phương hướng, giải pháp, nội dung tổ chức thực hiện và đóng vai trò kim chỉ nam cho các thành viên của ngành hàng đến thời điểm hiện tại (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008).

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có công văn số 3824/BNN-TT gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 11 năm 2011 về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về quy hoạch phát triển cà phê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011). Trước khi Chính phủ chính thức ban hành Công văn phê duyệt đề án này, định hướng của ngành cà phê được xác định chủ yếu

dựa trên đề án“Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến 2015 và định hướng 2020”.

Phương hướng

Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế so sánh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu và nội địa; phát triển toàn diện, bền vững, hiện đại hóa đồng bộ các khâu: sản xuất nông nghiệp – chế biến công nghiệp – giao dịch thương mại. Đến năm 2020, toàn bộ sản phẩm cà phê Việt Nam được sản xuất – chế biến hợp chuẩn, hợp quy, giao dịch bình đẳng tại các sàn giao dịch trong nước và nước ngoài với giá bán ngang bằng hoặc cao hơn giá sản phẩm cùng loại trên thị trường; giá trị gia tăng của sản phẩm do yếu tố chất lượng mang lại tăng từ 30 - 50% (tính theo giá cố định); hạn chế tối đa những thiệt hại đối với ngành cà phê do sự biến động bất lợi của thị trường thế giới; góp phần ổn định cuộc sống, cải thiện thu nhập của người trồng cà phê, trong đó phần đông là đồng bào các dân tộc thiểu số; nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp và vị thế của cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế; đóng góp đáng kể vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008).

Mục tiêu

Để phát triển ngành cà phê theo hướng bền vững, 3 mục tiêu chính được Nhà nước xác định đến năm 2020 như sau:

- Tập trung nâng cao chất lượng và sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm cà phê mang thương hiệu Việt Nam.

- Tập trung mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm cà phê ở trong nước và trên thế giới.

- Kết nối chuỗi giá trị gia tăng của cà phê một cách bền vững nhất (Sở Thương Mại Daklak, 2010).

Kế hoạch hành động

Đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến 2015 và định hướng 2020” đã đưa ra các nhóm giải pháp để phát triển ngành hàng như sau:

- Xây dựng chiến lược phát triển thị trường, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản phẩm hướng đến các thị trường có giá trị gia tăng cao.

- Ổn định diện tích trồng cà phê theo quy hoạch; thực hành các quy trình canh tác bền vững.

- Tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm chế biến; xây dựng và khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường Quốc tế.

- Xây dựng hệ thống tiêu thụ cà phê hiện đại, thích ứng với quá trình giao dịch mua bán trong nước và quốc tế.

- Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, tạo liên kết, gắn bó lợi ích giữa người trồng, doanh nghiệp chế biến và các cơ sở dịch vụ.

- Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành cà phê phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh.

- Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước và của Hiệp hội ngành hàng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008).

3.1.1.3. Triển vọng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Anh giai đoạn 2012 – 2016

Mặt khác, Anh được xem là một thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam bởi nhu cầu nhập khẩu cà phê có xu hướng tăng theo thời gian và có lợi thế nhờ quan hệ thương mại Việt – Anh ngày càng phát triển theo hướng tích cực. Hiện Anh Quốc nằm trong danh sách 10 thị trường xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam trong những năm qua. Trong giai đoạn 2006 – 2011, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đều có xu hướng tăng, đồng thời Việt Nam đứng thứ 5 trong xếp hạng các đối tác nhập khẩu cà phê hàng đầu của Anh. Đây là một kết quả khả quan của xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường này. Với nguồn cung cà phê dồi dào, chú trọng vào nâng cao chất lượng và công tác xây dựng thương hiệu, và các chính sách phát triển hợp lý, cà phê Việt Nam hoàn toàn có thể mở rộng thị phần của mình tại thị trường cà phê Anh.

Biểu đồ 3.1. Lượng tiêu thụ cà phê tại Anh giai đoạn 2006 – 2010

(Đơn vị: tấn) (Nguồn: Tác giả thống kê từ số liệu báo cáo về lượng tiêu thục cà phê của các quốc

gia nhập khẩu của của Tổ chức Cà phê Thế giới năm 2012)

3.1.1.4. Một số vấn đề rút ra từ đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Anh giai đoạn 2006 – 2011

Thứ nhất,Việt Nam có ưu thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, tạo nên lợi thế cho việc trồng trọt, canh tác, thu hoạch và chế biến cà phê. Với diện tích trồng cà phê trên 500.000 ha, hiện sản lượng thu hoạch cà phê hằng năm đã vượt ngưỡng 1 triệu tấn. Hơn nữa, Việt Nam hiện đang đứng vị trí thứ 2 trên thế giới sau Brazil về sản lượng cà phê và đứng đầu về xuất khẩu cà phê Robusta. Đối với thị trường Anh, Việt Nam cũng đã bước đầu thâm nhập thị trường và là một trong 5 đối tác lớn nhất của Anh về nhập khẩu cà phê, với khối

lượng và kim ngạch nhập khẩu tăng qua các năm. Mặc dù đạt được những thành tích như đã phân tích ở trên \, mặt hàng cà phê mà Việt Nam đang xuất khẩu sang Anh hầu hết vẫn là cà phê thô, và năng lực cạnh tranh chưa cao do những hạn chế về mặt chất lượng trên thị trường vốn khó tính và có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm cũng như vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Hơn nữa, Việt Nam đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực có chuyên môn và am hiểu thị trường. Vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam là vô cùng cần thiết và là mục tiêu theo đuổi của ngành đến năm 2020.

Thứ hai, mặc dù nhận được sự chỉ đạo và hỗ trợ từ Chính phủ và Hiệp hội ngành hàng, việc thiếu chủ động trong hoạt động quảng bá và xúc tiến xuất khẩu tại thì trường Anh vẫn đang ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu của cà phê Việt Nam sang thị trường này. Cụ thể, tần suất tham gia hoạt động hội chợ triển lãm tại thị trường xuất khẩu mục tiêu còn thấp do hạn chế về thông tin và hỗ trợ về pháp lý, các doanh nghiệp tham gia còn dưới hình thức cá nhân, riêng lẻ. Điều này đã hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu. Hơn nữa, việc xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường Anh là yếu tố để nâng vị thế của cà phê Việt Nam trên thị trường này vẫn còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế về nguồn vốn. Do đó, các giải pháp đưa ra nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá và xúc tiến xuất khẩu trong bối cảnh khó khăn hiện tại là vấn đề cấp thiết cho các doanh nghiệp việt Nam.

Thứ ba, do chưa am hiểu về nhu cầu và đặc tính của thị trường, thiếu linh hoạt trong kinh doanh nên doanh nghiệp vẫn chưa chủ động được nguồn cung xuất khẩu sang thị trường này. Một vấn đề nữa là hoạt động thu mua cà phê của các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về việc tiếp cận trực tiếp các nguồn cung trong nước, trong khi đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp nước ngoài. Sự thiếu liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân cũng là vấn đề dẫn đến nguồn cung xuất khẩu không ổn định.

3.1.2. Quan điểm khi đề xuất giải pháp

Thứ nhất, ngành cà phê là một những những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và đóng góp quan trọng cho kinh tế xã hội. Hiện kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã vượt mốc 2,7 tỷ USD, và giữ vững vị trí thứ 2 thế giới về sản lượng và xuất khẩu cà phê trên thế giới sau Brazil. Đây là một thành tích

đáng kể và là một tiến bộ vượt bậc của cà phê Việt Nam. Tuy thời gian tiếp theo, ngành có thể đối mặt với một số trở ngại về mặt khách quan và chủ quan, nhưng với những điều kiện thuận lợi vốn có, kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu qua nhiều năm, cùng với sự hỗ trợ tích cực từ Nhà nước, Hiệp hội, và sự đầu tư mạnh mẽ từ phía doanh nghiệp và người nông dân, sản xuất và xuất khẩu cà phê sẽ tiếp tục phát triển và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của kinh tế xã hội.

Thứ hai, thị trường Anh là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu cà phê nói riêng và là một trong những thị trường trọng điểm của thương mại Việt Nam. Hơn nữa, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Anh ngày càng phát triển theo hướng tích cực. Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam – Anh duy trì tình trạng xuất siêu trong suốt giai đoạn 2006 – 2011. Năm 2011, kế hoạch hành động Việt Nam – Anh đã được ký kết giữa hai nước nhằm thực thi Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Anh được ký vào tháng 9/2010 và đưa ra sáng kiến hợp tác trên bảy lĩnh vực trong năm 2011, trong đó có thương mại, nhờ đó đã mở rộng cơ hội hợp tác giữa đôi bên. Vì vậy, Việt Nam cần tận dụng môi trường thuận lợi này để phát huy lợi thế so sánh của mình và cải thiện vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường Anh, đặc biệt là xuất khẩu cà phê

Thứ ba, chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố hàng đầu quyết định hiệu quả của việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Tuy khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt ở mức cao và có xu hướng tăng trưởng, nhưng chất lượng cà phê việt Nam chưa ổn định do quy hoạch sản xuất trong nước không đồng bộ và kỹ thuật chế biến còn thô sơ.. Năm 2009, 80% cà phê bị thải loại trên sàn giao dịch LIFFE có xuất xứ từ Việt Nam. Vì vậy, cần xem việc nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam toàn diện bao gồm việc quy hoạch đất trồng, nghiên cứu và phát triển giống cây trồng, canh tác, chế biến và đóng gói là đòn bẩy đẩy mạnh xuất khẩu và tạo dựng thương hiệu cà phê trên thế giới nói chung, và thị trường Anh nói riêng. Ngoài ra, mặc dù Việt Nam chưa vướng mắc vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm khi xuất khẩu, nhưng doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến vấn đề này vì đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nhập khẩu cà phê Anh.

đến sự phát triển bền vững của ngành, theo hướng phát triển toàn diện trong hiện tại nhưng vẫn đảm bảo sự phát triển trong tương lai. Ở đây, sự phát triển của ngành cần hướng đến sự cân bằng giữa 3 vấn đề: tăng trưởng của ngành, bảo vệ môi trường và sự phát triển của xã hội. Theo đó, ngoài lợi ích kinh tế đơn thuần mang lại từ hoạt động xuất khẩu cà phê, cần lưu ý đến việc phát triển sản xuất không gây hại đến môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và bảo vệ các nguồn lực khác cho mục đích phát triển lâu dài và ổn định.

Thứ năm, sự liên kết giữa Nhà nước, Doanh nghiệp, Nông dân và Nhà khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Anh. Đây là yếu tố quyết định đến sự phát triển ổn định của cà phê Việt nam. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo và điều phối toàn bộ hoạt động của ngành, Doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ nông dân về khối lượng

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w