Các doanh nghiệp Việt nam chủ yếu xuất khẩu qua hai hình thức: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp. Riêng đối với thị trường Anh, xuất khẩu qua trung gian là hình thức xuất khẩu phổ biến nhất của các doanh nghiệp. Theo đó, các nhà xuất khẩu sẽ bán cà phê cho các đại lý tại Anh trước khi hàng hóa được chuyển đến cho các công ty rang xay cà phê tại quốc gia này. Kênh phân phối này có ưu điểm là đơn giản, đồng thời giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam tiết kiệm chi phí và tránh rủi ro xuất khẩu khi các doanh nghiệp chưa thực sự am hiểu thị trường mục tiêu và chưa đủ tiềm lực để xây dựng một mạng lưới tiêu thụ trực tiếp tại thị trường này.
Sơ đồ 2.1. Kênh phân phối cà phê tại thị trường Anh
Trung gian / đại diện Các đơn vị
Các Hiệp hội trồng cà phê/ hợp tác xã/ người thu mua Các vườn trồng cà phê
Các công ty rang Nhà nhập khẩu
Các công ty rang cà phê (trong nước) hoặc thuộc sở hữu nước ngoài (Nước ngoài)
Nhà xuất khẩu
Kênh bán lẻ (các siêu thị, các cửa hàng cà phê, các cửa hàng, thực phẩm hữu cơ) Kênh cung cấp thực phẩm (các cơ quan, nhà hàng, máy bán lẻ)
Biên giới EU
(Nguồn: Báo cáo về cơ cấu kinh doanh ngành hàng chè và cà phê EU của Cục xúc tiến thương mại, 2009)
Tuy nhiên, hình thức này cũng mang lại một số bất lợi cho các nhà xuất khẩu cà phê của Việt Nam như: các nhà xuất khẩu phải chia sẻ lợi nhuận cho bên trung gian, không chủ động được thị trường xuất khẩu; hơn nữa, các doanh nghiệp sẽ khó phản ứng linh hoạt trước sự biến động của thị trường. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cà phê của mình khi quá phụ thuộc vào các trung gian kinh doanh này; do đó, giảm lợi thế cạnh tranh của mặt hàng.