1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhu cầu sử dụng dịch vụ internet của sinh viên khoa KT QTKD

28 1,1K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề, thạc sĩ, tiến sĩ

Trang 1

Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Cơ sở hình thành đề tài

Chúng ta đang ở thế kỉ XXI, thế kỉ mà ngành công nghệ thông tin trên thế giới đangphát triển như vũ bão Máy tính, Internet, điện thoại di động, truyền hình kỹ thuật số…

đã thực sự làm thay đổi về mọi mặt đời sống của con người Từ năm 1996, Bill Gates,chủ tịch hội đồng quản trị của hãng Microsoft, nhà sản xuất phần mềm hàng đầu thếgiới đã nói về tác động của công nghệ thông tin giải băng tần rộng đối với đời sống conngười: “Ngày ấy hầu như đã đến Ngày mà bạn có thể điều hành công việc, học tập,thám hiểm thế giới và các nền văn hoá của nó, giải trí, kết bạn, đến các khu chợ lân cận

và cho bạn mình xem ảnh, dù họ ở bất cứ đâu mà bạn không phải rời khỏi chiếc bànhoặc chiếc ghế tựa của mình.” (Bill Gates, Con đường phát triển, Penguin Books Ltd,Middesex, England, 1996) Sự phát triển công nghệ thông tin đã thực sự tác động đến sựphát triển kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống conngười Việt Nam nói nhiều tới tầm quan trọng của Công nghệ thông tin, nhu cầu nốimạng toàn cầu để hội nhập và phát triển, thậm chí coi việc giới trẻ ngày càng quan tâm

và sử dụng Internet nhiều là một biểu hiện của sự nâng cao trình độ tin học và phát triểngiáo dục Trong những năm gần đây, chính phủ nước ta rất coi trọng vai trò của côngnghệ thông tin và ưu tiên phát triển ngành công nghiệp này

Thật vậy, với sự tiện lợi, đơn giản một nơi kết nối cả thế giới, Internet đã trở thành mộtphần trong cuộc sống của thanh thiếu niên tại các đô thị lớn Những tiện ích mà internetmang lại cho chúng ta là rất lớn, số lượng người sử dụng để tìm kiếm thông tin đã tănglên đáng kể Internet đã trở nên thông dụng, được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vựckhác nhau, giúp cho mọi người đến gần nhau hơn, tổ chức quản lý công việc nhanhchóng và hiệu quả hơn Đặc biệt đối với sinh viên, đó là kho tàng kiến thức rộng lớn, cóthể giúp cho sinh viên nâng cao kiến thức xã hội, học hỏi được kinh nghiệm của cácdoanh nhân, hiểu biết nhiều hơn các nền văn hóa trên thế giới, giải trí… Theo đó thìmỗi người lại có những mục đích sử dụng riêng của mình, nên nhu cầu sử dụng internet

sẽ rất đa dạng Vậy đối với sinh viên khoa kinh tế trường Đại học An Giang thì như thếnào? Và các nhân tố có tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ internet của họ là gì? Đó

là lí do tôi chọn đề tài này tìm hiểu “nhu cầu sử dụng dịch vụ internet của sinh viên Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet của sinh viên khoa kinh tế

trường Đại Học An Giang

1.3 Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu tiến hành tại trường Đại học An Giang

- Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh

Trang 2

- Thời gian thực hiện: 06/03/2010 – 24/05/2010.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện theo hai bước:

- Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ thông qua phương pháp định tính và sử dụng kỹ thuật thảoluận trực tiếp với sinh viên

- Bước 2: Nghiên cứu chính thức:

+ Nghiên cứu định tính

+ Nghiên cứu định lượng

Dựa vào kết quả nghiên cứu sơ bộ và thiết lập bản câu hỏi, thu thập dữ liệu bằngphương pháp phỏng vấn với sinh viên qua hình thức trả lời bản câu hỏi

1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu

Kết quả của đề tài nghiên cứu sẽ cho thấy được sự khác biệt trong nhu cầu sử dụng củasinh viên, những tác động của internet đối với sinh viên trong học tập, giải trí Qua đóphản ánh được đối với các cơ sở, nhà cung cấp dịch vụ Internet những yếu tố mà sinhviên quan tâm khi lựa chọn địa điểm, lựa chọn dịch vụ Internet

Trang 3

CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH

DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

GIỚI THIỆU VỀ KHOA

Khoa kinh tế - QTKD được thành lập từ năm 2000, ngay từ đầu thành lập trường Đạihọc An Giang với hai chuyên ngành đào tạo: kế toán doanh nghiệp và tài chính doanhnghiệp, và đến hôm nay đã đào tạo năm ngành nghề: ngoài hai ngành kế toán doanhnghiệp và tài chính doanh nghiệp thì khoa còn có các ngành: quản trị kinh doanh, kinh

tế đối ngoại, tài chính ngân hàng, đây là những ngành nghề mới được đào tạo sau này.Khoa có đào tạo cả hệ chính quy và hệ vừa học vừa làm, các địa điểm đào tạo được đặttại TP Long Xuyên và chi nhánh xuống các huyện thị trong tỉnh, chẳng hạn như: ChâuĐốc, Châu Phú, Tri Tôn…Trong tương lai khoa có chiến lược mở rộng quy mô và phạm

vi đào tạo

Hiện tại, tại địa bàn TP Long Xuyên, khoa có đào tạo khoảng 27 lớp với khoảng hơn

1000 sinh viên được đào tạo theo chương trình đại học chính quy Trong tương lai, lựclượng này sẽ tăng lên rất nhiều bởi lẽ nền kinh tế nước ta đang trong tiến trình pháttriển, vì vậy số lượng thí sinh đăng kí vào học các ngành kinh tế sẽ tăng lên rất nhiều.Ngoài ra, trường đã được nâng cấp, mở rộng quy mô, tăng cường trang thiết bị, đào tạođội ngũ giảng viên có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên ngành,…Do đó, khả năngthu hút thí sinhvề trường đối với Đại học An Giang nói chung và khoa kinh tế nói riêng

Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế như ngày nay, các thiết bị công nghệ ngàycàng được cải tiến để phục vụ cho nhu cầu làm việc của mọi người, đối với các bạn sinhviên cũng thế, để đáp ứng một cách tốt nhất cho công việc trong tương lai, khi côngnghệ càng phát triển thì nhu cầu sử dụng các thiết bị công nghệ cũng tăng lên, trong đóInternet càng được chú trọng hơn, đặc biệt đối với các bạn sinh viên khoa kinh tế

(Nguyễn Thị Tú Trinh 2008 Tìm hiểu nhu cầu sử dụng laptop của sinh viên Khoa kinh

tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại Học An Giang Chuyên đề seminar Khoa kinh tế,

Đại Học An Giang)

Trang 4

Chương 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Trong chương này nội dung tập trung chủ yếu là giải thích các định nghĩa, thuật ngữ sửdụng trong đề tài và thể hiện các nội dung nghiên cứu qua sơ đồ nghiên cứu nhằm giúpngười đọc hiểu rõ hơn về nội dung nghiên cứu

3.1 Các khái niệm liên quan

3.1.1 Nhu cầu

Trong đề tài cần phân biệt sự khác biệt giữa các khái niệm: nhu cầu, mong muốn, yêucầu

Theo Philip Kotler:

Nhu cầu (needs): nhu cầu của con người là một trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự

thỏa mãn cơ bản nào đó

Mong muốn (wants): mong muốn là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thỏa mãn

những nhu cầu sâu xa hơn đó

Yêu cầu (demands): yêu cầu là mong muốn có được những sản phẩm cụ thể được hậu

thuẫn của khả năng và thái độ sẵn sàng mua chúng

Theo định nghĩa khác của tác giả Trần Minh Đạo nhu cầu gồm có:

Nhu cầu tự nhiên: phản ánh sự cần thiết của con người về một vật phẩm Nhu cầu tự

nhiên được hình thành do trạng thái ý thức của người ta về việc thiếu một vật phẩm đểphục vụ cho tiêu dùng Trạng thái ý thức đó phát sinh có thể do sự đòi hỏi của sinh lýcủa môi trường giao tiếp xã hội hoặc do cá nhân con người về vốn tri thức và tự thểhiện

Mong muốn: là nhu cầu tự nhiên của con người có dạng đặc thù, đòi hỏi được đáp lại

bằng một hình thức đặc thù phù hợp với trình độ văn hóa và tính cách cá nhân của conngười

Nhu cầu có khả năng thanh toán: là nhu cầu tự nhiên và mong muốn phù hợp với khả

năng mua của người tiêu dùng

Hai cách định nghĩa khác nhau về nhu cầu nhưng đều thống nhất chia nhu cầu thành

ba nhóm: Needs, Wants, Demands Đề tài sẽ sử dụng các thuật ngữ nhu cầu, mongmuốn và yêu cầu để thể hiện các khái niệm này

3.1.2 Dịch vụ

Là một loại hàng hoá đặc biệt vô hình được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu của conngười

3.1.3 Thị trường

Thị trường là nơi tập hợp những người mua hiện có và sẽ có

Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu, mongmuốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu mongmuốn đó

3.1.4 Giá cả

Là số tiền mà khách hàng phải trả khi mua hàng hoá hoặc dịch vụ

Trang 5

Là quá trình đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng qua hai dạng: các kênhphân phối và phân phối trực tiếp.

3.1.6 Sản phẩm

Là tất cả những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn và được chào bántrên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý, mua sử dụng hay tiêu dùng Đó có thể lànhững vật thể hữu hình hay dịch vụ, sức lao động, mặt bằng tổ chức và ý tưởng

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu nhu cầu sử dụng Internet

Nghiên cứu bắt đầu từ nhận thức nhu cầu, tiêu chí lựa chọn dịch vụ đến sự khác biệttrong sử dụng, tìm hiểu các yếu tố tác động đến tiêu chí lựa chọn dịch vụ, phân tích sựkhác biệt trong nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên

Tìm kiếm tài liệu học tập Chơi game

Xem phim Nghe nhạc/chat Khác

Nhận thức nhu cầu

Tiêu chí lựa chọn dịch vụ

Sự khác biệt trong sử dụng

Giá Phân phối Sản phẩm Chiêu thị

Trang 6

Chương 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nhằm để người đọc hiểu rõ hơn về quá trình nghiên cứu, nội dung chương này sẽ thểhiện một cách cụ thể và chi tiết hơn về phương pháp nghiên cứu, qui trình nghiên cứu,phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu, thang đo và mẫu

4.1 Quy trình nghiên cứu

Hình 4.1 Mô hình qui trình nghiên cứu

Từ những thông tin thu thập được từ dữ liệu thứ cấp, thiết kế nghiên cứu được hìnhthành gồm có:

Nghiên cứu sơ bộ: chọn ra 5 sinh viên khoa kinh tế phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi đã

được chuẩn bị sẵn nhằm hoàn thiện bảng câu hỏi, phục vụ nghiên cứu chính thức

Hiệu chỉnh bản hỏi: từ những thông tin trong quá trình nghiên cứu sơ bộ bảng hỏi được

chỉnh sửa cho phù hợp và hoàn chỉnh hơn Cụ thể tìm ra những câu hỏi gây khó khăncho đáp viên trong việc trả lời, thông tin và trật tự các câu hỏi chưa thích hợp…, để hiệu

Dữ liệu

thứ cấp

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu

sơ bộ Bản câu hỏi

Nghiên cứu chính thức Bản câu hỏi

Kết quả nghiên cứu Báo cáo nghiên cứu

Hiệu chỉnh bản câu hỏi

Xử lí dữ liệu

Trang 7

Nghiên cứu chính thức: Sau khi nghiên cứu sơ bộ, bảng hỏi được hiệu chỉnh phù hợp,

tiến hành nghiên cứu chính thức thông qua bảng hỏi đã được hiệu chỉnh bằng cáchphỏng vấn trực tiếp

Xử lí dữ liệu: Dữ liệu được xử lí,cung cấp thông tin cho báo cáo nghiên cứu.

Báo cáo nghiên cứu: Đây là bước cuối cùng của quá trình nghiên cứu, kết quả nghiên

cứu được tổng hợp, phân tích trong báo cáo nghiên cứu

4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp: thu từ sách, báo, Intrenet các lý thuyết về nhu cầu, giá cả, thị trường,Internet,…

Dữ liệu sơ cấp: Thông qua bản câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp

Bản câu hỏi gồm 2 phần chính:

+ Phần 1: Phần nội dung chính

+ Phần 2: Thông tin đáp viên

4.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

Dữ liệu sau khi được làm sạch, phân loại, mã hoá, tiến hành nhập liệu bằng phần mềmExcel

- Phương pháp phân tích: Thống kê mô tả

- Xử lý số liệu: Phần mềm Excel

4.4 Thang đo

4.4.1 Thang đo nhị phân (Dichotomous Scale):

Dùng cho câu hỏi chỉ có 1 trong 2 lựa chọn, cụ thể:

Bảng 4.4.1 Thang đo nhị phân

Q1 Bạn đã từng sử dụng Internet tại các dịch vụ Internet chưa?

 Có

 Chưa

4.4.2 Thang đo nhóm (Category Scale)

Dùng cho câu hỏi có nhiều phương án trả lời

*Câu hỏi một lựa chọn (Single Response)

Trang 8

Q2 Bạn thường sử dụng Internet vào mục đích gì? Bạn vui lòng chọn 3 (ba) hình thứcbạn sử dụng thường xuyên khi truy cập Internet.

 Đọc báo xem tin tức thời sự, thể thao

4.5 Cở mẫu và phương pháp chọn mẫu

Cở mẫu: 60 sinh viên khoa kinh tế.

Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện các sinh viên khóa 8 khoa kinh tế bao

gồm các ngành kinh tế đối ngoại, tài chính doanh nghiệp, tài chính ngân hàng, quản trịkinh doanh, kế toán, có chú ý sự khác biệt về thời gian sử dụng và ngành học, thunhập…

Bảng 4.5 Khung chọn mẫu

(15 sinh viên) (10 sinh viên) (10 sinh viên) (10 sinh viên) (15 sinh viên)

4.6 Tiến độ nghiên cứu

Bảng 4.6 Khung tiến độ

Công việc Tuần thứ

A Nghiên cứu sơ bộ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 Thảo luận trực tiếp

2 Hiệu chỉnh thang đo - bản câu hỏi

Trang 9

Tóm tắt:

Chương 4 đã tập trung trình bày phương pháp nghiên cứu nhằm đạt mục tiêu đề ra.Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ định tính vànghiên cứu chính thức định lượng

Kỹ thuật thảo luận tay đôi với 5 sinh viên được dùng trong nghiên cứu sơ bộ để tìmkiếm những thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu, nhằm phục vụ cho công tácphát thảo bảng câu hỏi phỏng vấn Từ những thông tin đó ta chỉnh sửa cho phù hợp vàhoàn chỉnh hơn trước khi đưa vào nghiên cứu chính thức để thu thập số liệu để xử lý

Trang 10

CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong chương này,tất cả thông tin thu thập được trong suốt quá trình nghiên cứu đượctổng hợp và phân tích, phần nào phản ánh được nhu cầu sử dụng Internet của các bạnsinh viên khoa kinh tế trường Đại học An Giang là như thế nào? Và thấy được sự khácbiệt trong nhu cầu sử dụng internet của các bạn

5.1 Nhu cầu(needs) – Mong muốn(wants) của sinh viên đối với việc sử dụng Internet

Khi được hỏi “Bạn có thường sử dụng Internet không?” 100% sinh viên đều chọn “Có”,trong đó sinh viên đánh giá sự cần thiết của Internet như sau:

Biểu đồ 5.1.1 Sự cần thiết của internet

Cần thiết

64,35%

Rất cần thiết 27,50%

Không cần thiết 1,65%

Có hay không cũng được 6,50%

Qua sơ đồ cho thấy sinh viên đánh giá cao vai trò của Internet, tỷ lệ đáp viên cho rằngInternet không cần thiết chiếm 1,65%, có tới 91.85% đáp viên cho rằng Internet là cầnthiết và rất cần thiết Điều này cho thấy Internet thật sự là một công cụ cần thiết đối vớicác bạn sinh viên

Và phương tiện mà sinh viên lựa chọn để sử dụng Internet đó là: máy tính riêng và cácdịch vụ công cộng

Biểu đồ 5.1.2 Phương tiện sử dụng Internet

Dịch vụ công cộng 55%

Máy tính riêng 45%

Qua biểu đồ ta thấy, Internet là cần thiết đối với sinh viên nên các sinh viên tự trang bịmáy tính riêng (chiếm 45%), còn lại là sinh viên tiếp cận Internet thông qua dịch vụcông cộng (chiếm 55%)

5.2 Sự khác biệt trong nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên giữa các ngành theo các chỉ tiêu sau

+ Mục đích sử dụng Internet:

Trang 11

Qua nghiên cứu cho thấy sinh viên sử dụng Internet chủ yếu phục vụ cho học tập (cáchoạt động tiếp cận thông tin)

Quản trị kinh doanh

Tài chính doanh nghiệp

Tài chính ngân hàng

Kế toán doanh nghiệp Biểu đồ 5.2.1 Mục đích sử dụng Internet

Học tập Giải tríQua số liệu cho thấy sinh viên ngành quản trị kinh doanh, tài chính doanh nghiệp sửdụng Internet nhằm mục đích học tập hơn là giải trí Sinh viên ngành quản trị kinhdoanh sử dụng internet cho học tập chiếm tới 90% (9/10 sinh viên), còn tài chính doanhnghiệp chiếm 80% (8/10 sinh viên) sử dụng Internet cho học tập Sinh viên ngành kinh

tế đối ngoại và kế toán doanh nghiệp sử dụng Internet nhằm mục đích giải trí hơn là họctập, trong đó có 60% (9/15 sinh viên) ngành kinh tế đối ngoại và 53.33% (8/15 sinhviên) ngành kế toán doanh nghiệp sử dụng Internet cho giải trí

Ta thấy có sự khác biệt trong mục đích sử dụng Internet giữa sinh viên các ngành vớinhau, sinh viên ngành quản trị kinh doanh và tài chính doanh nghiệp có xu hướng sửdụng Internet phục vụ học tập còn ngược lại thì sinh viên kinh tế đối ngoại và kế toándoanh nghiệp thiên về xu hướng giải trí hơn học tập Điều này cũng phù hợp vì có thể

do yêu cầu của ngành học đòi hỏi lượng thông tin nhiều, và đa số bài giảng hay tư liệuhọc tập đều được gởi qua mail, có thể do sở thích đọc báo điện tử hay lướt web…

+ Các hình thức giải trí của sinh viên:

Kinh tế đối ngoại

Q uản trị kinh doanh

Tài chính doanh nghiệp

Tài chính ngân hàng

Kế toán doanh nghiệp

Biểu đồ 5.2.2 Các hình thức giải trí của sinh viên

Đọc sách, báo điện tử Chơi game Nghe nhạc Xem phim, hình ảnh Chat - Mail

Trang 12

Hình thức giải trí được các sinh viên lựa chọn nhiều nhất là đọc sách, báo điện tử, đểtìm kiếm, nắm bắt thêm thông tin mà các thông tin đó liên quan đến sở thích của mìnhnhư là: tin tức thể thao, thông tin về ca sĩ hay nhóm nhạc yêu thích, các nền văn hóanước khác, hay là ẩm thực của các nước, các danh lam thắng cảnh…vừa giải trí vừa mởmang thêm kiến thức cho mình

Ngoài ra, sinh viên còn thích nghe nhạc để giải trí sau những giờ học căng thẳng, để thưgiãn giúp nghỉ ngơi tốt hơn

Cụ thể qua số liệu cho thấy đa số sinh viên ngành kinh tế đối ngoại và tài chính doanhnghiệp chọn hình thức giải trí là nghe nhạc như: sinh viên kinh tế đối ngoại chiếm31.25% (10/32 sinh viên), sinh viên tài chính doanh nghiệp chiếm 31.57% (6/19 sinhviên) Sinh viên ngành kế toán doanh nghiệp lại thích chat - mail hơn chiếm 31.25%(10/32 sinh viên) Còn các sinh viên ngành quản trị kinh doanh và tài chính ngân hànglựa chọn là đọc sách báo điện tử, trong đó quản trị kinh doanh chiếm 44.44% (8/18 sinhviên), tài chính ngân hàng chiếm 30% (6/20 sinh viên)

Kinh tế đối ngoại

Quản trị kinh doanh

Tài chính doanh nghiệp

Tài chính ngân hàng

Kế tóan doanh nghiệp

Biểu đồ 5.2.3 Thời gian sử dụng Internet của sinh viên

<30 phút 30 - 60 phút 60 - 90 phút > 90 phút

Từ số liệu trên cho ta thấy đa số sinh viên khoa kinh tế trung bình dành khoảng 60 – 90phút cho mỗi lần sử dụng Internet Và có sự khác biệt nhưng không lớn trong thời gian

sử dụng Internet của sinh viên, cụ thể:

Sinh viên ngành kinh tế đối ngoại, quản trị kinh doanh, tài chính doanh nghiệp, tài chínhngân hàng sử dụng Internet nhiều nhất vào khoảng thời gian từ 60 – 90 phút, trong đókinh tế đối ngoại chiếm 40% (6/15 sinh viên), quản trị kinh doanh chiếm 50% (5/10sinh viên), tài chính doanh nghiệp chiếm 50% (5/10 sinh viên), tài chính ngân hàngchiếm 60% (6/10 sinh viên) Riêng sinh viên ngành kế toán doanh nghiệp thì sử dụngInternet từ 30 – 60 phút chiếm 40% ( 6/15 sinh viên)

+ Thời điểm sử dụng:

Trang 13

Kinh tế đối ngoại

Q uản trị kinh doanh

Tài chính doanh nghiệp

Tài chính ngân hàng

Kế toán doanh nghiệp

Biểu đồ 5.2.4 Thời điểm sinh viên sử dụng Internet

Qua biểu đồ cho thấy buổi tối là thời điểm mà sinh viên các ngành kinh tế đối ngoại,quản trị kinh doanh, tài chính doanh nghiệp, tài chính ngân hàng, kế toán doanh nghiệpđều lựa chọn, đây là thời điểm mà họ thường xuyên sử dụng, mặt khác đây là thời điểmkhông trùng với thời gian học chính thức của sinh viên, đặc biệt đây là khoảng thời gian

mà sinh viên được thư giãn sau một ngày học tập căng thẳng Trong đó, ngành kinh tếđối ngoại chiếm 66.67% (10/15 sinh viên), ngành quản trị kinh doanh chiếm 100%(10/10 sinh viên), ngành tài chính doanh nghiệp và tài chính ngân hàng chiếm 50%(5/10 sinh viên), còn lại ngành kết toán doanh nghiệp chiếm 73.33% ( 11/15 sinh viên)

+ Chi phí sử dụng:

Chi phí cho sinh viên sử dụng Internet trong nghiện cứu này chỉ áp dụng các sinh viên

sử dụng Internet ở các dịch vụ công cộng, tức là chỉ khảo sát trên tổng số 33 sinh viên

Kinh tế đối ngoại

Quản trị kinh doanh

Tài chính doanh nghiệp

Tài chính ngân hàng

Kế toán doanh nghiệp

Biểu đồ 5.2.5 Chi phí sử dụng Internet

< 2000 Đ 2000-3000 Đ 3000-6000 Đ > 6000 Đ

Chi phí sinh viên sử dụng cho Internet là từ 3000 – 6000 đồng chiếm tỷ lệ 48.48%(16/33 sinh viên) và không có sự khác biệt nhiều cho chi phí sử dụng này giữa cácngành Các ngành kinh tế đối ngoại, quản trị kinh doanh, tài chính doanh nghiệp đều chicho việc sử dụng Internet từ 3000 – 6000 Đ chiếm tỉ lệ 50% , ngành tài chính ngân hànglại chiếm tới 80% Riêng chỉ có ngành kế toán doanh nghiệp chi cho việc sử dụngInternet là 2000 -3000 đồng chiếm 50% (4/8 sinh viên), điều này phù hợp vì thời gian

mà sinh viên ngành kế toán doanh nghiệp dành cho sử dụng Internet là khoảng 30 – 60phút cho mỗi lần sử dụng

Trang 14

+ Tác động của việc sử dụng Internet đối với sinh viên

Quản trị kinh doanh

Tài chính doanh nghiệp

Tài chính ngân hàng

Kế toán doanh nghiệp Biểu đồ 5.2.6 Tác động của Internet đối với sinh viên

Tốt Bình thường Không tốt Xấu

Đa số các sinh viên đều cho rằng Internet có tác động tốt đối với họ, cụ thể: Qua số liệucho thấy các sinh viên của ngành kinh tế đối ngoại, tài chính doanh nghiệp, tài chínhngân hàng cho rằng việc sử dụng Internet là tốt, rất cần thiết cho học tập, trong đó sinhviên ngành kinh tế đối ngoại chiếm 66.67% (10/15 sinh viên), ngành tài chính doanhnghệp chiếm 70% (7/10 sinh viên), tài chính ngân hàng chiếm 60% (6/10 sinh viên),mặt khác sinh viên ngành quản trị kinh doanh thì 50% cho rằng việc sử dụng Internet làtốt, 50% cho là bình thường Riêng sinh viên ngành kế toán doanh nghiệp thì cho rằngInternet không ảnh hưởng nhiều đến họ, tỷ lệ đáp viên cho là ảnh hưởng bình thườngchiếm 73.33% (11/15 sinh viên) Ta thấy có sự khác biệt trong nhận xét về những lợiích cũng như tác hại đối với việc sử dụng Internet đối với việc học của sinh viên Có hailuồng nhận xét khác nhau về việc sử dụng Internet, một số sinh viên khi sử dụngInternet cảm thấy thích những tiện ích mà Internet mang lại đối với việc học cũng như

về sự hiểu biết thì họ cho rằng việc sử dụng Inernet là tốt và rất cần thiết cho họ, cònngược lại thì họ cho rằng việc sử dụng Internet là bình thường có cũng được, không cócũng được

+ Mức độ hài lòng của sinh viên đối với Internet:

Biểu đồ 5.2.7 Mức độ hài lòng đối với Internet

Hài lòng 65.33%

Trung hòa

18.33%

Rất không hài lòng 0.00% Không hài lòng0.00%

Ngày đăng: 22/08/2013, 22:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w