MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển nguồn nhân lực là một yêu cầu cấp thiết, là yếu tố quyết định cho sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một khái niệm không phải mới mẻ nhưng luôn mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Bằng lao động máy móc, áp dụng công nghệ hiện đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm thay đổi căn bản kỹ thuật công nghệ sản xuất, tăng năng suất lao động. Công nghiệp hóa chính là thực hiện xã hội hóa về mặt kinh tế kỹ thuật tăng trưởng và phát triển kinh tế với tốc độ cao, góp phần ổn định ngày càng nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và văn hóa của mọi thành viên trong cộng đồng xã hội. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa không ngừng nâng cao vai trò của nhân tố con người trong nền sản xuất đặc biệt trong nền sản xuất lớn, hiện đại, kỹ thuật cao. chỉ trên cơ sở thực hiện tốt công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới có khả năng thực hiện và quan tâm đầy đủ đến sự phát triển tự do và toàn diện nhân tố con người làm cho con người trở nên hiện đại và nắm bắt được những tiến bộ mới. Muốn thưc hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi nhiều nhân tố quan trọng như vốn, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên...nhưng nguồn lực chính, giữ vai trò nền tảng, là tiền đề quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chính là nguồn nhân lực. Các nguồn lực như vốn, KHCN... dù phong phú, đa dạng và giàu có đến mấy cũng chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng và tự nó không thể phát huy được tác dụng. Chỉ có nguồn lực con người mới có khả năng khởi động và phát huy tác dụng của các nguồn lực khác. Sở dĩ như vậy là vì con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có trí tuệ, có ý chí, biết cải tạo, lợi dụng, khai thác các nguồn lực khác, gắn kết chúng lại với nhau thành sức mạnh tổng hợp cùng phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của con người. Nguồn nhân lực tiên tiến sẽ tạo điều kiện cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đạt được những bước phát triển nhanh chóng. Hải Dương cũng là một tỉnh đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương đang có nhiều bất cập. Bước vào thời kỳ CNH, HĐH hiện tại nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương đang trong tình trạng thừa lao động thủ công, lao động không có chuyên môn kỹ thuật nhưng lại thiếu lao động có trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh, thiếu nghiêm trọng thợ kỹ thuật trong tất cả các ngành, nghề và trong các thành phần kinh tế. Một trong những nguyên nhân chính là đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh chưa đáp ứng được cả về số lượng, chất lượng nguồn lao động, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế và sự phát triển nhanh chóng của KHCN mặc dù những năm qua tình Hải Dương cũng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm trong công tác đào tạo, phát triền nguồn nhân lực thông qua rất nhiều chương trình ở nhiều cấp độ khác nhau. Do đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh là một điều vô cùng quan trọng. Từ thực tế nói trên đặt ra yêu cầu nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng nguồn nhân lực để có những giải pháp nhằm tạo ra một sự chuyển biến về chất, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH của Tỉnh Hải Dương trở thành nhiệm vụ cần thiết phù hợp với sự phát triển kinh tế đất nước nói chung và sự phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương nói riêng. Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả chọn đề tài:”Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành Giáo dục lí luận chính trị.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển nguồn nhân lực là một yêu cầu cấp thiết, là yếu tố quyết định cho
sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một khái niệm không phải mới mẻ nhưng luônmang một ý nghĩa vô cùng to lớn Bằng lao động máy móc, áp dụng công nghệhiện đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm thay đổi căn bản kỹ thuật công nghệsản xuất, tăng năng suất lao động Công nghiệp hóa chính là thực hiện xã hội hóa
về mặt kinh tế - kỹ thuật tăng trưởng và phát triển kinh tế với tốc độ cao, góp phần
ổn định ngày càng nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và văn hóa của mọi thànhviên trong cộng đồng xã hội
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa không ngừng nâng cao vai trò của nhân tốcon người trong nền sản xuất đặc biệt trong nền sản xuất lớn, hiện đại, kỹ thuậtcao chỉ trên cơ sở thực hiện tốt công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới có khả năngthực hiện và quan tâm đầy đủ đến sự phát triển tự do và toàn diện nhân tố conngười làm cho con người trở nên hiện đại và nắm bắt được những tiến bộ mới
Muốn thưc hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏinhiều nhân tố quan trọng như vốn, khoa học công nghệ, tài nguyên thiênnhiên nhưng nguồn lực chính, giữ vai trò nền tảng, là tiền đề quan trọng của côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chính là nguồn nhân lực Các nguồn lực nhưvốn, KHCN dù phong phú, đa dạng và giàu có đến mấy cũng chỉ tồn tại ở dạng
Trang 2tiềm năng và tự nó không thể phát huy được tác dụng Chỉ có nguồn lực con ngườimới có khả năng khởi động và phát huy tác dụng của các nguồn lực khác Sở dĩnhư vậy là vì con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có trí tuệ, có ý chí, biếtcải tạo, lợi dụng, khai thác các nguồn lực khác, gắn kết chúng lại với nhau thànhsức mạnh tổng hợp cùng phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của con người Nguồn nhânlực tiên tiến sẽ tạo điều kiện cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcđạt được những bước phát triển nhanh chóng.
Hải Dương cũng là một tỉnh đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh xây dựngthành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tuy nhiên, thực tế hiện naycho thấy nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương đang có nhiều bất cập Bước vào thời kỳCNH, HĐH hiện tại nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương đang trong tình trạng thừa laođộng thủ công, lao động không có chuyên môn kỹ thuật nhưng lại thiếu lao động
có trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh, thiếu nghiêm trọng thợ kỹ thuật trong tất
cả các ngành, nghề và trong các thành phần kinh tế Một trong những nguyên nhânchính là đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh chưa đáp ứng được cả về số lượng, chấtlượng nguồn lao động, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế và sựphát triển nhanh chóng của KHCN mặc dù những năm qua tình Hải Dương cũng
đã được Đảng và Nhà nước quan tâm trong công tác đào tạo, phát triền nguồn nhânlực thông qua rất nhiều chương trình ở nhiều cấp độ khác nhau
Do đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh là mộtđiều vô cùng quan trọng
Từ thực tế nói trên đặt ra yêu cầu nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạngnguồn nhân lực để có những giải pháp nhằm tạo ra một sự chuyển biến về chất,phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH của Tỉnh HảiDương trở thành nhiệm vụ cần thiết phù hợp với sự phát triển kinh tế đất nước nóichung và sự phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương nói riêng Xuất phát từ yêu cầu
Trang 3đó, tác giả chọn đề tài:”Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành Giáo dục lí luận chính trị
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nguồn lực con người đặc biệt là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn làvấn đề mang tính thời sự, cấp bách Do đó, đã có nhiều công trình của các tác giảtrong nước và ngoài nước nghiên cứu và công bố tiêu biểu như:
- “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH đất nước”;
Chủ biên: TS Mai Quốc Chánh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999 Tác phẩm
có chỉ ra một số vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề nguồn nhân lực là gì, làm thế nào
để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Qua đó, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về kháiniệm, mục tiêu, nội dung, bước đi và các giải pháp để nâng cao chất lượng nguồnnhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa đất nước
- Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam; Chủ biên: TS Nguyễn
Hữu Dũng, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2003 Tác phẩm cũng đưa ra một sốvấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và chỉ ra những phương hướng, giải pháp
để sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam
- Nguồn lực con người trong quá trình CNH – HĐH ở Việt Nam; Chủ biên:
TS Đoàn Văn Khái, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2005
- “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn – nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta” của
PGS.TS Vũ Văn Phúc, Tạp chí Lý luận chính trị số 10/2011 Trong bài viết khoahọc này tác giả đã đánh giá vai trò quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay Đồng thời, tác giả đã chỉ ra 8
Trang 4nhiệm vụ quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn ở nước ta trong những năm tới.
Tuy nhiên cho đến nay, thì chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu trựctiếp và cụ thể về vấn đề phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH,HĐH ở tỉnh Hải Dương, chính vì vậy đề tài này sẽ đi nghiên cứu hệ thống các vấn
đề về nguồn nhân lực, thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH và
đề xuất những phương hướng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sựnghiệp CNH, HĐH tỉnh Hải Dương
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài có mục đích làm rõ thực trạng nguồn nhân lực ở tỉnh Hải Dương và
xu hướng vận động cơ bản, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát triểnnguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH ở tỉnh Hải Dương đến 2020
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực và công nghiệp hóa,hiện đại hóa Mối quan hệ giữa nguồn nhân lực đối với sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa
Khảo sát, phân tích thực trạng và đánh giá nguồn nhân lực của tỉnh Hải Dương
Đề xuất phương hướng và những nhóm giải pháp để tăng cường hơn nữa vaitrò của nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐHtỉnh Hải Dương đến 2020
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 5Nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đối với tỉnh hải Dươngtrong giai đoạn hiện nay.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nguồn nhân lực của tỉnh Hải Dương trong giai đoạn từ
2010 – 2015 để đánh giá và đề xuất giải pháp đến năm 2020
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nguồn nhân lực Cùngvới các chủ trương, quan điểm của Đảng bộ và UBND tỉnh Hải Dương về các vấn
đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
5.2.Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp biện chứng duy vật làm phương pháp nghiêncứu chính Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, thu thập sốliệu, phương pháp tổng hợp để nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực ởtỉnh Hải Dương
6 Những đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần làm rõ đặc điểm, đặc thù và thực trạng nguồn nhân lực ởtỉnh Hải Dương
Trang 6Trên cơ sở phân tích thực trạng nguồn nhân lực ở tỉnh Hải Dương, đề tài bướcđầu đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng caophục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH ở tỉnh Hải Dương trong những năm tới.
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận có kếtcấu 3 chương và 11 tiết
Chương 1: Nhận thức chung về vai trò nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ơ tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay.
Trang 7PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRONG
SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA
1.1 Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực
1.1.1 .Nguồn nhân lực
Nguồn lao động là tài sản quý giá và to lớn của quốc gia, vừa là mục tiêu tiền
đề vừa là động lực để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quá trìnhCNH – HĐH đất nước và ngày nay trong công cuộc hội nhập và phát triển nhằmmục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Đảng taluôn xác định: Nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam có truyền thống yêunước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hóa, giáo dục, có khả năng nắm bắt nhanhkhoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất – nguồn năng lực nội sinh
Về khái niệm nguồn nhân lực, đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu vàđưa ra những quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực theo hướng tiếp cận riêngcủa mình Sau đây là một số quan điểm về nguồn nhân lực:
Theo nghĩa rộng: Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, bao gồm trí tuệ,tinh thần, sức mạnh về thể chất và sự tương tác giữa các cá nhân trong một cộngđồng xã hội, một quốc gia được đem ra sử dụng và những công việc hữu ích
Theo nghĩa hẹp: nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi nhấtđịnh có khả năng tham gia lao động do pháp luật quy định
Trang 8Theo WB: Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ vốn người (thể lực, trí lực,
kỹ năng nghề nghiệp) mà mỗi cá nhân sở hữu có thể huy động được trong quá trìnhsản xuất kinh doanh hay một hoạt động nào đó Ở đây, nguồn nhân lực được coinhư là một nguồn vốn bên cạnh các nguồn vốn vật chất khác như tiền, TNTN Đầu
tư cho con người giữ vị trí trung tâm cho các loại đầu tư và được coi là cơ sở chắcchắn cho sự phát triển bền vững
Theo Liên Hợp Quốc: Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức kỹ năng vànăng lực của con người có quan hệ với sự phát triển của đất nước Nguồn nhân lực
ở đây được xem xét chủ yếu ở chất lượng của con người và vai trò, sức mạnh của
nó đối với sự phát triển của xã hội
Theo UNDP: Nguồn nhân lực là tổng thể những năng lực (cơ năng và trínăng) của con người được huy động vào quá trình sản xuất, nguồn năng lực – nộilực đó của con người cũng chính là nội lực xã hội của một quốc gia Đối với nhữngnước đang phát triển như Việt Nam, với dân số đông nguồn nhân lực dồi dào đangtrở thành một trong những nguồn nội lực quan trọng nhất và nếu biết khai thácnguồn nội lực đó một cách hiệu quả sẽ tạo ra một động lực to lớn cho sự phát triểnkinh tế - xã hội
Theo ý kiến của các nhà khoa học ở Việt Nam thì:” Con người Việt Nam –mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” do giáo sư, TS khoa họcPhạm Minh Hạc làm chủ nhiệm cho rằng nguồn lực con người được hiểu là số dân
và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ,năng lực và phẩm chất”1
1 GS Phạm Minh Hạc, Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH – HĐH, NXB Chính trị Quốc gia, HN 1996, tr 328
Trang 9Giáo sư, TS Hoàng Chí Bảo cho rằng: “Nguồn lực con người là sự kết hợpthể lực và trí lực, cho thấy khả năng sáng tạo, chất lượng – hiệu quả hoạt động vàtriển vọng mới phát triển của con người”2.
Theo thuật ngữ trong lĩnh vực lao động của Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội: “Nguồn nhân lực là tiềm năng về lao động trong một thời kỳ xác định củamột quốc gia, suy rộng ra có thể được xác định trên một địa phương, một ngànhhay một vùng Đây là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội”.Theo quan điểm này, nguồn nhân lực được xác định bằng số lượng và chất lượngcủa bộ phận dân số có thể tham gia vào hoạt động kinh tế - xã hội
Tiếp cận dưới góc độ của Kinh tế chính trị có thể hiểu: nguồn nhân lực làtổng hòa thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của mộtquốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của mộtdân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thầnphục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước
Như vậy tổng hợp các ý kiến các quan điểm trên ta có thể xem xét nguồnnhân lực là một khái niệm dùng để chỉ toàn bộ các mặt, các yếu tố về tâm sinh lýcủa con người trong quá trình lao động sản xuất và phát triển kinh tế xã hội củamột quốc gia, một khu vực nào đó
Về mặt lý luận, vai trò quyết định của nguồn nhân lực đã được CN Mác đặcbiệt chú ý và luận giải một cách khoa học Theo các nhà kinh điển, con ngườikhông chỉ là sản phẩm của tự nhiên và xã hội; con người là khởi đầu và là điểm kếtthúc của mọi quá trình biến đổi lịch sử
Quan niệm về vai trò của con người trong di sản của Mác, Ăngghen vàLênin đã là rất rõ, còn ở nước ta tư tưởng về con người: “con người trên hết”, “con
2 Hoàng Chí Bảo “Ảnh hưởng của văn hóa đối với việc phát huy NLCN”, Tạp chí triết học, (T3 – 1993), tr 14
Trang 10người quyết định” cũng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói lên một cách sâu sắc:
“muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có những con người xã hội chủ nghĩa” Hay
“vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.Đặc biệt trong tư tưởng của Người là “ lấy dân làm gốc”
1.1.2 Phát triển nguồn nhân lực
Hiện nay, đối với mỗi quốc gia sự phát triển của xã hội đều được quy địnhbởi những lợi thế của nguồn nhân lực với hàm lượng trí tuệ ngày càng tăng Songsức mạnh trí tuệ của con người chỉ có thể phát huy được lợi thế của nó trong mốiquan hệ với sự phát triển kinh tế - xã hội Phát triển con người có ý nghĩa là đầu tưvào phát triển tiềm năng của con người như giáo dục, đào tạo kỹ năng để conngười có thể làm việc một cách sáng tạo, có năng suất cao và một hệ thống chămsóc sức khỏe toàn diện cho con người
Cho đến nay do xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau nên vẫn có nhiềucách hiểu khác nhau khi bàn về phát triển nguồn nhân lực Theo quan niệm củaLiên Hợp Quốc thì phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục, đào tạo và sửdụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và nâng caochất lượng cuộc sống nguồn nhân lực
Có quan điểm cho rằng phát triển nguồn nhân lực là gia tăng giá trị cho conngười, cả giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghềnghiệp, làm cho con người trở thành người lao động có những năng lực và phẩmchất mới, cao hơn, đáp ứng được những yêu cầu to lớn và ngày càng tăng của sựphát triển kinh tế xã hội
Một số khác lại quan niệm: Phát triển nguồn nhân lực là quá trình nâng caonăng lực của con người về mọi mặt: thể lực, trí lực, tâm lực đồng thời phân bổ, sử
Trang 11dụng, khai thác và phát huy hiệu quả nhất nguồn nhân lực thông qua hệ thống phâncông lao động và giải quyết việc làm để phát triển kinh tế - xã hội.
Từ những luận điểm trình bày trên, phát triển nguồn nhân lực của một quốcgia nói chung của Hải Dương nói riêng là sự biến đổi về số lượng và chất lượngnguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùngvới quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực Nói một cách
khái quát nhất phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng
năng lực toàn diện con người vì sự tiến bộ kinh tế - xã hội và sử dụng năng lực toàn diện con người vì sự tiến bộ kinh tế - xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người
Phát triển nhân lực là quá trình biến đổi nhân lực cả về số lượng, chất lượng
và cơ cấu nhằm phát huy, khơi dậy những tiềm năng con người, phát triển toàn bộnhân cách và từng bộ phận trong cấu trúc nhân cách, phát triển cả năng lực vật chất
và năng lực tinh thần, tạo dựng và ngày càng nâng cao, hoàn thiện cả về đạo đức
và tay nghề, cả về tâm hồn và hành vi từ trình độ chất lượng này lên trình độ chấtlượng khác cao hơn, toàn diện hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lựccho sự nghiệp phát triển đất nước
Thực chất của quá trình phát triển nguồn nhân lực là việc tăng về số lượng
và nâng cao về chất lượng nhân lực nhằm tạo ra quy mô và cơ cấu ngày càng phùhợp với nhu cầu về nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, địa phươnghay của một vùng lãnh thổ Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực luôn gắn bóvới nhau và tác động qua lại với nhau Số lượng là tăng nguồn lao động; chấtlượng bao gồm sức khỏe, trình độ chuyên môn kỹ thuật và các phẩm chất cá nhân.Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bao gồm tất
cả các lĩnh vực như nâng cao chất lượng dân số, giáo dục, đào tạo, nâng cao sứckhỏe, dạy nghề, tạo việc làm, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực Do
đó để phát triển nguồn nhân lực, phải tiến hành đồng bộ các nội dung như đào tạo,
Trang 12dạy nghề, tái đào tạo, hỗ trợ vốn, công nghệ, tín dụng tạo điều kiện cho thanh niêntiếp cận nhanh với công nghệ tin học, bảo trợ lao động nữ và vị thành niên, hỗ trợlao động khuyết tật, tái hòa nhập cộng đồng cho những người sa vào các tệ nạn xãhội sau khi được giáo dục cải tạo, phát triển mạnh đội ngũ lao động có trình độ kỹthuật cao Với cơ cấu và thực trạng dân số lao động của nước ta hiện nay cùng vớinhu cầu phát triển của thị trường sức lao động, trong những năm tới chúng ta cần
và phải phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nhân lực là một trong những trọng điểm của chiến lược phát triển,
là chính sách xã hội cơ bản, là hướng ưu tiên hàng đầu trong toàn bộ chính sáchkinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước ta nói chung và của tỉnh Hải Dương nói riêng khichuyển sang giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hộinhập, toàn cầu hóa về kinh tế Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Con người làvốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ
ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con ngườiViệt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá”
1.2.Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.2.1 Công nghiệp hóa
Theo UNIDO: “CNH là quá trình phát triển kinh tế trong đó một bộ phậnnguồn lực quốc gia ngày càng lớn được huy động để xây dựng cơ cấu kinh tếnhiều ngành với công nghệ hiện đại để chế tạo ra phương tiện sản xuất hàng tiêudùng, có khả năng đảm bảo một nhịp độ tăng trưởng cao trong toàn nền kinh tế
và đảm bảo sự tiến bộ kinh tế và xã hội” Quan niệm này coi trọng CNH là quátrình bao trùm toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm đạt nhiều mụctiêu (cả về kinh tế và xã hội), chứ không chỉ là mục tiêu kinh tế - kỹ thuật
Trang 13Trong lịch sử đã có rất nhiều học giả đưa ra các quan niệm về CNH, khẳngđịnh vai trò của CNH trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Các học giả phương Tây quan niệm về CNH: là việc đưa các đặc tính côngnghiệp cho một hoạt động, mà tính chất là trang bị các nhà máy cho một vùng, haymột nước
Theo từ điển Kinh tế chính trị: “CNH là quá trình biến một nước nôngnghiệp thành một nước công nghiệp bằng cách phát triển công nghiệp nặngnhanh hơn nông nghiệp và ưu tiên phát triển sản xuất các ngành sản xuất raTLSX ” Cách hiểu này đã coi CNH không chỉ là sự tăng thêm một cách giản đơn
về tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế, mà còn là xâydựng một cơ cấu kinh tế hiện đại
Khi bàn về CNH, Lênin cho rằng : “Ưu tiên cho phát triển sản xuất tư liệusản xuất có ý nghĩa quyết định trong công cuộc xây dựng CNXH”3
Trong cuốn CNH, HĐH ở Việt Nam – phác thảo và lộ trình, các tác giả coi:
“CNH - HĐH là quá trình cải biến nền kinh tế nông nghiệp dựa trên nền tảng kỹthuật thủ công, mang tính hiện vật tự cung tự cấp thành nền kinh tế công nghiệp –thị trường”4 Quan niệm này coi trọng CNH cũng là một quá trình xây dựng một
xã hội văn minh công nghiệp, bao gồm hai mặt: cải biến kỹ thuật, tạo dựng nềnnông nghiệp lớn và phát triển kinh tế thị trường Nói cách khác, CNH là một quátrình cải biến toàn diện nền kinh tế
Trong bài Về CNH, HĐH ở Việt Nam, đăng trên Tạp chí Cộng Sản số 11,
tháng 06 năm 2006, tác giả Đỗ Quốc Sam đã đưa ra quan niệm về CNH theo
nghĩa hẹp và nghĩa rộng Theo nghĩa hẹp, CNH được hiểu là quá trình chuyển
3 G.A.Cudơlốp và S.P.Perơvusin (đồng chủ biên): Từ điển kinh tế, NXB Sự thật, Hà Nội, 1976, tr.87
4 Trần Đình Thiên (Chủ biên): CNH, HĐH ở Việt Nam – Phác thảo và lộ trình, NXB Chính trị Quốc gia, HN, 2002,
tr 23
Trang 14dịch từ nền kinh tế trong đó nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo sang nền kinh tế công nghiệp là chủ đạo; còn theo nghĩa rộng CNH là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp Quan niệm
CNH theo nghĩa rộng, ở đây bao hàm cả một phần nội dung của HĐH, không chỉgiới hạn ở khía cạnh kinh tế, mà còn cả về mặt xã hội và văn hóa
1.2.2 Hiện đại hóa
Theo nghĩa hẹp, HĐH được hiểu là quá trình chuyển biến xã hội nông
nghiệp thành xã hội công nghiệp Tương ứng với tiến trình đó là sự biến đổi từ phương thức sản xuất chủ yếu bằng thủ công nặng về cơ bắp sang phương thức sản xuất bằng máy móc, cơ khí giải phóng bớt sức lao động nặng nhọc của người lao động.
Theo nghĩa rộng, HĐH là quá trình tất yếu dành chung cho tất cả các
quốc gia lạc hậu, chậm tiến nhằm tiếp cận cách phát triển nhanh chóng đuổi kịp các nước phát triển.
Theo cách hiểu này thì khái niệm HĐH không phải là cố định, bất biến mànội hàm của nó sẽ không ngừng được tăng thêm theo sự phát triển của xã hội CoiHĐH là một quá trình, nhờ đó mà các nước đang phát triển tìm cách đạt được sựtăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội và chính trị giống hệ thống của nhữngnước phát triển
Từ những quan niệm về hiện đại hóa thì chứng ta có thể hiểu đơn giản hiệnđại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động sản xuất kinhdoanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ chỗ theo những quy trình công nghệphương tiện phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển tiến bộ khoa học
kỹ thuật tạo ra năng suất lao động hiệu quả và trình độ văn minh kinh tế xã hội cao
1.2.3 Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Trang 15Hội nghị trung ương 7 khóa VII của Đảng đã có bước đột phá mới trongnhận thức về CNH Bước đột phá này thể hiện trước hết ở nhận thức về khái niệm
CNH – HĐH: “CNH – HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”5
Đó là khái niệm chỉ ra những nét cơ bản trong quá trình phát triển kinh tế ở nước
ta, đặc biệt là trong sự phát triển CNH - HĐH nhằm đưa nước ta hội nhập vào nềnkinh tế khu vực và quốc tế
Định nghĩa về công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn cho thấy đó không chỉ làquá trình chuyển đổi căn bản quá trình sản xuất kinh tế, kinh doanh dịch vụ… từ sửdụng lao động thủ công chân tay bằng sử dụng các loại máy móc trang thiết bịkhoa học kỹ thuật công nghiệp mà còn phải sử dụng sao cho tiên tiến hiện đại và
sử dụng một cách toàn diện trên cở cở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào tất cảcác khâu, các công đoạn các quá trình sản xuất quản lý…Điều này đã phản ánhmột thực tế là: trong thời đại văn minh hậu công nghiệp, dù muốn hay không thìcác nước cũng phải áp dụng những thành tựu KH, CN tiên tiến để tạo ra những sảnphẩm mang hàm lượng KH, CN cao thay thế cho những sản phẩm truyền thốngmang những hàm lượng nguyên vật liệu và lao động cao
1.2 Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
5 ĐCSVN: Văn kiện Đảng toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007, tr 553, 554
Trang 16Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới cho quá trình CNH, HĐH là vấn
đề quan trọng bậc nhất trong “kết cấu hạ tầng xã hội, kinh tế” tức là một trongnhững tiền đề cơ bản để phát triển xã hội, đi vào CNH, HĐH
Cho đến nay, cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định CNH, HĐH là phươngthức hữu hiệu để thay đổi căn bản bộ mặt kinh tế xã hội của các nước đang pháttriển CNH, HĐH là quá trình tất yếu để phát triển kinh tế, xã hội và thực hiệnđịnh hướng XHCN ở nước ta C.Mác cho rằng con người là yếu tố số một của lựclượng sản xuất Tại Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành trung ương khóa VIII, Đảng
ta đã xác định : “Muốn tiến hành CNH, HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáodục đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh
và bền vững”.6
Thực tiễn các nước phát triển cho thấy, các nguồn lực thúc đẩy quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội (nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sởvật chất kỹ thuật, khoa học, công nghệ ) giữa chúng có mối quan hệ nhân quả vớinhau trong quá trình phát triển Trong đó NNL nguồn nhân lực được coi là nănglực nội sinh quan trọng chi phối quá trình phát triển của mỗi quốc gia Để thấy rõvai trò quyết định cuả nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH cần đặt nó trongquan hệ so sánh với các nguồn lực khác để qua đó thấy được mức độ chi phối đến
sự thành bại của CNH, HĐH Khẳng định vai trò quyết định NLCN đối với sự pháttriển kinh tế - xã hội, điều đó không thể tách rời NLCN một cách biệt lập với cácnguồn lực khác Ngược lại, khi khẳng định NLCN đóng vai trò quyết định thì điều
đó có nghĩa là đặt trên cơ sở và trong mối quan hệ với các nguồn lực khác Nguồnnhân lực là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế -
xã hội Nguồn nhân lực, nguồn lao động là nhân tố quyết định việc khai thác, sửdụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác
6 ĐCSVN: Văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCHTW khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997, tr.19
Trang 17Giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹthuật, khoa học công nghệ có mối quan hệ nhân quả với nhau, nhưng trong đónguồn nhân lực được xem là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát triển kinh tế
- xã hội của mỗi quốc gia So với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực với yếu tốhàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biếtbồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâucũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồnnhân lực một cách có hiệu quả Vì vậy, con người với tư cách là nguồn nhân lực, làchủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực,
là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Sự phát triển nhanh chóng của mỗi quốc gia, dân tộc, nhất là sự thành côngcủa quá trình CNH, HĐH đòi hỏi môi trường chính trị ổn định, cần phải có nhiềunguồn lực, các nguồn lực như nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, cơ sở vậtchất kỹ thuật đều vô cùng quan trọng, thiếu chúng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, gâyảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội Song, các nguồn lựcnày dù phong phú, đa dạng và giàu có đến mấy cũng chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng
và tự nó không thể phát huy được tác dụng Như vậy, chỉ có NLCN mới có khảnăng khởi động và phát huy tác dụng của các nguồn lực khác Sở dĩ như vậy là vìcon người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có trí tuệ, có ý chí, biết cải tạo, lợidụng, khái thác các nguồn lực khác, gắn kết chúng lại với nhau thành sức mạnhtổng hợp cùng phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của con người
Hơn nữa, các nguồn lực khác như tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn và dần
sẽ bị cạn kiệt trong quá trình khai thác và sử dụng, thậm chí nếu khai thác bừa bãi
sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, đe dọa sự sống của loài người Trong khi đó NLCN
mà bộ phận là cốt lõi trí tuệ, lại có tiềm năng là không bao giờ cạn kiệt trong quátrình khai thác và sử dụng Thậm chí còn có khả năng phục hồi và tái sinh, tự đổimới, phát triển không ngừng nếu biết chăm lo bồi dưỡng và khai thác hợp lý
Trang 18Trong thời đại ngày nay, việc khẳng định vai trò quyết định của NLCN sovới các nguồn lực khác và xem là động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển
xã hội Tuy nhiên sẽ là sai lầm nếu không nhận thấy vai trò quan trọng của cácnguồn lực khác đối với sự phát triển của nguồn nhân lực Điều đó có nghĩa là NNLluôn bị quy định bởi các nguồn lực khác Bởi lẽ, con người là một thực thể tựnhiên xã hội Để tồn tại và phát triển con người phải quan hệ với tự nhiên , khaithác TNTN , kết hợp sức lao động và trí tuệ của mình nhằm cải tạo tự nhiên, tạo racủa cải vật chất nuôi sống mình Như vậy, trong mối quan hệ với các nguồn lựckhác, NNL giữ vai trò quan trọng
Phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tốquyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH ; là đặc trưng bản chất củaCNH, HĐH; là mục tiêu, động lực cơ bản của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH.Động lực ở đây không có nghĩa là sử dụng con người như một phương tiện để có
xã hội mới, mà là quá trình hình thành NNL mới cũng chính là quá trình đẩy mạnhCNH, HĐH; quá trình xây dựng xã hội mới Quá trình xây dựng và phát triểnnguồn nhân lực cũng là quá trình tạo động lực cho xã hội phát triển Từ đó đẩymạnh CNH, HĐH xây dựng phát triển nguồn nhân lực hiện đại
Đối với tỉnh Hải Dương đó là một quá trình tất yếu để phát triển kinh tế thịtrường định hướng XHCN Tỉnh Hải Dương đang bước vào giai đoạn CNH, HĐH,tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, do đóyêu cầu nâng cao chất lượng NNL, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định đến sựthành công của sự nghiệp CNH, HĐH ở tỉnh và phát triển bền vững Phát triểnnâng cao chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực
Trang 19Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số, lao động của con người là yếu tốquan trọng của quá trình sản xuất, con người là động lực quyết định cho sự pháttriển bền vững của mỗi quốc gia Phát triển nguồn nhân lực là những biến đổi về sốlượng và chất lượng từ trình độ chất lượng này lên trình độ chất lượng khác caohơn, toàn diện hơn Do đó, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhânlực bao gồm các yếu tố về điều kiện tư nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội, hệthống chính sách ở mỗi giai đoạn phát triển.
1.3.1. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia đóng vai trò quyết định đếntrình độ phát triển nguồn nhân lực của nước đó, là nhân tố vô cùng quan trọng, nóảnh hưởng tới tất cả chất lượng và số lượng nguồn nhân lực Trình độ phát triểnkinh tế cao sẽ là điều kiện thuận lợi để con người phát triển toàn diện Trình độphát triển kinh tế của mỗi quốc gia, thực chất là sự nhấn mạnh về vai trò của conngười trong quá trình tham gia vào phát triển kinh tế, quá trình tạo ra thu nhập.Đồng thời, sự phát triển kinh tế đòi hỏi sự phải sử dụng KH – CN hiện đại để xâydựng, phát triển kinh tế - xã hội Do đó, chất lượng nguồn nhân lực phải được nânglên cho phù hợp với trình độ khoa học – công nghệ hiện đại đó Hiện nay, chúng tađang triển khai nhanh việc thực hiện chương trình đa dạng hóa, kế hoạch hóa, xãhội hóa khoa học – công nghệ với những nội dung thích hợp, cùng với việc xâydựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ thực sự tài giỏi cho đấtnước Hơn nữa, kinh tế phát triển Nhà nước mới có điều kiện xây dựng và pháttriển giáo dục, y tế, văn hóa và an sinh xã hội Tạo điều kiện cho con người nângcao trí lực, thể lực, tinh thần góp phần phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lựcphát triển về quy mô, chất lượng và phân bố sử dụng hợp lý sẽ thúc đẩy tăngtrưởng và phát triển kinh tế - xã hội
Trang 20Xem xét chất lượng nguồn nhân lực trước hết phải xem xét chất lượng cuộcsống của dân cư nói chung Chỉ số GDP bình quân đầu người là chỉ số liên quan vàảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người lao động, đến mặt thể lựccủa nguồn nhân lực Nó phụ thuộc vào quy mô va tốc độ phát triển GDP cũng nhưquy mô và tốc độ gia tăng dân số Quan hệ giữa chỉ số này với nguồn nhân lựcđược cụ thể hóa trong các chỉ tiêu như: điều kiện sức khỏe, dinh dưỡng, chăm sóc
y tế, chất lượng nhà ở, mức tiêu thụ các hàng hóa dịch vụ Vì có phát triển kinh tếmới có điều kiện cải thiện cuộc sống con người, có điều kiện chăm sóc sức khỏe,
có điều kiện để phát triển giáo dục và đào tạo Ở các nước có nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân/đầu người/năm và tuổi thọ thường cao
1.3.2 Dân số và tốc độ tăng dân số
Sự phát triển kinh tế - xã hội bao giờ cũng kéo theo quá trình đô thị hóa,thường thì các nước công nghiệp, dân số sống ở thành thị chiếm tỷ lệ cao Tỷ lệdân số thành thị cao sẽ tạo điều kiện phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, gópphần trực tiếp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao ý thức tổ chức kỷluật, tác phong công nghiệp cho lực lượng này
Nguồn nhân lực được hình thành trên cơ sở của dân số Do đó, tốc độ tăngdân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng tự nhiên của nguồn nhân lực
Việt Nam với số dân đông và tăng nhanh, tham gia vào nguồn nhân lực ngàycàng lớn Điều này có ảnh hưởng hai mặt đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Dân
số tăng nhanh tạo ra đội ngũ lao động trẻ dồi dào, đây cũng là lợi thế đối với nước
ta nếu biết khai thác và phát huy tốt nguồn lực này Tuy nhiên, những sức ép dân sốcũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nền kinh tế Dân số đông thì vấn đề tạoviệc làm cho người lao động cũng rất khó khăn, từ đó gây ra hàng loạt các vấn đềnhư nâng cao chất lượng cuộc sống và kìm hãm sự phát triển kinh tế của một quốcgia
Trang 211.3.3 Trình độ phát triển của giáo dục đào tạo
Trong giai đoạn hiện nay, khi khoa học, công nghệ, tri thức đang trở thànhlực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng và phát triểnkinh tế bền vững ở mỗi nước thì vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao càngtrở nên quan trọng Trí tuệ và sự sáng tạo, yếu tố chủ yếu của chất lượng nguồnnhân lực là kết quả trực tiếp của giáo dục và đào tạo, do đó giáo dục và đào tạođóng vai trò quyết định tới chất lượng nguồn nhân lực Nhận thức được tầm quantrọng của giáo dục và đào tạo, chính phủ các nước đều rất quan tâm, đặc biệt tronggiai đoạn hiện nay, khi xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức đang là xu hướng
có tính toàn cầu và cùng với quá trình toàn cầu hóa là quá trình tri thức hóa nềnkinh tế thế giới
Thực tế cho thấy quốc gia nào quan tâm đến giáo dục và đào tạo thì quốc gia
đó có nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo điều kiện cơ bản cho sự phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước Chúng ta biết rằng, nguồn nhân lực chất lượng cao khôngphải tự nhiên mà có được, muốn có phải thông qua quá trình giáo dục và đào tạolâu dài và luôn đổi mới phù hợp với yêu cầu của tiến bộ khoa học công nghệ Giáodục và đào tạo giúp cho mỗi người lao động thực hiện và vận động, cải thiện sứckhỏe và dinh dưỡng làm giảm quy mô gia đình
Chúng ta có thể khẳng định rằng giáo dục đào tạo là nhân tố quyết định đếnchất lượng nguồn nhân lực Điều này được thể hiện trên những phương diện sau:
Nâng cao dân trí: tức là đảm bảo trình độ học vấn cho người lao động; là sựhiểu biết của người lao động đối với những kiến thức về tự nhiên và xã hội Trình độhọc vấn của nguồn nhân lực ở mỗi quốc gia là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đếnchất lượng nguồn nhân lực và tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế ở nước đó
Trang 22Bồi dưỡng nhân tài: đây là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước taluôn quan tâm Làm sao có thể truyền thụ được kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp
và phẩm chất đạo đức để tạo nên đội ngũ nhân tài dồi dào phục vụ cho sự nghiệpCNH – HĐH đất nước
Thông qua giáo dục đào tạo, con người hoàn thiện bản thân mình để trởthành người có ích cho xã hội Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quantâm đến giáo dục đào tạo nói chung và công tác giáo dục nguồn nhân tài nói riêng
là “quốc sách hàng đầu” Chỉ có giáo dục đào tạo mới là nhân tố hàng đầu tạo ranhững giá trị và năng lực sáng tạo của con người
1.3.4 Chính sách kinh tế xã hội vĩ mô
Hệ thống các chính sách kinh tế xã hội đúng đắn là mục tiêu của con người,chính là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của NNL trong quá trìnhphát triển kinh tế xã hội Ở đây có thể nêu lên các chính sách như: về giáo dục,tuyển dụng lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động
Phương hướng lớn của chính sách xã hội là phát huy nhân tố con người trên
cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợptốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất với đời sống tinhthần; giữa nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể
và cộng đồng xã hội
Ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều cơ chế chính sách tạo mở và thúc đẩy sựphát triển nguồn nhân lực như: vận dụng một cách linh hoạt và năng động thịtrường sức lao động giúp cho người lao động phát huy được khả năng trí tuệ củabản thân để đóng góp cho xã hội; có chính sách phát triển thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa làm cho sản xuất phát triển một cách đa dạng và phong phú; có chínhsách mở và thông thoáng để thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời thúc đầy và phát
Trang 23triển các loại hình và thành phần kinh tế trong nước để tạo mở việc làm tại chỗ.Đặc biệt là chính sách hỗ trợ của nhà nước cho vay vốn xóa đói giảm nghèo, giảiquyết việc làm nhằm tạo cơ hội cho người lao động mở rộng và phát triển sản xuất,thu hút thêm lao động, tăng thu nhập, từng bước góp phần xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, do trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn ở mức thấp nên việcnâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn bị hạn chế, đòi hỏi nhà nước phải cónhững chính sách khả thi, phù hợp và hiệu quả hơn trong từng giai đoạn phát triểnmới đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với
sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn CNH, HĐH
Tóm lại, những tác động của các yếu tố trên tới chất lượng NNL là rất lớndẫn đến những thay đổi căn bản và nhiều chiều của NNL, các thay đổi đa dạng trênđang đặt ra những thách thức lớn cho mỗi doanh nghiệp, mỗi vùng lãnh thổ, mỗiquốc gia nhất là các quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển Do đó, cần phải nhậnthức đầy đủ, sâu sắc về vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội,đặc biệt là NNL chất lượng cao trong điều kiện hội nhập nền kinh tế thế giới mớitránh được nguy cơ tụt hậu trên mọi phương diện
1.4 Tiêu chí để đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực của một tỉnh
1.4.1 Lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh
Với mỗi tỉnh , khi đánh giá tiêu chí của sự phát triển của nguồn nhân lực trênđịa bàn của tỉnh đó thì đầu tiên bao giờ chúng ta cũng quan tâm tới lực lượng laođộng trên địa bàn tỉnh đó như thế nào Lực lượng lao động có dồi dào thì quá trìnhphát triển kinh tế xã hội mới có điều kiện thuận lợi và mới cho thấy sự phát triểncủa nguồn nhân lực Lực lượng lao động đông đảo sẽ giúp cho tỉnh đó có đượcnhiều sự lựa chọn cho các lĩnh vực kinh tế, có thể phân bổ nguồn lao động tới tất
cả các lĩnh vực, các ngành nghề mà không lo tình trạng thiếu nguồn nhân lực
Trang 24Một yếu tố cũng quan trọng không kém khi đánh giá nguồn nhân lực đóchính là nguồn nhân lực bổ sung hay còn gọi là nguồn nhân lực kế cận Nguồnnhân lực kế cận này phụ thuộc vào yếu tố gia tăng dân số tự nhiên và phản ánh rõnhất thông qua số lượng người trong độ tuôi lao động tăng thêm mỗi năm, cơ cấudân số và số lương người trong độ tuôi lao động bình quân của cả năm Một đấtnước hay một khu vực được coi là có cơ cấu dân số tích cực (cơ cấu vàng) khi mà
cơ cấu dân số đó là cơ cấu trẻ và số người trong và trước độ tuổi lao động nhiềuhơn so với số người trên tuôi lao động, nhất là đối với độ tuổi trước độ tuổi laođộng bởi đó chính là nguồn nhân lực kế cận của tương lai
Tiếp đó là căn cứ vào số dân trong độ tuổi lao động bởi đây là lực lượngchính trực tiếp trong quá trình lao động sản xuất của địa bàn tỉnh đó Lực lượngtrong độ tuổi lao động dồi dào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triểnkinh tế xã hội của địa phương Trong đó cũng cần chú trọng đến tỉ lệ người laođộng chia theo giới tính và khu vực Bởi mỗi khu vực có những điều kiện tự nhiênkhác nhau, có những điều kiện kinh tế xã hội khác nhau trong quá trình phát triểnchung của cả địa phương Chính vì thế việc phân bổ lao động theo khu vực hợp lý
sẽ cho phép địa phương đó tận dụng tối đa mọi nguồn lực của mình để phát triểnkinh tế xã hội một cách đồng đều, khai thác triệt để tài nguyên và thế mạnh củamỗi vùng trong tỉnh và đồng thời tạo điều kiện để nâng cao trình độ nguồn nhânlực ở mọi khu vực chứ không riêng chỉ có khu vực thành thị, các khu công nghiệp,công nghệ cao, khu chế xuất
Cơ cấu lao động theo giới tính cũng là một chỉ báo để nhìn nhận quá trìnhphát triển nguồn nhân lực Bởi vì theo đặc thù của ngành nghề thì lại phân chia rayêu cầu đòi hỏi về đội ngũ người lao động theo giới tính Ví dụ như các ngànhnghề về cơ khí công nghiệp nặng đòi hỏi nhiều sức lực của con người thì sẽ cầnnhiều hơn đến lao động là nam giới, ngược lại trong các lĩnh vực về may mặc, chếbiến thực phẩn, các ngành nghề đặc thù thì lại cần nhiều đến các nguồn lao động là
Trang 25nữ giới Do vậy đây cũng là một yếu tố cần thiết để đánh giá nguồn nhân lực Hơnthế việc sử dụng hợp lý nguồn nhân lực theo giới tính sẽ góp phần thúc đẩy côngbằng xã hội trên địa bàn tỉnh, nâng cao đời sống văn hóa trên địa bàn dân cư, giảiquyết việc làm trong lúc nông nhàn của một số nguồn lao động tại các vùng nôngthôn.
1.4.2 chất lượng nguồn nhân lực
Một nguồn nhân lực có chất lượng thực sự thì phải thực sự có năng lực làmviệc và kinh nghiệm làm việc chứ không chỉ có bằng cấp hình thức bên ngoài.Năng lực làm việc là khả năng đáp ứng nhu cầu công việc, đáp ứng được các đòihỏi của công việc sao cho người lao động phải thực sự hoàn thành tốt công việccủa mình và đồng thời có sự sang tạo trong quá trình lao động Đây là tiêu chí hàngđầu để đánh giá nguồn lao động có thực sự chất lượng hay chỉ có hư danh màkhông có thực chất Trong thời đại ngày nay thì năng lực của người lao động đãthực sự là chỉ tiêu là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá người lao động trong một
số lĩnh vực nhất là các ngành kỹ thuật, công nghiệp và tin học điện tử… Đi cùngvới năng lực lao động và làm việc là kinh nghiệm trong quá trình lao động củangười lao động Để có được kinh nghiệm lao động đòi hỏi người lao động phảithực sự trải qua quá trình lao động lâu dài mới có thể hình thành nên các kĩ năng,
kỹ xảo nghề nghiệp để từ đó tích lũy thành những kinh nghiệm trong lao động củamình Thông thường một người lao động có kinh nghiệm thường phải là người laođộng có tay nghề và chuyên môn vững vàng trong lĩnh vực lao động của mình Dovậy yếu tố kinh nghiệm lao động cũng là một tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực đikèm với yếu tố năng lực của người lao động quá trình sản xuất ngày càng pháttriển, công nghệ sản xuất luôn được đổi mới tuy nhiên trong mọi lĩnh vực ngàngnghề thì luôn luôn cần có những người lao động có kinh nghiệm để có thể điềuhành công việc và giúp đỡ, chỉ dạy cho nguồn nhân lực kế cận của họ
Trang 26Để nguồn nhân lực của chúng ta thực sự có chất lượng, có chuyên môn cao,tay nghề vững vàng thì chất lượng của các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực là yếu tốquan trọng.
Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phụ thuộc vào các cơ sở đào tạo như cáctrường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các trường dạy nghề… mà cơ
sở để đánh giá chất lượng của các cơ sở này chính là chất lượng của quá trình đàotạo, kế hoạch đào tạo, cơ sở vật chất thiết bị của nhà trường, đội ngũ giảng viên,giáo viên…và năng lực của học viên sau khi tốt nghiệp ra trường Tất cả các yếu tốtrên sẽ quyết định đến chất lượng của quá trình đào tạo nguồn nhân lực.Do vậy cầnphải nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo của các cơ sở này trong quá trình đào tạonguồn nhân lực để đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội tránh việc đào tạo tràn lan,không có chất lượng, sinh viên sau khi ra trường không có năng lực lao động Đây
là một việc làm cần được quan tâm và giải quyết sớm bởi trong thời gian qua thực
tế đã cho thấy các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề mở ra khá nhiềunhưng chương trình đào tạo không đạt chuẩn, không có khung chương trình đàotạo khoa học, đội ngũ giáo viên thiếu và yếu, cơ sở vật chất còn hạn chế dẫn đếnviệc đào tạo không có hiệu quả, sinh viên ra trường không có năng lực trong lĩnhvực được đào tạo gây khó khăn cho sinh viên, học viên khi hòa nhập với cuộc sốngvới công việc Một quốc gia, một vùng chỉ thực sự có được nguồn nhân lực có chấtlượng khi quá trình đào tạo nguồn nhân lực của quốc gia của khu vực ấy thực sự cóchất lượng
1.4.3 Các nhóm lao động trọng các lĩnh vực kinh tế và trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực.
Trong hệ thống kinh tế của một đất nước cũng như của một tỉnh một khu vựcluôn có sự phân chia ra các khu vực kinh tế và các ngành nghề kinh tế Mỗi khu vựckinh tế và các ngành nghề kinh tế có những đặc điểm riêng, yêu cầu riêng và đặc thùriêng của mình Một nguồn nhân lực phát triển phải là nguồn nhân lực đáp ứng đượcđầy đủ mọi yêu cầu của các khu vực kinh tế, các ngành kinh tế về cả năng lực
Trang 27chuyên môn cũng như kinh nghiệm lao động trong quá trình công nghiệp hóa hiệnđại hóa nền kinh tế thì xu hướng phát triển chung của nguồn nhân lực phải đi theođúng sự chuyển dịch của nền kinh tế đó là giảm tỷ lệ nguồn nhân lực trong khu vựcnông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ lệ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ để đáp ứngđúng nhu cầu chuyển dịch của nền kinh tế Do vậy cần có sự chuyển dịch từ laođộng trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp sang hoạt động ở các lĩnh vực phi nôngnghiệp và các lĩnh vực công nghiệp dịch vụ khác đây sẽ là một tiêu chí để đánh giá
sự phát triển của nguồn nhân lực ở một địa phương
Trong quá trình phát triển theo sự chuyển dịch kinh tế cũng đòi hỏi nguồnnhân lực phải có trình độ chuyên môn và tay nghề đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi củatừng công việc, có như vậy mới phát triển được chất lượng sản phẩm và cũng là điềukiện để nâng cao chính tay nghề cho nguồn nhân lực Có thể khảo sát yếu tố nàythông qua tỷ lệ nguồn nhân lực đã qua đào tạo và chưa qua đào tao; trình độ đào tạocủa nguồn nhân lực; và thâm niên kinh nghiệm công tác của người lao động Mộtđịa phương có nguồn nhân lực phát triển thì tỷ lệ người lao động đã được đào tạo sẽchiếm tỷ lệ lớn, có tay nghề chuyên môn cao và đáp ứng được nhu cầu của các côngviệc đòi hỏi phải có trình độ, tay nghề và có xu hướng ứng dụng các thành tựu khoahọc công nghệ hiện đại Trong quá trình tăng cường trình độ của nguồn nhân lựccũng đồng thời phải chú trọng đến cả chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực cán
bộ công chức viên chứ, nhà nước, làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp
để đảm bảo sự đồng đều về trình độ chuyên môn của lĩnh vực này chứ không riêng
gì nguồn lao động phổ thông
Tiểu kết chương 1
Ở chương 1 của khóa luận, tác giả đã phân tích làm sáng tỏ những khái niệm
cơ bản về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực; công nghiệp hóa, hiện đại
Trang 28hóa; những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực Đồng thờichương 1 cũng đã chỉ ra vai trò của nguồn nhân lực đối với sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa.Và từ đó cũng đề xuất những tiêu chí cụ thể để đánh giá sự pháttriển nguồn nhân lực vận dụng vào điều kiện của tỉnh Hải Dương trong quá trìnhxây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 29CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH HẢI DƯƠNG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1 Các đặc điểm kinh tế - xã hội cùa tỉnh Hải Dương có ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH
2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
a Vị trí địa lý
Hải Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, tiếp giáp với 6tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình vàHưng Yên, trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là tỉnh
có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, về con người và các tiềm năng phát triển khác.Trên địa bàn tỉnh có các tuyến đường bộ, đường sắt quan trọng của quốc gia chạyqua như: đường 5A, 18, 37, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Bắc Giang - Phả Lại,
…; nằm gần cảng biển Hải Phòng và Cái Lân; hệ thống giao thông đường thuỷtương đối thuận lợi
Thành phố Hải Dương – trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật củatỉnh nằm trên trục quốc lộ số 5, cách Hải Phòng 45km về phía Đông và cách thủ đô
Hà Nội 57km về phía Tây Phía Bắc của tỉnh có hơn 20km quốc lộ số 18 chạy quanối sân bay quốc tế Nội Bài ra biển qua cảng Cái Lân Đường sắt Hà Nội, HảiPhòng, Kép – Bãi Cháy đi qua Hải Dương là cầu nối giữa Thủ đô và các tỉnh phíaBắc ra các cảng biển
Trang 30Với những đặc điểm tự nhiên như vậy thì tạo điều kiện khá thuận lợi để tỉnhHải Dương tiến nhanh xây dựng thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa; pháttriển kinh tế, xã hội và giao lưu kinh tế giữa các địa phương Và cũng chính vì đó
mà trong tương lai chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương sẽ được nâng caohơn nữa
b Đặc điểm địa hình
Toàn tỉnh Hải Dương được chia ra làm 2 vùng chính: vùng đồi núi chiếmkhoảng 11% diện tích đất tự nhiên, gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã củahuyện Kinh Môn, chủ yếu là đồi, núi thấp phù hợp với xây dựng các cơ sở côngnghiệp, du lịch và trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và các loại cây công nghiệp Vùngđồng bằng gồm các huyện, xã còn lại, có độ cao trung bình 3 – 4m, đất đai bằngphẳng màu mỡ phù hợp với việc trồng cây lương thực, cây thực phẩm và cây côngnghiệp ngắn ngày Với địa hình này, Hải Dương có khả năng phát triển mạnh và đadạng các ngành sản xuất, nhất là sản phẩm nông, lâm nghiệp Từ đó mà kinh tế củatỉnh cũng sẽ phát triển nhanh và bền vững Việc phát triển kinh tế nông nghiệpcũng sẽ dần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với thời kỳ mới
c Đặc điểm khí hậu
Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, được chiathành 4 mùa rõ rệt Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23oC; độ ẩm trung bình hàngnăm từ 78 đến 87%; lượng mưa trung bình hàng năm từ 1,500mm đến 1,700 mm.Theo số liệu thống kê, từ năm 1972 đến nay, Hải Dương không bị ảnh hưởng nặng
nề bởi mưa và bão
Là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, nằm ở vị trí cónhiều hướng tác động mang tính liên vùng, Hải Dương có vai trò quan trọng làmcầu nối thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng, thành phố du lịch Hạ Long;cung cấp sản phẩm hàng hóa quan trọng và là địa bàn tham gia quá trình trungchuyển hàng hóa giữa hệ thống cảng biển và các thành phố, các tỉnh trong vùng và
cả nước, do vậy, vừa có cơ hội đóng vai trò là một trong những động lực phát triển,
Trang 31vừa phải đối mặt với các thách thức trong cạnh tranh khai thác và phát triển cácngành hàng có cùng lợi thế Trong triển vọng, Hải Dương sẽ phải trở thành trọngđiểm thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giải quyết việclàm để giảm áp lực cho các thành phố lớn và trở thành một trong các đô thị lớntrong vùng
Hải Dương có những đặc điểm tự nhiên tốt,với điều kiện ấy thì có nhưngđiều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đạihóa, tuy nhiên thực tế lại không tương xứng với điều kiện tự nhiên do thiếu nguồnnhân lực chất lượng Chính vì kết quả đó đặt ra yêu cầu cần thiết và tất yếu phảiphát triển nguồn nhân lực
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.1.1 Đặc điểm về dân cư và lao động
Theo cuộc điều tra dân số tháng 4/2014 tổng số nhân khẩu toàn tỉnh HảiDương là 1.712.841 người, chiếm 2% dân số cả nước Trong đó nam chiếm 48,9%,
nữ chiếm 51,1%, nhân khẩu thành thị chiếm 19,1%, nhân khẩu nông thôn chiếm80,9% Như vậy Hải Dương là tỉnh đông dân thứ 11/63 tỉnh thành trong cả nước vàđứng thứ 5/11 tỉnh thành trong vùng đồng bằng Sông Hồng
Tính đến thời điểm cuối năm 2013, số người trong độ tuổi lao động của HảiDương là 1.106.865 người Số người trong độ tuổi lao động của Hải Dương bìnhquân hàng năm trong giai đoạn tieet5 -2010 tăng 2,4% và 2010- 2014 tăng 0.95%
Sau quá trình tiến hành Tổng điều tra dân số và nhà ở, tình hình dân số tỉnhHải Dương đã có nhiều thay đổi và có nhiều biến động trên nhiều lĩnh vực cả chiềurộng lẫn bề sâu Từ số liệu điều tra trên ta thấy tỉnh Hải Dương có dân số đông, cơcấu lao động trẻ, nguồn lao động dồi dào, đó là những điều kiện thuận lợi để tỉnhHải Dương xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ngườilao động làm việc cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm làm việc là điều kiện quantrọng để phát triển nguồn nhân lực của tỉnh
Trang 32Bảng 1 Quy mô dân số và lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh
(giai đoạn 2010-2014)
Đơn vị: người
Tốc độ tăng trung bình (%/năm) 2010-2014
Trang 33Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP theo giá 2014) ước tăng 7,7% so vớinăm 2013 (kế hoạch năm tăng từ 7 - 7,5%), cao hơn bình quân cả nước (cả nướcước tăng 5,8%), trong đó, giá trị tăng thêm (tính cả thuế) khu vực nông, lâmnghiệp, thủy sản tăng 2,3%, công nghiệp - xây dựng tăng 9,9% (cả thuế là 10,2%),dịch vụ tăng 6,5% (cả thuế là 7%) Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướngtích cực, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực côngnghiệp - xây dựng và dịch vụ; cơ cấu kinh tế ước đạt 16,5% - 51,2% - 32,3% (năm
2013 đạt 17,1%-50,9% - 32%)7
Đóng góp vào tăng trưởng chung 7,7%, nhóm ngành nông, lâm nghiệp,thuỷ sản làm tăng 0,4 điểm phần trăm; công nghiệp, xây dựng đóng góp 5,0 điểmphần trăm (trong đó, công nghiệp +4,6%, xây dựng +0,4%); dịch vụ đóng góp 2,3điểm phần trăm
Biểu đồ 1: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2014
Từ những số liệu trên ta thấy cơ cấu kinh tế của tỉnh Hải Dương đang có xuhướng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tăng tỷ trọng lớn
7 Cục thống kê Hải Dương.
Trang 34của ngành công nghiệp – xây dựng, nông nghiệp có xu hướng tăng nhẹ Như vậy,
cơ cấu kinh tế của tỉnh Hải Dương đang có sự chuyển dịch tương đối mạnh mẽ Cótác động mạnh mẽ và tích cực đến phát triển nguồn nhân lực
Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng của tỉnh tương đối hoàn chỉnh Mạnglưới giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương rất thuận tiện bao gồm nhiều tuyếnđường bộ (Quốc lộ 5A, 188, 18 ); đường sắt (tuyến Hà Nội - Hải Phòng đáp ứngnhu cầu vận chuyển hàng hòa qua 7 trạm trên dọc tuyến đường, tuyến đường này
dự kiến sẽ sớm được nâng cấp hiện đại hơn) và đường thủy (tuyến đường thủy dài
400 km rất thuận tiện cho việc vận chuyển của các loại tàu bè có trọng tải khoảng
500 tấn; Cảng Cống Câu có công suất khoảng 300.000 tấn/năm; Hệ thống cảngthuận tiên có thể đáp ứng được các nhu cầu về vận chuyển đường thủy)
Hải Dương gần 2 sân bay đó là: Sân bay quốc tế Nội Bài Hà Nội và Sân bayCát Bi Hải Phòng, và có tuyến đường vận chuyển Côn Minh (Trung Quốc) - HàNội - Quảng Ninh chạy qua
Hệ thống giao thông như vậy rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa tỉnhHải Dương và các tỉnh, thành khác trong và ngoài nước từ đó sẽ tạo điều kiện đểthu hút các dự án kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất vào đầu tư tại địa bàntỉnh Từ đó sẽ tạo việc làm và thu hút một lượng lao động nhất định làm việc chocác cơ sở này Đấy cũng là một điều kiện để tỉnh Hải Dương có thể tận dụng đểnâng cao chất lượng của nguồn nhân lực trong quá trình giao lưu kinh tế
2.2 Thực trạng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hải Dương
2.2.1 Lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Trang 35Bảng 2: Quy mô dân số và lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh
(giai đoạn 2010-2014)
Đơn vị: người
Tốc độ tăng trung bình (%/năm) 2010-2014
Nguồn: Cục Thống kê Hải Dương
Nhìn vào bảng số liệu thống kê ta thấy dân số Tỉnh Hải Dương tăng dần quacác năm Dân số tăng lên cũng làm cho cơ cấu lao động của tỉnh có nhiều biến
Trang 36động Cũng như các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, lực lượng lao độngcủa tỉnh Hả Dương thuộc loại trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ caotrong tổng dân số lên tới 64,6% Như vậy, nguồn nhân lực của tỉnh Hải Dương chủyếu biến động do tăng tự nhiên về dân số Hải Dương hiện có cơ cấu dân số vàngvới tỷ lệ người trong độ tuổi lao động năm 2014 là gần 65%.
2.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện rõ nhất thông qua trình độ đâò tạo,trình độ học vấn của người lao động Và điều đó khẳng định vai trò to lớn củangành giáo dục tỉnh Hải Dương
Những năm gần đây chất lượng lao động ở tỉnh Hải Dương đã được cải thiệntừng bước, trình độ văn hóa của các lực lượng lao động ngày càng được nâng cao
Tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp phổ thông giảm, số lao động tốtnghiệp THCS và THPT ngày càng tăng.; Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có
13 trung tâm giáo dục thường xuyên (12 trung tâm GDTX cấp huyện và 1 trungtâm GDTX tỉnh); 8 Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề cấphuyện (7 công lập và 1 tư thục); 265 trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thịtrấn; Khối trường chuyên nghiệp hiện có 12 trường, trong đó 4 trường trung cấpchuyên nghiệp, 4 trường cao đẳng và 4 trường đại học với quy mô khoảng 40.000học sinh, sinh viên Các trường, trung tâm này với nhiệm vụ đào tạo nhân lực đangành nghề như: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, tài chính kế toán, văn hóa,
xã hội, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, dịch vụ
Trong những năm gần đây, giáo dục dạy nghề, cao đẳng, đại học của tỉnhtăng cả về chất lượng, số lượng học sinh, sinh viên lẫn giáo viên Điều này chothấy nhu cầu cần học và đào tạo của người dân ngày càng cao, để đáp ứng kịp sựphát triển chung của tỉnh
Trang 37Bảng 3: Ngân sách nhà nước cho giáo đục đào tạo giai đoạn 2010-2014
Nguồn: Sở Tài chính Hải Dương
Qua bảng số liệu thống kê ta thấy rằng nguồn nhân lực của tỉnh hải Dương
đã được chú trọng đầu tư trong công tác đào tạo Nâng cao chất lượng để thích ứngvới môi trường làm việc theo hướng công nghiệp hiện đại Bằng chứng là tỉnh đãchi ngân sách cho giáo dục với một lượng khá lớn lên đến trên 1 tỷ đồng Đây là sựquan tâm đầu tư tương đối cao, thể hiện sự quan tâm đến giáo dục đào tạo, pháttriển nguồn nhân lực của tỉnh nhà Mặc dù chất lượng nguồn nhân lực đựơc nângcao đáng kể, song nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập cả về số lượng cũng như chấtlượng và cơ cấu, số lao động chưa có việc làm còn chiếm tỷ lệ lớn Với tình trạngNNL hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh với tốc độ nhanh trongthời gian tới
Trang 382.2.3 Các nhóm lao động trọng điểm và trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực
Lao động có việc làm và đang làm việc ở các ngành trong nền kinh tế quốcdân tăng khá, song cơ cấu còn bất hợp lý Số lao động làm việc tại các ngành côngnghiệp, dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp, trong khi lao động thuộc khu vực nông lâm nghiệp vàthuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn Khả năng thu hút lao động nông nghiệp sang các ngànhnghề phi nông nghiệp còn nhiều khó khăn và hạn chế Lao động có tay nghề, có kỹnăng, được đào tạo trong các lĩnh vực còn thấp cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt làkhu vực nông thôn, khiến người lao động không hoặc khó có cơ hội chuyển nghề, tìmviệc làm mới và phải chấp nhận những công việc giản đơn, cha truyền con nối, dựa hẳnvào đồng ruộng Mặt khác, trong tiến trình công nghiệp hóa-hiện đại hoá, nhu cầu nângcao năng suất lao động dẫn đến việc đào thải lực lượng lao động không có kỹ năng vàchất lượng thấp, tạo ra thất nghiệp, trong khi khả năng đào tạo và bổ túc kỹ năng chohàng loạt lao động hiện tại đang gặp nhiều khó khăn
Trang 39Bảng 4: Hiện trạng lao động theo trình độ đào tạo của Hải Dương
Đơn vị: người
Phân theo trình độ đào tạo
1 Chưa qua đào tạo 688.716 668.952 596.015 582.960
II CƠ CẤU (%)
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương
Từ số liệu thống kê hiện trạng lao động theo trình độ đào tạo của tỉnh HảiDương ta thấy trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực đang có sự biếnđộng qua các năm Chiều hướng chung của sự chuyển dịch đó là giảm dần sốlượng nguồn nhân lực chưa qua đào tao, không có bằng cấp và tăng người lao động
có trình độ cao, có bằng cấp cao đẳng, đại học Đội ngũ cán bộ, công chức, viênchức của tỉnh về cơ bản đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nênchất lượng hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn Tuy nhiên thực tế thấy rằng vẫn
Trang 40có sự không đồng đều giữa bằng cấp và khả năng thực sự của một bộ phận nhânlực Trong thời gian tới tỉnh cần quan tâm hơn nữa để phát triển đồng bộ nguồnnhân lực trong tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề để đảm bảo cho sự phát triểntoàn diện của nguồn nhân lực.
2.3 Hiện trạng sử dụng nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương
2.3.1 Trạng thái hoạt động và làm việc của nhân lực
Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị liên tục giảm (từ 2,4% năm 2013xuống 2,3% năm 2014) và là một trong số ít tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp thấp so với tỷ
lệ chung của cả nước cũng như vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; tỷ lệ thời gian laođộng được sử dụng ở khu vực nông thôn nâng cao rõ rệt ở hầu hết các huyện, thànhphố, thị xã trong tỉnh và đang ở mức cao so với nhiều tỉnh trong cả nước (từ 85%năm 2013 lên 90% năm 2014)
2.3.1.1 Số lượng và cơ cấu trạng thái làm việc của nguồn nhân lực
Năm 2014, tổng số lao động đang làm việc toàn tỉnh là 971.600 người Sovới năm 2010, tổng số lao động tăng 3,1%; tốc độ tăng bình quân mỗi năm là0,62%; tốc độ này đã chậm hơn tốc độ tăng tương ứng là 1,22% của chu kỳ 5 nămtrước (2005 - 2010) Lý do là quy mô kinh tế cũng như quy mô sử dụng lao độngtương ứng của tỉnh đã ở mức khá lớn, do vậy, tốc độ tăng không thể liên tục với tốc
độ cao như thời kỳ trước Tuy vậy, tốc độ tăng này vẫn đang cao hơn tốc độ tăngdân số và tốc độ tăng lao động trong độ tuổi hằng năm của tỉnh những năm gầnđây, kết quả là có nhiều chỗ làm mới cho người lao động
Từ năm 2010 đến năm 2014, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho
132.263 lao động, ước đến hết năm 2015 giải quyết việc làm cho 157.263 lao động.
Trong đó, ước tính số lao động được thu hút vào các lĩnh vực kinh tế công nghiệp xây dựng là 68.757 người; nông - lâm - ngư nghiệp là 38.075 người; dịch vụ và cáchoạt động khác là 30.965 người; xuất khẩu lao động là 19.466 người Ngoài ra, tạoviệc làm ổn định cho 15.000 lao động ở nông thôn