Giáo trình là công trình khoa học tập thể của nhiều tác giả thuộc khoa Tâm lý học quân sự Trường Sĩ quan Chính trị biên soạn, do Đại tá, Tiến sĩ Cao Xuân Trung làm chủ biên. Nội dung của giáo trình được kết cấu thành 14 chương đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất của tâm lý học quân sự gồm: những vấn đề chung, tâm lý học nhân cách quân nhân, tâm lý học tập thể quân nhân và tâm lý học hoạt động quân sự nhằm cung cấp cho người học những cơ sở khoa học để đi sâu nghiên cứu tìm hiểu đời sống tâm lý của quân nhân và tập thể quân nhân trong môi trường hoạt động quân sự để nâng cao hiệu quả giáo dục, huấn luyện, phát huy nhân tố con người đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong tình hình mới.
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Phát huy nhân tố con người là một trong những quan điểm cơ bản, xuyênsuốt của Đảng ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa Cơ sở khoa học để xây dựng và phát huy nhân tố con người donhiều khoa học cung cấp, trong đó có khoa học tâm lý Trong chương trìnhđào tạo đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội, tâm lý học quân sự là môn khoahọc cơ sở chuyên ngành trực tiếp của hoạt động công tác đảng, công tác chínhtrị
Giáo trình là công trình khoa học tập thể của nhiều tác giả thuộc khoaTâm lý học quân sự - Trường Sĩ quan Chính trị biên soạn, do Đại tá, Tiến sĩCao Xuân Trung làm chủ biên Nội dung của giáo trình được kết cấu thành 14chương đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất của tâm lý học quân sự gồm:những vấn đề chung, tâm lý học nhân cách quân nhân, tâm lý học tập thể quânnhân và tâm lý học hoạt động quân sự nhằm cung cấp cho người học những
cơ sở khoa học để đi sâu nghiên cứu tìm hiểu đời sống tâm lý của quân nhân
và tập thể quân nhân trong môi trường hoạt động quân sự để nâng cao hiệuquả giáo dục, huấn luyện, phát huy nhân tố con người đáp ứng yêu cầu xâydựng quân đội trong tình hình mới
Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn, các tác giả đã kế thừa kết quảnghiên cứu của các giáo trình Tâm lý học quân sự trước, tiếp thu, bổ sungnhững thành tựu mới của khoa học tâm lý học và tâm lý học quân sự nhằmđáp ứng yêu cầu dạy và học môn tâm lý học quân sự cho đối tượng đào tạocán bộ chính trị cấp phân đội Tuy đã có nhiều cố gắng, song khó tránh khỏinhững hạn chế nhất định, rất mong được sự đóng góp ý kiến, phê bình của cácnhà khoa học, đồng nghiệp và đông đảo bạn đọc trong và ngoài quân đội đểgiáo trình hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau
TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ
Trang 2Chương 1 ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CỦA TÂM LÝ HỌC QUÂN SỰ 1.1 Sơ lược lịch sử hình thành, phát triển của tâm lý học và tâm lý học quân sự
1.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành, phát triển của tâm lý học
Năm 1879 Tâm lý học mới thực sự trở thành một khoa học độc lập nhưng
từ nền văn minh Cổ đại đã có những lý giải về đời sống tinh thần của conngười Quá trình hình thành, phát triển của khoa học tâm lý có thể chia thànhcác giai đoạn sau:
- Những tư tưởng tâm lý học thời kì cổ đại - trung đại: thời kỳ này, sự
phát triển các tư tưởng tâm lý học nằm trong lòng triết học và gắn liền vớinhững công trình nghiên cứu của các nhà triết học ở phương Đông và phươngTây Ở phương Đông, các tư tưởng tâm lý học gắn với các công trình củaKhổng Tử (551 - 479 TCN), Mặc Gia (479 - 381 TCN), Lão Tử…ở TrungQuốc và các trường phái như: Vedanta, Yoga, Sămkhia, Mimansa; Niaya-Vaisêsika, Phật giáo, đạo Jaina ở Ấn Độ Ở phương Tây gắn với các côngtrình của các nhà triết học trước công nguyên như: Xôcơrat (469 - 399);Hêracơrit (530 - 470); Đêmôcrit (460 - 370); Hypôcơrat (460 - 356); Platôn(437 - 347); Arixtôt (384 - 322) Nhưng do những hạn chế về của trình độphát triển kinh tế - xã hội và khoa học thời kỳ này nên các nghiên cứu mới chỉdừng lại ở việc phát hiện ra một hiện tượng khác biệt với các hiện tượng vậtchất và được gọi bằng cái tên chung là “tâm hồn”, đồng thời tìm hiểu các hiệntượng “tâm hồn” định khu ở đâu? Nguồn gốc và các yếu tố tạo nên tâm hồn làgì? So với các hiện tượng của thế giới vật chất, cái nào có trước cái nào cósau? Thực chất, ở thời kỳ này, đối tượng của tâm lý học chưa được xác định
Và cũng như triết học, những tư tưởng tâm lý học thời kỳ cổ đại – trung đạiluôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa duy vật và duy tâm; giữa vô thần và tôn giáo;giữa quan điểm mang tính nhất nguyên với tính chất đa nguyên
Tư tưởng tâm lý học thời kỳ phục hưng và cận đại Từ thế kỷ XIV
-XV, ở Tây Âu chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ và các đạo luật hà khắc
Trang 3bắt đầu tan rã, những mầm mống của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện
và nền văn hóa Phục hưng phát triển rực rỡ Tiếp theo đó là các cuộc cáchmạng tư sản nổ ra ở Hà Lan, Anh, Pháp mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ phongkiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa Sự phát triển của phương thức sản xuất tưbản chủ nghĩa gắn với nhu cầu phát triển khoa học kỹ thuật Với những pháthiện vĩ đại của Nicôlai Côpecnich (1473- 1543) Brunô (1548 - 1600); G.Galilê (1564- 1642) đã khẳng định trái đất quay quanh mặt trời là một đòngiáng mạnh vào thần học và thế giới quan tôn giáo Đồng thời lúc này giai cấp
tư sản là giai cấp đang lên, đã bênh vực các quan điểm duy vật và chống lạichủ nghĩa duy tâm Những tiền đề trên đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ củatriết học, tâm lý học trong thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX
Trong thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX các tư tưởng tâm lý học nổibật gắn với tên tuổi của các nhà tư tưởng lớn như: R Descartes (1596 - 1650,người Pháp), B Spinoza (1632 -1677, người Hà Lan); H Thomas (1588-1679người Anh); John Locke (1632- 1704, người Anh) đã đi sâu nghiên cứu bảnchất, nguồn gốc, nguyên nhân các hiện tượng tâm lý; các quá trình nhận cảm,liên tưởng; lực lượng thúc đẩy hành vi… Trong thời kì này, khái niệm ý thứcđược dùng thay cho khái niệm “tâm hồn” Nhờ áp dụng các phương phápkhác nhau mà các hiện tượng tâm lý phức tạp của con người từng bước bịkhám phá và xác định được nguyên nhân nảy sinh, sự vận hành biến đổi củachúng Năm 1732 nhà triết học duy tâm người Đức đã chia nhân chủng học(khoa học về con người) làm 2 loại khoa học là: khoa học về cơ thể(Stomatologie) và khoa học về tâm lý (Psychologie) Trong tâm lý học, Ônglại chia làm 2 loại: tâm lý học kinh nghiệm chủ nghĩa (Psychologieempirique) và tâm lý học lý trí (Psychologie rationnele) và thuật ngữ tâm lýhọc lần đầu tiên xuất hiện – Tâm lý học có tên gọi riêng
- Sự phát triển của tâm lý học hiện đại Sang nửa đầu thế kỷ XIX, kinh tế
của các nước tư bản châu Âu đạt được những thành tựu đáng kể Những phátkiến trong các lĩnh vực khác nhau; đặc biệt là trong sinh lý học, vật lý, hóahọc đã làm chính xác hơn cái nhìn của con người về các hiện tượng tâm lý;kích thích các nghiên cứu về tâm lý, đồng thời đã tạo ra các thiết bị máy móc
Trang 4bảo đảm cho việc áp dụng phương pháp thực nghiệm vào nghiên cứu các hiệntượng tâm lý người Những thực nghiệm tâm sinh học các giác quan của cácnhà sinh lý học người Đức Hecman Helmholtz (1821 - 1894) và nhà nghiêncứu tâm sinh lý người Pháp Dubois Reymond; những nghiên cứu về tâm vật
lý học của G Fechner (1801 - 1887) và E.Weber (1795 - 1887) người Đức;những nghiên cứu về thời gian phản ứng của F.K.Đonders (1818 - 1889)người Hà Lan đã khẳng định sự tồn tại khách quan, có thật của các hiện tượngtâm lý và hoàn toàn có thể dùng phương pháp khách quan để nghiên cứu, pháthiện Những kết quả nghiên cứu trên đã góp phần quan trọng đưa tâm lý họctrở thành một khoa học độc lập
Cùng với những thành tựu trên, năm 1879, W Wundt (1832 - 1920), nhàtâm lý học người Đức đã tổ chức ra phòng thí nghiệm tâm lý học đầu tiên trên thếgiới tại thành phố Laixich và công bố cương lĩnh mới về xây dựng tâm lý học thựcnghiệm và tâm lý học xã hội Sự kiện này đã góp phần quyết định làm thỏa mãncác điều kiện cần thiết cho sự ra đời của khoa học tâm lý học Vì vậy, năm 1879được coi là mốc đánh đánh dấu sự ra đời của tâm lý học với tư cách là một khoahọc độc lập Tuy nhiên, nền tâm lý học do W Wundt chủ trương là tâm lý học duytâm, coi tâm lý, ý thức là tính thứ nhất còn thực tại là tính thứ hai và phương phápnghiên cứu đời sống tâm lý, ý thức là tự mình trải nghiệm để thấu hiểu Vì vậy,
nền tâm lý học của W Wundt còn được gọi là nền tâm lý học duy tâm nội quan.
Với những hạn chế trên, bước vào những năm cuối thế kỷ XIX nền tâm lý học do
W Wundt khởi xướng đã rơi vào bế tắc
Để khắc phục sự bế tắc của tâm lý học do W Wundt khởi xướng, đầu thế
kỷ XX các dòng phái tâm lý học khách quan ra đời đó là: Tâm lý học hành vi,Tâm lý học Gestal, Phân tâm học, Tâm lý học tinh thần và tiếp sau còn cónhững dòng phái tâm lý học khác có vai trò nhất định trong sự phát triển tâm lýhọc hiện đại như: Tâm lý học nhân văn, Tâm lý học nhận thức Đặc trưng nổibật của các xu hướng này là nghiên cứu thế giới tâm lý con người trong cácmối quan hệ thực giữa tâm lý và môi trường; tâm lý và cơ thể; tâm lý và não
bộ Chính vì vậy, các dòng phái trên đã đạt được nhiều kết quả, phát hiện đượcnhiều sự kiện khoa học có giá trị góp phần đưa tâm lý học lên một trình độ mới
Trang 5và tạo ra phương pháp nghiên cứu tâm lý một cách khách quan Tuy nhiên, donhững hạn chế lịch sử, các trường phái tâm lý học khách quan đều tìm cáchloại trừ ý thức ra ngoài tâm lý học, biến cái bản năng và hành vi thành đốitượng nghiên cứu của khoa học tâm lý Vì vậy, các dòng phái tâm lý học kháchquan đã không đạt tới mục đích mong muốn, chưa xây dựng được một nền tâm
lý học khách quan thực sự và dẫn đến cuộc khủng khoảng lần thứ hai trong tâm
lý học tư sản hiện đại
Sau cách mạng tháng Mười Nga (1917), các nhà tâm lý học Xô Viết đã dựatrên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lịch sử Đặc biệt là dựa trên những luận điểm cơ bản của chủnghĩa Mác về hoạt động của con người; quan niệm lịch sử về con người và ý thứccon người để xây dựng Tâm lý học hoạt động (Tâm lý học Mác xít) và đem lạibước ngoặt lịch sử trong sự phát triển của khoa học tâm lý
Hiện nay tâm lý học đã có sự phát triển mạnh mẽ, với nhiều hướng nghiêncứu khác nhau cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng Các lĩnh vựcnghiên cứu trong tâm lý học cũng được mở rộng hơn và phương pháp nghiên cứungày càng hoàn thiện làm cho tâm lý học ngày càng có vai trò to lớn hơn trong hệthống các khoa học hiện đại Tính đến nay tâm lý học đã có trên 50 ngành khácnhau như: tâm lý học đại cương, tâm lý học sư phạm; tâm lý học lứa tuổi, tâm lýhọc lao động, tâm lý học điều khiển và quản lý; tâm lý học kỹ sư, tâm lý học hàngkhông, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học thể dục thể thao, tâm lý học quân sự, tâm lýhọc người tiêu dùng Tâm lý học đã thực sự thâm nhập vào mọi lĩnh vực hoạtđộng xã hội
Sự phát triển mạnh mẽ của tâm lý học bắt nguồn từ yêu cầu của cuộcsống và thực tiễn xã hội quy định Bởi sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học kỹthuật, sự biến đổi xã hội làm xuất hiện những quan hệ mới, ngành nghề mới
mà con người là chủ thể trong các lĩnh vực hoạt động đó Vì vậy, nghiên cứutâm lý và hiểu biết tâm lý con người ngày càng có vai trò rất quan trọng trongmọi mặt đời sống xã hội
1.1.2 Sơ lược lịch sử hình thành, phát triển của Tâm lý học quân sự
Trang 6Quá trình hình thành, phát triển tâm lý học quân sự gắn với điều kiện xãhội - lịch sử nói chung, lịch sử chiến tranh và nghệ thuật quân sự nói riêng; kếthừa, phát triển các tư tưởng và thành tựu của khoa học tâm lý Tư tưởng tâm
lý học quân sự qua các thời đại được hình thành và phát triển qua ba giaiđoạn: những quan sát cá nhân, những mô tả cảm tính thể hiện kinh nghiệmcủa người chỉ huy và các tướng lĩnh trong quân đội; khái quát các kinhnghiệm thực tiễn thành lý luận; hệ thống hóa thành tâm lý học quân sự
Trong thời kỳ cổ đại, những tư tưởng tâm lý quân sự nổi bật được thểhiện qua việc đúc rút kinh nghiệm chiến đấu của các nhà quân sự tài ba như:Tôn Tử (Trung Quốc); Cơxenôphon (Hy Lạp); Phơrôntin, Viegheki (La Mã)
và một số nhà tư tưởng nổi tiếng thời kì này như: Aritxtôt, Platôn Trong thời
kỳ phong kiến, tư tưởng tâm lý quân sự được thể hiện trong quan điểm vềphát huy sức mạnh tinh thần; sử dụng con người, tuyển chọn binh lính của cáctướng lĩnh, thủ lĩnh quân sự nổi tiếng như: Cliver Crom Well (1599- 1658);Friedrich Đại đế (1712-1786); Thành Cát Tư Hãn (1155-1257); Trần QuốcTuấn (1226-1300); Nguyễn Trãi (1380 -1442) Trong thời kỳ tư bản chủ nghĩacùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất; khoa học kỹ thuật vànhu cầu mở rộng thị trường, tìm kiếm những miền đất mới đã đặt ra yêu cầuphải tăng cường xây dựng các đội quân viễn chinh hùng mạnh để thực hiệnmục tiêu xâm lược và bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản Để đáp ứng yêucầu khách quan của quá trình tổ chức, huấn luyện, chuẩn bị tinh thần, tâm lýcho quân đội, tâm lý học quân sự tư sản ra đời và trở thành khoa học vàonhững năm cuối của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
Tâm lý học quân sự tư sản dựa trên những cơ sở phương pháp luận, cơ
sở lý luận quân sự và cơ sở khoa học tâm lý của giai cấp tư sản Mục tiêu củatâm lý học quân sự tư sản là phục vụ xây dựng quân đội và tiến hành chiếntranh Trong đó tập trung vào các lĩnh vực cơ bản như: xây dựng các quanđiểm về nhân tố chính trị, tinh thần của binh lính và quân đội; tham gia vàoquá trình tuyển chọn và đào tạo sỹ quan và binh lính; phục vụ cho quản lý vàlãnh đạo quân đội; chuẩn bị tâm lý cho người lính; tư vấn cho việc chế tạo, sửdụng vũ khí, trang bị quân sự
Trang 7Sau cách mạng tháng Mười Nga, với sự ra đời của các lực lượng vũtrang cách mạng đã đặt ra yêu cầu khách quan phải huấn luyện chuẩn bị mọimặt để bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân vừa giành được Đặc biệt,
do nhu cầu chuẩn bị mọi mặt cho quân đội sẵn sàng đánh trả cuộc tấn côngcủa chủ nghĩa phát xít, năm 1941 Bộ quốc phòng Liên Xô đã xác định sự cầnthiết phải phát triển tâm lý học quân sự để xây dựng những cơ sở tâm lý choviệc huấn luyện chiến đấu, xây dựng quân đội Từ đó tâm lý học quân sự XôViết trở thành một khoa học độc lập Đó là nền tâm lý học quân sự hình thànhphát triển trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –Lênin hay còn gọi là tâm lý học quân sự Mác xít
Tâm lý học quân sự Việt Nam ngày nay ra đời trên cơ sở tiếp thu có chọnlọc những thành tựu của nền tâm lý học quân sự Xô Viết và kế thừa, phát huycác tư tưởng tâm lý học quân sự Việt Nam suốt mấy nghìn năm dựng nước vàgiữ nước Đó là nền tâm lý học dựa trên cơ sở thế giới quan, phương phápluận của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm củaĐảng cộng sản Việt Nam
Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu tâm lý quân nhân, tập thể quân nhânnhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiếnđấu trong các lĩnh vực khác nhau của hoạt động quân sự, hiện nay, tâm lý họcquân sự Việt Nam đã hình thành nhiều hướng nghiên cứu khác nhau như: Tâm
lý học Không quân, Tâm lý học Hải quân; Tâm lý học bộ đội Tăng thiết giáp;Tâm lý học Y học quân sự, Tâm lý học Kỹ thuật quân sự, Tâm lý học Sưphạm quân sự…
1.2 Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học và tâm lý học quân sự
1.2.1 Đối tượng của tâm lý học
Thuật ngữ Tâm lý học trong tiếng La Tinh, được diễn đạt bằng cụm từ
“Psychologie” Trong đó, “Psyche” có nghĩa là tâm hồn, tinh thần và “Logos”
là học thuyết, khoa học Vì thế, “tâm lý học” là khoa học về tâm hồn Theo
cách hiểu hiện nay: Tâm lý học là khoa học về đời sống tâm lý con người
Đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý với tư cách là mộthiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh
Trang 8ra gọi chung là các hoạt động tâm lý Nói một cách đầy đủ tâm lý học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý (cả số lượng, chất lượng), bản chất, quy luật và cơ chế hình thành, biểu hiện của các hoạt động tâm lý của con người và các nhóm người, trên cơ sở đó đưa ra những chỉ dẫn hiệu quả cho việc hình thành, phát triển tâm lý, sử dụng tâm lý phục vụ nhu cầu xã hội
Tâm lý là gì? Bản chất các hiện tượng tâm lý như thế nào? Trong lịch sử
phát triển của tâm lý học có nhiều cách trả lời khác nhau
Những người theo chủ nghĩa duy tâm (cả khách quan và chủ quan) quanniệm tâm lý là thế giới tinh thần đóng kín, tự sinh ra và tồn tại không phụthuộc vào thế giới khách quan và não con người Bản chất của các hiện tượngtâm lý con người là cái vốn có hoặc do thần linh, thượng đế tạo thành
Những người theo chủ nghĩa duy vật máy móc thừa nhận tâm lý là sựphản ánh của vật chất nhưng là sự phản ánh một cách máy móc kiểu soigương, chụp ảnh, thụ động trước các tác động của môi trường, hoàn cảnh.Bản chất các hiện tượng tâm lý là sự sao lại, chép lại các tác động của hiệnthực khách quan tác động vào não con người
Phân tâm học do S Freud (1856- 1939) người Áo sáng lập, quan niệm
tất cả các hiện tượng tâm hồn con người về bản chất là vô thức Các bản năng
vô thức là nguyên nhân sâu xa, làm thành động lực của thế giới tinh thần conngười Trong đó đam mê tình dục giữ vai trò quan trọng nhất, là cội nguồncủa mọi hiện tượng tinh thần và là nguyên nhân của mọi bệnh tinh thần cũngnhư là khả năng lao động sáng tạo của con người
Tâm lý học hành vi do J Watson (1878 - 1958) người Mỹ sáng lập chủ
trương xây dựng một nền tâm lý học không quan tâm đến việc mô tả, giảnggiải các trạng thái ý thức mà chỉ quan tâm đến hành vi con người và quanniệm đối tượng của tâm lý học là hành vi Nhiệm vụ của nhà tâm lý học lànghiên cứu tìm ra các kích thích để tạo nên hành vi thích hợp ở con ngườitheo mong muốn Với công thức nổi tiếng S->R (Kích thích -> Phản ứng)J.Watson đã tuyệt đối hóa vai trò các kích thích bên ngoài, phủ nhận ý thức,phủ nhận yếu tố xã hội trong tâm lý con người
Trang 9Dựa trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử các nhà tâm lý học Mác xít quan
niệm: Tâm lý là toàn bộ những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người do phản ánh hiện thực khách quan, gắn liền và điều hành mọi hành vi, hoạt động của con người.
Bản chất các hiện tượng tâm lý người được tâm lý học Mác xít quanniệm, tâm lý người mang bản chất xã hội - lịch sử và được thể hiện trong mộtthể thống nhất gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tâm lý là thuộc tính phản ánh của một loại vật chất được tổ chức đặcbiệt và phát triển đến một trình độ nhất định Tâm lý người là chức năng củanão người hoạt động bình thường
- Tâm lý người là sản phẩm xã hội - lịch sử của sự tiến hóa chủng loại vàtiến hóa cá thể Tâm lý người mang bản chất xã hội
- Tâm lý người hình thành trong tác động qua lại với thế giới xung quanh,trong hoạt động thực tiễn cải tạo tự nhiên, xã hội và giao tiếp với những người khác
- Phản ánh tâm lý người là một quá trình tích cực và mang tính chủ thể
Hiện thực khách quan quyết định tâm lý con người nhưng chính tâm lýcon người lại tác động trở lại hiện thực khách quan bằng tính năng động, sángtạo của nó thông qua các chức năng cơ bản sau :
Chức năng định hướng hoạt động: mọi hoạt động của con người đều bắt
nguồn từ nhu cầu, động cơ, mục đích hoạt động Không có nhu cầu, động cơ,mục đích định hướng sẽ không có hoạt động của con người
Chức năng thúc đẩy: tâm lý là động lực thôi thúc con người hoạt động,
khắc phục khó khăn vươn tới mục đích đã định
- Chức năng điều khiển, kiểm tra, điều chỉnh quá trình hoạt động: thông
qua việc xác lập chương trình, kế hoạch, phương thức tiến hành hoạt động,tâm lý con người tiến hành điều khiển, kiểm tra, điều chỉnh họat động làm chohoạt động trở nên có ý thức, đem lại hiệu quả
Với các chức năng trên, tâm lý giúp con người không chỉ thích ứng vớihoàn cảnh khách quan mà còn nhận thức, cải tạo thế giới khách quan và cảitạo bản thân mình
Trang 10Tâm lý con người rất đa dạng, phong phú với nhiều sự kiện, hiện tượngkhác nhau Vì vậy, tùy theo góc độ nghiên cứu và cơ sở xác định mà có nhiềucách phân loại các hiện tượng tâm lý khác nhau.
Theo trình độ phản ánh, tâm lý được chia thành hai loại là: các hiện
tượng tâm lý có ý thức và các hiện tượng tâm lý chưa được ý thức Các hiệntượng tâm lý có ý thức là những hiện tượng diễn ra được con người nhận biết,hay tự giác Còn những hiện tượng tâm lý chưa được ý thức là những hiện tượngdiễn ra nhưng người ta không ý thức được về nó hoặc chưa kịp ý thức về nó
Theo hình thức tồn tại, và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách,
các hiện tượng tâm lý được chia ra thành : các quá trình tâm lý, các trạng tháitâm lý và các cấu thành tâm lý
- Các quá trình tâm lý, là những hiện tượng tâm lý có khởi đầu, diễn biến,
kết thúc trong một thời gian nhất định Đây là những hiện tượng tâm lý đơn giảnnhất tham gia trực tiếp vào các hoạt động tâm lý khác của con người, là cơ sở chonhững diễn biến tâm lý đa dạng, phức tạp
Các quá trình tâm lý chủ yếu gồm: quá trình nhận thức (cảm giác, tri giác, trínhớ, tưởng tượng, tư duy ); quá trình cảm xúc tình cảm (vui mừng hay tức giận,lạc quan, bi quan ) ; quá trình ý chí và hành động ý chí
- Các trạng thái tâm lý, là những trải nghiệm tâm lý của chủ thể diễn ra
trong thời gian ngắn hoặc tương đối ngắn, đặc trưng cho xu hướng, tính tích cực
và tính cân bằng của hoạt động tâm lý ở thời điểm đó như: chú ý, tâm trạng Trạng thái tâm lý tạo thành cái nền chung cho sự diễn biến của các quá trình tâm
lý và sự biểu hiện của các cấu thành tâm lý
- Các cấu thành tâm lý là những định hình tâm lý hình thành từ các quá
trình và trạng thái tâm lý, khó hình thành, khó mất đi, tạo nên những nét riêng
trong bộ mặt tâm lý của nhân cách Các cấu thành tâm lý bao gồm: Các cấu thành tâm lý giản đơn, đó là kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của con người và các cấu thành tâm lý phức tạp (các thuộc tính tâm lý) gồm: xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực Đây là những phẩm chất
tâm lý ổn định, bền vững nhất, đóng vai trò điều chỉnh thường xuyên và cao nhấtmọi hành vi, hoạt động của con người và tạo nên giá trị xã hội của cá nhân
Trang 11Xét theo nội dung phản ánh, các hiện tượng tâm lý được chia thành:
động cơ, nhận thức, cảm xúc – tình cảm, ý chí và tâm lý vận động
- Động cơ : là hiện tượng tâm lý mang ý nghĩa thúc đẩy hành vi, hoạt
động của con người gắn liền với việc thoả mãn những nhu cầu nào đó
- Nhận thức: là hiện tượng tâm lý giúp con người hiểu biết các sự vật,
hiện tượng của thế giới xung quanh, các mối liên hệ và quy luật của chúng
- Cảm xúc- tình cảm: là hiện tượng tâm lý thể hiện thái độ của con
người đối với sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan
- Ý chí: là hiện tượng tâm lý giúp con người kiểm soát một cách có ý
thức các hành vi và hoạt động của mình ; huy động nỗ lực vượt qua khó khăn,thử thách thực hiện mục đích đặt ra, hoặc từ chối một đòi hỏi nào đó
- Tâm lý vận động: là hiện tượng tâm lý được phát triển cùng với sự phát
triển của vận động Vận động của con người càng phát triển hoàn thiện thìtâm lý càng hoàn thiện, phát triển
Theo chủ thể phản ánh, người ta chia thành tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội.
- Tâm lý cá nhân: là toàn bộ những hiện tượng tâm lý nảy sinh trong một cá
thể người bao gồm: các quá trình, các trạng thái, các thuộc tính tâm lý nhân cách
- Tâm lý xã hội: là những hiện tượng tâm lý chung của xã hội (cộng
đồng, nhóm người, tập thể) như: thi đua, bắt chước, tự khẳng định, dư luận,tâm trạng, uy tín, truyền thống, phong tục, tập quán…
1.2.2 Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học quân sự
Tâm lý học quân sự là một ngành của khoa học tâm lý, nghiên cứu cácquy luật hình thành và hoạt động tâm lý của quân nhân và tập thể quân nhânthuộc các lực lượng vũ trang trong điều kiện hoạt động quân sự nói chung,đặc biệt là trong chiến đấu, nhằm bảo đảm cho quân đội hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ được giao trong mọi tình huống
Đối tượng của tâm lý học quân sự là tâm lý quân nhân và tập thể quânnhân trong điều kiện hoạt động quân sự nhằm tìm ra bản chất, quy luật, cơchế hình thành, phát triển của chúng
Trang 12Tâm lý quân nhân, là thế giới chủ quan, thế giới tinh thần của quân
nhân, gồm các tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, ý định, động cơ và các phẩm chấtnhân cách đang điều khiển, định hướng hành vi và hoạt động của quân nhân
Tâm lý tập thể quân nhân, là đời sống tinh thần của tập thể, gồm xu
hướng, chính kiến, dư luận, tâm trạng của tập thể, nói lên mức độ cộng đồngcủa các quân nhân và được biểu hiện tập trung ở bầu không khí tâm lý xã hộicủa tập thể
Các nhiệm vụ chủ yếu của tâm lý học quân sự gồm:
- Nghiên cứu đặc trưng tâm lý của các lĩnh vực khác nhau của hoạt độngquân sự, ảnh hưởng của điều kiện hoạt động quân sự đến tâm lý của quânnhân và tập thể quân nhân
- Nghiên cứu đặc trưng nhân cách hạ sĩ quan, chiến sĩ, chỉ ra con đườnghoàn thiện phát triển nhân cách quân nhân
- Nghiên cứu đặc trưng nhân cách của người sĩ quan, vấn đề hoàn thiệnphát triển phong cách lãnh đạo, chỉ huy
- Nghiên cứu những cơ sở tâm lý của hoạt động lãnh đạo, chỉ huy, quản lý,giáo dục bộ đội nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động này, góp phần xâydựng quân đội đáp ứng yêu cầu bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
- Nghiên cứu quan hệ tâm lý: con người – kỹ thuật quân sự
- Nghiên cứu các vấn đề tâm lý học xã hội, tâm lý học tập thể và việc xâydựng các tập thể quân nhân vững mạnh toàn diện
- Nghiên cứu các vấn đề tâm lý học trong các nhà trường quân sự (tâm lýhọc sư phạm quân sự)
- Tiến hành đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chống lại có hiệu quả cácluận điệu chiến tranh tâm lý của địch
Tâm lý học quân sự vừa là khoa học lý thuyết, vừa là khoa học ứng dụngthực hành Nhờ cung cấp những cơ sở lý luận, thực tiễn nghiên cứu đời sốngtâm lý con người nói chung, quân nhân nói riêng trong các lĩnh vực hoạt độngquân sự nên tâm lý học quân sự có vai trò quan trọng lớn đối với hoạt động lãnhđạo, chỉ huy, quản lý, giáo dục bộ đội và sự nghiệp xây dựng quân đội
Trang 13- Cung cấp cho cán bộ lãnh đạo, chỉ huy hiểu biết về thế giới nội tâm củaquân nhân để từ đó có thái độ, phương pháp, tác phong nghiêm túc, khoa họckhi tiếp xúc và làm việc với con người.
- Giúp lãnh đạo, chỉ huy các cấp hiểu biết sâu sắc đời sống tâm lý các
tập thể quân nhân, biết đánh giá, phân tích đúng các hiện tượng tâm lý xã hộitrong tập thể quân nhân, trên cơ sở đó tác động đúng quy luật, xây dựng cáctập thể quân nhân sạch vững mạnh toàn diện
- Cung cấp cơ sở khoa học cho cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp nâng caohiệu quả các mặt hoạt động ở đơn vị
- Cung cấp cơ sở khoa học tiến hành đấu tranh trên lĩnh vực chính trị, tưtưởng
1.3 Phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quân sự
1.3.1 Phương pháp quan sát
Quan sát là tri giác có chủ định nhằm thực hiện mục đích nghiên cứu thông qua những biểu hiện bề ngoài của cảm xúc, tình cảm, hành vi, hành động của quân nhân trong những hoàn cảnh sống, hoạt động khác nhau.
Thông qua quan sát, chính trị viên không chỉ thu thập được những sự kiện màcòn vạch ra các lực thúc đẩy của chúng như ý nghĩ, tình cảm, động cơ, thái
độ, tâm thế và các hiện tượng tâm lý khác không thể trực tiếp tri giác được Phương pháp quan sát được sử dụng rất rộng rãi vì nó có ưu điểm là dễ tiếnhành, các số liệu thu được mang tính khách quan, chân thực, cụ thể, chi tiết Tuynhiên, nhược điểm của phương pháp này là ít nhiều thụ động, kéo dài, khó đápứng được những yêu cầu thu thập những số liệu chính xác để xử lý bằng toán học
Để nâng cao hiệu quả phương pháp quan sát, người nghiên cứu phải: xácđịnh mục đích rõ ràng; có chương trình, kế hoạch quan sát chi tiết, cụ thể cả
về nội dung, thời gian, địa điểm, điều kiện phương tiện quan sát; có kĩ năngquan sát; kỹ năng phân tích, so sánh, hệ thống hóa kết quả quan sát để rút racác đặc điểm tâm lý và đối chiếu với kết quả thu được từ các phương phápkhác để rút ra kết luận; am hiểu những vấn đề liên quan đến hiện tượng cầnquan sát và đối tượng quan sát; quá trình quan sát phải ghi chép kết quả quansát đầy đủ, chi tiết; phải quan sát nhiều người, nhiều lần mới rút ra kết luận
Trang 14Để nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp trò chuyện, nhà nghiên cứu cầnthực hiện tốt một số yêu cầu cơ bản sau: xác định rõ mục đích, yêu cầu; trước khitrò chuyện cần tìm hiểu đặc điểm tâm lý của đối tượng; trong trò chuyện cần tạobầu không khí tự nhiên, chân thành, cởi mở, tin cậy lẫn nhau, tránh gây ấntượng về một sự dò xét, soi mói; không biến cuộc trò chuyện thành một cuộcthẩm vấn; chú ý lắng nghe, quan sát cử chỉ, dáng điệu, vẻ mặt của đối tượngnghiên cứu; biết dẫn dắt đối tượng đi đến những câu trả lời, khách quan, chânthực; hạn chế việc ghi chép, hoặc tỏ thái độ khó chịu, không đồng tình.
1.3.3 Phương pháp thực nghiệm
Thực chất của phương pháp này là nhà nghiên cứu chủ động tạo ra các tình huống trong những điều kiện đã được khống chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về quan hệ nhân quả, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế bộc lộ của các phẩm chất tâm lý cần nghiên cứu Nhờ chủ động tạo ra các tình
huống, các điều kiện theo chương trình định sẵn, nhà nghiên cứu có thể lặp lạithực nghiệm nhiều lần, trên nhiều đối tượng khác nhau để chứng minh mộtkết luận, khẳng định về nguyên nhân cũng như tham gia phát hiện quy luậtnảy sinh, vận động của các hiện tượng tâm lý ở con người
Có hai loại thực nghiệm là: thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và thựcnghiệm tự nhiên
Trang 15Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, là loại thực nghiệm dựa vào máy
móc thiết bị chuyên dùng (hay không dùng máy móc) được tiến hành trongphòng thí nghiệm Nhà nghiên cứu dựa theo nguyên tắc mô hình hóa tâm lýcủa loại hiện tượng cần nghiên cứu, chủ động tạo ra các tình huống để cáchoạt động tâm lý biểu hiện ra một phần hoặc toàn bộ Nhờ vậy, có thể ghichép và đo lường chính xác những phẩm chất tâm lý bộc lộ ra trong thựcnghiệm như: độ nhạy cảm giác quan; thời gian phản ứng; khối lượng, tốc độ
di chuyển của chú ý; phẩm chất trí nhớ; hoặc toàn bộ hoạt động như: kỹ xảo,
kỹ năng hành động trên chiến trường; kỹ xảo ngắm các mục tiêu hay phântích mục tiêu trên màn hiện sóng.v.v
Ưu điểm của phương pháp này là có thể tiến hành nghiên cứu tập trungvào một biểu hiện tâm lý nào đó; có thể đo đạc khá chính xác nhờ vào hệthống thiết bị chuyên dụng Nhược điểm của phương pháp này là phải tổ chứccông phu, tỉ mỷ; việc thiết kế các tình huống không thể diễn ra như trong điềukiện sống thật; về mặt tâm lý của đối tượng thực nghiệm thường có sự biến đổi
so với bình thường ở trạng thái sẵn sàng đối phó Vì thế, thế kết quả thu được cóthể bị giả tạo
Thực nghiệm tự nhiên, là loại thực nghiệm mà tác động của nhà nghiên
cứu được lồng vào trong cuộc sống và hoạt động bình thường; người đượcthực nghiệm có khi không biết mình là đối tượng nghiên cứu
Ưu điểm của phương pháp này là gần với điều kiện hoạt động, chiến đấuthật; đối tượng thực nghiệm nhiều khi không biết mình là đối tượng nghiêncứu Vì vậy các biểu hiện tâm lý diễn ra tự nhiên, chân thực Đồng thời nhờ
có kỹ thuật hiện đại có thể đưa vào trong thực nghiệm tự nhiên những cáchthức đo lường chính xác như thực nghiệm trong phòng thí nghiệm Nhượcđiểm của của phương pháp này là, việc tạo các tình huống khó và bị chi phốibởi nhiều các nguyên nhân khách quan không như mong muốn
Thực hiện phương pháp này đòi hỏi người thực nghiệm phải xác định rõmục đích nghiên cứu, nắm vững đặc điểm môi trường, điều kiện hoạt động đểthiết kế các tác động khoa học nhằm đem lại kết quả khách quan, trung thực
1.3.4 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Trang 16Là phương pháp sử dụng các câu hỏi trong các phiếu in sẵn đặt ra cho các đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một vấn
đề nào đó nhằm thu được những chỉ số về: số lượng, xu hướng, chính kiến,
dư luận, nguyện vọng, động cơ, quan điểm đánh giá về sự kiện cần nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu căn cứ vào các nội dung câu hỏi để trả lời bằng
cách đánh dấu vào phiếu theo một quy ước nào đó Người được hỏi cũng cóthể ghi thêm ý kiến riêng của bản thân mình vào phiếu Căn cứ vào ý kiến thuđược, người nghiên cứu có thể đi đến những kết luận về nội dung nghiên cứu.Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi có ưu điểm là thu thập được ý kiếncủa một số lượng người rất lớn trong một thời gian ngắn Nhưng hạn chế củaphương pháp này là kết quả thu được vẫn mang tính chủ quan của người trảlời, không làm rõ được nội dung lập luận và sự khác biệt cá nhân trong cáccâu trả lời Vì vậy, kết quả điều tra cần phải được bổ sung, đối chiếu với kếtquả thu được từ các phương pháp nghiên cứu khác
Muốn thực hiện tốt phương này, yêu cầu nhà nghiên cứu phải nắmvững kỹ thuật lập phiếu hỏi, phân chia thang bậc đánh giá, bảo đảm tối đamức độ tin cậy, chính xác của các thông tin thu được cũng như mức độthuận tiện cho người trả lời, và tổng hợp kết của nhà nghiên cứu Vì vậy,khi xây dựng phiếu hỏi nhà nghiên cứu cần thực hiện tốt một số yêu cầu
cơ bản sau: câu hỏi phải rõ ràng, không được gây ra cách hiểu mập mờhoặc nhiều nghĩa; kết hợp được các câu hỏi thẳng với câu hỏi đườngvòng, câu hỏi kiểm tra; số lượng câu hỏi trong phiếu không nên quá nhiều
để tránh mệt mỏi cho người trả lời
1.3.5 Phương pháp phân tích kết quả hoạt động
Là phương pháp nghiên cứu tâm lý dựa vào kết quả học tập, công tác, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ được giao để phân tích, rút ra kết luận.
Phương pháp này có ưu điểm lớn là các kết luận đưa ra mang tính thuyếtphục cao vì được bảo đảm bởi các bằng chứng, các sự vật, hiện tượng cụ thể,
số lượng, chất lượng rõ ràng Tuy nhiên khi thực hiện phương pháp này, nhànghiên cứu cần lưu ý rằng, tâm lý con người được biểu hiện một cách giántiếp thông qua hoạt động, nhiều lúc thông qua kết quả khó phát hiện được
Trang 17chiều sâu của tâm lý, tư tưởng bộ đội Vì vậy, nếu xem xét thiếu cẩn thận, tỷ
mỉ và không phối hợp với các phương pháp khác, nhà nghiên cứu dễ bị nhầmlẫn giữa hiện tượng với bản chất
1.3.6 Phương pháp nghiên cứu tiểu sử
Là phương pháp nghiên cứu tâm lý dựa vào các mối quan hệ xã hội, đặc điểm nghề nghiệp, hoạt động và những nấc thang khác nhau trong tiểu sử riêng của mỗi con người Nhà nghiên cứu dựa vào những nội dung trên trong
tiểu sử đối tượng nghiên cứu để rút ra những kết luận có liên quan đến sự xuấthiện các hiện tượng tâm lý cần quan tâm nghiên cứu
Ưu điểm của phương pháp này là nhanh, kế thừa được sự đánh giá củangười khác để hệ thống hóa và rút ra những vấn đề liên quan đến nội dungnghiên cứu một cách có cơ sở Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này
là các nhận định, đánh giá trong tiểu sử của mỗi cá nhân diễn ra trong cả mộtthời gian dài và phụ thuộc vào tính khác quan, chân thực của những nhậnđịnh, đánh giá trước đây
Để thực hiện tốt phương pháp này đòi hỏi nhà nghiên cứu cần phải nắmđược điều kiện xã hội - lịch sử liên quan đến tiểu sử cá nhân; phải kết hợp vớicác phương pháp khác để kiểm tra, xác định tính chân thực những nội dungđược trình bày, nhận xét, đánh giá trong của tiểu sử của đối tượng nghiên cứu
1.3.7 Phương pháp khái quát các nhận định độc lập
Là phương pháp nghiên cứu tâm lý quân nhân thông qua các nhận xét, đánh giá khác nhau của các tập thể chỉ huy, lãnh đạo, quản lý đơn vị đối với quân nhân, từ đó rút ra những kết luận về vấn đề nghiên cứu
Theo kinh nghiệm của nhiều nghiên cứu tâm lý học quân sự, việc kháiquát các nhận xét độc lập của từng loại cán bộ được tiến hành tập thể dưới sựchủ trì của người chỉ huy cao nhất sẽ cho chúng ta những cứ liệu tốt nhấttrong việc nghiên cứu phẩm chất nhân cách quân nhân ở các đơn vị Vì vậy,khi thực hiện phương pháp này cần chú ý đầy đủ các nhận xét, đánh giá; cầntham khảo ý kiến của người chỉ huy, người lãnh đạo đơn vị về những vấn đềtrực tiếp liên quan đến các nội dung nghiên cứu
Trang 18Các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quân sự rất phong phú, đadạng Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, hạn chế nhất định Vì vậy, đểnâng cao hiệu quả nghiên cứu cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp cần căn cứvào mục đích, nội dung nghiên cứu để xác định phương pháp nghiên cứu phùhợp Đồng thời phải kết hợp nhiều phương pháp để tiến hành một nội dungnghiên cứu để kết quả thu được bảo đảm tính khách quan, chân thực Mặtkhác phải tận dụng tốt các phương pháp nghiên cứu của giáo dục học, xã hộihọc, thống kê toán học… để nâng cao hiệu quả nghiên cứu.
Câu hỏi ôn tập
1 Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học và tâm lý học quân sự?
2 Bản chất tâm lý người theo quan điểm tâm lý học Mác xít?
3 Các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quân sự và yêu cầu khi
sử dụng các phương pháp
Trang 19Chương 2
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
CỦA TÂM LÝ HỌC QUÂN SỰ
2.1 Cơ sở khoa học của tâm lý học quân sự
2.1.1 Triết học Mác- Lênin
Triết học Mác- Lênin là hệ thống triết học mang tính cách mạng, tính khoahọc sâu sắc; thống nhất chặt chẽ giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng; giảithích đúng đắn, sáng tạo sự vận động của tự nhiên, xã hội và con người Tâm lýhọc Mác xít xây dựng dựa trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủnghĩa Mác – Lênin, nhất là những luận điểm về con người; hoạt động của conngười và lý luận Mác- xít về ý thức
* Quan điểm Mác xít về con người
Muốn hiểu được tâm lý người trước hết phải có quan niệm đúng về conngười Trước khi triết học C Mác ra đời, các nhà triết học, tâm lý học đềukhông thấy được nguồn gốc của tâm lý chính là trong quan hệ giữa hoạt độngcủa con người và thực tại xung quanh, dẫn đến giải thích các hiện tượng tâm
lý hoặc là rơi vào duy tâm, hoặc rơi vào sinh vật luận Triết học C.Mác khinghiên cứu con người, đã chỉ ra: “Những tiền đề xuất phát của chúng tôikhông phải là những tiền đề tùy tiện, không phải là giáo điều; đó là những tiền
đề hiện thực mà người ta chỉ có thể bỏ qua trong trí tưởng tượng thôi Đó lànhững cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạtvật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như những điều kiện
do hoạt động của chính họ tạo ra”1 C Mác còn chỉ ra: Trong tính hiện thựccủa nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội Như vậy, trongquan niệm của triết học C Mác con người là tồn tại tự nhiên, tồn tại xã hội,tồn tại lịch sử, tồn tại lý trí (ý thức), tồn tại lao động Vì vậy, nghiên cứu tâm
lý con người phải gắn với mỗi con người cụ thể, bằng xương, bằng thịt, sống vàhoạt động; phải giải thích tâm lý người bằng nội dung lịch sử của cả loài người
1 C.Mác và Ph Ăngghen (1845- 1846), Hệ tư tưởng Đức, Toàn tập, Tập 3, Nxb CTQG, H, 1995, tr 28
Trang 20từ khi hình thành, qua các hình thái kinh tế - xã hội, cũng như trong điều kiện xãhội cụ thể mà con người đang sống và hoạt động.
Dựa vào quan điểm trên, các nhà tâm lý học Mác xít đã chỉ ra: muốnhiểu con người và tâm lý con người phải thóat ra ngoài mối quan hệ cơ thểvới môi trường tự nhiên bảo đảm cho sự tồn tại của cơ thể; thóat ra khỏi vòngcương tỏa của sinh vật học, tâm lý học phải chuyển sang vương quốc của
“tâm lý học lịch sử người”2 Đối với tâm lý con người, quan hệ cơ thể và môitrường trở nên quá chật hẹp Vấn đề cơ thể và môi trường trong tâm lý họcMác xít trở thành vấn đề con người và xã hội, lịch sử và tâm lý, con người vàthế giới xung quanh, trong đó có thế giới do lao động của con người tạo ra, quan
hệ của người này với người khác và cuối cùng là quan hệ của con người với chínhbản thân nó Muốn hiểu được tâm lý con người phải xuất phát từ con người xãhội, chứ không phải từ con người cơ thể đối lập với xã hội và môi trường
* Quan điểm Mác xít về hoạt động của con người
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Hê ghen (1977- 1831) cho rằng, conngười là sản phẩm của chính họ, tính người là sản phẩm của chính lao độngcủa bản thân con người, C Mác đã xây dựng nên học thuyết duy vật biệnchứng về hoạt động của con người Trong đó, C Mác chỉ ra, hoạt động củacon người khác hẳn về chất với hoạt động của con vật Hoạt động của conngười là hoạt động có đối tượng Để tiến hành hoạt động cải tạo đối tượnglàm ra các giá trị vật chất, tinh thần đáp ứng nhu cầu bản thân và xã hội, trướckhi hoạt động con người phải dồn tất cả tri thức, kinh nghiệm, vốn sống củabản thân vào nhận thức đối tượng nắm bắt bản chất, quy luật của đối tượng;hình dung ra sản phẩm và cách thức, phương pháp, phương tiện hoạt động; sửdụng sức lực, kỹ xảo, kỹ năng lao động để tác động cải tạo đối tượng tạo rasản phẩm Trong quá trình này “chủ thể di chuyển vào khách thể” Nói cáchkhác, sản xuất ra đồ vật, ra thế giới đối tượng là quá trình con người vật chấthóa (đối tượng hóa) các suy nghĩ, tri thức, quan niệm của mình thành sản
2 L.X Vư- gốt- xki
Trang 21phẩm của hoạt động lao động C.Mác chỉ rõ: “Lịch sử của công nghiệp và sự
tồn tại đối tượng hóa đã hình thành của công nghiệp là quyển sách đã mở ra của những lực lượng bản chất của con người, là tâm lý con người bày ra trước
mắt chúng ta một cách cảm tính”.3 Vì vậy, “tâm lý học - quyển sách ấy, nghĩa
là chính bộ phận dễ cảm thấy nhất, dế tiếp xúc nhất của lịch sử không mở racho tâm lý học này - không thể trở thành khoa học thực sự có nội dung phongphú và hiện thực”4
Mặt khác, trong quá trình lao động và thông qua lao động cải tạo đốitượng, con người rút ra được những tri thức mới, kinh nghiệm mới, sáng tạo ranhững thao tác, quy trình công nghệ mới Đó chính là quá trình tạo nên sự hìnhthành, phát triển tâm lý, ý thức của bản thân chủ thể lên một trình độ cao hơn.C.Mác viết: “chỉ có thông qua sự phong phú đã được phát hiện ra về mặt vậtchất của bản thân con người thì sự phong phú của tính cảm giác chủ quan củacon người mới được phát triển và một phần lần đầu tiên mới được sinh ra: lỗ taithính âm nhạc, con mắt cảm thấy cái đẹp của hình thức - nói tóm lại những cảmgiác có khả năng về sự hưởng thụ có tính chất người và tự khẳng định mìnhnhư những lực lượng bản chất của con người Vì không những năm giác quanbên ngoài, mà cả những cảm giác gọi là tinh thần, những cảm giác thực tiễn (ýchí, tình yêu v.v) – nói tóm lại, cảm giác của con người, tính nhân loại của cảmgiác- chỉ nảy sinh nhờ sự tồn tại của đối tượng tương ứng, thông qua bản tính
đã nhân loại hóa”5 C.Mác khẳng định: “Như vậy, sự đối tượng hóa bản chấtcon người là tất yếu- xét về phương diện lý luận cũng như về phương diện thựctiễn- để một mặt nhân loại hóa cảm giác của con người, và mặt khác sáng tạo racảm giác của con người tương ứng với toàn bộ sự phong phú của bản chất nhânloại và tự nhiên”.6
3 C.Mác, Bản thảo kinh tế- triết học năm 1844, Nxb ST, H, 1962, tr 139
4 Sđd, tr 139-140
5 Sđd, tr 137
6 Sđd, tr138
Trang 22Như vậy, học thuyết Mác xít về hoạt động đã dựng lại những nét cơ bảnnhất của sự vận động, phát triển của tâm lý, ý thức, tinh thần Sự vận động ấychính là nhờ sự vận động của hoạt động Muốn nghiên cứu tâm lý con ngườiphải lấy hoạt động làm mô hình để tìm hiểu, lý giải, và hơn thế nữa, điềukhiển, hình thành tâm lý Nhờ đó, đã phá được vòng khép kín tự tại của ýthức, tâm lý mà các nhà tâm lý học duy tâm, nội quan vẫn chủ trương.
Dựa trên quan điểm Mác xít về hoạt động của con người, tâm lý họcMác xít đã rút ra nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng và phát triển tâm lý học,
đó là: tâm lý phản ánh thực tại khách quan, cuộc sống thực, hoạt động của chủthể Muốn đánh giá sự phản ánh đó phải thông qua hoạt động của con người.Hoạt động của con người là chìa khóa tìm hiểu, đánh giá, hình thành, điềukhiển tâm lý con người
* Lý luận Mác xít về ý thức
Cùng với học thuyết con người, hoạt động của con người lý luận Mácxít về ý thức có ý nghĩa trực tiếp đối với việc giải thích vấn đề nguồn gốc nảysinh của tâm lý cũng như vấn đề hình thành tâm lý Nội dung cơ bản của lý
luận Mác xít về ý thức chỉ ra: ý thức được sản xuất ra bởi quan hệ giữa con
người với thế giới xung quanh Tinh thần đó được C Mác, Ph Ăngghen, V.I.Lênin trình bày sâu sắc trong các tác phẩm của mình Theo C Mác: “ý thứckhông phải là cái gì khác hơn tồn tại được ý thức, mà tồn tại của người ta làquá trình thực tế của đời sống người ta” Theo V.I Lênin, “ý thức là sự phảnánh của tồn tại” Người viết: “Sự tồn tại của vật chất không phụ thuộc vàocảm giác Vật chất là cái có trước Cảm giác, tư tưởng, ý thức là sản phẩm caonhất của vật chất được tổ chức theo một cách thức đặc biệt”7; “Cảm giác làhình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”8 Những quan niệm trên đã loạitrừ thuyết bẩm sinh về ý thức, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân, cơ chế, cơ sở vậtchất tạo nên ý thức trong mỗi con người Với ý nghĩa đó, tâm lý học Mác xít
7 V.I Lênin, Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, toàn tập, tập 18, Nxb, TB, M, 1978, Tr 56
8 Sđd Tr 118.
Trang 23đã chỉ ra: ý thức, tâm lý là sản phẩm của lịch sử, xã hội, của lao động, giaolưu, nó cũng là thành tố của lao động, hoạt động, giao lưu của con người Vìvậy, hoàn toàn có thể nghiên cứu được ý thức theo nguyên tắc thống nhất hành vi
và ý thức Đó là điểm khác biệt của tâm lý học Mác xít với các trường phái tâm lýhọc trước đó
2.1.2 Khoa học quân sự Mác xít
Cơ sở lý luận quân sự của tâm lý học quân sự Việt Nam là học thuyếtquân sự Mác – Lênin, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh và đường lối quân sựcủa Đảng Cộng sản Việt Nam
* Học thuyết quân sự Mác - Lênin
Học thuyết quân sự Mác - Lênin là thành tựu trí tuệ và hoạt động đấutranh cách mạng thực tiễn của giai cấp vô sản Trong đó, vạch rõ ngồn gốc,bản chất của chiến tranh; các loại hình, tính chất, đặc điểm và các quy luật củachiến tranh; nguồn gốc, bản chất chức năng của quân đội và các loại hìnhquân đội; các quy luật vận động và phát triển sức mạnh chiến đấu của quânđội; sức mạnh quân sự quốc gia và phê phán các quan điểm, tư sản, cơ hội,xét lại về chiến tranh quân đội và bảo vệ tổ quốc Đặc biệt, là khẳng định vaitrò quyết định của con người, của nhân tố tinh thần; tiềm lực xã hội, tiềm lựctinh thần trong chiến tranh V.I Lênin viết: “Trong mọi cuộc chiến tranh, rốtcuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quân chúng đang đổ máu trênchiến trường Lòng tin vào cuộc chiến tranh chính nghĩa, sự giác ngộ rằng cầnphải hy sinh đời mình cho hạnh phúc của những người anh em là yếu tố nângcao tinh thần của binh sỹ và làm cho họ chịu đựng được những khó khăn, giankhổ chưa từng thấy”9 Điều đó, có ý nghĩa rất to lớn trong việc giải quyết mốiquan hệ giữa con người và vũ khí; giữa chính trị và kỹ thuật trong lãnh đạo,chỉ đạo chiến tranh
Các luận điểm tư tưởng chiến lược, chiến thuật quân sự của chủ nghĩaMác – Lênin là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, phát hiện ra các quy luật
9 V L Lênin toàn tập, tập 41, Nxb TB, M 1977, tr 147.
Trang 24của đời sống tâm lý quân nhân trong các lĩnh vực, các hình thức khác nhaucủa hoạt động quân sự Đó cũng là cơ sở chỉ ra các phương thức tiến hànhgiáo dục, huấn luyện quân nhân có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầuhoạt động quân sự, đặc biệt là trong điều kiện chiến đấu.
* Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam Người trực tiếp tổ chức, xây dựng và giáo dục, rèn luyện Quân đội nhân dânViệt Nam Cùng với đường lối quân sự của Đảng, tư tưởng quân sự của HồChí Minh là một trong những nội dung quan trọng tạo thành cơ sở lý luậnquân sự của tâm lý học quân sự Việt Nam Các tư tưởng quân sự cơ bản của
-Hồ Chí Minh gồm: nhân tố con người quyết định thành thành bại trong xâydựng lực lượng vũ trang, xây dựng quân đội và khởi nghĩa vũ trang, đấu tranhcách mạng; “chính trị quyết định quân sự, quân sự phục tùng chính trị”; sứcmạnh của quân đội là ở kỷ luật tự giác, nghiêm minh, có tinh thần đoàn kếtkeo sơn, muôn người như một; sức mạnh đoàn kết quân dân - “quân vớidân như cá với nước”; nghệ thuật đánh giặc không chỉ bằng vũ khí mà đánhbằng chính trị, đánh vào lòng người, đánh bằng tâm lý; nghệ thuật đánh giặcbằng tài trí, mưu lược, của truyền thống đánh giặc, giữ nước của cha ông tanhư “tránh chỗ rắn, nắn chỗ mềm”, “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, náo phíađông đánh phía tây”10
Tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh đã được Đảng, quân đội quán triệt,
tổ chức thực hiện trong sự nghiệp chiến tranh giải phóng dân tộc và xây dựng,bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Tâm lý học quân sự Việt Nam phảidựa trên cơ sở quan điểm tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh để tìm ra những
cơ sở lý luận, thực tiễn xây dựng nền tâm lý quân sự Việt Nam đáp ứng yêucầu sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh đủ sức hoànthành mọi nhiệm vụ mà Đảng, nhân dân giao phó trong mọi tình huống
* Đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam
10 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 3, Nxb CTQG, H, 1995, tr 250 - 253, 474.
Trang 25Đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự vận dụng trungthành và phát triển sáng tạo lý luận quân sự của chủ nghĩa Mác- Lênin; tưtưởng quân sự Hồ Chí Minh và kế thừa, phát triển đến đỉnh cao của truyềnthống, nghệ thuật đánh giặc, giữ nước của dân tộc Việt Nam Đó là đường lốiquốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện với nghệ thuậthuy sức mạnh “cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc”; “tạo lực, lập thế, tranhthời”, “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít dịch nhiều”, lấy đoản binh thắng trường trận,nghệ thuật xây dựng lực lượng, nghệ thuật “tâm công”v.v Trong đó, sứcmạnh chính trị, tinh thần, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được phát triểnđến đỉnh cao, là cơ sở cho toàn dân, toàn quân ta lập nên những kỳ tích cómột không hai trong lịch sử.
Tâm lý học quân sự Việt Nam trong quá trình xây dựng, trưởng thànhphải nắm vững quan điểm đường lối quân sự của Đảng để tác động có hiệuquả, đúng quy luật vào từng quân nhân, từng tổ chức quân sự, góp phần xâydựng và nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cho toàn quân.Bảo đảm cho quân đội ta luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọinhiệm vụ mà Đảng, nhân dân giao phó trong mọi tình huống
2.1.3 Cơ sở sinh lý học thần kinh cấp cao của tâm lý học
Tâm lý là chức năng của não phản ánh hiện thực khách quan Mọi hoạtđộng tâm lý từ đơn giản đến phức tạp nhất của con người đều dựa trên cơ sởhoạt động của hệ thần kinh và não bộ Vì vậy nghiên cứu tâm lý con ngườiphải dựa trên cơ sở sinh lý học thần kinh cấp cao Vì vậy, tâm lý học phải dựavào những thành tựu của sinh lý học thần kinh cấp cao mà trực tiếp nhất lànhững khám phá, phát hiện khoa học về cấu tạo, hoạt động của não cũng như
hệ thần kinh người
* Cấu tạo chung của hệ thần kinh
Hệ thần kinh người được chia thành 2 phần chính: hệ thần kinh ngoại vi
và hệ thần kinh trung ương
Trang 26Hệ thần kinh ngoại vi: gồm toàn bộ các dây thần kinh và những nhánh
của chúng xuất phát từ tủy sống hoặc não bộ, tỏa ra khắp cơ thể Hệ thần kinhngoại vi có nhiệm vụ tiếp nhận các kích thích từ bên ngoài hoặc bên trong cơthể, sau đó chuyển những kích thích đó về thần kinh trung ương và thực hiệncác mệnh lệnh của thần kinh trung ương đưa tới
Hệ thần kinh trung ương: gồm tủy sống và não bộ, là cơ quan tiếp
nhận và xử lý các kích thích từ bên ngoài và bên trong cơ thể Hoạt động của
hệ thần kinh trung ương là một hệ thống chức năng phức tạp và các khối cùngphối hợp hoạt động
Tủy sống nằm trong ống xương sống Nhìn theo mặt cắt ngang tủy
sống có hình con bướm, giữa là chất xám là nơi tập trung các tế bào thần kinh.Bao quanh chất xám là chất trắng tạo thành các sợi trục của các tế bào thầnkinh Các sơi trục được tập hợp trong các dây thần kinh tạo thành những bó dẫntruyền hướng tâm và ly tâm Đường hướng tâm dẫn truyền các xung thần kinh từngoại vi về trung ương Đường ly tâm dẫn các xung từ trung ương thần kinh đếncác cơ quan thực hiện
Não bộ nằm trong hộp sọ nặng khoảng 1.400 gam gồm các bộ phận là:
hành tủy, não giữa, tiểu não, não trung gian và hai bán cầu đại não Cấu tạo vàchức năng các phần của não bộ được xác định như sau:
- Hành tủy, là nơi tiếp nối với tủy sống, là trung khu điều khiển cáchoạt động hô hấp, nhai, nuốt, tim mạch, chuyển hóa chất và các phản xạ tự vệnhư: ho, hắt hơi, chảy nước mắt, co giản đồng tử Hành tủy còn gắn liền với
bộ máy tiền đình và điều khiển trương lực các cơ
- Não giữa, là trung khu phối hợp hoạt động của các cơ quan thị giác vàthính giác
- Tiểu não, điều khiển sự phối hợp cử động, duy trì tư thế thân thể trongkhông gian và giữ trương lực bình thường cho các cơ bắp
- Não trung gian, là nơi tập hợp mọi đường dẫn truyền hướng tâm thànhmột luồng chung và truyền nó lên võ não Não trung gian là nơi khép kín
Trang 27những cung phản xạ thực hiện điều chỉnh dưới vỏ các phản ứng bản năng vàcảm xúc của cơ thể.
- Hai bán cầu đại não, là phần cao nhất của hệ thần kinh trung ươnggồm có các lớp tế bào thần kinh tập trung thành những nhân dưới vỏ và các tếbào thần kinh bao bọc hai bán bán cầu não, gọi là võ não Những nhân dưới
vỏ cùng với đồi thị của não trung gian họp lại thành vùng dưới vỏ Võ não vàvùng dưới vỏ thực hiện những phản xạ phức tạp nhất để liên hệ cơ thể với môitrường bên ngoài con người Những phản xạ đó chính là cơ sở sinh lý của cácquá trình tâm lý
Về cấu trúc, võ não gồm một khối các thân tế bào thần kinh với sốlượng chừng 14 - 16 tỷ tế bào được xếp thành bảy lớp Mặt ngoài vỏ não córất nhiều khe rãnh và các khúc uốn gọi là hồi não làm tăng diện tích bề mặtcủa võ não tới 2.200 cm2 Các khe rãnh chia võ não ra thành 4 thùy (hay miền)gồm: thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm và thùy thái dương
Về chức năng, võ não là cơ quan điều chỉnh cao nhất hoạt động của hệthần kinh và của tâm lý người Con người có cơ quan cảm giác nào thì ở não
có các vùng chuyên (vùng tương ứng hoặc vùng hạt nhân) nhận tín hiệu loại
đó Ngoài những vùng hạt nhân, võ não còn có các vùng tản mác (vùng trunggian) Những vùng trung gian này tuy hoạt động có thô sơ hơn vùng hạt nhânnhưng có thể thay thế phần nào cho các vùng hạt nhân khi bị tổn thương Hiệnnay, người ta đã phát hiện ra trên vỏ não có khoảng 52 vùng Nhưng đây là vùngchức năng sinh lý thần kinh chứ không phải là các vùng chức năng tâm lý
Cấu trúc, chức năng của tế bào thần kinh (neuron): hệ thần kinh được
cấu tạo từ các tế bào thần kinh Cấu trúc một tế bào thần kinh thường có 3phần: thân tế bào; các tua gai (dendrit); sợi trục (axon) Thân tế bào thực hiệnchức năng dinh dưỡng của tế bào, sơ bộ phân tích các xung động thần kinhqua nó và giữ lại các “vết” do các xung động thần kinh để lại Các tua gai lànhững sợi ngắn xung quanh thân tế bào, có nhiệm vụ tiếp nhận xung thầnkinh từ các tế bào khác và chuyển về thân tế bào Sợi trục có nhiệm vụ truyền
Trang 28hưng phấn sang các tế bào khác thông qua các synap Sợi trục có màngmyelin bao bọc, tựa như một “lớp cách điện” bảo vệ tối đa năng lượng củacác xung động thần kinh truyền trên đó Các tế bào thần kinh được liên kếtvới nhau và nhờ thế các xung động thần kinh được truyền từ nơi này sang nơikhác trên võ não (xem hình 2) (Tr30 GTSLHTK)
Tế bào thần kinh có các loại sau: tế bào thần kinh thụ cảm; tế bào thầnkinh liên kết, tế bào thần kinh thực hiện Nhìn chung, mỗi tế bào thần kinhđều có các tính chất sau: tính kích thích; tính dẫn truyền; tính hưng phấn và
ức chế Các tế bào thần kinh còn mang tính đặc thù và tính chuyên biệt rất cao
về mặt cấu tạo cũng như về mặt chức năng mà chúng đảm nhiệm
Chức năng của các tế bào thần kinh là tiếp nhận các tín hiệu, lưu giữchúng trong trí nhớ, đáp lại các kích thích bằng cách tạo ra các xung độngthần kinh và truyền chúng đến các tế bào khác, hay các tế bào thuộc các cơquan trong cơ thể
* Hoạt động thần kinh cấp cao
- Một số khái niệm cơ bản
Hoạt động thần kinh cấp cao, là hoạt động của bộ não thực hiện sự
liên kết giữa toàn bộ cơ thể với môi trường luôn biến động bên ngoài
Hoạt động thần kinh cấp thấp, là hoạt động của bộ não đảm nhận sự
phối hợp công việc của các bộ phận khác nhau trong cơ thể
Hưng phấn, là trạng thái hoạt động của tế bào thần kinh hoặc trung khu
thần kinh khi có kích thích với một cường độ nhất định, có tác dụng làm tăngkhả năng hoạt động của hệ thần kinh ở võ não, thành lập phản xạ có điều kiện,làm tăng khả năng phản xạ trong việc thu nhận và trả lời những tác động của hiệnthực khách quan Quá trình hưng phấn là cơ sở sinh lý để giải thích quá trìnhnhận thức, tư duy, trạng thái vui mừng, phấn khởi, hăng hái, tích cực của con người
Ức chế, là trạng thái ngừng hoạt động của tế bào thần kinh hoặc trung
khu thần kinh có tác dụng làm giảm khả năng hoạt động của hệ thần kinh, kìmhãm, dập tắt một phản xạ nào đó Nhờ có ức chế nên một lúc nào đó chỉ có
Trang 29phản xạ quan trọng nhất xảy ra còn các phản xạ khác kém quan trọng khôngxẩy ra và bảo đảm cho các phản xạ có điều kiện diễn ra phù hợp với môitrường thay đổi; quá trình thần kinh được bảo đảm không làm việc quá mứcdẫn đến bị hủy hoại
* Hoạt động phản xạ của hệ thần kinh
Phản xạ và cung phản xạ: trong sinh lý học, phản xạ là sự phản ứng có
tính quy luật của cơ thể đáp lại một kích thích tác động vào các giác quan.Theo Xêtrênôp (nhà sinh lý học người Nga): mọi hành động có ý thức haykhông có ý thức của sự sống xét về nguồn gốc nảy sinh đều là những phản xạ
Hệ thần kinh người hoạt động theo lối phản xạ
Cung phản xạ là đường đi của xung động thần kinh từ chỗ bị kích thích
tới cơ quan đáp ứng Mỗi một cung phản xạ thường bao gồm 5 khâu cơ bản:
bộ phận nhận cảm (thụ cảm thể); đường dẫn truyền thần kinh hướng tâm;trung khu phản xạ (thuộc thần kinh trung ương); đường dẫn truyền thần kinh lytâm (dây thần kinh vận động hoặc bài tiết); cơ quan thực hiện (cơ hoặc tuyến)
Có hai loại phản xạ cơ bản sau:
- Phản xạ không điều kiện, là loại phản xạ bẩm sinh, ít nhiều có tính cố
định, do những phần thấp của hệ thần kinh thực hiện và có trung khu đại diện
ở võ não Phản xạ không điều kiện bảo đảm cho các cơ quan trong cơ thể hoạtđộng ổn định và thống nhất Phản xạ không điều kiện có những đặc điểm cơbản sau: là loại phản xạ bẩm sinh có sẵn được di truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác; mang tính chất chủng loài; tương đối ổn định trong đời sống cá thể;
có sẵn cung phản xạ
- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá
thể, do được tập thành Phản xạ có điều kiện có những đặc điểm cơ bản sau:được tập thành trong cuộc sống; mang tính chất cá thể; dễ bị thay đổi hoặcmất đi khi điều kiện thay đổi; không có sẵn cung phản xạ mà được hình thành
Trang 30trên cơ sở các phản xạ không có điều kiện; không mang tính di truyền; có sựtham gia của võ não.
Phản xạ có điều kiện là cơ sở khoa học để lý giải hoạt động thần kinhcấp cao và tính thiên biến, vạn hóa trong tâm lý, hành vi con người Mọi hành
vi, ý nghĩ của quân nhân đều dựa trên hoạt động phản xạ Mọi kiến thức, kỹxảo, kỹ năng, các thói quen của quân nhân đều được hình thành theo cơ chếphản xạ có điều kiện Bởi vậy, khi quân nhân hình thành được các phản xạ có điềukiện tốt, thì phải chăm lo luyện tập nhằm duy trì củng cố nó
Để thành lập một phản xạ có điều kiện phải đảm bảo những yêu cầu cơ bảnsau: phải dựa vào phản xạ không điều kiện đã có sẵn làm cơ sở; phải kết hợp kíchthích có điều kiện với kích thích không điều kiện lặp đi lặp lại nhiều lần; kíchthích có điều kiện phải tác động trước hoặc cùng với kích thích không điều kiện;cường độ của vật kích thích có điều kiện không được mạnh quá; vỏ não phảitương đối tự do và tỉnh táo; vỏ não phải có độ tuổi nhất định
* Các quy luật cơ bản của hoạt động thần kinh cấp cao.
Hoạt động thần kinh cấp cao của con người dựa trên hai quá trình thầnkinh cơ bản là hưng phấn và ức chế và tuân theo những quy luật cơ bản sau:
- Quy luật lan toả và tập trung
Nội dung quy luật: các quá trình hưng phấn và ức chế một khi xuất hiện
đều không cố định mà có xu hướng lan tỏa ra các vùng khác hoặc tập trung lạitrong một phạm vi nhỏ hơn trên võ não
Lan toả của hưng phấn và ức chế là hưng phấn hoặc ức chế nảy sinh ở
một điểm, một vùng nào đó sau đó lan ra các vùng khác, điểm khác trên vỏnão Chẳng hạn, khi nghe một bài hát hay ta có thể hát theo, chân tay gõnhịp.v.v đó là sự lan tỏa của hưng phấn ở trung khu thích giác sang trung khungôn ngữ, vận động Khi ta mỏi mệt, buồn ngủ lúc đầu mắt díp lại rồi thiếp đi
và chìm sâu vào giác ngủ đó là sự lan tỏa của ức chế Lan tỏa của hưng phấn
Trang 31là cơ sở sinh lý để giải thích trạng thái hồ hởi, phấn khởi, còn sự lan tỏa của
ức chế là cơ sở sinh lý để giải thích trạng thái ủ rũ, nghỉ ngơi của con người
Tập trung của hưng phấn và ức chế là sau khi hưng phấn hoặc ức chế
lan tỏa đến một điểm, một vùng nào đó rồi lại thu hẹp về một điểm hay mộtvùng nhất định Đây là quá trình ngược lại của quá trình lan tỏa hưng phấn và
ức chế Chẳng hạn, khi người chiến sỹ trinh sát chưa phát hiện được mục tiêuthì phải quan sát hàng loạt đối tượng Khi đó hưng phấn lan tỏa rất rộngnhưng khi mục tiêu xuất hiện chiến sỹ tập trung quan sát mục tiêu Đó là tậptrung của hưng phấn Khi mỏi mệt con người không muốn làm việc, ngápngủ, chân tay không muốn vận động rồi sau đó chỉ buồn ngủ và chìm vào giấcngủ Đó là sự tập trung của ức chế
Tập trung của hưng phấn là cơ sở sinh lý giải thích quá trình phân tíchcủa bộ não, còn lan tỏa của hưng phấn là cơ sở sinh lý giải thích quá trìnhtổng hợp Tập trung của ức chế là cơ sở giải thích hiện tượng thức của conngười Con người sẽ ngủ ly bì khi ức chế bị lan tỏa Lan tỏa và tập trung củahưng phấn và ức chế có quan hệ chặt chẽ với nhau Lan tỏa để tập trung vàngược lại tập trung để lan tỏa
- Quy luật cảm ứng qua lại
Nội dung quy luật: quá trình hưng phấn và ức chế thường xuyên tác
động qua lại lẫn nhau, quá trình này xuất hiện thì đồng thời kích thích mộtquá trình ngược lại với nó ở các vùng khác trên vỏ não
Chẳng hạn, khi chiến sỹ tập trung quan sát mục tiêu thì vùng thị giác,thính giác hưng phấn rất mạnh sẽ làm cho các vùng xung quanh đó bị ức chế,làm cho chiến sỹ không nhận thấy mình bị kiến, muỗi đốt
Hiện tượng cảm ứng qua lại là cơ sở sinh lý để giải thích các hiệntượng quên tạm thời, tập trung chú ý của con người Nhờ quy luật này nó chophép con người định hướng tập trung và đáp lại những kích thích tác động có ýnghĩa với cơ thể
Trang 32- Quy luật hoạt động theo hệ thống (quy luật động hình)
Nội dung quy luật: hoạt động có hệ thống của của vỏ não là hoạt động của
một chuỗi phản xạ có điều kiện, diễn ra theo một hệ thống và một trật tự động tácnhất định, hết phản xạ này tới phản xạ khác cho tới khi kết thúc hành động
Biểu hiện tập trung của hoạt động theo hệ thống của não là hoạt động động hình Động hình là hệ thống các phản xạ có điều kiện được lặp lại nhiều
lần mà hình thành và củng cố theo một phương thức nhất định trong vỏ não vàkhi có tín hiệu phát động tương ứng, toàn bộ hệ thống các phản xạ sẽ diễn ratheo trật tự cho tới khi kết thúc
Quy luật hoạt động có hệ thống của vỏ não là cơ sở sinh lý để giải thích sựhình thành kỹ xảo, kỹ năng, thói quen trong hoạt động tâm lý con người
- Quy luật hoạt động theo hai hệ thống tín hiệu.
Nội dung quy luật: hoạt động thần kinh cấp cao ở người có sự tham gia
của hai hệ thống kích thích gồm: hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tínhiệu thứ hai cùng sự tác động qua lại giữa chúng
Hệ thống tín hiệu thứ nhất là những tác động kích thích trực tiếp từ bênngoài lên các giác quan (trừ ngôn ngữ nói và viết) tạo ra các biểu tượng cảmtính trên vỏ não Các biểu tượng cảm giác, tri giác ở con người có được là nhờ
có tín hiệu thứ nhất Đồng thời đó cũng là cơ sở mầm mống của tư duy
Hệ thống tín hiệu thứ hai là hệ thống tín hiệu của tín hiệu - tức là ngônngữ Hệ thống tín hiệu thứ hai là vật thay thế cho tín hiệu thứ nhất - đó là tổhợp âm thanh (tiếng nói) hoặc ký hiệu (dưới dạng chữ viết, hình vẽ) thông báocho con người về những tín hiệu mà con người đã có được bằng trực quan, cảmtính trước đó Hệ thống tín hiệu thứ hai đặc trưng cho hoạt động có ý thức ởcon người, chỉ có ở con người
Hai hệ thống tín hiệu có mối quan hệ biện chứng, gắn bó chặt chẽ vớinhau Hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở của hệ thống tín hiệu thứ hai nhưngđồng thời chịu sự chi phối của hệ thống tín hiệu thứ hai Tiếng nói, chữ viết
Trang 33muốn trở thành “tín hiệu của tín hiệu” phải dựa trên cơ sở của hệ thống tínhiệu thứ nhất Nếu không, tiếng nói, chữ viết chỉ là những âm thanh trốngrỗng Và khi đã có cơ sở vững chắc của hệ thống tín hiệu thứ nhất, hệ thốngtín hiệu thứ hai có tác động trở lại điều khiển, điều chỉnh hành vi, hoạt độngcủa con người Đồng thời, thông qua hệ thống tín hiệu thứ hai sẽ giúp conngười phản ánh đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những tác động của tự nhiên, xã hộiđối với bản thân và quyết định đến sự hình thành ý thức, nhân cách của mỗicon người.
2.2 Các nguyên tắc phương pháp luận của tâm lý học quân sự
Phương pháp luận là lý luận về các phương pháp nhận thức và cải tạo
hiện thực khách quan, sự vận dụng các nguyên tắc của thế giới quan vào quátrình nhận thức và hoạt động thực tiễn Phương pháp luận không chỉ là khoahọc về lôgíc và phương pháp nhận thức mà còn là lập trường, quan điểm giai cấpchỉ đạo phương hướng nghiên cứu và phát triển của bất cứ khoa học nào
Cơ sở phương pháp luận của tâm lý học quân sự Mác xít là triết học,học thuyết quân sự Mác- Lênin, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh và đường lối,quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quân sự, được thể hiện tập trungtrên những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản sau:
2.2.1 Nguyên tắc quyết định luận duy vật các hiện tượng tâm lý
Trong lịch sử phát triển của triết học, tâm lý học đã xuất hiện các luậnthuyết khác nhau khi xem xét mối quan hệ và sự tồn tại của các sự vật, hiệntượng trong thế giới khách quan, đó là thuyết quyết định luận và vô định luận.Quyết định luận là học thuyết khẳng định về mối liên hệ và tính quy địnhnhân quả phổ biến của tất cả các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tưduy con người Theo học thuyết này, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới kháchquan đều có liên hệ với nhau, tham gia quy định lẫn nhau Sự vật này, trong điềukiện này sẽ là nguyên nhân tất yếu nảy sinh ra hiện tượng kia, đó là kết quả
Trang 34Ngược lại, thuyết vô định luận phủ nhận mối quan hệ và sự tồn tại cótính nhân quả của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan và chorằng, có những hiện tượng không có nguyên nhân, đặc biệt là các hiện tượngngẫu nhiên và các hành vi của con người; con người hoàn toàn tự do hànhđộng theo ý chí của mình, không bị cái gì ràng buộc, quy định Với tâm lý conngười, thuyết vô định luận cho rằng tâm lý là cái gì đó tự nhiên, có sẵn trongchủ thể, không phụ thuộc vào các tác động bên ngoài, cũng như những biếnđổi trong cơ thể Đây là điều không phù hợp với thực tiễn.
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vậtlịch sử và căn cứ vào kết quả các công trình nghiên cứu thực tiễn, tâm lý họcMác xít đã đưa ra nguyên tắc phương pháp luận cho việc lý giải nguyên nhânquyết định sự nảy sinh phát triển các hiện tượng tâm lý đó là: nguyên tắcquyết định luận duy vật các hiện tượng tâm lý
Nội dung nguyên tắc này nêu rõ: Mọi hiện tượng tâm lý người đều phụ thuộc một cách tất yếu và có tính quy luật vào những nhân tố xác định, đó là các tác động từ bên ngoài, các điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể Các tác động bên ngoài tác động vào con người đóng vai trò quyết định thông qua các điều kiện bên trong Các tác động từ bên ngoài (cái bên ngoài, điều kiện bên ngoài) là thế
giới khách quan bên ngoài con người, bao gồm tất cả những điều kiện, hoàncảnh xã hội - lịch sử cụ thể; các mối quan hệ xã hội mà cá nhân tham gia vàođó; các điều kiện sống và làm việc của cá nhân và gia đình… Cái bên ngoàicòn chính là các trạng thái, các quá trình sinh vật xảy ra trong cơ thể conngười ở thời điểm cụ thể Chẳng hạn trạng thái khỏe mạnh hay ốm yếu của cơthể con người ở vào một thời điểm cụ thể nào đó
Các điều kiện bên trong (còn gọi là cái bên trong, nhân tố bên trong) là
những cái quy định đặc điểm tâm, sinh lý cá thể, bao gồm: các đặc điểm sinhvật của cá thể (chiều cao, cân nặng; cấu trúc hệ thần kinh; độ tinh nhạy của
Trang 35các giác quan ); các đặc điểm tâm lý của nhân cách biểu hiện ở trình độ hiểubiết, kinh nghiệm, vốn sống, nhu cầu, năng lực hoạt động
Các điều kiện bên ngoài là nguyên nhân quyết định việc nảy sinh cácdiễn biến tâm lý khác nhau của con người, nhưng cái bên ngoài muốn pháthuy tác dụng phải thông qua các điều kiện bên trong của chủ thể
Nhấn mạnh tính quyết định xã hội – lịch sử trong sự nảy sinh tâm lýngười, nhưng tâm lý học Mác xít không phủ nhận vai trò của các yếu tố sinhvật trong việc nảy sinh, hình thành các hiện tượng tâm lý Trong hoạt độngtâm lý người, yếu tố sinh vật là tiền đề vật chất đầu tiên tạo khả năng thuận lợihay không thuận lợi cho sự nảy sinh, hình thành, phát triển tâm lý nhưng khôngquyết định nội dung của nó
Nguyên tắc quyết định luận duy vật các hiện tượng tâm lý người có ýnghĩa thực tiễn to lớn trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, giáo dục bộ đội:
- Nghiên cứu, tìm hiểu đánh giá tâm lý quân nhân phải nhìn thấy những yếu
tố mang tính quyết định từ trong điều kiện xã hội – lịch sử cụ thể, tức là từ cácđặc điểm, môi trường, hoàn cảnh xã hội cụ thể với các quan hệ cụ thể mà quânnhân tham gia
- Xem xét, nghiên cứu các diễn biến khác nhau của đời sống tâm lý quânnhân, cần phải tính đến cả những đặc điểm tâm, sinh lý của mỗi quân nhân để
dự báo trước những tác động của môi trường xã hội; hoạt động quân sự vàhoàn cảnh sẽ được khúc xạ như thế nào qua cái bên trong
- Muốn hình thành phát triển nhân cách quân nhân phải tác động vào xã hội,biến đổi môi trường và hoàn cảnh sống theo mục tiêu, yêu cầu xác định
2.2.2 Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý - ý thức và hoạt động
Xuất phát từ luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênnin cho rằng, conngười là sản phẩm hoạt động của chính mình; ý thức được sản xuất ra bởi conngười và bằng các công trình nghiên cứu thực tiễn, tâm lý học Mác xít xâydựng nên nguyên tắc: thống nhất giữa tâm lý- ý thức và hoạt động
Trang 36Nội dung nguyên tắc chỉ ra: Tâm lý con người được biểu hiện trong hoạt động và là thành phần tất yếu của hoạt động, đóng vai trò định hướng
và điều khiển hoạt động; đồng thời, thông qua hoạt động, tâm lý - ý thức con người được nảy sinh, hình thành và phát triển Tâm lý - ý thức và hoạt động của con người là thống nhất trong mối quan hệ biện chứng.
Nghiên cứu hoạt động thực tiễn của con người, chúng ta nhìn thấy rõ tưtưởng, tình cảm, suy nghĩ của chính con người Tâm lý của con người biểuhiện trong chính hoạt động của họ Nhờ có động cơ (động lực thúc đẩy) mà conngười hăng say tham gia vào các hoạt động cụ thể Động cơ là thành phần chủ đạotrong cấu trúc tâm lý hoạt động, đóng vai trò định hướng, điều khiển hoạt độngcủa con người
Tâm lý - ý thức của con người được nảy sinh, hình thành và phát triểntrong hoạt động Điều này được khẳng định, chứng minh bằng nhiều thực nghiệmtâm lý học Thông qua sự tác động qua lại giữa hai quá trình: quá trình con ngườitác động vào đối tượng, đem tinh lực của con người hóa vào sản phẩm lao động
do con người làm ra và quá trình tác động trở lại từ đối tượng đến con người, làmxuất hiện ở con người những nhận thức, cảm xúc, tình cảm, ý chí quyết tâm, kỹxảo, kỹ năng hoạt động v.v mới Các phẩm chất tâm lý mới được nảy sinh,hình thành chính trong hoạt động của con người Như thế, tâm lý- ý thức củacon người được thể hiện trong hoạt động và hoạt động của con người chính là
cơ sở hình thành nên tâm lý - ý thức con người
Cần lưu ý rằng, sự thống nhất giữa tâm lý- ý thức và hoạt động là sựthống nhất trong cả quá trình Cũng có các hiện tượng tâm lý bị giữ lại phầnlớn ở bên trong, phần biểu hiện ra bên ngoài rất yếu ớt và khó quan sát thấynhưng suy cho cùng nó vẫn bộc lộ ra bên ngoài thông qua hành vi, hoạt động
cụ thể của con người Tuy nhiên, không được hiểu một cách đơn giản, tâm lýchỉ là cái bên trong, hoạt động chỉ là cái bên ngoài Hoạt động là sự thống nhấtgiữa cái bên trong và cái bên ngoài
Trang 37Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý- ý thức và hoạt động có ý nghĩathực tiễn to lớn:
- Nghiên cứu đánh giá tâm lý quân nhân phải thông qua các biểu hiệntrong hành vi và hoạt động cụ thể Bởi vì, tâm lý- ý thức và hoạt động là thốngnhất nên các biểu hiện trong hành vi và hoạt động là những bằng chứng kháchquan giúp cho người lãnh đạo, quản lý đoán nhận có căn cứ khoa học nhữngdiễn biến tâm lý, tư tưởng của bộ đội V.I.Lênin chỉ rõ: “Chúng ta căn cứ vàocái gì để xét đoán những “tư tưởng và tình cảm” thực của các cá nhân có thực?Tất nhiên, căn cứ đó chỉ có thể là những hoạt động của chính cá nhân ấy ” 11
- Sự thống nhất giữa tâm lý - ý thức và hoạt động là sự thống nhất trong
cả quá trình Vì vậy, trong lãnh đạo, giáo dục bộ đội cần phải cảnh giác với nhữnghiện tượng tâm lý dường như có mâu thuẫn giữa suy nghĩ bên trong và biểu hiện
ra hành vi bên ngoài để thận trọng trong xem xét, đi đến những kết luận chính xác,khách quan
- Muốn phát triển tâm lý quân nhân phải tổ chức tốt các hoạt động vàphát huy tính tích cực của quân nhân trong hoạt động
2.2.3 Nguyên tắc phát triển của tâm lý
Dựa trên nguyên lý phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin và các côngtrình nghiên cứu thực tiễn sự hình thành, phát triển tâm lý- ý thức người, tâm
lý học Mác xít xây dựng nên nguyên tắc: phát triển của tâm lý
Nội dung nguyên tắc này chỉ rõ: Mọi hiện tượng tâm lý đều là những hoạt động, đồng thời cũng là những quá trình luôn luôn vận động, phát triển và biến đổi chứ không phải là những cái gì cố định, bất biến Bởi thế, nghiên cứu,
đánh giá, luận giải, dự đoán tâm lý quân nhân và tập thể quân nhân phải trong sựvận động, phát triển biến đổi, sự tác động qua lại của các hiện tượng cũng như cácthành phần tạo thành chúng
Con người được sinh ra chưa phải đã là một nhân cách, chưa có sẵn cácphẩm chất tâm lý cần thiết mà mới chỉ có những nhu cầu của cơ thể được quy
11 V.I Lênin, toàn tập, tập 1, Nxb TB, M, 1974, tr 531
Trang 38định bởi di truyền với những tiền đề sinh vật tạo khả năng cho sự phát triển tâm
lý - ý thức Dưới ảnh hưởng của những điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể, tâm lýcon người dần dần được hình thành, được định vị một cách vững chắc Cácphẩm chất, thuộc tính tâm lý của con người được hình thành chính trong quátrình sống và hoạt động của mỗi con người Đó là kết quả của một quá trìnhphát triển, chứ không phải là cái sẵn có, bất biến Chẳng hạn, các phẩm chấttinh thần chiến đấu của quân nhân không phải là cái có sẵn từ khi sinh ra mà nóđược dần dần hình thành, phát triển từng bước, với các mức độ khác nhau từcuộc sống gia đình, giáo dục xã hội, đặc biệt là thông qua quá trình giáo dục,huấn luyện, thực hiện các nhiệm vụ được giao trong môi trường hoạt độngquân sự Với mỗi một quân nhân, ở mỗi thời điểm, hoàn cảnh khác nhau, sựbiểu hiện và phát triển các phẩm chất tâm lý cũng khác nhau
Nguyên tắc phát triển tâm lý đòi hỏi cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, quản lýphải nhìn nhận các phẩm chất tâm lý quân nhân, các trạng thái tâm lý quânnhân và tập thể quân nhân cũng như các hiện tượng tâm lý đa dạng của cuộcsống đời thường không phải là cái gì đó bất biến, mà phải nhìn các hiện tượngnày là những cái đang vận động, biến đổi, phát triển để có dự báo chuẩn xáccho các kế hoạch giáo dục, huấn luyện quân nhân và tập thể quân nhân
Ý nghĩa thực tiễn của nguyên tắc này đối với hoạt động chỉ huy, lãnhđạo, quản lý, giáo dục bộ đội là, khi xem xét đánh giá nhân cách quân nhân vàđời sống tinh thần của tập thể quân nhân phải nhìn nhận đối tượng nghiên cứutrong sự vận động phát triển, không được chủ quan, định kiến
2.2.4 Nguyên tắc tiếp cận nhân cách
Dựa trên luận điểm nổi tiếng của C Mác về bản chất con người; sự đadạng, phong phú đời sống của đời sống tinh thần con người và căn cứ vào kếtquả các công trình nghiên cứu thực tiễn, tâm lý học Mác xít xây dựng nguyêntắc: tiếp cận nhân cách trong nghiên cứu tâm lý con người
Trang 39Nội dung của nguyên tắc này chỉ rõ: Khi nghiên cứu tâm lý con người phải tiếp cận với từng con người cụ thể với toàn bộ các thuộc tính, phẩm chất tâm lý, cả mặt mạnh, ưu điểm lẫn mặt yếu, nhược điểm của người đó.
Nguyên tắc tiếp cận nhân cách trong nghiên cứu tâm lý người chính là
sự thể hiện phép biện chứng duy vật trong tâm lý học, thể hiện chủ nghĩa nhânvăn hiện thực Mác xít Nhà tâm lý học vĩ đại người Nga X.L Rubinstein viết:
“Việc đưa khái niệm nhân cách vào tâm lý học có nghĩa là giải thích các hiệntượng tâm lý xuất phát từ tồn tại thật của con người như là một thực thể vậtchất trong các quan hệ của nó với thế giới vật chất Mọi hiện tượng tâm lýtrong mối quan hệ của nó thuộc về con người cụ thể, sống, hành động”12
Nghiên cứu tâm lý theo nguyên tắc tiếp cận nhân cách đòi hỏi phải nhìnnhận mỗi một nhân cách cụ thể chính là sản phẩm của điều kiện xã hội – lịch
sử, sản phẩm của cuộc sống, chiến đấu; của giáo dục, rèn luyện và tự rènluyện của mỗi con người Như vậy, tiếp cận nhân cách chính là tiếp cận vớitừng quân nhân cụ thể, đang sống, hoạt động trong môi trường hoạt động quânsự; phải tiếp cận toàn diện các mặt, các phẩm chất thuộc tính của nó từ xuhướng tính cách, khí chất, năng lực; cần làm rõ cả mặt ưu điểm và khuyếtnhược điểm của các cá nhân Phải phân tích để thấy được sự tác động qua lạicủa các nhân tố xã hội và nhân tố sinh vật trong sự hình thành phát triển củamỗi nhân cách cụ thể
Nguyên tắc tiếp cận nhân cách có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động thựctiễn của người cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, giáo dục bộ đội ở chỗ, nó chỉdẫn những bài học kinh nghiệm thực tiễn về phương pháp công tác với conngười nói chung và với mỗi quân nhân nói riêng đòi hỏi phải cụ thể, tỉ mỷ vớitừng người và quan trọng là không được chỉ nhìn vào một thuộc tính, phẩm chấtnhân cách mà phải tính đến toàn bộ các phẩm chất nhân cách của người đó
Câu hỏi ôn tập
12 X.L Rubinstein, Những vấn đề của tâm lý học đại cương, Nxb, GD, M, 1976, tr240
Trang 401 Cơ sở lý luận và lý luận quân sự của tâm lý học quân sự ?
2 Cơ sở sinh lý học thần kinh cấp cao của tâm lý học và các quy luậthoạt động cơ bản của hệ thần kinh cấp cao ?
4 Các nguyên tắc phương pháp luận của tâm lý học và tâm lý học quân sự ?
Chương 3
SỰ NẢY SINH, PHÁT TRIỂN CỦA TÂM LÝ, Ý THỨC
3.1 Sự nảy sinh phát triển tâm lý