1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thực hành về thành ngữ và điển cố

11 459 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 38,12 KB

Nội dung

- Nắm được tác dụng biểu đạt của thành ngữ và điển cố, nhất là trong các văn bản văn chương nghệ thuật.. - Phân tích được giá trị biểu hiện của những thành ngữ, điển cố thông dụng.. Để l

Trang 1

Tuần: 6 Ngày soạn:

THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

Thông qua bài học, giúp học sinh (HS):

1.Về kiến thức

- Củng cố và nâng cao hiểu biết về thành ngữ và điển cố

- Nắm được tác dụng biểu đạt của thành ngữ và điển cố, nhất là trong các văn bản văn chương nghệ thuật

2.Về kĩ năng

- Bước đầu biết lĩnh hội và sử dụng đúng thành ngữ, điển cố

- Phân tích được giá trị biểu hiện của những thành ngữ, điển cố thông dụng

3 Về thái độ

Bồi dưỡng và nâng cao tình cảm yêu quý vốn từ ngữ phong phú, giàu sức biểu cảm của tiếng Việt

II PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

1 Phương tiện

- Sách giáo khoa Ngữ văn 11 cơ bản, tập 1

- Sách giáo viên, tài liệu tham khảo

- Giáo án

2 Phương pháp

- Phương pháp phân tích ngôn ngữ

Trang 2

- Phương phápthông báo, giải thích.

- Phương pháp đàm thoại, gợi mở

III CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

1 Giáo viên

- Đọc SGK, SGV, TLTK

- Rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới

2 Học sinh

- Học thuộc bài cũ, hoàn thành bài tập đã giao ở tiết học trước.

- Đọc SGK, SBT,TLTK để củng cố bài cũ và chuẩn bị bài mới

- Soạn bài

IV NỘI DUNG LÊN LỚP

1 Ổn định tình hình lớp: 1 phút.

2 Kiểm tra bài cũ: 3 phút.

Hình thức kiểm tra: vấn đáp

Câu hỏi kiểm tra bài: Em hãy nêu các đặc điểm loại hình của tiếng Việt?

3 Dạy bài mới: 40 phút

Đặt vấn đề: 1 phút

Tiếng Việt không chỉ là công cụ để người Việt giao tiếp, tư duy mà còn là phương tiện để sáng tạo nên các tác phẩm văn chương nghệ thuật bất hủ Do đó, yêu cầu sử dụng tiếng Việt là không chỉ phải đúng mà còn phải hay Để lời nói thêm sinh động, giàu hình

ảnh, giàu tính biểu cảm…người ta hay sử dụng những thành ngữ, điển cố thay vì các

cách diễn đạt thông thường

Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau rèn luyện kĩ năng sử dụng đúng và hay

thành ngữ, điển cố trong đời sống cũng như trong văn học.

Trang 3

GIAN THẦY VÀ TRÒ

7’

7’

1 Bài tập 1

- GV hỏi: Tìm các thành ngữ được

Trần Tế Xương vận dụng trong

đoạn thơ?

HS tìm và trả lời

- GV hỏi: Nghĩa của thành

ngữ một duyên hai nợ, năm nắng

mười mưa là gì?

HS trả lời

- GV hỏi: Phân biệt thành ngữ với

từ ngữ thông thường về cấu tạo và

đặc điểm ý nghĩa?

Gợi ý:

+ Các thành ngữ này có cấu tạo

như thế nào?

+ Hãy nhận xét đặc điểm ý nghĩa

của các thành ngữ?

HS trả lời

2 Bài tập 2

- GV: Yêu cầu một HS đọc yêu cầu

và làm bài tập 2

GV gợi ý:

+ Tìm thành ngữ được Nguyễn Du

sử dụng trong các câu thơ?

1 Bài tập 1

- Đoạn thơ gồm có các thành ngữ sau :

+ Một duyên hai nợ: duyên (cái may mắn,

hạnh phúc trong đời sống vợ chồng) thì ít; nợ (vất vả, khổ cực) thì nhiều

+ Năm nắng mười mưa: (chịu năm cơn nắng,

mười cơn mưa) dãi dầu mưa nắng, chịu đựng nhiều nỗi vất vả, nhọc nhằn

- Phân biệt với từ ngữ thông thường (hạnh phúc ít mà nỗi vất vả nhọc nhằn thì nhiều; dãi dầu nắng mưa, vất vả cực nhọc), ta nhận thấy:

+ Cấu tạo: thành ngữ cố định, ngắn gọn, cân đối…

+ Đặc điểm ý nghĩa:

 Nghĩa của thành ngữ là nghĩa khái quát, nghĩa chung của tất cả các từ, chứ không phải nghĩa cụ thể của từng từ

 Thành ngữ thường được hiểu theo nghĩa bóng chứ không hiểu theo nghĩa đen

2 Bài tập 2:

- Đầu trâu mặt ngựa :

+ Tính hình tượng: gợi ngoại hình gớm giếc, thể hiện tính chất hung bạo, thú vật, vô nhân tính của bọn quan quân đến nhà Thúy Kiều khi gia đình nàng bị vu oan

Trang 4

+ Phân tích giá trị nghệ thuật của

các thành ngữ về:

 tính hình tượng

 tính biểu cảm

 tính hàm súc?

+ Nhận xét nghệ thuật sử dụng

thành ngữ của đại thi hào Nguyễn

Du?

HS được gọi tên làm bài tập

- GV ghi bảng mẫu thành ngữ

đầu tiên, hai thành ngữ sau mời

HS lên bảng giải tiếp bài tập

HS được gọi tên lên bảng làm bài

tập

- GV đưa ra bài tập bổ sung: Mời

2 HS lên bảng, mỗi em ghi 5 thành

ngữ

HS được gọi, lên bảng làm bài tập

Lưu ý: Thông qua bài tập bổ sung:

+ Củng cố lại khái niệm, đặc điểm

thành ngữ

+ Tính biểu cảm: thể hiện thái độ căm ghét, oán giận, phê phán

+ Tính hàm súc: Thành ngữ ngắn gọn nhưng vừa làm hiện lên ngoại hình, bản tính nhân vật, vừa thể hiện thái độ đánh giá của tác giả

- Cá chậu chim lồng:

+ Tính hình tượng: cảnh sống bị gò bó, tù túng, mất tự do

+ Tính biểu cảm: thể hiện sự than thở, đau xót, đồng cảm

+ Tính hàm súc: Thành ngữ chữ có 4 chữ nhưng vừa gợi được cảnh sống gò bó, mất tự

do vừ thể hiện sự xót xa, đồng cảm của tác giả

- Đội trời đạp đất:

+ Tính hình tượng: cuộc sống tự do, ngang tàng và khí phách anh hùng, không chịu bó buộc của Từ Hải

+ Tính biểu cảm: thể hiện sự khâm phục, ngưỡng mộ, trân trọng

+ Tính hàm súc: Thành ngữ ngắn gọn nhưng diễn đạt được khí phách anh hùng của Từ Hải

và thái độ trân trọng của Nguyễn Du dành cho nhân vật

=> Hình ảnh cụ thể, giàu hình ảnh, giàu tính biểu cảm, thể hiện rõ thái độ, cảm xúc của người viết

Trang 5

+ Phân biệt sơ lược thành ngữ - tục

ngữ (nếu HS nhầm lẫn)

+ Hướng dẫn HS sử dụng đúng và

hay thành ngữ

3 Bài tập 3:

- GV yêu cầu một HS đọc yêu cầu

bài tập 3 và đọc lại chú thích về hai

điển cố được in đậm trong hai câu

thơ (trang 32 SGK)

+ Giường kia: gợi lại chuyện về

Trần Phồn thời Hậu Hán dành riêng

cho bạn là Từ Trĩ một cái giường

khi bạn đến chơi, khi bạn về lại

treo giường lên

+ Đàn kia: gợi lại chuyện Chung

Tử Kì nghe tiếng đàn của Bá Nha

mà hiểu được ý nghĩ của bạn Do

đó sau khi bạn chết, Bá Nha treo

đàn không gãy nữa vì cho rằng

không có ai hiểu được tiếng đàn

của mình

- GV hỏi: Điển cố là gì?

HS trả lời

-GV mở rộng: Điển cố 典 典 : Bao

gồm việc dụng điển và lấy chữ.

+ Dụng điển:

Dụng 用 : dùng

Điển 用 : là các tình tiết đã được

3 Bài tập 3

- Giường kia: Nhắc lại chuyện Trần Phồn

đời Hậu Hán

- Đàn kia: Nhắc lại câu chuyện về Chung

Tử Kì và Bá Nha

=> Hai điển cố cùng nói về tình bạn thắm thiết keo sơn trong quá khứ từ đó gợi tình bạn đầy cảm động của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê Chữ dùng ngắn gọn nhưng tình ý sâu

xa, hàm súc

 Điển cố là những sự việc trước đây, hay câu chữ trong các sách đời trước được

Trang 6

chép trong sử sách, kinh truyện của

các tác phẩm nổi tiếng thời trước

VD:

Trộm nghe thơm nức hương lân,

Một nền Đổng Tước khóa xuân hai

Kiều

(Truyện Kiều)

用 Nguyễn Du mượn tích Tào Tháo

(thời Tam Quốc) muốn bắt hai nàng

Kiều (vợ Tôn Sách và Châu Du) về

làm thiếp, giam giữ ở Đổng Tước

đài

+ Lấy chữ: Là mượn lại 1 vài chữ

trong các áng thơ văn cổ để đưa

vào câu văn của mình

VD: Khoé thu ba gợn sóng khuynh

thành.

(Cung oán ngâm khúc)

Một hai nghiêng nước nghiêng

thành.

(Truyện Kiều)

用 Hai trường hợp trên đều lấy 2

chữ “khuynh thành” của Lí Diên

Niêm: “Nhất cố khuynh nhân

thành, tái cố khuynh nhân quốc”

(Ngoảnh lại 1 lần làm nghiêng

thành, ngoảnh lại lần nữa làm

nghiêng nước)

dẫn ra và sử dụng lồng ghép vào bài văn vào lời để nói những điều tương tự

Mỗi điển cố như một sự việc tiêu biểu

mà chỉ cần gợi nhắc đến là đã chứa đựng điều định nói

Trang 7

4 Bài tập 4

- Ba thu: Kinh Thi có câu:

Nhất nhật bất kiến như ba thu hề

(Một ngày không thấy nhau lâu như

ba mùa thu)

用 Dùng điển cố này, câu thơ trong

Truyện Kiều muốn nói Kim Trọng

đã tương tư Thuý Kiều thì một

ngày không thấy mặt nhau có cảm

giác như xa cách đã ba năm

-Chín chữ: Trong Kinh Thi kể chín

chữ nói về công lao của cha mẹ đối

với con cái, gọi là Cửu tự cù lao

(chín chữ khó nhọc về việc nuôi

con):

+ Sinh 用 (đẻ ra)

+ Cúc 用 (nâng đở)

+ Phủ 用 (vuốt ve)

+ Súc 用(nuôi cho bú mớm)

+ Trưởng 用(nuôi cho khôn lớn)

+ Dục 用 (dạy dỗ)

+ Cố 用 (trông nom)

+ Phục 用 (xem tính tính mà dạy

bảo)

+ Phúc 用 (giữ gìn)

- Liễu Chương Đài: Gợi chuyện

xưa của người đi làm quan ở xa,

viết thư về thăm vợ, có câu:

“Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh

4 Bài tập 4

- Ba thu (điển cố trong Kinh Thi): một ngày

không gặp dài như ba mùa thu

=> Niềm thương nhớ, tương tư của Kim Trọng dành cho Thúy Kiều

- Chín chữ (điển cố Kinh Thi): công lao cha

mẹ: sinh, cúc, phủ, súc, trưởng, dục, cố,

phục, phúc.

=> Dẫn điển tích này, Thuý Kiều muốn nói đến công lao của cha mẹ đối với mình, trong khi mình xa quê biền biệt, chưa báo đáp được công ơn cha mẹ

Trang 8

xanh, nay có còn không, hay là tay

khác đã vin bẻ mất rồi?”

- Mắt xanh: Nguyễn Tịch đời Tấn

quý ai thì thì tiếp bằng mắt xanh

(lòng đen của mắt), không ưa ai thì

tiếp bằng mắt trắng (lòng trắng của

mắt)

- GV mở rộng thêm đặc điểm về

cấu tạo và tác dụng của thành ngữ:

+ Cấu tạo: Cấu trúc của điển cố

thường ngắn gọn (một từ, cụm từ)

nhưng không cố định như thành

ngữ, nội dung rất hàm súc, sâu xa

+ Tác dụng:

 Điển cố có ý nghĩa hàm súc,

mang tính khái quát

 Sử dụng điển cố cho phép

nhà thơ xây dựng hình tượng nghệ

thuật mang tính ước lệ, tượng

trưng, đầy sinh động

HS lắng nghe và tiếp thu

- GV lưu ý: Muốn sử dụng và lĩnh

hội được điển cố thì cần có vốn

sống và vốn văn hoá phong phú Vì

vậy chỉ không nên sử dụng điển cố

khi không cần thiết để tránh việc

lời nói trở nên khó hiểu đối với

người tiếp nhận

- Liễu Chương Đài: Kiều mường tượng cảnh

Kim Trọng trở lại thì nàng đã thuộc về người khác

=> Kiều xót xa cho chàng Kim

- Mắt xanh : điển cố Nguyễn Tịch đời Tấn

quý ai thì tiếp bằng mắt xanh

=>Từ Hải tỏ lòng quý trọng, đề cao phẩm giá của nàng Kiều

Trang 9

1’

5 Bài tập 5

- GV gọi một HS (đứng tại chỗ)

làm bài tập 5 theo hướng dẫn của

GV

HS được gọi tên làm bài tập

- GV lưu ý: Sử dụng thành

ngữ giúp cho lời nói sinh động, hấp

dẫn và nghệ thuật hơn Nhưng nếu

sử dụng thành ngữ không phù hợp

với nghĩa biểu hiện và sắc thái biểu

cảm thì sẽ phản tác dụng

6 Bài tập 6 + Bài tập 7

- GV: Giao hai bài tập này cho HS

về nhà làm

HS về nhà làm bài tập

- GV nhắc nhở HS: Muốn đặt câu

(sử dụng thành ngữ, điển cố) đúng

và hay cần phải:

+ Tìm hiểu kĩ ý nghĩa và cách dùng

của từng thành ngữ, điển cố ở cả

nghĩa biểu hiện lẫn sắc thái biểu

cảm

+ Dùng thành ngữ, điển cố phù hợp

với nội dung và ý nghĩa của cả câu

5 Bài tập 5

a)- Ma cũ bắt nạt ma mới : người cũ cậy

quen biết nhiều lên mặt, bắt nạt người mới

- Chân ướt chân ráo: chưa thành thạo, còn

mới mẻ, lạ lẫm

b) Cưỡi ngựa xem hoa: cưỡi ngựa thì không

thể xem thấy hết vẻ đẹp của hoa vì nhanh và

từ xa, chỉ việc làm qua loa (không sâu sát, kĩ lưỡng.)

è Nếu thay các thành ngữ bằng các từ ngữ thông thường tương đương thì có thể biểu hiện đựơc phần nghĩa, nhưng mất đi phần sắc thái biểu cảm, mất đi tính hình tượng mà sự diễn đạt lại dài dòng

6 Bài tập 6

Trang 10

- Vợ tôi sinh rồi, mẹ tròn con vuông.

- Con đừng có trứng khôn hơn vịt nhé!

- Nhờ nấu sử sôi kinh mấy năm ròng, chàng

đã đỗ trạng nguyên

- Hắn là kẻ lòng lang dạ thú.

- Trời, bày đặt phú quý sinh lễ nghĩa!

- Mẹ đi guốc trong bụng con rồi.

- Chỉ bảo bao nhiêu lần rồi mà làm không

được, đúng là nước đổ đầu vịt!

- Vợ chồng nên dĩ hòa vi quý.

- Mày đừng bày đặt xài sang, con nhà lính, tính nhà quan thì sau này đói ráng chịu nhé!

- Không nên hỏi làm gì, mất công người ta

nói mình thấy người sang bắt quàng làm họ.

7 Bài tập 7

- Lần này thì lòi gót chân A- sin ra rồi.

- Nó cứ chi tiêu hoang đàng, nên giờ nợ như chúa Chổm.

- Anh phải quyết đoán, chứ không là thành kẻ

đẽo cày giữa đường đấy!

- Lấy phải gã Sở Khanh, nên bây giờ cô ấy

khổ

- Với sức trai Phù Đổng, thanh niên đang

đóng góp nhiều công sức cho công cuộc xây dựng đất nước

V.DẶN DÒ: 1 phút

1.Bài cũ.

Trang 11

- Qua các bài tập thực hành, em hãy cho biết:

+ Thành ngữ là gì? Thành ngữ có cấu tạo và giá trị nghệ thuật như thế nào?

+ Điển cố là gì? Vì sao trong văn học cổ, văn học trung đại thường sử dụng điển cố?

- Nắm vững cấu tạo, ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ và điển cố; tích lũy vốn kiến thức về thành ngữ, điển cố èPhân tích được giá trị biểu hiện của thành ngữ, điển cố trong tác phẩm văn học

2.Bài mới: Chuẩn bị bài tiếp theo Thực hành nghĩa của từ trong sử dụng.

VI.RÚT KINH NGHIỆM

………

………

………

………

………

………

Bình Định, ngày 15 tháng 09 năm 2013

Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Th.S Trần Thị Diệu Nữ Nguyễn Thị Hương Lài

Ngày đăng: 18/05/2018, 15:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w