1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở liên ninh, huyện thanh trì, thành phố hà nội

79 173 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 15,39 MB

Nội dung

Trang 1

TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2

TRIEU THI MINH THANG

QUAN LY HOAT DONG GIAO DUC KY NANG SONG CHO HOC SINH TRUONG TRUNG HOC CO SO LIEN NINH,

HUYEN THANH TRI, THANH PHO HA NOI Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số : 60 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ THỊ THÚY HẰNG

Trang 2

TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2

TRIEU THI MINH THANG

QUAN LY HOAT DONG GIAO DUC KY NANG SONG CHO HOC SINH TRUONG TRUNG HOC CO SO LIEN NINH,

HUYEN THANH TRI, THANH PHO HA NOI

LUAN VAN THAC SI KHOA HOC GIAO DUC

Trang 3

Với tỉnh cảm chân thành là tác giả luận văn em xin trần trọng cảm ơn tới:

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Phòng Đào tạo sau Đại học và tập thé

các giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy lớp Cao học K19 - Quản lí giáo dục đã tận tình truyền thụ những kiến thức quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho học viên được học tập và nghiên cứu, để tác giả có những kỹ năng cần thiết thực hiện

luận văn hoàn chỉnh

Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS Đỗ Thị Thúy Hằng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Xin chân thành cảm ơn Phòng GD&ĐÐT huyện Thanh Trì, Ban Giám

hiệu và giáo viên Trường THCS Liên Ninh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện về thời gian, cung cấp số liệu, đóng góp nhiều ý kiến cho tác giả khi nghiên cứu dé tai

Xin tran trong cam on!

Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2017 Tác giả luận văn

Trang 4

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan răng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác

Tôi cũng xin cam đoan rắng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguôn gôc

Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2017

Tác giả luận văn

Trang 5

TT Viết tắt Viết đầy đú 1 CBQL Căn bộ quản lý 2 CMHS Cha mẹ học sinh 3 CNH Công nghiệp hóa 4 CNXH Chủ nghĩa xã hội 5 CNTT Công nghệ thông tin 6 GD Giáo dục 7 GD&DT Giáo dục và đào tạo 8 GDKNS Giáo dục kỹ năng sống 9 GV Giáo viên

10 |GVBM Giáo viên bộ môn

11 GVCN Giáo viên chủ nhiệm

12 |HDH Hiện đại hóa 13 HĐGD Hoạt động giáo dục 14 HS Học sinh 15 |KNS Kỹ năng sống 16 |NGLL Ngoài giờ lên lớp 17 |NV Nhân viên 18 QL Quan ly

19 | QLGD Quan ly giao duc

Trang 6

MỤC LỤC

LỚI CẢM ƠN s-<<<-e<<4 4H HH HH0 9.0 0102600060940 084tr i DANH MUC CAC CHU VIET TẮTT .es<e«s«cesceesesesesesesrsee iii

MỤC LLỤC e<<c 65c 6 G S26 9 96 9 006.90 0004.00.0004 00001.0600906 100006 100900.000.00009.0600000606 iv

DANH MUC CAC BANG urssssccssscsssccsssensscnsscenscensecssseesseensscnncessecseeenssceseeessecs viii DANH MUC CAC BIEU DO, SO DO .-<-<<seceseeeseerseerseersee viii MO DAU .-.<<-C<« HH HH gHHg09.0 0g0 6g0.6cgeptree 1

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC KỸ NĂNG

SONG CHO HOC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ . .‹- 7

1.1 Tong quan nghiên cứu vẫn đề .s-5-ss 5s <csessssessssesessssessssese 7 1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài .< 5-5 <5 <scsessesesese 9 1.2.1 Quản Tý «.« «<< e< se 64 9 64 2 00 100 00 0009.08.1008 08.0000 00000 08000400004.060080.06000060 06 0 1.2.2 Quan Ty 2140 na 12

1.2.3 Kỹ năng sống ¿<< th TT gu cưng re rrerered 13 1.2.4 Giáo dục kỹ năng sống . -: + ch cv re geeeered 14 1.2.5 Quản lý giáo dục kỹ năng sống . - Sư xcxevereeeersred 14 1.3 Một số vấn đề về giáo dục kỹ năng sống cho HS trung học cơ sở 15

1.3.1 Đặc điểm tâm — sinh lý học sinh . - + < £<£xess£eeeersced 15 1.3.2 Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh s- se ss¿ 18 1.3.3 Chương trình, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 20

1.3.4 Phương pháp và hình thức GDKNS cho học sinh THCS 23

1.4 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh (rung hỌC SƠ SỞ sec có S SG 0 06 06.08 06.06.06.06.0000000000009000000.04/0480990000066666666666 60 28 1.4.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng song cho hoc sinh 29

1.4.2 Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sỉnh 30

1.4.3 Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo đục kỹ năng sống cho học sinh 32

Trang 7

1.5.1 Yếu tố khách quan - xxx Ek£vgEk kg cư rered 34 1.5.2 Yếu tố chủ quan «se *Ek€ESEk ke cEx re cvckerersersred 35 Kết luận chương .-s- << s5 9S SseES9seEeEseSeSsSsesssesese 37

Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN LY HOAT DONG GIAO DUC KY NANG

SONG CHO HOC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LIÊN NINH, HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHÓ HÀ NỘI 38 2.1 Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu . s s-sse<< 38 2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nộội - «SE 9E 9gp 38 2.1.2 Khái quát sơ lược lịch sử phát triển của Trường Trung học cơ sở Liên Ninh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 2 + 5-5 52522 38 2.2 Đặc điểm của Trường Trung học cơ sở Liên Ninh, huyện Thanh Trì, ñ11.80.1i8:c0 00077 40 2.2.1 Cơ câu đội 'ngũ - «ch HT 40 2.2.2 Chất lượng giáo đục «se EEgxEEgxgegrerereere 41 2.2.3 Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học . s- - «sex rxeesrered 42 2.3 Thực trạng khảo sát về hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Trung học cơ sở Liên Ninh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội 43

2.3.1 Mục đích khảo sát . - - - QQGnnn ng pey 43

5“ W8 [UNtoi vi 43

“6N ii): 390 J9 0 44

Trang 8

2.4.1 Thực trạng về chương trình và nội dung GDKNS cho hoc sinh tai trường THCS Liên Ninh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội . - 44 2.4.2 Thực trạng về phương pháp, hình thức GDKNS cho học sinh 46

2.4.3 Thực trạng kết quả KNS của học sinh 555 <<<<<<<<ssss<2 50

2.5 Thực trạng quản lý hoạt động GDKNS ở Trường THCS Liên Ninh,

huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội . «-5-sc-ssses<«csesessss 53

2.5.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống của người cán bộ quản Íý ««-.ee << << <e< ss s 9 98.06 00966 0600906 0.06.008.96.1000990060990006060066000006 53 2.5.2 Thực trạng quản lý tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống của người 250909540017 80100775 54 2.5.3 Thực trạng chỉ đạo hoạt động GDKNS của người cán bộ quản lý 57 2.5.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS của người cán bộ quản lý 58 2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động GDKNS ở trường Trung học eơ sở Liên Ninh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội 60

2.6.1 Điểm mạnh - - se t2 xxx VềE SE SE xe EeExceeeeereersss ó1

2.6.2 Ham ChE nh 62

“A5 [0-00 63 {80p 8Ja 781100 64

Chuong 3: BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG GIAO DUC KY NANG SONG

O TRUONG TRUNG HOC CO SO LIEN NINH, HUYEN THANH TRI,

THÀNH PHÔ HÀ NỘI 5-5 ° 5 6 6 6s 6S 9593656 6545 62 66

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp .-.s-s ssse<sessesesecsesesess 66 3.1.1 Đảm bảo tính hệ thống 2 «- < x+£E£EEEkEkExkcxerrxrkrerreri 66

3.1.2 Đảm bảo tính toàn điện .- - CS vn v 67

Trang 9

3.2.1 Nâng cao nhận thức và năng lực giáo dục kỹ năng sống cho cán bộ quan ly, dO1 ngil 2140 VIEN ou 69 3.2.2 Chỉ đạo giáo viên thực hiện tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học 311181/19141103)ì.;Ểv;1v09(100:0:19 1 73 3.2.3 Tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài trời nhằm giáo dục các kỹ năng sống cốt lõi cho học sỉnÌh - <6 s£* *®£E£EEx£EsExeEs xe reeeerseed Tì 3.2.4 Đôi mới kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục theo cách tiếp cận đánh giá kỹ năng sống + - <- xkEEsxEEs x2 EExrxekrrsrersere 80 3.2.5 Tăng cường mối quan hệ “Gia đình - Nhà trường - Xã hội” trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: -s- + «sex eEerxrereereri 82 3.3 Mối quan hé giira cdc Dién PhAp c.ccccccccssssssssssssssscsssssscssssssssscscsssecaves 85 3.4 Khao nghiệm tính cần thiết và khả thỉ của các biện pháp 87 {8008911 c1 95

KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ, 5< << se sssese sessessses 96

{C5 8 .Ề 96

;8.:4ì01ì/8.)10010050 97 2.1 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội .- eecsesscse 97 2.2 Đối với Ủy ban nhân dân và Phòng Giáo duc va Dao tao Thanh Tri 97

2.3 Đối với Trường Trung học co sở Liên Ninh .-.«-<- 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -° -5-5< 5s <sesess ses 99

Trang 10

1 Ly do chon dé tai

Tri thức là của chung nhân loại Nhiệm vụ của giao duc (GD) la

không những truyền thụ kiến thức, mà cái đích cuối cùng là rèn luyện kỹ năng cho người học Do vậy, có thê nói rắng GD ngày cảng mang thuộc tính không biên giới Tuy nhiên, trong thực tế bất cứ nền GD nào cũng lại chịu sự chỉ phối rất mạnh của văn hóa dân tộc và có những thời kỳ dài, những bệ đỡ tư tưởng xuất phát từ những ý thức hệ khác nhau nên trong một thời gian dài từng tồn tại

sự khác biệt rất xa về cẫu trúc hệ thống GD và cẫu tạo chương trình Hiện nay,

quá trình toàn cầu hóa diễn ra như một xu thế không thê cưỡng lại, Việt Nam là đất nước với ý thức sâu sắc những sự biến đổi đó và coi GD là nhân tố quyết định trong việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về phát triển bên vững diễn ra ở

New York (Mỹ) từ 25 đến 27 tháng 9 năm 2015, gồm 193 quốc gia thành viên đã thông qua“Chương trình Nghị sự toàn cầu về phát triển đến năm 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững” (SDG) như một lộ trình để chấm dứt đói nghèo, chống bất bình đăng và chống biến đối khí hậu trong 15 năm tới Tăng cường GDKNS cho người dân ở cộng đồng sẽ góp phần “hiện thực hóa” những mục tiêu phát triển bền vững trong giai đoạn 2016-2030

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu câu và thách thức của cuộc sống hẳng ngày

Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEE), kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng

Trang 11

(Ban Chấp hành Trung ương khóa XI) với nội dung Đôi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐÐT), đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã khắng định: “Xây dựng nền GD mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cầu và phương thức GD hợp lý, găn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống GD&ĐT” [1]

Điều 2 - Luật Giáo dục 2005 đã chỉ rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ,

thắm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc va chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.[25]

Dé gop phan dat dugc muc tiéu nay, giao duc cần hướng tới sự quan tâm nỗ lực của các cấp, các ngành, của các lực lượng xã hội Ngành GD&ÐT nói chung

và các nhà quản lý GD nói riêng phải tích cực tìm ra được những giải pháp

phù hợp để nâng cao chất lượng GD Đối với lĩnh vực quản lý giáo dục (QLGD), cho dù ở tầm vĩ mô hay vi mô đều cân xác định cho mình một mô hình quản lý thích hợp, đó cũng chính là chìa khoá mở đường dẫn đến thành công của quá trình xây dựng và phát triển đất nước

Xét trên góc độ văn hoá, chính trị thì việc con người có kỹ năng sống

Trang 12

Kĩ năng sống là năng lực điều chỉnh hành vi của con người và là sự thay đổi để có những hành vi tích cực Nhờ đó, con người có khả năng điều chỉnh

và quản lí hiệu quả hành vị, thái độ của mình trước các tình hudng nay sinh

trong cuộc sống

Trên thế giới có khoảng 70 quốc gia đã và đang đưa KNS vào chương trình

học chính khoá dưới hình thức một môn học riêng, hoặc tích hợp vào tất cả

các môn học, hoặc tích hợp vào một số môn nhất định Tại Việt Nam, chương trình GDKNS được giảng dạy ở trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) thông qua “Chương trình GD thường xuyên đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao khoa học công nghệ” theo Thông tư

26/2010/TT-BGD&ĐT và bước đầu có tác động tích cực của GDKNS ở

TTHTCĐ đã góp phần quan trọng xây dựng xã hội học tập từ cơ sở [32]

Trường THCS Liên Ninh huyện Thanh Trì trong nhiều năm qua đã có

những bước tiến rõ rệt, nhất là nâng cao chất lượng GD toàn diện (Nhiều năm

liền đạt Trường Tiên tiến xuất sắc, được Chủ tịch nước tặng Huân chương

Lao động hạng Nhì) [30] Trong chương trình giáo dục tổng thể, nhà trường

đã quan tâm tới việc giáo dục kĩ năng sống (GDKNS) cho các em, tuy nhiên

cho thay van con van dé bat cap Bat cap thể hiện ở việc xây dựng kế hoạch, đầu tư nguồn lực, hình thức tô chức còn đơn điệu, chưa thực sự tạo môi trường học tập trang bị đầy đủ KNS cho học sinh, chưa đáp ứng với yêu câu cao hơn về chất lượng và hiệu quả của công tác GDKNS trong giai đoạn mới Tìm hiểu

nguyên nhân, tác giả nhận thấy, việc quản lý hoạt động GDKNS là một trong

những vẫn đề hết sức quan trọng để đi tới thành công trong GDKNS Vấn đề này

đã có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu: viết bài, sách, báo, các luận án, luận văn

Trang 13

GD lại phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng địa phương, từng nhà trường

Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài "Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở Liên Ninh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội” nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn điện học sinh trường Trung học cơ sở Liên Ninh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội 2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận thực trạng hoạt động GDKNS và quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh THCS nói chung và trường Trung học cơ sở Liên Ninh nói riêng, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho hoc sinh trường Trung học sơ sở Liên Ninh huyện Thanh Tri, thành phố hà Nội

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

3.2 Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh trường Trung học cơ sở Liên Ninh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

3.3.Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở Liên Ninh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động GDKNS và quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh trường

Trung học cơ sở Liên Ninh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh trường Trung học

Trang 14

sinh tại trường Trung học cơ sở Liên Ninh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2016 đến tháng 9/2017 5 Giá thuyết khoa học

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Liên Ninh hiện nay đã được quan tâm để

giáo dục toàn điện học sinh, song vẫn còn một số hạn chế

Nếu có các biện pháp quản lý hoạt động GDKNS phù hợp, kha thi thi kết quả GDKNS cho HS Trường THCS Liên Ninh sẽ tốt hơn

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóớm phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phương pháp phân tích lịch sử - logic để tổng quan, chọn lọc tư liệu khoa học, văn kiện, chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước có liên quan đến quản lý hoạt động GDKNS

- Phương pháp so sánh lí luận để xem xét các nguôn lí thuyết và kinh nghiệm từ các trường

- Phương pháp tông hợp, khái quát hóa lí luận để xây dựng hệ thống khái niệm và khung lí thuyết của nghiên cứu

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Dành cho CBQL, GV, nhân

viên, CMHS, HS về thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động GDKNS ở trường

Trung học cơ sở Liên Ninh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

- Phương pháp quan sát: Nghiên cứu thực trạng và kết quả của hoạt

Trang 15

- Phương pháp hồi cứu và phân tích hồ sơ giáo dục, hồ sơ quản lý 6.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ

- Phương pháp sử dụng thống kê để xử lý số liệu, đánh giá và trình bày kết quả nghiên cứu

7 Câu trúc luận văn

Ngoài Phần mở đầu; Kết luận và khuyến nghị; Tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh THCS

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh ở Trường THCS Liên Ninh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động GDKNS ở Trường THCS

Trang 16

CO SO LI LUAN VE QUAN LY HOAT DONG GIAO DUC KY NANG SONG

CHO HOC SINH TRUNG HOC CO SO

1.1 Tống quan nghiên cứu van dé

Dat nước Việt Nam ngay từ thời xa xưa đã có truyền thống hiếu học, với truyền thống tôn sư trọng đạo rất coi trọng vai trò của người thầy giáo

Điều đó nhắc nhở mọi người phải quan tâm mọi mặt đến giáo dục

Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng đã quyết định đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đaj hóa nhằm mục đích dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, vững bước đi lên con đường Chủ nghĩa xã hội, phan dau năm 2020 đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp, đó là nhiệm vụ hàng đầu đảm bảo xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta Đảng ta đã khăng định: “Muốn tiến lên công nghiệp hóa, hiện đai hóa, phải phát triển manh GD&DT, phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”

Theo tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc

UNESSCO cho răng: “Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày” Đồng thời đã nhận thấy mô hình “Trường học thân thiện” với các yếu tố của nó là một giải pháp nâng cao chất lượng, đảm bảo công bằng giáo dục và được phố biến, áp dụng ở 40 quốc gia trên thế giới Trong mô hình trường học thân thiện tiêu chí GDKNS như là một biểu hiện của chất lượng giáo dục, vừa để giúp học sinh sông an toàn

Ở Việt Nam, giáo dục kỹ năng sống dưới sự hỗ trợ của UNICEF đã

được đưa vào nhà trường để GD cho học sinh THCS từ hơn 10 năm nay ở

một số dự án như: Dự án “Irường học nâng cao sức khỏe” của Bộ GD&ÐT,

Trang 17

Năng lực ứng xử Năng lực tự học suốt đời; Định hướng học để biết, học để

làm, học để chung sống và học để tự khăng định Trên cơ sở đó, hình thành

cho các em những hành vi, thói quen tích cực, loại bỏ những hành vị, thói

quen tiêu cực trong các tình huống hang ngày, tạo co hội thuận lợi để HS thực

hiện tốt quyền, bốn phận của mình và phát triển toàn diện về thê chất, trí tuệ,

tinh thần và đạo đức [32]

Đã có nhiều nghiên cứu về GDKNS trong nhà trường: PGS, TS Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Kim Dung, Lưu Thu Thủy, Vũ Thị Sơn (2003), Những nghiên cứu và thực hiện chương trình giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam, Viện chiến lược và chương trình giáo đục [12]; Một số vẫn đề chung về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở nhà trường phố thông

của Bộ Giáo dục và Đảo tạo tháng 3/2010 [4]; PGS, TS Nguyễn Thanh Bình

(2010), Giáo trình chuyên đề về “Giáo dục kỹ năng sống” dự án đào tạo giáo viên THPT, Nhà xuất bản đại học sư phạm Hà Nội [11]; Lê Minh Khiêm (2015), Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa, Đại học Vinh [24] ; Nguyễn Thị Thu Hang (2015), Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội,

Đại học giáo dục [15] Các nghiên cứu đã đề cập tìm hiểu sâu vào một số lĩnh

vực nội dung và phương pháp giáo dục kỹ năng sống, các đề tài đã phân tích làm rõ thực trạng tính cấp bách của vẫn đề giáo dục kỹ năng sống, một số đề tài đã đề cập đến hình thức GDKNS cụ thể trong nhà trường phố thông, đề xuất các biện pháp GDKNS cho HS, sinh viên

Trang 18

GDKN§S tại trường hiện nay còn nhiều khó khăn, thể hiện chưa thực sự tập

trung cho việc xây dựng kế hoạch, nguồn lực, hình thức tổ chức Đặc biệt là

rất cần biện pháp quản lý tích cực để thực hiện hiệu quả tích hợp GDKNS trong các môn học của nhà trường

Tiếp thu, kế thừa những thành tựu nghiên cứu trên, tác giả sẽ nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động GDKNS cho HS trường Trung học cơ sở Liên Nnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp có tính cần thiết, tính khả thi phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương trong hoạt động GDKNS cho HS, nhằm góp phân nâng cao chất lượng GDKNS trong giai đoạn hiện nay

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Quản lý

Quản lý là một hoạt động xuất hiện từ khi xã hội loài người hình thành

các tô chức như một nhu cầu thiết yếu khách quan Đến nay, quản lý đã trở thành

một hoạt động phố biến, diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi cấp độ xã hội

Với nhiều cách tiếp cận ở các góc độ kinh tế, xã hội, giáo dục, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã đưa ra những định nghĩa tương đối đồng nhất về khái niệm quản lý

Hemry Fayol, nhà nghiên cứu người Pháp (1841 - 1925) cho rằng: Quản lý

là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra Ông còn khang dinh

"Khi con người lao động hợp tác thì điều tối quan trọng là họ cần phải xác

định rõ công việc mà họ phải hoàn thành và các nhiệm vụ của mỗi cá nhân

phải là mắt lưới đệt nên mục tiêu của tổ chức” Theo nhà khoa học người Mỹ

Trang 19

của thuyết quản lý khoa học" Là người rất thành công trong quản lý sản xuất, ông đã thê hiện tư tưởng cốt lõi của mình trong quản lý là: “Quản lý là khoa học đồng thời là một nghệ thuật thúc đây xã hội phát triển” Ông cho rằng " Quản

lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được

răng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất" [13]

C.Mác nói: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung

nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến sự chỉ đạo

để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất khác với sự vận động của các khí

quan độc lập của nó Một người độc tau vĩ cầm thì tự mình điều khiển lay

mình, còn dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [8]

Quản lí theo quan điểm của PGS TS Đặng Thành Hưng như sau: “Quản lí là một dạng lao động đặc biệt nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển, phối hợp lao động của người khác hoặc của nhiều người khác trong cùng tổ chức hoặc cùng công việc nhằm thay đôi hành vi và ý thức của họ, định hướng và tăng

hiệu quả lao động của họ, để đạt mục tiêu của tổ chức hoặc lợi ích của công

việc cùng sự thỏa mãn của những người tham gia” [19]

Trên phương diện hoạt động của một tô chức, tác giả Nguyễn Ngọc Quang

cho rang "Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý

đến người lao động nói chung là khách thể quản lý, nhằm thực hiện được

những mục tiêu dự kiến" [30]

Tác giả Đặng Quốc Bảo có quan điểm cho răng “Quản lý là quá trình

lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên

thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt

được các mục đích đã định” [10]

Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm phối hợp hành động

Trang 20

một cách hiệu quả nhất Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức

băng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo

và kiểm tra

Như vậy, quản lý không chỉ là tổ chức khoa học mà còn là nghệ thuật và hoạt động quản lý vừa có tính khách quan, vừa mang tính chủ quan, vừa có tính pháp luật của Nhà nước, vừa có tính xã hội rộng rãi; chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất

Các chức năng cơ bản của quản lý là những chức năng đặc thù gắn liên với hoạt động quản lý của các chủ thể quản lý (các nhà lãnh đạo, quản lý)

* Chức năng kế hoạch hóa: Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình quản lý, bao gồm soạn thảo, thông qua được những chủ trương quản lý

quan trọng Nội dung thực hiện chức năng kế hoạch: Phân tích bối cảnh, xác

định mục tiêu phát triển tô chức; lập kế hoạch thực hiện mục tiêu; triển khai thực hiện kế hoạch; đánh giá; điều chỉnh kế hoạch (nếu cân)

* Chức năng tô chức thực hiện: Đây chính là giai đoạn hiện thực các quyết định, chủ trương bằng cách xây dựng cấu trúc tô chức của đối tượng

quản lý, tạo dựng mạng lưới quan hệ tổ chức, lựa chọn sắp xếp cán bộ

* Chức năng chỉ đạo: Chỉ dẫn động viên điều chỉnh và phối hợp các lực lượng GD trong nhà trường, tích cực hăng hái chủ động theo sự phân công

đã định Nội dung chức năng chỉ đạo: Thực hiện quyền chỉ huy, giao việc và hướng dẫn triển khai nhiệm vụ; đôn đốc, động viên, kích thích, tạo động lực làm việc cho nhân viên; giám sát, sửa chữa đảm bảo các hoạt động đúng

hướng, bám sát yêu cầu thực thi kế hoạch của tổ chức; xây dựng môi trường thúc đây các hoạt động phát triển

Trang 21

thực hiện chức năng kiểm tra: Xác định các tiêu chuẩn để đánh giá; đánh giá kết quả thực hiện; thu thập thông tin về đối tượng được kiểm tra; so sánh kết quả; đo đạc thực tế với chuần để phát hiện mức độ thực hiện tốt, vừa, xấu của các đối tượng quản lý; điều chỉnh

1.2.2 Quan lý giáo dục

Giáo dục là một bộ phận của xã hội, nên quản lý giáo dục là một loại

hình quản lý xã hội Dựa trên khái niệm "quản lý" các nhà nghiên cứu về quản lý

giáo dục đã đưa ra một số định nghĩa như sau:

Trong luận văn sử dụng khái niệm quản lí theo quan điểm của PGS TS

Đặng Thành Hưng như sau: “Quản lí giáo dục là dạng lao động xã hội đặc

biệt trong lĩnh vực giáo dục nhắm gây ảnh hưởng, điều khiển hệ thống giáo dục và các thành tố của nó, định hướng và phối hợp lao động của những người tham gia công tác giáo dục để đạt được mục tiêu giáo dục và mục tiêu

phát triển giáo dục, dựa trên thể chế giáo dục và các nguồn lực giáo dục” [21]

“Quản lý nhà trường (quản lý giáo dục nói chung) là thực hiện đường lỗi

giáo dục của Đảng trong phạm vị trách nhiệm của mình đưa nhà trường vận hành

theo nguyên lý GD để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với thế hệ trẻ và với từng học sinh” đã được tác giả Phạm Minh Hạc nêu lên [15]

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đây mảng

công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [10]

Theo luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Mai Loan thì “Quản lý

giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và mục đích của các

chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhắm

Trang 22

Vậy ta có thê hiểu: Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống được quản lý vận hành theo đường lối giáo dục và nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất

Bản chất của quản lý giáo dục là quá trình tác động có định hướng của chủ thê quản lý (người quản lý) lên khách thể ( các thành tô tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục) nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục

Mục tiêu của QLGD (quản lý giáo dục) chính là trạng thái mong muốn trong tương lai đối với hệ thống giáo dục, đối với trường học, hoặc đối với những thông số chủ yếu của hệ thống GD trong mỗi nhà trường Những thông số này được xác định trên cơ sở đáp ứng những mục tiêu tổng thê của sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước

Đối tượng của QLƠD bao gồm các HDGD, nguồn lực giáo dục, các

hoạt động có liên quan đến việc thực hiện chức năng của giáo dục

Từ những khái niệm trên, ta có thể thấy rõ bốn yếu tố của QLGD là: chủ thể quản lý, khách thể quản lý, mục tiêu quản lý, đối tượng quản lý

Như vậy, có thể hiểu: Khái niệm QLGD là hệ thống những tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý

nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt được mục tiêu đề ra

1.2.3 Kỹ năng sống

Kỹ năng được hiểu là cách thức lựa chọn các thao tác định hướng, sắp xếp

theo một trình tự nhất định, sao cho khi thực hiện theo đúng trình tự đó sẽ đạt

Trang 23

Hay nói cách khác, kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một các nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống

Kĩ năng sống được hiểu là các kỹ năng mang tính tâm lý xã hội, là khả năng để thích ứng và hành vi tích cực cho phép các cá thể giải quyết có hiệu quả NHU CÂU và THÁCH THỨC trong cuộc sống hằng ngày (WHO 2003)

Theo tổ chức UNESCO định nghĩa “kỹ năng sống” là khả năng thích nghỉ và hành vi tích cực cho phép cá nhân có đủ khả năng đối phó có hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày Nói một cách khác, đó là khả năng nhận thức của bản thân (Giúp mỗi người biết mình là ai? Sinh ra dé làm gì? Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, mình có thể làm được gì?)

1.2.4 Giáo dục kỹ năng sống

Giáo dục kỹ năng sống là quá trình hình thành, rèn luyện hoặc thay đổi các hành vi của học sinh theo hướng tích cực, phù hợp với mục tiêu phát triển

toàn diện nhân cách người học Thực chất là sử dụng các phương pháp và kĩ

thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm thể hiện các kỹ năng, cần thiết trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải là đưa ra những câu hỏi đơn giản, lời giải đơn giản, mà GDKNS là việc hướng đến làm thay đổi các hành vi Có nghĩa là GD các em có có tri thức, thái độ, khả năng ứng phó với nhu câu thách thức hăng ngày, cách sống tích cực, phù hợp với mục tiêu phát triển toàn điện nhân cách

1.2.5 Quản lý giáo dục kỹ năng sống

Trang 24

ngoai nha truong nhằm thực hiện mục tiêu các nhiệm vụ giáo dục rèn luyện kĩ

năng sống ở học sinh

Quản lý giáo dục kỹ năng sống là quá trình tác động của chủ thể quản lý (CBQL và bộ máy giúp việc của CBQL) đến tập thể giáo viên và HS được tiến hành giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động GD trong giờ lên lớp và NGLL (ngoài giờ lên lớp) theo chương trình kế hoạch nhằm mục tiêu giáo dục học sinh một cách toàn diện Quản lý GDKNS cho HS của người

CBQL thực chất là quản lý về mục tiêu giáo dục, quá trình giáo dục, là quản

lý về kế hoạch, đội ngũ, các điều kiện, công tác kiểm tra, đánh giá, công tác

phân phối các lực lượng ƠD khi thực hiện GDKNS cho HS Từ đó, học sinh trong quá trình tham gia tích cực vào các loại hình hoạt động với các mối quan hệ đa dạng trong xã hội, các giá trị văn hố của lồi người, từ đó, các

phẩm chất, tính cách, năng lực được hình thành

1.3 Một số vấn đề về giáo dục kỹ năng sống cho hoc sinh trung học cơ sở 1.3.1 Đặc điểm tâm - sinh lý học sinh

Trước tiên, chúng ta nhận thấy răng: Tuôi thiếu niên là giai đoạn phát triển từ 11-15 tuổi và hầu hết là học sinh ở các trường THCS (từ lớp 6 đến lớp 9) Đây là lứa tuôi có vị trí đặc biệt quan trọng trong thời kỳ phát triển của mỗi con người, vì nó là thời kỳ chuyên tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành Đây là lứa tuôi có bước nhảy vọt về thê chất lẫn tinh than, tạo nên nội dung cơ

bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: Thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức

của thời kỳ này Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tôn tại song song “vừa tính trẻ con,

vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống, hoạt động của các em Mặt khác, ở những em cùng độ tuôi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển, các khía cạnh khác nhau

của tính người lớn, điều này do hoàn cảnh sống, hoạt động khác nhau của các

Trang 25

THCS 1a thoi ky chuyén tiếp từ tuôi thơ sang tuôi trưởng thành và được phan ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “Thời kỳ quá độ”; “Tuổi khó bảo”; “Tuổi khủng hoảng”; “Tuổi bất trị”

Lứa tuổi học sinh trường THCS là lứa tuổi phát triển và có sự biến đổi mạnh mẽ về tâm lý, con người đang trong quá trình hình thành bản sắc riêng Các em không còn là trẻ em nữa nhưng cũng chưa hắn là người lớn Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng diễn ra sự cá thê hoá Quá trình cá thể hoá bao gồm sự phát triển tính độc lập các mối quan hệ gia đình, sự suy yếu các mối quan hệ ràng buộc mà trước đây là rất quan trọng đối với các em Bên cạnh đó, gia đình cũng đánh dấu sự thay đổi vị thế của các em Người lớn lắng nghe ý kiến và giao nhiệm vụ như một thành viên xã hội trong gia đình Các em chỉ có thể xây dựng hình ảnh về bản thân trong điều kiện thực hiện mối quan hệ với người khác nhưng đồng thời cũng tìm cách thiết lập một ranh giới cho các mối quan hệ đó Nhiều thiếu niên không thích sự can thiệp của người lớn quá sâu vào công việc hay quan niệm của các em Một điểm đáng chú ý nữa là nhu cầu tự ý thức và tự khắng định Nhờ có khả năng tự ý thức, các em biết nhận thức, đánh giá bản thân mình, so sánh với người khác Lứa tuổi này các em đã có mong muốn vươn lên trở thành người lớn, muốn được trân trọng như người

lớn Do đó, đặc điểm tâm lý của học sinh trường THCS đó là sự thừa nhận của cha mẹ, thay cô với các em được đánh gia rất cao, ngược lại nếu cha mẹ,

người lớn không thừa nhận dễ dẫn các em đến những phản ứng quyết liệt Sự biến đổi về mặt sinh lý lứa tuổi học sinh trường trung học cơ sở diễn

ra với nhưng thay đổi lớn, đó là một sự kiện vô cùng quan trọng là sự day thi

Trang 26

những nét riêng biệt Ở lứa tuôi thiếu niên, quá trình hưng phẫn chiếm ưu thế rõ rệt, dẫn đến thiếu niên không làm chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được xúc động mạnh Các em dễ bị kích động, dễ bực tức, cáu gắt Ở tudi thiếu niên, phản xạ có điều kiện đối với những tín hiệu trực tiếp được hình thành nhanh hơn những phản xạ có điều kiện đối với những tín hiệu từ ngữ Do vậy ngôn ngữ của trẻ cũng thay đổi Các em nói chậm hơn, hay “nhát gừng”, “cộc lốc” Đó là lý đo vì sao chúng ta nên hướng dẫn học sinh kỹ năng nói, kỹ năng giao tiếp

Hiện tượng đậy thì khi HS trường THCS có đời sống trong nhà trường

cũng có nhiều thay đổi Hoạt động học tập và các hoạt động khác của các học sinh

THCS đòi hỏi và thúc đây các em có thái độ tích cực và độc lập hơn, tạo điều kiện cho các em thoả mãn nhu cầu giao tiếp của mình Sự thay đổi điều kiện sống, điều kiện hoạt động của thiếu niên ở trong gia đình, nhà trường, xã hội mà vị trí của các em được nâng lên

Đặc điểm tâm - sinh lý học sinh cũng chính là đặc điểm của sự phát triển của lứa tuôi HS trường THCS Sự phát triển tự ý thức của HS trường THCS đã giúp các em bắt đầu có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm của mình, xuất hiện ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng Các em đã có khả năng đánh giá về mặt mạnh, mặt yếu của bản thân và những người xung quanh, có những biện pháp kiểm tra đánh giá sự tự ý thức của bản thân, bước đầu nhận thức

được vị trí của mình trong xã hội hiện đại Điều này sẽ giúp các em làm quen dần với việc tham gia hoạt động GDKNS với vai trò là chủ thể Mặt khác, ở

lứa tuổi này các em rất hiếu động, nhu cầu giao tiếp lớn, quan hệ giao tiếp đã bắt đầu mở rộng, các em đã được tiếp thu các chuẩn mực trong xã hội, tiếp thu

các tri thức về khoa học tự nhiên, xã hội Các em bắt đầu muốn làm người lớn

nhưng chưa có kinh nghiệm, các em thường quá tự tin muén khang định

Trang 27

tìm hiểu, không nghe lời khuyên của bố mẹ, thầy cô, bướng bỉnh có khi rất mạnh mẽ và tiêu cực Do đó, rất cần có một môi trường tốt, hoạt động GDKNS phù hợp với sở thích, với năng lực của các e để giúp các em tự khăng định mình đồng thời tránh được những tác động xấu của môi trường, xã hội Chính vì vậy, khi nắm được KNS, các em sẽ đễ dàng áp dụng những kiến thức lý thuyết, những “cái mình biết”, “cái mình tin tưởng” vào thực tiễn thành những hành động tích cực, giúp các em thích ứng nhanh nhẹn với những sự thay đôi ngày càng nhanh của xã hội, vững bước tương lai

1.3.2 Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Trước tiên chúng ta nhận thấy rằng mục tiêu GDKNS cho HS chính là trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp

Trên cơ sở đó hình thành cho HS những hành vị, thói quen lành mạnh, tích Cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày Tạo mọi cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bốn phận của mình và phat

triển hài hoà về thé chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức

Mục tiêu giáo dục KNS được mô tả như sơ đồ dưới đây: MỤC TIỂU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SÔNG |

Lam chu ban than, co Rèn cách sống có Mở ra cơ hội, hướng khả năng thích ứng, trách nhiệm với bản suy nghĩ tích cực,

biệt cách ứng phó thân, gia đình và tự tin, tự quyêt định

trước những khó cộng đông và lựa chọn đúng đăn

khăn trong cuộc sông

Trang 28

Mục tiêu cụ thể đối với việc GDKNS cho HS chính là thông qua các

vấn đề như sau:

Thứ nhất “Làm chủ bản thân, có khả năng thích ứng, biết cách ứng phó trước những khó khăn trong cuộc sống” GDKNS cho học sinh THCS nhằm định hướng cho các em con đường sống tích cực, trang bị cho các em những kiến thức cơ bản, những kỹ năng nghề nghiệp để các em tự tin trước sự biến đối của xã hội và bước vào lứa tuổi mới, cấp học mới đó là cấp học Trung học phô thông GDKNS cho HS là nhiệm vụ rất cần thiết bởi KNS giúp các em phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách và phương thức GDKNS, rất phù hợp

với đặc điểm tâm sinh lý học sinh THCS khi các em chưa có những hiểu biết

sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập Quốc tế và kinh tế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức,

những áp lực tiêu cực Do đó, việc GDKNS cho Hồ sẽ giúp các em rèn luyện

hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và cộng đồng, giúp các em sống an toàn và lành mạnh

Thứ hai “Rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng” Trên thực tế hiện nay, chúng ta cần GDKNS cho HS về cách ứng phó với các thách thức như: tai nạn, xâm hại tình dục, phòng - chống các tệ nạn xã hội

Mặt khác, với mục tiêu hết sức quan trọng đó chính là GDKNS về tình thân ái,

cách ứng xử có văn hoá

Thứ ba “Mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực, tự tin, tự quyết định và

lựa chọn đúng đắn” Đây là một mục tiêu GDKNS cho HS hết sức quan trọng,

Trang 29

được cách đối đầu và vượt qua được áp lực tâm lý Đồng thời, GDKNS cho

HS chính là việc trang bị, huớng dẫn cho các em cách vận dụng những kỹ năng sống vào thực tế sao cho phù hợp với xu hướng phát triển đặc trưng của mỗi cá nhân trong xã hội

Mục tiêu GDKNS cho HS không phải yêu cầu mang tính nguyên tắc như trong bài dạy môn học chính khóa, việc giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện phù hợp Cơ hội thực

hiện GDKNS cho HS tất nhiều và rất đa dạng thông qua các môn học; qua các chủ đề tự chọn; qua hoạt động giáo dục (HĐGD) ngoài giờ lên lớp (NGLL); qua hoạt động trải nghiệm Sự phối hợp chặt chế GDKNS với các hoạt động giáo dục vốn đã được lồng ghép vào chương trình giáo dục từ nhiều năm nay như: Giáo dục về bảo vệ môi trường: Phòng chống ma tuý; Giáo dục pháp luật; Sức khỏe sinh sản vị thành niên Điều này đã giúp mục tiêu GDKNS cho HS đi đúng hướng và đúng đối tượng học sinh Mục tiêu của GDKNS cho học sinh THCS không dừng lại ở việc làm thay đối nhận thức cho học sinh bằng cách cung cấp thông tin, tri thức mà tập trung vào mục tiêu xây dựng hoặc làm thay đổi hành vi của học sinh theo hướng tích cực, mang tính xây dựng, đối mới các vã đề đặt ra trong cuộc sống

1.3.3 Chương trình, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Hiện nay, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các nhà trường đã và đang thành xu thế chung của nhiều nước trên thế giới Chương trình hành động Dakar về giáo dục cho mọi người (Senegal - 2000) đã đặt ra trách nhiệm cho mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận với chương trình GDKNS phù hợp và mức độ đạt được KNS cần được coi như một nội dung của chất lượng giáo dục Giáo dục kỹ năng sống phải được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, khi có điều kiện, cơ hội phù hợp, do đó GDKNS phải thực hiện thông qua môn học và trong các HĐGD Cơ hội thực hiện kỹ năng sống rất

Trang 30

1.3.3.1.Chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

Theo UNESCO ba thành tổ hợp thành năng lực của con người là: Kiến thức, kỹ năng và thái độ Hai yếu tố “kỹ năng” và “thái độ” thuộc về kỹ năng

sống, co vai tro quyét định trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh và sự

thành công của mỗi người

Kỹ năng sống cho học sinh THCS không chỉ dừng lại ở việc thay đổi nhận thức cho học sinh băng cung cấp thông tin tri thức mà tập trung vào mục tiêu xây dựng hoặc làm thay đổi hành vi của học sinh theo hướng tích cực, mang tính xây dựng đối với các vẫn đề đặt ra trong cuộc sống Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh THCS hiểu được những tác động mà hành vi thái độ của mình có thể gây ra, có thái độ và hành vi tích cực đối với môi trường tự

nhiên, môi trường xã hội, đối với các vẫn đề của cuộc sống Học sinh THCS

có kỹ năng sống sẽ biết trang bị những nguyên tắc phát triển bền vững vào cuộc sống của mình, giúp trang bi cho các em những kỹ năng cần thiết để thích ứng với cuộc sống hiện đại không ngừng biến đổi Chương trình GDKNS cho học sinh là những kỹ năng cốt lõi cần hình thành và phát triển cho các em Để việc GDKNS đạt hiêu quả không chỉ thực hiện trong nhà trường, qua các môn học chính khóa - dù rất quan trọng mà chương trình GDKNS còn phải được thực hiện kết hợp với nhiều cách khác như: sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; các hoạt động trải nghiệm đa dạng, phong

phú; hoạt động văn hóa, văn nghệ; hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa; hoạt đông tiếp cận khoa học - kỹ thuật; hoạt động tham quan, dã ngoại

1.3.3.2 Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở

Văn bản số 463/BGDĐT- GDTX (V/v hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở GDMN,GDPT và GDTX) đã nêu:

Trang 31

hợp với thực tiễn và thuần phong mỹ tục Việt Nam vừa hội nhập quốc tế trong giai đoạn công nghiệp hoá đất nước

- Nội dung giáo dục KNS phải phù hợp với từng lứa tuổi và tiếp tục

được rèn luyện theo mức độ tăng dần Đối với học sinh trung học và học viên

GDTX cấp THCS và cấp THPT tiếp tục rèn luyện những kỹ năng đã được học ở tiểu học, tập trung giáo dục những KNS cốt lõi, có ý nghĩa thiết thực cho người học như: kỹ năng ra quyết định và giải quyết vẫn đề, kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và hợp tác, kỹ năng tự nhận thức và cảm thông, kỹ năng quản lý cảm xúc và đương đầu với áp lực, kỹ năng tự học

Tìm hiểu về nội dung GDKNS đưa vào nhà trường THCS hiện nay cho thấy: Theo nhiệm vụ do Bộ Giáo dục và Đào tạo phân công, Viện KHGDVN đã và đang triển khai hướng dẫn, thử nghiệm GDKNS trong các nhà trường Việt Nam Trong tài liệu bồi dưỡng GV, cán bộ quản lý về GDKNS thì phần những vẫn đề chung đã đề cập tới 5 nhóm KNS cần GD cho học sinh phổ thông

nói chung và học sinh THCS nói riêng, đó là:

+ Nhóm kĩ năng tự nhận thức: Kĩ năng xác định giá trị bản thân, kĩ

năng tự tin, kĩ năng tự trọng;

+ Nhóm kĩ năng giao tiếp: Kĩ năng phản hồi, lắng nghe; kĩ năng trình bày

suy nghĩ, ý tưởng; kĩ năng ứng xử, giao tiếp; kĩ năng thể hiện sự cảm thông;

+ Nhóm kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: Kĩ năng nêu vấn đề; kĩ năng bình

luận; kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin; kĩ năng phân tích đối chiếu;

+ Nhóm kĩ năng ra quyết định: Kĩ năng xác định/ tìm kiếm các lựa

chọn; kĩ năng giải quyết vẫn đề; kĩ năng ứng phó; kĩ năng thương lượng;

+ Nhóm kĩ năng làm chủ bản thân: kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng quản lý thời gian, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm; kĩ năng kiểm soát cảm xúc;

Trang 32

mà giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là việc hướng đến làm thay đổi các hành vi Có nghĩa là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội, là xây dựng và thay đổi ở các em có những hành vi theo hướng tích cực, phủ

hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học Dựa trên có sở đó,

giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp Vì vậy, mỗi con người cần phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để giải quyết các van để gặp phải trong cuộc sống Là những nhà giáo dục, chúng ta cần phải thấy rõ vai trò của việc trang bị KNS cho học sinh là rất quan trọng giúp các em vững bước hơn trong cuộc sống

1.3.4 Phương pháp và hình thức GDKNS cho học sinh THCS 1.3.4.1.Phương pháp giáo dục kỹ năng sống

4) Phương pháp động não

Đây là phương pháp giáo dục để cho học sinh trong một thời gian ngắn nay sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vẫn đề nào đó, cách tiến hành như sau: giáo viên nêu câu hỏi hoặc vẫn dé cho cả lớp hoặc nhóm suy nghĩ trả lời; Khích lệ người học phát biểu ý kiến và đóng góp càng nhiều ý kiến càng tốt; Ghi các ý kiến lên bảng hoặc giấy trắng; Phân loại các ý kiến; Làm rõ các ý kiến chưa được rõ ràng; Tổng hợp các ý kiến

Tuy nhiên, tất cả các ý kiến đều được GV hoan nghênh mà không phê phán hay nhận định đúng - sai Cuối giờ, người giáo viên nên nhắn mạnh kết luận sản phẩm chung này là của cả lớp, của nhóm Yêu cầu người tham gia có ý kiến ngăn gọn và chính xác, không dài dòng, chung chung Phương pháp động não góp phân tích cực vào việc rèn luyện các kỹ năng tư duy tích cực, ra quyết định nhanh, chính xác

b) Các phương pháp trải nghiệm

Trang 33

tình huống Những phương pháp này có ưu điểm lớn trong quá trình GDKNS cho các em

Phương pháp thảo luận nhóm thực chất là để học sinh tham gia trao đôi một vấn đề nào đó theo nhóm nhằm giúp cho người học tham gia một cách chủ động vào quả trình học tập Từ đó, tạo cơ hội cho người học tham gia chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến của mình để cùng giải quyết một vấn đề,

giáo viên cần thực hiện như: tổ chức, phân chia nhóm, mỗi nhóm 4 - 6 học sinh, giao nhiệm vụ cho nhóm đó Các nhóm thảo luận, các thành viên nhóm

trao đối để đi đến thực hiện Giáo viên tổng kết các ý kiến

Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp thảo luận thì quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ, không nên để nhóm quá đông hoặc nhóm quá ít Nội dung của các nhóm có thê giống hoặc khác nhau, các nhóm phải cử người làm thư

ky ghi lại nội dung đã thảo luận Cuối cùng là phải có thời gian quy định thảo

luận và trình bày ý kiến, giáo viên sẽ là người bao quát toàn bộ nhóm Chính phương pháp thảo luận nhóm góp phân tích cực vào việc rèn luyện kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp và chia sẻ

Phương pháp nghiên cứu tình huống cách tiến hành như sau: Chọn tình huống (Có thê một hoặc nhiều tình huống); Chia nhóm; Đọc, nghe, xem tình huống; Suy nghĩ về tình huống đó (Đưa ra một vài câu hỏi); Thảo luận và thống nhất ý kiến; Trình bày ý kiến về những vẫn đề đặt ra; Giáo viên kết luận chung Đối với phương pháp tình huống khi thực hiện cần có yêu cầu phải lựa chọn tình huống, tìm được ra phương án tối ưu cho mỗi tình huống, động viên người học tham gia phát biểu ý kiến

Phương pháp đóng vai, giúp người học làm thử “đóng vai” để giải quyết chủ đề đã đưa ra để biết được cách thức, ứng xử, đối thoại của nhân vật,

Trang 34

thé hién cac vai; Nguoi ngồi dưới ghi chép và nhận xét; Cử đại diện các nhóm

lên thể hiện; Các nhóm khác được đóng góp ý kiến

Đối với phương pháp đóng vai cần thực hiện được yêu cầu đó là: Chọn chủ đề phù hợp (Do giáo viên gợi ý hoặc trong các nhóm để xuất); Sau đó mỗi nhóm tìm ra phương án chung nhất, hiệu quả nhất của nhóm mình; Trình bày (Cần nỗi bật lên được cả nội dung và hình thức thê hiện)

Phương pháp dự án cách thực hiện như sau: Hướng dẫn học sinh thảo

luận nhóm và xây dựng dé án; Xác định một mục tiêu cần đạt; Đưa các hoạt

động, thời hạn để đạt được mục tiêu đó; Xác định xem cần phải huy động thêm những ai tham gia, ai hỗ trợ Đưa ra kế hoạch các bước để thực hiện mục tiêu; Đánh giá sau khi thiết kế xong đề án (Với cách làm như vậy có đạt

được mục tiêu đề ra không? Việc thực hiện theo đề án sẽ có thuận lợi, khó

khăn gì? Kết thúc đề án sẽ thu nhận được gì?); Tiến hành thực hiện dự án trên cơ sở công việc đã phân công để được giải quyết, xác định chiến lược và thực hiện chiến lược đó; Rút ra các kết luận, tiến hành làm báo cáo trao đối trong nhóm; Đánh giá các sản phẩm của dự án; Tổng kết dự án qua sản phẩm, đánh

giá mức độ đạt được của mục tiêu

c) Các phương pháp trải nghiệm cứng cố

Trang 35

phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học

sinh được thực hành, trải nghiệm kỹ năng sống trong quá trình học tập 1.3.4.2 Hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở

Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở có thể được tổ chức theo các hình thức chủ yếu sau:

Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khi dạy các môn học có

tiềm năng: Giáo dục công dân, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Âm

nhạc, Sinh học, Thể dục, Hóa học Mỗi môn học đều có nhiệm vụ cung cấp

cho học sinh về kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết đã được quy định trong

chương trình Chăng hạn như áp dụng đối với mơn Tốn thì có kỹ năng tính toán, kỹ năng vẽ hình, kỹ năng thu thập số liệu, kỹ năng tư duy logic Các môn học đều có nhưng kỹ năng chung, mặc dù không đề cập tới yêu cầu giáo dục kỹ

năng sống thì các môn học vẫn phải thực hiện theo yêu cầu Khả năng

GDKNS của các môn học càng lớn thì khi sử dụng các phương pháp và hình thức

tổ chức học tập một cách đa dạng càng hiệu quả Các hoạt động thực hành,

ngoại khố của từng mơn học cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc GDKNS như: thực hiện các bài tập lớn có nội dung là những vẫn đề xã hội, tham quan theo chủ đề bộ môn, hoạt động của các nhóm học sinh tìm hiểu khoa học Trong quá trình này học sinh được tiếp cận với thực tiễn, giao tiếp với nhiều thành phân xã hội, học sinh biết hợp tác với nhau trong công việc, phát huy tốt kỹ năng vận dụng kiến thức khi giải quyết các tình huống thực tế Từ đó, học sinh có điều kiện cải thiện khả năng tự đánh giá trong những tình huống học tập các mơn học bên ngồi môi trường nhà trường đã đề ra trong chương trình

Trang 36

để tiến hành các hoạt động GDKNS cho HS Hình thức dạy học tự chọn có thời lượng không nhiều, nhưng cũng cần phải xây dựng vào chương trình cụ thể khi GDKNS để góp phân thoả mãn nhu cầu chính đáng của HS, đồng thời

cũng làm cho nội dung tự chọn trong chương trình nên thiết thực hơn

Giáo dục kỹ năng sống cho khi tơ chức HĐGD ngồi giờ lên lớp Nhà trường đã xác định rõ hoạt động NGLL (ngoài giờ lên lớp) trong chương trình giáo dục THCS đúng theo quy định trong chương trình với thời lượng và định hướng rõ ràng về nội dung Học sinh được tham gia vào những hoạt động mang tính tập thể cao, có ý nghĩa xã hội sâu sắc Trong chương trình GDKNS cho HS cân đặc biệt đề cao vai trò chủ thể, tính sáng tạo, khả năng tham gia

một cách chủ động Hoạt động NGLLL luôn có nhiều lợi thế cho việc GDKNS

đối với HS Qua những hoạt động đó giúp HS có thể phát triển nhiều loại kỹ năng như: kỹ năng xác định mục tiêu, kỹ năng xây dựng kế hoạch hành động, kỹ năng giải quyết nhanh các tình huống đặt ra Hình thức hoạt động NGLL

được xây dựng đa dạng để tạo điều kiện cho việc hình thành và rèn luyện kỹ

năng cho học sinh tham gia vào các hoạt động tập thẻ, kỹ năng hợp tác trong xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch, kỹ năng giao tiếp với nhiều loại đối tượng Qua các hoạt động do được tiếp xúc nhiều, hợp tác dùng giải quyết các tình huống thực tiễn có trong chương trình, học sinh tích lũy được kinh

nghiệm để từ đó tạo khả năng vượt qua thử thách, khó khăn trong cuộc sống Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khi tổ chức hoạt động câu lạc bộ là

Trang 37

động thích hợp và cuối cùng học sinh sẽ có khả năng đánh giá kết quả đạt được đề thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống sau này

Hình thức tổ chức dạy thành một chương trình ngoại khoá Trong thực tiễn, nếu môi trường xung quanh của học sinh có những nguy cơ ảnh hưởng

đến tính mạng, sức khỏe hoặc tinh thần của các em thì cần tổ chức những chương trình ngoại khoá để rèn luyện cho các em KNS biết tự bảo vệ bản

thân Những chương trình này có thể tổ chức tại trường, có thể tại thực địa (Nơi có ao, hỗ, sông, suối nếu các em có nguy cơ đuối nước; nơi có đôi núi nếu có nguy cơ sạt đá, lở đất .)

Ngoài ra hình thức GDKNS cho HS chúng ta có thê tổ chức qua cách

xử lý tình huống trong thực tiễn cuộc sống theo cách coi trọng việc GDKNS

hoặc qua việc tư vấn, tham vấn trực tiếp đối với cá nhân, nhóm học sinh Các hình thức tổ chức GDKNS cho học sinh THCS đã nêu trên thì mỗi

hình thức lồng ghép đều có những hiệu quả nhất định GDKNS vào các hoạt

động trải nghiệm, GD NGLL đạt hiệu tối ưu, vì nó thu hút sự hào hứng tham

gia của học sinh, đồng thời thông qua các hoạt động HS sẽ có nhiều cơ hội để trải nghiệm, cũng như tương tác với những người xung quanh

1.4 Nội dung quán lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở

Đảng và nhà nước ta xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội Mọi hoạt động dạy học ở tất cả các trường, các cấp

Trang 38

Cần GDKNS cho HS đáp ứng yêu cầu giáo dục phô thông Chính vì vậy, quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh THCS đang là việc làm rất cân thiết để có được

thế hệ các em học sinh năng động, nhanh nhẹn, sáng tạo và có ích cho xã hội

1.4.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở

Việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDKNS cho HS là việc làm hết sức

quan trọng trong công tác quản lý giáo dục Xây dựng kế hoạch là sự xác định một cách có căn cứ khoa học về: Mục đích, yêu cầu; Nhiệm vụ trọng tâm; Chỉ tiêu và các biện pháp cụ thể (thời hạn, tốc độ, tỉ lệ cân đối) về sự phát triển một quá trình và định ra những phương tiện cơ bản để thực hiện có kết quả những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đó Nói một cách đơn giản, xây dựng kế hoạch là quyết định trước xem sẽ phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai sẽ làm cái đó Xây dựng kế hoạch bao gồm các bước: tiền kế hoạch,

chân đoán, hình thành bản kế hoạch, hoàn chỉnh bản kế hoạch

Đây là một quá trình xác định các mục tiêu và các biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó Đồng thời, giúp cho người quản lý tư duy một cách có hệ thống để tiên liệu các tình huống có thể xảy ra, phối hợp mọi nguôn lực trong và ngồi nhà trường để tơ chức việc GDKNS cho HS sinh hiệu quả hơn

Xây dựng kế hoạch hoạt động GDKNS cho HS trong nhà trường, người

CBQL phải hiểu được những nội dung cơ bản của các kỹ năng sẽ được thực hiện đưa vào chương trình khi xây dựng kế hoạch đó là: Nội dung GDKNS

cần giáo dục (12 nhóm KN&A); Yêu cầu nội dung thực hiện; Các con đường

thực hiện (GD qua lồng ghép các môn học, GD qua hoạt đông trải nghệm trong trường, GD qua hoạt động trải nghiệm ngoài trường)

Trang 39

tình huống thống nhất giữa các mục tiêu GDKNS với mục tiêu giáo dục của nhà trường

Việc xây dưng kế hoạch hoạt động GDKNS cho HS căn cứ vào những cơ sở sau đây: Căn cứ vào mục tiêu giáo dục; Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ GD&ĐÐT, Sở GD&ĐÐT, Phòng GD&ĐÐT về GDKNS; Căn cứ vào kế hoạch và nhiệm vụ

của năm học xây dựng kế hoạch chi tiết theo tuần, tháng, năm; Căn cứ vào

tình hình giảng dạy và nội dung chương trình các môn học trong nhà trường,

các chủ trương công tác trọng tâm và nhiệm vụ chính trị của địa phương; Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi

Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng thiết thực và phù hợp

với hoạt động tâm sinh lý học sinh để đạt hiệu quả giáo dục cao; Đảm bảo tình huống thống nhất giữa các mục tiêu GDKNS với mục tiêu giáo dục của nhà trường

Chính vì vậy, khi xây dựng kế hoạch hoạt động GDKNS cho HS, người

cán bộ quản lý phải đánh giá được các yếu tơ bên ngồi và yếu tố bên trong

ảnh hưởng đến GDKNS cho HS, để đề ra mục tiêu, dự kiến nguồn lực và đề xuất các biện pháp thực hiện mục tiêu Quá trình xây dựng kế hoạch phải cho

toàn trường, từng khối lớp, tiến tới ỗn định thành nên nếp Cần kết hợp khéo léo giữa hình thức và nội dung GDKNS sao cho hợp lý, không bị chồng chéo gây nhàm chán và quá tải đối với học sinh

1.4.2 Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở

Tổ chức thực hiện GDKNS áó chính là giai đoạn hiện thực hóa những

ý tưởng đã được nêu trong kế hoạch dé dua nha trường từng bước đi lên Các công việc cơ bản gồm:

- Thành lập Ban chỉ đạo;

Trang 40

- Xay dung va ban hanh cac quy chế, nội quy, quy định, tiêu chuẩn, chế độ có

liên quan đến công tác GDKNS;

- Phân bồ kinh phí và các điều kiện vật chất cho việc thực hiện kế hoạch; - Tổ chức tốt các hoạt động theo quy mô lớn, phối hợp với các lực lượng giáo dục khác trong việc GDKNS cho học sinh;

- Giúp chủ nhiệm, giáo viên giảng dạy tiến hành hoạt động hiệu quả;

- Xây dựng, củng có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thành lực lượng GDKNS nòng cốt;

- Xây dựng cơ chế giám sát;

Quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh THCS, chính là quản lý việc xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng GV nhà trường đáp ứng hoạt

động GDKNS cho HS trung học cơ sở: Để đạt được mục tiêu đề ra thì phải

xây dựng chương trình hợp lý, bám sát mục tiêu đặt ra và trên cơ sở các tiêu chí mà yêu cầu đã quy định Nội dung hoạt động GDKNS cho HS trung học cơ sở được xây dựng phải bám sát mục tiêu đã định, phù hop với sự hình thành và phát triển kỹ năng, tỷ lệ giữa kiến thức lý thuyết và thực hành phải cân đối Như vậy, quản lý việc xây dựng kế hoạch chương trình hoạt động GDKNS cho HS trung học cơ sở là rất quan trọng Kế hoạch chương trình giúp cho người cán bộ quản lý biết được trong quá trình hoạt động GDKNS cho HS trung học cơ sở sẽ triển khai những nội dung gì? Trình tự các hoạt động được sắp xếp thế nào? Thời gian diễn ra như thế nào? Chương trình đó đã phủ hợp chưa? Có khả thi và có giúp đạt mục tiêu không? Có đáp ứng theo yêu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở không?

Quản lý về tổ chức lực lượng tham gia hoạt động GDKNS cho HS

Ngày đăng: 18/05/2018, 13:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w