1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở các trường mầm non tư thục tt

27 230 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 839,04 KB

Nội dung

Xuất phát từ tính cấp thiết về mặt lý luận và thực của hoạt độnggiáo dục kỹ năng sốngvà quản lý hoạt động giáo dục KNS cho trẻ ở các trường MN nêu trên, đề tài: “Quản lý hoạt động giáo

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀO THỊ CHI HÀ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC

TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 9.14.01.14

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

Công trình đã được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ TÌNH

Phản biện 1: PGS.TS Đặng Quốc Bảo

Phản biện 2: PGS.TS Dương Thị Hoàng Yến

Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Xuân Thức

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, tổ chức tại Học viện Khoa học xã hội

Vào lúc phút, Ngày Tháng Năm 201

Có thể tìm hiểu luận án tại:

Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việc giáo dục KNS cho trẻ ở giai đoạn lứa tuổi mầm non có vai trò quan trọng Đặc biệt đối với trẻ ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi giai đoạn này chính là thời điểm bước ngoặt, là sự kiện quan trọng khiến các nhà giáo dục cần quan tâm, một mặt là để giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu phát triển tâm lý trong suốt thời kỳ mẫu giáo, mặt khác là sự chuẩn bị tích cực cho trẻ đủ điều kiện để làm quen dần với hoạt động học tập và cuộc sống ở trường phổ thông, để trẻ bước vào lớp 1 với sự tự tin, thích nghi nhanh chóng với môi trường giáo dục mới thì việc chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý đến học tập ở trường tiểu học là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của giai đoạn giáo dục mẫu giáo nói chung và trẻ ở lứa tuổi 5 – 6 tuổi nói riêng

Thực tế hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở bậc học MN tuy không còn quá mới mẻ nhưng nó vẫn chưa mang tính chính thống Do đó mà việc dạy và học kỹ năng sống ở các trường MN mang tính tự phát, thậm chí còn có thể nói là mò mẫm bởi không có sự thống nhất từ cả nội dung đến phương pháp Có thể nói đây là thời kì mà giáo dục KNS đang tìm cho mình vị trí thích hợp trong nền giáo dục Vì vậy, để có được hoạt động giáo dục kỹ năng sống không những bài bản, hiệu quả, chất lượng mà còn tạo được chỗ đứng trong hàng loạt các loại hình học tập thì những biện pháp và chiến lược quản lý hoạt động này là

vô cùng quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết

Tổng quan các nghiên cứu cấp độ tiến sỹ thuộc lĩnh vực quản lý giáo dục đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục đạo đức, quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, quản lý dạy học, quản lý giáo dục hướng nghiệp , nhưng nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống còn rất ít được nghiên cứu và đặc biệt quản lý giáo dục hoạt động kỹ năng sống cho trẻ em trong trường MN nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng hầu như chưa được nghiên cứu đúng mức

Xuất phát từ tính cấp thiết về mặt lý luận và thực của hoạt độnggiáo dục kỹ năng

sốngvà quản lý hoạt động giáo dục KNS cho trẻ ở các trường MN nêu trên, đề tài: “Quản

lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non tư thục”

được lựa chọn để nghiên cứu tạo nên điểm mới của luận án và với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượnggiáo dục kỹ năng sốngcho trẻ em trong các trường

MN

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu của luận án

Xây dựng cơ sở lý luận, chỉ ra thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non tư thục và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 -6 tuổi ở các trường mầm non tư thục nước ta hiện nay góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tại các trường mầm non tư thục

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

- Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và thế giới có liên quan đến vấn

- Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MNTT, khảo nghiệm các giải pháp và thử nghiệm một giải pháp

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Khách thể nghiên cứu của luận án

Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non tư thục 3.2 Đối tượng nghiên cứu luận án

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non tư thục

Trang 4

3.3 Phạm vi nghiên cứu của luận án

3.3.1 Về nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non tư thục từ đó đề xuất giải pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non tư thục trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

Để nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non tư thục luận án chủ yếu dựa trên tiếp cận chức năng quản lý

Do điều kiện về thời gian và đặc thù của trường mầm non tư thục được nghiên cứu

nên đề tài chỉ tập trung tiến hành thực nghiệm giải pháp: “Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống

cho trẻ theo phương pháp giáo dục Montessori (kỹ năng tự phục vụ của trẻ ở trường mầm non tư thục”

3.3.2 Về địa bàn nghiên cứu

Luận án tiến hành nghiên cứu tại các trường mầm non tư thục tại khu vực Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam Cụ thể như sau: 03 trường mầm non tư thục thành phố Hà Nội;

01 trường mầm non tư thục thành phố Ninh Bình; 05 trường mầm non tư thục thành phố

Đà Nẵng; 01 trường mầm non tư thục thành phố Vinh; 05 trường mầm non tư thục Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.3 Về khách thể khảo sát

Nhóm 1: Cán bộ quản lý Sở, Phòng Giáo dục và cán bộ quản lý trường mầm non; Nhóm 2: Giáo viên trường mầm non; Nhóm 3: Trẻ mầm non và cha mẹ học sinh

3.2.4 Về chủ thể quản lý

Chủ thể quản lý trong luận án xác định gồm: Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục

và Đào tạo, hiệu trưởng các trường MN, trong đó chủ thế chính là hiệu trưởng các trường mầm

non tư thục

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận nghiên cứu

- Tiếp cận hoạt động

- Tiếp cận phát triển

- Tiếp cận hoạt dục giáo dụckỹ năng sống cho trẻ mầm non

- Tiếp cận chức năng quản lý

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng đồng bộ một số phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu văn bản

tài liệu; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp nghiên cứu sản phẩm; Phương pháp khảo nghiệm; Phương pháp thử nghiệm; phương pháp

xử lý số liệu bằng thống kê toán học

4.3 Giả thuyết khoa học

Hiện nay, hoạt động giáo dục KNS và quản lý hoạt động giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi đã và đang được triển khai ở các trường mầm non nói chung MN nói riêng Tuy nhiên, quản

lý hoạt động giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN còn tồn tại những yếu kém bất cập

từ khâu lập kế hoạch cho đến tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá, phương thức chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn giáo dục mầm non Nếu đề xuất và thực hiện được những giải pháp quản lý hoạt động GD KNS cho trẻ 5-6 tuổi Tổ chức các KNS cơ bản cho trẻ MN hiện nay Lập kế hoạch GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MNTT đáp ứng yêu cầu hiện nay Tổ chức phối hợp tốt giữa các lực lượng trong nhà trường và gia đình trong việc thực hiện giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MNTT Chỉ đạo giáo dục KNS cho trẻ theo phương pháp Montessori Đổi mới kiểm tra việc thực hiện giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MNTT Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất hoạt động giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MNTT thì sẽ nâng cao được hiệu quả giáo dục KNS và hình thành, phát triển được KNS phù hợp cho trẻ MN.

5 Đóng góp mới và đánh giá chung về khoa học của luận án

5.1 Về lý luận: Xác định được những kĩ năng sống cơ bản của trẻ em trong các trường mầm non tư thục hiện nay Bổ sung và hoàn thiện phong phú lí luận về giáo dục kĩ năng sống

và quản lí giáo dục KNS cho trẻ trong các trường m

5.2 Về thực tiễn: Phát hiện thực trạng mức độ KNS hiện có của trẻ em MN 5-6 tuổi; thực

trạng hoạt động GD KNS và quản lý GD KNS cho trẻ em 5-6 tuổi trong các trường MN cùng các

Trang 5

yếu tố ảnh hưởng Đề xuất và khẳng định hiệu quả của các giải pháp quản lý GD KNS cho trẻ em

MN 5-6 tuổi trong các trường MN Kết quả này có thể sẽ là tư liệu tham khảo bổ ích giúp cho CBQL, GV và cộng đồng có những biện pháp hữu dụng hơn trong GD KNS và quản lý hoạt động

GD KNS cho trẻ.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa lý luận của luận án

- Qua tổng hợp, phân tích, đánh giá sâu sắc các công trình nghiên cứu về hoạt độnggiáo dục kỹ năng sốngcho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MNTT và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MNTT thuộc các trường phái, lý thuyết và các quan điểm khác nhau của thế giới và trong nước vận dụng vào nghiên cứu xây dựng khung lý luận của đề tài

- Những kết quả này góp phần làm rõ và bổ sung phong phú hơn lý luận về khoa học quản lý giáo dục nói chung về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MNTT nói riêng

6.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án

- Với việc mô tả được bức tranh khá toàn cảnh về thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi và thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em ở trường MNTT cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó, Luận án cho thấy nhiều hơn thêm một lần nữa sự cần thiết phải quan tâm tới tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MNTT cũng như quản lý hoạt động này hiệu quả để chất lượng GDMN cũng từ đó mà phát triển đi lên

- Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo tốt cho CBQL,

GV của GDMN và quản lý GDMN nâng cao chất lượng và hiệu quả của GDMN nói chung và hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MNTT nói riêng

7 Cấu trúc luận án

Ngoài các phần: mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục và danh mục chữ viết tắt, nội dung chính của luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MNTT

Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt độnggiáo dục kỹ năng sốngcho trẻ 6 tuổi ở các trường MN Chương 3: Thực trạng quản lý hoạt độnggiáo dục kỹ năng sốngcho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MNTT Chương 4: Giải pháp quản lý hoạt độnggiáo dục kỹ năng

sốngcho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MNTT

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI

Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON

Tổng quan nghiên cứu vấn đề của luận án với mục đích dựng lên bức tranh toàn cảnh về các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý giáo dục hoạt động kỹ năng sống cho trẻ em ở các trường MNTT sẽ tập trung vào 3 hướng sau: Hướng thứ nhất: Các nghiên cứu về KNS và GD KNS Hướng thứ hai: Các nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục

và quản lýgiáo dục kỹ năng sốngtrong nhà trường Hướng thứ ba: Các nghiên cứu về trường mầm non tư thục Qua phân tích các công trình nghiên cứ cho thấy: Việc nghiên cứu về các hướng GD KNS, quản lý giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường và trường

MN đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, giáo dục trên thế giới và trong nước Hầu hết các nghiên cứu đều nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường, tuy nhiên thực tế nền giáo dục của các quốc gia đều mới bước đầu triển khai giáo dục kỹ năng sống nên cơ sở lý luận về vấn đề này dù khá phong phú song chưa thật toàn diện và sâu sắc, thực tế cũng chỉ có rất ít quốc gia đưa KNS vào giảng dạy thành một bộ môn cụ thể trong toàn hệ thống giáo dục, hầu hết mới chỉ lồng ghép vào các môn học và các hoạt động giáo dục

- Các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về giáo dục kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận làm nền

Trang 6

tảng cho khung lý luận của luận án, đó là: Hệ thống hóa lý luận về giáo dục kỹ năng sống (mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp ) và quản lý giáo dục kỹ năng sống (theo tiếp cận chức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch

GD KNS)

- Các công trình nghiên cứu tập trung nhiều về vấn đề giáo dục kỹ năng sống (đứng

ở góc độ giáo dục học), còn nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng sống (đứng ở góc độ quản lý giáo dục) còn ít được nghiên cứu Các nghiên cứu về quản lý trường MN chủ yếu tập trung vào một số nội dung nghiên cứu sau: Quản lý nhóm lớp trong trường MN, nghiên cứu mô hình tổ chức nhà trường, phát triển đội ngũ GV trong trường MN và các nguồn lực giáo dục khác, công tác xã hội hóa giáo dục , còn khía cạnh quản lý giáo dục

kỹ năng sống cho trẻ, đặc biệt trong các trường MN ít được nghiên cứu Ngoài ra, vấn đề này thường được nghiên cứu trong các nhà trường MN công lập, còn các nghiên cứu quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường MNTT với những đặc trưng riêng về cơ chế quản lý thì hầu như chưa được nghiên cứu

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

22.1 Trường mầm non và trường mầm non tư thục

2.1.1 Trường mầm non

2.1.1.1 Khái niệm trường mầm non

Điều lệ trường MN (ban hành kèm theo quyết định số 04/2015/QĐ-BGD & ĐT ngày 24 tháng

12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT) đã quy định: Nhà trường là đơn vị cơ sở của ngành giáo dục được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục, được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục Trường mầm non là đơn vị cơ sở của bậc học mầm non và cũng được tổ chức theo các loại hình như các bậc học khác

2.1.1.2 Mục tiêu giáo dục mầm non

- Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1;

- Hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những KNS cần thiết phù hợp với lứa tuổi;

- Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở

các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời Error! Reference source not found 2.1.2.Trường mầm non tư thục

2.1.2.1.Khái niệm trường mầm non tư thục

Ở Việt Nam, theo Điều 2 - Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục (2015), nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục được xác định là “Cơ

sở GDMN thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động là nguồn

vốn ngoài ngân sách nhà nước” Error! Reference source not found Dựa Điều 2 của

Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục (2015)luận án xác định khái niệm trường mầm non tư thục như sau:

Trường mầm non tư thục là cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước nhằm mục tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non

Trang 7

2.1.2.2 Đặc trưng của trường mầm non tư thục

Trường MNTT có cơ cấu tổ chức đảm bảo các yêu cầu về cơ cấu tổ chức quy định tại Điều lệ trường MN và phù hợp với điều kiện, quy mô của trường, bao gồm: Hội đồng quản trị (nếu có), ban kiểm soát, hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn, tổ văn phòng, tổ chức đoàn thể, các nhóm, lớp Trong đó, hội đồng quản trị là cơ quan quản

lý và là tổ chức đại diện duy nhất cho quyền sở hữu của nhà trường, nhà trẻ, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết nghị của đại hội đồng thành viên góp vốn và có quyền

quyết định mọi vấn đề của nhà trường phù hợp với quy định của pháp luật Error! Reference source not found

2.2 Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non

2.2.1 Kỹ năng sống của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

2.2.1.1 Đặc điểm của trẻ 5-6 tuổi

- Đặc điểm phát triển thể chất: Đây là giai đoạn trẻ tăng trưởng nhanh cả về cân nặng và

chiều cao Tốc độ tăng trưởng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài: yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng, bệnh tật, môi trường sống của trẻ lứa tuổi trẻ phát triển rất nhanh về hình thái và hoàn thiện chức năng các cơ quan, đồng thời trẻ rất

nhạy cảm với các yếu tổ thuận lợi cũng như bất lợi tác động đến bản thân Error! Reference source not found

- Đặc điểm phát triển nhận thức: Quá trình phát triển nhận thức của trẻ 5-6 phong phú của

các kiểu loại nhận thức; mức độ chủ định các quá trình tâm lý rõ ràng, có ý thức hơn; tính mục đích hình thành và phát triển ở mức độ cao hơn; độ nhạy cảm của các giác quan tinh

nhạy hơn; Khả năng kiềm chế các phản ứng tâm lý phát triển Error! Reference source not found

- Đặc điểm phát triển ngôn ngữ: Trẻ nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ

đẻ (biết đọc diễn cảm, biết dùng điệu bộ bổ sung cho ngôn ngữ nói); vốn từ và cơ cấu ngữ pháp phát triển

- Đặc điểm phát triển tự ý thức: Trẻ 5-6 tuổi bắt đầu hiểu được mình là người như thế

nào, có những phẩm chất gì, những người xung quanh đối xử với mình ra sao, tại sao mình lại có hành động này hay hành động khác

- Đặc điểm giao tiếp: Ở trẻ MN có 4 hình thức giao tiếp được thay thế nhau: giao tiếp

nhân cách tình huống, giao tiếp công việc tình huống, giao tiếp nhận thức ngoài tình huống

và giao tiếp nhân cách ngoài tình huống

2.2.1.2 Khái niệm kỹ năng sống và kỹ năng sống của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

- Khái niệm kỹ năng sống

Kỹ năng sống là khả năng cá nhân con người có được thông qua giáo dục hoặc

trải nghiệm thực tiễn, giúp cho con người ứng xử tích cực, hiệu quả với mọi biến đổi của đời sống xã hội, thích ứng với cuộc sống xã hội, sống mạnh khỏe và an toàn

- Khái niệm kỹ năng sống của trẻ mầm non 5-6 tuổi

Kỹ năng sống của trẻ mầm non 5 – 6 tuổi là khả năng cá nhân trẻ 5- 6 tuổi có được thông qua giáo dục hoặc trải nghiệm thực tiễn, giúp cho trẻ ứng xử tích cực, hiệu quả đáp ứng được với các yêu cầu của môi trường học tập trong nhà trường, yêu cầu của môi trường sống trong gia đình và yêu cầu của môi trường xã hội, để sống mạnh khỏe và an toàn

-Vai trò của kỹ năng sống đối với trẻ em 5-6 tuổi

KNS được hình thành ở trẻ sẽ thúc đẩy sự phát triển nhân cách của các em KNS chính là những nhịp cầu giúp trẻ có được KNS chuyển biến kiến thức đã lĩnh hội và tiếp thu được trở thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh

- Các kỹ năng sống cơ bản của trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non

Kỹ năng tự phục vụ; Kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích; Kỹ năng giao tiếp, lịch sự lễ phép; Kỹ năng thể hiện cảm xúc; Kỹ năng hợp tác; Kỹ năng tuân thủ các qui tắc

xã hội; Kỹ năng lãnh đạo; Kỹ năng tự bảo vệ bản thân

2.2.2 Lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non

2.2.2.1 Khái niệm hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 -6 tuổi

Trang 8

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi là hoạt động có định hướng, có

tổ chức, có chủ đích của chủ thể giáo dục tác động lên trẻ, nhằm mục đích đạt được mục tiêu giáo dục, đó là hình thành được các KNS cần thiết cho trẻ, tạo nền tảng giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện nhân cách, sẵn sàng vào lớp 1

2.2.2.2 Mục tiêu hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non

Mục tiêu chung là hướng tới hình thành ở trẻ sự tự tin, giúp trẻ biết hợp tác trong đội nhóm, giúp trẻ ý thức về giá trị của bản thân, giúp trẻ biết giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình, giúp trẻ có khả năng tự lập, giúp trẻ biết sống có trách nhiệm, giúp trẻ biết biểu lộ

sự bao dung, sự tôn trọng người khác, giúp trẻ biết quan tâm đến nhu cầu của người khác và sẵn sàng giúp đỡ họ

2.2.2.3 Nguyên tắc của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

- Hoạt động giáo dục kỹ năng sống là thay đổi hành vi của trẻ

- Hoạt động giáo dục kỹ năng sống trên cơ sở cung cấp tri thức và tổ chức hoạt động cho trẻ

- Tổ chức các hoạt động cho trẻ trên cơ sở phân tích những trải nghiệm cuộc sống của trẻ

- Khuyến khích trẻ từ bỏ những thói quen, thái độ, hành vi, cách cư xử cũ và chấp nhận những giá trị, thái độ, hành vi, cách ứng xử mới

- Cung cấp các cơ hội để trẻ được trải nghiệm các tình huống thực tế, vận dụng những kiến thức và kỹ năng mới vào tình huống thực tế của cuộc sống

- Tổ chức các hoạt động học tập trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau giữa người dạy và người học

2.2.2.5 Nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non tư thục

Luận án xác định 8 kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non Nội dung cụ thể của hoạt động giáo dục các kỹ năng này như sau:

1) Kỹ năng tự phục: Giáo dục kỹ năng này giúp cho trẻ chủ động chăm sóc bản

thân mình về diện mạo bên ngoài cũng như sức khỏe bên trong và một số thói quen phục

vụ cho bản thân mình, giúp trẻ có cuộc sống tốt hơn, dễ dàng hơn mà không phụ thuộc vào người khác

2) Kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Hoạt động giáo dục kỹ năng này giúp cho trẻ có

những thói quen tốt bảo vệ bản thân để giữ cho trẻ sống an toàn cho cuộc sống cửa trẻ cũng như tính mạng của bản thân

3) Kỹ năng giao tiếp, lịch sự lễ phép: Hoạt động giáo dục kỹ năng này giúp giúp trẻ

mạnh dạn tự tin trong ngôn ngữ cũng như cách hành sử phù hợp với cộng đồng mà trẻ sống một cách tốt nhất

4) Kỹ năng về nhận thức: Có kỹ năng nhận thức giúp cho trẻ hòa nhập với cuộc

sống trên mọi phương diện của cuộc sống xảy ra hàng ngày xung quanh trẻ.Hoạt động giáo dục kỹ năng nhằm hình thành ở trẻ các kỹ năng về nhận thức sau: kỹ năng thể hiện ý thức của bản thân; kỹ năng nhận thức về môi trường xã hội, nhận thức về môi trường tự

nhiên;nhận thức về nghệ thuật

5) Kỹ năng thể hiện cảm xúc: Khi trẻ có kỹ năng về cảm xúc, trẻ sẽ điều tiết cảm

xúc trong các tình huống xảy ra trong đời sống của trẻ Hoạt động giáo dục kỹ năng nhằm hình thành ở trẻ các kỹ năng thể hiện cảm xúc sau: Trẻ có khả năng nhận biết trạng thái cảm xúc, vui, buồn, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ…

6) Kỹ năng hợp tác: Hợp tác tốt tạo ra mối quan hệ tốt và hiệu quả khi trẻ chơi cũng

như quá trình tương tác với nhau một cách hài hòa và bổ ích

7) Kỹ năng thích ứng với môi trường xã hội: Nhận biết được những hành động và có

thái độ đúng đắn của mình cũng như của người lớn trong môi trường trẻ sống Trẻ biết được hành động hoặc việc làm của mình ảnh hưởng tới người khác như thế nào; Biết chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn, cảm ơn, xin lỗi

8) Kỹ năng sáng tạo: Kỹ năng sáng tạo là tiền đề cho mọi lĩnh vực đặc biệt lĩnh vực

học tập cũng như vui chơi thật phong phú và đa dạng của trẻ Hoạt động giáo dục kỹ năng

Trang 9

nhằm hình thành ở trẻ các kỹ năng sáng tạo bao sau: Kỹ năng biết đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát

2.2.2.7 Các hình thức và con đường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi

a Thông qua thực hiện các chế độ sinh hoạt hàng ngày để giáo dục

b Hoạt động vui chơi

c Hoạt động giao tiếp

d.Hoạt động lao động

e Hoạt động ngày hội ngày lễ

f Hoạt động thăm quan dã ngoại

2.2.2.8 Phương pháp giáo dục kỹ năng sống trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non tư thục

Có rất nhiều các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN, tuy nhiên một số các phương pháp thông thường và phù hợp bao gồm:

-Trải nghiệm: Trẻ thường xuyên trải nghiệm với mọi hoạt động trong quá trình sinh

hoạt ở trường giúp trẻ phát huy được kỹ năng và chủ động trong mọi sinh hoạt

- Tập luyện thường xuyên: Giúp trẻ có thể lực tốt và thích thú trong các hoạt động

của mình

- Thông qua các hoạt động nghệ thuật: Các hoạt động múa, vẽ, đàn, hát

- Giải quyết tình huống: Việc giải quyết các tình huống giúp trẻ làm quen dần với

các khó khăn và vướng mắc hàng ngày, từ đó trẻ thêm tự tin trong giao tiếp cũng như các sinh hoạt của mình

- Khen ngợi kịp thời: Việc khen ngợi trẻ đúng và kịp thời luôn là nguồn động viên,

khích lệ trẻ sống tốt hơn và vui vẻ hơn

- Làm mẫu: Giúp trẻ bắt chước học tập theo

-Trò chơi: Việc giải trí đối với trẻ là vô cùng quan trọng, nó giải quyết mọi mệt mỏi

của trẻ, giúp tinh thần trẻ thoải mái và vui vẻ hơn

2.2.2.9 Các điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất và nguồn lực khác sử dụng để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non

- Nhân lực (cán bộ quản lý và GV);

-Cơ sở vật chất trường học (các phòng học, phòng chức năng, công trình phụ trợ…);

- Đồ dùng, phương tiện, thiết bị giáo dục: Máy chiếu, vi tính, máy chiếu, radio, -Tài liệu giáo dục kỹ năng sống;

-Đồ dùng trực quan như tranh, ảnh, sơ đồ, giáo trình dùng để GD KNS;

-Kinh phí cho hoạt động GD KNS

2.3 Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non

2.3.1 Quản lý

2.3.1.1 Khái niệm quản lý

Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có điều khiển, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra của tổ chức

2.3.1.2 Chức năng của quản lý

Quản lý có các chức năng cơ bản, đồng thời là các hoạt động quản lý cơ bản của nhà quản lý, bao gồm:

Lập kế hoạch; Tổ chức; Chỉ đạo; Kiểm tra, đánh giá

2.3.2 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở tường MN

2.3.2.1 Khái niệm

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non là

sự tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lý (hiệu trưởng, ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn) đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua lập kế hoạch,

tổ chức bộ máy nhân sự, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống nhằm đạt được mục đích giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

2.3.2 2.Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non

2.3.2.1 Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

Trong công tác lập kế hoạch GD KNS, hiệu trưởng trường MNTT tiến hành các công việc sau:

Trang 10

Xác định mục tiêu, nội dung của hoạt độnggiáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường MN Phân tích đánh giá thực trạng những mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi và khó khăn; xác định nguyên nhân của thực trạng KNS và giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ tiến hành trong thời gian qua

Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ theo tuần, tháng, năm phù hợp với chủ

đề để định hướng cho các bản kế hoạch giáo dục cụ thể của GV trong từng nhóm trẻ, độ tuổi của trẻ

Xác định các biện pháp, các hành động cụ thể để thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mỗi độ tuổi Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí các nguồn lực, chi phí cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường

2.3.2.2 Tổ chức nhân sự cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

Nội dung tổ chức bộ máy giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ trong trường MN bao gồm: Xác định nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận tham gia GD KNS: bộ phận chỉ đạo (ban giám hiệu), bộ phận chỉ đạo trực tiếp (tổ trưởng chuyên môn và các bộ phận có liên quan), bộ phận tham gia giáo dục trực tiếp (GV trong nhà trường MN) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong nhà trường Xác lập cơ chế phối hợp làm việc giữa các bộ phận giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ trong nhà trường MN

2.3.2.3 Chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

Nội dung chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sốngcủa hiệu trưởng trường MN bao gồm:

Xác định phương hướng, mục tiêu hoạt động hoạt động giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ Ra các quyết định về hoạt động giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ trong trường MN Động viên, khuyến khích các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ hoàn thành nhiệm vụ công việc Tổ chức thực hiện các nội dung của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Tổ chức các hình thức hoạt động phù hợp để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

2.4.2.4 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ gồm các hoạt động sau: Xác định các tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động Kiểm tra việc phối hợp giữa các lực lượng hoạt động giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ trong trường MN

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi 2.4.1 Nhóm yếu tố thuộc về hiệu trưởng và các nhà quản lý trường mầm non: Nhận thức của hiệu trưởng về vai trò của hoạt độnggiáo dục kỹ năng sốngcho trẻ Năng lực, trình độ quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt độnggiáo dục kỹ năng sốngcho trẻ Tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình Vốn tri thức và kinh nghiệm của hiệu trưởng

2.4.2 Các yếu tố thuộc về giáo viên và trẻ 5-6 tuổi

- Giáo viên mầm non : Nhận thức của GVMN về KNS vàgiáo dục kỹ năng sốngcho trẻ; Kinh nghiệm và trình độ năng lực của GVMN Lòng yêu nghề (yêu công việc giáo dục và chăm sóc trẻ) và yêu trẻ của bản thân GV

- Trẻ mầm non: Đặc điểm lứa tuổi MN 5-6 tuổi; Tính không chủ định nổi trội trong các

đặc điểm nhân cách của trẻ MN

2.4.3 Các yếu tố thuộc về gia đình: Quan điểm của gia đình trẻ về trường tư thục và giáo dục

kỹ năng sống cho trẻ Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

Sự phối hợp của gia đình với GV, nhà trường trong việc GD KNS Sự quan tâm của gia đình trẻ về vấn đề GD KNS

2.4.4 Các yếu tố thuộc về môi trường và các điều kiện cơ sở vật chất

Quan điểm chỉ đạo của Vụ GDMN, Bộ GD&ĐT về GDMN nói chung và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nói riêng Sự tạo điều kiện về tinh thần và vật chất của xã hội Cơ chế, văn bản, nghị quyết, chính sách về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường và xã hội Sự động viên, khen thưởng và chế độ chính sách đối với GV

Trang 11

Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC

3.1 Địa bàn và khách thể nghiên cứu thực trạng

3.1.1 Địa bàn nghiên cứu

Trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn 15 trường mầm non tư thục ở cả 3 miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam theo cách thức xác suất thống kê - chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên hệ thống Mỗi miền chúng tôi lựa chọn 5 trường theo cách như trên Cụ thể như sau:

-Miền Bắc: Trường MNTT Mai Ca; Trường MNTT Việt Sing; Trường MNTT Ban

Mai; Trường MNTT Tuổi Thần Tiên; Trường MNTTMai Thế Hệ

-Miền Trung: Trường MNTT Minh Đức; Trường MNTT Đức Trí; Trường MNTT

Thần Đồng Việt; Trường MNTT Chú Ếch con; Trường MNTT Quốc tế Việt Sinh

-Miền Nam: Trường MNTT Thực hành; Trường MNTT Vàng Anh; Trường MNTT

Việt Mỹ; Trường MNTT Hoa Hồng Đỏ; Trường MNTT Ước Mơ

3.1.2 Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu của đề tài luận án gồm có các cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên mầm non, phụ huynh học sinh Tổng số mẫu khách thể khảo sát tại các trường đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam là 898 người Theo nhóm đối tượng khảo sát bao gồm: CBQL tại các sở giáo dục, phòng giáo dục, BGH, GV, PH tại các trường MNTT

3.2.Tổ chức nghiên cứu thực trạng

3.2.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng

Luận án tiến hành nghiên cứu thực trạng nhằm mục đích phân tích, đánh giá và chỉ

ra thực trạng hoạt động giáo dục KNS cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường MNTT; Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường MNTT; thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới QL hoạt động giáo dục KNS cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường MNTT 3.3.2 Các giai đoạn nghiên cứu thực trạng

3.3.2.1 Giai đoạn thiết kế cộng cụ nghiên cứu

-Tiến hành xây dựng bộ công cụ nghiên cứu thực trạng với mục đích như đã nêu ở trên Do vậy, đây là giai đoạn luận án sẽ tiến hành xây dựng sơ bộ bảng hỏi, đề cương phỏng vấn sâu để sử dụng làm công cụ nghiên cứu thực trạng

-Để thiết kế được công cụ nghiên cứu luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: nghiên cứu văn bản tài liệu, xin ý kiến chuyên gia

-Đề tài tiến hành xây dựng 02 Phiếu khảo sát thực trạng dành cho giáo viên và CBQL các trường mầm non tư thục Nội dung các Phiếu như sau:

Phiếu số 1: Đánh giá thực trạng giáo dục KNS cho trẻ em 5-6 tuổi trong các trường mầm non tư thục: câu 1: về mức độ hiện có và đáp ứng của KNS của trẻ em; câu 2: đánh giá tầm quan trọng của KNS và biểu hiện tầm quan trọng của tầm quan trọng của KNS của trẻ em 5-6 tuổi; câu 3: về mức độ thực hiện hình thức giáo dục KNS; câu 4: về mức độ phương pháp giáo dục KNS; câu 5: về mức độ đảm bảo nguồn lực và điều kiện giáo dục KNS; câu 6: đánh giá thuận lợi, khó khăn khi tổ chức giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi

Phiếu số 2: Đánh giá thực trạng mức độ thực hiện các nội dung quản lý giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi trong trường MNTT: câu 1: lập kế hoạch giáo dục KNS; câu 2: tổ chức bộ máy giáo dục KNS; câu 3: chỉ đạo giáo dục KNS; câu 4: kiểm tra việc thực hiện

kế hoạch giáo dục KNS; câu 5: đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về nhà

QL đến quản lý giáo dục KNS; câu 6: đánh giá mức độ ảnh hưởng thuộc về GV và trẻ MN đến quản lý giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi; câu 7: đánh giá mức độ ảnh hưởng thuộc về gia đình đến QL đến quản lý giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi; câu 8: mức độ ảnh hưởng của yếu tố thuộc về môi trường và cơ sở vật chất đến quản lý giáo dục KNS cho trẻ

3.3.2.1 Giai đoạn điều tra thử cộng cụ nghiên cứu

- Mục đích: Giai đoạn này sẽ giúp cho luận án đưa bảng hỏi đã được xây dựng điều

tra thử để xác định độ tin cậy và độ hiệu lực của bảng hỏi, chỉnh sửa lại hoặc loại bỏ ra khỏi bảng hỏi những câu hỏi không đạt yêu cầu

Trang 12

-Phương pháp: tiến hành phát 02 phiếu điều tra đã được xây dựng cho 50 cán bộ quản lý giáo dục và 50 giáo viên mầm non

-Xử lý số liệu điều tra thử: Số liệu đã thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 21.0 với chỉ số độ tin cậy của bảng hỏi Sử dụng kĩ thuật phân tích độ tin cậy bằng phương pháp phân tích hệ số Alpha của Cronbach và đo độ giá trị của thang đo trong phiếu trưng cầu ý kiến

-Phân tích độ tin cậy bằng phương pháp phân tích hệ số Alpha của Cronbach:

+Thang đo đánh giá KNS cho trẻ 5-6 tuổi:

Bảng 3.5: Độ tin cậy của thang đo đánh giá KNS cho trẻ 5-6 tuổi

Đánh giá mức độ hiện có về KNS của trẻ em 5-6 tuổi 0,754

Đánh giá mức độ đáp ứng về KNS của trẻ em 5-6 tuổi 0,761

Mức độ thực hiện hình thức hoạt động giáo dục KNS 0,548

Mức độ thực hiện phương pháp giáo dục 0,620

Thực trạng nguồn lực, điều kiện cho việc giáo dục KNS 0,735

+Thang đo mức độ thực hiện các nội dung quản lý KNS:

Bảng 3.6: Độ tin cậy của thang đo mức độ thực hiện các nội dung

quản lý kỹ năng sống

Tầm quan trọng của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống 0,756

Lập kế hoạch cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống 0,835

Tổ chức bộ máy nhân sự giáo dục kỹ năng sống 0,681

Chỉ đạohoạt động giáo dục kỹ năng sống 0,846

Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống 0,807

Thực hiện chỉ đạo đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục KNS 0,725

Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống 0,807

Kết quả phân tích độ tin cậy của cả thang đo mức độ thực hiện các nội dung quản lý KNS của giáo viên và cán bộ quản lý với hệ số Alpha = 0,733 Do đó có thể khẳng định đây

là phép đo có độ tin cậy và hiệu lực tốt, những số liệu mà thang đo cung cấp rất đáng tin cậy Kết quả này cho phép Luận án sử dụng bảng hỏi vào điều tra chính thức

+Độ tin cậy của cả thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục KNS

Bảng 3.7: Độ tin cậy của thang đo ứcđộ ảnh hưởng của các yếu tố tới

quản lý kỹ năng sống

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục KNS 0,600

Kết quả phân tích độ tin cậy của cả thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục KNS với hệ số Alpha = 0,600 Do đó có thể khẳng định đây là phép đo có

độ tin cậy và hiệu lực tốt, những số liệu mà nó cung cấp rất đáng tin cậy Kết quả này cho phép Luận án sử dụng bảng hỏi vào điều tra chính thức

3.3.2.2 Giai đoạn điều tra chính thức

Tiến hành điều tra khảo sát chính thức tại 3 miền và trên 15 trường mầm non tư thục trên toàn quốc như đã trình bầy ở trên

Giai đoạn này chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu để nghiên cứu Cụ thể như sau:

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tiến hành phát phiếu điều tra bằng bảng hỏi

cho 898 người bằng mẫu phiếu điều tra số 1 và mẫu phiếu điều tra số 2 nhằm tìm hiểu về thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non tư thục; Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường

Trang 13

mầm non tư thục; thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non tư thục

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu 15 cán bộ quản lý giáo

dục, 15 giáo viên mầm non và 10 cha mẹ học sinh tại 15 trường được nghiên cứu nhằm tìm hiểu sâu hơn về thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non tư thục; Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non tư thục; thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non tư thục

3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu và các thang đánh giá

-Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Số liệu thu được sau khảo sát thực tiễn được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 21.0 Sử dụng các phép toán thống

kê làm cơ sở cho việc tiến hành xử lý số liệu nghiên cứu

-Phương pháp phân tích dữ liệu định tính:

Phương pháp định tính được sử dụng để xử lý, phân tích dữ liệu thu thập được từ phỏng vấn sâu Những thông tin thu thập được trong quá trình phỏng vấn sâu được trình bày dưới dạng mô tả và phân tích

-Phương pháp phân tích dữ liệu định lượng:

+ Đánh giá mức độ thực hiện các hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi: Rất thường xuyên (4 điểm); Thường xuyên (3 điểm); Đôi khi (2 điểm); Không thực hiện (1 điểm)

+ Đánh giá thực trạng các nguồn lực, điều kiện đảm bảo cho giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi: đảm bảo tốt (4 điểm); đảm bảo khá (3 điểm); trung bình (2 điểm); chưa đảm bảo (1 điểm)

+ Đánh giá mức độ thực hiện các nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

5-6 tuổi (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra): tốt (4 điểm), khá (3 điểm), trung bình (2 điểm), chưa tốt (1 điểm)

+ Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố (nhà quản lý; giáo viên, học sinh; gia đình và môi trường) đến quản lý giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi: ảnh hưởng rất nhiều (4 điểm), ảnh hưởng nhiều (3 điểm), ít ảnh hưởng (2 điểm), không ảnh hưởng (1 điểm)

+ Thang đánh giá:

Lấy điểm cao nhất của thang đo (là 4) trừ đi điểm thấp nhất của thang đo (là 1) và chia cho 4 mức Điểm chênh lệch của mỗi mức độ là 0,75 Từ đó, các mức độ của thang đo được tính:

Bảng 3.8 Tiêu chí và thang đánh giá

điểm Chuẩn đánh giá

Tốt, rất thường xuyên, ảnh hưởng rất nhiều 4 3,25 đến < 4,0

Khá, thường xuyên, ảnh hưởng nhiều 3 2,50 đến < 3,25

Trung bình, đôi khi, ít ảnh hưởng 2 1,75 đến < 2,50

Chưa tốt, không thực hiện, không ảnh hưởng 1 < 1,75

3.2 Thực trạng mức độ kỹ năng sống của trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non tư thục

3.2.1 Mức độ kỹ năng sống hiện có của trẻ 5-6 tuổi các trường MNTT

Bảng 1 Đánh giá chung về mức độ kỹ năng sống hiện có của trẻ 5-6 tuổi

TT Các kỹ năng sống

Tỷ lệ %

ĐTB ĐLC

Chưa tốt

Ngày đăng: 20/12/2018, 20:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w