- Nói đến sự phát triển thể chất của trẻ em là đề cập đến sự lớn lên của trẻ về mặt hình thể bên ngoài, những thay đổi và hoàn thiện chức năng của các cơ quan tương ứng với từng độ tuổi.
Trang 1Tháng 9 năm 2013
NỘI DUNG HỌC
MN1ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT, NHỮNG MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ MONG ĐỢI Ở TRẺ MẦM NON VỀ THỂ CHẤT
- Phát triển thể chất là quá trình thay đổi hình thái và chức năng sinh học của cơ thể con người, là tổng hợp các đặc tính về hình thái của
cơ thể, đặc trưng cho quá trình trưởng thành của nó ở mỗi giai đoạn phát triển
- Nói đến sự phát triển thể chất của trẻ em là đề cập đến sự lớn lên của trẻ về mặt hình thể bên ngoài, những thay đổi và hoàn thiện chức năng của các cơ quan tương ứng với từng độ tuổi
- Đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ em dựa vào các chỉ số về hình thái và chức năng sinh học của cơ thể
o Chỉ số hình thái bao gồm: chiều cao, cân nặng, vòng đầu, mọc
Trang 2- Sự phát triển thể chất có liên quan chặt chẽ với các yếu tố duy truyền và môi trường sống của trẻ em Nó có ảnh hưởng trực tiếp hoặc dán tiếp đến các lĩnh vực phát triển vận động và tinh thần của trẻ.
- Trong 6 năm đầu, trẻ em có đặc điểm phát triển mạnh mẽ tất cả các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể Trẻ em sinh ra được thừa hưởng các đặc điểm sinh vật Những đặc điểm này là cơ sở cho sự phát triển thểchất và tâm lý ở giai đoạn sau Những yếu tố quyết định từ những tháng đầu tiên trong cuộc đời đứa trẻ đó là môi trường xung quanh và sự giáo dục
- Trẻ từ 0-3 tuổi: Một trong những chỉ số quan trọng của sự phát triển đúng là sự tăng cân bình thường Ngoài ra, cần chú ý đến chỉ số chiều cao, kích thước vòng đầu, mọc răng…tình trạng của các hệ cơ, hệ xương, hệ thần kinh, các cơ quan nội tạng cũng như sự phát triển tâm lý
có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển cân đối của trẻ
- Trẻ từ 3-6 tuổi: Trẻ lớn nhanh, cảm thấy như gầy hơn, mất vẻ tròn chĩnh, mập mạp đã có ở tuổi nhà trẻ Đặc trưng của trẻ em ở lứa tuổi này là cơ thể phát triển chưa ổn định và khả năng vận độngcòn hạn chế
1.Hệ thần kinh:
- Từ lúc trẻ mới sinh, hệ thần kinh của trẻ chưa chuẩn bị đầy đủ để thực hiện các chức năng của mình Hệ thần kinh thực vật được phát triển hơn Đối với trẻ mẫu giáo hệ thần kinh phát triển ở mức độ cao hơn Sự trưởng thành của các tể bào thần kinh của đại não kết thúc Tuy nhiên quátrình ức chế và hưng phấn chưa cân bằng Sự hưng phấn mạnh hơn ức chế do đó phải thận trọng, tránh để trẻ vận động quá sức hoặc kéo dài thờigian sẽ làm trẻ mệt mỏi Trẻ từ 4-6 tuổi, quá trình ức chế tích cực dần phát triển, trẻ đã có khả năng phân tích, đánh giá, hình thành kĩ năng kĩ xảo vận động và phân biệt được các hiện tượng xung quanh
- Hệ thần kinh có tác dụng chi phối và điều tiết đối với vận động cơthể, vì vậy hoạt động vận động của trẻ có 2 tác dụng:
+ Thúc đẩy sự phát triển công năng của tổ chức cơ bắp
+ Thúc đẩy sự phát triển công năng của hệ thần kinh
Vận động cơ thể của trẻ có thể cải thiện tính không cân bằng
của quá trình thần kinh của chúng Song cần chú ý tới sự luân phiên giữa độngvà tĩnh trong quá trình vận động của trẻ
2 Hệ vận động:
- Bao gồm hệ xương hệ cơ và khớp
+ Hệ xương của trẻ chưa hoàn toàn cốt hóa, thành phần hóa học xương chứa nhiều nước và chất hữu cơ hơn chất vô cơ so với người lớn nên có nhiều sụn xương, xương mềm nên dễ bị cong, gãy vì vậy vận động
cơ thể hợp lý có thể làm cho hình thái cấu trúc xương của trẻ có thể chuyển biến tốt
Trang 3+ Hệ cơ của trẻ phát triển yếu, tổ chức cơ bắp còn ít, các sợi cơ nhỏmảnh thành phần nước trong cơ tương đối nhiều nên sức mạnh cơ bắp còn yếu, cơ nhanh mệt mỏi do đó không thích với sự căng thẳng lâu của
cơ bắp, cần xen kẽ giữa vận động và nghỉ ngơi thích hợp trong thời gian luyện tập
+ Khớp của trẻ có đặc điểm là ổ khớp còn nông, cơ bắp xung quanh khớp còn mềm yếu, dây chằng lỏng lẻo, tính vững chắc của khớp tương đối kém Hoạt động vận động phù hợp giúp khớp được rèn luyện, tăng dần tính bền vững chắc của khớp
Để hệ vận động của trẻ thực hiện tốt chức năng vận động của
Mình, cần phải thường xuyên cho trẻ luyện tập hợp lý, vừa sức và chú ý đến tư thế thân người đúng của trẻ trong đời sống hàng ngày
3 Hệ tuần hoàn.
- Sức co bóp cơ tim của trẻ còn yếu, mỗi lần co bóp chỉ chuyển đi được một lượng máu rất ít, nhưng mạch đập nhanh hơn ở người lớn Trẻ càng nhỏ tuổi thì tần số mạch đập càng nhanh Điều hòa thần kinh tim củatrẻ còn chưa hoàn thiện, nên hịp co bóp dễ mất ổn định, cơ tim dễ hưng phấn và chóng mệt mỏi khi tham gia vận động kéo dài nhưng khi thay đổihoạt động, tim của trẻ nhanh hồi phục
- Để tăng cường công năng của tim, khi cho trẻ luyện tập nên đa dạng hóa các bài tập, nâng dần lượng vận động cũng như cường độ vận động, phối hợp động và tĩnh một cách nhịp nhàng
4 Hệ hô hấp:
- Đường hô hấp của trẻ tương đối hẹp, niêm mạc mềm, mao mạch phong phú, dễ phát sinh nhiễm cảm, khí quản nhỏ, không khí đưa vào ít, trẻ thở nông nên khả năng trao đổi khí ở phổi kém dẫn đến chưa ổn định tạo nên sự ứ đọng không khí ở phổi, do đó nên tiến hành thể dục ở ngoài trời, nơi không khí thoáng mát
- Bộ máy hô hấp còn nhỏ, không chịu đựng được những vận động quá sức kéo dài liên tục sẽ làm cho các cơ đang vận động thiếu ô xi Việc tăng dần lượng vận động trong quá trình luyện tập sẽ tạo điều kiện cho cơthể trẻ thích ứng với việc tăng lượng ô xi cần thiết và ngăn ngừa được sự xuất hiện lượng ô xi quá lớn của cơ thể
5 Hệ trao đổi chất:
- Cơ thể trẻ đang phát triển đòi hỏi bổ sung luên tục năng lượng tiêu hao và cung cấp các chất tạo hình để kiến tạo các cơ quan và mô Quá trình hấp thụ các chất của trẻ vượt cao hơn quá trình phân hủy và đốtcháy Tuổi càng nhỏ thì quá trình lớn lên và sự hình thành các tế bào và
mô của trẻ diễn ra càng mạnh Khác với người lớn, ở trẻ năng lượng tiêu hao cho sự lớn lên và dự trữ chất nhiều hơn là cho hoạt động cơ bắp Do vậy khi trẻ hoạt động vận động quá mức, ngay cả khi dinh dưỡng đầy đủ thường dẫn đến tiêu hao năng lượng dự trữ trong các cơ bắp và đọng lại
Trang 4những sản phẩm độc hại ở các cơ quan trong quá trình trao đổi chất Điềunày gây cảm giác mệt mỏi cho trẻ và ảnh hưởng không tốt đến công năng hoạt động của cơ bắp và hệ thần kinh, làm giảm độ nhạy cảm giữa hệ thần kinh trung ương và những giây thần kinh điều khiển sự hoạt động cơbắp Sự mệt mỏi của các nhóm cơ riêng lẻ xuất hiện nếu kéo dài hoạt động liên tục của từng nhóm cơ Do đó, cần thường xuyên thay đổi vận động của các nhóm cơ, chọn hình thức vận động phù hợp với trẻ.
II Đặc điểm phát triển vận động:
1 Phát triển vận động của trẻ trong năm đầu:
* Trẻ sơ sinh chưa có vận động, chỉ có những phản xạ đơn giản
thực hiện một số vận động có liên quan đến sự nuôi dưỡng, thích ứng với môi trường xung quanh Các vận động riêng lẻ của tay và chân xuất hiện hỗn loạn và ngắt quãng Trẻ hầu như ngủ suốt ngày, nên ở thời kì này ta không tập cho trẻ
* Trẻ từ 1,5-3 tháng: Có xu thế muốn di chuyển trong không gian,
ta thường thấy trẻ nắm tay, 2 tay co về phía ngực, chân co về hướng bụng, trương lực của cơ chân và tay chiếm ưu thế Để phát triển đầy đủ thể lực và thần kinh tâm lý cho trẻ có trạng thái xúc cảm tốt, có thể áp dụng các bài tập xoa vuốt nhẹ các ngón tay và chân Đến cuối tháng thứ 2hoặc sang tháng thứ 3 tập dần cho trẻ nâng và giữ đầu cao Động tác đó chỉ tập khi trẻ nằm sấp hoặc do người lớn bế trẻ ở tư thế đúng
* Trẻ 3- 4 tháng: Có sự cân bằng về trương lực cơ co và cơ duỗi,
có thể áp dụng các bài tập thụ động: cho trẻ duỗi các ngón tay, sờ vào tay của mình, với, lắc, giữ đồ chơi Trong tháng thứ 3, hệ cơ sau cổ của trẻ đãđược củng cố, xuất hiện những phản xạ về tư thế: ngóc đầu, đầu có khả năng giữ thăng bằng tốt, khi nằm sấp trẻ có thể tỳ vào 2 tay, có thể lăn từ
tư thế sấp sang nghiêng rồi ngửa Cần tập cho trẻ các bài tập phản xạ về các tư thế lẫy sấp, duỗi của xương sống Chân của trẻ chưa có sự cân bằng trương lực giữa cơ co và duỗi Do đó cần tập các bài tập xoa vuốt nhẹ, bài tập phản xạ cho chân và bàn chân
* Trẻ 4-6 tháng: Xuất hiện động tác trườn Các nhóm cơ tay, cơ
chân, ngực và bụng được củng cố: Có thể dang tay với, lấy, cầm nắm đồ chơi ở phía trước mặt Cần tiếp tục cho trẻ tập các bài tập thụ động của tay và chân Khi tập phối hợp đếm nhịp nhàng để rèn luyện phản xạ vận động đối với âm thanh
- Trẻ biết hóng truyện vào tháng thứ 5, tháng thứ 6 có thể lẫy từ ngửa sang nghiêng rồi sấp, trẻ có thể đứng hoặc ngồi nếu được đỡ lưng
và bò Cần áp dụng các bài tập về thay đổi tư thế trong không gian
* Giai đoạn từ 6-9 tháng:
- Từ 6 tháng trẻ có thể cầm giữ đồ chơi trong tay được lâu có thể cho trẻ tập thể dục với vòng, hoa…trẻ tự lật thành thạo
Trang 5- Tháng thứ 7: Trẻ biết năng người bằng 2 tay, chân và bò là giai đoạn trong quá trình phát triến là vận động chuyển từ nằm sang đứng, củng cố các cơ lưng, bả vai, tác động đến cột sống.
- Tháng thứ 8: Trẻ biết tự ngồi và đứng vịn Trong giai đoạn này, cần dạy trẻ các bài tập củng cố cơ toàn thân nhằm phát triển khả năng ngồi, bò, đứng và đi men cho trẻ
* Giai đoạn 9-12 tháng: Ở giai đoạn này trẻ có thể thay đổi tư thế
trong không gian dễ dàng Có thể tập cho trẻ có tư thế chuẩn bị là đứng ngồi và các bài tập thay đổi tư thế và cho trẻ tập kết hợp với các đồ chơi khác nhau Tập bắt trước các vận động của người hướng dẫn kết hợp với việc dùng lời nói để hướng sự chú ý của trẻ vào bài tập
* Phát triển vận động của trẻ 2 tuổi: Được diễn ra trên cơ sở của
những vận động tự đi bộ Một số trẻ có thể biết đi từ cuối năm đầu
Nhưng hầu hết phải sang đầu năm thứ hai trẻ mới bắt đầu tập đi
- Những bước đi đầu tiên của trẻ: 2 chân dang rộng, tay đưa sang hai bên, thân dao động sang 2 phía, đầu cúi về trước, chưa phối hợp được chân và tay, bước ngắn, không đều, dễ ngã Nên sử dụng bài tập hệ thấng
từ đơn giản đến phức tạp
- Cảm giác thăng bằng: Biết phối hợp giữa tay và chân khi đi chậm, cần sử dụng bài tập đi với các kiểu khác nhau: Đi trên đường thẳng, đi trong đường hẹp…
- Vận động bò: Cuối năm thứ nhất trẻ có thể bò thành thạo, lúc này trẻ sử dụng vận động bò như một phương tiện di chuyển cần áp dụng các bài tập bò khác nhau
- Vận động lăn và ném: Có thể lăn bóng bằng 2 tay, ném bóng bằng một tay về phía trước Nên cho trẻ tập lăn và ném với các dụng cụ
như bóng, túi cát
Tháng 9 năm 2013
Bài 2: NHỮNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Ở TRẺ MẦM NON
I Đối với trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi.
- Khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi
- Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ
- Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi
- Có một số tố chất vận động ban đầu (nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng
cơ thể)
- Có khả năng phối hợp khéo léo cử động bàn tay, ngón tay
Trang 6- Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh
cá nhân
1) Phát triển vận động:
- Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
- Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu
- Trẻ 3 - 36 tháng, tập các nội dung:
a Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp:
o Tập thụ động:
- Hô hấp: tập hít thở tập hít vào, thở ra
- Tay: co, duỗi tay
- Tay: co, duỗi, đưa lên cao, bắt chéo tay trước ngực
- Tay: giơ cao, đưa phía trước, đưa sang ngang
- Tay: giơ cao, đưa phía trước, đưa sang ngang, đưa ra sau
- Tay: giơ cao, đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa ra sau kết hợp với lắc
bàn tay
- Chân: co duỗi chân
- Chân: co duỗi chân, nâng 2 chân duỗi thẳng
- Chân: dang sang 2 bên, nhấc cao từng chân, 2 chân
- Chân: dang sang 2 bên, ngồi xuống, đứng lên
- Chân: ngồi xuống, đứng lên, co duỗi từng chân
- Lưng, bụng, lườn: cúi về phía trước, nghiêng người sang 2 bên
- Nghiêng người sang 2 bên, vặn người sang 2 bên
b)Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu
+ Đi theo hướng thẳng
+ Đi trong đường hẹp
Trang 7+ Đi bước qua vật cản.
- Tập đi, chạy:
+ Đi theo hiệu lệnh, đi trong đường hẹp
+ Đi có mang vật trên tay
+ Chạy theo hướng thẳng
- Cầm bỏ vào, lấy ra, buông thả, nhặt đồ vật
- Chuyển vật từ tay này sang tay kia
- Xoay bàn tay và cử động các ngón tay
- Xếp chồng khối trụ, khối vuông
- Vạch các nét nguệch ngoạc bằng ngón tay
- Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, rót, nhào, khuấy, đảo, vò xé
Trang 8- Cử động bàn tay, ngón tay
2) Giáo dục dinh dưỡng - sức khoẻ:
- Tập luyện nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt
- Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khoẻ
- Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn
- Trẻ 3 - 36 tháng gồm có nội dung:
a) Tập luyện nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt
- Tập ăn uống bằng thìa
- Làm quen chế độ ăn bột nấu với các loại thực phẩm khác nhau
- Làm quen chế độ ăn cháo nấu với các thực phẩm khác nhau
- Làm quen với chế độ ăn cơm nát có thức ăn khác nhau
- Làm quen chế độ ăn cơm với các loại thức ăn khác nhau
- Tập luyện nền nếp thói quen tốt trong ăn uống
- Làm quen chế độ ngủ 3 giấc
- Làm quen chế độ ngủ 2 giấc
- Làm quen chế độ ngủ 1 giấc
- Luyện thói quen ngủ 1 giấc trưa
- Tập một số thói quen vệ sinh tốt:
+ Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh
+ Giữ vệ sinh sạch sẽ khi ăn uống
+ “Gọi" cô khi bị ướt, bị bẩn
- Luyện thói quen tốt trong vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; rửa tay trước khi ăn; lau mặt, lau miệng, uống nước sau khi ăn; vứt rác đúng nơi quy định
b) Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khoẻ
- Tập tự xúc ăn bằng thìa, uống nước bằng cốc
- Tập ngồi vào bàn ăn
- Tập thể hiện khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh
- Tập tự phục vụ:
+ Xúc cơm, uống nước
+ Mặc quần áo, đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt
+ Chuẩn bị chỗ ngủ
- Tập thể hiện bằng lời nói khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh
- Tập ngồi bô khi đi vệ sinh
- Tập ra ngồi bô khi có nhu cầu vệ sinh
- Tập đi vệ sinh đúng nơi qui định
- Làm quen với rửa tay, lau mặt Tập một số thao tác đơn giản trong rửa tay, lau mặt
c) Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn
- Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được
phép sờ vào hoặc đến gần
- Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh
Trang 9II Đối với trẻ từ 3-6 tuổi.
- Khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi
- Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế
- Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp
nhàng, biết định hướng trong không gian
- Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay
- Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khoẻ
- Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khoẻ và đảm bảo sự an toàn của bản thân
1 Phát triển vận động
- Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
- Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động
- Tập các cử động bàn tay, ngón tay và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ
- Trẻ 3 - 6 tuổi gồmcác động các nội dung
a)Tập tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
- Hô hấp: Hít vào, thở ra
- Tay:
+ Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên
+ Co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực
+ Cúi về phía trước
+ Quay sang trái, sang phải
+ Nghiêng người sang trái, sang phải
- Lưng, bụng, lườn:
+ Cúi về phía trước, ngửa người ra sau
+ Quay sang trái, sang phải
+ Nghiêng người sang trái, sang phải
- Lưng, bụng, lườn:
+ Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải, sang trái
+ Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông hoặc hai tay
dangngang, chân bước sang phải, sang trái
Trang 10+ Nghiêng người sang hai bên, kết hợp tay chống hông, chân bước sang phải, sang trái.
+ Ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ
+ Đứng, lần lượt từng chân co cao đầu gối
- Chân:
+ Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau
+ Nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang; nhảy lên đưa một chân về phía trước,
+ Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
+ Đi, chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc
+ Đi trong đường hẹp
- Đi và chạy:
+ Đi kiễng gót, đi bằng gót chân, đi khuỵu gối
+ Đi trong đường hẹp; đi trên ghế thể dục
+ Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, dích dắc (đổi hướng) theo vật chuẩn
+ Đi trên dây (dây đặt trên sàn)
+ Đi nối bàn chân tiến, lùi
+ Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng, dích dắc theo hiệu lệnh
+ Trườn, trèo qua vật cản
+ Bước lên, xuống bục cao (cao 30cm)
- Bò, trườn, trèo: