tài liệu "Lý thuyết chế biến sản phẩm ăn uống" tài liệu trường Thương mại
Trang 1Với lý do hạn chế vi phạm bản quyền biên soạn sách, tôi không gửi cho các bạn bản chính ñã gửi nhà xuất bản ñể in thành giáo trình Tôi gửi cho các bạn tài liệu tham khảo sau (là bản thảo của giáo trình nêu trên) Bản thảo này vẫn bao gồm ñầy ñủ và chuẩn kiến thức về các nội dung trong chương trình các bạn ñã ñược học, chỉ khác về thứ tự các phần kiến thức
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHẾ BIẾN MÓN ĂN
1.1 SỰ BIẾN ĐỔI CÁC CHẤT TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN
1.1.1 SỰ BIẾN ĐỔI CỦA PROTEIN
1.1.1.1 Khái niệm cơ bản về protein
Protein là những hợp chất azot có phân tử lượng lớn, ñược tạo thành từ các axit amin Trong tất cả các protein ñều có chứa các nguyên tố C, H, O, N ngoài ra còn chứa một lượng nhỏ S và P, Fe, Cu, Zn, Mn, Ca (C: 50 - 55%; O: 21,5 – 23,5; N: 15 -18%; H: 6,5 – 7,3%; S: 0,3 – 2,5%; P 0,1 – 2%)
Protein là thành phần không thể thiếu ñược của tất cả các cơ thể sinh vật, là cơ sở của mọi tế bào của bất cứ cơ thể nào Không có protein thì không thể có sự sống, sự sinh trưởng và sự phát triển
Trong các nguyên liệu lương thực, thực phẩm cũng như trong các món ăn ñược chế biến từ chúng ñều có chứa protein tồn tại dưới dạng khác nhau
- Phân nhóm hạng protein
Dựa theo thành phần hoá học protein ñược phân thành hai nhóm: protein ñơn giản
và protein phức tạp Trong thành phần của protein phức tạp ngoài các axit amin còn chứa một phần không phải protein gọi là nhóm ngoại
Protein ñơn giản bao gồm các nhóm nhỏ như: anbumin, globulin, prolamin, glutelin, protamin, histon protein phức tạp bao gồm các nhóm nhỏ như nucleoproteit, cromoprotein, mucoprotein, lipoprotein, photphoprotein
- Cấu tạo phân tử protein
Protein là hợp chất cao phân tử do các axit amin cấu tạo nên Công thức tổng quát của axit amin như sau :
R - CH - COOH
NH2Hiện nay người ta nghiên cứu thấy có trên 80 loại axit amin có trong tự nhiên, thường gặp khoảng 20 ñến 22 loại, trong ñó có 10 loại axit amin cần thiết mà cơ thể người và ñộng vật không thể tự tổng hợp ñược mà phải ñược bổ sung cung cấp cho cơ thể qua ñường thức ăn, 10 axit amin ñó gọi là các axit amin “không thay thế” ñó là:, acginin, histidin, lzolơxin, lizin lơxin, metionin, valin, treonin, phenylalanin, triptophan cần cho
cơ thể trưởng thành, acginin, histidin cần thêm ñối với cơ thể trẻ em
- Hình dạng phân tử protein
Về hình dạng phân tử, protein thường ñược chia thành hai loại:
Protein hình cầu và protein hình sợi ; các protein hình cầu như abumin và globulin của sữa, mioglobin của thịt, hemoglobin của máu… loại protein này thường tan trong nước hoặc tan trong dung dịch muối loãng
Các protein hình sợi có colagen và elastin của mô liên kết có trong thịt, keratin của lông… phân tử có hình dạng sợi với chiều dài gấp hàng trăm, có khi hàng nghìn lần chiều rộng, loại protein này thường không tan trong nước
Việc phân chia như trên chỉ có tính chất tương ñối, trong những ñiều kiện nhất
ñịnh protein hình cầu có thể chuyển thành hình sợi và ngược lại
- Tính ñiện ly lưỡng tính của protein
Trang 2Protein ñược tạo thành từ các axit amin, axit amin là chất ñiện ly lưỡng tính, do vậy giống như axit amin protein cũng là chất ñiện ly lưỡng tính
Tính ñiện ly lưỡng tính ñược hình thành là do trong phân tử axit amin có chứa cả nhóm amin và nhóm cacboxyl Trong dung dịch nước axit amin có thể tồn tại ñồng thời dưới hai dạng: dạng phân tử và chủ yếu là dạng ion lưỡng cực
Trong môi trường kiềm, sự phân ly của nhóm amin bị kìm hãm, phân tử axit amin
có tác dụng như một axit, tích ñiện âm và chuyển dịch về phía cực dương trong ñiện trường
1.1.1.2 Những biến ñổi của protein thường xảy ra trong chế biến món ăn
a Biến ñổi do hoà tan
Phần lớn protein có trong nguyên liệu thực phẩm sử dụng ñể chế biến món ăn là loại protein hoà tan, vì vậy trong quá trình nấu thực phẩm trong môi trường nước, một phần protein hoà tan có trong thực phẩm dần dần hoà tan vào nước nấu, làm tăng chất lượng cảm quan và giá trị dinh dưỡng cho nước nấu
Protein là keo háo nước nên tính hoà tan của chúng có liên quan với khả năng hydrat hoá, nghĩa là phụ thuộc vào khả năng kết hợp nước Sự có mặt của lớp vỏ nước xung quanh phân tử protein là yếu tố làm cho phân tử protein vững bền ở trong dung dịch, không bị kết tủa
Protein trong cơ thể sinh vật thường chứa tới 70 – 80% nước, trong ñó có khoảng
20 -50% là nước hydrat, phần còn lại là nước tự do (tĩnh) ñược giữ lại trong phân tử protein trong các nút do các phần gấp của mạch polypetit tạo thành
Về cơ chế kết hợp nước của các phân tử protein, một số tác giả cho rằng nước hydrat ñược kết hợp rất chặt chẽ với protein bởi các nhóm có cực, bằng lực tĩnh ñiện Kết quả là tạo nên trên bề mặt phân tử protein một lớp vỏ nước ñơn phân tử có chiều dày bằng kích thước của phân tử nước (khoảng 3Ǻ ) Kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác lại cho thấy nước hydrat kết hợp với phân tử protein chủ yếu nhờ các liên kết peptit tạo thành cầu nối giữa các nhóm peptit của các mạch hoặc ñoạn mạch polypeptit gần kề
Với ña số protein cả hai cơ chế kết hợp nước nói trên luôn luôn xảy ra ñồng thời, với từng protein xác ñịnh thì một cơ chế kết hợp nước nào ñó có thể sẽ là chủ yếu
Trong quá trình chế biến món ăn, protein tan nhiều hay ít phụ thuộc vào những yếu tố như: bản chất của từng loại protein khác nhau, nồng ñộ muối ăn, pH của môi trường ñun nấu, nhiệt ñộ ñun nấu…
- Yếu tố bản chất của protein
Trang 3Các loại protein trong nguyên liệu thực phẩm có thành phần và cấu tạo khác nhau, tính tan của protein phụ thuộc trước hết vào thành phần sắp xếp phân bố của axit amin trong phân tử protein Trong phân tử protein có những nhóm kỵ nước và những nhóm háo nước Nhóm kỵ nước làm cho protein không tan trong nước, nhóm háo nước làm cho protein có khả năng hòa tan trong nước Nhưng tính háo nước của các nhóm háo nước không giống nhau, có nhóm kết hợp ñược 3 phân tử nước (nhóm – OH), có nhóm kết hợp
ñược 4 phân tử nước (nhóm – COOH) Như vậy tính tan nhiều hay ít của protein phụ
thuộc vào tỷ lệ giữa các nhóm háo nước và kỵ nước, và sự phân bổ chúng trên bề mặt phân tử protein
- Yếu tố nồng ñộ muối ăn (NaCl)
Khi nấu thức ăn người ta thường cho thêm mắm, muối (NaCl); sự có mặt của muối trung tính ảnh hưởng hai chiều tới tính tan của protein Khi nồng ñộ muối trung hoà thấp thì khả năng hoà tan của protein tăng; tuy nhiên khi nồng ñộ muối ăn cao, tính tan của protein lại giảm ñi và ña số protein lại có thể bị kết tủa Nguyên nhân là do ở nồng ñộ muối ăn thấp các ion muối kết hợp với các nhóm ion của protein có tác dụng làm tăng tính có cực, nhờ ñó làm tăng khả năng hoà tan của protein Nhưng nếu nồng ñộ muối cao lại xảy ra sự cạnh tranh dung môi giữa phân tử muối và phân tử protein, nghĩa là khi ñó muối có thể làm mất vỏ nước của phân tử protein Trong chế biến thức ăn ñể tránh protein hoà tan nhiều trong nước người ta thường chỉ cho thêm muối (nồng ñộ thấp) sau khi ñã ñun sôi thực phẩm
- Yếu tố pH của môi trường
Trong quá trình ñun nấu khả năng hoà tan của protein vào nước nấu cũng còn phụ thuộc vào pH của môi trường nấu Vì tính tan của protein phụ thuộc vào số lượng và tỷ lệ các nhóm có cực trong phân tử nên nó thay ñổi phụ thuộc vào pH của môi trường, ở pH bằng ñiện (ñẳng ñiện) khả năng hòa tan của protein nhỏ nhất, còn khi tăng hoặc giảm pH
so với ñiểm bằng ñiện thì tính tan của protein sẽ tăng lên
- Yếu tố nhiệt ñộ
Trong quá trình chế biến thức ăn có thể cho thực phẩm vào nước lạnh hoặc nước sôi Nhiệt ñộ ban ñầu của nước nấu cũng ảnh hưởng tới lượng protein hoà tan vào nước nấu, nếu nhiệt ñộ chưa gây nên hiện tượng biến tính, tính tan của ña số protein tăng khi nhiệt ñộ tăng
Ngoài các yếu tố trên khi thêm vào nước những chất có khả năng làm giảm hằng
số ñiện môi (ví dụ như rượu ) sẽ làm giảm khả năng hoà tan của protein Vì khi làm giảm hằng số ñiện môi của nước thì làm giảm sự ion hoá của phân tử protein
b Biến ñổi do biến tính và ñông tụ
Dưới tác ñộng của nhiệt trong quá trình chế biến thức ăn, các protein hoà tan dần dần bị biến tính, nghĩa là mất ñi những tính chất tự nhiên ban ñầu của protein, sự biến tính này là một quá trình không thuận nghịch
Ví dụ: khi ñun nóng lòng trắng trứng ta thấy nó ñông ñặc, vón cục lại; hiện tượng
ñó là do protein của trứng bị biến tính Sự biến ñổi này là biến ñổi không thuận nghịch vì
sau khi ñể nguội protein của trứng không trở lại ñược trạng thái lỏng ban ñầu nữa Tuy nhiên nếu cho kiềm ñậm ñặc vào, protein ñã vón cục này bị hoà tan, song ta sẽ ñược một dung dịch có tính chất khác hẳn tính chất protein trứng ban ñầu
Để giải thích về cơ chế của các quá trình biến tính của protein, người ta dựa vào sự
biến tính bởi nhiệt của globulin vì ñã ñược nghiên cứu cặn kẽ hơn cả
Bình thường, các mạch polypetit của protein ñược các mối liên kết gắn chặt lại theo một trạng thái nhất ñịnh Khi ñun nóng, các mạch polypeptit gấp khúc ở bên trong phân tử protein sẽ bị chuyển ñộng mạnh dẫn ñến sự phá vỡ những liên kết không bền vững Kết quả là các mạng polypetit gấp khúc bị dãn ra và phân bố lại; các nhóm hoá học trước kia ẩn sâu ở bên trong có thể xuất hiện ra ngoài, các nhóm kỵ nước chiếm ưu thế; vì
Trang 4vậy, tính ưa nước của các phân tử protein bị biến tính giảm ñi và chúng trở nên mất tính hoà tan
Protein sau khi bị biến tính thường có khả năng ñông tụ lại làm biến ñổi trạng thái của chúng Quá trình ñông tụ xảy ra là do các nhóm hoá học xuất hiện tạo nên những cầu nối giữa các mạch polypeptit khác nhau và protein bị mất vỏ nước bao bọc Do ñó các phần tử protein dễ kết hợp lại với nhau thành một tập hợp lớn và không theo một qui luật nào cả Vì thế biến tính thường kèm theo hiện tượng protein bị vón cục và kết tủa
Sự ñông tụ của protein hình thành trong quá trình ñun nấu các món ăn khác nhau thường tồn tại dưới hai dạng:
+ Nếu nồng ñộ protein thấp, khi ñông tụ thường tạo thành “dạng bông” (như nấu canh cua, nấu nước dùng từ xương, thịt xuất hiện các ñám bông protein)
+ Nếu nồng ñộ protein cao, khi ñông tụ chúng tạo thành khối keo ñông ñặc (dạng gen) như khi luộc trứng
Sau khi protein ñã bị biến tính và ñông tụ trong quá trình chế biến nhiệt, nếu ta cứ tiếp tục kéo dài thời gian ñun nóng ở nhiệt ñộ cao thì có thể xảy ra hiện tượng tạo thành
Protein trong món ăn sau khi nấu chín có tính chất khác hẳn với protein trong nguyên liệu thực phẩm về nhiều mặt như: mất khả năng hòa tan trong nước, mất tính chất hoạt ñộng sinh học, tăng khả năng bị thủy phân bởi ezim proteaza, thay ñổi hình dạng và kích thước phân tử, mất ñi những tính chất lý hóa khác (khả năng kết dính, ñộ nhớt, sức căng bề mặt ) Như vậy, nấu chín thức ăn, ngoài tác dụng tạo mùi, vị thích hợp, ñảm bảo
vệ sinh…còn giúp cho cơ thể dễ tiêu hoá, dễ hấp thu thức ăn hơn
Sự biến tính và ñông tụ protein trong quá trình ñun nấu bị ảnh hưởng bởi các yếu
tố nhiệt ñộ, thời gian ñun nấu, pH môi trường, sự có mặt của muối trung tính hoặc ñường
- Nếu nhiệt ñộ ñun nấu càng cao, thời gian ñun nấu càng dài thì sự biến tính và
ñông tụ protein càng mạnh
- Nếu thay ñổi pH của môi trường nấu thì tốc ñộ ñông tụ của protein cũng thay
ñổi, khi pH của môi trường ở ñiểm bằng ñiện (pI) thì sự ñông tụ xảy ra dễ dàng nhất, và
nếu pH của môi trường càng xa ñiểm bằng ñiện thì sự ñông tụ càng khó
- Nếu cho thêm muối hoặc ñường vào món ăn khi chế biến nhiệt sẽ làm cho tốc ñộ
ñông tụ của protein bị giảm xuống Ví dụ khi làm bánh nếu cho thêm ñường vào trứng
thì sự ñông tụ của protein trứng có khó khăn hơn Đó là do ñường ñược hấp phụ trên bề mặt những phân tử protein tạo thành những phức chất hòa tan tốt trong nước
Ngoài tác ñộng của nhiệt làm cho protein bị biến tính và ñông tụ còn do tác ñộng của yếu tố vật lý (sự khuấy mạnh của phới, máy ñánh trứng) làm cho protein trứng bị biến tính từng phần hoặc hoàn toàn Ngoài ra một số yếu tố khác cũng gây nên sự biến tính và kết tủa không thuận nghịch protein, như tác dụng của axit, bazơ, của muối kim loại nặng…, nhưng những yếu tố này không ñược sử dụng trong lĩnh vực chế biến món
ăn
Người ta ứng dụng sự biến tính của protein trong sản xuất ñậu phụ, phomat, sữa chua, v.v
c Biến ñổi do thủy phân
Sự thủy phân protein là phản ứng quan trọng và phổ biến của protein ñược ứng dụng làm cơ sở kỹ thuật của nhiều quá trình chế biến các món ăn
Bản chất của quá trình thủy phân protein dù là nguồn gốc ñộng vật hay thực vật cũng ñều là quá trình thủy phân các mối liên kết peptit của protein, tạo thành các axit amin và các polypeptit hòa tan ñược trong nước, nhờ ñó sản phẩm có hương vị thơm ngon và dễ hấp thu
Có thể thực hiện các quá trình thủy phân protein bằng axit, bằng kiềm, hoặc bằng
hệ enzim proteaza Trong thực tế sản xuất tùy theo từng loại sản phẩm cụ thể mà người ta
Trang 5áp dụng một loại hay phối hợp các loại thủy phân trên sao cho có hiệu quả Ví dụ: trong sản xuất tương, chao, người ta thường sử dụng phương pháp lên men; trong sản xuất nước mắm, nước chấm có thể sử dụng phối hợp giữa phương pháp lên men và phương pháp axit, ñể làm mềm thịt có thể áp dụng cả ba quá trình thủy phân bằng lên men, bằng axit hoặc bằng kiềm
d Biến ñổi do tác dụng với ñường khử
Trong quá trình biến nhiệt các món ăn, protein và các sản phẩm phân giải của chúng như peptit, axit amin có khả năng tác dụng với ñường khử (có nhóm cacbonyl
>C= 0) ñể tạo thành một hợp chất có mầu sẫm gọi là melanoidin Melanoidin là một phức chất bao gồm nhiều chất khác nhau
Phản ứng tạo thành melanoidin là phản ứng thường xảy ra trong quá trình chế biến nhiệt, nhất là khi chế biến ở nhiệt ñộ cao, tạo cho món ăn có mầu sắc, hương vị mới thích hợp Tuy nhiên cũng có trường hợp phải hạn chế phản ứng này trong quá trình chế biến
Đặc biệt khi có mặt của ñường khử cùng với axit glutamic dưới tác ñộng của nhiệt phản ứng melanoidin xảy ra làm cho lượng axit glutamíc tổn thất tăng lên
Kết quả thí nghiệm cho thấy khi ñun nóng axit glutamic với ñường glucoza, lượng axit glutamíc tổn thất cao hơn trường hợp không có glucoza và nếu thời gian ñun nóng kéo dài và nhiệt ñộ cao thì sự tổn thất axit glutamic tăng
1.1.1.3 Biến ñổi protein trong một số thực phẩm
a Biến ñổi protein của thịt trong chế biến
Thịt là nguồn thực phẩm cung cấp protein quan trọng cho con người, là nguồn nguyên liệu phổ biến dùng ñể chế biến món ăn Sự biến ñổi protein của thịt có liên quan
ñến cấu trúc của một số mô cơ bản cấu tạo nên loại thực phẩm này, cụ thể là mô cơ và
mô liên kết
- Biến ñổi ở mô cơ
Thành phần chủ yếu của thịt là mô cơ, nó chiếm một tỷ lệ lớn và có hàm lượng protein cao Mô cơ ñược cấu tạo từ những tế bào ñặc biệt có dạng hình trụ gọi là sợi cơ,
Các sợi cơ ñược kết hợp với nhau thành từng bó sợi cơ và nhiều bó sợi cơ lại ñược kết hợp với nhau tạo thành bắp thịt
Các phần tử cấu tạo nên bắp thịt như sợi cơ, các bó sợi cơ có thứ tự khác nhau ñều
ñược liên kết lại với nhau bởi mô liên kết
Trong mô cơ protein là thành phần quan trọng nhất và hàm lượng biến ñổi theo loại, ñộ béo, các phần thịt khác nhau v.v…
Ở trâu bò có ñộ béo trung bình, lượng protein mô cơ chiếm 13,4% Trong ñó ở bắp
thịt mông chứa 14,3% còn ở bắp thịt vai 13,2 %, ở phần bụng và ngực 11%, ở còng chân trước 6,1%, ở còng chân sau 9,6%
Ở thịt cừu có ñộ béo trung bình, lượng protein mô cơ trong các phần thịt khác
nhau thay ñổi trong khoảng 9,2 ñến 12,8%
Ở cá protein mô cơ có trong các loại cá khác nhau cũng khác nhau; ví dụ: Cá chép 10,8%, cá thu 10,1%, cá trích 14,3%, cá vược 12,1%
Protein mô cơ bao gồm nhiều loại khác nhau, hầu hết là những protein hoàn thiện nghĩa là trong chúng có chứa ñầy ñủ các axit amin không thể thay thế ñược
Các proteinchủ yếu của sợi cơ bao gồm:
Protein tơ cơ có miozin, actin, actomiozin, tropomiozin
Protein chất cơ có globulin X, miogen, mioanbumin, mioglobin, nucleoprotein Protein nhân có nucleoprotein, các protein khác
Protein màng cơ có colagen, elastin, reticulin
Trang 6Trong quá trình chế biến nhiệt, thịt nguyên liệu bị biến ñổi nhiều mặt như biến ñổi
về kích thước, hình dạng, màu sắc, mùi vị, trạng thái, thành phần hoá học Sự biến ñổi này có liên quan nhiều tới sự biến ñổi của protein trong miếng thịt ñem chế biến
Tuỳ theo phương pháp chế biến và tùy theo từng loại protein mà các protein trong thịt có những biến ñổi khác nhau Một trong những biến ñổi quan trọng nhất của protein hoà tan trong mô cơ là sự biến tính và ñông tụ bởi nhiệt
Khi chế biến nhiệt nguyên liệu thịt, các protein hoà tan của mô cơ bị biến tính dần
protein của mô cơ bị biến tính
Kèm theo sự biến tính bởi nhiệt là sự ñông tụ của các protein, biểu hiện là gel protein nén chặt vào nhau ở bên trong các sợi cơ, khiến cho cho một phần nước chứa trong các sợi cơ bị ép ñẩy ra ngoài, trong nước ñó có cả những chất hòa tan; cũng vì vậy
mà ñường kính của các sợi cơ trong chế biến nhiệt bị co rút lại Ví dụ khi ñun nóng thịt
thước ban ñầu
Sau khi ñun nấu các sợi cơ bị ép chặt lại với nhau khiến cho miếng thịt trở nên bền chặt hơn ñối với tác ñộng cơ học như nghiền, băm, giã
Khi luộc thịt trong môi trường nước nhiều, nếu cho những miếng thịt vào nước lạnh ngay từ ñầu thì protein hoà tan (miogen) ở lớp bên ngoài của miếng thịt sẽ chuyển dần vào nước nấu Vì lượng nước luộc thường khá lớn so với lượng thịt nên xon protein
ñược tạo thành trong nước có nồng ñộ thấp Trong quá trình luộc xon protein này dần dần
biến tính và ñông tụ thành từng ñám (dạng bông) gọi là bọt Nếu ñun nước sôi rồi mới cho thịt vào thì lượng protein hoà tan chuyển vào nước dùng ít hơn so với trường hợp cho vào từ nước lạnh, vì sự biến tính và ñông tụ protein trên bề mặt miếng thịt xảy ra nhanh chóng hơn
- Biến ñổi ở mô liên kết
Protein ñặc trưng của mô liên kết là colagen và elastin; colagen có trong sợi tạo keo, ñặc biệt colagen có nhiều ở các còng chân của gia súc và chiếm khoảng 10 – 13,9%; còn elastin có trong sợi ñàn hồi, elastin có nhiều ở vùng cổ (trong các dây chằng ) và ở vùng bụng dưới
Lượng protein mô liên kết trong cùng một phần thịt như nhau phụ thuộc vào ñộ non, già và ñộ béo Lượng colagen và elastin ở những con vật ñã già cao hơn ở các con vật còn non
Sự biến ñổi bởi nhiệt của mô liên kết ñược áp dụng trong chế biến một số món ăn như thịt ñông, giò bì, xúc xích, v.v
+ Biến ñổi trong chế biến nhiệt
Trong quá trình chế biến món ăn, ở ñiều kiện chế biến nhiệt bình thường, elastin khá bền vững và hầu như không bị biến ñổi; còn colagen kém bền vững hơn nhiều và bị biến ñổi thành glutin Sự biến ñổi này làm ảnh hưởng tới một số tính chất của món ăn và
ñược ứng dụng khá rộng rãi trong chế biến một số mặt hàng ăn uống
Colagen là loại protein hình sợi không hoà tan trong nước lạnh, dung dịch muối
ăn, dung dịch axit yếu hoặc kiềm yếu Khi tiếp xúc với nước, colagen bị trương nở làm
giảm ñộ bền vững của các mối liên kết giữa các mạch trong phân tử colagen
Trong môi trường axit và kiềm, khả năng ngậm nước và trương nở của colagen mạnh hơn ở nước lạnh và khả năng trương phồng do vậy cũng tăng lên Vì vậy colagen càng tiếp xúc với nước nhiều, càng ngậm nhiều nước thì ñộ bền vững của chúng càng yếu
ñi và dễ bị phân giải trong quá trình chế biến nhiệt
Khi ñun nóng thịt gia súc, gia cầm, cá, colagen dần dần bị biến ñổi về kích thước, cấu trúc phân tử và trạng thái Quá trình biến ñổi bởi nhiệt của colagen bao gồm quá trình chín và tan rã của colagen
Trang 7- Quá trình chín của colagen
Qua thí nghiệm cho thấy, nếu ñem nấu những bó sợi colagen ñã ñược tách riêng ra
ở trong nước thì kích thước của chúng bị biến ñổi, chúng dần dần trương phồng lên Khi
lên Sự biến ñổi về kích thước này càng tăng khi nhiệt ñộ và thời gian ñun nóng tăng cao
Kèm theo với sự biến ñổi này còn xảy ra sự ñồng thể hóa chúng, nghĩa là cấu trúc hình sợi dần dần bị phá huỷ và chúng chuyển thành một khối ñồng nhất, trong suốt
Sự biến ñổi của các bó sợi colagen như trên gọi là “sự chín” của colagen, còn nhiệt ñộ mà ở ñó xảy ra sự rút ngắn cực ñại của các sợi colagen thì ñược gọi là “nhiệt ñộ chín”
Quá trình chín của colagen là một quá trình không thuận nghịch, vì khi làm nguội colagen ñã chín thì cấu trúc ban ñầu của chúng không phục hồi trở lại ñược Colagen ñã chín khác với colagen nguyên thủy ở chỗ chúng dễ bị phân giải bởi các enzim proteaza như pepsin, tripsin ở tuyến tuỵ và các enzim khác
Nếu ñem nấu ở trong nước không phải là các bó sợi colagen ñược tách riêng ra mà
là các lớp mô liên kết, thì nhiệt ñộ chín trong trường hợp này không phải là một nhiệt ñộ xác ñịnh mà là một khoảng nhiệt ñộ, trong ñó xảy ra quá trình chín của colagen
- Quá trình tan rã của colagen
Quá trình chín của colagen là giai ñoạn ñầu của sự phá huỷ cấu trúc ban ñầu của colagen trong các lớp mô liên kết Nếu tiếp tục nâng cao nhiệt ñộ ñun nấu và kéo dài thời gian chế biến nhiệt thì sẽ làm cho toàn bộ những liên kết ngang giữa các mạch polypeptit của colagen bị cắt ñứt và chúng bị phân giải thành những chuỗi polypetit riêng biệt Kết quả này dẫn ñến sự tan rã không thuận nghịch của colagen, biến ñổi thành glutin là chất
dễ hoà tan trong nước nóng
Sự chuyển hóa colagen thành glutin là nguyên nhân khiến cho cấu trúc ban ñầu của các lớp mô liên kết bị phá hủy sâu xa
Thời gian ñun nấu càng dài, sự tan rã colagen xẩy ra càng mạnh và sự tạo thành glutin càng nhiều làm cho ñộ bền vững của mô liên kết nói chung, của màng quanh cơ nói riêng bị suy yếu, do ñó làm suy yếu mối liên kết giữa các bó sợi cơ làm cho thịt sau khi nấu trở nên dễ cắt hoặc xé dọc theo thớ hơn khi còn sống
Sự chuyển hoá colagen thành glutin phụ thuộc vào các yếu tố:
- Độ bền vững của các mô liên kết và số lượng mô liên kết có trong thịt Độ bền vững này là do cấu trúc phức tạp hay cấu trúc ñơn giản của mô liên kết Đối với thịt có cấu trúc mô liên kết ñơn giản (ở ñộng vật non và cá) colagen dễ bị tan rã hơn
- Nhiệt ñộ và thời gian ñun nấu: nhiệt ñộ ñun nấu càng cao, thời gian ñun nấu càng
- Phụ thuộc vào phương pháp chế biến nhiệt Nếu các loại thịt có màng quanh cơ bền vững thường người ta dùng phương pháp chế biến nóng ướt như hầm, ninh, nấu ñể chế biến các món ăn từ thịt ñó Còn phương pháp ñun nóng khô ít sử dụng vì phương pháp này khó làm cho ñộ bền vững của mô liên kết giảm ñến mức ñộ cần thiết Điều này
có thể giải thích là do trong ñiều kiện ñun nóng khô khả năng tác dụng lâu dài của nước lên colagen không duy trì ñược (vì nước có trong nguyên liệu quá ít) Do ñó chỉ có một lượng rất nhỏ colagen chuyển thành glutin Nếu tiếp tục kéo dài thời gian chế biến nhiệt, lượng nước bị mất ñi (bốc hơi) quá nhiều khiến cho sự tan ră colagen bị chậm lại, thịt sẽ
bị rắn chắc lại
Nếu các loại thịt có màng quanh cơ (mô liên kết ñơn giản) kém bền vững ñều có thể sử dụng phương pháp ñun nóng khô và phương pháp ñun nóng ướt ñể chế biến thức
ăn
Đối với các loại thịt có mô liên kết bền vững muốn sử dụng phương pháp chế biến
nhiệt rộng rãi (cả ñun nóng ướt, ñun nóng khô) ñể làm mềm thịt nhanh (làm tan rã
Trang 8colagen ), người ta sử dụng chế phẩm enzim papain ñể tẩm ướp vào thịt trước khi chế biến nhiệt
Trong thực tế ở một số thực vật (quả, lá, thân) có chứa enzim papain (ñu ñủ xanh), enzim bromelin (dứa) Người ta sử dụng chúng ñể làm mềm thịt bằng cách tẩm ướp lẫn với thịt hoặc nấu lẫn với thịt làm cho thịt mềm mại hơn, thơm ngon hơn và thời gian chế biến nhanh hơn
Ngoài ra sự tan rã của colagen còn chịu ảnh hưởng của môi trường ñun nóng, cụ thể khi ninh, hầm, om thịt người ta cho thêm gia vị làm cho môi trường ñun nấu chuyển
từ trung tính sang axit Ví dụ: cho thêm xốt cà chua, rượu vang, chanh, giấm v.v làm thay ñổi pH của môi trường sang miền axit khiến cho sự tan rã của colagen tăng
b Biến ñổi protein của bột mỳ trong chế biến
Protein bột mỳ bao gồm 4 loại: anbumin, globulin, prolamin và glutelin, trong ñó prolamin và glutelin là chủ yếu Prolamin của bột mỳ còn gọi là glyadin và glutelin còn gọi là glutenin, hai loại này thường chiếm 75 -80% tổng số protein có trong bột mỳ
Glyadin và glutenin không hoà tan trong nước, nhưng có khả năng hút một lượng nước nhất ñịnh ñể trương phồng lên tạo thành chất dẻo, ñàn hồi gọi là gluten; chính do
ñặc tính này mà bột mỳ có nhiều ứng dụng trong chế biến các món ăn
Sự biến ñổi protein của bột mỳ trong chế biến thường xẩy ra trong quá trình nhào bột và trong quá trình chế biến nhiệt
- Trong quá trình nhào bột: Khi cho nước vào bột mỳ và nhào trộn, glyadin và glutenin hút nước dần dần và trương phồng lên Khi ñó trong khối bột hình thành mạng lưới bởi các phân tử của glyadin và glutenin bị trương phồng trong nước và liên kết chặt chẽ với nhau, trong từng “mắt” của mạng lưới có chứa nước và ñó là sự hình thành gluten
Nhờ gluten có tính dẻo và ñàn hồi nên bột mỳ nhào có khả năng giữ khí; gluten càng dẻo và ñàn hồi tốt thì khả năng làm nở và xốp bánh càng tốt Gluten kém ñàn hồi thì bánh sẽ kém nở và kém xốp
- Trong quá trình chế biến nhiệt
Trong quá trình chế biến nhiệt các món ăn từ bột mỳ, các protein hòa tan có trong bột sẽ dần dần bị biến tính và ñông tụ Do kết quả của sự biến tính và ñông tụ bởi nhiệt của protein bột mỳ mà các sản phẩm bánh có ñộ nở, xốp nhất ñịnh khi chế biến
Khi nướng, rán các sản phẩm từ bột mỳ các protein, axit amin trong bột dưới tác dụng của nhiệt ñộ cao chúng kết hợp với ñường khử ñể tạo thành melanoidin, làm cho sản phẩm có lớp vỏ màu vàng, nâu ñặc trưng và mùi thơm hấp dẫn
1.1.2 SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GLUXIT
1.1.2.1 Khái niệm cơ bản về gluxit
Gluxit là nhóm hợp chất hữu cơ phổ biến trong nguyên liệu thực phẩm Ở thực phẩm thực vật gluxit chiếm tỷ lệ khá cao, có trường hợp tới 80-90% trọng lượng khô, còn
ở thực phẩm ñộng vật hàm lượng gluxit thấp hơn nhiều, thường chiếm không quá 2%
Gluxit thuộc nhóm chất dinh dưỡng ñặc biệt quan trọng ñối với cơ thể người và
ñộng vật Các nguyên tố cấu tạo nên gluxit là C, H và O; công thức cấu tạo của gluxit
Gluxit là chất ñảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng ở cơ thể sinh vật, tuỳ thành phần, tính chất và cấu tạo của gluxit, người ta chia thành gluxit ñơn giản (monosacarit) và gluxit phức tạp (polysacarit)
+ Monosacarit: Tuỳ thuộc vào số lượng cacbon có trong mạch của monosacarít mà chúng có tên tương ứng như trioza (3 cacbon), tetroza (4 cacbon), pentoza (5 cacbon), hexoza (6 cacbon) Cách ñánh số thứ tự nguyên tử cacbon trong phân tử monosacarit dựa trên nguyên tắc: ñánh số bắt ñầu từ phía ñầu nguyên tử các bon nào gần với nhóm cacbonyl nhất, ñể nguyên tử các bon của nhóm cacbonyl có chỉ số nhỏ nhất
Trang 9+ Polysacrit: Tuỳ thuộc vào số lượng monosacarit có trong thành phần của polysacarit mà có polysacarit loại 1 (hay oligosacarit) và polysacarit loại 2
Oligosacarit là nhóm gluxit cấu tạo bởi sự liên kết của một số ít monosacarit, vì thế phân tử lượng của chúng không lớn lắm, có một số tính chất như ñường ñơn giản, dễ tan trong nước và dễ kết tinh
Oligosacarit là các gluxit có chứa từ 2 ñến 10 monosacarit trong số ñó quan trọng
và phổ biến hơn cả là các disacarit như sacaroza, lactoza và maltoza
Polysacarit loại 2 ñược cấu tạo bởi nhiều monosacarit liên kết với nhau
Các polysacarit phổ biến hơn cả trong nguyên liệu thực phẩm là tinh bột, pectin, xeluloza
Nguồn gluxit mà thực phẩm cung cấp cho cơ thể con người chủ yếu là lấy từ nguyên liệu thực vật Theo tính chất của gluxit, người ta còn phân gluxit thành: ñường, tinh bột và gluxit của thành tế bào
1.1.2.2 Những biến ñổi của gluxit trong chế biến món ăn
a Biến ñổi của ñường
Đường là một trong những thành phần hoá học quan trọng của nhiều loại rau, củ,
quả ở trạng thái hoà tan trong dịch tế bào, thường bao gồm glucoza, fructoza và sacaroza
Đường trong các loại quả chiếm tỷ lệ tương ñối cao, trong các loại rau chiếm tỷ lệ thấp
hơn (trừ hành tây, củ cải, cà rốt, có tương ñối nhiều ñường hơn), trong các loại hạt hàm lượng ñường không nhiều lắm
Khi chế biến các món ăn có những trường hợp phải sử dụng thêm ñường hoặc trong bản thân các nguyên liệu có chứa một lượng ñường nhất ñịnh Trong quá trình chế biến, một phần ñường trong ñó sẽ bị biến ñổi Thường thường sự biến ñổi ñó là do chúng
bị thuỷ phân hoặc bị phân giải sâu xa
* Biến ñổi do thuỷ phân disacarit
Trong quá trình chế biến các món ăn, các disacarit ñều có thể bị thuỷ phân dưới tác ñộng của các enzim (như trường hợp lên men bột nhào, hay muối dưa.) Hoặc dưới tác
ñộng của axit (như trường hợp nấu mứt quả, nấu kẹo, nước quả ép.) Khi bị thuỷ phân
một phân tử disacarit tạo thành 2 monosacarít, ví dụ một phân tử sacaroza khi bị thuỷ phân cho một phân tử glucoza và một phân tử frutoza
+ Biến ñổi do thuỷ phân bởi enzim
Trong chế biến làm bánh từ bột nhào, ở giai ñoạn lên men bột nhào saccaroza và maltoza trong bánh bị thuỷ do tác dụng của enzim tương ứng Dưới tác dụng của enzim mantaza, mantoza sẽ dần dần bị thuỷ phân thành hai phân tử glucoza, mantaza có trong
mô thực vật, nấm men, vi khuẩn và ñặc biệt có nhiều ở kê nảy mầm
Sacaroza bị thuỷ phân tương ñối nhanh bởi enzim sacaraza, vì vậy sau khi nhào bột sự thuỷ phân sacaroza thường kết thúc nhanh chóng Trong hạt nảy mầm có nhiều enzim sacaraza, enzim này cũng có trong thực vật thượng ñẳng và dịch tiêu hoá của ñộng vật
+ Thuỷ phân bởi axit
Trong chế biến một số sản phẩm như mứt quả, xirô, kẹo có cho thêm axit thực phẩm ñều có thể xẩy ra sự thuỷ phân sacaroza bởi axit tạo thành ñường chuyển hoá Sự
có mặt của ñường chuyển hoá trong sản phẩm làm cho ñộ ngọt của sản phẩm tăng lên,
ñồng thời có tác dụng ngăn ngừa sự kết tinh (lại ñường), nhưng lượng ñường chuyển hoá
nhiều thì sản phẩm dễ bị chảy, khó bảo quản
Trong rau quả thường có sẵn một lượng axit hữu cơ (trung bình từ 0,5 – 1.5%) nhất ñịnh, tuy nhiên có một số loại như : chanh, khế, chua me, sấu, vv hàm lượng axit cao, các loại axit thực phẩm thường dùng là axit xitric, axit malic, axit tactric, axit lactic
Độ pH của nhiều loại quả thường nằm trong khoảng từ 2,5 ñến 4,2
Trang 10Khả năng thuỷ phân sacaroza bởi axit mạnh hay yếu phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, cụ thể:
- Môi trường ñun nấu: Nếu môi trường ñun nấu có pH ≤ 6,5 thì sacaroza bị thuỷ
phân mạnh
- Loại axit dùng ñể thuỷ phân khi ñun nấu: Mức ñộ chuyển hoá ñường phụ thuộc
vào loại axit Cụ thể: axit oxalic mạnh hơn cả, tiếp theo là axit xitric, axit malic, axit lactic, axit sucxinic và axit axetic
- Nhiệt ñộ ñun nấu: Với trường hợp pH của môi trường ñun nấu và nhiệt ñộ chế
biến cùng biến ñộng Người ta nhận thấy pH của dung dịch càng thấp và nhiệt ñộ chế biến càng cao thì sự chuyển hoá sacaroza càng mạnh
- Thời gian ñun nấu: Thời gian ñun nấu càng dài thì sự chuyển hoá sacaroza càng
nhiều
* Biến ñổi do phân giải sâu xa của ñường
Trong chế biến các món ăn sự phân giải sâu xa của ñường thường xảy ra trong các
trường hợp như khi lên men bột nhào và ở giai ñoạn bắt ñầu nướng bánh, khi muối chua rau quả, khi nấu ñường ñể làm bánh, mứt, kẹo, xirô, khi chế biến nhiệt các loại thực phẩm có chứa ñường khử và các axit amin
+ Biến ñổi do ñường lên men
- Lên men trong quá trình nhào và ủ bột làm bánh: Trong quá trình nhào và ủ bột
ñể làm bánh các monosacarit như glucoza và fructora sẽ bị phân giải sâu xa, các
monosacarit này có sẵn trong bột, ñồng thời chúng cũng ñược tạo thành thêm trong quá trình nhào và ủ bột do kết quả của sự phân giải sacaroza và mantoza
Đường có trong bột thường không nhiều, cụ thể: glucoza và fuctora: 0,1 -0,25%;
mantoza: 0,1 – 0,5%, sacaroza 0,2- 0,6%
Trong quá trình nhào và ủ bột, ñường trong nguyên liệu dần dần bị phân giải sâu
xa, quá trình hoá sinh xảy ra có thể biểu diễn bằng phương trình tổng quát sau:
C6H1206 2 C2H5OH + 2CO2 + 28 KCal
phẩm phụ như các aldehit, axit axetic, các este phức tạp khác nhau, với số lượng nhỏ nhưng góp phần quan trọng làm tăng hương vị của sản phẩm
Điều quan trọng nhất ở giai ñoạn này là khả năng sinh khí CO2 của bột nhào, khí
Thông thường lượng ñường có trong bột không nhiều, do ñó thường không ñủ ñể quá trình lên men rượu tiến hành ñược nhiều và lâu mà chỉ ñủ dùng ở giai ñoạn lên men
ñầu tiên của bột nhào Còn ở giai ñoạn lên men tiếp theo cần phải nhờ vào tác dụng của
amilaza ñể phân giải tinh bột thành mantoza, sau ñó mantoza dưới tác dụng của mantaza
bị phân giải thành glucoza
Trong quá trình ủ bột, ñường bị phân giải do lên men rượu, ngoài ra còn bị phân giải do lên men lactic dưới tác ñộng của vi khuẩn lactic (có sẵn trong nấm men, trong bột, trong không khí) tạo ra axit lactic và một số axit khác (axit axetic, axit malic, axit focmic, axit oxalic, ) Quá trình lên men lactic có thể biểu diễn bằng phương trình tổng quát sau:
C6H1206 2 CH3 – CHOH – COOH + 22,5 KCal
Như vậy, trong quá trình nhào và ủ bột, bên cạnh rượu etylic và khí cacbonic còn
có cả axit lactic ñược tích tụ và nhiều sản phẩm phụ khác Quá trình lên men lactic xảy ra vừa phải cũng góp phần làm tăng hương vị của sản phẩm nhưng nếu xảy ra quá mạnh sẽ làm bánh bị chua
Quá trình lên men bột nhào và ủ bột làm bánh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
ẩm không khí 75 – 85%, thời gian kéo dài 45 - 60 phút, pH môi trường thích hợp hơn cả
là từ 4,0 ñến 6,0
Trang 11Ngoài ra trong khối bột nhào nếu có mặt của muối ăn, các hợp chất nitơ hòa tan, chất khoáng, ñường, các vitamin với lượng nhỏ nhất ñịnh thì quá trình lên men bột nhào
Quá trình lên men lactic khi muối chua rau quả có thể chia thành ba thời kỳ
- Thời kỳ ñầu: Do muối ăn gây áp suất thẩm thấu lớn nên ñường và các chất dinh
dưỡng khác có trong nguyên liệu khuyếch tán vào nước muối, lúc ñó vi sinh vật lactic cùng các vi sinh vật khác bắt ñầu hoạt ñộng, axit lactic tạo ra trong thời kỳ này ít
- Thời kỳ thứ 2: Chủng vi khuẩn lactic phát triển mạnh và xít lactic tạo ra nhiều,
khi pH của môi trường ñạt tới 3 -3,5 thì phần lớn các vi khuẩn gây thối rữa bị ức chế
Đây là thời kỳ quan trọng nhất của quá trình lên men lactic vì sản phẩm tích tụ lượng axit
cao và có hương vị ñặc trưng của rau quả muối chua
- Thời kỳ thứ 3: Ở thời kỳ này khi lượng axit lactic ñược tích luỹ cao trong sản
phẩm thì vi khuẩn lactic cũng bị ức chế, các loại nấm mốc bắt ñầu phát triển ñặc biệt là loại nấm oidium lactic tạo nên màng trắng trên bề mặt sản phẩm, loại nấm này phân huỷ mạnh axit lactic, làm giảm lượng axit lactic trong sản phẩm
Để ñảm bảo chất lượng sản phẩm rau quả muối chua, cần tạo ñiều kiện thích hợp
ñể các loại vi khuẩn lactic hoạt ñộng mạnh, ñồng thời hạn chế sự phát triển của các loại
vi sinh vật có hại
Khi muối chua rau quả, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quá trình muối chua, nhưng chủ yếu là ảnh hưởng của nồng ñộ muối ăn, hàm lượng ñường, hệ vi sinh vật, nhiệt ñộ tiến hành muối chua
- Ảnh hưởng của nồng ñộ muối ăn: Người ta sử dụng muối ăn (NaCl) ñể muối
chua rau quả Nếu dung dịch muối ăn có nồng ñộ cao sẽ làm ức chế sự hoạt ñộng của nhiều loại vi sinh vật có trong sản phẩm kể cả vi sinh vật lactic Vì vậy nồng ñộ muối cần thích hợp ñể vi khuẩn lactic có thể hoạt ñộng ñược, ñồng thời có tác dụng ức chế sự hoạt
ñộng của các vi sinh vật có hại Trong thực tế chế biến khi cần muối chua nhanh, không
cần bảo quản lâu, người ta dùng nồng ñộ muối thấp ñể tạo ñiều kiện cho sự lên men lactic
ñược nhanh Còn trường hợp cần muối ñể giữ sản phẩm lâu ngày thì phải dùng nồng ñộ
muối cao hơn (khoảng 8 -10%) ở ñiều kiện này vi khuẩn lactic phát triển chậm hơn Nhưng nhờ dung dịch muối ăn có áp suất thẩm thấu lớn, nên nước muối làm cho tế bào của nguyên liệu rau quả ở trạng thái co nguyên sinh Dịch bào từ trong tế bào nguyên liệu dần dần tách ra môi trường bên ngoài làm cho nồng ñộ muối giảm ñi, tạo ñiều kiện cho vi khuẩn lactic hoạt ñộng ñược bình thường
- Ảnh hưởng của hàm lượng ñường: Đường là nguồn nguyên liệu ñể hình thành
axit lactic, nếu hàm lượng ñường trong rau quả quá thấp thì ñộ axit cần thiết của sản phẩm rau quả muối chua không ñảm bảo, chất lượng sản phẩm sẽ kém Vì vậy khi lựa chọn nguyên liệu cần chú ý các loại rau, củ, quả có hàm lượng ñường tương ñôí cao, nếu không người ta phải bổ sung thêm ñường từ bên ngoài vào
- Ảnh hưởng của pH môi trường: Vi khuẩn lactic có khả năng chịu ñược môi
trường axit cao hơn nhiều vi khuẩn khác Do ñó trong muối chua rau quả người ta cần tăng nhanh ñộ chua của môi trường ñể ức chế hoạt ñộng của các loại vi sinh vật có hại
Khi axit lactic tích tụ trong quá trình muối chua với hàm lượng 0.5% cũng bắt ñầu
ức chế hoạt ñộng của nhiều loại vi sinh vật có hại tới quá trình lên men Khi axit lactic
tích tụ với nồng ñộ 1-2 % thì sẽ hạn chế cả sự hoạt ñộng của vi khuẩn lactic và quá trình
Trang 12lên men lactic bị hạn chế, nếu nồng ñộ cao hơn nữa thì dẫn tới vi khuẩn lactic ngừng hoạt
ñộng
- Ảnh hưởng của hệ vi sinh vật: Hệ vi sinh vật tham gia vào quá trình lên men khi
muối chua rau quả là mang tính tự nhiên Vì vậy cần có các biện pháp kỹ thuật ñể duy trì hoạt ñộng của hệ vi sinh vật lactic, ñồng thời loại trừ các vi sinh vật lạ có hại cho quá trình lên men Việc này trong thực tế thực hiện một cách ñơn giản là rửa sạch nguyên liệu, dụng cụ chế biến trước khi muối chua rau quả
Trong thực tế có những trường hợp người ta sử dụng nước dưa cũ ñể làm môi trường cho quá trình lên men mới; khi ñó dưa nhanh chua Tuy nhiên, thường trong nước dưa cũ hay có cảc một số loại vi sinh vật không cần thiết, các loại sinh màng, phân hủy axit hữu cơ làm ñộ pH của môi trường giảm xuống Do vậy không nên sử dụng nước dưa cũ nhiều lần làm môi trường muối chua mới cho rau, quả
- Ảnh hưởng của nhiệt ñộ: Nhiệt ñộ trong quá trình muối chua rau quả có ảnh
hưởng tới thời gian lên men và ñộ chua của sản phẩm
Ví dụ: Lượng axit lactic tạo thành trong quá trình muối dưa cải bẹ:
Ở nhiệt ñộ 20 -25oc ñạt ñược 0,9 g/lít sau 3 ngày
Ở nhiệt ñộ 30 -350c ñạt ñược 3,5 g/lít sau 3 ngày
Như vậy ở nhiệt ñộ cao axit lactic tạo thành nhanh, dưa chóng chua hơn Nhưng ở nhiệt ñộ cao cũng tạo ñiều kiện cho các loại vi sinh vật khác phát triển, sẽ làm rau quả dễ
Hiện nay người ta ñã áp dụng muối chua rau quả theo phương pháp muối khô - chân không Phương pháp này có ưu ñiểm là tạo ra một môi trường hoàn toàn yếm khí
triển của vi khuẩn lactic nhưng lại có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các loại vi sinh vật khác
Phương pháp này có ưu ñiểm hơn phương pháp muối dưa cổ truyền là hao hụt tự nhiên thấp hơn, giữ ñược hàm lượng vitamin C nhiều hơn, thời gian bảo quản lâu hơn, giữ ñược vệ sinh hơn
+ Biến ñổi ño ñường tạo thành caramen
Khi chế biến các món ăn có nhiều ñường dưới tác dụng của nhiệt ñộ cao, ñường có thể bị biến ñổi tạo ra sản phẩm gọi là caramen, khi ñó ñường có màu hung nâu, vị ñắng, mùi thơm ñặc trưng Phản ứng bắt ñầu xảy ra mạnh mẽ ở nhiệt ñộ nóng chảy của ñường
ở 223 – 2520c
Vì vậy khi ñun nóng sản phẩm, nếu nhiệt ñộ lên quá nhiệt ñộ nóng chảy của glucoza thì glucozan ñược tạo thành Còn fructoza nếu ñun quá nhiệt ñộ nóng chảy của chúng thì fructozan ñược tạo thành Glucozan hình thành có khối vô ñịnh hình trong suốt, còn Fructozan hình thành là những hạt trắng Còn nếu ñun nóng sacaroza ở nhiệt ñộ cao
Như vậy giai ñoạn ñầu của phản ứng là tạo nên các anhydrit của glucoza, fructoza, sacaroza như glucozan, fructozan, sacarozan là những hợp chất không màu
Tiếp sau ñó bên cạnh sự dehydrat hóa còn xảy ra sự trùng hợp hóa ñể tạo thành một hỗn hợp các sản phẩm có màu, có vị ñắng, hòa tan ñược trong nước gọi chung là caramen Trong sản phẩm caramen bao gồm chủ yếu là caramenlan, caramenlen, caramenlin ngoài ra còn có một số chất trung gian khác làm cho sản phẩm có mùi thơm
ñặc trưng
Ví dụ như Glucozan và Fructozan sau khi tạo thành nếu ñược ñun nóng tiếp
Trang 13có màu vàng, caramenlen có mầu nâu sẫm, caramenlin có mầu nâu ñen Chúng ñều hoà tan trong nước, riêng caramenlin hoà tan trong nước sôi cho dung dịch keo ñục vị hơi
ñắng
Sự phân giải sâu xa của ñường tạo thành caramen có thể tóm tắt theo sơ ñồ sau:
Hình1.1 Sơ ñồ sự phân giải sâu xa của ñường tạo thành caramen
Sau khi caramen hình thành ñầy ñủ mà nhiệt ñộ ñun nóng vẫn tiếp tục nâng cao thì nước bị mất nhiều, cuối cùng còn lại cacbon (C)
Trong thực tiễn chế biến món ăn phản ứng tạo caramen ñược ứng dụng nhiều trong việc làm “nước hàng ” tạo màu cho các món kho, làm crème, làm bánh, kẹo v.v Tuy nhiên, có những trường hợp phải tránh sự tạo màu này do không phù hợp với yêu cầu cảm quan
+ Biến ñổi ño ñường tạo thành melanoidin
Trong quá trình chế biến món ăn có chứa ñường và protein ở nhiệt ñộ cao, hiện tượng phân giải sâu xa của ñường do phản ứng tạo thành melanoidin thường xảy ra Đây
là phản ứng xảy ra giữa ñường khử (có gốc cacbonyl ) với các axit amin (có gốc amin) Khi phản ứng xảy ra, ñường cũng như các axit amin bị phân giải sâu xa Sản phẩm cuối cùng của phản ứng này có màu sắc từ vàng ñến nâu ñen, mùi thơm ñặc trưng, có tên gọi chung là melanoidin
Phản ứng tạo màu melanoidin xảy ra rất phức tạp và bao gồm hàng loạt các phản
ứng song song hoặc nối tiếp nhau Dựa vào mức ñộ về màu sắc của các sản phẩm tạo
thành trong quá trình phản ứng có thể chia thành 3 giai ñoạn kế tiếp nhau:
Trang 14- Sản phẩm tạo thành trong giai ñoạn ñầu không màu và không hấp thụ ánh sáng cực tím
- Sản phẩm tạo thành trong giai ñoạn trung gian không màu hoặc có màu vàng và
có hấp thụ ánh sáng cực tím
- Sản phẩm tạo thành trong giai ñoạn cuối có màu ñậm các giai ñoạn của phản ứng tóm tắt như sau:
Giai ñoạn ñầu: Trong ñiều kiện chế biến ở nhiệt ñộ cao ñặc biệt ñối với phương
pháp chế biến nóng khô như rán, nướng, ñường và hợp chất amin trong nguyên liệu thực phẩm ñem chế biến sẽ phản ứng với nhau tạo thành phức ñường amin (sacaroamin) không có màu và chưa có tính chất nào của melamoidin
Giai ñoạn trung gian: Ở giai ñoạn này xảy ra sự khử nước ñể tạo thành các sản
phẩm phân ly khác nhau Một trong những giai ñoạn trung gian của phản ứng tạo melanoidin là sự phân huỷ cấu tử ñường của sản phẩm chuyển vị amadori ñể tạo thành các sản phẩm trung gian khác nhau như: các aldehyt, pyruric, axeton, axetoin, diaxetyl, một số chất khí, chất bay hơi Một số chất tạo thành khi phân huỷ ñường có mùi, vị, dễ chịu làm ảnh hưởng tốt tới chất lượng món ăn
Giai ñoạn cuối của phản ứng: Giai ñoạn này bao gồm rất nhiều phản ứng, sản
phẩm tạo nên ñầu tiên là các polyme không no hoà tan ñược trong nước, tiếp ñó là các polyme không no không hoà tan ñược trong nước Khi nhệt ñộ chế biến càng cao thì phản
ứng melanoidin xảy ra càng mãnh liệt, nhưng sản phẩm melanoidin tạo thành có hương
thơm kém hơn và ít hoà tan trong nước hơn
Các yếu tố ảnh hưởng tới phản ứng melannoidin:
Cường ñộ sẫm mầu của phản ứng melanoidin phụ thuộc vào bản chất của axit amin, bản chất của ñường, nồng ñộ chất khô nói chung trong dung dịch, nhiệt ñộ, pH môi trường và một số yếu tố khác
- Ảnh hưởng của axit amin và ñường: Axit amin có khả năng phản ứng và cho sản phẩm màu mạnh hơn cả là glicocol, alanin, asparagin Còn xistin và tirozin cho sản phẩm
có màu yếu, valin và lơxin cho sản phẩm có mùi mạnh hơn cả
Các protein có khả năng tham gia vào phản ứng với ñường là do có các nhóm
melanoidin càng mạnh Khả năng tham gia phản ứng của các axit amin phụ thuộc chủ yếu vào ñộ dài của mạch cacbon và vị trí của nhóm amin so với nhóm cacbonyl Nhóm amin càng xa nhóm cacbonyl thì axit amin tham gia phản ứng càng mạnh mẽ
Cường ñộ của phản ứng melamoidin cũng phụ thuộc vào bản chất của ñường khử Glucoza phản ứng mãnh liệt hơn cả, tiếp là galactoza và lactoza Theo Kretovic fructoza phản ứng cao nhất; sacaroza không phản ứng với axit amin; mantoza cũng phản ứng như glucoza Như vậy ñiều kiện cần thiết ñể tạo phản ứng melanoidin là ñường khử có nhóm cacbonyl
Cường ñộ của phản ứng melanoidin cũng còn phụ thuộc cả vào nồng ñộ ñường, tỷ
lệ giữa axit amin và ñường thích hợp nhất là 1/2 hoặc 1/3 Nồng ñộ ñường tăng thì cường
ñộ sẫm màu tăng Do ñó người ta thường có khuynh hướng xê dịch tỷ lệ về phía tăng hàm
lượng ñường
- Ảnh hưởng của nước: Để phản ứng tạo melanoidin tiến hành cực ñại thì xung quanh mỗi phân tử protein phải ñược tạo nên một lớp ñơn phân ñường khử và lớp ñơn phân nước Như vậy sự có mặt của nước là ñiều kiện cần thiết ñể tiến hành phản ứng Tuy nhiên lượng nước càng ít, nồng ñộ chất tác dụng (ñường, protein) càng cao thì phản
ứng melanoidin càng mạnh
- Ảnh hưởng của nhiệt ñộ: Phản ứng melanoidin không xảy ra ở nhiệt ñộ thấp, ở các nhiệt ñộ khác nhau, sản phẩm tạo thành khác nhau
Trang 15Ví dụ: Ở nhiệt ñộ 1600C - 1800C, phản ứng cho sản phẩm có chất lượng cảm quan tốt (mùi thơm, màu sắc hấp dẫn) Ở nhiệt ñộ quá cao, thời gian dài, sản phẩm melanoidin tạo thành sẽ không hoà tan trong nước, màu quá sẫm, vị ñắng, mùi khét ảnh hưởng không tốt tới giá trị cảm quan của sản phẩm
- Ảnh hưởng của pH môi trường: Phản ứng melanoidin có thể tiến hành trong một khoảng pH khá rộng Tuy nhiên trong môi trường kiềm phản ứng tiến hành nhanh hơn trong môi trường axit Ở pH < 3 phản ứng xảy ra rất yếu, tuy nhiên khi nâng cao nhiệt ñộ phản ứng vẫn có khả năng tăng nhanh ngay cả khi trong môi trường axit khá mạnh (pH = 2)
Qua cơ chế phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng ta thấy phản ứng tạo thành melanoidin xảy ra trong ñiều kiện rất dễ dàng do ñó phản ứng này khá phổ biến trong chế biến món ăn Tuỳ thuộc vào yêu cầu cảm quan của từng loại sản phẩm mà người chế biến có thể tạo ra ñiều kiện ñể tăng cường phản ứng hoặc kìm hãm phản ứng
Ví dụ: Trong chế biến các sản phẩm rán, nướng (thịt, cá, trứng, tinh bột ) ñều xuất hiện lớp vỏ màu vàng ñến vàng nâu trên bề mặt sản phẩm, những màu này là do phản ứng melanoidin tạo thành tăng giá trị cảm quan của sản phẩm
b Biến ñổi của tinh bột
+ Tinh bột trong nguyên liệu thực phẩm
Tinh bột là gluxit dự trữ chủ yếu của thực vật, là thành phần chủ yếu của nhiều loại thực phẩm như gạo, ngô, khoai, sắn, mỳ
Những hạt tinh bột trong mỗi loại thực phẩm ñều có hình dạng ñặc trưng riêng Tinh bột không phải là chất ñơn mà là gồm 2 cấu tử amiloza và amilopectin tạo thành Amiloza và amilopectin ñều do các ñơn vị glucoza tạo nên, nhưng chúng hoàn toàn khác nhau về kích thước, cấu trúc phân tử, lý tính và hoá tính
Trong phân tử amiloza, các gốc glucoza kết hợp với nhau bằng liên kết 1- 4 glucozit và có cấu tạo mạch thẳng Còn amilopectin có cấu tạo mạch nhánh, trong ñó các gốc glucoza kết hợp với nhau, ngoài liên kết 1- 4 tạo thành mạch thẳng còn có liên kết 1-
6 glucozit tạo thành mạch nhánh
Amiloza hoà tan dễ dàng trong nước ấm cho dung dịch có ñộ nhớt không cao và kém bền vững, còn amilopectin hoà tan trong nước ñun sôi cho dung dịch có ñộ nhớt cao
và bền vững
Với dung dịch iôt, amiloza cho màu xanh, amilopectin cho màu tím
Trong tinh bột tỷ lệ amiloza và amilopectin khoảng 1/4
+ Những biến ñổi xảy ra trong chế biến
Trong quá trình chế biến các món ăn, tinh bột chứa trong nguyên liệu thực phẩm
sẽ bị biến ñổi tùy theo phương pháp chế biến, cụ thể:
- Khi chế biến nóng ướt: Tinh bột bị hồ hóa
- Khi chế biến nóng khô: Xảy ra hiện tượng dextrin hoá tinh bột
- Khi chế biến bằng phương pháp lên men: Xảy ra sự thủy phân tinh bột bởi enzim
+ Biến ñổi do hiện tượng tinh bột tạo thành hồ
Trong quá trình ñun nóng ướt các món ăn có chứa tinh bột ñều xảy ra hiện tượng tạo thành hồ tinh bột
Qua thí nghiệm người ta thấy rằng khi ñun tinh bột trong nước thì hạt tinh bột trương nở ra và khi nhiệt ñộ tăng tới khoảng nhất ñịnh nào ñó, người ta có ñược một dung dịch keo dính gọi là hồ tinh bột Nhiệt ñộ cần thiết ñể có thể gây ra sự biến ñổi trạng thái tinh bột như vậy gọi là nhiệt ñộ hồ hóa của tinh bột Nhiệt ñộ hồ hóa tinh bột thường là
690C v.v
Trang 16Nhiệt ñộ hoá hồ phụ thuộc vào kích thước hạt tinh bột; hạt tinh bột có kích thước lớn sẽ có nhiệt ñộ hoá hồ thấp hơn nhiệt ñộ hoá hồ của hạt tinh bột có kích thước nhỏ
Khi tăng nồng ñộ tinh bột thì nhiệt ñộ hoá cũng tăng lên, nhưng không nhiều Khi cho thêm mắm, muối hoặc ñường vào các sản phẩm có chứa tinh bột (từ ñầu) thì làm cho nhiệt ñộ hoá hồ của tinh bột tăng lên
Nếu trong quá trình chế biến nhiệt cứ tiếp tục nâng cao nhiệt ñộ hơn nữa (trên nhiệt ñộ hoá hồ) sẽ làm cho cấu tạo ban ñầu của các hạt tinh bột bị phá vỡ, thể tích hạt tinh bột tăng lên gấp nhiều lần, những bong bóng ñược tạo thành và nước ở môi trường bên ngoài giảm ñi tất nhiều Khi ñó ñộ nhớt của hồ tinh bột tăng lên nhiều
Nếu tiếp tục nâng cao nhiệt ñộ ñun nóng và kéo dài thời gian ñun sẽ dẫn tới sự phá huỷ dần dần các bong bóng ñược hình thành trong hồ tinh bột, nhiệt ñộ nấu càng cao quá trình này diễn ra càng nhanh Kết quả là ñộ nhớt của hồ tinh bột bắt ñầu giảm ñi
Khi cho thêm mắm, muối vào hồ tinh bột sẽ làm cho ñộ nhớt của hồ giảm ñi, ñộ nhớt càng giảm mạnh khi nồng ñộ NaCl càng cao
Một số sản phẩm như cháo, xúp có tinh bột ở trạng thái ñã tạo hồ nếu không
ñem sử dụng ngay mà ñem bảo quản ở trạng thái nguội trong thời gian kéo dài thì có khả
năng xảy ra hiện tượng giảm dần hàm lượng chất hoà tan trong các sản phẩm này, hiện tượng này làm cho chất lượng cảm quan của sản phẩm giảm sút
+ Sự thủy phân tinh bột bởi enzim
Sự thủy phân tinh bột bởi enzim thường xảy ra trong quá trình nhào và ủ bột, trong giai ñoạn ñầu của quá trình nướng bánh Kết quả là tinh bột sẽ bị ñường hóa một phần dưới tác dụng của enzim amilaza
Enzim amilaza là enzim ñặc hiệu phân giải tinh bột; có hai loại là α và β amilaza
α amilaza có nhiều trong nước bọt, trong dịch tiêu hóa (tụy), nấm mốc, hạt ngũ cốc
β amilaza có trong hạt lúa mỳ, ñại mạch, chịu nhiệt kém, chịu ñược ñộ axit cao
(PH =3,3)
Cả α và β amilaza ñều có tác dụng phân giải tinh bột nhưng ở các mức ñộ khác nhau, bằng cách tác dụng lên các cấu tử amiloza và amilopectin
Đối với β amilaza: Phân cắt chọn lọc 2 ñơn vị glucoza ở liên kết 1-4 glucozit trong
mạch amiloza tạo thành maltoza và một lượng không nhiều dextrin phân tử lượng lớn;
Đối với amilopectin chỉ phân cắt ở ñầu mạch tự do (tạo maltoza), khi gặp mạch nhánh thì
dừng (tạo dextrin phân tử lượng lớn)
Với α amilaza phân cắt ngẫu nhiên liên kết 1- 4 ở bất kỳ vị trí nào, và cả liên kết 1-6
Tổng hợp sự thủy phân tinh bột bởi enzim có thể biểu diễn như sau:
β amilaza
α amilaza
Trong quá trình ủ bột và cho bột lên men ñể làm các loại bánh nở xốp, sự thủy phân tinh bột bởi enzim bắt ñầu xảy ra ở ngay giai ñoạn bắt ñầu nhào bột, tuy chưa nhiều Mức ñộ thủy phân tinh bột phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chủng loại enzim, số lượng
và ñộ hoạt ñộng của enzim trong bột nhào, nhiệt ñộ và thời gian nhào, ủ bột, chất lượng
và trạng thái của bột
Thông thường lượng amilaza trong bột không ñủ ñể phân giải tinh bột thành ñường cung cấp nguyên liệu cho phản ứng lên men sinh khí Do ñó người ta thường sử dụng thêm nguồn amilaza từ bên ngoài cho vào trong quá trình ủ bột
Trang 17Ở giai ñoạn ñầu của quá trình nướng bánh, khi nhiệt ñộ chưa ñủ cao ñể làm mất
hoạt tính của enzim thì sự thủy phân tinh bột xảy ra tương ñối mạnh Do khi nhiệt ñộ tăng lên phù hợp với nhiệt ñộ tối thích của enzim, mặt khác do một phần tinh bột bị hồ hóa làm cho tác ñộng của enzim dễ dàng hơn
Nghiên cứu sự thủy phân tinh bột có ý nghĩa lớn trong công nghiệp thực phẩm và trong chế biến các món ăn; cho phép chúng ta sử dụng khả năng ñặc hiệu của enzim amilaza ñể ñường hóa tinh bột, ứmg dụng trong sản xuất mạch nha, sản xuất ñường gluco, sản xuất bánh, kẹo, kem, nước giải khát, sản xuất các loại tương
+ Sự dextrin hóa tinh bột
phân giải thành những chất cao phân tử hòa tan ñược trong nước gọi là pyrodextrin, một
số chất khí như dioxit cacbon, oxyt cacbon, hơi nước và một số chất khác Nhiệt ñộ ñun nóng càng cao thì lượng tinh bột bị dextrin hóa càng nhiều, làm cho cấu trúc ban ñầu của các hạt tinh bột bị phá vỡ, tinh bột có thể bị biến ñổi về màu sắc và mùi, vị Ví dụ: Ở
thường ñược ứng dụng trong chế biến bột xào bơ trắng ñể làm xốt trắng; nhưng nếu tiếp tục tăng nhiệt ñộ, bột sẽ chuyển sang màu vàng, rồi nâu, ñen; do vậy khi chế biến bột xào
có màu vàng nâu
1.1.3 SỰ BIẾN ĐỔI CỦA LIPIT
1.1.3.1 Khái niệm cơ bản về lipit
Chất béo là một nhóm hợp chất hữu cơ ñược ñặc trưng bởi sự có mặt trong phân tử của chúng một chức este của axit béo cao phân tử với glyxerin vì vậy còn ñược gọi là glixerit
Chất béo là loại lipit ñiển hình nhất và ñơn giản nhất Chất béo sử dụng trong ăn uống có nguồn gốc ñộng vật (mỡ) hoặc thực vật (dầu) và tồn tại ở trạng thái ñặc hoặc lỏng Dầu, mỡ không phải là một tập hợp chất thuần khiết ngoài glixerit còn có các chất kèm theo như phophatit, sắc tố, vitamin, v.v Mặc dù chúng chiếm một lượng nhỏ nhưng lại là nguyên nhân gây nên màu sắc, mùi, vị của chất béo
Về cấu tạo chất béo là những trieste của rượu ña chức glyxerin và axit béo cao phân tử, có công thức tổng quát như sau:
Trong thành phần của dầu thực vật các axit chưa no như axit oleic, axit linoleic và các axit no như axit palmitic, axit stearic thường gặp nhiều hơn
Người ta chia glixerit ra thành glixerit ñơn giản và glixerit hỗn tạp Glixerit ñơn giản là những este của rượu glixerin và của một axit béo cao phân tử nào ñó Ví dụ như tripalmitin, tristearin, triolein Glixerit hỗn tạp ñược tạo nên từ glixerin và các axit béo bậc cao khác nhau ví dụ như palmitostearoolein, palmitodistearin,
Trong chất béo thiên nhiên, các triglxerit ñơn giản rất ít, trong khi hàm lượng triglixerit hỗn tạp rất cao, ví dụ như trong thành phần của mỡ lợn có 8 triglxerit khác nhau thì chỉ có khoảng 1% tripalomitin và 3% triolein Các triglxerit còn lại của mỡ lợn
ñều là các triglixerit hỗn tạp Dầu thực vật vốn thu ñược từ hạt không phải là những
triglixerit nguyên chất mà ngoài ra còn có khoảng 1-2% các axit béo tự do, 1-2% photphatit; 0,3 - 0,5 % sterin, một ít carotenoit, vitamin, enzim, nước
Trang 18Về nhiệt ñộ nóng chảy của chất béo: Nếu trong thành phần của chất béo có các axit béo no chiếm ưu thế thì chất béo ñó ở dạng rắn, còn nếu các axit béo chưa no chiếm
ưu thế thì nhiệt ñộ nóng chảy của nó sẽ thấp và trong ñiều kiện bình thường nó ở trạng
thái lỏng
1.1.3.2 Những biến ñổi của lipit trong chế biến món ăn
a Biến ñổi khi nấu
Trong quá trình nấu ăn các loại nguyên liệu thực phẩm ñộng vật, chất béo chứa trong nguyên liệu sẽ dần dần nóng chảy, một phần chuyển dịch từ nguyên liệu vào nước nấu Lượng chất béo ñược tách ra khỏi nguyên liệu trong quá trình nấu khác nhau Số lượng ñó lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại nguyên liệu, hàm lượng và tính chất sắp xếp của chất béo trong nguyên liệu, kích thước nguyên liệu ñun nấu, thời gian nấu, và một số yếu tố khác
Lượng chất béo sau khi tách khỏi nguyên liệu thực phẩm vào nước nấu, phần lớn tập hợp trên bề mặt nước nấu Một phần nhỏ bị nhũ tương hoá (khoảng 14% lượng chất béo ñược tách ra khỏi nguyên liệu)
Sự nhũ hoá chất béo trong quá trình nấu thịt và xương là một hiện tượng không mong muốn trong chế biến nước dùng, vì sự có mặt của chất béo bị nhũ tương hoá sẽ làm cho giá trị cảm quan của nước dùng giảm ñi (nước ñục trắng, vị chua, nồng, không ngon) Khi lượng chất béo bị nhũ tương hoá càng nhiều, giá trị cảm quan của chúng càng giảm
Mức ñộ nhũ tương hoá của chất béo khi nấu nước dùng phụ thuộc vào cường ñộ sôi của nước nấu và tương quan tỷ lệ giữa lượng nước và nguyên liệu thực phẩm ñem nấu
Qua thí nghiệm cho thấy khi nấu nước dùng nếu tỷ lệ giữa nước nấu và xương, thịt quá thấp thì lượng chất béo bị nhũ tương hoá sẽ tăng và nếu như cường ñộ sôi của nước dùng càng mạnh lượng chất béo bị nhũ tương hoá càng nhiều
b Biến ñổi trong quá trình rán
Trong quá trình quay, rán các món ăn, nhiệt ñộ chế biến thường khá cao (khoảng
ñổi cả về số lượng và chất lượng
-Biến ñổi về số lượng
Trong quá trình rán các sản phẩm, hiện tượng trọng lượng của thực phẩm bị giảm xuống Ví dụ: Thịt viên rán giảm từ 19 - 20 %, cá rán: 14 - 33%, khoai tây rán giảm từ 19
- 20%, cá rán: 14 – 33%, khoai tây rán: 30 - 60% Trọng lượng giảm nhiều hay ít chủ yếu là do kết quả của hai quá trình xảy ra trái ngược nhau khi rán: Quá trình bốc hơi nước khỏi sản phẩm và quá trình hút chất béo của sản phẩm (ñối với nguyên liệu không có hoặc có lượng chất béo không ñáng kể)
Sự biến ñổi số lượng chất béo phụ thuộc vào loại nguyên liệu ñem rán và chất béo dùng ñể rán; cụ thể là trong những ñiều kiện rán như nhau, các sản phẩm khác nhau ñem rán sẽ hấp thụ những lượng chất béo không giống nhau, hoặc cùng một loại nguyên liệu nhưng có trạng thái sống, chín khác nhau, khi rán cũng hấp thụ lượng chất béo khác nhau Với cùng một loại nguyên liệu ñem rán bằng các loại chất béo khác nhau thì sự hao hụt số lượng chất béo cũng không giống nhau
Trong quá trình rán lượng chất béo bị tổn thất còn do hiện tượng “phun toả” làm cho chất béo bị bắn tung ra ngoài
Khi sử dụng các loại chất béo ñể rán, nếu loại nào có hàm lượng nước cao thì mức
Trang 19Trong quá trình rán dưới tác ñộng của nhiệt ñộ cao, các chất béo dễ bị phân huỷ làm biến ñổi về chất lượng
Biểu hiện ñầu tiên của sự phân huỷ khi rán là hiện tượng sinh khói Mỗi loại chất
Nhiệt ñộ sinh khói của chất béo phụ thuộc vào hàm lượng axit béo tự do, bề mặt chất béo bị ñun nóng Nếu hàm lượng các axit béo tự do càng lớn thì nhiệt ñộ sinh khói càng thấp, nếu bề mặt chất béo bị ñun nóng càng lớn thì nhiệt ñộ mà ở ñó chất béo bắt
ñầu sinh khói thấp Ví dụ: Có lượng chất béo như nhau, nhưng dùng hai lập là có ñường
ñường kính 20 cm nhiệt ñộ sinh khói là 1690C
Khi sử dụng chất béo ñể rán các sản phẩm, dưới tác dụng của nhiều yếu tố, chất béo tiếp tục bị biến ñổi mạnh về chất lượng như biến ñổi chỉ số axit, chỉ số iôt, tạo thành các aldehyt, acrolein
- Biến ñổi chỉ số axit: Chất béo trong quá trình rán, glixerit bị thủy phân tạo thành glixerin và các axit béo tự do làm cho chỉ số axit tăng (chỉ số axit là số mg KOH cần thiết
ñể trung hòa các axit béo tự do có trong 1gam chất béo) Sự thủy phân glixerit ñược trình
bày như sau:
Chỉ số xà phòng hoá cũng tăng lên (chỉ số xà phòng hoá là số mg KOH dùng ñể trung hoà các axit béo tự do cũng như các axit béo kết hợp khi xà phòng hoá 1 gam chất béo) Nhưng thường tăng lên không nhiều và gắn liền với sự phân ly các axit béo no phân
tử lượng cao thành axit béo no phân tử lượng thấp Sự hình thành axit béo no phân tử lượng góp phần làm cho mùi vị tự nhiên của chất béo bị thay ñổi
- Biến ñổi chỉ số iôt: Chỉ số iôt là số gam iôt cần thiết kết hợp với các axit béo chưa
no (có nối ñôi) có trong 100gam chất béo
Sau quá trình rán, chỉ số iôt giảm ñi, chứng tỏ lượng axit béo chưa no bị phân giải làm giảm giá trị dinh dưỡng của chất béo
- Sự tạo thành các aldehyt, acrolein: Trong quá trình ñun nóng chất béo ở nhiệt ñộ cao khi rán, các axit béo chưa no có thể bị oxy hóa tạo thành các aldehyt, peroxyt, axit béo phân tử lượng thấp Quá trình oxy hóa chất béo rất phức tạp, kết quả làm cho chất béo có mùi, vị khó chịu, giảm giá trị dinh dưỡng và giá trị sinh học của chất béo Ngoài
ra chất béo khi rán ñi, rán lại nhiều lần làm cho hàm lượng acrolein tăng lên, acrolein là một loại aldehyt chưa no, có mùi, vị khó chịu, ăn vào khó tiêu và là chất có hại cho cơ thể khi ñun nóng dầu chất béo ở nhiệt ñộ cao acrolein có thể thoát ra ở trên bề mặt chất béo dưới dạng khói xanh nhạt
Có thể biểu diễn sự tạo thành acrolein như sau:
Trang 20Tuy nhiên sự biến ñổi của chất béo nhiều hay ít trong quá trình chế biến còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
- Các yếu tố ảnh hưởng tới sự biến ñổi chất lượng chất béo
+ Loại chất béo ñem sử dụng: Mỗi loại chất béo ñem sử dụng ñể chế biến món ăn
ñều có bản chất khác nhau; do ñó trong quá trình rán mức ñộ biến ñổi cũng khác nhau
Loại chất béo có hàm lượng axit béo chưa no cao thì trong chế biến nhiệt mức ñộ oxy hoá chất béo xảy ra mạnh hơn Ở các loại dầu thực vật, quá trình oxy hoá xảy ra nhanh hơn khi chế biến nhiệt, trước hết là oxy hoá các axit béo chưa no nhiều nối ñôi
+ Ảnh hưởng của kim loại có hoá trị thay ñổi: Khi ñun nóng các loại chất béo chứa kim loại có hoá trị thay ñổi thì các kim loại ñó là những chất kích thích và xúc tác quá trình oxy hoá Những kim loại như ñồng, măng gan, sắt, ñược coi là những chất xúc tác hoạt ñộng nhất ñối với quá trình oxy hoá chất béo Hoạt tính xúc tác của kim loại này thể hiện ngay cả khi nồng ñộ của chúng rất thấp Kim loại có thể chuyển vào chất béo bằng nhiều con ñường khác nhau như tiếp xúc với thiết bị trong quá trình gia công, sản xuất, bảo quản
Hàm lượng kim loại trong chất béo càng cao thì ñộ bền vững của chúng ñối với sự oxy hoá càng giảm Vì vậy trong chế biến cũng như trong bảo quản không sử dụng các dụng cụ có chứa các kim loại trên, tốt nhất là sử dụng thiết bị bằng thép không gỉ
+ Ảnh hưởng của hơi nước: Trong quá trình chế biến sự tiếp xúc của chất béo với hơi nước càng tăng thì mức ñộ thuỷ phân và oxy hoá trong chất béo càng lớn
10 giờ cho thấy chỉ số axit tăng từ 0,24 lên 0,34 nếu bằng phương pháp ñun nóng khô, từ 0,24 lên 0,41 nếu bằng thổi hơi nước nóng qua lớp dầu
Vì vậy trong chế biến cũng như trong bảo quản cần hạn chế nước tiếp xúc với chất béo
+ Ảnh hưởng của oxy không khí: Trong quá trình chế biến, tốc ñộ oxy hoá chất
béo phụ thuộc vào mức ñộ tiếp xúc với oxy không khí Lớp chất béo ñem rán càng mỏng
và vận tốc chuyển ñộng của chất béo càng lớn thì bề mặt tiếp xúc với không khí của chất béo tăng lên Do ñó làm cho sự biến ñổi về chất lượng tăng lên
+ Ảnh hưởng của nhiệt ñộ rán, thời gian rán: Nhiệt ñộ rán càng cao thì tốc ñộ thuỷ
các sản phẩm oxy hoá trong chất béo cũng tăng lên nhanh
biến ñổi về chất lượng của chất béo
Nếu trong qúa trình rán, thời gian càng kéo dài các chỉ tiêu chất lượng của chất béo cũng bị biếnñổi
+ Ảnh hưởng của các tạp chất trong chất béo: Chất béo càng có nhiều tạp chất nếu
ñem rán thì chất lượng của chúng càng dễ bị biến ñổi, vì vậy chất béo có ñộ tinh khiết cao
thì khi rán chất lượng ít bị biến ñổi
t0
Trang 21Khi rán, nếu cho chất béo cũ lẫn với chất béo mới (chưa rán lần nào) thì lượng chất béo mới cũng nhanh chóng bị hư hỏng
Khi rán các sản phẩm có thể có những mảnh sản phẩm bị vỡ, rơi ra nằm dưới ñáy dụng cụ rán, với thời gian lâu chúng bị cháy, hoá than, gây bẩn chất béo ñồng thời làm biến ñổi chất lượng cảm quan cũng như các chỉ số hoá học của chất béo (màu sắc sẫm hơn, vị ñắng, mùi khét, các chỉ số hoá học bị biến ñổi nhanh)
Để hạn chế sự biến ñổi chất lượng chất béo, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm
Nên áp dụng một số biện pháp sau:
- Duy trì nhiệt ñộ chế biến thích hợp, không nên chế biến ở nhiệt ñộ quá cao
- Sử dụng các dụng cụ chế biến trơ về mặt hóa học, tốt nhất là dùng thép không gỉ
- Không dùng chất béo rán ñi, rán lại nhiều lần; không ñổ lẫn chất béo mới với chất béo cũ; chất béo sau khi sử dụng nên lọc sạch tạp chất trước khi bảo quản
- Hạn chế việc tách các mảnh vụn từ nguyên liệu vào trong chất béo bằng cách: Sản phẩm có bao gói phải bao gói kín; sản phẩm tẩm bột nên tẩm bằng bột ướt, nếu tẩm bằng bột khô cần giũ bớt lớp bột khô bám ngoài; các nguyên liệu có dính tinh bột như khoai tây, khoai lang nên ngâm, rửa sạch lớp tinh bột bên ngoài
Tóm lại, nghiên cứu sự biến ñổi của chất béo trong chế biến cho chúng ta các giải pháp tích cực nhằm hạn chế tới mức tối ña các biến ñổi về số lượng và chất lượng của chất béo
1.1.4 SỰ BIẾN ĐỔI CỦA VITAMIN, MÀU SẮC, MÙI, VỊ
1.1.4.1 Sự biến ñổi của vitamin trong chế biến món ăn
a Những khái niệm cơ bản
Vitamin là một nhóm chất hữu cơ có phân tử tương ñối nhỏ và có bản chất lý hoá học rất khác nhau Nhóm chất hữu cơ này ñặc biệt cần thiết trong hoạt ñộng sống bình thường của con người
Đối với cơ thể con người vitamin giữ vai trò như những chất xúc tác So với nhu
cầu về chất dinh dưỡng cơ bản như protein, lipit, gluxit thì nhu cầu về vitamin chiếm rất thấp Ví dụ cơ thể con người cần trung bình 600 gam (Tính theo trọng lượng khô) các chất dinh dưỡng cơ bản trong ñó chỉ cần 0,1 - 0,2 gam vitamin
+ Về cách gọi tên các vitamin, có ba cách khác nhau:
- Cách thứ nhất: Dựa theo tác dụng sinh lý của vitamin, thêm chữ anti (chống) vào một bệnh ñặc trưng của hiện tượng thiếu vitamin ñó
vitamin P
Nhóm Vitamin hoà tan trong chất béo gồm vitamin A, vitamin D, vitamin K, vitamin E, vitamin F
b Những biến ñổi của vitamin
Trong quá trình chế biến các món ăn một phần vitamin trong nguyên liệu thực phẩm sẽ bị hoà tan vào nước, hoặc vào trong chất béo, một phần bị phá huỷ khiến cho hàm lượng vitamin trong món ăn bị giảm sút Sự giảm sút này nhiều hay ít chủ yếu phụ thuộc vào các ñiều kiện chế biến Nếu chúng ta hiểu và nắm ñược các tính chất và biến
Trang 22ñổi của chúng trong chế biến, tuân theo các nguyên tắc ñể bảo vệ vitamin thì sẽ hạn chế ñược sự tổn thất chúng trong chế biến món ăn
* Những biến ñổi của vitamin hoà tan trong chất béo
Thuộc nhóm này có nhiều loại, ở ñây chỉ giới thiệu hai loại vitamin ñiển hình là vitamin A và vitamin E
- Vitamin A và caroten
Vitamin A có nhiều thực phẩm ñộng vật nhất ñịnh như ở gan cá, gan các ñộng vật
ở biển, trứng, thịt, cá, chất béo bò; còn caroten có ở các thực phẩm thực vật như gấc, cà
rốt, bí ñỏ, hành lá và một số loại rau xanh như rau diếp, cần tây, sà lách, ,ñối với các loại hạt caroten không nhiều, riêng với ngô có hàm lượng nhiều hơn cả trong các loại hạt Caroten chính là provitamin A, khi ăn vào cơ thể, caroten chuyển thành vitamin A nhờ các hệ enzim ñặc trưng
Nguồn vitamin A có trong thực phẩm cũng thay ñổi theo mùa; phụ thuộc vào thức
ăn cung cấp cho ñộng vật, thường về mùa xuân và mùa hè lượng vitamin A cao hơn mùa ñông Mặt khác hàm lượng vitamin A cũng phụ thuộc vào tuổi ñộng vật, ví dụ cá sống
nhiều năm có nhiều vitamin A hơn ở cá ít năm
Tính chất: Vitamin A và caroten tương ñối bền vững dưới tác ñộng của nhiệt nhưng phụ thuộc vào môi trường; chúng khá bền trong môi trường kiềm, kém bền hơn trong môi trường axit, dễ bị oxy hóa bởi oxy không khí, khi không có oxy chúng rất bền vững
Trong sơ chế vitamin A và caroten hầu như không bị tổn thất do chúng không hòa tan trong nước
Trong chế biến nhiệt: Thông thường vitamin A và caroten tương ñối bền vững ñối với nhiệt Nhưng trong trường hợp có mặt của oxy và ánh sáng thì chúng cũng bị phá huỷ khá mạnh
Trong quá trình chế biến món ăn có sử dụng chất béo sẽ xảy ra hiện tượng một phần vitamin A và caroten trong thực phẩm hòa tan trong chất béo Nếu nguyên liệu thái càng nhỏ thì vitaminA và caroten tách vào chất béo càng nhiều
Thức ăn sau khi chế biến xong nếu bảo quản trong ñiều kiện có tiếp xúc nhiều với không khí thì vitamin A và caroten cũng bị tổn thất Thực phẩm bảo quản lạnh vitamin A
và caroten cũng bị tổn thất Tia tử ngoại cũng phá huỷ vitamin A và caroten
Con người chỉ hấp thu ñược vitamin A và caroten khi chúng ở dạng hòa tan trong chất béo Do vậy ñể hấp thụ vitamin A và caroten có trong thức ăn thì trong khẩu phần ăn nên có chất béo Ví dụ: Nếu ăn cà rốt có chất béo kèm theo thì lượng coroten ñược hấp thụ lên tới 90 %, còn ăn cà rốt riêng không có chất béo kèm theo thì chỉ hấp thụ ñược rất
ít (vài phần trăm.)
- Vitamin E (tocopherol)
Vitamin E là loại vitamin có nhiều trong các loại dầu thực vật; ở ñộng vật vitamin
E cũng có trong mỡ bò, mỡ cá, nhưng hàm lượng thấp
Vitamin E rất cần thiết cho quá trình sinh sản, khi thiếu vitamin E sự tạo phôi bị ngăn trở, ñồng thời xẩy ra sự thoái hoá các cơ quan sinh sản, sự teo cơ, thoái hoá tuỷ sống
và suy nhược cơ thể Vitamin E có khả năng ngăn cản các axit béo chưa no khỏi bị oxy hoá, do ñó nó còn có tác dụng bảo vệ các vitamin hoà tan trong chất béo
ñồng thời vitamin E bị oxy hoá mãnh liệt Quá trình oxy hoá có tốc ñộ nhanh vào thời
gian ñầu, chỉ sau 3 giờ vitamin E bị tổn thất tới 30% Với loại dầu khác nhau vitamin E ở trong dầu tổn thất khác nhau Ví dụ khi ñun nóng dầu ñậu tương và dầu hướng dương ở
còn 40% so với hàn lượng ban ñầu
* Biến ñổi của vitamin hoà tan trong nước
Trang 23Thuộc nhóm này cũng có nhiều loại, phần này chỉ giới thiệu hai loại vitamin ñiển
nấm men v.v và cũng có trong một số thực phẩm ñộng vật như gan, tim, bầu dục,
phẩm Đặc biệt trong các phần phôi của hạt thực vật, và tập trung nhiều ở vỏ vì vậy bột
bền trong môi trường kiềm, kém bền dưới tác ñộng của nhiệt, dưới ảnh hưởng của một số kim loại nặng hoặc hecxoza dễ bị phá hủy
Cơ thể người và ña số ñộng vật không có khả năng tổng hợp ñược vitamin B1, nên phải lấy vào từ các thực phẩm
Khi cơ thể bị thiếu vitamin B1 sẽ dẫn tới hỗn loạn trao ñổi chất, làm ngừng trệ sự trao ñổi gluxit kèm theo các hiện tượng bệnh lý trầm trọng như tê phù, giảm tiết dịch vị
Trong chế biến món ăn vitamin B1 bị tổn thất trong quá trình sơ chế, quá trình chế biến nhiệt, trong quá trình cho thêm các chất phụ gia có tính kiềm
nguyên liệu; với các phương pháp khác nhau sự tổn thất sẽ khác nhau
nếu vo trong rá ở chậu thì tổn thất 37,6% và nếu vo trong rá ñể vòi chảy liên tục thì tổn thất 41,7%
thất nhiều hay ít phụ thuộc vào ñặc ñiểm nguyên liệu và phương pháp chế biến Ví dụ
còn gạo nguyên hạt hao 19% Nếu cho gạo vào nước sôi hao hụt ít hơn là nấu gạo cho từ
sẽ hao hụt ít hơn khi ăn cơm ñể nguội Trong trường hợp cho thêm các chất phụ gia có
xốp như bánh bò, bánh quy, bánh quẩy, bánh bao nếu sử dụng bột nở có tính kiềm thì tỷ
ñúc, bánh tro có sử dụng nước vôi trong Ca(OH)2 hoặc nước tro (hỗn hợp Ca(OH)2,
- Vitamin C (axit ascocbic)
Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả như cam, chanh, dâu, dưa chuột, ớt, cà chua, rau cải, rau ngót, bắp cải, hành còn trong các hạt ngũ cốc hoặc trứng, thịt hầu như không có vitamin C
Vitamin C trong nguyên liệu thực phẩm thường tồn tại dưới hai dạng phổ biến là axit ascocbic và axit dehydroascocbic Ngoài ra còn có các dạng liên kết phổ biến là dạng liên kết ascocbizen
Axit ascocbic tinh khiết là những tinh thể màu trắng, không mùi, có vị chua, hòa tan trong nước, dung dịch cho phản ứng axit
Axit ascocbic có tính khử rất mạnh do ñó dễ bị oxy hoá bởi oxy không khí, kém bền dưới tác ñộng của nhiệt và phụ thuộc vào môi trường; kém bền trong môi trường kiềm, bền vững hơn trong môi trường axit Trong môi trường có ion các kim loại nặng (ñồng, sắt ) sẽ xúc tác ñẩy mạnh quá trình oxy hoá vitamin C
Trong quá trình chế biến món ăn khi sơ chế các loại rau quả vitamin C trong nguyên liệu bị tổn thất do gọt vỏ, rửa, ngâm trong nước Tuy nhiên không phải tất cả các loại rau, quả ñều bị tổn thất như nhau trong quá trình sơ chế, có loại nhiều, loại ít, ñặc
Trang 24biệt là ở một số loại như khoai tây, hành củ sau khi cắt thái, cất giữ một thời gian vitamin
C có phần ñược tăng lên, người ta gọi là hiện tượng “sinh tổng hợp vitamin C” xảy ra trong các tế bào không bị hư hỏng do cắt gọt, nhất là ở lớp tế bào sát với mặt cắt
Trong quá trình chế biến nhiệt các món ăn, sự tổn thất vitamin C thường khá lớn,
tỷ lệ tổn thất cao hay thấp phụ thuộc vào nhều yếu tố khác nhau
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tổn thất vitamin C trong quá trình chế biến:
- Tốc ñộ ñun nóng: Tốc ñộ ñun nóng càng nhanh (ở nhiệt ñộ cao) tổn thất vitamin
C càng giảm, vì khi ñó các enzim oxy hoá vitamin C nhanh chóng bị ñình chỉ hoạt ñộng,
do ñó vitamin C chỉ bị oxy hoá ở mức ñộ thấp
- Việc ñậy, mở vung khi ñun nấu: Khi ñun nấu, nếu ñậy vung hoặc mở vung cũng
ảnh hưởng tới tỷ lệ tổn thất vitamin C, nếu mở vung và ñảo trộn nhiều trong khi nấu tỷ lệ
tổn thất vitamin C lớn hơn so với ñậy vung và hạn chế việc ñảo trộn do hạn chế ñược sự tiếp xúc với oxy không khí
- Nguồn nước sử dụng ñể nấu: Trong nước nấu rau, quả nếu có nhiều ion kim loại (ñồng, chì, sắt, mangan ) thì trong quá trình nấu các ion kim loại này sẽ xúc tác quá trình oxy hoá vitamin C làm cho tỷ lệ tổn thất vitamin C cao hơn
- Thiết bị dùng ñể ñun, nấu: Nếu sử dụng nồi nấu bằng kim loại là nhôm, ñồng hay gang thì vitamin C bị tổn thất ñáng kể Thí dụ khi luộc bắp cải bằng nồi nhôm, nồi gang, nồi ñồng, tỷ lệ tổn thất tính theo % vitamin C ban ñầu cho thấy: Luộc bằng nồi nhôm tổn thất 25,28%, nồi gang tổn thất 62,21%, nồi ñồng tổn thất 83,83%; do ñó trong chế biến sử dụng thiết bị ñun nấu rau quả nên dùng thiết bị ñun nấu trơ về mặt hóa học, như bằng thép không gỉ, hoặc bằng sắt tráng men, bằng thủy tinh chịu nhiệt,v.v
- Môi trường ñun nấu: Nếu cho thêm hoặc nấu lẫn với một vài loại thực phẩm như thịt, gan, trứng, tinh bột, cà chua thì quá trình oxy hoá vitamin C giảm ñi, viamin C ñược
ổn ñịnh hơn, vì nhờ có protein, glutation, các axit amin có trong thịt, cá, gan, trứng làm
giảm tác ñộng xúc tác của các ion kim loại, chuyển chúng từ trạng thái hoạt ñộng sang trạng thái thụ ñộng Tinh bột sau khi hồ hóa, chất béo nổi trên bề mặt sản phẩm ngăn cản sự xâm nhập oxy của không khí, các axit hữu cơ tạo môi trường axit góp phần bảo vệ vitamin C khi chế biến nhiệt
- Tỷ lệ nước nấu: Vì vitamin C là loại vitamin hoà tan trong nước, do ñó khi chế biến thức ăn bằng phương pháp nóng ướt như luộc, nấu thì song song với việc vitamin C
bị phá hủy gây tổn thất, còn có một phần vitamin C ñược khuyếch tán từ nguyên liệu vào trong nước nấu Lượng nước nấu càng nhiều vitamin C hoà tan vào nước càng lớn Vì vậy trong chế biến nên sử dụng hợp lý lượng nước nấu Đồng thời không nên kéo dài thời gian nấu ñể hạn chế lượng vitamin C bị hao tổn
- Thời gian chế biến và bảo quản sản phẩm: Thời gian chế biến càng dài, nấu ñi nấu lại nhiều lần, thì sự tổn thất vitamin C càng lớn Thức ăn sau khi chế biến nếu không
ăn ngay mà giữ lại một thời gian lâu rồi mới ăn thì vitamin C sẽ tiếp tục bị tổn thất Nhất
là trong các trường hợp giữ thức ăn ở trạng thái nóng trong một thời gian dài
Các biện pháp hạn chế sự tổn thất vitamin C trong quá trình chế biến rau, củ, quả
Trên cơ sở nghiên cứu các tính chất của vitamin C, các yếu tố ảnh hưởng tới sự tổn thất vitamin C trong quá trình chế biến, cần có biện pháp thích hợp, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ vitamin C bị tổn thất trong các món ăn, các biện pháp ñó tóm tắt như sau:
- Khi sử dụng nguyên liệu rau quả, nên chọn loại còn tươi mới; nếu cần dự trữ, bảo quản phải tiến hành bảo quản theo ñúng các yêu cầu kỹ thuật
- Trong sơ chế nên rửa rồi mới cắt, thái, sau khi cắt, thái nên chế biến ngay
- Không dùng các dụng cụ là ñồng, sắt, gang ñể ñun nấu, mà nên dùng dụng cụ có chất liệu là sắt tráng men, thép không gỉ, thủy tinh, gốm chịu nhiệt
Trang 25- Rút ngắn thời gian chế biến nhiệt (nên ñun to lửa, không nên nấu ñi nấu lại nhiều lần.)
- Khi luộc rau, củ, quả nên luộc bằng nước sôi, ñậy vung, tránh quấy trộn nhiều
- Lượng nước nấu vừa ñủ ñể tận dụng hết hoặc sử dụng vào chế biến các sản phẩm khác
- Nên nấu lẫn rau, củ, quả với các thực phẩm có tác dụng bảo vệ vitamin C
- Chế biến sản phẩm xong nên sử dụng ngay, không nên ñể lâu ngoài không khí
- Nên chế biến các sản phẩm muối chua rau quả ñể sử dụng ăn trực tiếp không qua chế biến nhiệt
1.1.4.2 Sự biến ñổi màu sắc trong chế biến món ăn
a Những khái niệm cơ bản
Màu sắc tự nhiên của rau quả là do nhiều loại hợp chất màu khác nhau tạo nên Thành phần của các chất màu không cố ñịnh, chúng thay ñổi tuỳ thuộc vào các loại rau quả và mức ñộ chín Phần lớn các loại quả trong quá trình chín, màu sắc của chúng bị biến ñổi do lượng clorophin giảm ñi, ñồng thời lượng carotenoit cũng như antoxian và flavonoit tăng lên
Còn ñối với nguyên liệu là thực phẩm ñộng vật, màu sắc của chúng chủ yếu là do hemoglobin và mioglobin quyết ñịnh Hemolobin có trong thành phần của hồng huyết cầu, mioglobin tạo ra màu ñỏ tự nhiên của mô cơ Thịt gia súc có màu ñỏ hồng càng ñậm, hàm lượng mioglobin càng lớn
Màu sắc của món ăn là do màu sắc sẵn có của các nguyên liệu thực phẩm tạo thành và màu sắc mới ñược tạo thành trong quá trình chế biến sản phẩm Ngoài ra người
ta còn sử dụng các chất phụ gia tạo màu, ñể tạo màu sắc thích hợp cho món ăn
Mỗi loại nguyên liệu thực phẩm ñều có màu sắc ñặc trưng riêng, trong quá trình chế biến có trường hợp bị biến ñổi không giữ nguyên ñược màu sắc tự nhiên ban ñầu
b Màu sắc tạo thành trong quá trình chế biến
* Màu sắc tạo thành do biến ñổi các chất màu tự nhiên có trong nguyên liệu
- Biến ñổi của clorophin
Clorophin là chất màu tạo nên màu xanh của rau quả và ñược chứa trong các lục lạp còn gọi là hạt diệp lục nằm phân tán trong chất nguyên sinh Clorophin không hòa tan trong nước, nhưng tạo thành dung dịch keo, chúng hòa tan tốt trong rượu, axeton và ete
Trong chế biến nhiệt rau quả, nếu nước nấu có axit thì clorophin sẽ tạo thành pheophitin có màu xanh nâu Nếu nước nấu là môi trường kiềm clorophin bị xà phòng hoá tạo thành clorophilit màu xanh ñậm, ngoài ra phản ứng còn tạo thành rượu metylic và rượu không no phytol
Sự biến ñổi này mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào thời gian ñun nóng, hàm lượng axit có trong môi trường nấu, thành phần các ion kim loại có trong nước nấu
Thời gian ñun nóng càng kéo dài thì clorophin chuyển thành pheophitin càng nhiều, màu xanh của rau càng mất ñi, người ta gọi ñó là hiện tượng rau bị “ñỏ”
Môi trường nấu có hàm lượng axit cao, màu xanh càng biến ñổi nhanh Nếu môi trường nấu là kiềm thì màu xanh tạo thành có màu xanh ñẹp, nhưng vitamin C bị phá huỷ
Nếu trong môi trường nước nấu có chứa các kim loại sắt, nhôm, ñồng thì chúng có khả năng thay thế ion Mg trong clorophin; khi ñó sẽ cho màu khác nhau, chẳng hạn với sắt cho màu hung nâu, với nhôm cho màu xám với ñồng cho màu xanh sáng
- Biến ñổi của carotenoit
Carotenoit là tên gọi chung của một nhóm gồm nhiều chất màu làm cho rau quả có màu da cam, màu vàng và màu ñỏ
Carotenoit không hoà tan trong nước, hoà tan trong chất béo và khá bền vững ñối với tác ñộng của nhiệt, nhưng dễ bị oxy hoá bởi ôxy không khí, lúc ñó màu sẽ bị nhạt ñi
Trang 26hoặc mất màu Do tính chất, ñặc ñiểm của carotenoit như vậy nên trong chế biến, sự biến
ñổi chủ yếu là hiện tượng một phần carotenoit hòa tan vào trong chất béo, vừa góp phần
làm tăng sự hấp dẫn của sản phẩm vừa làm tăng khả năng hấp thụ của cơ thể ñối với caroten
- Biến ñổi của hemoglobin và mioglobin
Hemoglobin và mioglobin là những chất màu làm cho thịt gia súc có màu ñỏ ñặc trưng
Hemoglobin là chất có trong thành phần của hồng huyết cầu và nó không phải là protein hoàn thiện Phân tử hemoglobin ñược tạo thành từ protein globin và các nhóm
Mioglobin là chất có trong các mô cơ gia súc, mioglebin là protein hoàn thiện, có màu ñỏ thẫm tạo ra màu tự nhiên của mô cơ Mioglobin có cấu tạo ñơn giản hơn hemoglobin (chỉ có 01 nhóm ngoại)
Khi ñể thịt ngoài không khí hem trong mioglobin (Mb) có khả năng kết hợp với oxy không khí mà không thay ñổi hóa trị của ion sắt Mb khi bị oxy hóa bởi ôxy sẽ
bị oxy hóa tạo thành metmioglobin (MetMb), là một hợp chất bền vững có màu vàng
Khi chế biến nhiệt, thịt bị mất màu ñỏ tự nhiên, vì dưới tác dụng của nhiệt ñộ cao khi ñun nấu sự biến tính của protein globin xảy ra và phá vỡ mối liên kết của globin với nhóm ngoại (hem) trong phân tử mioglobin Kết quả của hiện tượng này dẫn tới hem bị
tự nhiên ngay trong quá trình chế biến nhiệt
Trong chế biến thịt ướp muối, hay jambon, lạp xường khi ướp thịt người ta sử
muối ăn có tác dụng bảo quản là chính, natrinitrit là nguồn trực tiếp cung cấp nitơ oxyt cần thiết cho sự biến ñổi mioglobin có trong thịt thành nitrozomioglobin (NOMb) Nitrozomioglobin là chất có màu ñỏ hồng và tương ñối bền vững ñối với sự oxy hoá, còn natrinitrat (kalinitrat) cũng là nguồn cung cấp nitơ oxyt, nhưng ñồng thời còn có tác dụng làm tăng hương vị của thịt ướp, kéo dài thời gian bảo quản Quá trình khử nitrat thành nitơ oxyt có thể diễn ra như sau:
NO + Mb → NOMb
(HR là axit gây chua môi trường như axit lactic)
không sử dụng quá liều vì chúng có khả năng gây ñộc ñối với cơ thể
* Màu sắc tạo thành do xuất hiện các chất màu mới khi chế biến
Trong quá trình chế biến món ăn, màu sắc tạo thành có thể do các phản ứng tạo màu mới như phản ứng oxy hoá các polyphenol, phản ứng quinoamin (poliphenolamin), phản ứng caramen, phản ứng melanoidin và do phản ứng tạo thành sắt sunphua
- Tạo màu mới do phản ứng oxy hoá các polyphenol
Khi sơ chế một số rau, quả, củ như gọt vỏ, cắt, thái miếng, ñể sau một thời gian thì thấy màu sẫm lại hoặc thâm ñen Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng ñó là do phản ứng oxy hoá các polyphenol Trong quá trình chế biến các polyphenol bị biến ñổi tạo nên sản phẩm có màu gọi chung là flobafen có màu sẫm, xám
Dưới tác dụng của enzim polyphenol oxydaza các polyphenol bị oxy hóa ñể tạo thành octoquinon, các octoquinon dễ dàng ngưng tụ với nhau ñể tạo nên flobafen Rõ rệt nhất là khi cắt gọi khoai tây, chuối xanh, khế xanh thường xảy ra các hợp chất phenol
Trang 27bị oxy hoá bởi oxy không khí cùng với sự tham gia của enzim polyphenoloxydaza làm chúng bị tối màu Để tránh hiện tượng ñó rau, củ, sau khi sơ chế, cắt thái có thể ngâm ngập nước (nước ngâm có thể pha chút giấm), hoặc có thể xử lý nguyên liệu bởi nhiệt
- Tạo màu mới do phản ứng caramen
Khi chế biến các món ăn có chứa nhiều ñường ở nhiệt ñộ cao, ñường ñược biến
ñổi thành caramen có màu vàng nâu, vị ñắng, mùi thơm ñặc trưng
- Tạo màu mới do phản ứng melanoidin
Phản ứng melanoidin là phản ứng tạo màu phổ biến và có vai trò quan trọng trong
kỹ thuật chế biến món ăn Các hợp phần tham gia vào phản ứng này là ñường khử và protein hoặc các sản phẩm phân giải của protein (có gốc amin) Sản phẩm cuối cùng của phản ứng này có màu sắc từ vàng ñến nâu ñen, mùi thơm ñặc trưng, có tên gọi chung là melanoidin
- Tạo màu mới do phản ứng tạo thành sắt sunfua
Phản ứng tạo thành sắt sunfua xảy ra làm biến ñổi màu sắc không phổ biến nhiều trong quá trình chế biến món ăn Trường hợp rõ nhất hay gặp là trứng luộc Sau khi trứng luộc xong người ta quan sát thấy bề mặt của lòng ñỏ trứng bị xám lại Nguyên nhân là do
sự tạo thành dihyro sunfua từ protein của trứng, dihydro sunfua tạo thành có khả năng kết hợp với sắt ñể tạo thành sắt sunfua (FeS) làm cho bề mặt lòng ñỏ trứng bị xám lại Sắt là thành phần có nhiều trong lòng ñỏ trứng
1.1.4.3 Sự tạo thành mùi, vị trong quá trình chế biến món ăn
a.Những khái niệm cơ bản
* Khái niệm cơ bản về mùi
Tất cả các chất làm cho sản phẩm có mùi này hay mùi khác là do tính chất bay hơi
tự nhiên của các chất ñó
Các thành phần bay hơi này tác ñộng vào mũi cho ta cảm giác về mùi Mùi ñặc trưng của một loại thực phẩm có thể chỉ do một cấu tử bay hơi nào ñó quyết ñịnh, nhưng phần lớn là do hỗn hợp của nhiều cấu tử kết hợp với nhau
Khi hỗn hợp các mùi với nhau, chúng có ảnh hưởng tương hỗ với nhau rất mạnh,
có thể làm tăng mạnh hoặc làm yếu mùi này bằng một mùi khác hoặc cho mùi mới hoàn toàn bất ngờ Ví dụ như mùi xạ hương hoàn toàn bị mất ñi nếu ta cho thêm một lượng nhỏ sunfat quinin là chất vốn không có mùi Mùi phụ thuộc vào nồng ñộ của chất tạo mùi
có trong không khí, khi ở trạng thái nồng ñộ thấp có mùi khác với ở nồng ñộ cao
Để nhận biết ñược mùi, thường thường mũi phải hít ñược ít nhất là 50ml khí chứa
các cấu tử gây mùi Cảm giác về mùi nhạy hơn về vị
Theo hai tác giả Handerson và Croke có 4 mùi cơ bản là mùi hoa (mùi hoa chuẩn
là mùi của benzin axetat), mùi axit (mùi axit chuẩn là mùi của dung dịch axit axetic 20%), mùi khê khét (mùi khê khét chuẩn là mùi của guaicol) và mùi hoi (mùi hoi chuẩn
là mùi của diizoamil)
Theo một số tác giả khác thì một số các mùi chủ yếu ñược phân chia như sau:
Mùi hương liệu: Thìa là, gấc, ñinh hương
Mùi quả: Mùi cam, chanh, chuối, dứa, táo
Mùi hoa: Hồng, nhài, bưởi, vanilin
Mùi nhựa: Thông, long não
Mùi khét: Pyridin, nicotin, acrolein
Mùi thối: H2S, indol, scatol mecaptan
Mùi của thực phẩm là hỗn hợp của rất nhiều mùi có các thành phần hóa học khác nhau
Trong chế biến một số món ăn như các loại nước giải khát, chè ngọt, kẹo, bánh v.v người ta sử dụng các chất phụ gia tạo hương thơm có nguồn gốc thiên nhiên hoặc
Trang 28nhân tạo ñể gây mùi thích hợp cho sản phẩm, ví dụ như tinh dầu cam, chanh, bưởi, valinin, amyl axetat (mùi chuối), etyl butyrat (mùi dứa)
* Khái niệm cơ bản về vị
Chỉ có các chất hoà tan trong nước của thực phẩm mới gây cảm giác về vị
Có 4 vị cơ bản là mặn, ngọt, chua và ñắng Vị mặn ñược cảm thụ trước tiên rồi ñến ngọt, chua và ñắng Mỗi vị có nhiệt ñộ cảm thụ tối thích khác nhau, ví dụ: vị mặn cảm
chất lượng cảm quan thật chính xác cần phải chú ý ñến nhiệt ñộ tối thích của từng vị
- Vị mặn: Là do sự có mặt của các muối kim loại gây ra, muối ăn NaCl là chất
ñược coi là có vị mặn tiêu chuẩn Các muối vô cơ và hữu cơ khác cũng có vị mặn nhưng
không ñặc trưng như NaCl vì thường kèm theo các vị khác như ñắng’ các muối có vị mặn gần giống với NaCl là LiCl, NaBr Thường thường các muối có trọng lượng phân tử càng
nhiều hơn Trong chế biến món ăn người ta thường dùng NaCl ñể tạo vị mặn
- Vị ngọt: Các chất có vị ngọt chủ yếu là các loại có ñường (sacaroza, glucoza, fructora ) ngoài ra có một số chất hoá học cũng có khả năng cho vị ngọt như clorofoc, metyl clorua, alanin, glyxerin, glicocol, nitrobenzen, saccarin, dunxin ñường sacaroza
ñược coi là chất có vị ngọt tiêu chuẩn Nếu lấy ñộ ngọt của sacaroza là 100 thì các loại ñường khác có ñộ ngọt như sau: lactoza là 16, maltoza 32, glucoza là 74, fructoza là 173, ñường nghịch ñảo là 130
ăn, vì vậy nồng ñộ axit có trong thực phẩm hay món ăn càng cao thì vị càng chua Tuy
nhiên ñộ chua không phụ thuộc hoàn toàn vào nồng ñộ axit mà còn phụ thuộc vào bản chất axit Độ chua của axit giảm dần theo thứ tự sau: axit lactic, axit malic, axit axetic, axit citric Axit tactric là axit ñược coi là chất có vị chua tiêu chuẩn
- Vị ñắng: Các chất gây vị ñắng là caphein, kinin, mocphin, axit caprinic Chất
ñược dùng làm vị ñắng tiêu chuẩn là caphein Vị ñắng ñược coi là vị tương phản với vị
ngọt Trong các món ăn vị ñắng ñược tạo nên thường là do các bazơ hữu cơ Ví dụ trà có
vị ñắng vì trà có khoảng 5% caphein là một bazơ hữu cơ và nếu ñược sử dụng với mức ñộ vừa phải, thích hợp cũng có tác dụng tốt, làm hưng phấn người sử dụng
Ngoài bốn vị cơ bản trên, trong thực tế ăn uống còn gặp một số vị không cơ bản như vị cay, chát, tanh Vị cay có trong ớt, tiêu, hành, gừng, tỏi nếu nồng ñộ cay quá cao sẽ gây cảm giác nóng, rát như bỏng Vị chát: trong ăn uống thường gặp khi ăn rau quả có hàm lượng tanin cao gây nên Khi ăn các loại thức ăn có nhiều tanin thì tanin sẽ tác dụng vào lưỡi gây teo các gai lưỡi tạo nên vị chát
Vị tanh trong ăn uống thường gặp ở một số thực phẩm như cá, tôm, cua, sò hến
là do sự có mặt của axit amin và một số axit yếu, một số do hợp chất bazơ nitơ gây nên
Đa số thức ăn có vị tanh là loại chứa nhiều protein, ñặc biệt là loại protein dễ bị phân giải
mạnh
b Sự tạo thành mùi, vị
Mùi, vị của các món ăn phụ thuộc vào mùi vị có sẵn trong các nguyên liệu thực phẩm và các chất phụ gia sử dụng trong chế biến Ngoài ra chúng còn phụ thuộc vào các chất mới ñược hình thành trong quá trình chế biến có tác dụng tạo mùi, vị cho sản phẩm
Khi chế biến nhiệt các sản phảm ăn uống người ta nhận thấy các chất dễ bay hơi bị tách ra, chủ yếu là các aldenhyt ñược tạo thành do một số phản ứng xảy ra trong chế biến nhiệt như phản ứng giữa axit amin với ñường khử, giữa axit amin với polyphenol, axit amin với axit ascocbic
Ngoài aldenhyt là chất có vai trò quan trọng tạo thành mùi thơm ñặc trưng của các sản phẩm khi chế biến nhiệt, còn có dihydrosunfua cũng là một trong những thành phần của các chất bay hơi bị tách ra khi chế biến nhiệt các thực phẩm khác nhau Chúng ñược
Trang 29tạo thành bắt ñầu ở những nhiệt ñộ không cao lắm, ví dụ như sữa bắt ñầu xuất hiện ở
- Sự tạo thành mùi, vị ñặc trưng trong sản phẩm thịt nấu chín chủ yếu là do hàm lượng các chất chiết suất (chất trích ly) chứa trong sản phẩm ñó quyết ñịnh, Mùi và vị ñặc trưng của sản phẩm thịt sau khi nấu phụ thuộc hợp chất dễ bay hơi dạng ête, axit dễ bay hơi, aldehyt và một vài chất khác
- Sự tạo thành mùi vị ñặc trưng trong món ăn chế biến bằng cách rán hoặc nướng chủ yếu là do các chất ñược hình thành do phản ứng melanoidin xảy ra trong quá trình gia nhiệt
- Sự tạo thành mùi, vị ñặc trưng trong sản phẩm rau quả nấu chín chủ yếu là do các chất chiết suất từ rau quả vào nước nấu Thành phần của các chất chiết suất này là
ñường sacaroza, glucoza, fructoza, một số axit hữu cơ, vitamin và các aldehyt, chất
thơm có trong nguyên liệu rau quả có ảnh hưởng tới vị và mùi thơm ñặc trưng của sản phẩm nấu từ rau
- Sự tạo thành mùi vị ñặc trưng của các sản phẩm hun khói chủ yếu là do sự hấp thụ các cấu tử của khói bởi protin và chất béo của thịt Trong quá trình hun khói các sản phẩm thịt ñều xảy ra sự hấp thụ aldehyt và phenol của khói rồi tích tụ chúng trong sản phẩm
Ngoài ra trong chế biến một số món ăn ñôi khi người ta còn sử dụng một số chất phụ gia nhằm làm tăng thêm mùi, vị của món ăn theo yêu cầu của chất lượng sản phẩm
c Các chất cho thêm ñể tăng mùi, vị của sản phẩm
* Các chất cho thêm ñể tăng mùi thơm của sản phẩm
Tuỳ thuộc vào từng món ăn mà người ta sử dụng các loại hoá chất cho thêm vào
ñể tạo ñược mùi thơm thích hợp
Ngoài các chất thơm từ tinh dầu của thực vật và ñộng vật lấy trong thiên nhiên, người ta ñã tổng hợp ñược chất thơm bằng phương pháp hoá học như etyl axetat (mùi chuối), etyl butyrat (mùi dứa), etyl foocmat (mùi rượu rhum), vanilin theo hội ñồng WHO – FAO, liều lượng một số chất thơm ñược sử dụng quy ñịnh như sau: Etyl axetat
0 -25 mg/1kg thể trọng, etyl butyrat: 0-15mg/1kg thể trọng Các chất thơm nhân tạo hầu hết tương ñối bền với nhiệt và có mùi thơm mạnh hơn nhiều so với mùi thơm tự nhiên, do vậy khi sử dụng phải rất chú ý liều lượng
* Các chất cho thêm ñể tăng vị của sản phẩm
Để tăng vị cho các món ăn ngoài việc phối hợp các nguyên liệu thực phẩm ñể tạo
ra các cấu tử mới có mùi vị thơm ngon hơn so với nguyên liệu ban ñầu, người ta còn sử dụng các chất phụ gia tạo vị thích hợp cho thêm vào ñể làm tăng vị ngon, ñiều chỉnh lại
vị theo yêu cầu
Các chất hoá học cho thêm vào trong quá trình chế biến hay sử dụng ñó là mỳ chính, ñường hoá học, axit hữu cơ
- Mì chính (bột ngọt): Là chế phẩm của muối mononatri glutamat, có vị ngọt của thịt Mỳ chính ñược sử dụng rộng rãi trong chế biến món ăn nhằm làm tăng thêm vị ngọt thịt, do ñó kích thích tiêu hoá, hấp thu thức ăn chứ không làm tăng giá trị dinh dưỡng Mỳ chính ở dưới dạng tinh thể, màu trắng, có vị mặn ngọt, hoà tan ñược trong nước; có công
có trọng lượng phân tử là 183,17
Trong các món ăn có ñộ axit thấp (pH = 5-6 ) thì vị của mỳ chính thể hiện rõ rệt,
ñặc trưng Nhưng nếu món ăn có ñộ axit cao (pH ≤ 4 ) thì vị ngọt của mỳ chính giảm ñi
nhiều vì các axit gây vị chua (axit lactíc, axit malic, axit axetic ) có khả năng tác dụng với mononatri glutamat là một muối của axit yếu, do vậy làm giảm ñộ ngọt của mỳ chính
Hiện nay mì chính ñược công nhận là chất phụ gia thực phẩm, ñược sử dụng rộng rãi trong chế biến các món ăn Tuy nhiên không nên lạm dụng mì chính, sử dụng mì
Trang 30chính ñể thay thế xương, thịt trong chế biến món ăn; một số tài liệu khuyến cáo không nên sử dụng mì chính cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi
- Đường hoá học: Là chất ngọt tổng hợp, có ñộ ngọt cao hơn nhiều so với ñường mía; phổ biến hơn cả là sacarin và các xyclamat
Sử dụng ñường hóa học không có lợi cho sức khỏe con người vì vậy hiện nay nhiều nước trên thế giới trong ñó có Việt Nam ñã cấm sử dụng ñường hóa học trong chế biến thực phẩm
- Các axit hữu cơ: Trong thực tế chế biến món ăn và trong công nghiệp thực phẩm, người ta có thể sử dụng một số loại axit hữu cơ, thông dụng và phổ biến hơn cả là axit axetic và axit citric
+ Axit axetic với nồng ñộ thấp (khoảng 6% ) ñược ñược dùng ñể thay giấm tạo vị chua cho món ăn, axit này ở dạng tinh khiết thì không ñộc
+ Axit citric: Axit citric ở thể kết tinh, không mùi, không màu, tan trong nước, có
vị chua, không ñộc; ñược dùng nhiều trong chế biến bánh kẹo và nước giải khát, trong chế biến một số món ăn
1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN MÓN ĂN
1.2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN MÓN ĂN
a Khái niệm
Chế biến là sự tác ñộng của những phương tiện lên nguyên liệu (với ý nghĩa chưa
ăn ñược hoặc có thể ăn ñược) thành dạng bán thành phẩm hoặc thành sản phẩm Những
tác ñộng ñó làm thay ñổi hình dáng, kích thước, khối lượng, tính chất lý học, hoá học, trạng thái của nguyên liệu, cũng nhờ ñó mà ñảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thực phẩm
Hầu hết mọi nguyên liệu sống ñể chuyển sang trạng thái ăn ñược ñều phải qua quá trình chế biến Quá trình ñó có thể bao gồm một hay nhiều tác ñộng tùy thuộc vào tính chất, ñặc ñiểm của nguyên liệu và những yêu cầu của sản phẩm chế biến từ nguyên liệu
ñó
Sự biến ñổi nguyên liệu trong quá trình chế biến cũng phụ thuộc vào tính chất của các tác ñộng, nguyên liệu bị biến ñổi như thế nào, biến ñổi ñơn giản hay phức tạp phụ thuộc vào loại phương tiện và cách sử dụng phương tiện ñó, phụ thuộc vào các ñiều kiện thực hiện quá trình chế biến
Như vậy, phương pháp chế biến là cách thức sử dụng các phương tiện và ñiều kiện tác ñộng lên nguyên liệu dựa theo tính chất của một hay một nhóm tác ñộng nhằm biến
ñổi nguyên liệu theo mục ñích sử dụng
b Phân loại các phương pháp chế biến
* Cơ sở phân loại
Cơ sở của sự phân loại phương pháp chế biến là tính chất, ñặc ñiểm của những tác
ñộng và bản chất của quá trình biến ñổi nguyên liệu thành sản phẩm Bất kỳ sự biến ñổi
nào của nguyên liệu cũng do tác ñộng cụ thể gây nên Tác ñộng khác nhau, tạo nên biến
ñổi khác nhau Tuy nhiên có những nhóm phương tiện cùng với cách thức sử dụng nó tạo
ra những biến ñổi có giới hạn nhất ñịnh mà không ñưa ñến những biến ñổi giống như nhóm phương tiện khác với cách sử dụng tương ứng Ví dụ: Dùng dao ñể cắt thái củ khoai tây chỉ tạo ra những miếng khoa mỏng hoặc nhỏ hơn củ khoai, không làm cho nó chín, vàng, giòn nếu không rán khoai Điều ngược lại cũng không xảy ra Vì vậy, việc phân loại phương pháp chế biến chủ yếu dựa vào nhóm các phương tiện và tính chất tác
ñộng của chúng lên nguyên liệu gần giống nhau tạo nên những biến ñổi tương tự nhau về
bản chất của hiện tượng và kết quả của quá trình chế biến
* Phân loại phương pháp chế biến
Việc phân loại phương pháp chế biến cũng theo nguyên tắc từ tổng quát ñến cụ thể hơn Nhìn chung, thường phân loại các phương pháp chế biến làm ba phương pháp cơ bản là chế biến bằng tác ñộng cơ học, chế biến bằng nhiệt và chế biến bằng vi sinh
Trang 31+ Chế biến bằng tác ñộng cơ học
Phương pháp này sử dụng ngoại lực, bao gồm hệ thống các tác ñộng của phương tiện (dụng cụ thô sơ, thiết bị cơ khí và bán cơ khí) ñể tác ñộng lên nguyên liệu, làm thay
ñổi chủ yếu về hình dạng, kích thước, trạng thái của nguyên liệu Phương pháp chế biến
này hầu như không làm biến ñổi màu sắc, mùi, vị cũng như thành phần hoá học cuả nguyên liệu
Đa số các trường hợp chế biến cơ học ñều nhằm mục ñích chuyển nguyên liệu
thành dạng bán thành phẩm, một số ít trường hợp thành sản phẩm; ví dụ như một số loại rau, quả gọt, rửa, cắt thái xong làm thức ăn sống,v.v
+ Chế biến bằng nhiệt
Phương pháp chế biến nhiệt là phương pháp phổ biến nhất ñược sử dụng trong chế biến món ăn Nhiệt ñược cấp bởi nguồn nhiệt (sử dụng các nguồn nhiên liệu như ñiện, dầu, gas, than, củi v.v ), thông qua dụng cụ ñun nấu, môi trường truyền nhiệt, tác ñộng trực tiếp hoặc gián tiếp tới thực phẩm, làm cho thực phẩm chín Có thể mô tả quá trình cấp nhiệt cho nguyên liệu bằng sơ ñồ sau :
Hình 1.1 Sơ ñồ nguyên lý cấp nhiệt
Nói chung các phương pháp chế biến nhiệt cơ bản - ñun nóng uớt, ñun nóng khô
ñều cấp nhiệt cho nguyên liệu theo nguyên lý này
Hiện nay người ta còn làm chín thực phẩm nhờ thiết bị sóng cao tần Thiết bị
ñược sử dụng làm chín thực phẩm là lò vi sóng Nhờ sóng viba ñược tạo thành trong lò vi
sóng tác ñộng lên thực phẩm, gây nên chuyển ñộng nhiệt của các phân tử và nguyên tử trong thực phẩm, làm cho thực phẩm chín Do vậy thời gian làm chín thực phẩm nhanh, ít tổn hao nhiên liệu, sản phẩm giữ ñược hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, tuy nhiên nhược ñiểm chủ yếu của phương pháp này là khó chế biến ñược khối lượng thực phẩm lớn trong một ñơn vị thời gian
Tóm lại, phương pháp làm chín thực phẩm bằng nhiệt rất ña dạng và phong phú Căn cứ vào ñặc ñiểm của môi trường truyền nhiệt, kết hợp với phương tiện chế biến,
Có thể khái quát sự phân loại phương pháp chế biến nhiệt bằng sơ ñồ dưới ñây:
Trang 32Hình 1.2 Sơ ñồ phân loại phương pháp chế biến nhiệt
+ Chế biến bằng vi sinh
Cơ sở khoa học của phương pháp chế biến này là sử dụng các hệ enzim nhằm phân giải protein và gluxit thành các chất ñơn giản, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, biến ñổi nguyên liệu từ trạng thái chưa ăn ñược thành các món ăn Trong ñó hệ enzim proteaza phân giải protein thành các axit amin, hệ enzim amilaza thủy phân tinh bột tạo thành các loại ñường ñơn ñược ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nước mắm, tương, và một số sản phẩm khác
Hiện nay, chế biến bằng vi sinh ứng dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, như sản xuất mì chính, sản xuất ñường gluco,v.v
1.2.2 PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN NÓNG ƯỚT
Làm chín nguyên liệu bằng nhiệt là phương pháp chế biến món ăn phổ biến nhất, nhằm làm biến ñổi trạng thái, cấu tạo, tính chất lý, hoá và tính chất cảm quan của nguyên liệu, tạo ra những giá trị mới về màu sắc, mùi vị, trạng thái của món ăn phù hợp với nhu cầu ăn uống Đồng thời chế biến nhiệt còn tiêu diệt vi sinh vật, bảo ñảm yêu cầu vệ sinh của sản phẩm chế biến
Chế biến nhiệt món ăn bao gồm hai nhóm phương pháp chính là làm chín bằng
ñun nóng ướt và làm chín bằng ñun nóng khô
Phương pháp làm chín bằng ñun nóng ướt là phương pháp chế biến nhiệt thực phẩm, trong ñó thực phẩm ñược làm chín bằng nước nóng hoặc hơi nước nóng
Dựa theo ñặc ñiểm của môi trường truyền nhiệt làm thực phẩm chín, phương pháp này lại ñược chia thành hai phân nhóm: Làm chín bằng ñun trong nước và làm chín bằng hơi nước nóng
PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN NHIỆT
Làm chín bằng chất béo
Làm chín không dùng chất béo
Vùi
Kho, rim
Trang 331.2.2.1 Làm chín bằng ñun trong nước
a Khái niệm
Làm chín bằng ñun trong nước là một dạng của phương pháp chế biến nóng ướt trong ñó thực phẩm ñược làm chín bằng nhiệt nhận từ nước ñun sôi là chủ yếu
b Nguyên tắc
Nguyên liệu sau khi sơ chế, cắt thái, ñược cho vào nước lạnh hoặc nước nóng,
ñược cấp nhiệt tới khi thực phẩm chín theo yêu cầu (chín tái, chín tới, chín nhừ)
- Thời gian làm chín: Phụ thuộc vào từng dạng chế biến cụ thể, loại nguyên liệu, trạng thái của chúng khi ñưa vào chế biến, yêu cầu về ñộ chín của sản phẩm
- Sản phẩm: Thường có thủy phần tương ñối cao, ít biến ñổi về màu sắc, mùi vị, trạng thái hơn so với phương pháp chế biến nóng khô
+ Nguyên tắc
Nguyên liệu sau khi sơ chế, cắt thái, ñược cho vào nước lạnh hoặc nước nóng,
ñược cấp nhiệt tới khi thực phẩm chín theo yêu cầu, vớt ra, ñể ráo nước, có thể làm món
ăn trực tiếp hoặc làm nguyên liệu chế biến các món ăn khác
+ Đặc ñiểm kỹ thuật
Nguyên liệu: Hầu hết các loại thực phẩm ñều dùng ñể luộc ñược Thịt gia súc thường pha thái miếng to; thịt gia cầm ñể nguyên con hoặc pha miếng to; thuỷ sản ñể nguyên con, cá to có thể cắt khúc; củ (khoai lang, khoai tây, khoai sọ ) ñể nguyên củ Các thứ quả, rau ăn lá thường cắt khúc hoặc thái miếng ñều nhau
Lượng nước dùng ñể luộc ña số các trường hợp phải ñảm bảo cho nguyên liệu ngập trong nước
Nước luộc duy trì ở nhiệt ñộ sôi mạnh hay sôi nhẹ phụ thuộc vào nguyên liệu và yêu cầu chế biến Thông thường luộc thịt gia súc, gia cầm lúc ñầu ñun to lửa tới khi sôi
ñều, hớt bọt xong thì duy trì sôi nhẹ Luộc các loại rau ăn lá thì duy trì sôi ñều và liên tục
suốt thời gian luộc
Thời gian luộc phụ thuộc vào loại nguyên liệu, kích thước, trạng thái, của chúng
và yêu cầu cảm quan của sản phẩm có thể từ một vài phút tới nhiều giờ
Sản phẩm luộc thường có thủy phần cao, chín mềm hoặc giòn, không nhũn, màu sắc ít biến ñổi
Trong ăn Á, các thực phẩm luộc có thể làm món ăn trực tiếp hoặc làm nguyên liệu chế biến các món ăn khác, vì vậy mỗi món luộc thường ñòi hỏi một loại nước chấm thích hợp ñi kèm
Trong ăn Âu, thực phẩm luộc ít khi sử dụng làm món ăn trực tiếp mà thường ñược
sử dụng ñể ăn kèm hoặc dùng ñể chế biến các món ăn khác
Trang 34Lượng nước sử dụng nhiều hơn luộc ñể khi bỏ thực phẩm vào nhiệt ñộ nước giảm không ñáng kể
Cường ñộ cấp nhiệt lớn ñể nước sôi và ñều
Thời gian thực phẩm tiếp xúc với nước sôi rất nhanh khoảng 1- 3 phút, có thể chỉ vài chục giây
Sản phẩm chần, nhúng, dội chín tái, ăn giòn, ít biến ñổi về màu sắc, mùi vị, trạng thái Sản phẩm dùng ăn ngay hoặc làm các món khác Ví dụ: Rau, củ, quả chần ñể xào; thịt bò, tim, gan chần ñể làm phở tái, chần giá ñỗ làm gà xé phay, bún bò khô v.v
d3 Nấu canh
+ Khái niệm
Nấu canh là phương pháp làm chín thực phẩm bằng ñun trong nước, trong ñó thực phẩm ñược ngập hoàn toàn trong nước Trong quá trình chế biến, tuỳ loại canh có cho thêm nguyên liệu phụ và nguyên liệu gia vị cho phù hợp
+ Nguyên tắc chung
Đun sôi nước, cho thực phẩm ñã chuẩn bị vào (thực phẩm ñộng vật thường cho
vào trước), cấp nhiệt tới khi thực phẩm chín ñạt yêu cầu, nêm vừa gia vị
+ Đặc ñiểm kỹ thuật
Nguyên liệu nấu các món canh nhìn chung chọn loại dễ chín và nhanh chín Thịt gia súc, gia cầm thường sử dụng thịt nạc thái mỏng, thái sợi, băm hoặc xay nhỏ Thuỷ sản thường là cua, hến, trai và các loại cá ít tanh, nhiều thịt Tuỳ từng nguyên liệu, thịt ñộng vật ñược sử lý cụ thể Thực phẩm thực vật thường là các loại rau, củ, quả, tuỳ từng món nấu mà sơ chế, cắt thái cụ thể
Lượng nước ñể nấu canh thường nhiều hơn cái
Nhiệt ñộ thường duy trì ở nhiệt ñộ sôi vừa hoặc sôi nhẹ
Thời gian nấu canh tương ñối nhanh
Sản phẩm có màu sắc, mùi vị ñặc trưng của mỗi loại canh, nước canh nhiều hơn cái, nước canh ngọt; cái chín vừa hoặc chín tới, một vài trường hợp cái chín tái (rau cần) hoặc chín nhừ (canh cải)
Canh có thể ñược nấu từ một loại thực phẩm hoặc nấu kết hợp nhiều thực phẩm
ñộng vật và thực vật Nước ñể nấu canh có thể là nước hoặc nước dùng Nước và nước
dùng thịt lợn, thịt gia cầm dùng ñược cho nhiều loại canh; nhưng nước dùng của thuỷ sản chỉ nấu canh thuỷ sản
d4 Ninh, hầm
+ Khái niệm
Ninh, hầm là phương pháp làm chín thực phẩm bằng ñun trong nước trong khoảng thời gian tương ñối dài Trong quá trình chế biến có cho thêm các nguyên liệu phụ và nguyên liệu gia vị Sản phẩm thường có trạng thái chín mềm, nhừ
+ Nguyên tắc chung
Trang 35Thực phẩm ñộng vật sau khi ñược xử lý cụ thể tuỳ từng loại, cho vào nồi cùng với nước, gia vị, ñun sôi, hớt bọt, ñun nhỏ lửa tới khi gần ñược, cho nguyên liệu phụ (nếu có) vào nấu tiếp, nêm gia vị, cấp nhiệt tới khi thực phẩm chín theo yêu cầu
+ Đặc ñiểm kỹ thuật
Nguyên liệu ñể ninh, hầm tương ñối phong phú Thực phẩm ñộng vật thường là thịt lợn, thịt trâu, bò, gia cầm thường ñược chặt miếng to, tẩm ướp gia vị, có thể ñược xào hoặc rán qua trước khi cho vào ninh, hầm Thực phẩm thực vật thường sử dụng su hào, cà rốt, khoai tây, ñu ñủ, măng sau khi sơ chế ñược cắt miếng hình con chì to, thái vát móng lợn hoặc một vài dạng hình khối khác
Lượng nước cho các món ninh thường nhiều hơn cái; ngược lại, nước cho các món hầm ít hơn cái
Nhiệt ñộ ninh hầm: Giai ñoạn ñầu cần cấp nhiệt mạnh ñể nước sôi, sau khi hớt bọt thì phải giảm nhiệt chỉ ñể sôi nhẹ
Thời gian ñun nấu các món ninh, hầm thường lâu, kéo dài hàng vài giờ, có khi tới
3 -10 giờ (nấu nước dùng xương lợn, xương bò, măng khô)
Sản phẩm: Thực phẩm ñộng vật mềm nhừ không xác, củ quả mềm nhưng không nhũn nát, nguyên miếng Đối với các món ninh thì nước nhiều hơn cái, trong và ngọt, các món hầm nước ít hơn cái và hơi sánh Đối với các món hầm sử dụng nhiều gia vị ñặc trưng nên sản phẩm có hương vị hấp dẫn Trong thực tế không thấy sự phân biệt về khái niệm ninh hầm Mặt khác, trong kỹ thuật nấu ăn Việt Nam, nhiều món nấu chính là phương pháp ninh hầm, như các loại thịt nấu ñông, chân giò nấu giả cầy, thịt chó nấu nhựa mận v.v
Sản phẩm ninh, hầm là món ăn trực tiếp và cũng có thể ñể chế biến các món ăn khác, phổ biến hơn cả là các loại nước dùng xương thịt, thịt gia súc loại 3, 4 ñể làm phở chín v.v
d5 Om
+ Khái niệm
Om là một dạng ñặc biệt của phương pháp làm chín bằng ñun trong nước; sản phẩm có vị chua của giấm bỗng hoặc mẻ và mùi thơm của gia vị ñặc trưng, thực phẩm chín mềm và ñộ mặn vừa phải
+ Nguyên tắc chung
Nguyên liệu xử lý cụ thể, ướp gia vị, xào hoặc rán qua rồi chế nước dùng vào ñun nhỏ lửa tới khi thực phẩm chín mềm, nước xốt sánh là ñược Trong khi om hay trước khi bắc ra, tuỳ món mà nêm gia vị cho phù hợp
+ Đặc ñiểm kỹ thuật
Nguyên liệu om thường là thực phẩm ñộng vật, sử dụng phần thịt mềm, ñể nguyên con, cắt thái miếng ñều nhau Thường dùng một số loại cá, lươn, ốc, ếch, ba ba, Nguyên liệu ñi kèm thường là thịt chân giò, thịt ba chỉ, , ñậu phụ, chuối xanh ; gia vị chua thường dùng là giấm bỗng, mẻ, nước me một số món om dùng thêm riềng, nghệ và một
số gia vị khác
Lượng nước dùng cho các món om tương ñối ít
Nhiệt ñộ ñun nấu: Chỉ cần nước sôi nhẹ
Thời gian om nhanh hơn nhiều so với ninh, hầm vì thực phẩm ñã ñược xào hay rán qua, và là những thực phẩm mềm, dễ chín
Sản phẩm om chín mềm nhưng không nát, có ít nước hơi sánh, vị chua dịu, vừa ăn
và nổi mùi thơm ñặc trưng của gia vị
d6 Kho, rim
+ Khái niệm
Kho và rim là phương pháp làm chín thực phẩm bằng ñun trong nước, sản phẩm thường nổi vị mặn, có màu sắc và mùi thơm ñặc trưng, có nước hoặc không có nước
Trang 36Các món kho có thể là thực phẩm ñộng vật hoặc kho lẫn thực phẩm thực vật nhưng rim thường chỉ sử dụng thực phẩm ñộng vật loại mềm, dễ chín
Lượng nước cho các món kho chỉ cần xăm xắp (lúc ñầu) Các món rim thường không cho thêm nước mà dùng nước mắm, xì dầu, magi hoặc nước hàng với gia vị và bản thân nước tiết ra từ thực phẩm làm cho thực phẩm chín
Nhiệt ñộ trong khi kho, rim chỉ cần sôi nhẹ, ñủ cho thực phẩm chín mềm
Thời gian chế biến các món kho có thể kéo dài khoảng 0,5 – 2 giờ, nhưng thời gian rim nhanh hơn, chỉ khoảng 10 ñến 30 phút Rim thường phải ñảo trộn trong quá trình chế biến còn kho cần hạn chế việc ñảo trộn
Sản phẩm kho, rim thường có màu vàng cánh rán ñến vàng nâu, mùi thơm, vị hơi mặn; thực phẩm chín mềm, nguyên miếng có thể có chút nước
Đun nguồn cấp hơi nước nóng tới sôi, cho thực phẩm ñã ñược chuẩn bị vào, ñậy
kín vung, cấp nhiệt tới khi thực phẩm chín theo yêu cầu
- Quy trình: Dụng cụ chế biến yêu cầu phải thật kín, trong quá trình chế biến hạn chế việc mở vung (có trường hợp không ñược mở vung trong khi chế biến, ví dụ hấp bánh bao)
- Sản phẩm: Có trạng thái nguyên, lành, có thủy phần tương ñối cao, có màu sắc, mùi vị ñặc trưng, ñối với sản phẩm tráng phải mịn, mỏng, ñều
Trang 37+ Nguyên tắc chung
Nguyên liệu sau khi xử lý cụ thể ñược cho vào dụng cụ chuyên dùng (không tiếp xúc với nước), sao cho trong quá trình chế biến, hơi nước nóng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và thực phẩm nhận nhiệt chín dần
+ Đặc ñiểm kỹ thuật
Nguyên liệu chế biến bằng phương pháp hấp, ñồ bao gồm cả thực phẩm ñộng vật
và thực phẩm ñộng vật; chọn loại non, mềm, ít gân, xơ, nhanh chín Thực phẩm ñộng vật
có thể là thịt gia súc, gia cầm, thuỷ sản tuỳ theo từng loại nguyên liệu mà ñược sơ chế
và tẩm ướp gia vị thích hợp trước khi chế biến Thực phẩm thực vật thường là nguyên liệu giàu tinh bột như ngô, khoai, sắn, các loại gạo, mì và sản phẩm chế biến từ chúng Nguyên liệu chế biến mỗi món ăn ñược xử lý theo cách riêng Nhưng nguyên liệu dạng bột thì ñều phải trộn, nhào với nước trước khi chế biến
Lượng nước ở nồi ñáy phải ñủ lớn ñể cấp lượng hơi nước cần thiết làm cho thực phẩm chín, nhưng cũng không quá nhiều ñể tràn cả vào thực phẩm khi chế biến
Nhiệt ñộ của hơi nước phụ thuộc vào bản chất của nước ở nồi ñáy, vào ñộ kín của dụng cụ hấp, ñồ Độ kín càng cao, áp suất dư của hơi nước trên bề mặt nước càng tăng thì nhiệt ñộ sôi của nước cũng càng cao, thực phẩm càng nhanh chín
Thời gian làm chín phụ thuộc vào kích thước, trạng thái nguyên liệu và cường ñộ
cấp nhiệt, vào loại sản phẩm, thường vào khoảng 16 -60 phút Ví dụ hấp bánh bao, ốc
hấp lá gừng, trứng hấp vân khoảng 20 phút, chân giò bó thỏ, gà nhồi hình voi phải trên
dưới 1 giờ
Sản phẩm có màu sắc riêng của từng nguyên liệu sau chế biến, mùi, vị thơm, ngon
ñặc trưng, thường ráo nước, giữ ñược trạng thái ban ñầu hoặc hình dáng cần có sau chế
biến Sản phẩm từ thịt, cá thường có ít nước dư trong, ngọt ñậm của thịt, cá
d2 Tráng
Phương pháp làm chín này về cơ bản giống hấp và ñồ, nhưng khác ở một số ñiểm sau ñây:
Nguyên liệu thường dùng là các loại bột xay nhỏ mịn ñược hoà với nước Dụng cụ
ñựng nguyên liệu khi chế biến nhiệt thường là khung vải ñặt trên miệng nồi ñáy Khi
tráng, láng một lớp bột mỏng khắp bề mặt khung vải, ñậy kín vung, cấp nhiệt ñều ñể thực phẩm chín (sau 20 -30 giây) Trong quá trình chế biến người ta có thể cho thêm hành khô, vừng, hạt tiêu hay một số nguyên liệu phụ và gia vị khác
Sản phẩm tráng có thể làm món ăn trực tiếp như bánh cuốn, bánh tráng (miền Trung hoặc miền Nam), hoặc ñể làm nguyên liệu chế biến các món ăn khác như bánh phở, bánh ña, làm miến, làm bánh phở khô
1.3.2.3 Làm chín bằng phương pháp tần
+ Khái niệm
Tần là một dạng ñặc biệt của phương pháp chế biến nóng ướt, trong ñó thực phẩm
ñược làm chín gián tiếp bằng cả nước và hơi nước nóng
+ Nguyên tắc
Thực phẩm sau khi sơ chế, cắt thái, ñược xử lý cụ thể tuỳ theo từng loại nguyên liệu, ñược cho vào liễn tần (dụng cụ kín) cùng với nước (nước dùng), các loại gia vị, ñậy kín vung Liễn tần lại ñược ñặt trong một dụng cụ kín khác, ñun cách thuỷ tới khi thực phẩm ñem tần chín mềm
+ Đặc ñiểm kỹ thuật
Nguyên liệu ñem tần thường sử dụng thực phẩm non, mềm, ít gân xơ, nhanh chín,
có giá trị dinh dưỡng và giá trị cảm quan cao Thực phẩm ñộng vật thường là chim câu,
gà non, vịt béo, tim lợn, ba ba, bóng bì, hải sâm, vây cá, , thực phẩm thực vật thường sử dụng nấm hương, hạt sen, cốm non, ñậu xanh, gạo nếp, , các vị thuốc như táo tàu, kỳ tử,
ý dĩ, hoài sơn, thục ñịa, ngải cứu,
Trang 38Trong quá trình chế biến, nguyên liệu nhận nhiệt gián tiếp từ hơi nước sôi hay nước sôi thông qua dụng cụ kín chứa nguyên liệu, nhờ ñó nước tần và thực phẩm ñựng trong dụng cụ ñược nóng lên làm cho thực phẩm chín
Do truyền nhiệt gián tiếp nên thời gian tần lâu; tuỳ loại nguyên liệu, thông thường thời gian tần là trên 1 giờ
Sản phẩm: Do cách chế biến như vậy, nên sản phẩm giữ trọn vẹn hương vị ñặc trưng của nó Thực phẩm chín mềm nhưng không nát, nước dùng trong, ngọt ñậm ñà, thường ñược sử dụng làm món ăn thưởng thức trong các bữa tiệc
1.2.3 PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN NÓNG KHÔ
Phương pháp chế biến nóng khô là phương pháp chế biến nhiệt thực phẩm, trong
ñó không dùng nước hoặc hơi nước làm môi trường truyền nhiệt làm chín thực phẩm
Dựa theo ñặc ñiểm của môi trường truyền nhiệt làm thực phẩm chín, phương pháp này lại ñược chia thành hai nhóm, làm chín bằng ñun trong chất béo và làm chín không dùng chất béo
1.2.3.1 Làm chín bằng ñun trong chất béo
sau ñó tuỳ từng nguyên liệu và yêu cầu cảm quan của sản phẩm mà duy trì nhiệt ñộ chế biến cho thích hợp
- Thời gian chế biến thường nhanh, ña số các trường hợp không kéo dài như kho, ninh, hầm
- Sản phẩm: Thường có thủy phần thấp, có lớp vỏ màu từ vàng rơm ñến vàng nâu, mùi thơm rất hấp dẫn, ñộ ngọt ñậm do chất dinh dưỡng tách vào môi trường ít hơn so với làm chín bằng ñun trong nước
d Các dạng chế biến
d1 Rán
Rán là một dạng của phương pháp làm chín thực phẩm bằng ñun trong chất béo Căn cứ vào lượng chất béo sử dụng và mức ñộ thực phẩm ngập thế nào trong chất béo mà phân thành rán ngập chất béo và rán không ngập chất béo
Trang 39Lượng chất béo dùng ñể rán gấp 3 -4 lần khối lượng thực phẩm ñem rán trong một lần
nhanh chóng tạo thành lớp vỏ, có màu sắc vàng Sau ñó cần giảm bớt nhiệt (duy trì
Thời gian rán phụ thuộc vào nhiệt ñộ chất béo, kích thước của nguyên liệu Nếu cùng loại nguyên liệu, cùng kích thước thì rán ngập chất béo nhanh chín hơn rán không ngập chất béo
Sản phẩm rán ngập chất béo có lớp vỏ vàng ñều ñẹp, mùi thơm ñặc trưng của các chất tạo thành, do những phản ứng tạo màu, tạo mùi
Rán ngập chất béo có nhiều ưu ñiểm như chất lượng cảm quan của sản phẩm tốt, thời gian chế biến nhanh, nhưng lượng chất béo phải sử dụng nhiều, thường sử dụng nhiều lần nên chất lượng chất béo bị biến ñổi nhiều sau mỗi lần rán
Trong kỹ thuật nấu ăn, bên cạnh phương pháp rán ngập chất béo còn sử dụng phương pháp “chao” Chao cũng là cách rán nguyên liệu ngập trong chất béo, nhưng ña
số các sản phẩm không cần lớp vỏ vàng, giòn, thường chỉ cần chín tái (trừ miến chao ) cho món ăn tái hoặc ñể chế biến tiếp thành món ăn khác Chao cũng còn dùng khi rán lại những thực phẩm ñã ñược rán chín ñể cho lớp vỏ giòn
+ Khái niệm
Rán không ngập chất béo là phương pháp rán thực phẩm, trong ñó chỉ một phần nguyên liệu tiếp xúc với chất béo và ñược thay ñổi phần khác khi lật trở miếng thực phẩm
+ Nguyên tắc chung
Đun chất béo nóng già, ñặt lần lượt từng miếng thực phẩm vào dụng cụ, rán vàng
một mặt, lật trở rán tiếp mặt còn lại cho tới khi ñạt yêu cầu
+ Đặc ñiểm kỹ thuật
Nguyên liệu rán bằng phương pháp này thường cắt thái nhỏ hoặc lạng mỏng với mục ñích nhanh chín và chín ñều Một số trường hợp vẫn rán miếng to 50 -100 gam hoặc rán cá nguyên con
Lượng chất béo sử dụng ít bằng 10 -15% so với khối lượng nguyên liệu rán
Nhiệt ñộ của chất béo tương ñương trường hợp rán ngập chất béo Cách ñiều chỉnh nhiệt ñộ các giai ñoạn rán cũng như rán ngập chất béo bằng biện pháp giảm nguồn nhiệt hoặc kéo dụng cụ ra cạnh bếp
Sản phẩm có lớp vỏ vàng rơm hay vàng nâu nhưng không vàng ñều và không ñẹp bằng rán ngập chất béo Nhiều trường hợp xung quanh miếng thực phẩm không tiếp xúc với chất béo hoặc bề mặt dụng cụ nên không có lớp vỏ vàng giòn
Phương pháp rán không ngập chất béo ñược ứng dụng rộng rãi ñể rán thịt, cá, ñậu, trứng, bánh xèo, chả bìa, chả cá, chả cốm v.v Rán không ngập chất béo ñòi hỏi thao tác phức tạp hơn rán ngập chất béo, thời gian rán lâu hơn nhưng chất béo không phải dùng ñi rán lại nhiều lần
d2 Quay
Quay là phương pháp làm chín thực phẩm bằng chất béo tương tự như rán, chỉ khác rán là nguyên liệu sử dụng trong phạm vị hẹp hơn, chủ yếu là thịt gia súc, gia cầm
ñể nguyên con hoặc miếng lớn khoảng 0.5 kg trở lên
Nguyên liệu trước khi quay thường ñược tẩm ướp gia vị cả trong và ngoài Thông thường ñể tạo màu ñẹp người ta thường xoa mạch nha hoặc mật ong pha loãng lên lớp da bên ngoài con thịt
Có ba dạng quay: Quay trong nồi gang (quay mềm), quay bằng chảo gang, quay dội chất béo
Trang 40Quay trong nồi gang
+ Nguyên tắc chung
Đun chất béo nóng già, cho thực phẩm ñã chuẩn bị vào, quay tạo màu ñều ñẹp, sau
ñó cho thêm chất thơm (hành, tỏi, lá thơm ), chút nước dùng, ñậy kín vung, ñun nhỏ lửa
cho tới khi thực phẩm chín mềm, ngấm gia vị
+ Đặc ñiểm kỹ thuật
Nguyên liệu là thịt gia súc miếng to, gia cầm thường ñể nguyên con
Môi trường truyền nhiệt cho thực phẩm trong cách quay này khác nhau ở hai giai
ñoạn Giai ñoạn ñầu dùng chất béo ñược ñun nóng già ñể tạo màu cho thực phẩm và làm
cho thực phẩm chín một phần Giai ñoạn sau thực phẩm tiếp tục ñược làm chín nhờ hơi nước nóng trong quá trình om nhỏ lửa
chín mềm ở nhiệt ñộ xấp xỉ nhiệt ñộ sôi của nước
Thời gian làm chín tương ñối lâu do thực phẩm quay thường có khối lượng lớn và trải qua hai công ñoạn chế biến
Sản phẩm quay có màu cánh gián, chín mềm nhưng không, có ít nước dư, thịt có
vị ngọt ñậm, thơm ngon, thuỷ phần cao hơn sản phẩm rán ngập chất béo
Quay bằng chảo gang
Thời gian quay tương ñối lâu do khối lượng nguyên liệu lớn
Quay trong chảo gang thường mở vung ñể quan sát và lật trở thường xuyên nhằm tạo màu và ñộ chín ñồng ñều
Sản phẩm quay bằng chảo gang màu vàng nâu, ñẹp, thịt chín tới, lớp vỏ giòn
+ Nguyên tắc chung
Cho chất béo vào dụng cụ sâu lòng, ñun nóng già, ñặt nguyên liệu lên trên thanh tre, thanh sắt hay vỉ sắt hoặc xiên dài cứng, sao cho nguyên liệu không tiếp xúc trực tiếp với chất béo trong dụng cụ Dùng muôi múc chất béo nóng già dội liên tục lên nguyên liệu, vừa dội vừa lật trở ñều, cứ làm như vậy cho tới khi thực phẩm chín, màu sắc vàng ñều, ñẹp, vỏ giòn
+ Đặc ñiểm kỹ thuật
Nguyên liệu thường sử dụng là gia cầm, chim non và béo, không quay gia cầm già Nguyên liệu mổ moi, ñể nguyên con, ñược tẩm uớp gia vị hoặc “nụ” trước khi quay
Lượng chất béo sử dụng tương ñối nhiều, thường gấp 3- 4 lần khối lượng thực
Thời gian quay lâu hơn các cách quay trong nồi gang và chảo gang
Sản phẩm quay dội chất béo màu sắc bóng, vàng ñều, thịt chín tới, không khô xác
d3 Xào
+ Khái niệm