1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Thanh Xuân

88 186 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Trên đây là những tìm hiểu của em về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Thanh Xuân. Sau khi nghiên cứu tìm hiều thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị với hy vọng có thể giải quyết những hạn chế còn tồn tại, từ đó góp phần hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân. Do thời gian cũng như kiến thức thu thập còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết cần khắc phục. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chỉ bảo của các thầy cô, các anh chị công tác Phòng khách hàng số 1 của Chi nhánh để giúp cho luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Th.S Trần Thị Mai Hoa đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong quá trình viết chuyên đề thực tập, đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân, đặc biệt là các anh chị công tác tại Phòng khách hàng số 1 đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại Chi nhánh. Em xin chân thành cảm ơn

Trang 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH XUÂN

1.1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập

từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Trải qua hơn

20 năm xây dựng và phát triển, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, tích luỹđược nhiều kinh nghiệm, đến nay đã đạt được rất nhiều thành tựu, kết quả nổibật, xây dựng được một Ngân hàng lớn mạnh đa năng với mạng lưới kinhdoanh phân bố rộng khắp trên hầu hết các tỉnh thành phố trong cả nước baogồm 01 Trụ sở chính, 03 Sở giao dịch, 150 Chi nhánh, 700 phòng giao dịch,điểm giao dịch VietinBank sở hữu 03 Công ty trực thuộc, kinh doanh các lĩnhvực: chứng khoán, thuê mua tài chính và quản lý khai thác tài sản; liên doanhsáng lập ngân hàng INDOVINA và Công ty Bảo hiểm Châu Á – Ngân HàngCông Thương; góp vốn trong 7 Công ty hoạt động trên các lĩnh vực khác.Ngoài ra Ngân hàng Công Thương Việt Nam còn thiết lập quan hệ đại lý vớihơn 800 ngân hàng, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổtrên toàn thế giới

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân làmột thành viên trong đại gia đình Ngân hàng Công thương Việt Nam, đượcthành lập từ ngày 01/04/1997 trên cơ sở phòng giao dịch Thượng Đình trựcthuộc Ngân hàng Công thương Đống Đa theo quyết định số 17/HĐQT - QĐngày 08/03/1997 Sau 2 năm thành lập đến ngày 01/03/1999 Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Thanh Xuân được tách khỏi Ngânhàng Công thương Đống Đa theo quyết định số 1/HĐQT - NHCT ngày20/02/1999 của Chủ tịch HĐQT - Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Thanh Xuân thuộcNgân hàng Công thương Việt Nam có trụ sở tại: Khu Nội chính phường NhânChính – Quận Thanh Xuân - TP Hà Nội, là đơn vị thành viên hạch toán phụ

Trang 2

thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, là Chi nhánh loại I có doanh số hoạtđộng lớn trong hệ thống Ngân hàng Công thương và trên địa bàn thành phố HàNội Kể từ khi thành lập và đổi mới, Chi nhánh phải đương đầu với nền kinh

tế thị trường hết sức sôi động và cạnh tranh với hàng trăm Ngân hàng Thươngmại, Tổ chức tín dụng trong nước và Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài hoạtđộng trên cùng địa bàn Hà Nội

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân có bề dày nhiều năm vềthành tích liên tục phát triển toàn diện và rộng lớn cả về qui mô hoạt động, về

tổ chức bộ máy và mạng lưới, hoạt động kinh doanh không ngừng được mởrộng và ngày càng có uy tín, được nhiều bạn hàng đánh giá cao, kết quả hoạtđộng kinh doanh của Chi nhánh đã góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế

xã hội của đất nước

1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân

Hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân có: 1 Giám đốc,

4 phó giám đốc, 10 phòng ban, 5 phòng giao dịch với hơn 230 cán bộ công nhânviên hoạt động ở tất cả các phòng ban Trong đó có 11 thạc sĩ, gần 200 người cótrình độ đại học và cao đẳng Điều này thể hiện sự phát triển về nguồn nhân lựccủa chi nhánh, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc của toàn công ty Ta có thểthấy bộ máy tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân qua sơ

đồ sau:

Trang 3

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt

Nam - Chi nhánh Thanh Xuân

1.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Phòng khách hàng số 1 (Doanh nghiệp lớn)

- Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh

nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; Xử lý các nghiệp vụ liên

quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ

hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công Thương Việt Nam Trực tiếp

quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các

P Tiền

tệ kho quỹ

P Tổ chức hành chính

P Kiểm soát nội bộ

P

QLRR

và nợ

P Tin điện toán

Giám đốc

Phó Giám đốc

Phó Giám đốc

Phó Giám đốc

Phó Giám đốc

phòng ban chức năng

Các Phòng giao dịch

Trang 4

thương mại, bảo lãnh) cho các khách hàng doanh nghiệp trong phạm vi được

ủy quyền của Chi nhánh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Quản lý các hạnmức đã đưa ra theo từng khách hàng

- Quản lý các khoản vay cho vay, bảo lãnh; Quản lý tài sản đảm bảo

- Báo cáo, phân tích tổng hợp kế hoạch theo khách hàng, nhóm kháchhàng theo sản phẩm dịch vụ

Phòng khách hàng số 2 (Doanh nghiệp vừa và nhỏ)

- Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanhnghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng cá nhân để khai thác vốn bằng VNĐ vàngoại tệ; Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩmcho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của Ngân hàng Nhà nước vàhướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam

- Khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ khách hàng làcác Doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Nắm cập nhật phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo qui định

- Quản lý các khoản vay cho vay, bảo lãnh; Quản lý tài sản đảm bảo

- Phân tích hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng vay vốnxin bảo lãnh để phục vụ công tác cho vay, bảo lãnh có hiệu quả

- Báo cáo, phân tích tổng hợp kế hoạch theo khách hàng, nhóm kháchhàng theo sản phẩm dịch vụ

- Theo dõi việc lập dự phòng rủi ro theo qui định

Phòng khách hàng cá nhân

- Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân

để huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; Xử lý các nghiệp vụ liên quan đếncho vay; Quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hànhcủa Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương ViệtNam; Quản lý hoạt động của các Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch

- Khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ khách hàng làcác cá nhân

- Thẩm định và tính toán hạn mức tín dụng cho 01 khách hàng trongphạm vi được ủy quyền Quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng khách hàng

- Quản lý các khoản vay cho vay, bảo lãnh; Quản lý tài sản đảm bảo

- Phân tích hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng vayvốn, xin bảo lãnh để phục vụ công tác cho vay, bảo lãnh có hiệu quả

Trang 5

- Điều hành và quản lý lao động, tài sản, tiền vốn huy động tại các Quĩtiết kiệm, Điểm giao dịch.

- Kiểm tra giám sát các hoạt động của Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch

Phòng quản lý rủi ro và nợ

- Công tác quản lý tín dụng

 Tham mưu đề suất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chấtlượng hoạt động tín dụng

 Quản lý, giám sát, phân tích đánh giả rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng

 Nghiên cứu, đề suất lãnh đạo phê duyệt hạn mức , cơ cấu giới hạn tíndụng cho từng nhóm khách hàng

 Giám sát phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, tổng hợp kết quả phân loại nợ

 Thu thập quản lý thông tin về tín dụng, báo cáo về công tác tín dụng,chất lượng tín dụng của chi nhánh

 Xử lý nợ xấu

- Công tác quản lý rủi ro tín dụng

 Đề xuất giải pháp quản lý rủi ro tín dụng

 Phối hợp hỗ trợ phòng quan hệ khách hàng để pháp hiện xử lý cáckhoản nợ có vấn đề

 Chịu trách nhiệm về hệ thống quản lý rủi ro của chi nhánh

- Quản lý rủi ro tác nghiệp

- Quản lý hệ thống giao dịch trên máy: Thực hiện mở đóng giao dịch Chi nhánhhàng ngày; Nhận các dữ liệu/tham số mới nhất từ Ngân hàng Công Thương ViệtNam; Thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch

- Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tửliên hàng, lập và phân tích cuối ngày của giao dịch viên và Chi nhánh, làm cácbáo cáo theo qui định

Trang 6

- Thực hiện chức năng kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theothẩm quyền, kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày,đối chiếu lập và in báo cáo, đóng nhật ký theo qui định.

- Phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đểtrình Ban lãnh đạo Chi nhánh

Phòng Tổng hợp:

- Phòng tổng hợp là Phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc Chinhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hìnhhoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của Chi nhánh

- Tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, tư vấn đầu

tư, tư vấn dịch vụ thẻ, tư vấn dịch vụ bảo hiểm Hướng dẫn khách hàng tớigiao dịch tại Chi nhánh sử dụng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng

- Thực hiện công tác tiếp thị, chính sách khách hàng

- Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích đánh giá tổng hợp báo cáo tìnhhình hoạt động và kết quả kinh doanh của Chi nhánh

- Làm công tác thi đua của Chi nhánh

Phòng Tổ chức-Hành chính

- Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổchức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh Thực hiện công tác quản trị và vănphòng phục vụ hoạt động kinh doanh, công tác bảo vệ, an ninh an toàn Chinhánh

- Thực hiện chính sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiệm ytế

- Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếpcán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh

- Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại Chi nhánh

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặtcho cán bộ, nhân viên Chi nhánh

Phòng tiền tệ kho quỹ

- Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ,quản lý quỹ tiền mặt, ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các Điểm giao

Trang 7

dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chitiền mặt lớn.

- Quản lý an toàn kho quỹ (an toàn về tiền mặt VND & Ngoại tệ, thẻtrắng, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp )

- Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giaodịch trong và ngoài quầy ATM theo ủy quyền kịp thời chính xác, đúng chế độqui định

- Thu, chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn

- Phối hợp với phòng kế toán giao dịch (trong quầy), Tổ chức Hànhchính thực hiện điều chuyển tiền giữa các Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch,Phòng giao dịch, máy rút tiền tự động (ATM) an toàn, đúng chế độ trên cơ sởđáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu chi tại Chi nhánh

Phòng thông tin điện toán

- Thực hiện công tác duy trì hệ thống, bảo trì máy ATM, bảo dưỡng máy tínhđảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của Chi nhánh

- Thực hiện quản lý về mặt công nghệ và kỹ thuật đối với toàn bộ hệthống mạng thông tin của Chi nhánh theo thẩm quyền được giao

- Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thốngmạng, máy tính của Chi nhánh

- Thực hiện triển khai các hệ thống, chương trình phần mềm mới, các phiên bản mới

- Thao tác vận hành các chương trình phần mềm trong hệ thống thông tin

về phân hệ điện toán để phối hợp xử lý kỹ thuật phát sinh trong Chi nhánh

Phòng kiểm soát nội bộ:

Hoạt động của phòng kiểm soát nộ bộ hoàn toàn độc lập và bao trùmtoàn bộ Hoạt động của Phòng kiểm soát nới rộng cả ở những chi nhánh hay

Sở khác, đảm bảo sự khách quan đến mức có thể, vươn lên xây dựng một cơchế an toàn cho toàn hệ thống Ngân hàng Công thương

1.2 HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH XUÂN

1.2.1 Hoạt động huy động vốn

 Các hình thức huy động vốn mà Chi nhánh Ngân hàng Công thương

Trang 8

Thanh Xuân áp dụng:

- Mở tài khoản và nhận tiền gửi, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn

(ngắn, trung, dài hạn) của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước bằng VNĐ

và ngoại tệ (được Ngân hàng nhà nước cho phép)

- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu

- Rút tiền tự động, thanh toán hóa đơn: tiền điện, nước, điện thoại, nộpthuế trên máy ATM, thẻ rút tiền mặt

- Gửi tiền một nơi, rút tiền nhiều nơi tại các điểm giao dịch nhanh chóng,chính xác, an toàn

- Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức và cá

nhân trong và ngoài nước

 Công tác huy động vốn là tiền đề thực hiện các nghiệp vụ tiếp theo của

Ngân hàng là nền tảng là bước cơ bản đầu tiên trong suốt quá trình kinh doanhcủa Ngân hàng Chính vì vậy nên Chi nhánh Ngân hàng Công thương ThanhXuân luôn cải tiến mở rộng các hình thức huy động vốn một cách linh hoạt

theo xu hướng chung của thị trường tích cực đổi mới phong cách phục vụ để

khai thác có hiệu quả mọi nguồn vốn trên địa bàn phục vụ cho các nhu cầu

phát triển kinh tế

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động huy động vốn Ngân hàng TMCP Công thương

Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân

Đơn vị: Triệu đồng

Tổng nguồn vốn huy động

và đi vay 2.915.000 3.155.000 3.581.000 3.714.000 4.151.000Trong đó

Tiền gửi dân cư 932.456 1.182.000 1.363.000 1.352.000 1.368.956Tiền gửi tổ chức kinh tế 410.501 615.116 687.000 769.000 1.159.757Nguồn vốn vay 1.572.043 1.357.884 1.531.000 1.568.000 1.623.000

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh qua các năm)

Cũng giống như các Ngân hàng thương mại khác, Chi nhánh Ngân hàngCông thương Thanh Xuân rất chú trọng đến công tác huy động vốn bởi nguồn

vốn là một yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và kết quả hoạt động kinh

doanh Vì vậy, Chi nhánh luôn hết sức chú trọng đến quy mô, cơ cấu và chất

Trang 9

lượng của nguồn vốn Công tác huy động vốn của Chi nhánh luôn được quan

tâm triển khai bằng nhiều biện pháp, từ việc thực hiện tốt công tác tuyên

truyền quảng bá, áp dụng hợp lý các chính sách khách hàng, thực hiện áp dụng

chính sách lãi suất phù hợp, khai thác, phát triển, mở rộng các kênh huy động

vốn Với những hoạt động, kết quả đã được phản ánh cụ thể ở bảng số liệu

trên:

Tổng nguồn vốn huy động và đi vay của Chi nhánh liên tục tăng trongnhững năm qua, từ 2.915 tỷ đồng năm 2004, vốn huy động và đi vay của Ngân

hàng đã tăng gấp 1.27 lần, đạt 3.714 tỷ đồng đồng năm 2007 và đến năm 2008

đã là 4.151 tỷ đồng, tăng 1.42 lần so với năm 2004 Trong đó, huy động ngoại

tệ quy đổi năm 2005 đạt 366 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước và

bằng 100,3% so với kế hoạch năm 2005; năm 2006 đạt 546 tỷ đồng, tăng 50%

so với cùng kỳ năm trước và bằng 120% so với kế hoạch năm 2006

1.2.2 Hoạt động đầu tư và cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân

Bảng 1.2: Hoạt động đầu tư và cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương

Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh qua các năm)

Về cơ cấu đầu tư:

Bảng 1.3: Cơ cấu đầu tư Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi

nhánh Thanh Xuân

Đơn vị: triệu đồng

Trang 10

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm )

Tổng các khoản đầu tư cho vay ở Chi nhánh Ngân hàng Công thươngThanh Xuân luôn ở mức cao, nhìn chung năm sau phát triển hơn năm trước.Riêng năm 2006 là 1.355 tỷ đồng bằng 80,4% so với cùng kỳ năm 2005, tổng

dư nợ cho vay nền kinh tế là 1.341 tỷ đồng chỉ bằng 80% so với năm 2005nhưng năm 2007 đã tăng lên 1.482 tỷ đồng bằng 109.4%, tổng dư nợ cho vaynền kinh tế đạt 1.476 tỷ đồng bằng 110 % so với cùng kỳ năm trước

Tuy có sự tăng lên của tổng dư nợ cho vay nền kinh tế nhưng Doanh sốcho vay và Doanh số thu nợ của Chi nhánh cũng trong những năm gần đây lênxuống thất thường Nếu như Doanh số cho vay năm 2005 đạt 1.555 tỷ đồng thìđến 2006 đã là 2.046 tỷ đồng, tăng 491 tỷ đồng, nhưng đến năm 2007 đã giảm

đi 36 tỷ đồng, còn 2.010 tỷ đồng Doanh số thu nợ năm 2006 đạt 2.264 tỷ đồngnhưng năm 2007 chỉ đạt 1.875 tỷ đồng bằng 82.8% so với năm 2006

1.2.3 Một số hoạt động khác tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -Chi nhánh Thanh Xuân :

 Hoạt động kinh doanh đối ngoại và tài trợ thương mại

Bảng 1.4: Hoạt động kinh doanh đối ngoại – Tài trợ thương mại của Ngân

hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân

( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm )

Doanh số mua bán ngoại tệ liên tục tăng qua các năm Việc chi trả kiềuhối, thanh toán Western Union chính xác, an toàn và đã đi vào ổn định Đếnngày 31/12/2007 đã thực hiện chi trả kiều hối và thanh toán Western Union là2,4 triệu USD tăng 0,4 triệu USD so với năm 2006

Trang 11

Trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, 100% giao dịch được thực hiện an toàn chínhxác và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Quốc gia, thông lệ, pháp luật Quốc tế.

Về tín dụng chứng từ xuất nhập khẩu: liên tục tăng trưởng và đóng gópmột phần quan trọng làm tăng thu nhập của Ngân hàng Công tác phát hànhbảo lãnh phát triển mạnh qua các năm Đây là dịch vụ mang lại nguồn thu phídịch vụ lớn Tổng số bảo lãnh phát hành đến năm 2005 với số dư là 107 tỷVNĐ, đến năm 2006 tăng 20% so với 2005 với số dư là 52 tỷ VNĐ, kết thúcngày 31/12/2007 là là 111,6 tỷ đồng, giá trị tăng 13% so với năm 2006

 Hoạt động tiền tệ kho quỹ

Bảng 1.5: Tổng thu chi tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt

Nam - Chi nhánh Thanh Xuân

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh qua các năm)

Năm 2005 công tác tiền tệ kho quỹ tại Chi nhánh có rất nhiều thay đổi

cả về quy mô và hình thức hoạt động Đây là một mô hình hoàn toàn mới mẻtrong hoạt động Ngân hàng, tuy vậy Chi nhánh đã triển khai thành công Việcnghiên cứu kỹ quy trình nghiệp vụ với sự kết hợp nhịp nhàng, chính xác giữacác phòng, các bộ phận mang lại sự thuận tiện cho khách hàng và được đánhgiá cao

Trong năm 2005, Chi nhánh đã thực hiện điều chuyển an toàn tuyệt đối,nộp Ngân hàng Nhà nước 331 tỷ VNĐ và nộp Ngân hàng Công thương ViệtNam 4.588.600 USD; 450.000 EUR; Năm 2006, nộp Ngân hàng Nhà nước

245 tỷ VNĐ và nộp Ngân hàng Công thương Việt Nam 4.495.520 USD;298.000 EUR đảm bảo định mức tồn quỹ theo quy định của Ngân hàng Côngthương Việt Nam Trong năm 2007, Chi nhánh đã thực hiện điều chuyển antoàn tuyệt đối, nộp Ngân sách Nhà nước 220 tỷ đồng bằng 89% so với năm2006; nộp Ngân hàng Công thương Việt Nam 3.367.700 USD bằng 74,9% sovới năm 2006 và 370.850 EUR bằng 124,4% so với năm 2006, đảm bảo địnhmức tồn quỹ theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam

Trang 12

Cung cấp các dịch vụ thanh toán qua thẻ: trả lương, công tác phí, chuyểntiền…

Đối với khách hàng lớn, chiến lược: Miễn phí phát hành thẻ, miễn phí trảlương trong năm đầu tiên, phục vụ phát hành thẻ, chứng từ tại chỗ,hỗ trợkhách hàng từ xa trong suốt quá trình sử dụng thẻ

Trang 13

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -

CHI NHÁNH THANH XUÂN

2.1 CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH XUÂN

- Hồ sơ khoản vay

- Hồ sơ dự án đầu tư

- Hồ sơ bảo đảm tiền vay

Các luật hiện hành

- Luật các tổ chức tín dụng số 07/1999/QH10 do Quốc hội thông quangày 12/12/1997, Luật sửa đổi bổ sung Luật các Tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 do Quốc hội thông qua ngày 15/06/2004

- Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005

- Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005

Các quy chế, quy định, quyết định và các văn bản pháp luật khác

có liên quan

- Quy định về cho vay đối với khách hàng là tổ chức kinh tế ban hànhtheo quy định số 072/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 03/04/2006 và quyết định số123/QĐ-HĐQT_NHCT35 ngày 10/05/2006 của Hội đồng quản trị về việc sửađổi một số điều của quy định này

- Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hànhkèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước

- Quy định về xác định lãi suất huy động, cho vay của Ngân hàng Côngthương Việt Nam

Trang 14

- Nghị định 108/2006 ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thihành một số điều của Luật Đầu tư.

Các quy ước, thông lệ quốc tế

Các điều ước quốc tế chung đã ký kết giữa các tổ chức quốc tế hay nhànước với nhà nước; quy định của các tổ chức tài trợ vốn, các quy định vềthương mại, tín dụng, bảo hiểm…

2.1.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư:

Trang 15

Hình 2: Quy trình thẩm định vay vốn dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP

Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân

Khách hàng Phòng khách

hàng

Phòng quản lý rủi ro và nợ

Người có thẩm quyền quyết định cho vay

Hồ sơ

Hồ sơ

Nhận hồ sơ từ phòng khách hàng

Thẩm định

Thẩm định

Thẩm định rủi

ro tín dụng

Thẩm định rủi

ro tín dụng

Xét duyệt hoặc từ chối cho vay

Yếu cầu bổ

sung hồ sơ

nếu thiếu

Yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu

Trang 16

Cụ thể, các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn và sao gửi hồ sơ

vay vốn cho Phòng quản lý rủi ro và nợ

* Người thực hiện: Cán bộ tín dụng.

- Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ

+ Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu: Cán bộ tín dụnghướng dẫn khách hàng thiết lập hồ sơ vay vốn và cung cấp những thông tincần thiểt theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam

+ Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: Cán bộ tín dụng hướngdẫn và đề nghị khách hàng bổ sung hồ sơ theo yêu cầu

- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn Cán bộ tín dụng tiếp nhận, đối chiếu

và kiểm tra tính xác thực, đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn, báo cáolãnh đạo phòng về tình trạng hồ sơ

Nếu hồ sơ khách hàng đầy đủ và theo đúng quy định của pháp luật, Cán bộtín dụng báo cáo lãnh đạo phòng và tiến hành các buớc tiếp theo của quy trình Nếu hồ sơ của khách hàng chưa đầy đủ, Cán bộ tín dụng yêu cầu kháchhàng bổ sung hồ sơ, tiếp nhận và kiểm tra các hồ sơ bổ sung cho đến khi hồ sơcủa khách hàng đầy đủ và đúng quy định, Cán bộ tín dụng báo cáo lãnh đạophòng và thực hiện các bước tiếp theo của quy trình Lập phiếu giao nhận hồ sơ

- Gửi hồ sơ cho Phòng quản lý rủi ro và nợ: Sau khi tiếp nhận hồ sơ trongtrường hợp phải thẩm định rủi ro tín dụng độc lập Cán bộ tín dụng sao gửi các tàiliệu sau: Hồ sơ pháp lý khách hàng; Hồ sơ dự án đầu tư; Hồ sơ tài sản bảo đảm;Các báo cáo tài chính, tờ trình của phòng khách hàng

- Trong thời hạn tối đa 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Phòngquản lý rủi ro xem xét hồ sơ và đề nghị phòng khách hàng doanh nghiệp bổsung các hồ sơ, thông tin liên quan còn thiếu

Bước 2: Thẩm định/tái thẩm định khách hàng vay vốn, dự án đầu tư,

biện pháp bảo đảm tiền vay

* Người thực hiện: Cán bộ tín dụng và lãnh đạo phòng khách hàng.

+ Thẩm định/tái thẩm định khách hàng vay vốn Thực hiện theo hướngdẫn tại Quy trình cho vay vốn lưu động (QT.06.01)

+ Thẩm định/tái thẩm định dự án đầu tư: Thực hiện theo hướng dẫn phụ lục sốPL03/QT.05.01 – Hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư và phụ lục số PL04/QT.05.01 -Hướng dẫn tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án

Trang 17

+ Xác định lãi suất cho vay: Thực hiện theo Quy định của Ngân hàngCông thương Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Bước 3: Lập tờ trình thẩm định, tái thẩm định.

* Người thực hiện: Cán bộ tín dụng.

- Cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định/tái thẩm định theo biểu mẫu quyđịnh, ghi rõ ý kiến đề xuất cho vay/hay không cho vay, các điều kiện kèm theo(nếu có), ký và trình lãnh đạo phòng

- Trong quá trình thẩm định/tái thẩm định, nếu cần lấy ý kiến tham giacủa các phòng ban, cá nhân khác, Cán bộ thẩm định báo cáo lãnh đạo phòng

để trình Giám đốc xem xét, quyết định, làm đầu mối chuyển hồ sơ và tổng hợp

ý kiến của các phòng ban, cá nhân và trình các cấp có thẩm quyền

Bước 4: Kiểm soát và trình duyệt tờ trình thẩm định/ tái thẩm định.

* Người thực hiện: Lãnh đạo phòng khách hàng.

- Kiểm soát, rà soát hồ sơ trình và nội dung trình thẩm định/tái thẩm địnhcủa Cán bộ tín dụng, yêu cầu Cán bộ tín dụng bổ sung, chỉnh sửa và làm rõcác nội dung còn thiếu hoặc chưa đầy đủ

- Ký tắt trên từng trang tờ trình thẩm định/ tái thẩm định, ghi rõ ý kiến đềxuất cho vay/không cho vay, các điều kiện kèm theo, ký trình người có thẩmquyền quyết định cho vay

Bước 5: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập và trình duyệt kết quả thẩm

Trang 18

Bước 6: Xét duyệt khoản vay.

* Người thực hiện: Người có thẩm quyền quyết định cho vay.

- Yêu cầu cán bộ thuộc phòng khách hàng, phòng quản lý rủi ro và nợ bổsung hồ sơ, thông tin, giải trình thêm các nội dung chưa rõ

- Kiểm tra toàn bộ hồ sơ khoản vay và tờ trình thẩm định, báo cáo kếtquả thẩm định rủi ro tín dụng Ghi ý kiến đồng ý cho vay/không đồng ý chovay và các điều kiện nếu có vào tờ trình thẩm định cho vay

2.1.3 Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân

2.1.3.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự

Việc thẩm định dự án được Cán bộ tín dụng của Ngân hàng tiến hànhtheo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết luận trước làmtiền đề cho kết luận

- Thẩm định tổng quát: là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cơbản thể hiện tính pháp lý, tính phù hợp, tính hợp lý của dự án Thẩm định tổng quátcho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự ántrong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, xác định các căn cứ pháp lýcủa dự án đảm bảo khả năng kiểm soát được của bộ máy quản lý dự án dự kiến

- Thẩm định chi tiết: là việc xem xét một cách khách quan, khoa học, chitiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, tính hiệu quả,tính hiện thực của dự án trên các khía cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật côngnghệ, môi trường, kinh tế… phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hộitrong từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Trong giai đoạn thẩm định chi tiết, cần đưa ra những ý kiến đánh giáđồng ý hay sửa đổi, bổ sung hoặc không thể chấp nhận được Khi tiến hànhthẩm định chi tiết sẽ phát hiện được các sai sót, kết luận rút ra từ nội dungtrước có thể bác bỏ toàn bộ dự án mà không cần đi vào thẩm định các nộidung còn lại của dự án

2.1.3.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu

- Cán bộ tín dụng sẽ dựa trên quy định về hồ sơ vay vốn của khách hàng

để kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ vay vốn

- Cán bộ tín dụng tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án và so sánhchúng với những chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức

Trang 19

kinh tế kỹ thuật thích hợp Trong quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư,Chuyên viên Tái thẩm định còn sử dụng những kinh nghiệm đúc kết trong quátrình thẩm định các dự án tương tự để so sánh, kiểm tra tính hợp lý, tính thực

tế của các giải pháp lựa chọn (mức chi phí đầu tư, cơ cấu khoản mục chiphí ) Các tiêu chuẩn thường sử dụng trong phương pháp này là:

+ Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do Nhà

nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được

+ Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong chiến lược đầu tư công nghệ + Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các

dự án đã và đang xây dựng hoặc đang hoạt động

+ Tiêu chuẩn về loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi.

+ Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư.

2.1.3.3 Phương pháp dự báo

Đây là phương pháp được sử dụng trong khâu thẩm định tài chính dự

án đầu tư, chủ yếu được áp dụng khi thẩm định doanh thu và chi phí của dự

án Khi doanh thu và chi phí thay đổi sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền hàng nămcủa dự án, từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự ánchính vì vậy việc thẩm định doanh thu và chi phí là hết sức cần thiết Để thẩmđịnh, Cán bộ tín dụng thông qua việc sử dụng phương pháp dự báo ước lượngđược nhu cầu sản phẩm, ước tính được giá thành cũng như tính toán các chiphí cần thiết cho dự án Bên cạnh việc dự báo thị trường làm căn cứ thẩm địnhdoanh thu và chi phí của dự án ngoài ra các Cán bộ tín dụng còn dự báo nhữngrủi ro có thể xảy ra với dự án để đưa ra biện pháp phòng ngừa thích hợp

2.1.3.4 Phương pháp phân tích độ nhạy

Tiến hành phương pháp phân tích độ nhạy của dự án bằng cách thẩmđịnh sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án (NPV, IRR, thời gian hoànvốn T ) khi các yếu tố liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi Phân tích độ nhạy giúpxem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với biến động của các yếu tố có liênquan giúp Ngân hàng đưa ra được phương án cho vay hợp lý đối với những dự án

có độ an toàn cao và thận trọng xem xét trong việc cho vay đối với những dự án

có độ an toàn thấp

2.1.4 Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân

2.1.4.1 Thẩm định hồ sơ vay vốn khách hàng:

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân khi tiếp nhận một khoản

vay, trước hết căn cứ vào hồ sơ vay vốn của khách hàng Theo quyết định số

Trang 20

2207/QĐ-NHCT5 ngày 18/12/2006 về việc ban hành Quy trình cho vay theo

Dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế trong hệ thống Ngân hàngCông thương Việt Nam quy định Hồ sơ vay vốn bao gồm:

- Giấy đề nghị vay vốn (bản chính) của khách hàng.

- Hồ sơ pháp lý

Yêu cầu bản sao công chứng hoặc có đóng dấu sao y bản chính của đơn vị:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

+ Giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư của cấp có thẩm quyền

và các giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương

+ Giấy phép hành nghề đối với loại hình kinh doanh có giấy phép theoquy định của Pháp luật

+ Giấy phép đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu và đăng ký mã số xuất nhập

khẩu (đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu)

+ Hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác liên doanh (nếu có)

+ Quyết định bổ nhiệm hoặc Nghị quyết bầu người quản lý cao nhất,người đại diện theo pháp luật, kế toán trưởng và được phê duyệt của cấp cóthẩm quyền

+ Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp

+ Quy chế tài chính đối với khách hàng là tổng công ty/công ty mẹ vàcác đơn vị thành viên (nếu có)

- Hồ sơ kinh tế của doanh nghiệp:

Báo cáo tài chính của ba năm gần nhất:

 Bảng cân đối kế toán

 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

 Thuyết minh báo cáo tài chính

 Báo cáo tài chính quý gần nhất (bản chính) Nếu doanh nghiệp không lậpbáo cáo theo quý thì yêu cầu báo cáo nhanh một số chỉ tiêu tài chính chính (bảnchính)

Trang 21

+ Bản kê các khoản phải thu, phải trả lớn, chi tiết hàng tồn kho.

+ Các tài liệu minh chứng về nguồn vốn tài trợ cho dự án, khả năng tàichính của các cổ đông và đối tác góp vốn (bản sao)

+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính (bản chính)

- Hồ sơ dự án đầu tư:

Về nguyên tắc, dự án đầu tư được lập phải đáp ứng các quy định trongLuật đầu tư, Luật xây dựng cũng giống như các quy định có liên quan Quátrình thực hiện phải phù hợp với Luật đấu thầu và các quy định có liên quan.Tổng hợp danh mục hồ sơ dự án đầu tư bao gồm:

+ Báo cáo nghiên cứu khả thi (nếu có); Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặcBáo cáo đầu tư nếu dự án chỉ lập báo cáo đầu tư

+ Giấy chứng nhận đầu tư

+ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền

+ Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán Quyết định phê duyệt thiết kế kỹthuật, tổng dự toán của cấp có thẩm quyền Những dự án Nhóm A, B nếu chưa

có thiết kế kỹ thuật về tổng dự toán được duyệt thì trong quyết định đầu tưphái có quyết định mức vốn của từng hạng mục chính và phải có thiết kế và dựtoán hạng mục công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt

+ Phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường, phòng chóng chữa cháy+ Quyết định giao đất, cho thuê đất, hợp đồng thuê đất/thuê nhà xưởng

- Hồ sơ bảo đảm tiền vay

+ Các giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đấtcủa bên cầm cố thế chấp

+ Văn bản bảo lãnh của bên bảo lãnh theo quy định

Trang 22

+ Trong trường hợp tài sản là tài sản chung, thì phải có văn bản chấpthuận của các đồng sở hữu

Sau khi kiểm tra tính đầy đủ và gửi hồ sơ vay vốn cho Cán bộ tín dụngcông tác thẩm định trực tiếp dự án được tiến hành với những nội dung nhưdưới đây:

Kết luận về năng lực pháp lý chủ sở hữu, cán bộ ngân hàng phải nêu rõ

và thẩm định được:

- Loại hình doanh nghiệp,

-Tên giao dịch, Điện thoại , Địa chỉ trụ sở chính

- Giấy phép đăng ký kinh doanh

- Ngành nghề kinh doanh

- Vốn điều lệ, Vốn pháp định đã góp tính đến ngày lập tờ trình

- Các thành viên hội đồng quản trị của Công ty

- Mô hình tổ chức

- Quản trị điều hành của lãnh đạo

- Bố trí lao động, cơ cấu lao động theo chức danh công tác và trình độ chuyên môn

b Thẩm định về tài chính của khách hàng

Các loại báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp gồm: Báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối Tài chính trong ít nhất 2 năm gần nhấtPhân tích chi tiết các nội dung của báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đốitài sản của doanh nghiệp, đồng thời tính toán các chỉ số, chỉ tiêu cần thiết:

- Khả năng sinh lời

Tốc độ tăng trưởng doanh thu

Lợi nhuận Sau thuế/Doanh thu (ROS)

Lợi nhuận Sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE)

Trang 23

Lợi nhuận Sau thuế/Tổng tài sản (ROA)

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế

- Khả năng thanh toán

 Khả năng thanh toán ngắn hạn

 Khả năng thanh toán nhanh

 Khả năng thanh toán bằng tiền

- Cân đối nguồn vốn - sử dụng vốn

 Chu kỳ sản xuất kinh doanh

 Số ngày phải thu bình quân

 Vòng quay các khoản phải thu

 Số ngày hoàn thành 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh

 Vòng quay vốn lưu động

 Số ngày phải trả bình quân

 Vòng quay các khoản phải trả

 Số ngày dự trữ hàng tồn kho bình quân

c Thẩm định mối quan hệ tín dụng khách hàng với các tổ chức tính dụng

Đánh giá mối quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng là rất

quan trọng, nó cho thấy thái độ của khách hàng trong việc thực hiện các nghĩa

vụ cũng như khả năng hợp tác với các tổ chức tín dụng

2.1.4.3 Thẩm định dự án đầu tư

a Thẩm định tính pháp lý

Trang 24

Hoạt động đầu tư xây dựng của mọi thành phần kinh tế phải phù hợp vớichiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời

kỳ Dự án đầu tư được xem là công cụ để thực hiện quản lý nhà nước hoạtđộng đầu tư, nhằm đảm bảo các yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, bảo vệ môitrường sinh thái và phát triển bền vững Trên cơ sở khung pháp lý điều tiếthoạt động đầu tư xây dựng, tùy theo từng loại dự án để kiểm tra và đánh giátính pháp lý của dự án

- Kiểm tra việc chấp hành có đủ, có đúng với các quy địnhhiện hành của chủ đầu tư trong quá trình triển khai dự án, đặc biệt trong giaiđoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư: Quy định hiện hành trong quản lýđầu tư và xây dựng, vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan, nội dung cụthể mà các bên chức năng liên quan tham gia đối với dự án, đối chiếu với yêucầu trong quy định hiện hành và mức độ tiếp thu, chỉnh sửa của chủ đầu tưtrong quá trình triển khai dự án để có ý kiến cụ thể với chủ đầu tư Qua đóhướng việc triển khai dự án của chủ đầu tư theo đúng quy định hiện hành,nhằm giảm thiểu rủi ro dự án và cho chính phần vốn mà ngân hàng tham giatài trợ

- Các quy định về góp vốn các bên, vốn pháp định và vốn đầu tư đối vớicác dự án trực tiếp nước ngoài

b Thẩm định về sự cần thiết và mục đích dự án đầu tư

Đối với dự án đầu tư, phân tích nhằm đánh giá nhằm làm rõ được sự cầnthiết phải đầu tư là xuất phát điểm để tiếp tục hoạch định các nội dung đầu tưkhác như: lựa chọn hình thức đầu tư, địa điểm đầu tư, thời điểm đầu tư, quy

mô đầu tư, các giải pháp về công nghệ, thiết bị cũng như việc đáp ứng các yêucầu đầu vào và dự kiến đầu ra Khi báo cáo nghiên cứu khả thi đã được hoàntất và chủ đầu tư đề xuất ngân hàng tham gia tài trợ vốn để thực hiện dự án, cónghĩa là theo quan điểm của chủ đầu tư, có sự cần thiết phải đầu tư dự án đó.Tuy nhiên với giác độ là một bên xem xét để đánh giá khả năng thao gia tài trợvốn, ngân hàng sẽ phân tích sự cần thiết phải đầu tư dự án theo các căn cứ sau:

- Quy hoạch pháp triển ngành, vùng, địa phương: điều kiện cần để một

dự án được xem là cần thiết phải đầu tư là dự án đó phải phù hợp với quyhoạch cũng như chiến lược phát triển ngành, vùng, địa phương

- Điều kiện đủ để xác định sự cần thiết phải thực hiện đầu tư dự án: Lựachọn thời điểm đầu tư, hình thức đầu tư, quy mô đầu tư và phương án đầu tư

c Thẩm định thị trường

Trang 25

* Đánh giá thị trường yếu tố đầu vào: nhất thiết phải làm rõ được các nộidung cơ bản sau:

- Dự án cần những yếu tố đầu vào nào: Chủng loại gồm những loại gì? Sốlượng một năm bình quân là bao nhiêu? Yêu cầu về chất lượng là như thế nào?

- Phương án khai thác nhập lượng đầu vào: Tỷ lệ đầu vào khai thác tại chỗ,khai thác thị trường trong nước, nhập khẩu cụ thể là bao nhiêu? Mức độ đáp ứngcác điều kiện cần thiết để có thể khai thác nhập lượng ở thị trường trong nước.Nhập lượng đầu vào khai thác tại chỗ, khai thác trong nước hay nhập khẩu chiếm

tỷ trọng lớn nhất?

- Chính sách của Nhà nước có liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩucác yếu tố nhập lượng đầu vào mà dự án cần

* Đánh giá thị trường đầu ra của dự án

Đây là một trong những nội dung phân tích quan trọng trong thẩm định

dự án đầu tư Nội dung phân tích này nhằm đánh giá các vấn đề cơ bản sau:

- Khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại và sản phẩm thay thếthông qua giá bán

- Khả năng tiêu thụ sản phẩm: thông qua việc đánh giá khả năng cạnhtranh, xác đinh khả năng chiếm lĩnh thị trường, xác lập thị phần và cuối cùng

là huy động công suất thiết kế qua các năm

- Phân tích tổng quan thị trường qua quan hệ cung – cầu:

 Về phía cung: xác định năng lực sản xuất, cung ứng hiện có, cơ cấuthị trường theo các tiêu chí khác nhau, số liệu về hoạt động nhập khẩu và tínhchất phân đoạn cảu thị trường cung ứng đối với sản phẩm cùng loại; chiếnlược cạnh tranh của các nhà sản xuất; dự báo những thay đổi về cơ cấu thịtrường, tốc độ tăng trưởng cung trong thời gian tới

 Về phía cầu: đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm đầu ra dự án,tính chất của nhu cầu (co dãn, không co dãn với giá, tính chất của hàng hóa:đầu ra của dự án là hàng thiết yếu hay hàng hóa thông dụng), tốc độ tăngtrưởng nhu cầu

- Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm: Với đặc điểmcủa thị trường như phân tích ở trên, với chính sách của các đối thủ cạnh trạnhhiện có trên thị trường, thì các biện pháp đưa ra để đảm bảo khả năng cạnhtranh của sản phẩm, như: khả năng định vị tốt sản phẩm đầu ra của dự án để

Trang 26

lựa chọn chính sách đầu tư hợp lý, cạnh tranh thông qua việc xây dựng giá bánhợp lý và hấp dẫn, thông qua chất lượng và mẫu mã, thông qua chính sách bánhàng.

c Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án

Thẩm định kỹ thuật là bước thẩm định được Cán bộ thẩm định tiến hànhsau thẩm định thị trường và đây là tiền đề cho việc Ngân hàng thẩm định khíacạnh tài chính dự án đặc biệt là khi thẩm định tổng mức vốn đầu tư và thẩm địnhchi phí của dự án Không có số liệu của nghiên cứu kỹ thuật thì không thể nghiêncứu mặt tài chính Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vàocùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sảnphẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp Cán bộ thẩm định ở đây khi tiến hành thẩmđịnh khía cạnh kỹ thuật của dự án tập trung vào các nội dung sau:

- Địa điểm xây dựng

- Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án

- Công nghệ, thiết bị:

 Phù hợp với khả năng quản lý, khai thác, vận hành và năng lực tàichính của các doanh nghiệp, điều kiện khai thác, vận hàng công nghệ thiết bị đótại doanh nghiệp

 Chất lượng sản phẩm làm ra phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuậtnhư cam kết, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn, về môi trường và các tiêuchuẩn kỹ thuật đã đề ra

 Yêu cầu đối với nhập lượng đầu vào của công nghệ, thiết bị lựachọn phù hợp với phương án khai thác nhập lượng đầu vào mà dự án đã dự kiến.Công nghệ có sử dụng được nhập lượng trong nước hay phải gia tăng tỷ trọngđầu vào nhập khẩu

 Hợp đồng mua bán công nghệ, thiết bị: Uy tín nhà cung ứng,điều kiện thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, điều khoản bảo hành, điềukhoản chuyển giao công nghệ và chi phí liên quan đến chuyển giao công nghệ,thời gian giao hàng

 So sánh công nghệ được lựa chọn với mặt bằng công nghệ chung và

xu hướng phát triển công nghệ trong thời gian tới, đối chiếu với giải pháp côngnghệ của các dự án tương tự để đánh giá mực độ phù hợp của công nghệ thiết bịđược lựa chọn

Trang 27

d Thẩm định khía cạnh tổ chức, quản lý thực hiện dự án

Cán bộ tín dụng khi tiến hành thẩm định khía cạnh tổ chức, quản lý thựchiện dự án thường thẩm định trên các mặt sau:

- Thẩm định kinh nghiệm, tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án.Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điềuhành công nghệ, thiết bị mới của dự án

- Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: Số lượng lao động dự án cần,trình độ tay nghề kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhânlực cho dự án

e Thẩm định tài chính dự án đầu tư

Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình thẩm định và có ảnh hưởngtrực tiếp đến quyết định cho vay của Ngân hàng Những phân tích, đánh giá ởphần trên sẽ được lượng hóa thành những giả định để phục vụ cho quá trìnhtính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án Sau khi thẩm định khía cạnh tàichính của dự án cũng như có kết quả về việc thẩm định những nội dung đãphân tích ở trên, Cán bộ tín dụng có thể đưa ra các đánh giá nên hay khôngnên cho vay để các cấp có thẩm quyền phê duyệt và thông qua

- Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này sẽđược đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn

cố định), chi phí sữa chữa tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định phải tríchhàng năm, nợ phải trả

- Căc cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, củacác doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án

để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm

- Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án đểxác định phần trách nhiệm của dự án đối với Ngân sách

* Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và tính khả thi của phương ánnguồn vốn

Đây là một nội dung rất quan trọng mà Chi nhánh Ngân hàng Côngthương Thanh Xuân đặc biệt quan tâm Trong quá trình thực hiện dự án khótránh khỏi tình trạng tổng vốn đầu tư thay đổi so với mức dự kiến ban đầu.Lượng phát sinh này quá lớn của tổng vốn đầu tư sẽ có ảnh hưởng lớn đếnhiệu quả và khả năng hoàn trả vốn vay của dự án Do vậy, việc thẩm định tổng

Trang 28

vốn đầu tư giúp Ngân hàng dự tính một cách chính xác nhất tổng đầu tư cầnthiết cho dự án để đưa ra quyết định cho vay bao nhiêu là hợp lý nhất, khônggây ảnh hưởng cho khả năng trả nợ của dự án sau này, giảm thiểu rủi ro vềkhoản vay cho Ngân hàng cũng như chủ đầu tư Ngân hàng tiến hành thẩmđịnh nội dung này qua các bước sau:

- Xác định tổng mức đầu tư của dự án.:

Tổng mức đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ số vốn cần thiết để thiết lập

và đưa dự án vào hoạt động Tổng mức đầu tư bao gồm:

+ Chi phí cố định:

 Chi phí xây dựng

 Chi phí thiết bị

 Chi phí quản lý dự án và chi phí khác

+ Vốn lưu động ban đầu:

 Tài sản lưu động sản xuất

 Tài sản lưu động lưu thông

+ Vốn dự phòng: Chi phí dự phòng cho các khoản chi phí phát sinhkhông dự kiến trước được

Tính toán chính xác tổng mức đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đối vớiviệc giúp cán bộ thẩm định xác định tính khả thi của dự án Tổng mức đầu tưcủa dự án được dự tính dựa trên kết quả thẩm định kỹ thuật của dự án Việc dựtính tổng mức đầu tư được thực hiện như sau:

 Đánh giá tổng mức vốn đầu tư đã được tính toán hợp lý hay chưa bằngphương pháp so sánh với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của Nhà nước, các quyđịnh về quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước, cũng như so sánh với các

dự án tương tự đã thực hiện Phân tích để thấy được sự khác biệt, hợp lý vềsuất đầu tư, về phương án công nghệ, về các hạng mục thực sự cần thiết để tậptrung tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét

Đánh giá tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa Cụ thể,xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng,

dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ Từ đóđưa ra kết luận về cơ cấu vốn đầu tư để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa

mà Ngân hàng nên tham gia vào dự án

- Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án:

Trang 29

 Đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạnnhư thế nào, có hợp lý hay không? Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từnggiai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công Ngoài ra cần phải xemxét tỉ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý haykhông, thông thường vốn tự có phải tham gia đầu tư trước.

 Xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiếntiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thờigian vay trả

- Nguồn vốn đầu tư:

Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, Cán bộ thẩm định rà soát lạitừng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham giacủa nguồn vốn chủ sở hữu Các nguồn tài trợ cho dự án có thể do Ngân sáchcấp phát, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh do các bên liên doanh góp, vốn tự

có hoặc vốn huy động từ các nguồn khác, vốn của Ngân hàng cho vay

* Thẩm định tỷ suất chiết khấu của dự án

Tỷ suất chiết khấu là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận trung bình tốithiểu mà Ngân hàng và doanh nghiệp kỳ vọng nhận được khi thực hiện dự án.Thông thường, ở Chi nhánh Ngân hang Công thương Thanh Xuân khi thẩmđịnh dự án sử dụng Chi phí vốn bình quân (WACC) làm tỷ suất chiết khấu.Xác định WACC mà CBTĐ ở đây thường sử dụng như sau:

Chi phí vốn bình quân WACC = Chi phí vốn vay * Tỷ trọng vốn vay + Chi phí

vốn chủ sở hữu * Tỷ trọng vốn chủ sở hữu.

* Thẩm định doanh thu và chi phí của dự án

Việc tính toán doanh thu và chi phí của dự án do khách hàng cung cấpthường có rất nhiều sai số do phụ thuộc khá nhiều yếu tố kể cả chủ quan lẫnkhách quan Trong khi đó, doanh thu và chi phí lại là những yếu tố quyết địnhđến lợi nhuận tương lai của dự án, ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền hàng nămcủa dự án cũng như tính chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án, vì thếnội dung này được Cán bộ thẩm định ở chi nhánh chú trọng, quan tâm

Trên cơ sở phân tích đánh giá về thị trường, cung cầu sản phẩm của dự

án nói trên, Báo cáo khả thi của dự án đầu tư và Báo cáo tài chính dự tính cho

ba năm sắp tới và trên cơ sở tính toán, Cán bộ tín dụng tiến hành Bảng tính thunhập và chi phí là bảng thông số có vai trò rất quan trọng Đây là bảng dữ liệu

Trang 30

nguồn cho mọi bảng tính trong khi tính toán Các bảng tính toán thông qua liênkết công thức với bảng thông số Căn cứ vào bảng tính này để chuẩn bị chobước phân tích độ nhạy của dự án.Nội dung của bảng tính thu nhập và chi phí:

Bảng 2.1: Nội dung tính thu nhập và chi phí

I Sản lượng, doanh thu

- Công suất thiết kế

- Công suất hoạt động

- Chi phí xây dựng nhà xưởng

- Chi phí thiết bị

- Chi phí đầu tư khác

- Thời gian khấu hao, phân bổ chi phí

Trang 31

xem xét cho vay mà ngay cả khi dự án đi vào hoạt động thì các Cán bộ tjhẩmđinh cũng thường xuyên theo dõi sự biến động để kịp thời đề xuất những biệnpháp giải quyết

* Thẩm định dòng tiền của dự án:

Đối với Ngân hàng, việc xem xét, phân tích dòng tiền có ý nghĩa vô cùngquan trọng, là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án Khithẩm định tài chính dự án đầu tư, Cán bộ thẩm định quan tâm tới lượng tiền thuvào và số tiền chi ra từ dự án Từ các bảng tính toán doanh thu, chi phí và cácbảng tính trung gian ở trên, cán bộ tín dụng thiết lập bảng tính dòng tiền và cácchi tiêu hiệu quả tài chính dự án

Dòng tiền của dự án cần được tính là tổng hợp của 3 dòng tiền cơ sở, gồm:

- Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh

= + + Lãi vay -

- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư

 Dòng tiền ra : Bao gồm khoản chi đầu tư tài sản cố định và nhu cầuvốn lưu động ban đầu

 Dòng tiền vào: Bao gồm các khoản thu hồi cuối kỳ như giá trị thanh lýtài sản cố định (thường được lấy bằng gía trị còn lại của tài sản cố định cuối

kỳ hoặc ước lượng thực tế) và vốn lưu động thu hồi cuối kỳ (thường được lấybằng nhu cầu vốn lưu động cuối kỳ)

Ở Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân, khi tiến hành thẩmđịnh tài chính dự án đầu tư, Cán bộ thẩm đinh luôn chú ý đến những vẫn đề sau:

- Nhu cầu vay trả nợ ngắn hạn được xác định dựa theo tình hình thiếuhụt nguồn tiền mặt tạm thời của từng năm (đảm bảo dòng tiền cuối kỳ khôngâm) nhưng dư nợ vay ngắn hạn không được vượt quá tổng nhu cầu vốn lưuđộng tại từng thời điểm

- Dòng tiền tệ hoạt động kinh doanh và đầu tư là dòng tiền thực sự, làdòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án, được xác đinh để tính các chỉ tiêuhiệu quả dự án như IRR, NPV

- Trường hợp nguồn tiền trả nợ cho khoản vay trung, dài hạn của dự ánbao gồm cả nguồn tiền ngoài dự án được xem là nguồn vốn tự có bổ sung cho

dự án Nguồn này được đưa vào Bảng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ở phần dòng

Trang 32

tiền tệ hoạt động tài chính nhằm cân đối nguồn trả nợ và không ảnh hưởng đếncác chỉ tiêu về hiệu quả dự án NPV, IRR

- Trường hợp muốn tính toán khả năng trả nợ tổng hợp của Doanh nghiệpbao gồm cả dự án khi đầu tư thì dòng tiền ròng của dự án được đưa vào Bảng cânđối khả năng trả nợ tổng hợp sau khi đầu tư như một khoản thặng dư (hay thâmhụt) từ dự án

* Thẩm định tính chính xác của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của

dự án

Những phân tích và tính toán ở trên nhằm mục đích chủ yếu là làm sao

để thẩm định được tính chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án,đây là điều kiện để Cán bộ thẩm định đưa ra được quyết định cho vay chínhxác nhất, tránh trường hợp bác bỏ những dự án khả thi hay chấp thuận những

dự án không khả thi gây thất thoát, lãng phí Các chỉ tiêu hiệu quả tài chínhthường được phân tích, đánh giá trong quá trình thẩm định tài chính gồm có:

- Các chỉ tiêu lợi nhuận thuần (W)

- Giá trị hiện tại ròng (NPV)

- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

- Hệ số hoàn vốn (RR)

- Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T)

Tuy nhiên trên thực tế, cụ thể tại Chi nhánh Ngân hàng Công thươngThanh Xuân trong quá trình thẩm định, cán bộ thường chỉ chú trọng thẩm địnhđến nhóm chỉ tiêu sinh lời của dự án, bao gồm những chỉ tiêu cơ bản sau:

Chỉ tiêu giá trị lợi nhuận ròng của cả đời dự án (NPV)

Cán bộ thẩm định sử dụng chỉ tiêu này dùng để tính hiện giá thuần của

dự án đầu tư, đây là chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chicủa dự án được đưa về cùng một thời điểm

n i

n

Ci i

Bi: Là khoản thu của dự án năm i Nó có thể là doanh thu thuần năm i,

giá trị thanh lý tài sản cố định ở các thời điểm trung gian (khi các tài sản hếttuổi thọ theo quy định) và ở cuối đời dự án, vốn lưu động bỏ ra ban đầu vàđược thu về ở cuối đời dự án

Ci: Là khoản chi phí của dự án năm i Nó có thể là chi phí vốn đầu tư

Trang 33

ban đầu để tạo ra tài sản cố định và tài sản lưu động ở thời điểm đầu và tạo ra tàisản cố định ở các thời điểm trung gian, chi phí vận hành hàng năm của dự án

n: Số năm hoạt động của dự án.

r: Tỷ suất chiết khấu được chọn.

Tại Ngân hàng mọi tính toán đều được diễn ra trên phần mềm Excel nên

- NPV < 0: Dòng tiền của dự án không đủ để hoàn vốn đầu tư

Đứng trên quan điểm Ngân hàng, các quyết định đầu tư chỉ đượcthông qua đối với các dự án có NPV >0 Điều này có nghĩa là tỷ lệ lợinhuận của dự án lớn hơn tỷ lệ sinh lời sẵn có trên thị trường vốn với cùngmột mức rủi ro (lãi suất chiết khấu)

Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ ( Internal Rate of Return – IRR ).

Chỉ tiêu này còn được gọi là suất thu lợi nội tại, tỷ suất nội hoàn, suấtthu hồi nội bộ Chỉ tiêu này dùng để tính tỷ suất sinh lời nội bộ của dự án Nóphản ánh mức lãi suất mà dự án có thể đạt được

IRR = r1 + ( r2 – r1) NPV NPV1 NPV1 2

Trong đó:

- r1: là mức chiết khấu sao cho NPV > 0

- r2: là mức chiết khấu sao cho NPV < 0

- NPV1: là hiện giá thuần ứng với mức chiết khấu r1

- NPV2 là hiện giá thuần với mức chiết khấu r2

Đây là công thức tính gần đúng, vì vậy phải chọn r1, r2 sao cho NPV1,NPV2 tương ứng gần bằng 0 thì mới cho kết quả tương đối chính xác

Trang 34

Tính hàm IRR trong phần mềm EXCEL.

Cú pháp hàm IRR trong EXCEL: f(x) = IRR ( value, guess ).

Ngân hàng và doanh nghiệp kỳ vọng nhận được khi thực hiện dự án

Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn T.

Thời gian thu hồi vốn T là số thời gian cần thiết dự án cần hoạt động đểthu hồi vốn đầu tư ban đầu Để xác định thời gian thu hồi vốn T, Ngân hàngCông thương Thanh Xuân áp dụng phương pháp trừ dần bằng cách lập bảngtính dòng tiền hàng năm sau đó tính luỹ kế dòng tiền của dự án để xác địnhxem trong khoảng thời gian nào dòng tiền có sự đổi dấu tức là dự án bắt đầuthu hồi vốn đầu tư và có lãi Song song với nó là xem xét thời gian thu hồi vốnđầu tư mà khách hàng đưa ra có hợp lý với quá trình tính toán hay không

Qua việc phân tích trên ta thấy rằng mỗi chỉ tiêu đều có ưu và nhượcđiểm riêng nên trong quá trình thẩm định, các cán bộ phải thẩm định kết hợpcác chỉ tiêu để đưa ra các kết luận chính xác về tính khả thi của dự án đầu tư

* Thẩm định khả năng trả nợ của dự án

Đứng trên góc độ là nhà cho vay, điều mà Ngân hàng chú trọng hàng đầuchính là khả năng trả nợ của dự án, đảm bảo thu hồi cả nợ gốc và lãi vay đúnghạn Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ của dự án, bao gồm:

- Nguồn trả nợ của dự án

- Kế hoạch trả nợ của dự án: Căn cứ phương án nguồn vốn và tiến độ huyđộng các nguồn vốn đầu tư cũng như điều kiện vay vốn để xác định: Lãi vayphát sinh trong thời gian xây dựng, kế hoạch vay trả cho phù hợp Lưu ý, đối

Trang 35

với vốn vay bằng ngoại tệ, bên cạnh việc lập kế hoạch trả nợ bằng ngoại tệ,cần quy đổi ra nội tệ theo tỷ giá phù hợp với tỷ giá quy đổi hàng năm có gắnvới tỷ lệ lạm phát Hàm PMT, PPMT thường là những hàm được sử dụng kháphổ biến đối với việc lập kế hoạch trả nợ vốn vay.

- DSCR ( Debt service coverage ratio ) - Chỉ số đánh giá khả năng trả nợdài hạn của dự án được tính theo công thức sau:

LN sau thuế + khấu hao + Lãi vay trung và dài hạn

DSCR =

Nợ gốc trung và dài hạn phải trả + lãi vay trung và dài hạn

* Thẩm định các yếu tố rủi ro liên quan đến dự án

Dự án là tập hợp các yếu tố dự đoán sẽ xuất hiện trong tương lai, thời gianthực hiện dài vì thế chứa đựng rất nhiều loại rủi ro khác nhau có ảnh hưởngkhông nhỏ đến dự án Vì thế, để đảm bảo tính vững chắc về hiệu quả dự án, đảmbảo khả năng hoàn trả vốn Ngân hàng, các Cán bộ tín dụng cần chú ý phân tíchđánh giá rủi ro cũng như tác động của các rủi ro có thể có để đưa ra những biệnpháp giảm thiểu tốt nhất

Rủi ro tài chính: Nguyên nhân là do thiếu vốn kinh doanh, vốn giải ngânkhông đúng tiến độ Giảm thiểu bằng cách cam kết đảm bảo giải ngân đúng tiến

độ của các bên liên quan như bên cho vay, bên tài trợ vốn và bên cung cấp vốn

- Rủi ro về mặt thị trường

Rủi ro này bao gồm rủi ro thị trường đầu vào (nguồn cung cấp, giá cả của nguyên vật liệu nói riêng và của các yếu tố đầu vào khác biến động theo xu

Trang 36

hướng bất lợi) và rủi ro thị trường đầu ra (hàng hoá sản xuất ra không phù hợpvới nhu cầu thị trường, thiếu sức cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã ).Rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: nghiên cứu thị trường, đánh giá phântích thị trường, thị phần cẩn thận Dự kiến cung cầu thận trọng Phân tích về khảnăng thanh toán, thiện ý và hành vi của nguời tiêu dùng cuối cùng Tăng sứccạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án bằng các biện pháp cải tiếnmẫu mã, chất lượng, giá cả

f Thẩm định về Tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo tín dụng trước hết phải có đầy đủ các điều kiện do phápluật quy định, nghĩa là tài sản đó phải:

- Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay hay người bảo lãnh

- Không có tranh chấp tại thời điểm ký hợp đồng

- Được phép giao dịch theo quy định của pháp luật

Nếu tài sản đảm bảo là các chứng từ có giá cần phải có xác nhận của cơquan phát hành về nguồn gốc và giá trị của chứng từ

2.2 MINH HỌA THỰC TẾ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN: “XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT THÉP TẤM MẠ VÀ SƠN MÀU LILAMA CÔNG SUẤT 80.000 TẤN/NĂM” CỦA CÔNG TY LẮP MÁY VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI

2.2.1 Giới thiệu khách hàng vay vốn:

Công ty Lắp máy và xây dựng Hà Nội là một đơn vị thuộc Tổng Công

ty Lắp Máy Việt Nam Công ty đã tham gia thiết kế, chế tạo, lắp đặt và đưavào sử dụng nhiều công trình lớn nhỏ trên toàn quốc trong các lĩnh vựccông nghiệp, dân dụng, văn hoá, quốc phòng, vv… và đưa vào sử dụng đạtyêu cầu kỹ thuật, chất lượng cao, giá thành hợp lý Hiện nay, công ty Lắpmáy và xây dựng Hà Nội có khả năng đảm nhận tốt vai trò Tổng thầu xâylắp các công trình từ việc lập dự án nghiên cứu khả thi, đến khảo sát, thiết

kế ,cung cấp thiết bị công nghệ, chế tạo, xây lắp, chạy thử, bàn giao côngtrình theo phương thức chìa khoá trao tay (EPC) Do áp dụng mô hình quản

lý tiên tiến, công tác chế tạo và lắp đặt thiết bị được áp dụng theo côngnghệ hiện đại bằng những thiết bị thi công tiên tiến, đội ngũ kỹ s ư đuợc đào

Trang 37

tạo trong và ngoài nước, công nhân kỹ thuật lành nghề Tất cả những yếu tốtrên đã mang lại uy tín và thành công to lớn cho Công ty trên thương tr-ường trong và ngoài nước.

Tên công ty: Lắp máy và xây dựng Hà Nội

Giám đốc: Ông Ngô Công Cường

Địa chỉ trụ sở chính: 52 Lĩnh Nam - Quận Hoàng Mai – Hà Nội

Điện thoại : (84-4) 8625 813 – 6334 314 Fax: (84-4) 8624 678Ngành nghề kinh doanh:

- Xây dựng công trình công nghiệp, đường dây tải điện, trạm biến thế,lắp đặt máy móc, thiết bị cho các công trình

- Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu côngnghiệp, xây dựng và kinh doanh nhà ở

- Sản xuất kinh doanh cấu kiện kim loại cho xây dựng, xà gồ thép,thép mạ kẽm, thép mạ màu, tấm lợp kim loại, các phụ kiện từ thép mạ kẽm,thép mạ màu

- Chế tạo và lắp thiết bị nâng, nồi hơi, bồn, bể áp lức dung tích lớn

- Chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn và thiết bị đồng bộ cho các công trình côngnghiệp

- Cung cấp, lắp đặt, bảo trì thang máy

- Thiết kế kết cấu: đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp,

kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao

- Sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, kinhdoanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị

- Dịch vụ cho thuê nhà xưởng, văn phòng, kinh doanh khách sạn

2.2.2 Thẩm định khách hàng vay vốn:

2.2.2.1 Thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng:

- Giấy đề nghị vay vốn của Công ty Lắp máy và xây dựng Hà Nội.(Bản chính)

Trang 38

 Mã số đăng ký thuế số: 0100105341 (Bản sao có công chứng)

 Người đại diện theo Pháp luật: ông Ngô Công Cường – Giám đốc

- Hồ sơ kinh tế của khách hàng:

Khách hàng gửi bản sao có công chứng báo cáo tài chính doanh nghiệp 3năm gần nhất: năm 2002, 2003, 2004 với các nội dung chính sau:

 Bảng cân đối kế toán

 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

 Thuyết minh báo cáo tài chính

- Hồ sơ dự án đầu tư:

o Quyết định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi tại các công văn

o Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, các thuyết minh báo cáo tài chính

và hợp đồng mua bán, L/C

Kết luận :

- Công ty đầy đủ tư cách pháp nhân trong quan hệ vay vốn,

- Người đại diện hợp pháp: Ông Ngô Công Cường – Giám đốc theo xácnhận của sở KH & ĐT Hà Nội

- Hồ sơ vay vốn của khách hàng là đảm bảo yêu cầu Cán bộ tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân tiếp tục thẩm định trực tiếp dự án.

2.2.2.2 Thẩm định khách hàng vay vốn:

Trang 39

a Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng:

Căn cứ vào Hồ sơ vay vốn của khách hàng đối chiếu với các văn bản phápquy: luật, nghị định, thong tư, quyết định của các cơ quan Nhà nước có thẩmquyền Cán bộ tín dụng kết luận về năng lực pháp lý của khách hàng như sau:

- Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước

- Tên giao dịch: Công ty Lắp máy và xây dựng Hà Nội

- Điện thoại : (84-4) 8625 813 – 6334 314 Fax: (84-4) 8624 678

- Địa chỉ trụ sở chính: 52 Lĩnh Nam - Quận Hoàng Mai – Hà Nội

- Giấy phép kinh doanh số 109587 ngày 08/03/1996 do sở Kế hoạchđầu tư Hà Nội cấp

- Vốn pháp định tính đến ngày lâp tờ trình : 393.114 Triệu đồng

- Các thành viên chủ chốt của công ty:

Kết luận chung: Khách hàng Công ty Lắp máy và xây dựng Hà Nội có đầy

đử năng lực pháp lý để thực hiện dự án

b Thẩm định về tài chính của khách hàng :

* Phương pháp được sử dụng trong nội dung thẩm định này là phương pháp so sánh đối chiếu và phương pháp dự báo Cụ thể:

Ngân hàng sẽ dựa trên các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp để

so sánh đối chiếu giữa các năm tài chính và đưa ra đánh giá chi tiết về các nộidung trong báo cáo

Ngân hàng dựa trên báo cáo tài chính các năm tài chính, các quý đã qua

Trang 40

đưa ra dự báo về hoạt động của khách hàng thông qua các chỉ tiêu tài chínhđược tính toán trên cơ sở số liệu trong các loại báo cáo tài chính.

Phân tích tình hình hoạt động hiện tại : Phân tích các loại báo cáo tài

chính do doanh nghiệp cung cấp gồm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,bảng cân đối Tài chính năm 2002, 2003, 2004 của Công ty Lắp máy và xâydựng Hà Nội

Bảng 2.2: Số liệu về tình hình tài chính của Doanh nghiệp.

Ngày đăng: 12/05/2018, 08:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sổ tay tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Khác
2. Văn bản hướng dẫn quy trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Khác
3. Văn bản hướng dẫn quy trình cho vay theo dự án đầu tư của các tổ chức kinh tế - Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Khác
4. Quy trình chấm điểm tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Khác
5. Văn bản hướng dẫn phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam - Chi nhánh Thanh Xuân Khác
6. Các dự án cho vay đã thực hiện ở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân Khác
7. Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo tổng kết các năm của Ngân hàng TMCP Công Thuơng Việt Nam- Chi nhánh Thanh Xuân Hà Nội Khác
8. Giáo trình Lập dự án đầu tư - Đại học Kinh tế Quốc dân, vở bài giảng lập dự án đầu tư Khác
9. Giáo trình kinh tế đầu tư - Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
11. Website của Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam Khác
12. Thời báo kinh tế, Báo Đầu tư, Báo Ngân hàng, tạp chí Đảng Cộng sản, Báo điện tử vietnamnet.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w