1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn cách thiết kế bài giảng e learning để sử dụng trong giảng dạy môn sinh học

27 860 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 5,96 MB

Nội dung

Thay vào việc cô là chủ của kiến thức và giảng giải truyền đạt lạicho học sinh lĩnh hội trước kia thì hiện nay với sự đổi mới của giáo dục đã “Lấy người học làm trung tâm”, học sinh phải

Trang 2

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Ngày nay với sự đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứngyêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường,định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của hội nghị lần thứ VIII,ban chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29 - NQ/TW) Sự đổimới của giáo dục hiện nay đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải luôn đổi mới trongcách dạy và phương pháp để có thể bắt kịp xu thế của thời đại công nghệphát triển Thay vào việc cô là chủ của kiến thức và giảng giải truyền đạt lạicho học sinh lĩnh hội trước kia thì hiện nay với sự đổi mới của giáo dục đã

“Lấy người học làm trung tâm”, học sinh phải là chủ kiến thức và cô chỉ làngười giải đáp những thắc mắc của học sinh khi học sinh chưa trả lời được.Chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn và cấp bách.Với tốc độphát triển kinh tế hội nhập đang diễn ra rất mạnh mẽ, đòi hỏi có sự thay đổinhanh chóng nhiều mặt của xã hội để thích ứng với quá trình đó Một trongnhững đòi hỏi đó là đào tạo những con người có đủ năng lực tham gia vàocải tiến xã hội

Để đào tạo ra những con người có đủ năng lực thì không thể thiếu được sựgóp mặt của giáo dục vì giáo dục là chìa khóa của sự thành công trong tươnglai

Nhân tố ảnh hưởng lớn nhất chính là người giáo viên Qua nhiều nămnghiên cứu tôi thấy giáo viên còn nhiều hạn chế trong việc ứng dụng CNTTvào bài dạy, đặc biệt là làm giáo án điện tử E-learning, khi thiết kế bài giảngdiện tử giáo viên vẫn còn nhiều lúng túng và còn ngại tiếp xúc với cái mớivẫn quen dạy theo lối truyền thống Hiện nay với nhiều phần mền ứngdụng để soạn bài giảng E-learning đã giúp học sinh trải nghiệm và tiếp thubài học tốt hơn và đã đưa những hình ảnh tưởng chừng như xa lạ đối với họcsinh nhưng lại rất gần gũi với các em và cô giáo chính là cầu nối giúp họcsinh đến gần với tri thức hơn, để học sinh ham học, hiểu bài nhanh và thíchtìm tòi khám phá về thế giới quan bên ngoài

Trong quá trình thực tế và nghiên cứu tài liệu, bản than tôi đã rút ra đượcmột số cách làm nhanh nhất và dễ hiểu nhất để giúp giáo viên có thể tiếp cậnElearning một cách nhanh chóng và hiệu quả.Vì vậy tôi đã mạnh dạn nghiên

cứu đề tài “Cách thiết kế bài giảng E-learning để sử dụng trong giảng dạy môn Sinh học”

Trang 3

2 Thực trạng trước khi thực hiện đề tài.

2.1 Thuận lợi

Sinh học là bộ môn tạo ra sự kích thích trí tò mò, kích thích hứng thú họctập của học sinh Đặc biệt ở bộ môn này rất dễ thiết kế bài giảng E-learning

Vì thế, đây là thuận lơị rất tích cực trong việc thực hiện đề tài này

Với phương pháp dạy học mới của Bộ giáo dục - Đào tạo đã trang bị chocác trường nhiều thiết bị công nghệ thông tin Vì vậy, giáo viên phải tậndụng các trang thiết bị đó Tôi đã thiết kế bài giảng E-learning để giảm bớtviệc giáo viên phải trình bày nhiều, làm cho bài giảng sẽ sinh động hơn, gâynhiều hứng thú cho học sinh

2.2 Khó khăn

Về phía giáo viên với phương pháp giảng dạy như hiện nay cũng còn gặpkhông ít khó khăn cần phải khắc phục: Phần lớn các giáo viên lớn tuổi thì kỹnăng sử dụng công nghệ thông tin, thu phát âm thanh còn chưa thành thạo

2.3 Số liệu thống kê

Được giảng dạy bộ môn Sinh học từ năm 2013 đến nay, tôi thấy việc thựchiện bài giảng E-learning chưa được thường xuyên Khi áp dụng thử bàigiảng thì tôi thấy học sinh có hứng thú hơn

- Khoảng 35% học sinh hào hứng và có kỹ năng thuyết trình trênpowerpoint

- Số học sinh còn lại trong tiết học các em rất thụ động, không có hứngthú học tập dẫn tới kết quả kiểm tra chưa cao

Trong một lớp, không phải tất cả các học sinh đều chăm ngoan và tự tin nênlàm cho tỉ lệ học sinh có khả năng thuyết trình thấp Điều này đòi hỏi giáoviên cần phải cải thiện nhanh chóng để giúp tất cả các học sinh có thể chaudồi kĩ năng thuyết trình trên lớp

PHẦN II NỘI DUNG ĐỀ TÀI

1 Cơ sở thực tiễn

1.1 Điều kiện về cơ sở vật chất:

- Cần trang bị thêm các máy tính xách tay cho các lớp

- Tu sửa hoặc đầu tư thêm trang bị thêm máy chiếu để phục vụ cho công tácgiảng dạy cho giáo viên.Để nâng cao chất lượng học tập của trẻ và nâng caotrình độ đội ngũ giáo viên giỏi về CNTT

1.2 Điều kiện về kinh tế:

- Mua phần mềm bản quyền Adober prensenter 10 do cục CNTT cấp

1.3 Điều kiện về xã hội:

Trang 4

- Cần quảng bá tầm quan trọng của E-learning trong cuộc sống hàng ngày và

sự gần gũi thân thiện của phần mềm đã trực tiếp đưa giáo dục vào đối tượnghọc

1.4 Điều kiện về không gian:

- Cần có khoảng không gian tĩnh và rộng, đặc biệt không gian phải đẹp,không được lẫn những hình ảnh phản cảm khi ghi hình

1.5 Điều kiện về thời gian:

- Thời gian để thiết kế một bài giảng hoàn chỉnh mất rất nhiều thời gian vìvậy khi thiết kế tác giả cần tập trung cao độ để tránh sự sơ xuất khi thiết kếbài giảng dẫn tới làm cho bài giảng bị hỏng hoặc bị lỗi

2 Về nội dung của sáng kiến:

Nền giáo dục nước ta ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển của nềncông nghệ thông tin hiện đại cũng phát triển và con người đã biết sáng tạo ranhiều phần mềm ứng dụng tin học mang lại nhiều lợi ích cho con người.E-learing là nói đến sự phát triển của công nghệ tin học ngày nay, ngườihọc không chỉ học ở tại trường mà có thể học ở mọi lúc mọi nơi nhờ cáccông cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng internet, mạng vệ tinh…thôngqua công cụ hiện đại đó người dạy và người học có thể thảo luận trực tiếphay giao tiếp với nhau qua mạng internet, mạng LAN, qua các phần mềm… Các tài liệu nghiên cứu cho thấy vào những năm 2002 trở về trước giáo ánE-learning ở Việt Nam không nhiều Gần đây các hội thảo, hội nghị về côngnghệ thông tin và giáo dục đều đề cập đến việc khả năng áp dụng E-learningvào môi trường đào tạo Việt Nam

Bài giảng E-Learning khác hoàn toàn với các khái niệm: bài trình chiếuhoặc bài giảng điện tử (powerpoint) thường gọi Từ trước đến nay bạn soạnbài giảng bằng PowerPoint thì bạn phải trực tiếp sử dụng nó, còn bài giảngE-Learning thì là một bài giảng hoàn toàn phụ thuộc vào tác động của ngườihọc Bài giảng E-Learning có thể dùng để học ngoại tuyến (off-line) hoặctrực tuyến (online) và có khả năng tương tác với người học, giúp người học

có thể tự học mà không cần đến thầy dạy, không cần đến trường - lớp Do

đó, để soạn 1 bài giảng E-Learning bạn phải dự kiến các tình huống xảy rakhi người học tác động vào bài giảng để có phương án xử lý thích hợp Cóthể nói E-Learning là bài giảng của giáo viên được soạn thảo trên nền web.Nếu bạn thành thạo trong việc soạn thảo, lập trình trên trang web có thể dễdàng thiết kế một bài giảng trên mạng

Trang 5

Để giúp cho người thầy tạo 1 bài giảng E-Learning được dễ dàng hơn màkhông cần có kiến thức chuyên sâu về lập trình mạng, một số đơn vị làmphần mềm đã tạo ra các chương trình để tạo 1 bài giảng E-Learning Cụ thểmột số phần mềm được Cục CNTT đã giới thiệu như sau:

Thực tế cho thấy không phải máy nào cũng được cài sẵn phần mềm đểsoạn thảo giáo án E-Learning Vì vậy nhiều giáo viên còn lúng túng và ngạilàm giáo án E-learning, một số giáo viên trong trường chỉ thành thạo cácthao tác trình chiếu powerpoint trên máy chiếu, số giáo viên còn lại có độtuổi cao nên ngại tiếp xúc với cái mới mà vẫn giảng dạy theo lối cũ

Trong trường số máy trong phòng máy còn ít, số máy ở các đầu lớp vẫncòn thiếu, dẫn đến tình trạng nhiều lớp chưa vận chưa có máy tính để ứngdụng CNTT vào giảng dạy Để học sinh nắm bắt được kiến thức nhanh vàphát huy được tính ham học hỏi của học sinh đòi hỏi giáo viên phải luôn đổimới phương pháp và tư duy của mình để tạo ra những hình ảnh đẹp mắt,

Trang 6

những âm thanh thú vị và cả những cảnh quay đẹp cũng kích thích học sinhhứng thú vào bài học hơn Tất cả cái mới, cái lạ đó chỉ có trong giáo án điện

tử E-learning E-learning người ta có thể vận dụng ở tất cả các bộ môn họcđặc biệt là môn Sinh học và giáo viên chính là cầu nối đưa học sinh tiếp cậngần hơn với công nghệ hiện đại

Với vai trò là người dẫn dắt và hướng dẫn các em thì toàn bộ các giáoviên phải có kiến thức cơ bản về thiết kế bài giảng E-learning Đây chính làmột bài toán khó đối với ngành giáo dục hiện nay Từ đó tôi nhận thấy đượctầm quan trọng của E-learning trong công tác giảng dạy nên tôi chọn đề

tài““Cách thiết kế bài giảng E-learning để sử dụng trong giảng dạy môn Sinh học”

Để soạn giáo án E-learning thì có rất nhiều phần mềm có thể soạn thảođược như:

MS PowerPoint, một ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sửdụng trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT (Quá thuận lợi trong việc sử

Trang 7

dụng vì chỉ thêm phần ứng dụng Presenter nữa là hoàn thành tốt bài giảngđiện tử) Đáp ứng được các tiêu chí của Cục CNTT - Bộ GD&ĐT đặt ratrong việc thiết kế bài giảng điện tử Để soạn giáo án E-learning trước hết

chúng ta phải cài phần mềm Adobe Presenter

2.1 Cài đặt phần mềm Adobe Presenter:

Đây là phần mềm có bản quyền của hãng Adobe, mọi người đều có thể tảibản dùng thử 30 ngày tại địa chỉ: http://www.adobe.com/products/presenter/

Hoặc cũng có thể tìm từ những nguồn cung cấp khác bằng cách sử dụngtrình tìm kiếm Google với từ khóa Adobe Presenter (có kèm theo key)

Sau khi đã download được phần mềm Adobe Presenter 10( hoặc 11)

Mở thư mục: Adobe Presenter 10

Click đúp chuột vào tệp: Presenter.msi - đây là tập tin cài đặt của phần

mềm

Giao diện cài đặt của phần mềm hiện lên, chỉ cần nhấn Next để tiến hành

cài:

Do đây là một phần mềm thương mại nên khi tiến hành cài đặt, phần mềm

sẽ yêu cầu chúng ta nhập mã kích hoạt vào, ta có thể điền key bản quyền vàonếu chúng ta đã mua, hoặc có thể lựa chọn dùng thử:

+ Điền key để kích hoạt phần mềm Adobe Presenter 10

+ Sau đó ta nhấn Next để tiếp tục sang bước tiếp theo của quá trình cài đặt:

+ Lựa chọn đường dẫn để cài đặt Adobe Presenter 10

Hệ thống sẽ cài đặt phần mềm này theo đường dẫn như hình trên, tuynhiên ta hoàn toàn có thể thiết lập lại đường dẫn sao cho thích hợp (click

chuột vào nút Change để lựa chọn thư mục mới).

Cài đặt Adobe Presenter

Sau khi thiết lập các thông số cần thiết, ta nhấn chọn Install để cài đặt

phần mềm

Cài đặt Adobe Presenter 10

Trang 8

Công việc tiếp theo là chờ cho quá trình cài đặt kết thúc thôi Đây là giaodiện sau khi cài đặt thành công, ta có thể tick vào ô lựa chọn ở hình bên dướinếu muốn mở phần mềm Adobe Presenter 10 ngay sau khi kết thúc quá việccài đặt Đã cài đặt xong phần mềm Adobe Presenter 10

Giao diện của Adobe Presenter 10 trên Powerpoint 2007

Như vậy là tôi đã cài đặt xong, việc tiếp theo là hãy mở phần mềm MSPowerpoint 10 lên và sẽ thấy menu của Adobe Presenter 10 đã được tích hợpvào hệ thống menu Lúc này ta có thể bắt đầu sử dụng phần mềm này đểsoạn thảo bài giảng điện tử rồi

Về tính năng của chúng tương tự nhau Tuy nhiên, do thói quen sử dụngcủa đại đa số giáo viên Cho nên từ lúc này trở đi, trong khuôn khổ tài liệunày sẽ chỉ trình bày trên gói giao diện với MS PowerPoint 2007

2.2 Các bước cơ bản để sử dụng Adobe Presenter 10:

+ Bước 1: Tạo bài trình chiếu bằng PowerPoint, có thể tận dụng bài trình

Trang 9

chiếu cũ để tiết kiệm thời gian trong khâu chuẩn bị, tuy nhiên cũng cần phải

có một số điều chỉnh để thích hợp như: Đưa Logo của trường vào, đưa hìnhảnh tác giả, chỉnh lại màu sắc cho thích hợp

(Kinh nghiệm: Nên tạo bài mới để thực hiện dễ dàng hơn nhất là đối vớinhững giáo viên có kỹ năng tương tác với phần mềm còn hạn chế)

+ Bước 2: Biên tập Đưa multimedia vào bài giảng: cụ thể là đưa video và

âm thanh vào, ví dụ âm thanh thuyết minh bài giảng; đưa các tệp flash; đưacâu hỏi tương tác (quizze), câu hỏi khảo sát và có thể ghép tệp âm thanh đãghi sẵn sao cho phù hợp với đúng hoạt hình

(Tất cả đều sử dụng các công cụ của Adobe Presenter 10)

+ Bước 3: Xem lại bài giảng và công bố trên mạng

Xem lại bài giảng hoặc công bố lên mạng bằng chức năng:

Bạn có thể đưa bài giảng điện tử e-Learning soạn bằng Adobe Presenter

10 vào các hệ thống quản lý học tập Learning Management Systems (LMS)

vì Adobe Presenter tạo ra nội dung theo chuẩn SCORM và AICC Ở Việt

Nam, hiện nay LMS nổi tiếng là Moodle, phần mềm mã nguồn mở và miễn

phí Mỗi nhà trường, mỗi giáo viên có thể có một trang web được tạo rabằng Moodle riêng)

Bài học kinh nghiệm khi tạo Slide:

a Trang mở đầu: Có tên bài và tên tác giả, thông báo copyright nếu thấycần

b Trang kết thúc: Cám ơn

c Tài liệu tham khảo: có thể là tài liệu doc, có thể là đường link tới trangweb hay các hình ảnh Thường nằm ở trang gần kết thúc

d Đưa logo của trường, hay của riêng bạn vào

e Tạo các trang phân cách chủ đề nếu bài quá dài

f Tạo các câu hỏi tương tác (quizze) giúp người học chủ động, hứng thútheo dõi bài giảng

g Sử dụng đa phương tiện để truyền tải bài giảng: âm thanh, video, hìnhảnh

2.3 Sử dụng phần mềm Adobe Presenter

2.3.1 Thiết lập ban đầu cho bài giảng điện tử

Nhấn vào nút lệnh Presentation Settings sẽ cho màn hình sau:

Trang 10

Đặt title (Tiêu đề) và Themes (giao diện) phù hợp sau đó chọn sang thẻ Playback

Khi lựa chọn thích hợp các chỉ mục trên thì chuyển sang thẻ Quality để

hiệu chỉnh chất lượng cho âm thanh và phim ảnh (nên để chế độ mặc định làphù hợp nhất)

Cuối cùng chọn Attackment để đính kèm thêm tài liệu văn bản hoặc bảng

tính bằng nút lệnh Khi này một hộp thoại sẽ xuất hiện cho phép người dùng

Trang 11

lựa chọn tệp tin từ bất cứ nguồn tài nguyên nào (trên máy, trên website

khác):

2.3.2 Thiết lập các thông số ban đầu của giáo viên:

Vào menu Adobe Presenter 10 chọn:

Trong thẻ Presenter chọn Add Khi đó màn hình sau xuất hiện, thì ta tiến

hành điền các thông tin như hướng dẫn bên dưới

Click vào đây để lựa chọn đốitượng cần chèn thêm

File: Tệp tin trên máy Link: Tệp tin từ website khác

Trang 12

2.3.3 Chèn hình ảnh vào bài giảng

Giáo viên có thể ghi hình video giáo viên giảng bài vào mỗi slide Hãydùng webcam ghi video

Ghi hình trực tiếpChèn tệp video đã có sẵnBiên tập

2.3.4 Chèn âm thanh

Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn các mục Audio với 4 công việc như sau:

Ghi âm trực tiếp Chèn tệp âm thanh đã có sẵn Đồng bộ âm thanh với hoạt động trênslide

Biên tập

Trang 13

Nếu giáo viên đã có file âm thanh (*.mp3, ), phần sau đây sẽ hướng dẫncách lồng ghép file âm đã có sẵn vào bài giảng, cách thực hienẹ như sau:

Gọi lệnh từ menu Adobe Presenter \ Import Audio, hộp thoại sau xuất

hiện:

Nhấn nút Browse để tìm và chọn file âm thanh (audio) vào bài giảng,

khi đó hộp thoại chọn file âm thanh xuất hiện như sau:

Sau khi tìm và chọn file âm thanh, nhấn nút Open để chọn

Tiếp theo nhấn nút OK để đóng hộp thoại Import Audio, hoàn tất việcchọn file âm thanh lồng vào bài giảng

Trang 14

Nguyên lý liên quan đến âm thanh và hình ảnh:

+ Âm thanh và hình ảnh đều gắn bó tới từng slide một

+ Có thể ghi âm, ghi hình trực tiếp (Record), nhưng cũng có thể chèn vào từmột file đã có (Import)

Phần âm thanh và hình ảnh, các bạn hãy tự thao tác để cảm nhận Tuynhiên ưu điểm chính của âm thanh trong Adobe Presenter là đồng bộ âmthanh với các hoạt động của slide và biên tập âm thanh

2.3.5 Chèn câu hỏi trắc nghiệm, tương tác, vấn đáp (Quiz)

Đây là một ưu điểm rất mạnh của Adobe Presenter 10 Giáo viên cần khaithác để thể hiện trình độ sư phạm cao khi xây dựng bài giảng điện tử tôi đưa

ra khái niệm xây dựng hệ thống tương tác thông minh Các câu hỏi trắc

nghiệm khi kiểm tra học sinh có nhiệm vụ đánh giá năng lực học sinh mộtcách máy móc: đúng thì được điểm, sai thì thôi Vì vậy mẫu câu hỏi là “khôcứng”, đơn điệu Trái lại, các câu hỏi trắc nghiệm trong Adobe Presenterđược thiết kế nhằm mục đích giúp học sinh học được kiến thức, có hỗ trợ xử

lý tình huống, gợi ý Trong một số trường hợp, CNTT giúp cho mẫu câu hỏiphong phú đa dạng, thí dụ máy phát ra giọng đọc để thu hút học sinh

Adobe Presenter giúp giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi tương tác thôngminh, xử lý theo tình huống, có nhiều loại, nhiều dạng câu hỏi khác nhau

Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn mục Quizze Manager.

Thêm câu hỏi trắc nghiệm với nhiều loại khác nhau Bổ sung thêm loạicâu hỏi và xử lý cách làm bài của giáo viên

Ngày đăng: 11/05/2018, 11:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w