Quan điểm của bản thân khi một Sở Giáo dục và Đào tạo có 38 cán bộ quản lý lãnh đạo43 tổng số cán bộ công chức của Sở.Quy hoạch cán bộ quản lý lãnh đạo là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của từng địa phương, cơ quan, đơn vị và của đất nước. Bổ nhiệm cán bộ quản lý lãnh đạo là việc giao cho một người giữ chức vụ trong cơ quan, đơn vị bằng quyết định của cá nhân hay của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền. Công tác quy hoạch bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với từng địa phương, cơ quan, đơn vị và cả nước. Địa phương nào, ngành nào, đơn vị nào lựa chọn được đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là các vị trì đứng đầu tốt, có chất lượng, dám nghĩ, dám làm sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển, đi lên của ngành, địa phương, đơn vị đó và ngược lại.
Trang 1ĐỀ SỐ 1
Câu 1 (4 điểm):
Anh Chị hãy trình bày quan điểm của mình khi một Sở Giáo dục và Đào tạo
có 38 cán bộ quản lý lãnh đạo/43 tổng số cán bộ công chức của Sở? Anh (Chị) cóthể nêu hướng đổi mới công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ quản lý lãnh đạonhằm nâng cao hiệu quả việc công tác này ở cơ quan nơi Anh/Chị đang công tác
Câu 2 (6 điểm):
- Đánh giá thực hiện công việc là gì? Phân tích ứng dụng bản mô tả công việc
và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc trong công tác đánh giá thực hiện công việccủa tổ chức?
- Đào tạo và bồi dưỡng nhân sự trong giáo dục hiện nay có những vấn đề gìcòn yếu kém, bất cập; Anh (Chị) có thể nêu hướng đổi mới công tác này nhằm nângcao hiệu quả việc đào tạo và bồi dưỡng nhân sự trong giáo dục Liên hệ thực tiễn cơquan nơi anh chị công tác về vấn đề này
là các vị trì đứng đầu tốt, có chất lượng, dám nghĩ, dám làm sẽ góp phần quan trọngthúc đẩy sự phát triển, đi lên của ngành, địa phương, đơn vị đó và ngược lại
- Việc quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ luôn được Đảng và nhà nước quan tâm.Kết luận của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp
tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020 yêu cầu: “Mở rộng
việc thí điểm đổi mới cách tuyển chọn cán bộ vào các chức danh lãnh đạo cấp phòng ở tỉnh, thành phố và cấp vụ ở các bộ, ngành Trung ương, xem xét đưa vào tuyển chọn và thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng theo quy hoạch”.
Văn kiện Đại hội XI tiếp tục xác định nhiệm vụ: “Thực hiện tốt Chiến lược cán bộ
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ Xây dựng và thực hiện
Trang 2nghiêm các cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng những người có tài, có đức”
- Tuy nhiên, công tác quy hoạch bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý còn bộc lộmột số hạn chế, yếu kém như: việc xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ ở một
số địa phương, đơn vị chưa căn cứ chủ yếu vào đánh giá cán bộ, chưa xuất phát từyêu cầu nhiệm vụ và năng lực thực tiễn của cán bộ, chưa gắn quy hoạch với đào tạo,
bố trí, sử dụng cán bộ, dẫn đến quy hoạch còn hình thức, thiếu tính khả thi Khi một
Sở Giáo dục và Đào tạo có 38 cán bộ quản lý lãnh đạo/43 tổng số cán bộ công chứccủa Sở, theo tôi là điều bất hợp lí, là hiện tượng “lạm phát lãnh đạo”, là sự bấtthường trong công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ quản lý dẫn đến thừa quản lýlãnh đạo thiếu cán bộ công chức 38 cán bộ quản lý lãnh đạo/43 tổng số cán bộ côngchức chắc chắn dẫn đến lãng phí cơ sở vật chất, tiền bạc, vì thêm một cán bộ quản
lý lãnh đạo là thêm phòng làm việc, xe cộ, phụ cấp chức vụ… Lãng phí lớn nhất làviệc không phân công, phân nhiệm rõ ràng Nhiều cán bộ quản lý lãnh đạo khônglàm gì, không có việc để làm dẫn đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Sở Giáo dụckhông cao, phục vụ nhân dân không tốt
- Tôi cho rằng nguyên nhân của việc thừa quản lý lãnh đạo thiếu cán bộ côngchức tại Sở Giáo dục và Đào tạo chính là từ cơ chế đang còn nhiều bất cập trong
công tác tổ chức cán bộ: Thứ nhất, theo quy định chung ở các cơ quan có 1 cấp
trưởng và 2 đến 3,4 cấp phó theo từng địa phương Với quy định như vậy thì Sở
Giáo dục không chọn phương án tối thiểu mà chọn phương án tối đa Thứ hai, quy
định cho phép cấp phòng là 3 phó, phòng có 30-40 công chức, phòng chỉ có 5-7công chức đều có khung đề bạt số lượng như nhau, có lẽ số lượng nhân công chứccủa Sở Giáo dục và Đào tạo (đã nêu) chỉ có 5-7 công chức Chính từ quy định mangtính chung này nên một Sở Giáo dục và Đào tạo có số lượng lãnh đạo nhiều hơn
nhân viên là điều dễ hiểu Thứ ba, cơ chế chung của chúng ta hiện nay là “lên” thì
dễ nhưng “xuống” thì rất khó nếu như không phải bị kỷ luật hoặc lý do khách quankhác Vậy là khi đã được đề bạt vào chức vụ lãnh đạo rồi thì đương nhiên họ ít nhấtcũng đã được “yên vị” vào chức vụ đó và chỉ có “đi lên” chứ không mấy khi bị
“mất chức”…Từ cơ chế thì Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện đúng nhưng đi vàothực tế thì “bất hợp lí”
- Sở Giáo dục và Đào tạo có 38 cán bộ quản lý lãnh đạo/43 tổng số cán bộcông chức của Sở là do cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ hạn chế vềnăng lực, nhất là trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm những cán bộthật sự có tài, có đức, đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của công việc.Còn thiếu sót và khuyết điểm trong việc tham mưu, thực hiện trình tự, thủ tục thẩmtra, xác minh lý lịch nhân sự và trình tự, thủ tục tiếp nhận nhân sự Hệ thống vănbản về công tác tổ chức, cán bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo chưa thật sự hoàn
Trang 3thiện Cơ cấu tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, một số chỗ bất hợp lý, ảnh hưởng tớihoạt động của Sở Công tác tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ cònrập khuôn, khép kín và còn mất dân chủ, chuyên quyền, độc đoán trong công tác đềbạt, bổ nhiệm cán bộ Tiêu chí và quy trình để nhận xét, đánh giá, tiếp nhận, bố trí,quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ tuy có nhưng chưa đầy đủ, chưa công khai minhbạch dẫn đến tình trạng thừa cán bộ quản lý lãnh đạo thiếu cán bộ công chức.
Như vậy, quan điểm của bản thân khi một Sở Giáo dục và Đào tạo có 38 cán
bộ quản lý lãnh đạo/43 tổng số cán bộ công chức của Sở: là điều bất hợp lí, là hiệntượng “lạm phát lãnh đạo”, là sự bất thường trong công tác quy hoạch và bổ nhiệmcán bộ quản lý gây ra sự lãng phí không cần thiết dẫn đến hiệu quả công tác thấp.Công tác tổ chức cán bộ đang còn nhiều bất cập, thiếu sự linh hoạt Cơ quan thammưu về công tác tổ chức, cán bộ hạn chế về năng lực Cơ cấu tổ chức bộ máy còncồng kềnh kém hiệu quả…
2 Hướng đổi mới công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ quản lý lãnh đạo nhằm nâng cao hiệu quả việc công tác này tại trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn- Ninh Thuận.
- Nghị quyết 29-NQ/TW của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo đã nêu: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của
Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được
ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội” Nghị
quyết cũng nêu “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục và đào tạo” “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế”.
- Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn được thành lập từ năm học 2008-2009theo quyết định 4666/QĐ-UB ngày 04/8/2008 của chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận.Trường đóng trên địa bàn phường Mỹ Hải, Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.Với tổng diện tích 18.430 m2, cơ sở vật chất được xây dựng tương đối đầy đủ, đápứng được yêu cầu cơ bản cho các hoạt động giáo dục
+ Thuận lợi: Đội ngũ giáo viên phần lớn trẻ, vững vàng trong chuyên môn
nghiệp vụ và tâm huyết với nghề Chất lượng tuyển sinh đầu cấp cao nhất so với cáctrường trong tỉnh Đại đa số học sinh được sự quan tâm của cha mẹ, tích cực tronghọc tập và rèn luyện hạnh kiểm Cơ sở vật chất bước đầu đáp ứng được yêu cầu dạy
và học trong giai đoạn hiện tại
+ Khó khăn: Đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu biên chế, chưa có nhiều kinh
nghiệm trong công tác lãnh đạo, quan hệ hợp tác Đội ngũ giáo viên trẻ nhiều, chưa
có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Một bộ phận giáoviên chưa biết gắn kết, chia sẻ kinh nghiệm trong dạy học hoặc sử dụng phương
Trang 4pháp dạy học chưa phù hợp với đối tượng Nội dung sinh hoạt chuyên môn ở cấp tổchưa tập trung cho việc nâng cao chất lượng dạy học.
+ Về đội ngũ nguồn nhân lực: Năm đầu tiên thành lập – năm học
2008-2009, cán bộ quản lý: 02, giáo viên: 32, giáo viên thỉnh giảng: 23 Trình độ chuyênmôn: 100% đạt chuẩn, trong đó có 03 thạc sĩ và đang học sau đại học là 11 giáoviên Trường có chi bộ đảng với 14 đảng viên Qua 10 năm thành lập đến nay (nămhọc 2017-2018), đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường tăng lênđáng kể về cơ bản đủ số lượng: cán bộ quản lý: 02, giáo viên: 68 giáo viên Trình độchuyên môn của cán bộ giáo viên: 100% đạt chuẩn, trong đó có 38 thạc sĩ và đanghọc sau đại học là 04 giáo viên
Từ thuận lợi, khó khăn và thực tế nguồn nhân lực của trường, bản thân xinnêu một số hướng đổi mới công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ quản lý lãnh đạonhằm nâng cao hiệu quả việc công tác này tại trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn-Ninh Thuận như sau:
- Đội ngũ cán bộ quản lý lãnh đạo GD các cấp là những người tổ chức thựchiện các chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, là nhân tố quyếtđịnh chất lượng GDĐT Cán bộ quản lý giáo dục nói chung và cán bộ quản lý lãnhđạo ở các trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Ninh Thuận nói riêng, ngoài chứcnăng là nhà giáo dục, người lãnh đạo, họ còn là cán bộ quần chúng, là người gópphần vào sự nghiệp thắng lợi của công cuộc đổi mới GD Yêu cầu về phát triển đểnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý lãnh đạo đã, đang trở thành vấn đềtrọng tâm của nhà trường Để phát triển đội ngũ CBQL đặc biệt là thực hiện tốtcông tác quy hoạch, bổ nhiệm theo tôi Hiệu trưởng cần nắm vững các yếu tố sau:
+ Một là, phát triển đội ngũ CBQL là gây dựng đội ngũ CBQL làm cho đội
ngũ đó được biến đổi theo chiều hướng đi lên, xây dựng đội ngũ đủ về số lượng,từng bước nâng cao chất lượng, đồng bộ về cơ cấu
+ Hai là, thực hiện tốt tất cả các khâu từ việc quy hoạch, tuyển chọn, bổ
nhiệm sử dụng hợp lý, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sàng lọc đội ngũ CBQL Đó làquá trình làm cho đội ngũ nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, nănglực quản lý, có phẩm chất tốt, có trí tuệ và tay nghề thành thạo, nhằm giúp họ hoànthành tốt vai trò, nhiệm vụ của người QL
+ Ba là, con người với tư cách là tiềm lực của sự phát triển GDĐT, phát triển
xã hội, cải tạo xã hội, làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng cao hơn
- Những người đưa vào diện quy hoạch, bổ nhiệm phải đảm bảo các yêu cầu
sau:
+ Về phẩm chất chính trị và đạo đức: sự trung thành, mẫn cán và sáng tạo;
trong sạch và không vụ lợi; dám chịu trách nhiệm và biết hy sinh; trung thực vàkhông xu thời; lòng tự trọng cao; biết tuân thủ cấp trên
Trang 5+ Về năng lực trí tuệ: có hiểu biết sâu rộng, vững vàng về văn hóa, chính trị,
xã hội; có kiến thức rộng, cơ bản, hiện đại về chuyên môn nghiệp vụ; có tầm nhìnchiến lược và óc thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động; có khả năng cập nhật tri thức,thích ứng với những thay đổi của khoa học - công nghệ, diễn biến của tình hìnhkinh tế, chính trị, xã hội; có năng lực giao tiếp, tác phong làm việc khoa học và thựctiễn; có kỹ năng tự nghiên cứu, tự hoàn thành nhân cách
+ Về phương pháp và phong cách: có phương pháp vừa khái quát, vừa cụ
thể; có gan nghĩ việc, có gan quyết đoán, có gan làm việc và dám chịu trách nhiệmtrước cấp trên, trước tập thể Phải mềm dẻo về hành xử nhưng cứng cỏi trong biệnluận, thuyết phục; nghe tất cả, nhìn tất cả nhưng quyết sách phải độc lập, cơ bảntrên cơ sở tập trung ý kiến tập thể; phải chủ động trong công việc để thực hiện điềucần đạt CBQL trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn là người thể hiện vai trò lãnhđạo và là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự phát triển của tập thể
- Hướng đổi mới công tác quy hoạch cán bộ quản lý lãnh đạo tại trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Ninh Thuận:
I Yêu cầu chung của công tác quy hoạch cán bộ quản lý lãnh đạo:
1 Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là công tác phát hiện sớm nguồn cán
bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quyhoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản
lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của trường
2 Quy hoạch cán bộ phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ chính trị của nhàtrường để xác định tiêu chuẩn, cơ cấu đội ngũ cán bộ trong quy hoạch (trình độchuyên môn, lĩnh vực công tác, độ tuổi, nữ, dân tộc ); phải nắm chắc đội ngũ cán
bộ hiện có, dự báo được nhu cầu cán bộ trước mắt và lâu dài, trên cơ sở đó tiếnhành lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào quy hoạch, đồng thời xây dựng kế hoạch đàotạo bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ theo quy hoạch
3 Phải đánh giá đúng cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch:
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: nhận thức, tư tưởng chính trị; việc
chấp hành chủ trương, đường lối, quy chế, quy định của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước; việc giữ gìn đạo đức, lối sống, chống quan liêu, tham nhũng,lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác; tinh thần tự học tập nâng cao trình độ;tính trung thực, công bằng, khách quan, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tráchnhiệm trong công tác; việc chấp hành chính sách, pháp luật, mối quan hệ với nhândân
- Năng lực thực tiễn: thể hiện ở kết quả, hiệu quả công tác; tính chủ động,
sáng tạo; mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; khả năng đoàn kết,tập hợp, quy tụ cán bộ; năng lực điều hành, tổ chức thực hiện; khả năng dự báotình hình, xử lý những tình huống phức tạp phát sinh trong đơn vị nơi công tác
Trang 6Đối với trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn cần đặc biệt ưu cán bộ được quy đãqua thời gian bồi dưỡng học sinh chuyên, học sinh giỏi.
- Uy tín: thể hiện thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm (nếu có) và kết quả
đánh giá cán bộ hằng năm
- Sức khoẻ: bảo đảm sức khoẻ để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của
chức danh quy hoạch
- Chiều hướng, triển vọng phát triển: khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
khi được bố trí vào chức vụ cao hơn
- Kết quả đánh giá cán bộ hằng năm (không quá 6 tháng tới thời điểm xemxét) được sử dụng cho việc lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào quy hoạch loại tốt
4 Quy hoạch cán bộ phải bảo đảm phương châm "mở" và "động":
- Quy hoạch "mở" được hiểu là một chức danh cần quy hoạch một số người và
một người có thể quy hoạch vào một số chức danh; giới thiệu cán bộ vào quy hoạchkhông khép kín trong trường, không chỉ đưa vào quy hoạch những cán bộ tại chỗ màcần xem xét, đưa vào quy hoạch những người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện và triển
vọng đảm nhiệm chức danh quy hoạch ở cơ quan, đơn vị khác.
- Quy hoạch "động” được hiểu là quy hoạch định kỳ đựợc rà soát, bổ sung, điều
chỉnh theo sát sự phát triển của cán bộ; kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộkhông còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không có triển vọng phát triển hoặc uy tín thấp qualấy phiếu tín nhiệm; bổ sung vào quy hoạch những cán bộ có triển vọng phát triển
5 Thực hiện công khai trong công tác quy hoạch cán bộ:
- Các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ đượccông khai để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tham gia bỏ phiếu giới thiệuquy hoạch ở đơn vị được biết
- Danh sách cán bộ đưa vào quy hoạch và đưa ra khỏi quy hoạch được côngkhai trong tập thể lãnh đạo đơn vị và các tổ chuyên môn, đồng thời thông báo cho
cá nhân cán bộ, công chức biết
II Các bước tiến hành quy hoạch:
1 Đối với xây dựng quy hoạch cán bộ lần đầu.
Bước 1: Phát hiện, giới thiệu nguồn quy hoạch:
Trên cơ sở đánh giá cán bộ hằng năm của cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ
và căn cứ vào các điều kiện, tiêu chuẩn, năng lực công tác của cán bộ, công chức,viên chức, Lãnh đạo trường chuẩn bị danh sách nhân sự dự kiến đưa vào quyhoạch xin ý kiến của Sở Giáo dục về dự kiến nhân sự quy hoạch
Bước 2: Trên cơ sở chỉ đạo của Sở Giáo dục, Hiệu trưởng thông qua ý kiến
của các tổ trưởng chuyên môn, các phòng ban, trường tổ chức họp toàn thể côngchức, viên chức để xem xét thảo luận bỏ phiếu kín về nhân sự dự nguồn quyhoạch (phiếu kín xin ý kiến của tập thể sư phạm nhà trường, lãnh đạo, các tổ
Trang 7trưởng, BCH Đoàn trường, BCH Công đoàn) Tổng hợp lập danh sách báo cáo SởGDĐT.
Các đồng chí được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo bỏ phiếután thành thì đưa vào danh sách quy hoạch Kết quả quy hoạch phải bảo đảm mỗichức danh có ít nhất 2 cán bộ dự nguồn
2 Rà soát quy hoạch cán bộ hằng năm.
Bước 1: Tổ chức hội nghị trong hội đồng sư phạm nhà trường:
Hiệu trưởng dự kiến danh sách những trường hợp đưa ra khỏi quy hoạch dokhông còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện, tín nhiệm theo quy định và dự kiến nhân sự
dự nguồn bổ sung quy hoạch xin ý kiến và được sự nhất trí của lãnh đạo cấp trên
Tổ chức họp toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong trường để xem xétthảo luận, biểu quyết nhất trí (bằng hình thức bỏ phiếu kín) về danh sách đưa rakhỏi quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp trường Những đồng chíđược trên 50% số nhất trí đưa ra khỏi quy hoạch thì đề nghị cấp Sở Giáo dục xemxét quyết định; và ghi phiếu giới thiệu nguồn nhân sự bổ sung quy hoạch lãnhđạo, quản lý cấp trường Tổng hợp lập danh sách những đồng chí đề nghị đưa rakhỏi quy hoạch và những đồng chí đề nghị bổ sung quy hoạch báo cáo Sở Giáo
dục
III Quản lý và thực hiện quy hoạch:
1 Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp cán bộ theo quy hoạch:
Căn cứ vào quy hoạch cán bộ và tiêu chuẩn chức danh quy hoạch, lãnh đạotrường chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bốtrí, sắp xếp cán bộ theo quy hoạch
2 Bố trí, sử dụng cán bộ theo quy hoạch:
- Việc cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cửgiữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào quy hoạch cán bộ
- Việc bố trí, sử dụng cán bộ, giáo viên đã quy hoạch là khâu cuối cùng củaquy hoạch cán bộ Việc sử dụng cán bộ, giáo viên đã quy hoạch phải đảm bảo đủcác yêu cầu và theo đúng quy trình bổ nhiệm
- Việc sắp xếp, bố trí cán bộ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có phụthuộc vào kết quả phấn đấu của cán bộ, giáo viên trong quy hoạch
Nhận xét:
- Công tác quy hoạch cán bộ thực chất là để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, giúp họ trưởng thành nhanh chóng theo đúng yêu cầu của đội ngũ cán bộlãnh đạo Việc đào tạo, bồi dưỡng phải có mục đích, mục tiêu cụ thể và yêu cầunhiệm vụ rõ ràng
- Thường xuyên phải làm công tác quy hoạch và trong công tác quy hoạch
Trang 8cần chú ý phát hiện, bồi dưỡng những giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đứclối sống, có năng lực chuyên môn, có uy tín trong tập thể cán bộ giáo viên để giớithiệu tạo nguồn CBQL kế cận, đáp ứng cho việc thực hiện mục tiêu phát triển độingũ CBQL đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu đội ngũCBQL.
- Trong quy hoạch phát triển CBQL các trường PTDTNT cần chú ý cả 03yếu tố: số lượng đội ngũ; chất lượng đội ngũ và cơ cấu đội ngũ
- Để có quy hoạch đúng, phải đánh giá đúng đội ngũ và từng cán bộ, giáoviên; muốn vậy, phải nhìn nhận khách quan, công tâm, biện chứng cả quá khứhiện tại và tương lai đối với cán bộ, giáo viên Việc đánh giá không phải chỉ đểkhen - chê mà điều quan trọng hơn là có hướng sử dụng và bồi dưỡng cán bộ Từ
đó sẽ có quy hoạch và sắp xếp cán bộ hợp lý
- Phải xây dựng kế hoạch, chiến lược lâu dài để làm cơ sở cho công tác quyhoạch cán bộ; mỗi chức danh lãnh đạo phải đào tạo người kế cận để bồi dưỡng họphát triển sớm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao
- Phải có kế hoạch định kỳ để kiểm tra, tổng kết và nâng cao chất lượng côngtác quy hoạch cán bộ Công tác kiểm tra tổng kết sẽ góp phần thúc đẩy việc đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, giáo viên Từ đó, sẽ khắc phục được các thiếu sót để nâng caochất lượng công tác quy hoạch cán bộ
- Với đặc thù của trường chuyên cần ưu tiên cán bộ quy hoạch có bằng từ thạc
sĩ trở lên và những cán bộ đã trải qua quá trình học tập, công tác, giảng dạy tạitrường chuyên
- Hướng đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý lãnh đạo tại trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Ninh Thuận.
1 Yêu cầu chung của công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý lãnh đạo:
- Bổ nhiệm CBQL là quy luật tất yếu, là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại
và phát triển của nhà trường Đồng thời, đó cũng là cơ hội để các thành viên trươngnhà trường phấn đấu trưởng thành và khẳng định được mình trong vai trò quản lýlãnh đạo Bổ nhiệm CBQL tại trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn theo tôi phải xuấtphát từ các căn cứ, các cơ sở cơ bản như: Xuất phát từ mục tiêu, từ nhu cầu côngviệc đòi hỏi chính đáng Căn cứ vào tiêu chuẩn của người CBQL trong trường Căn
cứ vào thực tế và nhiệm vụ chính trị của nhà trường
- Tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn cần đảmbảo các yêu cầu như: Phải quán triệt chặt chẽ nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác tổchức và cán bộ, nguyên tắc tập trung dân chủ (tuyệt đối không được bỏ qua việc lấytín nhiệm của quần chúng ở cơ sở); Phải chọn được người có đủ phẩm chất, nănglực, uy tín cao, đáp ứng được với cương vị mới; Phải khuyến khích được nhữngngười tốt, có năng lực để chọn lựa được cán bộ tốt, từ đó tạo điều kiện bồi dưỡng
Trang 9cán bộ kế cận; Người được bổ nhiệm phải có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín caotrong tập thể mình quản lý; Sau sự kiện bổ nhiệm, phải có tác dụng khuyến khíchđược người tốt, lựa chọn được cán bộ giỏi, là điều kiện để bồi dưỡng cán bộ kế cậntích cực phấn đấu vươn lên.
- Tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn cần có
quy trình tuyển chọn dân chủ, công khai và khách quan để chọn đúng người có khảnăng đáp ứng yêu cầu quản lý loại hình trường chuyên trong hệ thống giáo dụcquốc dân Phải chọn được người có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng vớicương vị mới Phải khuyến khích được những người tốt, chọn lọc được cán bộ, giáoviên tốt, từ đó tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ kế cận Thực hiện công khai, dân chủtrong việc tuyển chọn, đề bạt bổ nhiệm
2 Điều kiện bổ nhiệm:
- Phải nằm trong danh sách quy hoạch cán bộ nguồn của trường
- Đạt tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức và tiêu chuẩn cụ thể của từngchức danh bổ nhiệm theo quy định của Đảng và Nhà nước
- Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh
rõ ràng, trong đó có kê khai tài sản, nhà, đất theo quy định
- Phải đúng độ tuổi bổ nhiệm theo quy định
- Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách đến cáchchức
3 Trình tự bổ nhiệm:
- Hiệu trưởng có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo trình cơ quan có thẩm
quyền (Sở Giáo dục) phê duyệt về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công côngtác đối với chức vụ sẽ bổ nhiệm
- Sau khi được cơ quan có thẩm quyền đồng ý, Hiệu trưởng đề xuất nhân sự
cụ thể qua các bước sau:
+ Hiệu trưởng và tập thể lãnh đạo trường đề xuất phương án nhân sự căn cứvào nguồn cán bộ trong quy hoạch hoặc ý kiến giới thiệu của cán bộ trong trường;Tập thể lãnh đạo trường thảo luận, lựa chọn giới thiệu nhân sự trên cơ sở nhận xétđánh giá tín nhiệm của cán bộ, công chức trong trường Khi bổ nhiệm một chức vụ
có thể giới thiệu từ 1 đến 3 người để lựa chọn; Tổ chức họp lấy ý kiến của cán bộchủ chốt để trao đổi, thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn cán bộ, công chức bổ nhiệm.Thông báo danh sách cán bộ được lãnh đạo giới thiệu Tóm tắt lý lịch, quá trình họctập, công tác Nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọngphát triển Dự kiến phân công công tác…
+ Hiệu trưởng hoàn thiện các loại hồ sơ để trình lên Sở Giáo dục
Trang 10+ Đối với các trường hợp đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải làm tờtrình kèm theo các hồ sơ cần thiết theo quy định hiện hành.
4 Một số hướng đổi mới:
Để làm tốt công tác tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ CBQL các trường THPTChuyên Lê Quý Đôn hiên nay theo tôi Sở GDĐT cần quan tâm một số công việc sau:
- Trong công tác tuyển chọn, đề bạt bổ nhiệm cán bộ, lãnh đạo hiện nay cónhiều hình thức khác nhau như:
+ Lấy phiếu tín nhiệm (theo đúng quy trình đã trình bày)
+ Thi tuyển:
Bước 1: Cán bộ nằm trong quy hoạch để được bổ nhiệm cần phải có Chươngtrình hành động và trình bày Chương trình hành động đó trước Hội đồng chấm thi.Cán bộ quản lý phải thuyết phục ban giám khảo về các vấn đề như: chiến lược pháttriển của nhà trường, vấn đề đổi mới, phát triển của trường…
Bước 2: Cán bộ nằm trong quy hoạch để được bổ nhiệm trình bày câu hỏidưới hình thức viết hoặc trắc nghiệm về các kiến thức liên quan đến công tác quản
lý, lãnh đạo
Bước 3: Trải nghiệm thực tế theo tình huống “tiền giả định”: Giả sử cho Cán
bộ nằm trong quy hoạch để được bổ nhiệm một mô hình trường chuyên mới vàngười được bổ nhiệm sẽ trình bày các nội dung, cách thức quản lý lãnh đạo củamình để đưa trường đi lên…
Nhận xét:
Theo tôi, để công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý lãnh đạo tại trường THPTChuyên Lê Quý Đôn đạt kết quả như mong muốn thì cần kết hợp cả hai hình thứcxét tuyển và thi tuyển Cần khuyến khích những cán bộ, giáo viên trong và ngoàitrường có năng lực và phẩm chất, trong diện quy hoạch có thể tham gia thi tuyểncán bộ lãnh đạo quản lý của trường Như vậy mới tuyển được lãnh đạo có “tâm -tầm - tài” đủ sức lãnh đạo, quản lý trường phát triển theo kịp các trường THPTChuyên trên cả nước
Trang 11Câu 2 (6 điểm):
- Đánh giá thực hiện công việc là gì? Phân tích ứng dụng bản mô tả công việc
và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc trong công tác đánh giá thực hiện công việccủa tổ chức?
- Đào tạo và bồi dưỡng nhân sự trong giáo dục hiện nay có những vấn đề gìcòn yếu kém, bất cập; Anh (Chị) có thể nêu hướng đổi mới công tác này nhằm nângcao hiệu quả việc đào tạo và bồi dưỡng nhân sự trong giáo dục Liên hệ thực tiễn cơquan nơi anh chị công tác về vấn đề này
Bài làm:
1 Khái niệm đánh giá thực hiện công việc:
- Người lao động: Bao gồm tất cả những người làm việc với các chủ sử dụng
lao động nhằm mục đích lấy tiền và thuộc quyền điều khiển của người chủ trongthời gian làm việc
- Công việc: Là tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi cùng một người
lao động hoặc tất cả những nhiệm vụ giống nhau được thực hiện bởi một số ngườilao động
- Đánh giá: Là quá trình so sánh, đối chiếu thực tế với những tiêu chuẩn đã
định sẵn để rút ra mức độ phù hợp của các bộ phận, các mối liên kết bên trong sựvật với những chuẩn mực, quy định của nó
- Đánh giá thực hiện công việc: Là sự đánh giá có hệ thống và chính thức về
tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêuchuẩn được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động Đánh giáthực hiện công việc thường được hiểu là sự đo lường một cách hệ thống, chính thức
và công khai kết quả thực hiện công việc so với các tiêu chuẩn đã đề ra
(Theo Ths Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình Quản trị nhân lực, NXBLĐ-XH, 2006)
2 Phân tích ứng dụng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc trong công tác đánh giá thực hiện công việc của tổ chức.
2.1 Phân tích ứng dụng bản mô tả công việc trong công tác đánh giá thực hiện công việc của tổ chức
- Bản mô tả công việc:
+ Hệ thống bản mô tả công việc là một công cụ hết sức quan trọng và hữuhiệu sử dụng trọng công tác quản lý nhân sự của bất kỳ một tổ chức nào Đặc biệt
vô cùng cần thiết trong các tổ chức lớn nơi mà hệ thống quản lý đòi hỏi chặt chẽ,khoa học, hiệu quả góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của tổ chức
+ Một bản mô tả công việc là văn bản nêu ra các nhiệm vụ và trách nhiệmliên quan tới một công việc được giao và những điều kiện đối với người làm nhiệm
vụ đó Bản mô tả công việc phải được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, tạo ra sự so
Trang 12sánh với các công việc khác và dễ hiểu đối với người giao cũng như người nhậncông việc đó.
- Ý nghĩa của bản mô tả công việc:
+ Để mọi người biết họ cần phải làm gì.
+ Định ra mục tiêu và tiêu chuẩn cho người làm nhiệm vụ đó
+ Công việc không bị lặp lại do một người khác làm
+ Tránh được các tình huống va chạm
+ Mọi người biết ai làm và làm nhiệm vụ gì
- Những thông tin mà một bản mô tả công việc cần có:
+ Tên công việc của người được tuyển vào cho việc đó, vị trí trong sơ đồ tổchức, nơi làm việc v.v
+ Công việc cần thực hiện: Có bản mô tả chính xác ai là người thực hiệncông việc đó, người đó sẽ tiến hành ra sao và tại sao lại làm công việc đó Xác địnhphạm vi và mục đích công việc Những hướng dẫn chi tiết bao gồm công việc đượcgiao, nhiệm vụ cụ thể, phạm vi trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ công việc, phươngpháp cụ thể, thiết bị kĩ thuật, điều kiện làm việc và những ví dụ cụ thể được diễn đạttheo một trình tự thời gian hoặc logic
+ Chỉ dẫn chi tiết về công việc: Những kĩ năng tinh thần (nền tảng giáo dục,kiến thức công việc, trách nhiệm công việc) và những kĩ năng về thể chất, điều kiệnlàm việc là những yếu tố quan trọng trong bản mô tả công việc
+ Tiêu chuẩn thực hiện công việc: Hầu hết những bản mô tả công việc đềunêu rõ nhiệm vụ cụ thể nhưng không yêu cầu cần phải thực hiện tốt công việc đó ởmức nào Những tiêu chuẩn đối với việc thực hiện công việc đã loại bỏ được yếu tốkhông rõ ràng này
- Nội dung của bản mô tả công việc:
Bản mô tả công việc có thể tiến hành theo 4 bước: lập kế hoạch, thu thậpthông tin, viết lại và phê chuẩn
+ Bước 1 Lập kế hoạch: Việc chuẩn bị tốt dẫn tới kết quả tốt Giai đoạn
chuẩn bị cần phải xác định các trách nhiệm chính và công tác kiểm tra đánh giá?Công việc đó nhằm đạt được cái gì? (Nhiệm vụ) Người đảm đương công việc đócần phải nỗ lực như thế nào? (Trách nhiệm) Kết quả công việc được đánh giá nhưthế nào? (Kiểm tra)
+ Bước 2 Thu thập thông tin: Điều quan trọng là thu thập thông tin đầy đủ
để đặt công việc vào một hoàn cảnh có liên quan đến các công việc khác trong cơcấu tổ chức và thông báo về các mối quan hệ có liên quan Vị trí công việc đượcmiêu tả rõ nhất bằng sơ đồ
+ Bước 3 Phác thảo bản mô tả công việc: Điều này nghĩa là chuyển những
thông tin đã thu thập thành bản mô tả công việc nhằm mục đích giúp người làm
Trang 13công việc đó và người quản lý có thể hình dung cùng một bức tranh giống nhau vàbao quát được phạm vi công việc Bản mô tả công việc có thể do người làm côngviệc đó hoặc người quản lý soạn, đôi khi người quản lý viết bản thảo sau khi đãthảo luận với người đảm đương công việc.
+ Bước 4 Phê chuẩn bản mô tả công việc: Người làm công việc đó và người
quản lý phải cùng nhau thảo luận và nhất trí về văn bản mô tả công việc Người làmcông việc đó và người giám sát hoặc người quản lý phải cùng thống nhất xem nêngiải quyết như thế nào khi người làm công việc đó gặp phải những vấn đề cần giảiquyết Người quản lý cần chỉ đạo cấp dưới sao cho cùng thống nhất về bản mô tảcông việc đảm bảo công việc tiến hành thuận lợi mà không có kẽ hở hoặc sự chồngchéo lên nhau
Ví dụ: Bản mô tả công việc về vị trí việc làm của lãnh đạo trường THPT
Chuyên Lê Quý Đôn Ninh Thuận
SỞ GD&ĐT NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA LÃNH ĐẠO
Tên sản phẩm đầu ra
Kết quả thực hiện trong năm
1 Hiệu
trưởng
-Xây dựng tổ chức bộ máy -Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường, của Đảng bộ
-Xây dựng kế hoạch phát triển trường (dài hạn, ngắn hạn)
-Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch -Thành lập tổ chuyên môn, tổ văn phòng, các hội đồng tư vấn trong nhà trường Phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên;
-Chỉ đạo quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, thực hiện chế độ chính sách.
-Quản lý các hoạt động giáo dục, tổ chức và chỉ đạo đánh giá cán bộ, viên chức, học sinh.
-Thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật.
-Chỉ đạo quản lý hồ sơ lưu trữ các loại -Chỉ đạo giữ gìn truyền thống của nhà trường
-Đội ngũ LĐộng
-Kế hoạch -Thông tin
-Tổ chức trực thuộc
-Điều kiện cổ định lao động
- Hiệu quả giáo dục
- Chất lượng -Thương hiệu
Những thành tích
về giáo dục đạt được trong năm học
2 Phó Hiệu
trưởng
-Phụ trách các mảng được phân công: Chuyên môn, cơ sở vật chất, thiết bị, phong trào, công tác học sinh sinh viên, công tác giáo viên chủ
- Qui trình thực thi, thừa hành
Những thành tích
về giáo