1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI PHÒNG NHÂN SỰ CHI NHÁNH VIETCOMBANK ĐỒNG NAI

20 1,9K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 285 KB

Nội dung

Hiện nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ cùng với những khoản đầu tư lớn trong nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng, đã làm cho các sản phẩm dịch vụ của

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

CAO HỌC KHÓA K19

……… … ……….

TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

Tên tiểu luận:

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI PHÒNG NHÂN SỰ CHI NHÁNH VIETCOMBANK ĐỒNG NAI

GVHD: PGS.TS Trần Kim Dung

SVTH: Nhóm 9B

Nguyễn Thị Thúy Phan Thị Hoài Biên Thái Thị Hồng Minh Nguyễn Thị Bích Thủy

Rất tích cực Rất tích cực Rất tích cực Rất tích cực LỚP : Ngày 2, K19

THÁNG 12 NĂM 2010

PA

Trang 2

I Lí do chọn đề tài

Nhân lực luôn được xem là yếu tố và động lực tạo nên thành công của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có thể có cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt nhưng nếu thiếu lực lượng lao động thì doanh nghiệp khó có thể tồn tại lâu dài và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh Vì vậy, nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt quan trọng đối với các hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng Hiện nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ cùng với những khoản đầu tư lớn trong nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng, đã làm cho các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng gần như là tương đồng, thì yếu tố tạo nên sự khác biệt đó là con người, chính nguồn lực con người sẽ trở thành một vũ khí cạnh tranh giúp một ngân hàng chiến thắng trong cuộc chiến giành sự tin yêu sử dụng các dịch vụ ngân hàng mình Do đó việc khai thác tốt nguồn lực này để phục vụ phát triển hoạt động kinh doanh của một ngân hàng giữ vai trò rất quan trọng

Việc quản lý, khai thác và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý và hiệu quả, đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh, quan niệm rằng con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển và tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức Chìa khóa giúp một tổ chức thành công trong việc sử dụng nguồn lực con người như là một lợi thế cạnh tranh nhiệm vụ chính là phòng nhân sự, với vai trò nòng cốt là Trưởng phòng nhân sự và đội ngũ cán bộ nhân viên phòng nhân sự Vấn đề đặt ra là phòng nhân sự phải thực hiện những công việc gì để có thể giúp doanh nghiệp tạo lập lợi thế cạnh tranh từ nguồn nhân lực của mình Đồng thời, một trưởng phòng nhân sự cần có những năng lực, phẩm chất gì phát triển và quản lí các chương trình, chính sách nguồn nhân lực của tổ chức, cũng như làm sao có thể đánh giá được hiệu quả thực hiện công việc chuyên môn của nhân viên trong phòng một cách công bằng và chính xác để từ đó có các chính sách đãi ngộ thích hợp và thiết lập các chương trình đào tạo cho nhân viên phòng nhân sự như thế nào để đáp ứng yêu cầu công tác và hiệu quả hoạt động của phòng nhân sự Chính vì vậy, chúng tôi tìm hiểu phòng nhân sự của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trên các khía cạnh:

1 Bản mô tả công việc phòng nhân sự

2 Tuyển dụng Trưởng phòng nhân sự

3 Chương trình đào tạo cho nhân viên phòng nhân sự

Trang 3

4 Thiết lập chỉ số KPI cho phòng nhân sự và KPI cho CBCNV phòng nhân sự

5 Chính sách lương thưởng đối với nhân viên phòng nhân sự

II Mục đích của đề tài

Tìm hiểu thực trạng về cách thức tổ chức và điều hành hoạt động của phòng nhân

sự của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai Cách thức tuyển dụng Trưởng phòng nhân sự cũng như việc xây dựng các chương trình đào tạo, chính sách lương thưởng động viên nhân viên phòng nhân sự Để từ đó có những biện pháp giúp cho phòng nhân sự cũng như CBCNV phòng nhân sự thực sự giữ vai trò quan trọng trong việc đưa nguồn nhân lực ngân hàng trở thành một vũ khí tạo nên sự khác biệt trong sản phẩm dịch vụ ngân hàng của Vietcombank Đồng Nai

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VỀ PHÒNG NHÂN SỰ CỦA VIETCOMBANK

ĐỒNG NAI.

Chương này sẽ xem xét công việc của phòng nhân sự của Vietcombank Đồng Nai được thể hiện và mô tả như thế nào Quy trình tuyển dụng trưởng phòng nhân sự, Trưởng phòng nhân sự được tuyển dựa trên những tiêu chí nào Để đáp ứng nhu cầu công việc cũng như nhằm nâng cao khả năng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kỹ năng cần thiết cho nhân viên phòng nhân sự thì Trưởng phòng nhân sự phải xây dựng chính sách đào tạo như thế nào cho CBCNV phòng nhân sự Đồng thời, Trưởng phòng nhân sự đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của nhân viên hiện nay như thế nào, xem xét các chính sách lương, thưởng hiện nay đã hợp lí với nhân viên phòng nhân

sự chưa Từ đó rút ra những tồn tại cần phải khắc phục để từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp cho các nội dung trên

1 Giới thiệu sơ lực về Vietcombank Đồng Nai và phòng hành chính nhân sự

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (NHNT), được thành lập vào ngày 01/04/1991 trên cơ sở chuyển đổi từ phòng ngoại hối trực thuộc NHNN Việt Nam Là một chi nhánh tương đối non trẻ trong hệ thống NHNT và trên địa bàn Đồng

PA

Trang 4

Nai, và hoạt động trong bối cảnh “sinh sau đẻ muộn” so với các NHTM khác trên địa bàn nên lượng khách hàng còn rất khiêm tốn Ban đầu, trụ sở làm việc còn rất khiêm tốn nhưng chỉ trong vài năm gần đây, ngoài trụ sở chính đặt tại trung tâm thành phố Biên Hoà chi nhánh đã mở thêm sáu phòng giao dịch tại các khu công nghiệp và nơi tập trung dân cư, vừa thu hút tiền gửi dân cư, vừa phục vụ các doanh nghiệp thuận tiện hơn, có phòng giao dịch thực hiện hầu hết các nghiệp vụ

Điều kiện ban đầu cuả NHNT Đồng Nai rất khó khăn về nguồn vốn kinh doanh,

cơ sở vật chất kỷ thuật còn thiếu, lại phải tiếp nhận từ phòng ngoại hối cũ một số nợ khó đòi khá lớn Đồng thời, khối lượng nhân sự ít ỏi được thu nhận từ nhiều nguồn khác nhau Chưa một ai, từ lãnh đạo đến nhân viên, được đào tạo bài bản cũng như thực hành

cụ thể về các nghiệp vụ ngoại thương Chi nhánh NHNT Đồng Nai với những bước đi ban đầu vô cùng bỡ ngỡ và chập chững, vừa làm vừa học hỏi các chi nhánh đàn anh, vừa tự mày mò tìm hiểu các nghiệp vụ liên quan phát sinh, từ chưa có đến có, từ có ít đến ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp hơn

NHNT chi nhánh Đồng Nai đã trải qua gần 20 năm hoạt động Vượt qua biết bao khó khăn thử thách, CBCNV Vietcombank Đồng Nai đã phấn đấu không ngừng, bền bỉ khắc phục những hạn chế yếu kém để vươn lên Đến hôm nay Vietcombank Đồng Nai

đã từng bước trưởng thành cùng các Chi nhánh Ngân hàng thương maị khác góp phần xây dựng phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương, tham gia tích cực vào quá trình phát triển bền vững của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và là một ngân hàng chủ lực cung ứng dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu của tỉnh

So với 27 cán bộ công nhân viên vào ngày đầu mới thành lập đến nay, số lượng cán bộ công nhân viên đã tăng lên 247 cán bộ, trong đó đại bộ phận có trình độ Đại học,

am hiểu kinh tế đa ngành, nắm vững nghiệp vụ ngân hàng Cụ thể có 13 thạc sĩ kinh tế,

185 người có trình độ đại học hoặc tương đương, số còn lại hầu hết đã qua trung cấp và đang hàm thụ đại học Tất cả các cán bộ nghiệp vụ đều có trình độ cơ bản về tin học và

sử dụng thành thạo máy vi tính NHNT Đồng Nai đã phấn đấu và đuổi kịp các NHTM

đi trước và thực sự trở thành một đơn vị mạnh so với các đơn vị cùng địa bàn

1.1 Cơ cấu tổ chức của phòng nhân sự NHNT Đồng Nai:

Hiện nay, Vietcombank Đồng Nai có 18 phòng ban được chia làm hai khối là khối kinh doanh và khối hỗ trợ Mỗi phòng thực hiện chức năng riêng, đảm nhận những công việc riêng và luôn luôn có sự cộng tác phối hợp hoạt động đồng bộ giữa các phòng

Trang 5

ban dưới sự điều hành của một Giám đốc và ba Phĩ giám đốc Phịng nhân sự là một trong những phịng thuộc khối hỗ trợ, là một trong những phịng được được đánh giá là giữ vai trị nịng cốt, được thành lập gắn liền với sự ra đời của chi nhánh NHNT Đồng Nai và đã cĩ những đĩng gĩp khơng nhỏ vào sự phát triển của Vietcombank Đồng Nai trong những năm qua

Phịng nhân sự hiện cĩ 3 nhân viên và một trưởng phịng, do đặc thù hình thành

và phát triển của Vietcombank Đồng Nai nên cũng ảnh hưởng đến trình độ chuyên mơn của phịng tổ chức Trưởng phịng nhân sự trước khi làm cơng tác nhân sự là một trưởng phịng nghiệp vụ, phụ trách cơng tác tín dụng, do nhu cầu cơng việc của tổ chức nên được điều động sang nhận nhiệm vụ mới từ năm 2004 đến nay, để làm tốt vai trị quản lí

và phát triển nguồn nhân lực, Trưởng phịng nhân sự phải tham gia các khĩa học ngắn học cũng như tự bản thân nỗ lực để điều hành phịng nhân sự trong những năm qua Đối với nhân viên trong phịng nhân sự, thì trong 3 nhân viên thì cĩ 1 nhân viên cĩ trình độ trung cấp, đã làm việc tại phịng nhân sự kể từ khi thành lập chi nhánh, hai nhân viên cịn lại cĩ trình độ đại học được tuyển mới trong năm 2005 và năm 2007, chuyên ngành tốt nghiệp khơng cĩ liên quan đến lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực Một nhân viên cĩ kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, và một nhân viên đã từng làm tư vấn kế tốn được tuyển vào làm cơng tác nhân sự Thực trạng đội ngũ làm cơng tác nhân sự tại Vietcombank Đồng Nai chưa được đào tạo những kiến thức, kỹ năng về quản lí nguồn nhân lực nên cũng ảnh hưởng đến cơng tác quản trị nguồn nhân lực của chi nhánh

PA

Ban Giám đốc

Trưởng phòng

QLCB, LƯƠNG THƯỞNG

NV TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO

NV BAO HIỂM

Trang 6

2 Thực trạng về bản mô tả công việc của phòng nhân sự VCB Đồng Nai

Ngân hàng Vietcombank Đồng Nai là một chi nhánh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Nên tất cả các chính sách về nhân sự, quy trình về quản lí, tuyển dụng, đào tạo, … được thực hiện một cách cứng ngắc theo quy định của Ngân hàng Ngoại thương Trong khi đó, trước năm 2007, ngân hàng Ngoại thương là một trong những ngân hàng thương mại của nhà nước, do đó công tác nhân sự chịu tác động nhiều bởi các quy định trong quản lí đối với các doanh nghiệp nhà nước Do đó, các quy định về chức năng, nhiệm vụ của phòng nhân sự mang tính chất chung chung Dẫn đến tình trạng, phòng nhân sự làm các công việc về hành chính là chủ yếu, các chức năng quan trọng của phòng nhân sự là xây dựng chiến lược phát triển nhân sự đáp ứng chiến lược kinh doanh của ngân hàng, hay thiết lập các quy trình chuẩn về đánh giá nhân viên, tuyển dụng, đào tạo ít được quan tâm Vì vậy, phòng nhân sự đã không phát huy vai trò của mình trong việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực của ngân hàng Điều này cũng là do, phòng nhân sự đã không thiết lập được bản mô tả công việc của phòng mình, do đó không xác định được những công việc mà phòng nhân sự phải thực hiện, dẫn đến tình trạng đụng đâu làm đó Việc này cũng dẫn đến tình trạng nhiều phòng ban nghiệp vụ khác cũng như Ban lãnh đạo chi nhánh không thấy được tầm quan trọng của phòng nhân sự nên công tác nhân sự ít được quan tâm Đồng thời, việc này cũng ảnh hưởng đến tâm li cũng như vị thế của cán bộ làm công tác nhân sự

Hiện nay NHNT đã chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần hóa, để năng cao năng lực quản li cũng như để tuyển dụng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực thì vấn đề cấp bách hiện nay là phòng nhân sự Vietcombank Đồng Nai phải xây dựng được bản mô tả công việc của phòng để từ đó có thể xác định chính xác chức năng, nhiệm vụ của phòng, thể hiện được tầm quan trọng của phòng nhân sự

3 Chính sách tuyển dụng Trưởng phòng nhân sự tại VCB Đồng Nai

Nhân sự là một trong những nguồn lực chính của ngân hàng Vì vậy vai trò của trưởng phòng nhân sự được đánh giá rất quan trọng, tuy nhiên trong hệ thống Vietcom-bank vai trò của trưởng phòng nhân sự bị lù mời bởi những vị trí khác là trưởng phòng khách hàng, trưởng phòng tín dụng ….và nhiều người cho rằng Trưởng phòng nhân sự chỉ là người thừa hành mệnh lệnh của ban giám đốc và thực hiện chủ yếu các công việc

Trang 7

về lĩnh vực hành chính Vì vậy khi tuyển dụng Trưởng phòng nhân sự, Ban Giám đốc chi nhánh chú trọng đến mảng quản trị hành chính nhiều hơn Điều này xảy ra là do chi nhánh chưa xây dựng được bảng mô tả công việc đối với chức danh Trưởng phòng nhân

sự, chưa xây dựng được tiêu chuẩn năng lực đối với Trưởng phòng nhân sự Nguồn tuyển dụng chủ yếu là từ nội bộ của chi nhánh, mặc dù các cán bộ của chi nhánh có lợi thế về am hiểu tổ chức, có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tuy nhiên những cán bộ làm công tác kinh doanh lại thiếu mất những kiến thức, kỹ năng về quản lí nguồn nhân lực nên không thực hiện các công tác như hoạch định nguồn nhân lực, xây dựng các chương trình phát triển cá nhân, chương trình đào tạo, các chính sách đãi ngộ

và động viên hợp lí mà chỉ đơn thuần làm công việc quản trị nhân sự Do đó, việc xác định những phẩm chất, năng lực cần thiết và những cách thức để sàng lọc, tuyển dụng được một trưởng phòng nhân sự giỏi là rất quan trọng đối với VCB Đồng Nai

4 Thực trạng về chương trình đào tạo, cách thức đánh giá và hệ thống lương của nhân

viên phòng nhân sự tại VCB Đồng Nai

a Về chương trình đào tạo cho nhân viên phòng nhân sự

Như đã đề cập ở trên, hiện nay phòng nhân sự của VCB Đồng Nai có 3 cán bộ, cả 3 cán

bộ không được đào tạo bài bản về quản lí nhân sự Nhân viên nhân sự tác nghiệp dựa cách kinh nghiệm của người đi trước chỉ bảo cho người đi sau và cứ thế thực hiện, không có sự sáng tạo, đổi mới Chính vì không được trang bị những kiến thức về quản trị nhân sự nên công việc chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản Các chương trình đào tạo cho nhân viên phòng nhân sự chỉ là tham dự các khóa học tìm hiểu về những văn bản luật mới ban hành, hay các chương trình đào tạo nội bộ do TW tập huấn về các quy trình mới về quản lí lao động hay các chính sách tiền lương Nhân viên phòng nhân sự chưa được tham gia các chương trình đào tạo nâng cao về quản lí nhân sự, chính điều hạn đã làm hạn chế vai trò của phòng nhân sự cũng như ảnh hưởng đến việc quản lí, sử dụng nguồn nhân lực của ngân hàng Mà nguyên chính của vấn đề này là phòng chưa xây dựng được bảng tiêu chuẩn năng lực cho xác định được nhân viên nhân sự cần phải được đào tạo những kỹ năng nào

b Cách thức đánh giá hiệu quả công việc của phòng nhân sự

Do không thiết lập bảng mô tả công việc cũng như không xây dựng mục tiêu cho nhân viên nên việc đánh giá nhân viên gặp khó khăn, vì chủ yếu dựa vào yếu tố cảm tính của người trưởng phòng nên đôi khi dẫn đến sự thiên vị và gây tị nạnh giữa các nhân viên

PA

Trang 8

c Hệ thống lương, thưởng của nhân viên nhân sự

Trước khi cổ phần hóa, Vietcombank áp dụng các ngạch lương của nhà nước sau đó nhân với một hệ số kinh doanh, cách thức trả lương này dựa vào bằng cấp không xét đến yếu tố năng lực, kết quả làm việc của nhân viên, nên cách thức trả lương này đã không tạo được động lực cho nhân viên, bời vì người làm nhiều và người làm ít, người tích cực cũng như người lười nhác cùng hưởng một mức lương như nhau dựa trên bằng cấp và thâm niên Tuy nhiên sau khi cổ phần hóa, Vietcombank đã có thiết lập một hệ thống trả lương theo vị trí công việc và hiệu quả trong công việc, đã phần nào xóa bỏ cơ chế cào bằng Mặc dù hệ thống lương thưởng mới được trả dựa trên kết quả thực hiện công việc, nhưng công cụ hỗ trợ đánh giá hiệu quả công việc lại không cụ thể, mang tính chất trừu tượng, định tính là chủ yếu Chính vì vậy, khi đem đánh vào đánh giá đối với nhân viên phòng nhân sự rất khó, do công việc phòng nhân sự chưa được đo lường nên việc đánh giá lương thưởng cho nhân viên phòng nhân sự rất thấp so với các phòng ban nghiệp vụ khác, cũng đã ảnh hưởng đến tâm lí làm việc cũng như động lực phấn đấu của nhân viên phòng nhân sự

CHƯƠNG 2: NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÒNG NHÂN SỰ VÀ THIẾT LẬP CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, CHÍNH SÁCH LƯƠNG, THƯỞNG CHO NHÂN VIÊN PHÒNG NHÂN SỰ

Trong chương này, sẽ thực hiện thiết kế bảng mô tả công việc cho phòng nhân

sự, giúp cho phòng nhân sự định hướng đúng được vai trò, chưc năng nhiệm vụ của phòng nhân sự Đồng thời, để Ban lãnh đạo và các phòng hiểu được tầm quan trọng của phòng nhân sự trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Trong chương này, nhóm sẽ đưa ra các tiêu chí về năng lực, trình dộ, phẩm chất và cách thức để có thể tuyển dụng được một trưởng phòng nhân sự giỏi Đồng thời, với vai trò là Trưởng phòng nhân sự nhóm sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo cho đội ngũ cán bộ của phòng nhân sự, cũng như thiết lập các mục tiêu cho phòng nhân sự và từng cán bộ nhân sự thông qua chỉ số KPI,

để từ đó có chính sách lương thưởng tương xứng

Trang 9

1 Thiết lập bảng mô tả công việc của phòng nhân sự

Bảng mô tả công việc của phòng nhân sự thể hiện rõ vai trò của phòng nhân sự trong hoạt động của doanh nghiệp Trong bản mô tả công việc của phòng nhân sự thể hiện

rõ các chức năng, nhiệm vụ của phòng nhân sự, các mối quan hệ với các phòng ban trong tổ chức, cũng như các mối quan hệ với các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp Trước khi xây dựng bảng mô tả công việc của phòng nhóm đã xây dựng sứ mệnh của phòng nhân sự, điều này tạo cho nhân viên làm công tác nhân sự cảm thấy vai trò quan trọng của mình trong tổ chức, đồng thời trong sứ mệnh của phòng nhân sự nhóm cũng đưa ra những cam kết để toàn thể CBCNV trong tổ chức nhận thấy rằng

họ luôn được đánh giá cao

SỨ MỆNH CỦA BỘ PHẬN NHÂN SỰ

 Chúng tôi cam kết phát triển đội ngũ CBCNV đáp ứng yêu cầu, chiến lược phát triển của ngân hàng Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu lực của tổ chức;

 Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, chúng tôi cam kết điều kiện cho nhân viên được phát huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích, động viên

và tạo ra một môi trường làm việc thân thiện để mọi nhân viên có thể cống hiến xây dựng mái nhà chung Vietcombank ngày càng phát triển vững mạnh

CHỨC NĂNG NGHIỆP VỤ

1 Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực định kỳ năm, quý, tháng

2 Tổ chức việc quản lý nhân sự toàn cơ quan

3 Xác định nhiệm vụ, phân công, bố trí lao động

4 Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích – kích thức người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động

Thu hút nguồn nhân

lực

- Đảm bảo số lượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp cho công việc của doanh nghiệp

- Tuyển đúng người đúng việc nhằm xác định được những

PA

Trang 10

công việc nào cần tuyển thêm người.

- Thực hiện phân tích công việc để biết doanh nghiệp cần tuyển thêm bao nhiêu nhân viên và yêu cầu tiêu chuẩn đặt

ra đối với các ứng viên là như thế nào

- Dự báo, hoạch định nguồn nhân lực, phân tích công việc, phỏng vấn, trắc nghiệm, thu thập, lưu giũ và xử lý các thông tin về nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Thực hiện công tác

tuyển dụng, đào tạo

và phát triển nhân sự

đảm bảo chất lượng

theo yêu cầu, chiến

lược của cơ quan.

- Chú trọng việc nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo nhân viên trong doanh nghiệp có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao

- Tạo điều kiện cho nhân viên được phát triển tối đa các năng lực cá nhân

- Lập kế hoạch đào tạo, huấn luyện và đào tạo lại nhân viên mỗi khi có sự thay đổi về nhu cầu của công ty hoặc quy trình công nghệ , kỹ thuật

- Thực hiện các hoạt động như hướng nghiệp, huấn luyện, đào tạo kỹ năng thực hành cho cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề, cập nhật kiến thức quản

lý, kỹ thuật công nghệ cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ

Duy trì nguồn nhân

lực.

- Duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp như kích thích, động viên nhân viên và duy trì,phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp

- Thực hiện các chính sách và các hoạt động nhằm khuyến khích , động viên nhân viên trong doanh nghiệp làm việc hăng say, tận tình,có ý thức trách nhiệm và hoàn thành công việc với chất lượng cao

- Đánh giá về mức độ hoàn thành và ý nghĩa của việc hoàn thành công việc của nhân viên đối với hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có chế độ đãi ngộ thích hợp: trả lương cao, công bằng, khen thưởng kịp thời các cá nhân có sáng kiến,

Ngày đăng: 25/04/2015, 16:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w