Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên nước
Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên nước Viện Tài nguyên và Môi trường MỤC LỤC Mở đầu 2 Hệ thống các văn bản pháp quy 2 Các kiến nghị 9 Kết luận 9 Giảng viên: Nguyễn Hồng Quân 1 Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên nước Viện Tài nguyên và Môi trường Mở đầu Nước là một nhân tố quan trọng cấu thành nên môi trường, quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật trên trái đất. Tài nguyên nước nói chung là nguồn tài nguyên vừa hữu hạn vữa vô hạn, được chia thành 2 mặt gồm trữ lượng và chất lượng. Hiện nay, cả 2 mặt này của tài nguyên nước đều đang phải đối mặt với vấn đề riêng đó là ô nhiễm về chất lượng và cạn kiệt về số lượng. Nguy cơ thiếu nước là một hiểm họa lớn đối với mỗi quốc gia. Hiện nay trên thế giới đang phải đối mặt và nhanh chóng tìm kiếm giải pháp để bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này. Trữ lượng nước của Việt Nam nhìn chung khá phong phú. Việt Nam là nước có lượng mưa trung bình vào loại cao, khoảng 2000 mm/năm, gấp 2,6 lượng mưa trung bình của vùng lục địa trên Thế giới. Tổng lượng mưa trên toàn bộ lãnh thổ là 650 km 3 /năm, tạo ra dòng chảy mặt trong vùng nội địa là 324 km 3 /năm. Vùng có lượng mưa cao là Bắc Quang 4.000-5.000 mm/năm, tiếp đó là vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, Tiên Yên, Móng Cái, Hoành Sơn, Ðèo Cả, Bảo Lộc, Phú Quốc 3.000-4.000 mm/năm. Vùng mưa ít nhất là Ninh Thuận và Bình Thuận, vào khoảng 600-700 mm/năm. Ngoài dòng chảy phát sinh trong vùng nội địa, hàng năm lãnh thổ Việt Nam nhận thêm lưu lượng từ Nam Trung Quốc và Lào, với số lượng khoảng 550 km 3 . Do vậy, tài nguyên nước mặt và nước ngầm có thể khai thác và sử dụng ở Việt Nam rất phong phú, khoảng 150 km 3 nước mặt một năm và 10 triệu m 3 nước ngầm một ngày. Tuy nhiên, do mật độ dân số vào loại cao, nên bình quân lượng nước sinh trong lãnh thổ trên đầu người là 4200 m 3 /người, vào loại trung bình thấp trên Thế giới. Hiện nay, do sự biến đổi khí hậu cũng như thói quen tiêu dùng, khai thác nước đã và đang dẫn đến sự giảm sút nhanh chóng của số liệu trên. Bảo vệ tài nguyên nước nói chung và trữ lượng nước nói riêng ở nước ta đã trở thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước. Bằng những biện pháp và chính sách khác nhau, Nhà nước ta đã và đang can thiệt mạnh mẽ vào các hoạt động của các cá nhân và tổ chức trong xã hội để ngăn chặn ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên nước. Một trong những biện pháp được Nhà nước ta sử dụng mạnh mẽ trong thời gian gần đây chính là công cụ luật pháp – chính sách với luật quốc gia, các văn bản dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương. Hệ thống các văn bản pháp quy Ở nước ta, hệ thống các quy định cụ thể của pháp luật về bảo về trữ lượng tài nguyên nước bao gồm: các văn bản luật do Quốc hội ban hành, do Chính phủ ban hành và do Bộ trưởng ban hành. Giảng viên: Nguyễn Hồng Quân 2 Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên nước Viện Tài nguyên và Môi trường 2.1. Quốc hội ban hành a. Luật tài nguyên nước (TNN) số 17/2012/QH13 ban hành ngày 21/06/2012 gồm 10 chương, 79 điều bao gồm các nội dung liên quan đến bảo vệ trữ lượng nước nói riêng hoặc lồng ghép vào nôi dung việc bảo vệ tài nguyên nước nói chung: Những quy định chung: Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; Chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước; Phổ biến, giáo dục về tài nguyên nước; Lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Danh mục lưu vực sông, danh mục nguồn nước; Lưu trữ, sử dụng thông tin về tài nguyên nước; Các hành vi bị nghiêm cấm. Điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước: Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước; Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước; Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước; Chiến lược tài nguyên nước; Quy hoạch tài nguyên nước; Nội dung của quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước; Nội dung của quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh và quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Bảo vệ tài nguyên nước: Phòng, chống cạn kiệt nguồn nước; Ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và phục hồi nguồn nước bị cạn kiệt; Quan trắc, giám sát tài nguyên nước; Bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy; Hành lang bảo vệ nguồn nước; Bảo vệ nước dưới đất; Xả nước thải vào nguồn nước; Quyền và nghĩa vụ của tổchức, cá nhân được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; Khai thác, sử dụng tài nguyên nước: Biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; Hạn chế thất thoát nước trong các hệ thống cấp nước; Ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; Phát triển khoa học, công nghệ sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; Quyền, nghĩa vụ của tổchức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước; Đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước; Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt; Khai thác, sử dụng tài nguyên nước để sản xuất nông nghiệp; Khai thác, sử dụng nguồn nước cho thủy điện; Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản; Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất công nghiệp, khai thác, chế biến khoáng sản; Khai thác, sử dụng nguồn nước cho giao thông thủy; Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích khác; Thăm dò, khai thác nước dưới đất; Hồ chứa và khai thác, sử dụng nước hồ chứa; Điều hòa, phân phối tài nguyên nước; Chuyển nước lưu vực sông; Bổ sung nhân tạo nước dưới đất; Gây mưa nhân tạo Phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra: Trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại của nước do thiên tai gây ra; Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo; Phòng, chống sụt, lún đất; Phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông; Giảng viên: Nguyễn Hồng Quân 3 Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên nước Viện Tài nguyên và Môi trường Tài chính về tài nguyên nước: Nguồn thu ngân sách nhà nước từ hoạt động tài nguyên nước; Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; Quan hệ quốc tế về tài nguyên nước: Nguyên tắc áp dụng trong quan hệ quốc tế về tài nguyên nước; Trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam đối với nguồn nước liên quốc gia; Hợp tác quốc tế trong quản lý và phát triển tài nguyên nước; Giải quyết tranh chấp, bất đồng về nguồn nước liên quốc gia; Trách nhiệm quản lý tài nguyên nước: Trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ; Trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Uỷ ban nhân dân các cấp; Điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông; Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước; Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước Thanh tra chuyên ngành tài nguyên nước, giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước: Thanh tra chuyên ngành tài nguyên nước; Giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước; Điều khoản thi hành. b. Luật bảo vệ môi trường Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 25/11/2005 gồm 15 chương, 135 điều. Luật dành chương VII đề cập đến bảo vệ các nguồn nước. Luật đưa ra các nguyên tắc bảo vệ, các hành vi nhằm bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên nước sông kiểm soát và sử lý ô nhiễm môi trường nước, quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với bảo vệ nguồn nước các lưu vực sông (điều 61). Đối với các nguồn nước khác (quy định từ điều 63 đến 65) như phục vụ cho thủy điện, sinh hoạt đô thị, nước dưới đất, nước trong các kênh rạch, hồ, ao… được quy định trong mục 3 chương VII. Với mục đích ngăn ngừa sự ô nhiễm nguồn nước từ các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, việc quản lý chất thải được quy định trong chương VIII của luật này. 2.2.Chính phủ ban hành Các văn bản pháp quy do Chính phủ ban hành về bảo vệ môi trường nước nói chung và trữ lượng nước nói riêng đang áp dụng ở nước ta hiện nay. Bảng 1: Các văn bản pháp quy do Chính phủ ban hành về bảo vệ môi trường nước Stt Tên văn bản pháp lý Số và thời điểm ban hành Tóm tắt nội dung 01 Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài - 81/2006/QĐ-TTg - 14/04/2006 - Quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo mục tiêu (tổng quát và cụ thể) - Nhiệm vụ chủ yếu và các giải pháp Giảng viên: Nguyễn Hồng Quân 4 Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên nước Viện Tài nguyên và Môi trường Stt Tên văn bản pháp lý Số và thời điểm ban hành Tóm tắt nội dung nguyên nước đến năm 2020 chính - Phụ lục: Danh mục các đề án, dự án ưu tiên thực hiện chiến lược quốc gia về tài nguyên nước giai đoạn 2006 - 2010 02 Nghị định về quản lý lưu vực sông - 120/2008/NĐ- CP - 01/12/2008 - Những quy định chung - Điều tra cơ bản môi trường - tài nguyên nước lưu vực sông - Quy hoạch lưu vực sông - Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông - Điều hoà, phân bổ tài nguyên nước và chuyển nước đối với các lưu vực sông - Hợp tác quốc tế và thực hiện các điều ước quốc tế về lưu vực sông - Tổ chức điều phối lưu vực sông - Trách nhiệm quản lý lưu vực sông - Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm - Điều khoản thi hành. 03 Quyết định về việc ban hành Danh mục lưu vực sông liên tỉnh - 1989/QĐ-TTg - 01/11/2010 - Danh mục lưu vực sông liên tỉnh: Mã sông; Tên sông; Chảy ra; Chiều dài; - Diện tích lưu vực; Thuộc tỉnh, thành phố. 04 Nghị định của Chính Phủ Về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường - 102/2008/NĐ-CP - 15/09/2008 - Những quy định chung - Thu thập, quản lýdữ liệu về tài nguyên và môi trường - Khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường - Trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý dữ liệu về tài nguyên và môi trường - Xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo - Điều khoản thi hành 05 Công văn: V/v Tăng cường công tác quản lý các dự án thủy điện - 4920/VPCP-KTN - 04/07/2012 - Chỉ định bộ Công Thương rà soát, điều chỉnh Quy hoạch bậc thanh thủy điện trên dòng sông, Quy hoạch phát triển thủy điện nhỏ trên địa bàn cả nước, kiên quyết loại bỏ các dự án không hiệu quả, ảnh hưởng tài nguyên mô trường… - Chỉ định bộ TNMT xây dựng, ban hành quy định về dòng chảy tối thiểu Giảng viên: Nguyễn Hồng Quân 5 Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên nước Viện Tài nguyên và Môi trường Stt Tên văn bản pháp lý Số và thời điểm ban hành Tóm tắt nội dung ở hạ du các hồ chứa; - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá công tác bảo vệ môi trường tại các dự án thủy điện, thực hiện xử phạt các trường hợp vi phạm công tác bảo vệ môi trường. 06 Nghị định về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi - 112/2008/NĐ-CP - 20/10/2008 - Những quy định chung - Bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường hồ chứa - Trách nhiệm quản lý bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường các hồ chứa - Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm - Điều khoản thi hành 07 Nghị định Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước - 34/2005/NĐ-CP - 17/03/2005 - Những quy định chung: đối tượng bị xử phạt, nguyên tắc xử phạt; các tình tiết giảm nhẹ, gây nặng, thời hiệu xử phạt; các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả - Hành vi vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước , hình thức xử phạt và mức phạt; - Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; - Khiếu nại, tố cáo và xử lí vi phạm; - Điều khoản thi hành. 08 Nghị định Chính phủ quy định về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải - 25/2013/NĐ-CP - 29/03/2013 - Những quy định chung: đối tượng chịu phí; người nộp phí; đối tượng không chịu phí; - Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; - Điều khoản thi hành. 2.3. Bộ trưởng ban hành Các văn bản pháp quy do bộ trưởng ban hành về bảo vệ môi trường nước nói chung và trữ lượng nước nói riêng đang áp dụng ở nước ta hiện nay. Bảng 2: Các văn bản pháp quy do bộ trưởng ban hành về bảo vệ môi trường nước Giảng viên: Nguyễn Hồng Quân 6 Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên nước Viện Tài nguyên và Môi trường Stt Tên văn bản pháp lý Số và thời điểm ban hành Tóm tắt nội dung 01 Thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định 149/2004/NĐ- CP - 02/2005/TT- BTNMT - 24/06/2005 - Những quy định chung - Trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép - Quản lý hồ sơ, giấy phép - Tổ chức thực hiện. 02 Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 34/2005/NĐ- CP - 05/2005/TT- BTNMT - 22/07/2005 - Những quy định chung - Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, hình thức xử phạt và mức phạt - Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước - Khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm tổ chức thực hiện 03 Quy định bảo vệ tài nguyên nước dưới đất - 15/2008/QĐ- BTNMT - 31/12/2008 - Quy định chung; - Vùng cấm, vùng hạn chế xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất; - Bảo vệ nguồn nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thí nghiệm hiện trường; - Bảo vệ nguồn nước dưới đất trong hoạt động khai thác nước dưới đất; - Bảo vệ nguồn nước dưới đất trong hoạt động xây dựng, khoáng sản và các hoạt động khác; - Điều khoản thi hành. 04 Quyết định ban hành quy định về việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất - 13/2007/QĐ- BTNMT - 04/09/2007 - Quy định chung - Nội dung, yêu cầu hồ sơ sản phẩm đối với các dự án điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất (Dự án điều tra đánh giá tổng quan; Dự án điều tra đánh giá sơ bộ; Dự án điều tra đánh giá chi tiết); - Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện dự án điều tra , đánh giá tài nguyên nước. 05 Thông tư quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá - 20/2009/TT- BTNMT - 05/11/2009 - Những quy định chung - Quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước bao gồm là định mức về hao phí lao Giảng viên: Nguyễn Hồng Quân 7 Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên nước Viện Tài nguyên và Môi trường Stt Tên văn bản pháp lý Số và thời điểm ban hành Tóm tắt nội dung hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước động, hao phí vật liệu và định mức sử dụng dụng cụ, máy móc, thiết bị để thực hiện một khối lượng công việc nhất định. - Quy định về điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt tương ứng với những bản đồ tỷ lệ khác nhau - Quy định về những nội dung công việc, các thao tác chính, thao tác phụ để thực hiên các bước công việc, các điều kiện áp dụng và các hệ số điều chỉnh, các cách tính định mức. 06 Thông tư Quy định về Định mức kinh tế- kỹ thuật khảo sát, đo đạc tài nguyên nước - 10/2010/TT- BTNMT - 01/07/2010 - Những quy định chung - Đinh mức kinh tế- kỹ thuật khảo sát, đo đạc tài nguyên nước và đánh giá, dự báo tài nguyên nước bằng mô hình dòng chảy - Khảo sát, đo đạc tài nguyên nước dưới đất - Đánh giá, dự báo tài nguyên nước bằng mô hình dòng chảy 07 Thông tư Sửa đổi, bổ sung Quy định về việc cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất ban hành kèm theo Quyết định số 17/2006/QĐ- BTNMT - 36/2011/TT- BTNMT - 15/09/2011 - Sửa đổi, bổ sung nội dung quy định tại một số điều của Quy định về việc cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất ban hành kèm theo Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Bãi bỏ, thay thế, một số mẫu hồ sơ cấp phép của Quy định về cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất ban hành kèm theo Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. 08 Quyết định Về việc quy định mức thu, chế độ thu,nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, lệ phí cấp - 59/2009/QĐ-BTC - 25/10/2006 - Mức thu phí thẩm định, lệ phí cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nướcdưới đất do cơ quan trung ương thực hiện; - Đối tượng nộp phí, lệ phí; Giảng viên: Nguyễn Hồng Quân 8 Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên nước Viện Tài nguyên và Môi trường Stt Tên văn bản pháp lý Số và thời điểm ban hành Tóm tắt nội dung phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất - Phí thẩm định, lệ phí cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất; - Điều khoản thi hành. Các kiến nghị Với hệ thống các văn bản pháp quy về bảo vệ trữ lượng nước hiện nay được đánh giá là khá đầy đủ dựa trên thành phần các nguồn nước (nước mặt: sông, hồ…; nước ngầm) và các công việc cần thực hiện (chiến lược phát triển tài nguyên nước, đánh giá chất lượng nước, quản lý theo lưu vực hay từng địa phương, cách đánh giá chất lượng nước, các hình thức khai thác, cách thức xác định vi phạm, xử phạt, sử dụng dữ liệu nguồn nước …). Vì vậy, nhóm thực hiện tiểu luận không có kiến nghị về việc bổ sung thêm các văn bản pháp luật mà chỉ chú trọng đến một số nội dung như sau: Tích cực làm rõ các vẫn đề đã có và bổ sung thêm các vấn đề phát sinh trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước nhằm nâng cao tính chi tiết trong nội dung của mỗi văn bản pháp quy. Trình bày các văn bản pháp quy rõ ràng, dễ hiểu hơn để cho những người thực hiện nắm rõ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi cá nhân hay tổ chức khi thi hành; Ban hành, sửa đổi các nội dung các văn bản pháp quy một cách kịp thời, nhanh chóng và linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế; Có các hình thức phổ biến, truyền đạt các văn bản pháp quy sao cho cá nhân hay tổ chức tiếp cận dễ dàng, kịp thời. Kết luận Việc sử dụng các văn bản pháp luật để bảo vệ tài nguyên nước nói chung và trữ lượng nước nói riêng đã và đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Hệ thống các văn bản pháp quy hiện nay của nước ta được cho là khá đa dạng tuy nhiên vẫn cần phải hoàn thiện, sửa đổi từng ngày để mang lại hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước. Giảng viên: Nguyễn Hồng Quân 9 . sông - 120/2008/N - CP - 01/12/2008 - Những quy định chung - Điều tra cơ bản môi trường - tài nguyên nước lưu vực sông - Quy hoạch lưu vực sông - Bảo. 149/2004/N - CP - 02/2005/TT- BTNMT - 24/06/2005 - Những quy định chung - Trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép - Quản