ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ****** TIỂU LUẬN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TỔNG HỢP MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hồng Quân Người thực hiện: Châu Quang Huy - 1280100046 Nguyễn Hoàng Tân - 1280100072 Lương Minh Trọng - 1280100086
TỔNG HỢP MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC MỤC LỤC I. Mục tiêu của đề tài Nước là tài nguyên quý giá không thể thiếu đối với cuộc sống con người và các loài sinh vật, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được đối với một số ngành kinh tế quốc dân, là một thành phần cơ bản tạo nên môi trường sống. Hiện nay, nhu cầu về nước ngày càng lớn do dân số tăng nhanh, tốc độ đô thị hóa nhanh và do sự phát triển của nền kinh tế. Tài nguyên nước toàn cầu nói chung, của Việt Nam nói riêng đều có những giới hạn. Con người đã, đang và sẽ tiếp tục có những tác động tiêu cực đối với nguồn nước, gây ảnh hưởng đối với đời sống con người cũng như các ngành kinh tế. Chính vì vậy bảo vệ môi trường nước đã trở thành vấn đề quan tâm lớn không chỉ của Việt Nam mà còn của các quốc gia khác trên thế giới. Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế, ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm và suy thoái nguồn nước. Một trong những biện pháp đem lại hiệu quả cao là biện pháp pháp lý. Bằng các quy định của pháp luật, nhà nước vừa ràng buộc mọi tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nguồn nước vừa định hướng cho họ thực hiện những hành vi có lợi cho nguồn nước. Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo kiểm soát ô nhiễm nước một cách hiệu quả. Thông qua pháp luật, nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan như sau: xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, định kỳ đánh giá dự báo tình hình môi trường nước, xây dựng và quản lý các công trình bảo vệ môi trường nước… Pháp luật ràng buộc các chủ thể có liên quan phải thực hiện nghiêm chỉnh những đòi hỏi của pháp luật để kiểm soát ô nhiễm nước. Pháp luật quy định những chế tài cụ thể đối với các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật môi trường khi họ không tuân theo quy định của pháp luật. Các chế tài hành chính ,dân sự, hình sự GVHD : TS. NGUYỄN HỒNG QUÂN NHÓM 1 1 TỔNG HỢP MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC được pháp luật quy định buộc các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong việc khai thác và sử dụng nước. Đề tài nhằm thống kê số lượng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước trong thời gian qua. Các văn bản này đã đi vào cuộc sống, đã áp dụng nhưng khi áp dụng thực tế còn nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác bảo vệ tài nguyên nước. Vì vậy, đề tài này sẽ kiến nghị bổ sung thêm các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước nhằm đáp ứng cầu cuộc sống. II. Các nội dung chính của đề tài 1. Tình hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước: Đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhu cầu sử dụng nước cho phát triển kinh tế, phục vụ dân sinh ngày càng lớn trong khi nguồn nước có hạn, đặt ra yêu cầu mới về chia sẻ nguồn nước. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu sử dụng nước phù hợp. Ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước diễn ra phổ biến và nghiêm trọng, đang là thách thức lớn trong công tác bảo vệ tài nguyên nước. Mặt khác, biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều mối đe dọa đến tài nguyên nước. Trước tình hình đó, cần phải tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước, mà việc quan trọng trước tiên là hoàn thiện pháp luật về tài nguyên nước. Sau 12 năm thi hành Luật tài nguyên nước năm 1998, trên thực tế chúng ta đạt nhiều kết quả khả quan, đặc biệt là đã khai thác, sử dụng tốt hơn các nguồn nước để đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước có nhiều tiến bộ và từng bước đi vào nề nếp, công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên nước được tăng cường hơn trước… Tuy nhiên, trong quá trình thi hành Luật tài nguyên nước năm 1998 cũng cho thấy còn không ít những tồn tại, bất cập đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung. Hơn nữa, xét thấy có một số nội dung rất quan trọng cần phải điều chỉnh mà Luật tài nguyên nước năm 1998 chưa đề cập đến, như: quy hoạch tài nguyên nước; quản lý lưu vực sông; điều hoà, phân bổ nguồn nước một cách hợp lý, cân bằng lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường; sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, ngưỡng giới hạn khai thác nước dưới đất. Luật cũng chưa điều chỉnh đầy đủ hoặc rõ các vật thể chứa nước, các công trình điều tiết nước và nguyên tắc vận hành các công trình đó. GVHD : TS. NGUYỄN HỒNG QUÂN NHÓM 1 2 TỔNG HỢP MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC Như chúng ta đều biết, tài nguyên nước là tài sản quốc gia, là tài nguyên đặc biệt quan trọng, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững và bảo vệ môi trường nhưng chưa có biện pháp, cơ chế quản lý phù hợp, chưa thực sự coi tài nguyên nước là một loại tài sản; thiếu các quy định, công cụ, biện pháp kinh tế, tài chính để tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước nên tình trạng khai thác, sử dụng còn lãng phí, thiếu hiệu quả và không bền vững còn phổ biến; Ở nước ta, Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 cũng đã đề cập đến quản lý tổng hợp tài nguyên nước, tuy nhiên, Luật tài nguyên nước hiện hành chưa thể hiện đầy đủ và đúng mức phương thức quản lý này. Xuất phát từ yêu cầu và thực tiễn nói trên, ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua Luật tài nguyên nước. Ngày 02 tháng 7 năm 2012, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh công bố Luật tài nguyên nước và luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, thay thế Luật tài nguyên nước số 08/1998/QH10. Luật gồm 10 chương với 79 điều, quy định việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật không điều chỉnh đối với nước khoáng, nước nóng thiên nhiên và nước biển thuộc vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bên cạnh đó, những vấn đề về lũ, lụt và các tác hại khác của nước do thiên tai gây ra được điều chỉnh bằng pháp luật khác. Tóm lại: Luật tài nguyên nước được ban hành đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước ở nước ta. Đây là văn bản pháp luật cao nhất về quản lý tài nguyên nước, thể hiện rõ các quan điểm, đường lối của Đảng, chiến lược phát triển đất nước có liên quan đến tài nguyên nước; đồng thời bước đầu thể hiện sự tiếp cận quan điểm hiện đại của thế giới về quản lý tổng hợp tài nguyên nước đã được áp dụng thành công ở một số nước trên thế giới và ngày càng chứng tỏ là một phương thức quản lý hiệu quả, được nhiều quốc gia nghiên cứu áp dụng. Tổng số văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước - Luật: bao gồm 02 luật về tài nguyên nước đã được ban hành. - Thông tư: bao gồm 30 Thông tư. - Quyết định: bao gồm 06 Quyết định. - Chỉ thị: bao gồm 01 Chỉ thị. 2. Hệ thống quản lý nhà nước về tài nguyên nước GVHD : TS. NGUYỄN HỒNG QUÂN NHÓM 1 3 TỔNG HỢP MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC 2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý về tài nguyên nước ở trung ương: - Bộ Tài nguyên và Môi trường: ngày 04 tháng 3 năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, tại Điều 1 quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: theo Nghị định số 01/2008/NĐ- CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Bộ Nông nghiệp và PTNT có chức năng thường trực quốc gia về công tác phòng, chống lụt, bão. - Các Bộ, ngành khác: Chức năng nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được quy định chi tiết tại Điều 14 Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước. Trong đó tại các Khoản 4,5,6 các Bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường để xây dựng, tổ chức các quy hoạch do Bộ, ngành phụ trách (tại Nghị định số 179/1999/NĐ-CP khi Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa được thành lập, Bộ thực hiện chức năng quản lý tài nguyên nước là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sau khi thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường, chức năng quản lý đã được thay thế tại Nghị định số 25/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường). - Cục Quản lý tài nguyên nước: Quyết định số 1035/2008/QĐ-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2008 quy định Cục Quản lý tài nguyên nước là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong phạm vi cả nước. GVHD : TS. NGUYỄN HỒNG QUÂN NHÓM 1 4 TỔNG HỢP MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC 2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý về tài nguyên nước ở địa phương: 2.2.1 Cấp tỉnh: - Ủy ban nhân dân các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương: Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 Quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước, UBND cấp tỉnh, TP. - Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân các tỉnh, TP thực hiện chức năng quản lý tài nguyên nước tại địa phương, theo quy định tại Thông tư 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV. - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, TP thực hiện chức năng phòng chống lụt bão tại địa phương. 2.2.2 Cấp huyện - Chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở cấp huyện được giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về quản lý tài nguyên nước tại địa phương theo quy định của Luật Tài nguyên nước. Căn cứ vào Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV. 2.2.3 Cấp xã - Chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở cấp xã được giao cho Công chức địa chính - xây dựng là công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường cấp xã, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện. - Hiện nay, thực hiện công tác tham mưu cho chính quyền cấp xã về quản lý tài nguyên nước chỉ có Công chức địa chính - xây dựng làm công tác kiêm nhiệm. Vì vậy, Phòng Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ cần tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo chính quyền cấp xã thực hiện công tác quản lý tài nguyên nước tại địa phương theo quy định của hệ thống pháp luật GVHD : TS. NGUYỄN HỒNG QUÂN NHÓM 1 5 TỔNG HỢP MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC trong lĩnh vực tài nguyên nước. - Mặt khác, có các hoạt động và chương trình công tác nhằm tập huấn và đào tạo cho cán bộ Công chức địa chính - xây dựng cấp xã các kiến thức về quản lý tài nguyên nước. - Đối với chính quyền cấp xã, chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc quản lý tài nguyên nước ở địa phương mình quản lý được quy định trong Luật tài nguyên nước tương tự như chức năng nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp huyện nhưng trong phạm vi hành chính cấp xã. - Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc hòa giải các tranh chấp về tài nguyên nước phù hợp với quy định của pháp luật. - Về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, Thẩm quyền của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định cụ thể tại Điều 17 Nghị định 34/2005/NĐ-CP: + Phạt cảnh cáo. + Phạt tiền đến 500.000 đồng. + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng. + Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định 34/2005/NĐ-CP. 3. Những tồn tại, hạn chế pháp luật tài nguyên nước: - Một là, còn thiếu các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của luật Tài nguyên nước làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Thiếu các văn bản quy định về thành lập và hoạt động của hệ thống thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước. Điều 66 luật tài nguyên nước quy định “ Chính phủ quy định cụ thể tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước”. Trên thực tế, chưa có văn bản nào quy định cụ thể về việc thành lập, tổ chức của hệ thống này. Thiếu các văn bản hướng dẫn chi tiết về điều tra cơ bản, đánh giá chất GVHD : TS. NGUYỄN HỒNG QUÂN NHÓM 1 6 TỔNG HỢP MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC lượng, quy hoạch tài nguyên nước. Thiếu các văn bản hướng dẫn chi tiết về các hành vi gây cạn kiệt nguồn nước. Điều 9 luật tài nguyên nước quy đinh “ Nghiêm cấm mọi hành vi làm suy thoái, cạn kiệt nguồn nước” nhưng chưa có sự hướng dẫn cụ thể để xác định đó là hành vi nào. Thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể các quy định về phí nước thải.Hiện nay, thông tư hướng dẫn tính toán khối lượng các chất gây ô nhiễm chưa được ban hành. - Hai là, pháp luật bảo vệ tài nguyên nước còn thiếu các văn bản hướng dẫn bảo vệ tốt hơn các thành phần môi trường khác giảm nhẹ các tác động tiêu cực của các hoạt động phát triển tới môi trường để phát triển bền vững tài nguyên nước. Tuy nhiên, Điều 66 luật tài nguyên nước mới chỉ dừng lại ở thể chế hóa về quản lý lưu vực sông bằng quy định nội dung quản lý quy hoạch lưu vực sông… - Ba là, một số quy định của luật tài nguyên nước không còn phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. Hiệu quả thực hiện các quy định pháp luật hiện hành. Thực tiễn áp dụng cho thấy hiệu quả thực hiện các quy định này chưa cao, được chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau trong đó có sự hoàn thiện, đồng bộ của hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước. Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh là tiền đề cần thiết để đảm bảo cho pháp luật đi vào cuộc sống. 4. Giải pháp kiến nghị: Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước sẽ ngày càng được hoàn thiện, phân định rõ chức năng quản lý tổng hợp về tài nguyên nước của Bộ tài chính và Môi trường và chức năng quản lý các hoạt động khác. Bộ tài nguyên và môi trường có chức năng, nhiệm vụ chính trong quản lý bảo vệ nguồn nước. Bên cạnh đó các Bộ, ngành cơ quan khác có chức năng phối hợp cùng Bộ tài nguyên và môi trường để bảo vệ nguồn nước. Tuy nhiên giữa các cơ quan này còn thiếu sự phối kết hợp trong việc quản lý, do đó để pháp luật có hiệu quả cần xây dựng một cơ sở pháp lý để các cơ quan quản lý thực hiện sự phối hợp lẫn nhau quản lý thống nhất, toàn diện tài nguyên nước. Pháp luật sẽ quy định cụ thể hơn cơ chế giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước. Một là, có các quy định cụ thể về việc xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm tài nguyên nước gây ra. Việc xác định cụ thể các thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm gây ra là hết sức khó khăn nhưng lại vô cùng quan trọng trong giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước. Ví dụ: đối với thiệt hại về sức khỏe, cách tính phổ biến là thông qua các chi phí khám chữa bệnh do các cơ sở y tế cung cấp. Hai là, GVHD : TS. NGUYỄN HỒNG QUÂN NHÓM 1 7 TỔNG HỢP MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC bổ sung những quy định cụ thể về cách thức xác định tính chất và mức độ thiệt hại theo phương pháp lượng giá nhất định. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam về nước thải công nghiệp. Các tiêu chuẩn môi trường về nước thải công nghiệp được áp dụng theo TCVN năm 5945- 1995 nước thải công nghiệp - tiêu chuẩn thải. Hiện nay, việc áp dụng tiêu chuẩn này chưa thực sự hợp lý trên thực tế, chưa có quy định về tổng lượng thải, tiêu chuẩn áp dụng cho ngành công nghiệp đặc thù. Việc quy định tổng lượng thải tạo cơ sở để nghiên cứu, dự báo mức độ ô nhiễm và khả năng gây ra ô nhiễm tại các khu vực cụ thể, là cơ sở để cơ quan quản lý phân bổ quyền xả thải, tính các loại thuế và phí bảo vệ môi trường… Xây dựng thêm nhiều tiêu chuẩn môi trường về nước thải công nghiệp. Quy định trách nhiệm tự giám sát nước thải tại nguồn là trách nhiệm cơ bản của cá nhân, tổ chức trong việc phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước. Giám sát tại nguồn là biện pháp ngăn ngừa tình trạng vi phạm pháp luật của các cơ sở. Các dữ liệu thu được từ quá trình này sẽ giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước có thể dễ dàng phát hiện ra sai phạm, qua đó kịp thời áp dụng các biện pháp cụ thể để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước có thể xảy ra. Tự giám sát giảm bớt gánh nặng cho các cơ quan quản lý nhà nước. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm pháp lý của các tổ chức, cá nhân trong bảo vệ nguồn nước. Trong trường hợp một doanh nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước đã bị xử phạt hành chính nhưng không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp này trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ không thể áp dụng đối với doanh nghiệp, vì chỉ có cá nhân mới là chủ thể của tội phạm. Do vậy, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cần tính đến việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân. Thể chế hóa bằng pháp luật một số công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên nước. Sử dụng công cụ kinh tế chính là sử dụng đến những đòn bẩy lợi ích kinh tế, sử dụng sức mạnh của thị trường để đem lại hiệu quả cho các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, sử dụng hợp lý tài nguyên nước. Như các loại thuế, phí, lệ phí bảo vệ môi trường… III. Đề nghị sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật: GVHD : TS. NGUYỄN HỒNG QUÂN NHÓM 1 8 TỔNG HỢP MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC 1. Văn bản pháp luật bổ sung: - QĐ số 341/QĐ-BTNMT ngày 23/3/2012 của Bộ TNMT về việc ban hành danh mục sông nội tỉnh. - Thông tư 31/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 08 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước biển (bao gồm cả trầm tích đáy và sinh vật biển). 2. Đề nghị sửa đổi: - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập danh mục lưu vực sông liên tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành (thay thế QĐ số 1989/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục sông liên tỉnh. - Chính phủ quy định cụ thể việc điều tra cơ bản tài nguyên nước (thay thế Thông tư 26/2009/TT-BTNMT ngày 30/11/2009 của Bộ TN&MT Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước). - Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định định mức, đơn giá, quy chuẩn kỹ thuật và hồ sơ quy hoạch tài nguyên nước (thay thế Thông tư 15/2009/TT-BTNMT ngày 05/10/2009 của Bộ TN&MT Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước). - Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể việc quan trắc, giám sát tài nguyên nước (thay thế Thông tư 29/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 08 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa; Thông tư 30/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 08 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước dưới đất; Thông tư 31/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 08 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước biển (bao gồm cả trầm tích đáy và sinh vật biển); Thông tư 32/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 08 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc chất lượng nước mưa). - Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất (thay thế Quyết định 17/2006/QĐ-BTNMT ngày 12/10/2006 của Bộ TN&MT Ban hành Quy định về việc cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất). - Chính phủ quy định cụ thể việc cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (thay thế 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước). GVHD : TS. NGUYỄN HỒNG QUÂN NHÓM 1 9 TỔNG HỢP MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC - Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước (thay thế 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước). - Chính phủ quy định cụ thể việc thăm dò, khai thác nước dưới đất (thay thế Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước). - Chính phủ quy định cụ thể việc điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; quy định tổ chức và hoạt động của tổ chức lưu vực sông (thay thế Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về quản lý lưu vực sông). - Thủ tướng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng; Quyết định số 99/2001/QĐ-TTg về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước quốc gia về tài nguyên nước (thay thế Quyết định số 67/2000/QĐ-TTg về thành lập Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước). IV. PHẦN KẾT Tóm lại, trong điều kiện hiện nay để nâng cao hiệu quả của việc quản lý tài nguyên nước chúng ta cần sử dụng nhiều biện pháp trong đó có biện pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ tài nguyên nước. Chúng ta cần ban hành, sửa đổi một số quy định của pháp luật hiện hành. Làm được điều này chúng ta sẽ có một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ và hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý tài nguyên nước, hạn chế ngăn chặn hiện tượng ô nhiễm suy thoái nguồn nước. Phụ lục: Tổng hợp một số văn bản pháp lý của nhà nước liên quan đến quản lý tài nguyên nước Luật: bao gồm 02 luật về tài nguyên nước đã được ban hành. - Luật số 08/1998/QH10 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tài nguyên nước; GVHD : TS. NGUYỄN HỒNG QUÂN NHÓM 1 10 [...]...TỔNG HỢP MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC - Luật số 17/2012/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tài nguyên nước; Nghị định: gồm 06 Nghị định - Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước; - Nghị định số 91/2002/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày... 04/9/2007 của Bộ TN&MT Ban hành Quy định về việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất; - Quyết định số 59/2006/QĐ-BTC ngày 25/10/2006 của Bộ Tài chính V/v Qđịnh mức thu, chế độ thu, nộp, qlý và SD phí thẩm định, lệ phí cấp phép thăm dò, khai thác, SD tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước GVHD : TS NGUYỄN HỒNG QUÂN NHÓM 1 13 TỔNG HỢP MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ TÀI... gồm 05 Quyết định - Quyết định số 67/2000/QĐ-TTg ngày 15 tháng 06 năm 2000 của Thủ GVHD : TS NGUYỄN HỒNG QUÂN NHÓM 1 12 TỔNG HỢP MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC tướng Chính phủ Thành lập Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; - Quyết định số 99/2001/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia về tài nguyên do Thủ Tướng Chính Phủ... MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC công trình thủy điện; - Thông tư 32/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 08 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc chất lượng nước mưa; - Thông tư 30/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 08 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước dưới đất;... và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý tài nguyên nước (hiện được thay thế bởi Quyết định số 1035/QĐ-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường); - Quyết định 879/QĐ-TCMT ngày 01/7/2011 của Tổng cục Môi trường về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước; - Quyết định 1287/QĐ-BTNMT ngày 30/6/2011 Ban hành Bộ đơn giá lĩnh vực tài nguyên nước theo mức tiền... nước thải vào nguồn nước; - Thông tư 05/2005/TT-BTNMT Hướng dẫn thi hành Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh tài nguyên nước; - Thông tư 43/2012/TT-BCT ngày 27/12/2012 của Bộ Công thương Quy định về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng dự án thủy điện và vận hành khai thác GVHD : TS NGUYỄN HỒNG QUÂN NHÓM 1 11 TỔNG HỢP MỘT SỐ VĂN BẢN... dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; - Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của CHính phủ về quản lý lưu vực sông - Thông tư: bao gồm 30 Thông tư - Thông tư 02/2005/TT-BTNMT Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của. .. năm 2001; - Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 21tháng 5 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc cử Ủy viên thường trực Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; - Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 21tháng 5 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020; - Quyết định số 600/2003/QĐ-BTNMT ngày 8 tháng 5 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường... dụng tài nguyên nước; - Thông tư 21/2009/TT-BTNMT ngày 05/11/2009 của Bộ TN&MT Quy định Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước thải và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước; - Thông tư 15/2009/TT-BTNMT ngày 05/10/2009 của Bộ TN&MT Quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước; - Thông tư 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/3/2009 của. .. giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước; - Thông tư 118/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 05/12/2008 của Bộ Tài chính và Bộ TN&MT Hướng dẫn việc qlý, sdụng và thanh quyết toán KPSN ktế đối với hoạt động qlý tài nguyên nước; - Thông tư 18/2004/TT-BTNMT ngày 25/8/2004 của Bộ TN&MT HD thực hiện NĐ 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của CP về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước; Quyết định: bao . 2 TỔNG HỢP MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC Như chúng ta đều biết, tài nguyên nước là tài sản quốc gia, là tài nguyên. thống quản lý nhà nước về tài nguyên nước GVHD : TS. NGUYỄN HỒNG QUÂN NHÓM 1 3 TỔNG HỢP MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN