1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn nghiên cứu ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực cho học sinh THCS

14 425 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 158,5 KB

Nội dung

Bên cạnh những bài tập thể dục thì các bài tập trò chơi vận động cũng được đưa vào trong chương trình giảng dạy.Trò chơi vận động nhằm vui trơi giải trí giáo dục và giáo dưỡng con người

Trang 1

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài:

Ngày nay đất nước ta đang đi trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hoá với khẩu hiệu: “Khoẻ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc” Hiểu được ý nghĩa tác dụng của việc tập luyện TDTT đã đem lại sức khoẻ cho con người, hoàn thiện

về thể chất cho nhân dân lao động, có thể nói sức khoẻ con người là một yếu tố hợp thành quan trọng của lực lượng sản xuất, có sức khoẻ mới có lao động, có lao động mới có sự sáng tạo sản xuất ra của cải vật chất, đất nước mạnh cùng với sự lớn mạnh của nhiều ngành trong cả nước TDTT ngày nay được phát triển

cả về bề rộng lẫn chiều sâu

Giáo dục thể chất THCS là một hệ thống phát triển thể chất rất quan trọng đối với học sinh ở lứa tuổi THCS và là môn học giúp học sinh phát triển về thể chất và rèn luyện cho học sinh tính nhanh nhẹn Khi vận động cơ thể sẽ thúc đẩy

sự vận động cơ bắp, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động tác Ngoài ra thể dục còn giúp học sinh phát triể thể hình, phát triển chiều cao Qua quá trình nghiên cứu tài liệu và tình hình thực tế của lớp cũng như của trường trong việc giảng dạy môn thể dục làm thế nào học sinh có thể tiếp thu một cách nhẹ nhàng không nhàm chán.Ngoài ra đó còn là cơ sở luyện thể chất cho học sinh khi lên các bật học khác Đối với môn thể dục đòi hỏi giaó viên phải có thay đổi một số trò chơi hay va thật hứng thú để thu hút học sinh, mặt khác học sinh phải thật hứng thú trong tiết học mới đạt hiệu quả cao

Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, ngay từ khi ra đời, trò chơi không chỉ thỏa mãn cho con người nhu cầu về tinh thần mà còn là một trong những phương tiện giáo dục và giáo dưỡng thể chất Trong đó, trò chơi vận động đã trở thành phương tiện giáo dưỡng thể chất và rèn luyện các kĩ năng mềm cần thiết, cụ thể là kĩ năng làm việc nhóm, một kĩ năng mà giới trẻ Việt Nam đang thiếu Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu đề cập tác dụng của trò chơi vận động đến sự hình thành, phát triển kĩ năng mềm Ngày nay, trò chơi vận động được sử dụng như một dạng hoạt động để hình thành và rèn luyện

kĩ năng, vì trò chơi vận động là hoạt động mang tính tập thể, vừa có tính đối tượng và vừa có tính mục đích

Bên cạnh những bài tập thể dục thì các bài tập trò chơi vận động cũng được đưa vào trong chương trình giảng dạy.Trò chơi vận động nhằm vui trơi giải trí giáo dục và giáo dưỡng con người phát triển toàn diện do vậy trò chơi vận động cũng là một nội dung học tập, đồng thời là phương pháp, phương tiện rèn luyện sức khoẻ Giáo dục đạo đức cho học sinh đạt kết quả cao, được trẻ em yêu thích, hầu hết các trò chơi vận động được sử dụng trong giáo dục thể chất đã mang tính mục đích rõ ràng Trong quá trình chơi trò chơi học sinh tiếp súc với nhau, cá nhân phải hoàn thiện nhiệm vụ của mình trước tập thể ở mức độ cao, tập thẻ có nhiệm vụ động viên giúp đỡ cá nhân hoàn thành nhiệm vụ Vì vậy tình bạn, lòng nhân ái, tinh thần tập thể được hình cũng trong quá trình chơi, xây

Trang 2

dựng cho các em học sinh tác phong khẩn trương, nhanh nhẹn, tính kỷ luật, sự sáng tạo để hoàn thành với chất lượng cao

Trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực, sức mạnh tốc độ trong lứa tuổi học sinh THCS là vô cùng cần thiết và chiếm một vị trí quan trọng vì lứa tuổi này quá trình thần kinh hưng phấn chiếm ưu thế nên các em rất hiếu động, do vậy quá trình phát triển thể lực cho các em sử dụng bài tập đa dạng với các hình thức tập luyện phong phú các nhà khoa học cho rằng: “Khi phát triển thành tích đỉnh cao phải có trình độ học tập tốt muốn có một thể lực tốt chỉ có một con đường là thông qua quá trình luyện tập lâu dài, liên tục, có hệ thống, có khoa học mới đảm bảo các tố chất thể lực phát triển tốt”, song mỗi tố chất thể lực mang đặc trưng “Nhanh, mạnh, bền, khéo léo”đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao thành tích của các môn TDTT

Việc phát triển thể thao đối với HS được đặc biệt coi trọng bởi nó là nền tảng cho việc tăng cường sức khỏe và giáo dục đối với thế hệ trẻ

Đối với các em lứa tuổi THCS muốn đạt đựơc thành tích thể thao cần phải xây dựng nội dung các buổi tập thể lực, nội dung tập luyện là quá trình chuẩn bị

về mặt thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, đạo đức, ý trí, tâm lý, tất cả các mặt chuẩn

bị này có quan hệ chặt chễ với nhau và tạo một quá trình hoàn thiện cho các em thông qua các phương tiện, phương pháp giảng dậy và các hình thức khác của lượng vận động trong tập luyện và thi đấu việc giáo dục các chức năng thể chất

và các thuộc tính của nó có liên quan đến các tố chất thể lực ở lứa tuổi học sinh nhằm thúc đẩy sự thể hiện và phát triển một cách đầy đủ, các năng lực thể chất

có vai trò hết sức quan trọng đối với sự nắm vững những kỹ năng, kỹ xảo vận động, phát triển khả năng thích ứng cao đối với lượng vận động của các hệ thống cơ thể

Xuất phát từ các vấn đề nêu trên tôi đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực, cho học sinh THCS”.

1.2 Mục đích nghiên cứu:

+ Nhằm giúp cho các em học sinh trường THCS DTNT nâng cao chất

lượng giáo dục thể chất, tố chất thể lực góp phần phát triển con người theo hướng toàn diện

+ Thông qua việc ứng dụng một số bài tập trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực, sức mạnh tốc độ giúp tôi đánh giá đươc hiệu quả bài tập trò chơi vận động có phù hợp với đối tượng trong sự phát triển thể lực, sức mạnh tốc độ cho học sinh Từ đó tạo cơ sở cho việc xác định chuẩn các nội dung bài tập phát triển thể lực chung cho lứa tuổi học sinh THCS

+ trang bị cho học sinh học số hiểu biết về những kỹ năng cơ bản

+ Giáo dục cho các em có tính nề nếp trong tập luyện TDTT, có ý thức giữ gìn vệ sinh và nếp sống lành mạnh vui chơi giải trí có tính tổ chức và kỷ luật, góp phần giáo dục đạo đức lối sống hình thành nhân cách con người mới + Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại thường xuyên luyện tập và thi đấu các môn thể thao, góp phần

Trang 3

phát triển giáo dục thể chất, tăng cường sức khỏe, góp phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng chống các loại dịch bệnh như"cảm cúm do thời tiết thay đổi và tiêu chảy cấp… cho học sinh trong trường học

+ Phát hiện và tuyển chọn những em có tài năng thể thao, bổ sung cho lực lượng vận động viên năng khiếu tham gia hội khỏe phù đổng do ngành giáo dục và đào tạo tổ chức hàng năm

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

- “Nghiên cứu ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực, cho học sinh THCS”.

- Học sinh khối 6 trường THCS DTNT Quan Sơn

- Nghiên cứu lựa chọn các trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực, hiệu quả ứng dụng các bài tập trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực, sức mạnh tốc độ cho các em học sinh trường THCS DTNT Quan Sơn

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu: Các tài liệu liên quan đến đề

tài, nhằm tìm hiểu tình hình phát triển thể dục thể thao nói chung và môn điền kinh nói riêng ở các nước và trên thế giới hiện nay Hiện nay tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý độ tuổi, tìm hiểu về nguồn gốc và những tác động của trò chơi vận động

Phương pháp quan sát sư phạm: Qua quan sát của các em học sinh lứa tuổi

lớp 6 để đánh giá tiếp thu lượng vận động, khả năng phối hợp vận động cũng như sự hứng thú của các em với các tròn chơi được đưa ra Qua đó để sử dụng khối lượng, cường độ và sự phân bố các trò chơi cho hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể

Phương pháp tập luyện : là các phương tiện để đạt mục đích hình thành kỹ

năng kỹ xảo vận động và phát triển tố chất vận động

Phương pháp trò chơi : cần theo số lần lẻ để phân thắng bại

Phương pháp thi đấu : cần tổ chức tập luyện có hoạt cảnh giống như khi thi

đấu thật

Trang 4

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Đặc điểm về sinh lý của học sinh từ 11- 15 tuổi

Phương pháp GDTC cho học sinh cần phải phù hợp đặc điểm tâm sinh lý

theo đúng lứa tuổi sinh học của các em Đặc điểm nổi bật về cơ sở sinh lý giải phẫu là sự hình thành quá trình thay đổi phức tạp của sự phát triển cơ thể do đó vận dụng các bài tập phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi

+ Hệ thần kinh: ở lứa tuổi này đang phát triển nhưng quá trình hưng phấn

và ức chế chưa thật cân bằng, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế hơn, sự phân phối động tác cứng, vụng về chưa có tính nhịp điệu, não đang trong giai đoạn phát triển, tính linh hoạt trong trung ương thần kinh cao nhưng rễ bị khuyếch tán, sức bền chung kém, dễ mệt mỏi

Căn cứ vào đặc điểm trên thì quá trình giảng dạy phải thị phạm, nhiều nội dung các buổi tập phải sinh động, đa dạng hoá, đưa các bài tập để cho hệ thần kinh phát triển một cách nhịp nhàng giữa các hệ thống tín hiệu

+ Hệ hô hấp : Được điều chỉnh dung tích sống và nhịp tim đạt cao, tuy vậy

hệ thần kinh giao cảm nhạy bén nên dễ bị tăng do hồi hộp, xúc động, tần số hô hấp của các em trong độ tuổi 14- 15 sâu để tăng cường cơ năng trong cơ hô hấp

+ Hệ tiêu hoá: Rất tốt, sự hấp thụ các chất dinh dưỡng qua hệ tiêu hoá nhanh, hiệu suất lớn

+ Hệ hô hấp ở tuổi 15 cơ bản gần giống như người lớn khoảng 10-12 lần/phút tuy nhiên cơ thể vẫn còn yêu nên sức co giãn của lồng ngực chủ yếu các

em thở bằng bụng, vì vậy trong luyện tập cần chú ý thở chậm: Hoạt động khá hiệu quả, đặc biệt là các bài tập có tác dụng qua da Do vậy hồi phục sau luyện diễn ra nhanh chóng hơn so với người lớn

+ Hệ xương: Hệ xương phát triển nhanh và đột ngột, đàn tính của xuơng giảm xuất hiện sự cốt hoá ở một số bộ phận của xương (như cột xương sống) nên cùng với sự phát triển về chiều dài cột sống thì khả năng biến đổi của cột sống không giảm mà trái lại tăng lên xu hướng cong vẹo

+ Hệ cơ: ở giai đoạn này hệ cơ phát triển với tốc độ nhanh, khối lượng và

số lượng tăng đáng kể, các nhóm cơ nhỏ phát triển nhanh hơn so với hệ xương

Cơ bắp phát triển nhanh, đàn tính của cơ nhanh, không đồng đều Chủ yếu là các

cơ lớn phát triển tương đối nhanh như cơ đùi, cơ cánh tay, vì sự phát triển không đều đó nên khi tập luyện người giáo viên chú ý phát triển cơ bắp cho các em

+ Hệ tuần hoàn: Tế bào cơ tim và tính đàn hồi của các em còn nhỏ, van tim phát triển kém, dung tích và thể tích của tim nhỏ, nhịp tim nhanh Cùng với sự lớn lên của tuổi tác, sự điều tiết hệ thống tim mạch (thần kinh thực vật) càng hoàn thiện kích thước của tim các em chịu ảnh hưởng rất mạnh của tập luyện, nếu thi đấu căng thẳng việc trao đổi diễn ra rất mạnh mẽ, ở giai đoạn này các em chỉ có thể đáp lại bằng việc tăng nhanh tần số mạch đập để tăng lưu lượng phút, nếu tăng mạch quá nhanh thì máu vào tâm nhĩ ít do thời gian tâm chương bị rút ngắn,

sự tạo thành thiếu máu và ôxy trong cơ thể, do lượng vận động của các em lứa

Trang 5

tuổi này không quá lớn, cần phải đưa ra hệ thống các bài tập, trò chơi có cường

độ trung bình nhằm làm cho tim tăng lên, điều đó rất có lợi cho việc nâng cao cơ năng của hệ thống tim mạch

Đặc điểm về tâm lý:

Lứa tuổi này các em tỏ ra mình là người lớn, đòi hỏi mọi người xung

quanh phải tôn trọng mình, tỏ ra mình là người hiểu biết không phải là trẻ con như lứa tuổi các em đã hiểu biết nhiều, biết rộng hơn, ưa hoạt động hơn, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế so với quá trình ức chế, nên các em tiếp thu cái mới nhanh nhưng lại chóng chán, chóng quên và các em dễ bị môi trường tác động vào tạo nên sự đánh giá về mình, sự đánh giá cao đó sẽ gây tác động không tốt trong luyện tập TDTT Vì vậy khi tiến hành công tác giáo dục TDTT cho lứa tuổi này cần phải uốn nắn, nhắc nhở, chỉ bảo, định hướng và động viên các em hoàn thành tốt nhiệm vụ kèm theo khen thưởng, động viên đúng mức trong quá trình giảng dạy cần dẫn dắt từng bước, động viên những em học sinh tiếp thu chậm để từ đó các em tỏ ra không chán nản, có định hướng đúng hiệu quả bài tập được nâng lên Trong điều kiện cơ sở vật chất tập luyện không đảm bảo, đặc biệt là quá trình giảng dạy các trường chưa chú trọng về sự phát triển cân đối với các em

Từ đặc điểm trên, dựa trên cơ sở tâm lý lựa chọn một số bài tập trên cơ sở khối lượng, cường độ phù hợp với lứa tuổi 14, 15 đặc biệt khi áp dụng các bài tập nhằm phát triển thể lực chung phát triển toàn diện, con người phát triển toàn diện thể chất đồng thời là các nội dung thi đấu ở các trường phổ thông cơ sở lôi cuốn các em tham gia tập luyện và thi đấu

Đặc điểm phân loại trò chơi vận động.

Đặc điểm trò chơi: Tổ chức có tính “chủ đề” hoạt động của người chơi được chơi tương ứng với chủ đề, có tính chất hình ảnh hoặc tính quy ước nhằm đạt được một mục đích nhất định trong điều kiện các tình huống luôn thay đổi với thay đổi đột ngột ở mức đáng kể, chủ đề có thể lấy trực tiếp từ hiện thực xung quang để phản ánh một cách có hình ảnh các hoạt động dụng và quan hệ sinh hoạt nào đó hoặc có thể tự tạo ra xuất phát từ nhu cầu giáo dục thể chất

- Lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, văn hoá vùng miền, giới tính để các em đều có thể tham gia trò chơi mạnh dạn tự tin hơn

- Bố trí thời gian tổ chức trò chơi hợp lí, vừa sức vừa mức để đảm bảo sức khoẻ

- Biết dừng lại việc tổ chức trò chơi đúng lúc khi trẻ cảm thấy hoạt động vừa sức

- Thay đổi hình thức của trò chơi một cách linh hoạt, sáng tạo để tránh sự nhàm chán

- Tránh việc quá chú trọng sự phân định thắng thua, hoặc đánh giá việc tham gia chơi của các đội vì sẽ tạo nên sự ganh đua, gây mất đoàn kết

* Cơ sở lý luận:

Cơ sở lý luận của việc lựa chọn các bài tập trò chơi vận động.

Bài tập thể lực là những hoạt động vận động chuyên biệt do con người sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ định phù hợp với các quy luật giáo dục tố

Trang 6

chất, là những hoạt động nhằm tác động tốt đến tính bản thân con người và dựa trên những kỹ năng vận động cơ bản của con người, những tác động trong lao động là những bài tập tự nhiên (đi, chạy, nhảy, ném, leo, trèo)

Cơ sở lý luận của sức mạnh.

Sức mạnh là khả năng sinh ra lại cơ học bằng sự nỗ lực cơ bắp, sức mạnh tốc độ là khả năng sinh lực trong các động tác nhanh, sức mạnh này một mặt phụ thuộc vào đặc tính sinh lý cơ của động tác mặt khác phụ thuộc vào mức độ hoạt động của từng nhóm có riêng biệt và sự phối hợp giữa chúng

Cơ sở lý luận các tố chất sức nhanh.

- Sức nhanh là tổ hợp cá thuộc tính chức năng của con người, có quy định chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận động

- Tốc độ là khả năng thực hiện động tác trong thời gian ngắn nhất, yếu tố quyết định của tốc độ là kinh hoạt của quá trình thần kinh và tốc độ co cơ được chia làm 4 yếu tố

+ Xuất hiện hưng phấn trong cơ quan cảm thụ

+ Dẫn truyền vào hệ thần kinh trung ương

+ Truyền tín hiệu từ hệ thần kinh trung ương tới cơ

+ Hưng phấn cơ vào hoạt động tích cực

Cơ sở thực tiễn:

“Nghiên cứu ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất thể lực, cho học sinh THCS”.

Để đạt được các tố chất thể lực chung, cần xác định thông qua hệ tống chỉ

tiêu thành tích để lựa chọn một số trò chơi tương ứng phù hợp như:

+ Các trò chơi nhằm phát triển tố chất sức mạnh bao gồm: Làm theo lời tôi, mèo đuổi chuột, người cuối cùng

+ Các trò chơi vận động nhằm phát triển sức mạnh gồm: Chọi gà, cướp

cờ, lò cò tiếp sức

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Khái quát phạm vi (địa bàn nghiên cứu):

Trường THCS DTNT nằm địa bàn Khu1- Thị trấn Quan Sơn Nhà trường được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đẩy mạnh các hoạt động giáo dục nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.Trường THCS DTNTcó một cơ ngơi khang trang với đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản đáp ứng công tác dạy

và học so với các trường trong địa bàn Huyện Quan Sơn

Thực trạng của đề tài nghiên cứu:

Năm học 2017- 2018 nhà trường có 8 lớp, với tổng số 240 học sinh học sinh như sau :

- Lớp 6A: 31 HS - Lớp 7A: 30 HS - Lớp 9A: 30 HS

- Lớp 6B: 31 HS - Lớp 8A: 31 HS - Lớp 9B: 27 HS

- Lớp 7A: 28 HS - Lớp 8B: 32 HS

Trang 7

Qua thời gian giảng dạy bộ môn thể dục ở trường THCS DTNT tôi nhận thấy sự phát triển thể lực chung của các em học sinh còn nhiều mặt hạn chế dẫn đến kết quả của bộ môn chưa thực sự cao

- Chất lượng khảo sát ban đầu 62 HS khối 6:

* Nhóm tập luyện bình thường:

Lứa tuổi Số HS

Chất lượng ban đầu

lớp 6B

* Nhóm tập luyện theo nội dung lựa chọn tập luyện:

Lứa tuổi Số HS

Chất lượng ban đầu

lớp 6A

Nguyên nhân của thực trạng trên:

* Đối với giáo viên

- Do bước đầu tiếp cận với đối tượng học sinh nên chưa thực sự hiểu được khả năng tiếp thu được phương pháp học và hoàn cảnh của học sinh

- Do phương pháp của giáo viên kiêm nhiệm chưa phù hợp với học sinh,

sự kết hợp giữa các phương pháp giảng dạy chưa thực sự được mềm dẻo, linh hoạt, khoa học

* Đối với học sinh:

- Do đặc thù bộ môn hoạt động ở ngoài trời, học sinh chưa có ý thức tự giác tích cực, chủ động trong quá trình lập luyện ở nhà trường

- Tình trạng sức khoẻ của học sinh còn chưa tốt để phát huy hết tính năng, yêu cầu của bộ môn

2.3 Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề

Các giải pháp chủ yếu:

* Hệ thống các nội dung tập luyện ban đầu cần đáp ứng yêu cầu:

1- Củng cố và nâng cao sức khoẻ giúp cho cơ thể phát triển cân đối, khắc phục sửa chữa những sai lệch

2- Hình thành các kỹ năng, kỹ sảo vận động cần thiết và sự phối hợp các hoạt động khác nhau với độ chính xác ngày càng cao

3- Giáo dục ý thức kỷ luật, tính tập thể, đạo đức, nếp sống văn minh, nhanh nhẹn, thông minh, sáng tạo và dũng cảm

Trang 8

4-Khái quát và tích luỹ những tri thức chuyên môn trong tập luyện thể thao nói chung, gây hứng thú say mê tập luyện hàng ngày để hoàn thiện mình

5- Phát triển các tố chất thể lực: Sức mạnh, tốc độ, phát triển thể lực

Tổ chức, triển khai thực hiện.

*Nội dung bài tập nhằm giáo dục thể lực chung cho các em học sinh lứa tuổi 11-15 được trình bày ở bảng sau:

+Tiến trình giảng dạy nội dung các trò chơi được trình bày ở bảng sau:

+ Tiến trình giảng dạy trò chơi vận động:

Trò chơi

9

Nội dung bài tập trò chơi vận động:

ST

T

Tên trò

chơi

Khối lượng

Mục đích yêu cầu Số

lượng

Thời

1

Cướp cờ 4-5 lần

10-15phút

1-2 phút Rèn luyện thể lực, đòi hỏi sự

khéo léo và chính xác

Yêu cầu : chơi quyết tâm,nhiệt tình

2

Nhảy bao

bố

4-5lần

10-15phút

2-3phút Phát triển sưc mạnh của chân

sức nhanh, khéo léo chính xác

Yêu cầu : tự giác tích cực

3

Lò cò

tiếp sức

4-5lần

10-15phút

2-3phút Phát triển khả năng phối hợp

khéo léo Yêu cầu : chơi nhiệt tình, quyết tâm cao

*Mục đích yêu cầu, cách chơi, luật trơi của các trò chơi như sau:

* Trò chơi 1: Cướp cờ

Dụng cụ:

+ Một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ

+ Một vòng tròn

+ Vạch xuất phát cũng là đích của 2 đội

Cách chơi:

Trang 9

+ Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau, đứng hàng ngang ở vạp xuất phát của đội mình Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5… các bạn phải nhớ số của mình

+ Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ

+ Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về

+ Một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số

Luật chơi:

+ Khi đang cầm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc

+ Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người, thắng cuộc

+ Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để chánh bị thua

+ Số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác Nếu bị số khác vỗ vào không thua + Số nào bị thua rồi (“bị chết”) quản trò không gọi số đó chơi nữa

+ Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ

+ Người chơi tìm cách lừa đối phương để nhang cờ về, lựa chọn sân bải phù hợp

để chánh nguy cơ, cờ ra khỏi vòng tròn, để cờ lại vòng tròn chỉ được cướp cờ trong vòng tròn

+ Khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau

* Trò chơi 2: Nhảy bao bố

Mục đích ý nghĩa:

- Rèn luyện sức khoẻ, nhanh nhẹn, khéo léo

- Tạo không khí vui vẻ, thoải mái để học tập, sinh hoạt

Cách chơi:

Chuẩn bị: Bao bố ( bao tải) to để hai người có thể đứng trong bao được, số lượng bao bằng 1/2 số người chơi

Nội dung: Nhảy về đích nhanh nhất

+ Quản trò chia tập thể chơi thành các đội có số lượng đều nhau, đều nam, đều

nữ Cứ hai người đứng trong một bao xếp thành hàng dọc trước vạch xuất phát chờ lệnh

+ Khi có lệnh của quản trò, từng đôi của từng đội nhảy về đích qui định cho đến đôi cuối cùng Khi đôi đầu tiền nhảy, đôi số 2 tiến lên vạch xuất phát

Luật chơi:

- Đội nào về đích nhanh nhất là thắng

Lưu ý:

- Nếu bị ngã đứng dậy chơi tiếp

- Có thể mỗi bạn một bao tải hoặc 3,4 bạn một bao

- Chọn sân chơi phù hợp như sân đất, cỏ, cát tránh nguy hiểm

- Khoảng cách xa hay gần tuỳ thuộc vào lứa tuổi học sinh

* Trò chơi 3: Lò cò tiếp sức

Mục đích: phát triển sức mạnh chân khải năng phối hơp nhanh nhẹn khéo léo.

Trang 10

Chuẩn bị: Kẻ một vạch suất phát, cách vạch suất phát kẻ một vạch giới hạn hoặc

cắm một cờ (10 - 15m) tập hợp hóc sinh thành hai hàng dọc sau vạch suất phát thẳng hướng với cờ (số học sinh hai hàng phải bằng nhau và cùng giới tính) Cách chơi: Khi có lệnh em số một nhanh chóng nhẩy lò cò về phía trước qua cờ rồi về vạch xuất phát chạm tay vào bạn thứ hai, em thứ hai lại lò cò như vậy cho đến hết số người trong hàng, hàng nào về trước ít phạm quy là thắng cuộc Mỗi

em thực hiện 2- 3 lần nghỉ giữa một phút

* Bài học kinh nghiệm

Để đạt được những kết quả trên, người giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn cần thực hiện tốt những yêu cầu sau

- Giáo viên phải nắm được mục tiêu đã được định lượng trong bài

- Nghiên cứu các cách tổ chức cho học sinh hoạt động, chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng phù hợp với mục tiêu (Lựa chọn nội dung, kiến thức để tổ chức, cho học sinh hoạt động, dự kiến hệ thống câu hỏi, hướng dẫn học sinh hoạt)

- Nhận xét, khuyến khích thành của học sinh

- Tạo điều kiện cho học sinh tự tập luyện

- Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức vào quá trình luyện tập của bản thân

2.4 Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:

Sau khi thực hiện, nghiên cứu đi vào ứng dụng đề tài cho học sinh lớp ở lứa

tuổi 11 - 15 tôi cho thấy kết quả được nâng lên rõ rệt

Kết quả kiểm tra qua học kì 1với 62 HS:

* Nhóm tập luyện bình thường:

lớp 6B

* Nhóm tập luyện theo nội dung lựa chọn tập luyện:

11 31 HS

lớp 6B

Ngày đăng: 09/05/2018, 08:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- Phạm ngọc Viễn – Lê Văn Xem – Mai Văn Muôn – Nguyễn Thanh Nữ“Tâm lý học TDTT” – NXBTDTT Hà Nội1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học TDTT
Nhà XB: NXBTDTT Hà Nội1991
2. Sinh lý thể thao – PGS Lưu Quang Hiệp – Phạm Thị Uyên NXBTDTT 1995 Khác
3. Lý luận phương pháp TDTT – Chủ biên Nguyễn Toán – Phạm Danh Tốn 1995 Khác
4. Trò chơi vận động vui chơi giải trí – Phạm Vĩnh Thông – Hoàng Mạnh Cường – Phạm Mạnh Tùng NXB Đại học quốc gia Hà Nội 1999 Khác
5. Sinh lý học lứa tuổi trong hoạt động TDTT – Tập thể tác giả - NXBTDTT Hà Nội 1995 Khác
6. Tâm lý học các lứa tuổi - Dịch Nguyễn Văn Chu – NXBGDH Hà Nội 1983 Khác
7. Sách giáo khoa điền kinh – TS Nguyễn Đại Dương- TS Võ Đức Phùng – Nguyễn Văn Quảng NXBTDTT Khác
8. “100 trò chơi khoẻ “Phạm Tiến Bình NXBTDTT Hà Nội 1985 Khác
9. Tạp chí khoa học ĐHSP TP Hồ Chí Minh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w