1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Dạy học hóa học gắn với thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh THCS

21 313 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 297 KB

Nội dung

về thế giới, con người thông qua các bài học , giờ thực hành… của hoá học.Song ,nếu chỉ dùng lời nói và chữ viết thì không thể diễn tả được hết những hiện tượngphong phú và phức tạp của

Trang 1

về thế giới, con người thông qua các bài học , giờ thực hành… của hoá học.Song ,nếu chỉ dùng lời nói và chữ viết thì không thể diễn tả được hết những hiện tượngphong phú và phức tạp của sự biến đổi hoá học trong vật chất.

Với bộ môn hóa học mà tính thực nghiệm được gắn liền với các bài giảnghàng ngày thì việc định hướng đổi mới phương pháp dạy học cũng phải có sự khácbiệt nhiều so với các môn học khác Ngoài các phương pháp dạy học tích cực được

sử dụng thường xuyên như: nêu và giải quyết vấn đề; thảo luận nhóm, đàm thoạigợi mở… Nhằm nâng cao khả năng tiếp thu, tính chủ động sáng tạo trong bộ mônHoá học của học sinh thì việc gắn các kiến thức thực tế bộ môn vào các bài giảnghàng ngày trong giảng dạy Hoá học ở các trường THCS hiện nay ít được chú trọng

có thể nói là “đối phó”- chỉ được vận dụng vào các bài giảng khi thao giảng bộ mônHoá học ở các cấp Vậy vấn đề đặt ra là dạy môn Hoá học như thế nào để học sinhyêu thích ? Bởi vì, với môn Hoá học là học các khái niệm, định luật, các hiệntượng, bản chất hoá học nhiều khi trừu tượng , khó hiểu khô cứng làm cho học sinhkhó tiếp thu, dễ nhàm chán , đặc biệt đối với những học sinh có tư duy không tốt sẽ

có xu hướng chán và sợ bộ môn Hoá học Và hơn nữa trong chương trình sách giáokhoa THCS số lượng các bài tập thực tiễn vô cùng “khan hiếm” , nếu có gặp thì chỉxảy ra ở các kì thi học sinh giỏi Chủ yếu trong chương trình học bộ môn Hoá học,các em học sinh có thể giải các bài tập định tính, định lượng về cấu tạo chất, sựbiến đổi các chất …nhưng khi cần phải dùng kiến htức hoá học để giải quyết mộttình huống cụ thể trong thực tiễn thì lại rất lúng túng

Môn Hoá học trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản để học sinhkhông bối rối trong các tình huống gặp phải trong tự nhiên, giải thích được các hiệntượngt ự nhiên, không mê tín dị đoan có niềm tin vào khoa học Môn Hoá học giáodục cho các em ý thức bảo vệ tự nhiên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống trướcnhững hiểm hoạ môi trường do con người gây ra trong thời kì công nghiệp hoá.Môn hoá học là môn học thực nghiệm thú vị hấp dẫn nhưng cũng không phải dễhọc, không phải học sinh nào cũng học tốt môn học này nếu không có phương pháphọc thích hợp chính vì vậy mà tỉ lệ học sinh học yếu môn Hoá học là nhiều

Xuất phát từ những thực tế đó và với kinh nghiệm giảng dạy bộ môn Hoáhọc , tôi nhận thấy để nâng cao hứng thú học bộ môn Hoá học của học sinh THCS,người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học thì cần khai thác thêmcác hiện tượng hoá học thực tiễn trong đời sống đưa vào bài giảng bằng nhiều hình

Trang 2

thức khác nhau nhằm góp phần thực hiện nguyên lý giáo dục: học đi đôi với hành,giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn.

Chính vì những lý do trên , tôi đã chọn đề tài: “ Dạy học hoá học gắn với thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh THCS” với mục đích góp phần sao

cho học sinh học hóa học dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn họcsinh khi học… Để hoá học không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “thuậtngữ khoa học”

II Mục đích nghiên cứu.

Xây dựng một hệ thống các hiện tượng hoá học thực tiến có thể vận dụngvào bài giảng trong chương trình Hoá học THCS

Vận dụng hệ thống các hiện tượng hoá học thực tiễn vào bài giảng nhằm giáo dục ýthức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh; làm cho hoá học không khôkhan, bớt đi tính đặc thù và phức tạp

1 Đối tượng nghiên cứu

Quá trình dạy học bộ môn Hoá học tại các lớp : 8A1, 8A2, 8A5, 9A3, 9A5

Và đội tuyển học sinh giỏi hoá của trường THCS Quang Trung - Thành phố Thanhhoá

2 Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp dạy học tích cực , phương pháp tích hợp môi trường, kĩ năng vậndụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của bộ môn học

3.Phạm vi nghiên cứu

Các bài dạy trong chương trình hoá học lớp 8 , 9

PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật của nhân loại phát triển như

vũ bão, nền kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vôcùng to lớn: Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phảigiúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo dục,vừa mang tính giáo dưỡng hướng thiện khoa học

Từ thực tiễn dạy học, tôi đã thấy rằng: “ Dạy học hoá học gắn với thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh THCS” sẽ tạo hứng thú, khơi dậy

niềm đam mê; học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong học hóa học

Để thực hiện được, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định đượckiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp vớitừng học sinh ở thành thị, nông thôn …; đôi lúc cần quan tâm đến tính cách sởthích của đối tượng tiếp thu, hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cựcchủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hoà; đôi lúc có khôi hài nhưngsâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích học môn hoá học Tuy nhiên, thời gian

giành cho vấn đề này là không nhiều, “nó như thứ gia vị trong đời sống không thể

thay cho thức ăn nhưng thiếu nó thì kém đi hiệu quả ăn uống ”.

Trang 3

II.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Trong quá trình giảng dạy bộ môn Hoá học, giáo viên không những cungcấp cho học sinh kiến thức mà còn hướng dẫn cho học sinh con đường tìm đến kiếnthức.Thực tế kiến thức càng thiết thực, hấp dẫn, lôi cuốn thì học sinh càng dễ dàngtiếp nhận và nhớ lâu Tuy nhiên, trong mỗi tiết học có thể không nhất thiết phải hội

tụ tất cả những quan điểm nêu trên, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đừng quá lạmdụng khi lượng kiến thức không đồng nhất

Trước tình hình học Hoá học là phải đổi mới phướng pháp dạy học đã vàđang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy Một trong những yếu tố để đạtgiờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phải phát huy tính thực tế, giáo dục về môitrường, những vấn đề cũ nhưng không cũ mà vẫn có tính chất cập nhật và mới mẽ,đảm bảo: tính khoa học- hiện đại, cơ bản; tính thực tiễn và giáo dục kỹ thuật tổnghợp, tính hệ thống sư phạm

Mục đích của việc học hoá học giúp cho học sinh nhận diện thế giới quanmột cách đúng đắn và hoàn chỉnh thông qua các bài học, tiết học, tiết thực hành …của môn hoá học, là sự khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo đưa những ứngdụng phục vụ cho đời sống con người

Khi dạy kiến thức hoá học trong bất kì nội dung bài nào: cấu tạo nguyên tử,phương trình hoá học, dung dịch, tính chất của kim loại, muối cacbonat…đều liênquan đến các hiện tượng vật lí hay nhiều hiện tượng thiên nhiên nên khi sử dụngnhững câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp làm cho học sinh chủ động tìm tòi câutrả lời, đồng thời thấy được mối liên quan giữa môn hoá học với một số môn họckhác

Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các nội dunghọc với thực tiễn, học sinh sẽ thấy hứng thú và dễ ghi nhớ hơn nếu trong quá trìnhdạy và học giáo viên luôn luôn có định hướng liên hệ giữa kiến thức sách giáo khoavới thực tiễn đời sống hằng ngày

III.Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

* Các giải pháp thực hiện: “ Dạy học hoá học gắn với thực tiễn nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh THCS” bằng cách:

-Kiến thức được đưa vào các tình huống phải đảm bảo tính chính xác, khoahọc, gắn liền với thực tiễn cuộc sống và có tính ứng dụng cao Các kiến thức đượclựa chọn nên hướng vào trọng tâm của nội dung bài học, ngắn gọn, vừa sức và thểhiện tính phù hợp với tâm sinh lí của học sinh

-Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống, thường sau khi kết thúc mộtphần học hoặc kết thúc bài học.Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứvào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay lúc gặp hiệntượng đó

Trang 4

-Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thường thay cho lời giớithiệu bài mới nhằm tạo sự chú ý, lôi cuốn học sinh trong tiết học.

-Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày qua các phươngtrình phản ứng hoá học cụ thể trong bài học, làm cho học sinh khắc sâu bài học vàthấy được ý nghĩa thực tiễn

-Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thông qua các bài tập tínhtoán Nhằm giúp học sinh lĩnh hội lại được vấn đề cần truyền đạt, giải thích

- Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thông qua một vài câuchuyện ngắn có tính chất khôi hài , gây cười có thể xen vào bất cứ thời gian nàotrong suốt tiết học Nhằm góp phần tạo không khí học tập thoải mái, kích thíchniềm đam mê hoá học

* Cách tổ chức thực hiện:

- Mục đích của dạy học tình huống nhằm kích thích hứng thú học tập và khảnăng sáng tạo của học sinh Để tổ chức thực hiện được, giáo viên cần phải xác địnhmục tiêu và nội dung chính trong bài để thiết lập câu hỏi liên quan để xem sự lựachọn câu hỏi đó dễ hay khó, thời gian giải quyết trong bao lâu… giáo viên có thểdùng nhiều phương tiện, nhiều cách như: bằng hình ảnh, đoạn phim, báo điện tử,bài hát, ca dao…những thông tin này phải đủ thuyết phục và có chất lượng Saukhi lựa chọn những thông tin cần thiết, giáo viên cần lựa chọn hình thức và kĩ thuậtthiết kế nhằm khai thác tối đa giá trị của tình huống đem lại Tuỳ theo nội dung vàđiều kiện cụ thể , giáo viên có thể thiết kế tình huống dưới các hình thức sau:

-Đặt tình huống vào bài mới: Tiết dạy có gây được sự chú ý của học sinh haykhông là nhờ vào người hướng dẫn Trong đó, phần mở đầu bài học là rất quantrọng nếu chúng ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn để học sinh tìm hiểu

- Lồng ghép tích hợp môi trường trong bài dạy: như khói bụi nhà máy, nướcthải sinh hoạt , rau quả thực phẩm có hoá chất… Giáo viên dạy học bộ môn hóa

có thể lồng ghép các hiện tượng đó vào phần sản xuất các chất, hay ứng dụng củamột số chất Ngoài việc gây sự chú ý của học sinh trong tiết dạy còn giáo dục ýthức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho từng học sinh Tùy vào thực trạng củatừng địa phương mà ta lấy các hiện tượng cho cụ thể và gần gũi với các em

- Liên hệ thực tế trong bài học: Một vấn đề của bài học mà học sinh thấy cónhiều ứng dụng trong thực tiễn thì các em sẽ chú ý nhiều hơn, chủ động tư duy đểtìm hiểu,để nhớ hơn

IV Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

* Để hoàn thành được tình huống vận dụng kiến thức thực tế vào từng bàihọc sao cho học sinh có thể tiếp nhận một cách nhẹ nhàng và có hiệu quả nhất thìbản thân giáo viên có thể tham khảo thêm ý kiến đồng nghiệp hay những người cóchuyên môn liên quan trong việc chỉnh sửa các chi tiết chưa hợp lí sẽ làm tăng giá

Trang 5

trị của tình huống khi sử dụng Cụ thể, trong chương trình THCS các hiện tượngthực tế đựơc ứng dụng trong các bài học sau:

HOÁ HỌC LỚP 8:

Câu hỏi 1: Khí oxi rất cần cho sự sống( trong quá trình hô hấp) của sinh giới

nhưng nếu lượng oxi quá cao thì có ảnh hưởng đến sự sống như thế nào?

Trả lời: Khí oxi cần cho quá trình hô hấp, nhưng nếu hít thở 80% oxi trong 12 giờ

sẽ gây kích thích đường hô hấp cuối cùng là có thể bị tràn dịch hoặc phù nề

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào mục III: “Ứng dụng của oxi” bài ở Bài 25: sự oxi hoá- phản ứng hoá hợp- ứng dụng của oxi Câu hỏi 2 : Oxi có vai trò thế nào đối với sự hô hấp?

Trả lời: Không khí là hỗn hợp gồm72,9% nitơ, 20,94% oxi và một lượng nhỏ

khoảng 0,16% gồm các khí cacbonic, heli, xenon

-Khi hô hấp , ta hít không khí vào và thở ra khí CO2, N2 và một lượng nhỏ O2 chưa

sử dụng hết , ngoài ra còn có thêm lượng nhỏ các chất là sản phẩm của những phảnứng sinh hoá phức tạp diễn ra trong cơ thể

-Cơ thể cần được bổ sung oxi thường xuyên Dưới áp suất thường nếu lượng oxithấp dưới 16% là bắt đầu hiện tượng thiếu oxi, gây ra bất tỉnh đột ngột Tuy vậy,chúng ta không thể thở bằng oxi tinh khiết mà phải thở bằng oxi được pha loãngbằng khí nitơ Nếu thở bằng khí oxi tinh khiết thì ngay cả người khoẻ mạnh cũngchỉ sau 2-3 ngày đêm là bắt đầu bị phù phổi

Áp dụng: Con người ,ai cũng biết hô hấp là hít khí oxi vào nhưng cần phải trang bị

cho các em lượng kiến thức để hiểu oxi nào thì đi vào cơ thể GV áp dụng vào bài

ứng dụng của oxi trong bài: Oxi Sự oxi hoá.

Câu hỏi 3: Vì sao khi quạt gió vào bếp củi vừa mới tắt thì lửa sẽ bùng cháy ? Còn

khi quạt gió vào ngọn nến thì nến lại tắt?

Trả lời: - Lửa sẽ bùng cháy, do: khi quạt gió vào bếp củi thì lượng oxi tăng lên, sự

cháy diễn ra mạnh hơn nên lửa sẽ bùng lên Còn ngọn nến tắt là do ngọn lửa nếnđang cháy thì nhỏ, khi quạt lượng gió vào nhiều sẽ làm nhiệt độ hạ thấp đột ngột

Áp dụng: Giáo viên có thể đựt câu hỏi cho phần củng cố của bài : Không khí Sự cháy.

Câu hỏi 4: Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh?

Trả lời: Trong cốc nước nóng: nhiệt độ cao hơn nên các phân tử nước và các phân

tử đường chuyển động hỗn độn nhanh hơn nên hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanhhơn

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên sau khi học sinh học xong mục II2:

những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan trong bài 41: Độ tan của một chất trong nước.

HOÁ HỌC LỚP 9:

CHƯƠNG I: CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ

Câu hỏi 5: Tại sao khi tôi vôi, người ta thường bỏ vôi xuống hố trước rồi mới dẫn

nước vào hố ?

Trang 6

Trả lời: Khi tôi vôi đã xảy ra phản ứng tạo thành canxi hiđroxit:

CaO + H2O → Ca(OH)2

Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt nên làm nước sôi lên và bốc hơi đem theo

cả những hạt Ca(OH)2 rất nhỏ tạo thành như khói mù trắng Do nhiệt tỏa ra nhiềunên nhiệt độ của hố vôi rất cao Do đó người và động vật cần tránh xa hố vôi( trong vài ngày sau khi tôi vôi) để tránh rơi xuống hố vôi tôi sẽ gây nguy hiểm đếntính mạng

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài ở Bài 2: Một số Oxit quan trọng.

Câu hỏi 6: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?

Trả lời: - Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe

máy ) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơinước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặcozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3

2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4

2NO + O2 → 2NO2

4NO2 + O2 + 2H2 O → 4HNO3

Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit Vai trò chính của mưa axit

là axit H2SO4- là nguồn ô nhiễm chính ở một số nước tên thế giới: làm mùa màngthất thu, phá huỷ các công trình xây dựng

Trang 7

( Tượng và Cây cối bị tàn phá bởi mưa axit)

Áp dụng: Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đă gây nên những hậu

quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển Vấn đề ô nhiễm môitrường luôn được cả thế giới quan tâm Việt Nam chúng ta đang rất chú trọng đến vấn đềnày Do vậy mà giáo viên phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết về hiện tượng mưaaxit cũng như tác hại của nó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường Giáo viên có thể

đặt câu hỏi trên liên hệ tích hợp môi trường trong bài 2: Một số Oxit quan trọng : Lưu huỳnh đioxit.

Câu hỏi 7: Tại sao “viên sủi” cho vào nước lại sủi bọt?

Trả lời: Trong “viên sủi” có những chất hoá học có tác dụng chữa bệnh, ngoài ra còn có

một ít bột natrihidrocacbonat: NaHCO3 và bột axit hữa cơ như axit xitric (axit có trongquả chanh).Khi “viên sủi ” gặp nước tạo ra dung dịch axit Dung dịch này tác dụng vớimuối NaHCO3 sinh ra khí CO2 Khí này thoát ra khỏi cốc nước dưới dạng bọt khí

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên khi củng cố bài( phần mở rộng tính chất hóa học của axit) trong bài 3: Tính chất hoá học của axit

Câu hỏi 8 : Tại sao không nên đổ nước vào axit mà phải cho từ từ axit vào nước?

Trả lời: Axit H2SO4 đặc sánh như dầu và nặng hơn nước Nếu cho nước vào axit , nước sẽnổi lên trên bề mặt axit xảy ra phản ứng hoá học, nước sôi mãnh liệt và bắn tung toé gâynguy hiểm Trái lại , cho axit vào nước và cho từ từ rồi khuấy đều thì axit sẽ chìm xuống.Ngoài ra không nên pha axit này trong bình thuỷ tinh mỏng, tránh bị vỡ

Trang 8

Áp dụng: Có những vụ án mạng tạt axit H2SO4 đặc – rất nguy hiểm Vậy vấn đề sử dụng

nó như thế nào để an toàn thì chúng ta cần phải pha loãng axit để làm thí nghiệm Giáo

viên có thể nêu vấn đề trong bài 4: “ Một số axit quan trọng: H 2 SO 4 ”

Câu hỏi 9 : Tại sao khi quét vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại ?

Trả lời: Vôi là canxi hiđroxit, là chất tan ít trong nước nên khi cho nước vào tạo

dung dịch trắng đục, khi quét lên tường thì Ca(OH)2 nhanh chống khô và cứng lại

vì tác dụng với CO2 trong không khí theo phương trình:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓+ H2O

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố tính chất hóa học của

canxi hiđroxit ở Bài 8: “Một số Bazơ quan trọng- Ca(OH) 2 ”.

Câu hỏi 10: Để bảo quản trứng tươi lâu, người ta đã nhúng trứng vào dung dịch

nước vôi trong rồi vớt ra để ráo, em hãy giải thích việc làm trên

Trả lời: Trên bề mặt vỏ trứng gia cầm có những lỗ khí nhỏ nên không khí và vi sinh

vật có thể xâm nhập, hơi nước trong trứng thoát ra, lượng cacbon đioxit tích tụ

trong trứng tăng làm trứng nhanh bị hỏng Khi ngâm trứng trong dung dịch nước

vôi sẽ xảy ra phản ứng:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2OCaCO3 sinh ra bịt các lỗ khí đó ngăn cản không khí và vi sinh vật có thể xâm nhập

vào trứng, hơi nước trong trứng không thoát ra được, trứng được tươi lâu hơn

Áp dụng: Đây là kinh nghiệm nhỏ trong đời sống hằng ngày của mỗi gia đình GV

có thể đặt câu hỏi củng cố bài 8: Một số bazơ quan trọng- Ca(OH) 2

Câu hỏi 11 :Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trước một ít muối ăn (NaCl)?

Trả lời: Do nhiệt độ sôi của nước ở áp suất 1at là 100oC, nếu ta thêm NaCl thì lúc

đó làm cho nhiệt độ của nước muối khi sôi (dung dịch NaCl loãng) là > 100oC Do

nhiệt độ sôi của nước muối cao hơn của nước nên rau chín nhanh hơn, thời gian

luộc rau không lâu nên rau ít mất vitamin Vì vậy khi đó rau muống sẽ mềm hơn và

xanh hơn

Áp dụng: Vấn đề này giáo dục cho các em cách luộc rau như thế nào để không bị

mất vitamin- một phương pháp chế biến khoa học Có thể đưa hiện tượng này vào

trong bài 10 : “Một số muối quan trọng – NaCl”.

Câu hỏi 12 : Cao dao Việt Nam có câu:

“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”

Câu này mang hàm ý của khoa học như thế nào, có liên quan đến hóa học hay

không ?

Trả lời: Câu ca dao nhắc nhở người làm lúa: Khi lúa đang trổ đòng đòng mà có

trận mưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này

Do trong không khí có ~ 80% khí N2 và ~ 20% khí O2, khi có chớp (tia lửa điện)

sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động:

Trang 9

N2 + O2 D 2NO

Sau đó: 2NO + O2 à 2NO2

Khí NO2 sẽ tan vào trong nước mưa:

4NO2 + O2 + 2H2O à 4HNO3

Nhờ hiện tượng này, hàng năm làm tăng 6 − 7 kg N cho mỗi mẫu đất Ngày nay,người ta đã điều chế Ure [(NH2)2CO] từ không khí để chủ động bón cho cây trồng

Áp dụng: Đây là một câu ca dao mang một ý nghĩa thực tiễn, thấy rõ trong đời

sống Vấn đề này được vận dụng trong dạy bồi dưỡng học sinh giỏi

Câu hỏi 13 :Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây ?

Trả lời: Trong tro bếp có chứa muối K2CO3 cung cấp nguyên tố kali cho cây

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt 2 câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài hoặc liên

hệ thực tế trong ở bài 16: Phân bón hoá học.

Câu hỏi 14 : Tại sao trên bề mặt hố vôi thường có một lớp váng màu trắng đục nổi

” Học sinh vận dụng bài tập này để các em suy luận được bài tập số 2 trang

43-Sách giáo khoa Hoá học 9

CHƯƠNG 2: KIM LOẠI.

Câu hỏi 15 : Tại sao cầu chì lại dùng dây chì?

Trả lời : khi điện tăng đột ngột, nhiệt độ dây dẫn điện nóng lên Song do dây chì

có nhiệt độ nóng chảy thấp nên nó ngắt được mạch điện, bảo vệ được thiết bị

Áp dụng : Đây là một thiết bị có trong mỗi gia đình mà các em nên biết Giáo viên liên hệ ở phần củng cố của nội dung : “ Tính dẫn điện của kim loại- trong bài 15: Tính chất vật lí của kim loại”

Câu hỏi 16: Tại sao nhôm được dùng làm dây dẫn điện cao thế( dây treo trên cao),

còn dây đồng lại được dùng dây dẫn điện trong gia đình?

Trả lời :Tuy đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng nhôm ( d = 2,7 g/ cm3) lại nhẹhơn đồng Do đó, nếu như dùng dây đồng thì phải tính đến việc xây các cột điệncủa dây sao cho chịu được trọng lực của dây điện Việc làm đó không có lợi về mặtkinh tế Còn trong nhà thì việc chịu trọng lực của dây dẫn điện không ảnh hưởnglớn lắm Vì vậy trong nhà thường dùng dây dẫn điện bằng đồng

Áp dụng : Vấn đề sử dụng điện như thế nào để đem lại sự an toàn, tiêu tốn ít nhất

về điện năng… Bởi vậy, giáo viên cần thông báo để học sinh nắm bắt những lí do

trên sau khi học sinh học bài 15: “ Tính chất vật lí của kim loại”.

xt, t 0 , P

Trang 10

Câu hỏi 17 : Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thuỷ ngân thì không được dùng chổi quét

mà nên rắc bột lưu huỳnh lên trên?

Trả lời: kim loại thuỷ ngân ở thể lỏng dễ bay hơi và hơi thuỷ ngân là một chất độc.

Vì vậy khi làm rơi nhiệt kế thủy ngân nếu ta dùng chổi quét thì hạt thuỷ ngân sẽ bịphân tán nhỏ làm tăng quá trình bay hơi và làm quá trình thu gom khó khăn hơn.Phải dùng bột lưu huỳnh rắc lên những chỗ có thuỷ ngân, vì thuỷ ngân tác dụng vớilưu huỳnh tạo thành thuỷ ngân sunfua( HgS)- dạng rắn, không bay hơi, không độc:

Hg + S → HgS

Áp dụng: Giải thích được điều này đòi hỏi học sinh phải biết được tính chất của kim loại Giáo viên có thể đặt câu hỏi này vào bài bài bài 16: “ Tính chất hoá học của kim loại”.

Câu hỏi 18:Tại sao khi đánh xoong, nồi không cần đánh sáng mà chỉ cần chùi sạch Trả lời: Ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al2O3 mỏng, bềnvững Lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng với oxitrong không khí và nước Nếu đánh sáng các vật dụng bằng nhôm thì chỉ sau vàingày là không còn sáng nữa do có lớp Al2O3 bám Nên chỉ cần chùi sạch

Áp dụng: Đây là một hiện tượng có thể nói là “ thói quen”mà chị em nội trợ thường

làm bởi vì trước mắt là nhìn các vật dụng nó sáng, sạch trông rất ưng ý Nhưng chỉ

là “công cốc” vì đâu lại vào đấy Bởi vậy giáo viên cần đề cập vấn đề này để các

em hiểu việc làm trên là nên : đánh sáng hay chỉ cần chùi sạch qua phần học về : “

tính chất hoá học của nhôm- tác dụng với oxi trong bài 18: Nhôm”.

Câu hỏi 19 : Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần

dần đồ vật không dùng được ?

Trả lời : Trong không khí có oxi, hơi nước và các chất khác Do tác dụng nhiệt độ

cao của ánh nắng mặt trời, hơi nước, oxi và nước mưa (thường hòa tan khí CO2 tạomôi trường axit yếu) có phản ứng với sắt tạo thành một số hợp chất của sắt (Fe2O3)gọi là gỉ sắt Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm

đồ vật bị hỏng Do đó để bảo vệ đồ dùng bằng sắt, người ta thường phủ lên đồ vậtbằng sắt một lớp sơn, kim loại khác để ngăn không cho sắt tiếp xúc với nước, oxikhông khí và một số chất khác trong môi trường

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần liên hệ thực tế trong bài 21:

Sự ăn mòn kim loại.

Câu hỏi 20: Chảo, môi, dao đều được làm từ sắt.Vì sao chảo lại giòn ? môi lại

dẻo? còn dao lại sắc ?

Trả lời : Chảo xào rau, môi và dao đều làm từ các hợp kim của sắt nhưng chúng lại

không giống nhau

Sắt dùng để làm chảo là “gang” Gang có tính chất là rất cứng và giòn Trongcông nghiệp, người ta nấu chảy lỏng gang để đổ vào khuôn, gọi là “đúc gang”

Ngày đăng: 14/10/2017, 16:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w